You are on page 1of 24

Lớp RHM4A – Nhóm 2

- Vũ Đăng - Phan Văn Trọng Dương

- Hoàng Kiều Diễm - Nguyễn Thị Hồng Duyên

- Phạm Thị Thùy Dung - Trương Thị Hà

- Nguyễn Trần Tuấn Dũng - Phan Thị Hà

CHỤP PHIM TRONG MIỆNG KỸ THUẬT SONG SONG


I. Nguyên tắc chụp phim song song

Khái niệm chụp phim song song nghĩa là phim được đặt gần như song song
với trục chính của răng và tia X được chiếu vuông góc với răng và phim.
Về lý thuyết thì khoảng cách từ nguồn tia tới răng càng dài càng tốt, khoảng
cách từ răng tới phim càng ngắn càng tốt nhưng do cấu trúc vòm miệng nên phim
không thể song song nếu đặt sát răng => Muốn phim song song song với răng thì
phải đặt phim xa răng một chút và phải nhờ đến dụng cụ giữ phim. Bình thường
khoảng cách từ bia bắn tới phim là 16 inch (41cm).
Như chúng ta đã biết: chùm tia X phân kỳ khi nó càng đi xa nguồn phát tia
và trải rộng ra theo dạng hình quạt. Để tránh xuất hiện vùng tối (đường viền mờ
nhạt xung quanh ảnh) và sự phóng đại của ảnh thì khoảng cách giữa bia bắn và
vật phải càng dài càng tốt để chỉ có tia trung tâm hay tia song song chiếu vào cấu
trúc răng và phim. Khi khoảng cách từ bia bắn tới vật càng lớn, càng làm giảm
bớt cường độ tia theo luật bình phương đảo ngược nên đòi hỏi khả năng đâm
xuyên của tia phải lớn, do đó cần hiệu điện thế lớn. Tăng khoảng cách giữa bia
bắn và vật thì hiệu điện thế, cường độ dòng điện, thời gian chụp đều phải tăng
lên. Một quy tắc thông thường là nếu muốn tăng khoảng cách giữa bia bắn và vật
lên gấp đôi thì cần phải tăng thời gian chụp lên gấp 4 lần. Việc thời gian chụp như
vậy sẽ là không an toàn => phim có lớp nhũ tương tốc độ cao ra đời.
Đặt phim trong miệng có thể tiến hành bằng nhiều cách: sử dụng miếng
cắn nhiều kích cỡ, cố định phim chặt giữa hai miếng bông hoặc đặt phim giữa 2
mỏ giá đỡ phim. Bộ phận giữ phim làm cho kỹ thuật chụp phim song song dễ
dàng và phổ biến hơn. Các bộ phận giữ phim mới nhất hiện nay từ rất đơn giản là
miếng cắn sử dụng một lần không đòi hỏi phải khử khuẩn đến các dụng cụ phức
tạp chỉ ra hướng đúng cho côn định vị chiếu tới phim và răng.
Ưu điểm:
+ Tốn ít thời gian
+ Dễ thực hiện hơn kỹ thuật chụp phim phân giác
+ Hình ảnh chính xác về tỉ lệ, kích thước

Khó khăn:
+ Thiếu máy X quang hoạt động ở hiệu điện thế cao
+ Không có sẵn phim tốc độ nhanh
+ Thiếu dụng cụ giữu phim phù hợp và dễ sử dụng
+ Khó chịu
+ Bất thường về giải phẫu người bệnh

II. Kỹ thuật chụp phim song song ở từng vùng răng:

Răng cửa giữa hàm trên


1. Phạm vi ảnh
Phạm vi của ảnh trên X –quang (khu vực có màu tối) bao gồm hai răng cửa
giữa hàm trên và vùng quanh chóp của răng.

2. Đặt Receptor:
Vị trí của receptor số 1 khoảng ngang mức răng cối nhỏ thứ hai hoặc răng cối
lớn thứ nhất hàm trên thì tận dụng được lợi thế về chiều cao lớn nhất của khẩu
cái, điều này giúp chụp được toàn bộ chiều dài của răng.
Receptor tựa lên khẩu cái với đường giữa receptor trùng với đường giữa khẩu
cái. Vị trí trục chính của túi đựng receptor song song với trục chính của răng cửa
giữa hàm trên.

3. Tia trung tâm


Hướng của tia trung tâm đi qua điểm tiếp xúc giữa các răng cửa giữa hàm trên
và vuông góc với receptor và chân răng.

Vì độ nghiêng của trục răng cửa giữa hàm trên khoảng 15 đến 20 độ, do đó góc
đứng của ống chụp nên có cùng giá trị dương như vậy. Góc ngang của ống chụp
nên là 0 độ.

4. Điểm chiếu tia


Hướng đi vào của tia trung tâm cao hơn môi, ở chính đường giữa, ngay dưới
vách ngăn mũi.
Nếu vòm miệng thấp hơn bình thường hoặc có lồi xương khẩu cái thì cần chủ
động nghiêng cây giữ receptor và vẫn đảm bảo sự song song giữa receptor với
răng để chắc chắn rằng có thể thấy được vùng chóp trên phim.

Răng cửa bên hàm trên

1. Phạm vi ảnh

Răng cửa bên và vùng răng quanh chóp cần nằm chính giữa phim. Bao gồm cả
tiếp xúc mặt bên gần và mặt bên xa của răng cửa giữa hàm trên sao cho không có
hiện tượng chồng các hình ảnh lên nhau

2. Đặt receptor

Đặt receptor số 1 sâu trong khoang miệng song song với trục chính và mặt
phẳng gần xa của răng cửa bên hàm trên.

3. Tia trung tâm


Chiếu trung tâm qua chính giữa răng cửa bên hàm trên sao cho không có sự
chồng hình giữa cá thân răng tại mặt tiếp xúc phía gần với răng kế cận. Không
cần cố gắng lấy được tiếp xúc xa với răng nanh.

4.Điểm chiếu tia:

Hướng tia trung tâm cao hơn môi, cách đường giữa khoảng 1cm.
Răng cửa giữa và bên dưới

1. Phạm vi ảnh

Trung tâm ảnh là răng cửa giữa và răng cửa bên hàm dưới cùng vùng quanh
chóp của chúng. Vì vùng này trong miệng có khoảng không gian hẹp, do đó nên
dùng receptor nhỏ hơn sao cho vừa có thể bao phủ được các răng cửa đồng thời
khiến bệnh nhân ít khó chịu nhất.

2. Đặt receptor :

Đặt cạnh dài của receptor số 1 dọc phía sau răng cửa giữa và răng cửa bên sao
cho bờ dưới receptor nằm dưới lưỡi. Vị trí receptor nằm càng về phía sau càng
tốt . Thường là đến điểm giữa các răng cối nhỏ.
Receptor tựa nhẹ lên sàn miệng, đưa đầu dụng cụ xuống cho đến khi tấm cắn
của cây giữ tựa lên răng cửa. Hướng dẫn bệnh nhân ngậm miệng nhẹ lại. Khi
bệnh nhân ngậm miệng lại, sàn miệng sẽ bớt căng, lúc này xoay dụng cụ sao cho
receptor song song với răng hơn.

3. Tia trung tâm

Hướng tia trung tâm qua vùng tiếp xúc của răng cửa giữa và răng cửa bên.

4. Điểm chiếu tia:

Tia trung tâm nằm dưới môi dưới


Răng nanh hàm trên

1. Phạm vi ảnh
Toàn bộ răng nanh cùng với vùng chóp của nó nên nằm chính đường giữa của
phim
Thấy được tiếp điểm phía gần
Bỏ qua tiếp điểm phía xa vì có thể thấy nó ở một phim khác
2. Đặt receptor
Vị trí receptor tốt nhất là tựa vào khẩu cái, cách mặt trong răng một khoảng vừa
phải.
Đặt túi đựng receptor sao cho bờ trước của nó nằm ở giữa răng của bên và trục
chính của nó song song với trục chính của răng nanh.
3. Tia trung tâm

Điều chỉnh vị trí của cây giữ receptor sao cho tia được chiếu trực tiếp vào tiếp
điểm phía gần của ranh nanh.
Không cần cố gắng mở tiếp điểm phía xa của răng.
4. Điểm chiếu tia
Hướng tia trung tâm qua vùng gồ lên của răng nanh. Điểm này nằm khoảng vị
trí giao nhau của bờ cánh mũi phía xa và phía dưới.
Răng nanh hàm dưới
1. Phạm vi ảnh
Hình ảnh nên bao gồm toàn bộ bộ răng nanh hàm dưới và vùng quanh chóp của
nó. Mở tiếp xúc gần của răng này.
2. Đặt receptor

Vị trí receptor số 1 với cạnh dài nằm theo chiều dọc và răng nanh nằm ngay
chính giữa receptor. Trục chính của receptor song song với răng nanh. Nghiêng
dụng cụ để tấm cắn tựa lên răng nanh rồi yêu cầu bệnh nhân ngậm miệng lại.
3. Tia trung tâm

Hướng tia trung tâm qua tiếp xúc gần của răng nanh. Chưa cần quan tâm đến
tiếp điểm phía xa.
4. Điểm chiếu tia
Điểm chiếu tia gần như vuông góc với cánh mũi.
Răng cối nhỏ hàm trên
1. Phạm vi ảnh
Vùng chụp X quang nên bao gồm hình ảnh của một nửa mặt xa răng nanh,
hình ảnh các răng cối nhỏ và ít nhất đến răng cối lớn thứ nhất.

2. Đặt RECEPTOR
Đặt receptor số 2 vào miệng sao cho cạnh dài của receptor song song với
mặt phẳng nhai, gần đường giữa khẩu cái. Túi đựng receptor phải có cạnh phủ
được một nửa xa của răng nanh. Nó cũng cần bao phủ cái răng cối nhỏ, răng cối
lớn thứ nhất và còn có thể gồm cả phía gần của răng cối lớn thứ hai.
Mặt receptor gần như thẳng đứng, tương ứng với răng cối nhỏ. Đặt cây giữ
receptor sao cho cạnh dài của receptor song song mặt phẳng nhai của các răng cối
nhỏ.

3. Tia trung tâm


Tia trung tâm vuông góc với receptor. Điều chỉnh góc ngang của cây giữ
receptor sao cho tia X chiếu xuyên qua tiếp điểm giữa răng cối nhỏ thứ nhất và
thứ hai.
4. Điểm chiếu tia
Đặt cây giữ receptor sao cho tia trng tâm chiếu thẳng đến giữa chân răng của
răng cối nhỏ thứ hai. Điểm này thường nằm tại vị trí dưới con ngươi của mắt.

Răng cối nhỏ hàm dưới


1. Phạm vi ảnh
Hình ảnh X quang vùng này hiển thị nửa xa của răng nanh, hai răng cối nhỏ
và răng cối lớn thứ nhất.
2. Đặt RECEPTOR
Đặt receptor số 2 vào miệng sao cho mặt phẳng của nó gần như nằm ngang,
xoay cạnh của nó vào sàn miệng giữa lưỡi và răng sao cho bờ trước gần đường
giữa răng nanh.
Đưa receptor sâu hơn vào trong miệng. Đặt receptor hướng về phía đường
giữa cũng tạo được nhiều khoảng không hơn cho bờ trước của receptor tại đoạn
cong của hàm. Tránh để bờ trước tiếp xúc chặt với nướu dính ở mặt trong xương
hàm dưới.
3. Tia trung tâm
Điều chỉnh góc ngang sao cho tia đi qua vùng tiếp xúc giữa các răng. Do
răng cối hơi nghiêng trong, tia trung tâm có giá trị dương nhẹ (khoảng +8 độ).

4. Điểm chiếu tia


Tia trung tâm nằm bên dưới con ngươi mắt và ở trên bờ dưới của xương hàm
dưới khoảng 3 cm.

Răng cối lớn hàm trên


1. Phạm vị ảnh:

Hình ảnh X quang gồm một nửa xa răng cối nhỏ thứ hai, ba răng cối lớn hàm
trên và đôi lúc thấy vùng lồi cùng .

Nếu răng cối lớn thứ ba mọc ngầm thì có thế cần chụp thêm một phim theo
chiều đứng ngoài phía xa hoặc một phim ngoài miệng.

2. Đặt receptor

.
Đặt receptor số 2 vào vị trí đủ xa sao cho có thể bao phủ được vùng răng cối
lớn thứ nhất , thứ hai và thứ ba cùng với lồi cùng. Bờ phía trước receptor chỉ bao
phủ mặt xa của răng cối nhỏ thứ 2.

Để có thể lấy được từ thân răng đến chóp răng, đặt receptor tại đường giữa khẩu
cái và chỉnh receptor song song với răng cối lớn. Chỉnh cây giữ receptor về phía
gần hoặc xa sao cho receptor song song với mặt ngoài của các răng cối.

3. Tia trung tâm

Hướng của tia trung tâm đi qua điểm tiếp xúc giữa các răng cửa cối lớn hàm
trên và vuông góc với receptor và chân răng.
4. Điểm chiếu tia

Điểm chiếu tia là vùng má bên dưới khoé ngoài của mắt và xương gò má tại vị
trí răng cối lớn thứ hai.

Răng cối lớn dưới

1. Phạm vị ảnh

Phạm vi của ảnh trên X-quang (khu vực có màu tối) bao gồm có nửa xa của
răng cối nhỏ thứ hai và ba răng cối lớn vĩnh viễn.
Trong trường hợp răng cối lớn thứ ba mọc ngầm hoặc có tình trạng bệnh lý ở
phía xa răng cối lớn thứ ba thì cần chụp thêm một phim vùng răng này hoặc phim
ngoài miệng (phim panorex hoặc phim mặt nghiêng) để khảo sát đầy đủ hơn .

2. Đặt receptor

Đặt receptor số 2 vào miệng sao cho mặt phẳng của nó gần như năm ngang .
Xoay cạnh dưới của nó xuống dưới bờ lưỡi rồi dịch chuyển sao cho nó nằm vị trí
ở giữa lưỡi và răng.

Cạnh trước của receptor ngang với vị trí giữa răng cối nhỏ thứ hai. Trong hầu
hết trường hợp, lưỡi sẽ đẩy receptor về phía xương ổ răng và răng, điều chỉnh để
nó song song với trục chính của rằng và mặt nhai răng.

3. Tia trung tâm


Điều chỉnh góc ngang sao cho tia đi qua các vùng tiếp xúc giữa các răng . Do
rằng cối hơi nghiêng trong , tia trung tâm có thể có giá trị dương nhẹ ( khoảng +8
độ).

4. Điểm chiếu tia

Điểm chiếu tia bên dưới khoé mắt ngoài khoảng 3 cm trên bờ dưới xương hàm
dưới.

You might also like