You are on page 1of 8

BÀI 2: U LÀNH TÍNH XƯƠNG HÀM DO RĂNG

Lê Văn Sơn
Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được phân loại u do răng
2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng, x quang, giải phẫu bệnh u men
3. Trình bày được triệu chứng lâm sàng, x quang, giải phẫu bệnh u răng
4. Trình bày được triệu chứng lâm sàng, x quang, giải phẫu bệnh u xương răng

1. PHÂN LOẠI U DO RĂNG VÀ CÁC TỔN THƯƠNG TƯƠNG TỰ


….
2. U NGUYÊN BÀO TẠO MEN
….
3. U RĂNG
U răng là khối u hỗn hợp có nguồn gốc do răng gồm hai thành phần là biểu mô và ngoại
trung mô. Về mặt hình thái học cả hai tổ chức biểu mô và ngoại trung mô và các tế bào tương
ứng của chúng có thể xuất hiện bình thường trong khối u nhưng có sự thiếu hụt về trình tự sắp
xếp cấu trúc. Sự thiếu hụt này dẫn đến một số ý kiến cho rằng u răng là các tổn thương dị dạng
hay chỉ là sự bất thường hơn là một khối u thực sự.
U răng có hai loại là u răng phức hợp (complex) và u răng đa hợp (compound). U răng
thường không phát triển nhưng cũng có tác giả cho rằng u răng có xu hướng to ra về kích thước
theo tuổi và liên tục phát triển.

3.1 U RĂNG PHỨC HỢP

Bệnh nguyên của u răng chưa được rõ, nhiều học thuyết đưa ra nguyên nhân do chấn
thương tại chỗ, nhiễm trùng, di truyền.
3.1.1. Triệu chứng lâm sàng
Tỉ lệ: u răng phức hợp tương đối hay gặp, chiếm khoảng 5% các khối u do răng
Tuổi: hay gặp vào thời gian chẩn đoán là 20 tuổi.
Giới: Tỉ lệ nam nữ thay đổi từ 1,5:1 đến 1,6:0,81, tỉ lệ này thay đổi tùy theo từng báo cáo.
Vị trí: Mặc dù có khác biệt ở các báo cáo trong y văn nhưng hầu hết các tác giả đều đồng ý rằng
đa số các u răng phức hợp khu trú ở cành ngang xương hàm dưới và phần trước xương hàm trên.
Hình 5.2.32: Khu trú u răng phức hợp theo Philipsen và cộng sự

U răng phức hợp tiến triển chậm, to dần và hầu hết không đau. Khoảng 4% các trường hợp u
răng phức hợp có dấu hiệu đau và viêm. U thường được phát hiện băng x quang hay thiếu răng
vĩnh viễn. Kích thước u thường từ 1 đến 3 cm.

3.1.2. Hình ảnh x quang


Biểu hiện trên x quang của u răng phức hợp phụ thuôc vào giai đoạn phát triển của u. Người ta
chia u làm ba giai đoạn dựa trên mức độ khoáng hóa của u: Giai đoạn đầu tiên đặc trưng bằng
hình thấu quang do thiếu canxi hóa (u răng mềm), canxi hóa một phần được quan sát ở giai đoạn
trung gian, ở giai đoạn cuối cùng tổn thương là khối cản quang giống tổ chức cứng của răng
được bao quanh bởi một vùng thấu quang mỏng. Ít thấy tiêu chân răng bên cạnh. Răng ngầm
liên quan đến 10% đến 45% các u răng phức hợp có một răng ngầm.

Hình 5.2.33: U răng phức hợp


Hình 5.2.34: U răng phức hợp đang mọc đẩy răng hàm lớn sai vị trí

3.1.3. Hình ảnh mô bệnh học


Đại thể: Cắt ngang qua khối u sẽ thấy các khối canxi với bề mặt màu trắng và hơi vàng được bọc
bởi vỏ mỏng collagen.
Vi thể: Tổ chức sức khỏe thế giới định nghĩa u răng phức hợp là bất thường có sự hiện diện tất
cả tổ chức của răng, chủ yếu là tổ chức cứng và trật tự sắp xếp ít nhiều bị thay đổi.
U răng phức hợp gồm hỗn hợp bất thuờng các tổ chức răng thường là dạng hình cầu. Đôi khi các
khối canxi có cấu trúc giống răng như trong u răng đa hợp. Cấu trúc xương răng hay giống xương
răng thường xen lẫn với các chất giống ngà răng, tủy răng, đệm men và một số đám biểu mô sót.

Hình 5.2.35: Sự bất thường về cấu trúc tổ chức cứng và tủy răng

Hình 5.2.36: Đệm men và biểu mô sót


Hình ảnh mô bệnh học của u răng phức hợp phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của tổn
thương.Vì vậy nhiều khi khó phân biệt ở giai đoạn sớm giữa u răng với u xơ men và u răng xơ-
men.
3.1.4. Điều trị:
Phẫu thuật bóc toàn bộ u là cách tốt nhất. Cần xem xét đến khả năng bảo tồn của răng ngầm liên
quan đến khối u sau khi phẫu thuật để quyết định nhổ hay không cùng một lúc với phẫu thuật. U
có thể tái phát nếu còn bị sót u trong khi mổ.

3.2. U RĂNG ĐA HỢP (compound odontoma)


3.2.1. Dịch tễ lâm sàng
Tỉ lệ: Tần số u răng đa hợp có khác nhau ở nhiều nước. Ở Nhật u răng đa hợp theo Sato chiếm
47% các khối u lành tính do răng.
Tuổi: Theo Phillipsen tuổi trung bình là 17 và tỉ lệ nam nữ là1:1
So sánh vị trí của u răng phức hợp và u răng đa hợp, ta thấy u răng đa hợp thường ở phía trước
hàm trên trong khi đó u răng phức hợp thường ở phía sau của hàm dưới.

Hình 5.2.37: Phân bố u răng đa hợp


3.2.2. Triệu chứng lâm sàng và X quang:
U đa hợp có tính chất lành tính, không đau, phát triển chậm hơn u răng phức hợp. Quá
trình phát triển dừng lại khi răng đã hình thành xong. Ta còn thấy một số triệu chứng khác liên
quan đến u răng đa hợp như: Thiếu răng vĩnh viễn, còn răng sữa bởi vì u răng phát triển giữa
chân răng sữa và thân của răng vĩnh viễn. Đôi khi u được phát hiện tình cờ nhờ chụp x quang.
Kích thước của u thay đổi tùy theo số lượng răng có trong khối u. Mani đã mô tả có nhiều u răng
đa hợp trên một bệnh nhân. Đôi khi u răng đa hợp gặp trong hội chứng Gardner. U răng đa hợp
ngoại vi hiếm thấy, u phát triển ngoài xương.
Hình ảnh x quang của u răng đa hợp đặc trưng bởi khối cản quang có nhiều tổ chức giống
như răng và rất nhiều răng dị dạng, kèm với một hay nhiều răng vĩnh viễn ngầm, răng thừa ngầm.
Bao bọc xung quanh tổn thương u là viền thấu quang của vỏ xơ. Chẩn đoán thường dựa vào hình
ảnh x quang.
Hình 5.2.38: Hình u răng đa hợp ở vùng răng nanh hàm dưới phải

3.2.3. Mô bệnh học


Đại thể: U có vỏ, trong chứa nhiều cấu trúc giống răng

Hình 5.2.39: Bệnh phẩm sau mổ u răng đa hợp

Vi thể: Tổ chức sức khỏe thế giới định nghĩa u răng đa hợp là một bất thường hình thái
trong đó có hiện diện của tất cả tổ chức răng có trật tự hơn so với u răng phức hợp, tổn thương
gồm nhiều cấu trúc giống răng. Hầu hết cấu trúc này giống răng bình thường và trong mỗi răng
sự sắp xếp của men, ngà và tủy răng như răng bình thường.
Hình 5.2.40: Hình ảnh một phần u răng đa hợp cắt qua răng và vỏ xơ
(nhuộm Mallory x2,5)

3.2.4. Điều trị


Phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ u, tránh để sót vì các răng có hình thể rất nhỏ. Răng ngầm cần theo dõi
đến khi răng mọc bình thường.

4. U XƯƠNG RĂNG (cementoblastoma)


4.1. Đại cương:
U xương răng là khối u do răng lành tính có nguồn gốc từ ngoại trung mô được Norberg mô tả
lần đầu tiên năm 1930. Là khối u hiếm gặp chiếm 2-6% các khối u do răng. Tuổi thường gặp 20-
30. Tỉ lệ nam nữ không khác biệt. U thường gặp ở răng hàm lớn và răng hàm nhỏ ở hàm dưới.
U có thể gặp ở răng sữa và tổn thương có thể đối xứng hai bên.

Hình 5.2.41: Sự phân bố vị trí 95 u xương răng

4.2. Triệu chứng lâm sàng và X quang


U xương răng liên quan mật thiết với chân răng, phát triển chậm, làm phồng xương. Khi
u còn nhỏ ít có triệu chứng, đau thường xuất hiện sớm, kiểu đau giống đau của viêm tủy, thử tủy
thường dương tính. Hiếm thấy u liên quan đến răng ngầm. Khi u phát triển to có thể bội nhiễm
viêm và gây viêm xương và rò ra ngoài da.
Hình ảnh x quang thường là một khối cản quang tương đối đồng nhất, hình tròn liền với
một hay nhiều chân răng. Xung quanh vùng cản quang là vùng sáng mỏng, bờ rõ ràng.

Hình 5.2.42: U xương răng ở chân răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới trái

4.3. Bệnh sinh:


Bệnh sinh u xương răng ít biết đến. U phát sinh từ các tế bào ngoại trung mô ở vùng
quanh răng đó là các tế bào tạo xương răng. U phát triển làm ba giai đoạn, giai đoạn đầu đặc
trưng bởi tiêu xương quanh cuống răng rồi đến giai đoạn trưởng thành và canxi hóa. U có xu
hướng phát triển không giới hạn.
4.4. Mô bệnh học
Đại thể: U là một khối canxi hóa liền với một hay nhiều chân răng

Hình 5.2.43: Khối u xương răng lớn lan rộng từ ranh giới men-ngà

Vi thể: Có nhiều đường đảo ngược giống như trong bệnh Paget các ống xương răng, các
tế bào tạo xương răng hoạt hóa và nhiều tế bào khổng lồ có thể quan sát được giữa các khối canxi
hóa, tăng sinh tế bào tạo xương răng và tế bào hủy xương răng.
Hình 5.2.44: Các dải tổ chức cứng giống xương răng với các đường đảo ngược giống như trong
bệnh Paget, có ít vùng tổ chức liên kết mạch máu nhỏ nằm giữa các khối giống xương răng
(Nhuộm H&E,x50).

4.5. Điều trị: Phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ u và răng nguyên nhân. Ít tái phát sau mổ. Tái phát
thường là do mổ lấy không hết u.

You might also like