You are on page 1of 18

PHÂN LOẠI LỖ TRÁM

VÀ KỸ THUẬT TẠO LỖ TRÁM

I. Các thuật ngữ định vị


Lỗ trám còn gọi là xoang (cavité – cavity) là những lỗ sâu trên răng được chúng
ta sửa soạn, lấy đi tất cả mô nhiễm trùng và những phần không còn sử dụng được, tạo
lại hình thể để có thể lưu giữ vật liệu trám cũng như tránh sâu tái phát, mục đích để
bảo tồn răng.
Tùy theo số lượng mặt răng bị ảnh hưởng, lỗ trám có thể là xoang đơn (cavité
simple) khi chỉ liên hệ đến một mặt răng, hoặc xoang kép (cavité composé), khi liên hệ
đến hai mặt răng trở lên.Thuật ngữ để gọi tên các xoang tuỳ thuộc vào vị trí khác nhau
của lỗ sâu:
Xoang đơn gồm có xoang ở:
- Mặt nhai (occlusale: O).
- Mặt gần (mésial: M).
- Mặt xa (distale: D).
- Mặt ngoài (vestibulaire: V).
- Mặt trong (linguale: L).
- Cổ (cervical: C).
Xoang kép gồm có xoang ở :
- Mặt nhai-xa ( occluso-distale: OD ).
- Mặt nhai-gần (occluso-mésiale: OM).
- Mặt nhai-ngoài (occluso-vestibulaire:OV).
- Mặt nhai-trong(occluso-linguale:OL).
- Mặt xa-nhai-gần (disto-occluso-mésiale: DOM).
- Mặt gần-nhai-xa-ngoài (mésio-occluso-disto-vestibulaire: MODV).

H.1: Cách gọi tên các xoang: A : xoang mặt nhai ( O ) B : xoang nhai-xa ( OD )
C : xoang xa-nhai-gần ( DOM ) D : xoang gần-nhai-xa-ngoài ( MODV )
52
II. Phân loại
Theo Black phân lỗ trám trên lâm sàng và trong kỹ thuật tạo xoang thành 5 loại:
* Loại I: gồm những xoang nằm ở phần lõm tự nhiên của răng, đó là những rãnh ở mặt
nhai, hố, trũng ở mặt trong răng cửa, răng cối lớn trên, mặt ngoài răng cối lớn dưới.
Loại này thường là những lỗ đơn, đôi khi là lỗ kép nếu lỗ trám ở mặt ngoài-nhai răng
cối lớn dưới hoặc mặt trong-nhai răng cối lớn trên.
* Loại II: gồm những xoang ở mặt bên của răng cối lớn và cối nhỏ (gần – xa). Đây là
loại ở mặt nhẵn của răng (thường phải mở từ mặt nhai xuống để trở thành lỗ kép nếu
có răng kế cận, vì vậy xoang ở mặt bên là xoang chính, còn xoang ở mặt nhai là xoang
phụ).
* Loại III: là những xoang nằm ở mặt bên răng cửa, răng nanh.
* Loại IV: là những xoang bể hết một góc (gần – xa) của răng cửa, răng nanh.
* Loại V: là những xoang nằm ở 1/3 cổ răng mặt ngoài hoặc trong của các răng.
Ngoài ra, còn một loại xoang đặc biệt ở trên đỉnh các múi răng (không nằm
trong phân loại của Black), gọi là loại VI.

H.2: Phân loại xoang

53
Phân loại theo mức độ, ta có:
* Độ 1: sang thương ở men răng
* Độ 2: sang thương men và ngà răng
* Độ 3: sang thương men, ngà và tủy răng
* Độ 4: như độ 3 kết hợp biến chứng quanh chóp do hoại tử tủy
Theo phân loại của Black, kỹ thuật tạo xoang phải có thành đứng, đáy phẳng và
mở rộng dự phòng.
Ngày nay, với vật liệu và kỹ thuật hiện đại cùng với những hiểu biết mới về sâu
răng, cần bảo tồn mô răng càng nhiều càng tốt. Vì vậy việc phân loại lỗ trám và mức
độ cũng thay đổi.
Hume và Mount (1997) phân loại tổn thương sâu răng theo vị trí và kích thước
hay giai đoạn (SISTA) gồm có:
Vị trí:
* Vị trí 1 (Site 1): sâu răng liên quan đến các rãnh mặt nhai, mặt ngoài, mặt trong và
các khuyết tật khác trên mặt láng của men thân răng.
* Vị trí 2 (Site 2): sâu răng ở mặt bên
* Vị trí 3 (Site 3): sâu cổ răng và chân răng
Giai đoạn:
* Stade 0: liên quan đến men răng, có thể tới đường tiếp nối men-ngà
* Stade 1: tới 1/3 ngoài ngà răng, lỗ sâu nhỏ
* Stade 2: tới vùng giữa ngà răng, chưa phá hủy trầm trọng múi răng
* Stade 3: tới 1/3 trong ngà răng và làm yếu một múi răng
* Stade 4: sâu răng lan tới sát tủy và phá hủy một phần múi răng
- Giai đoạn 0 men răng chỉ bắt đầu mất khoáng (độ trong của men thay đổi nhẹ)
nên có thể tái khoáng được.
- Giai đoạn 1 tổn thương nhỏ, men răng mất khoáng tới ½ bề dày, không có
phản ứng của ngà răng nhưng không còn khả năng tái khoáng được phải điều trị loại
trừ (dự phòng).
- Giai đoạn 2 tổn thương vừa, bắt đầu tới ngà nhưng còn đủ cấu trúc lành mạnh
để nâng đỡ phục hồi, không cần sửa đổi hình dạng xoang sau khi lấy hết phần ngà sâu.
- Giai đoạn 3 tổn thương to lan tới 1/3 giữa ngà răng, có ngà mủn, ngà phản ứng
xơ hóa và ngà sữa chữa. Tổn thương làm yếu đi các cấu trúc tồn tại của răng, đòi hỏi
phải sửa đổi hình dạng và nới rộng xoang để phần phục hồi chịu phần lớn lực nhai và
bảo vệ các cấu trúc còn lại không bị vỡ.
- Giai đoạn 4 tổn thương lan rộng đưa đến mất chất trầm trọng, lan tới 1/3 trong
ngà răng và mở rộng ra chung quanh mất múi răng hoặc bờ cắn, có nhiều ngà mủn,
ngà xơ hóa và ngà sữa chữa.
III. Thành phần của xoang
Một xoang gồm có các thành, các góc, các bờ tương ứng với các mặt của răng.
1.Thành:
Tuỳ theo xoang đơn hoặc kép mà các thành có tên gọi khác nhau, thông thường
xoang đơn có các thành song song với các mặt răng và có cùng tên với mặt răng đó.
54
Thí dụ:
* Xoang loại I (xoang đơn) ở mặt nhai, gồm có
các thành sau:
- Thành ngoài // mặt ngoài.
- Thành trong // mặt trong.
- Thành gần // mặt gần.
- Thành xa // mặt xa.
- Thành đáy (thành tuỷ) // trần tuỷ.
* Xoang loại I ở mặt ngoài, lúc đó thành tuỷ
(được coi như đáy) // trục của răng, và các thành
bên sẽ là thành nhai, thành cổ (còn gọi thành
nướu, đối diện với thành nhai) thành gần, thành
xa.
* Xoang loại III (xoang đơn) ở mặt bên răng cửa,
gồm các thành sau:
- Thành ngoài // mặt ngoài.
- Thành trong // mặt trong.
- Thành nướu (thành cổ) // cổ răng (bờ nướu).
- Thành trục (thành tuỷ) // trục răng.
* Xoang loại II (xoang kép) ở mặt gần-nhai, gồm
các thành sau:
- Xoang phụ: gồm tất cả các thành của xoang loại
I, trừ thành chung (thành gần) sẽ biến mất để trở
thành các thành bên của xoang chính.
- Xoang chính:
+ Thành ngoài- bên (gần-ngoài)
+ Thành trong-bên (gần-trong)
+ Thành trục
+ Thành nướu
Ngoài ra, một xoang còn có thêm
một mặt mở ra bên ngoài răng được tạo
ra do sang thương sâu răng, mặt này có
tên cùng với thuật ngữ định vị lỗ sâu.

2. Góc:
Khi 2 thành nối với nhau, sẽ tạo nên các góc nhị diện, thông thường nó là góc
vuông, và được gọi tên bởi 2 thành tạo nên nó, thí dụ góc tạo bởi thành tuỷ và thành
xa gọi là góc tuỷ-xa.
Khi 3 thành nối với nhau ta có một góc tam diện, thông thường là góc tù và có
tên là tên của 3 thành tạo nên nó.

55
H.3 Thành phần của xoang

Góc xoang-bề

của răng, góc này thường được tạo vuông (900) hoặc vát tính từ đường nối men-ngà.
3. Bờ:
Từ “bờ“ thường được dùng mơ hồ, khi thì chỉ góc xoang-bề mặt của một xoang
đã được tạo, khi thì chỉ đường nối của bề mặt răng và miếng trám.
IV. Kỹ thuật tạo xoang
1. Nguyên tắc chung
Tạo xoang là sửa soạn hình dáng các thành, các góc tạo sự bám dính cho chất
trám, đồng thời lấy hết ngà hư tránh sâu thứ phát. Khi tạo xoang cần chú ý :
1.1. Ngà mềm: cần phải lấy sạch tất cả ngà mềm với dụng cụ nạo ngà.
1.2. Hướng của các thành: tuỳ theo loại xoang mà các thành có những hướng khác
nhau để tạo sự lưu giữ miếng trám cũng như sự bền chắc.
1.3. Đáy của xoang: đây là phần chịu lực nhai và giữ miếng trám vững và ổn định,
không bị xê dịch. Cho nên đáy của xoang tốt nhất là phẳng, khi nhai sức ép chịu đều
và không sinh ra những lực khác, trường hợp xoang lớn và độ sâu không đồng đều , ta
có thể tạo đáy bậc thang.
Đáy xoang luôn luôn phải nằm trong ngà và thẳng góc với trục răng.

1.4. Các yếu tố lưu: tuỳ theo xoang các yếu tố lưu có khác nhau, tuy nhiên các yếu tố
này bao giờ cũng được tạo trong ngà.
1.5. Bờ của xoang: có thể thẳng đứng hoặc vát, tuy nhiên khi bờ men không có ngà
nâng đỡ cần phải loại bỏ.
1.6. Các góc của xoang: tránh tạo góc nhọn, có thể là góc vuông, tròn, tù.
1.7. Miệng xoang: phải đủ lớn để dụng cụ trám đưa vào xoang dễ dàng.
2. Kỹ thuật tạo các loại xoang
2.1. Xoang loại I
56
2.1.1. Xoang đơn
Thường là xoang ở mặt nhai, hình thể ngoài của xoang chúng ta khó xác định
đựơc vì phần men bị phá hủy ít hơn ngà.
- Tạo hình thể ngoài: làm rộng đến hết chiều rộng tổn thương sâu bằng mũi khoan trụ
hoặc tròn, tối thiểu phải đủ rộng để dụng cụ trám đưa vào dễ dàng.
- Lấy sạch ngà mềm: bằng mũi khoan tròn lớn (của tay khoan chậm) hoặc nạo ngà.
- Làm đáy phẳng: bằng mũi nón cụt, đáy phải nằm trong ngà, cách đường ranh giới
men-ngà ít nhất 0,5 mm, đồng thời vuông góc với trục của xoang (// trục của thân
răng).
Trường hợp xoang lớn và phần ngà mềm không nằm trên một mặt phẳng, ta có
thể tạo đáy theo hình bậc thang, phần ngà cứng giữ nguyên còn phần ngà mềm ta tạo
sâu xuống chứ không cần tạo toàn bộ đáy phẳng sẽ ảnh hưởng tuỷ.
- Tạo các thành: để tạo sự lưu giữ miếng trám, tuỳ theo độ rộng và độ sâu của xoang,
dùng mũi khoan trụ ta có thể tạo các thành như sau :
+ Chiều sâu > rộng (xoang sâu): tạo thành ngoài và trong thẳng đứng (song song)
+ Chiều sâu < rộng (xoang cạn hay trung bình): sự lưu nhờ thành ngoài và trong, ta
tạo thành ngoài và trong hội tụ về phía mặt nhai, thành gần và xa (song song với mặt
gần và xa) hội tụ về phía chân răng.
Lưu ý:
Khi tạo các thành gần và xa, bề rộng của gờ bên phải còn lại ít nhất là 1,5 mm
đối với răng cối nhỏ và 2mm đối với răng cối lớn, nếu nhỏ hơn phải tạo xoang kép.
Đối với bề rộng ngoài-trong của xoang, không nên vượt quá 1/3 khoảng cách
giữa 2 múi ngoài- trong.
Trường hợp lỗ sâu nhỏ ở hố mặt trong, mặt ngoài răng cối lớn, mặt trong răng
cửa trên chỉ cần dùng mũi khoan tròn nhỏ (hoặc hình nón cụt) để tạo hình thể ngoài và
lấy ngà mềm là đủ.
Trường hợp lỗ sâu ở hố gần, xa của mặt nhai răng cối lớn và cối nhỏ, nếu xoang
nhỏ ta tạo 2 xoang riêng biệt, nếu xoang lớn, khoảng cách men còn lại giữa 2 xoang <
1mm thì nên nối 2 xoang lại với nhau.
- Tạo các góc giữa các thành và đáy xoang là góc tròn bằng mũi tròn nhỏ.
- Tạo các góc xoang-bề mặt từ 70 0 – 900 (bờ men) bằng mũi trụ hoặc đục men
(ciseaux à l’ émail) .
2.1.2. Xoang kép
Thường là xoang ở mặt nhai + xoang ở mặt ngoài hoặc mặt trong răng cối lớn.
- Xoang ở mặt nhai : tạo như trên.
- Xoang ở mặt ngoài hoặc trong: yêu cầu
+ Bề rộng gần-xa tối thiểu phải 1mm.
+ Bề sâu 1,5 – 2 mm.
+ Thành gần và thành xa hội tụ về phía mặt nhai.
+ Thành tuỷ và thành trục tạo một góc 900 .
+ Thành nướu phẳng và song song với đường cổ răng.
+ Góc xoang-bề mặt = 900.
57
+ Góc trục-tuỷ làm vát.
+ Nếu cần tăng thêm phần lưu cho xoang, dùng mũi khoan tròn nhỏ tạo các
rãnh ở các góc tạo bởi thành trục và thành gần, thành trục và thành xa.

H.4 Kỹ thuật tạo xoang loại 1 đơn và kép

58
59
2.2 Xoang loại II
2.2.1. Xoang đơn
Xoang chỉ liên quan 1 mặt răng là mặt bên và có lối vào trực tiếp từ mặt bên do
mất răng kế cạnh.
- Tạo hình thể ngoài: dùng mũi tròn để mở rộng tổn thương, đủ lớn để đưa dụng cụ vào
- Lấy sạch ngà mềm.
- Tạo đáy (thành trục) đồng dạng với mặt bên của răng.
- Tạo các thành song song với các mặt răng (thành bên-trong, bên-ngoài, nhai, nướu)
bằng mũi trụ ngắn.
- Tạo lưu bằng mũi tròn nhỏ chạy dọc theo góc tạo bởi thành đáy và các thành còn lại,
làm thành một rãnh lưu tròn.
- Góc xoang-bề mặt làm 900.
2.2.2. Xoang kép:
Xoang ở mặt bên kèm theo 1 hoặc nhiều xoang ở các mặt khác của răng, đây là
loại xoang lớn nhất, khó tạo đồng thời phải sử dụng khuôn trám.
Lỗ sâu thường ở phần giữa gai nướu và tiếp điểm, cho nên muốn trám lỗ này ta
phải mở từ mặt nhai xuống, vì vậy xoang loại này có 2 xoang: xoang chính ở mặt bên
và xoang phụ ở mặt nhai:
* Xoang phụ: nguyên tắc tạo như xoang loại I ở mặt nhai, ngoại trừ phía bên lỗ sâu
(thành gần hoặc thành xa), xoang phụ mở thông vào xoang chính qua một eo.
* Xoang chính:
- Tạo hình thể ngoài :
+ Dùng mũi tròn hoặc mũi trụ nhỏ mở phần men ở gờ bên của mặt nhai (nếu
tổn thương sâu chưa đến mặt nhai), chú ý không phạm đến răng kế bên.

60
+ Dùng mũi trụ phá thành ngoài, trong (chú ý răng kế cận) sao cho xoang này
có dạng hình thang (2 cạnh xiên là thành ngoài-bên và thành trong-bên sẽ đồng qui về
phía mặt nhai, đáy nằm phía nướu). Giới hạn ngoài của thành này nằm ở bên ngoài
tiếp điểm với răng bên cạnh. Độ nghiêng của 2 thành này được xác định bằng độ
nghiêng của múi răng tương ứng.
- Tạo đáy:
Là đáy lớn của hình thang (còn gọi thành nướu) tạo phẳng và song song với
thành tủy (của xoang phụ), hoặc đường viền nướu, thành này vuông góc với mặt phẳng
đứng dọc của răng và luôn luôn nằm dưới tiếp điểm của 2 răng (chiều sâu), chiều rộng
(chiều gần-xa) của thành này nhỏ nhất là 1mm cho răng cối nhỏ và 2mm cho răng cối
lớn hoặc răng đã điều trị tủy.
- Tạo thành trục song song với mặt bên của răng và vuông góc với thành nướu hoặc
lớn hơn 900, thành này luôn luôn nằm trong ngà và cách đường nối men ngà > 0,5 mm.
- Tạo các góc:
+ Góc tạo bởi thành nướu và thành trong-bên là góc nhọn (đối với răng trên),
góc vuông (đối với răng dưới).
+ Góc tạo bởi thành nướu và thành ngoài-bên là góc vuông (đối với răng trên),
góc nhọn (đối với răng dưới).
+ Góc tạo bởi thành trục và thành tủy phải vát (không để góc vuông).
- Tạo rãnh lưu:
Dùng mũi khoan tròn nhỏ chạy dọc theo các góc tạo bởi thành trục – thành
ngoài-bên, thành trục - thành trong-bên, thành trục – thành nướu.
- Phần nối của xoang phụ và xoang chính là một eo, bề rộng của nó phải > 1mm (<¼
khoảng cách giữa 2 múi ngoài và trong).
 Trường hợp đặc biệt:
- Lỗ sâu nhỏ ở mặt bên (chỉ giới hạn ở hố gần hoặc xa), mở từ mặt nhai xuống nhưng
không cần làm xoang phụ, chỉ làm sạch và mở rộng đến phần tổn thương, tạo xoang
mặt bên như xoang chính của xoang loại II bình thường, xoang có dạng hình hộp, phần
lưu là rãnh được tạo ở góc của thành ngòai-bên và thành trong-bên với thành trục,
hoặc làm rãnh lưu đi từ thành nướu đến đường nối men-ngà về phía mặt nhai, hoặc
làm rãnh lưu ngay đường nối men-ngà ở thành nướu.
- Trường hợp lỗ sâu nhỏ ở cả mặt gần và xa nên tạo hai xoang hình hộp riêng biệt.
- Trường hợp lỗ sâu mặt gần và xa lớn, khoảng cách giữa 2 lỗ sâu <1.5mm nên nối 2
xoang để trở thành xoang MOD, phần nối lớn hơn1mm.
- Trường hợp răng đã điều trị tủy làm phần lưu (xoang phụ) trong buồng tủy còn mặt
bên tạo như thường.

61
62
H.5 Kỹ thuật tạo xoang loại II

2.3. Xoang loại III


Có 4 trường hợp:
- Lỗ sâu ở mặt bên gần hoặc xa
- Lỗ sâu ở mặt bên và mặt ngoài
- Lỗ sâu ở mặt bên và mặt trong
- Lỗ sâu ở mặt bên, mặt ngoài và mặt trong
* Trường hợp lỗ sâu ở mặt bên nhưng không có răng kế cận:

63
- Tạo hình thể ngoài: có hình tam giác, đáy là thành nướu, không mở rộng chỉ giới hạn
ở tổn thương sâu và tôn trọng tiếp điểm nếu nó không bị sâu, lấy sạch ngà mềm kể cả
ngà nhiễm sắc, nếu nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Tạo các thành: như xoang đơn, có 4 thành: thành ngoài, trong hội tụ về phía cạnh
cắn, thành trục hoặc đáy song song với trục răng, thành nướu phẳng và song song với
đường viền nướu.
- Các góc tạo bởi các thành phải tròn
- Chiều sâu lỗ trám tối thiểu 1,5mm
- Phần lưu tạo thành rãnh chạy dài theo góc tạo bởi thành trục và các thành nướu,
thành ngoài, thành trong.
* Trường hợp lỗ sâu ở mặt bên và mặt trong hoặc mặt bên nhưng có răng kế cận, đa số
gặp loại này, đây là loại xoang kép.
- Tạo hình dạng ngoài của xoang:
+ Dùng mũi tròn nhỏ phá men mặt trong để tạo xoang mặt trong có dạng hình
tứ giác, xoang mặt bên có dạng hình thang, đáy lớn ở phía thành ngoài, đáy nhỏ ở phía
thành trong.
+ Dùng mũi trụ mở rộng vừa đủ và làm đều đặn các thành xoang, lấy hết ngà
mềm, ngà nhiễm sắc bằng mũi tròn hoặc nạo ngà.
- Tạo các thành nướu-bên, cạnh cắn-bên hội tụ về mặt trong để tạo lưu cơ học.
- Xoang mặt trong làm như một đuôi én để tạo lưu cơ học.
- Thành trục của xoang bên và thành đáy của xoang mặt trong thẳng góc với nhau.
- Các góc tạo bởi các thành phải làm tròn.
- Góc xoang-bề mặt là 900 .
- Góc trục-đáy làm vát.
- Tạo các rãnh lưu dọc theo các thành nướu, thành ngoài, và cạnh cắn.
* Trường hợp lỗ sâu ở mặt bên và mặt ngoài: đi từ ngoài vào, không cần làm xoang
mặt trong
* Trường hợp lỗ sâu lớn liên quan ở cả 3 mặt, mặt ngoài - mặt trong – mặt bên, phần
lưu làm như lỗ đơn nhưng rất khó dính tránh mở cả 3 mặt đối với vật liệu không dán
dính.
* Trường hợp đặc biệt, răng cần lấy tủy:
-Nếu lỗ sâu mặt bên nhỏ thì mở tủy mặt trong (theo kỹ thuật mở tuỷ) xong tạo hai
xoang đơn riêng biệt.
-Nếu lỗ sâu mặt bên lớn thì mở rộng thành một lỗ, sau đó làm phần đuôi én ở mặt
trong.

64
H.6 Kỹ thuật tạo xoang loại III

65
2.4. Xoang loại IV
* Trường hợp răng đã điều trị tủy: mở hết chất trám ở
buồng tủy để làm phần lưu. Ở xoang này chỉ còn thành
ngoài, thành trong và thành nướu nên sự vững bền của
miếng trám ít, cần phải tăng cường các loại pin, chốt và
trám bằng nhựa tổng hợp.
* Trường hợp răng sống:
- Nếu lỗ sâu nhỏ, có thể tạo xoang như xoang loại 3 kép,
mở rộng phần đuôi én vào phần giữa thân răng.
- Nếu lỗ sâu lớn, cần phải có những pin nhỏ (pin ngà) để
gắn vào răng (gắn vào phần ngà sát với đường tiếp giáp
men-ngà song song với buồng tủy và sâu vào ngà độ 1,5
– 2mm), các thành cũng phải làm đều đặn và tránh các
góc nhọn.
Cần có vỏ ve sầu để trám với nhựa tổng hợp.

H.7. Tạo xoang loại IV


66
2.5.Xoang loại V
* Dùng mũi tròn nhỏ để mở lỗ sâu và lấy ngà mềm.
* Dùng mũi trụ chạy dài theo chiều rộng của lỗ sâu để tạo các thành và hình dạng lỗ
sâu:
+ Hình hạt đậu (hình quả thận):
- Thành nướu song song với đường viền nướu (vòng cung).
- Thành nhai hình cong theo mặt nhai (song song).
- Thành đáy (thành trục) song song với bề mặt của răng (cong lồi)
- Tạo lưu ở góc hợp bởi thành gần, thành xa và thành trục bằng mũi nón cụt.

H.7a Xoang loại V hình hạt đậu


67
+ Hình thang:
- Đáy lớn là thành nhai.
- Đáy nhỏ là thành nướu.
- Hai cạnh xiên là thành gần và thành xa song song với mặt gần và xa của răng.
- Thành trục cong lồi theo bề mặt răng.
- Dùng mũi nón cụt hoặc bánh xe tạo rãnh lưu ở góc hợp bởi thành trục và
thành nhai, thành trục và thành nướu (trường hợp lỗ sâu nhỏ, không cần tạo rãnh lưu ở
thành nhai)
- Góc xoang-bề mặt là góc 900 .
* Trường hợp mòn cổ răng:
+ Nếu không ê buốt thì khuyên bệnh nhân đổi phương pháp chải răng.
+ Nếu đau khi gặp nóng lạnh, chua, ngọt thì tạo xoang như trên không cần dùng
mũi tròn để lấy ngà mềm.

H7b.Xoang loại V hình thang

68
69

You might also like