You are on page 1of 11

Ôn tập nha chu

Câu 1: Anh/Chị hãy trình bày đặc điểm lâm sàng của viêm quanh răng tiến triển chậm?
-Viêm lợi: Viêm lợi là biểu hiện đặc trưng của viêm quanh răng tiến triển chậm. Viêm lợi là do
tích tụ mảng bám răng. Viêm lợi với các biểu hiện là lợi thường sưng nề nhẹ đến trung bình và
có thể biểu hiện biến đổi màu sắc từ hồng nhạt sang màu đỏ, lợi dính mất cấu trúc da cam. Có
thay đổi hình thể bề mặt lợi như các bờ lợi không còn sắc, mà trở nên tù hoặc tròn và nhú lợi
dẹt xuống hoặc lõm, mất vùng lõm lợi ở phía trước hai răng liền kề.
Trong một số trường hợp, do hậu quả viêm mức độ nhẹ kéo dài, làm cho lợi bờ xơ dày. Tuy
nhiên, ở nhiều bệnh nhân, các biểu hiện viêm lợi khó thấy khi thăm khám.
-Chảy máu lợi: Có thể có chảy máu tự nhiên hoặc dễ chảy máu khi bị kích thích hay chảy máu
khi thăm khám.
-Dịch rỉ viêm và mủ: Có thể có dịch rỉ viêm hoặc mủ ở túi lợi. Nếu trường hợp túi quanh răng bị
bít kín lại thì mủ không thể dẫn lưu ra được và có thể thành abces quanh răng. Khi có abces
quanh răng thì sẽ gây đau cho bệnh nhân.
-Mất bám dính quanh răng và tiêu xương ổ răng: Hình thành túi lợi bệnh lý hay túi quanh răng
với chiều sâu của túi lợi có thể thay đổi khác nhau.
-Lung lay răng: Do có tiêu xương ổ răng nên làm cho các răng bị lung lay. Nếu mất nhiều xương
và kéo dài, cs thể còn gây ra di lệch răng.
-Đau: Viêm quanh răng tiến triển chậm thường không gây đau, ít khi các chân răng đã bộc lộ
nhạy cảm với nóng lạnh nếu như không có tổn thương sâu ở chân răng. Nhưng có thể có đau
âm ỉ khu trú và có khi lan sâu xuống đến xương hàm hoặc có thể thấy lợi nhạy cảm hoặc ngứa.
Đặc biệt, có thể đau do ảnh hưởng của thức ăn. Thức ăn lèn vào túi quanh răng.
Trường hợp đau cấp do đã tạo thành abces quanh răng hoặc có sâu răng ở các chân răng gây
viêm tủy răng.
-Tính chất khu trú: Bệnh viêm quanh răng tiến triển chậm thường có ở toàn bộ hai hàm mặc dù
có một vài vùng có thể nặng hơn so với các vùng khác. Ở các vùng nặng hơn thường liên quan
với việc kiểm soát mảng bám kém hơn. Có thể thấy các vùng khó kiểm soát mảng bám như
vùng chẽ chân răng hoặc vùng các răng mọc sai vị trí.
Nhìn chung, các tổn thương thường không đơn độc ở một hoặc vài điểm. Các tỏn thương viêm
quanh răng khu trú đơn độc xảy ra ở người lớn thường liên quan với các yếu tố bệnh sinh tại
chỗ làm nặng thêm tình trạng viêm quanh răng và xảy ra sau khi điều trị.
Viêm quanh răng tiến triển chậm thường đã tiến triển nhiều năm, kéo dài nên được gọi là viêm
quanh răng ở người lớn mạn tính hoặc viêm quanh răng do viêm mạn tính.
-Xquang: Trên phim Xquang có các biểu hiện là
+Có tiêu xương ổ răng
+Có thể có di lệch răng
+Có thể thấy tổn thương mất xương ở vùng chẽ giữa các chân răng của các răng nhiều chân.
+Nếu có phối hợp với sang chấn khớp căn thì có biểu hiện mất xương có góc và vùng dây chằng
quanh răng rộng.
-Tuổi và giới:
Bệnh thường gặp ở người trưởng thành, từ lứa tuổi trung niên trở lên.
Bệnh gặp cả ở nam và nữ, không thấy có sự khác biệt về tỷ lệ mắc giữa hai giới.
-Tỷ lệ mắc: Tỷ lệ người mắc viêm quanh răng tiến triển chậm khác nhau giữa các khu vực trên
thế giới. Nhưng có một điểm giống nhau ở tất cả các khu vực là tỷ lệ mắc và mức độ nặng gia
tăng theo độ thuổi. Ở Việt Nam, có trên 20% người ở lứa tuổi từ trung niên trở lên có biểu hiện
viêm quanh răng tiến triển chậm.

Câu 2: Anh/Chị hãy trình bày Các thể viêm quanh răng tiến triển chậm.
1. Viêm quanh răng nhẹ:
-Mất bám dính khi thăm khám từ 2-4mm, có thể mất bám dính đã xâm phạm nhẹ tới vùng chẽ
chân răng.
-Răng lung lay nhẹ.
-Có mảng bám răng ở trên lợi và dưới lợi, có cao răng.
-Chảy máu lợi khi thăm khám nhẹ nhàng.
-Xquang: mất xương ít và thường dưới 20% toàn bộ bám dính. Giai đoạn này có thể khu trú ở
vài răng hoặc toàn bộ các vùng.
2. Viêm quanh răng trung bình:
-Việc mất bám dính khi thăm khám 4-7mm, phạm tới vùng chẽ chân răng từ nhẹ đến trung
bình.
-Lung lay răng từ mức độ nhẹ đến mức độ trung bình.
-Chảy máu lợi khi thăm khám thường xuyên.
-Có thể có mủ ở túi quanh răng.
-Xquang: mất xương rõ, thường là tiêu xương ngang và có thể mất tới 40% toàn bộ bám dính
quanh răng. Vùng chẽ chân răng có chỗ không cản quang rõ.
3. Viêm quanh răng nặng:
-Mất bám dính khi thăm khám trên 7mm hoặc nhiều hơn, mất bám dính đã phạm tới vùng chẽ
chân răng rõ và thường hoàn toàn.
-Lung lay răng quá mức.
-Có thể có mủ ở túi quanh răng.
-Chảy máu lợi khi thăm khám.
-Xquang: mất xương quá 40% và thường có biểu hiện mất xương có góc.

Câu 3: Anh/Chị hãy trình bày tiến triển, chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt của viêm
quanh răng tiến triển nhanh?
1. Tiến triển:
-Bệnh tiến triển theo từng giai đoạn, với các thời kỳ phá hủy mạnh xen kẽ với cá thời kỳ yên
lặng. Thời kì yên lặng có thể kéo dài từ vài tuần tới vài tháng, thậm chí vài năm. Khả năng phá
hủy nhanh là dấu hiệu khác biệt loại viêm quang răng này với viêm quanh răng tiến triển chậm
điển hình hơn.
-Nhiều trường hợp viêm quanh răng tiến triển nhanh có thể tự ngừng tiến triển hoặc ngừng sau
khi điều trị, nhưng cũng có những trường hợp vẫn tiến triển dẫn đến mất răng tuy có can thiệp
điều trị.
-Mức độ phá hủy mô quanh răng diễn ra nhanh hơn so với viêm quanh răng tiến triển chậm. Có
tác giả thấy mức độ tiêu xương từ 25% đến 60% trong thời gian 09 tuần. Trên cùng một bệnh
nhân, có thể có vùng tiêu xương rất nhanh nhưng cũng có chỗ không tiêu xương.
-Cần lưu ý là không phải tất cả bệnh nhân đều có biểu hiện tiêu xương rất nhanh, nhưng tiêu
xương nhanh thường thấy ở các bệnh nhân dưới 30 tuổi.
2. Chẩn đoán xác định:
Chẩn đoán xác định dựa vào các biểu hiện lâm sang và cận lâm sàng, nhưng phải dựa vào tốc độ
phá hủy mô quanh răng. Vì vậy, phải đánh giá tình trạng mất xương và mất bám dính quanh
răng ở hai thời điểm khác nhau và khoảng cách giữa hai lần đánh giá tối thiểu là hai tuần lễ.
3. Chẩn đoán phân biệt:
Viêm quanh răng tiến triển nhanh ở người trưởng thành cần phân biệt với viêm quanh răng tiến
triển chậm. Để phân biệt được thì cần dựa vào tốc độ phá hủy mô quanh răng.
Câu 4: Anh/Chị hãy trình bày đặc điểm của mô lợi khỏe mạnh và giải phẫu 3 thành phần: lợi
viền, nhú lợi, lợi dính.
-Đặc điểm mô lợi khỏe mạnh:
+Có màu hồng.
+Săn chắc (khả năng đàn hồi của mô) và không chảy máu khi thăm khám.
+Đường viền có hình ảnh lưỡi dao sắc, khum dạng vỏ sò ôm quanh chân răng.
+Bề mặt có lấm chấm da cam.
-Giải phẫu 3 thành phần:
+Lợi viền: hay lợi tự do là thuật ngữ gọi tên phần rìa lợi bao quanh răng giống như hình ảnh cổ
áo. Lợi viền thường rộng khoảng 0,5-3mm, nó tạo thành mô mềm của rãnh lợi. Khi thăm khám
bằng sonde nha chu thì phần lợi viền có thể tách ra khỏi bề mặt răng. Kích thước trung bình
phần lợi viền thay đổi từ 0.06-0.96mm.
+Nhú lợi: là phần lợi ôm lấy thân răng, ở vùng kẽ giữa hai răng, dưới vùng tiếp xúc. Nhú lợi có
thể có hình kim tự tháp hoặc hình cột. Hình dạng phổ biến nhú lợi là phần nằm giữa ngay dưới
vùng tiếp xúc kẽ giống như đáy thung lũng nối giữa hai đỉnh là nhú lợi trong và ngoài.
Hình dạng nhú lợi phụ thuộc vào các yếu tố: Sự tồn tại của điểm/ vùng tiếp xúc mặt bên giữa
hai răng. Khoảng cách giữa điểm tiếp xúc bên và mào xương. Có hay không có hiện tượng tụt
lợi.
Việc mất nhú lợi có thể dẫn đến các vấn đề mất thẩm mỹ (tam giác đen), vấn đề về phát âm (khi
hơi và nước bọt bắn ra ngoài qua khoảng trống), mắc thức ăn.
+Lợi dính: là phần lợi liên tiếp với lợi viền. Bám dính nhẹ vào màng xương phủ trên xương ổ
răng. Mặt ngoài, lợi dính tiếp nối bởi niêm mạc miệng di động, chúng phân cách bởi đường
ranh giới lợi-niêm mạc miệng. Bề mặt lợi dính khẻ mạnh có lấm chấm da cam.

Câu 5: Anh/Chị hãy trình bày vai trò và cấu trúc mô học của biểu mô lợi.
-Vai trò:
+Biểm mô là rào cản vật lí đối với nhiễm trùng.
+Đóng góp vào sự gắn kết bên dưới của mô lợi.
+Đóng một vai trò tích cực trong việc bảo vệ vật chủ bằng cách phản ứng với vi khuẩn, phản
ứng với nhiễm trùng, trong việc báo hiệu các phản ứng tiếp theo của vật chủ và tích hợp các
phản ứng miễn dịch bẩm sinh và có được.
+VD: các tế bào biểu mô có thể phản ứng với vi khuẩn bằng cách tăng sinh, thay đổi các sự kiện
truyền tín hiệu tế bào, thay đổi sự biệt hóa và chết tế bào và cuối cùng là sự thay đổi cân bằng
nội môi của mô.
-Cấu trúc mô học:
+Biểu mô bên ngoài: là biểu mô lát tầng sừng hóa/ bán sừng hóa. Gồm 4 lớp: lớp đáy nằm sâu
nhất ngay trên màng đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp sừng.
Các tế bào sừng được kết nối bằng các cấu trúc ở ngoại vi tế bào được gọi là desmosomes. Các
desmosomes này có cấu trúc điển hình gồm: hai màng bám dày đặc sợi tonofibrils chèn vào và
một đường trung gian dày đặc điện tử trong khoang ngoại bào.
Dạng ít được quan sát hơn là zonae occludens (màng tế bà liền kề hợp nhất, cho phép các ion
và các phân tử nhỏ đi qua), liên kết dính,...
Biểu mô lợi liên kết với mô liên kết bên dưới bởi các himidesmosomes.
+Ngoài tế bào sừng, biểu mô lợi bên ngoài còn các loại tế bào khác:
Tế bào sắc tố: Tế bào hắc tố là những tế bào đuôi gai nằm ở lớp đáy và lớp gai, chúng tổng hợp
sắc tố melamin cho biểu mô.
Tế bào Langerhans: thuộc về hệ thống thực bào đơn nhân có nguồn gốc từ tủy xương. Chúng có
vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch như trình diện kháng nguyên cho tế bào lympho.
Chúng chứa các hạt G đặc hiệu (hạt Birbeck) và adenosine triphoshatase.
Tế bà Merkel: nằm sâu hơn, chứa các đầu dây thần kinh, kết nối bằng desmosomes. Chúng là
các cơ quan cảm nhận xúc giác
+Màng đáy và mô liên kết của mô lợi:
Màng đát dày 300A đến 400A và nằm khoảng 400A bên dưới lớp đáy biểu mô. Màng có thể cho
chất lỏng thấm qua, nhưng nó hoạt động như một rào cản đối với các chất dạng hạt.
Biếu mô lợi còn liên kết chắc chắn với mô liên kết bên dưới bởi cấu trúc chốt rete.

Câu 6: Anh/Chị hãy trình bày cấu trúc mô học của mô liên kết của mô lợi và hệ thống mạch
máu, bạch huyết và thần kinh của mô lợi.
-Mô liên kết của mô lợi:
+Các thành phần chính của mô liên kết lợi là sợi collagen (khoảng 60% thể tích), nguyên bào sợ
(5%), mạch, dây thần kinh và chất nền (khoảng 35%). Các tế bào miễn dịch cũng có trong mô
liên kết với số lượng thường ít.
+Mô liên kết có tế bào và dịch ngoại bào bao gồm các sợi và chất nền.
+Ba loại sợi mô liên kết là collagen và sợi đàn hồi. Collagen loại I tạo thành phần lớn lớp đệm và
cung cấp độ bền kéo cho mô lợi. Collagen loại IV phân nhánh giữa các bó collagen loại I, liên tục
với các sợi của màng đáy và thành mạch máu.
+Hệ thống sợi đàn hồi bao gồm các sợi oxytalan, elaunin và elastin được phân bố giữa các sợi
collagen.
+Sợi lợi: là bó sợi collagen (chủ yếu loại I) nổi bật.
Chức năng: Cố định chặt lợi vào răng, cung cấp độ cứng cần thiết để chịu được lực nhai mà
không bị lệch khỏi bề mặt răng, gắn lợi viền với xi măng của chân răng và lợi dính.
+Sự thay cũ đổi mới của mô liên kết lợi:
Mô liên kết lợi có khả năng chữa lành và tái tạo nhanh.
Nó có thể là một trong những mô lành thương tốt nhất trong cơ thế, ít để lại sẹo sau khi phẫu
thuật.

-Mạch máu, bạch huyết và thần kinh của mô lợi:


+Vai trò: thoát dịch mô và chống lại sự lây lan của viêm nhiễm.
+Ba nguồn cấp máu cho lợi:
Tiểu động mạch trên mào xương dọc theo mặt ngoài và mặt trong của xương ổ răng mà từ đó
các mao mạch kéo dài dọc theo biểu mô rãnh lợi và giữa các chốt biểu mô.
Các mạch của dây chằng nha chu, kéo dài vào lợi và nối tiếp với các mao mạch ở vùng rãnh lợi.
Các tiểu động mạch, xuất hiện từ đỉnh của vách ngăn xương kẽ răng kéo dài song song tới mào
xương để nối với các mạch của dây chằng nha chu.
+Dẫn lưu bạch huyết của lợi + nhú lợi -> màng xương ổ răng -> hạch bạch huyết khu vực, đặc
biệt là nhóm hạch dưới hàm.
+Các thụ thể thần kinh phân bố rộng rãi khắp mô lợi, hầu hết các sợi thần kinh myelin hóa và
liên kết chặt chẽ với các mạch máu. Tiểu thể xúc giác kiểu Meissner, thụ thể kiểu Krause là bộ
phận tiếp nhận nhiệt độ và đau.

Câu 7: Anh/Chị hãy trình bày giải phẫu của dây chằng nha chu.
-Dây chằng nha chu được cấu tạo bởi một mô liên kết có mạch máu phức tạp và là mô kết nối
giàu tế bào bao quanh chân răng và kết nối giữa xi măng răng với thành của xương ổ răng.
+Nó liên tục với mô liên kết của lợi và nó thông với các ống tủy qua các mạch máu trong xương.
+Độ rộng trung bình của dây chằng nha chu khoảng 0.2mm.
+Độ rộng dây chằng nha chu bị giảm xung quanh các răng không hoạt động và ở các răng không
mọc răng, nhưng tăng lên ở các răng hoạt động quá mức.
-Sợi Sharpey:
+Sắp xếp thành từng bó và theo đường lượn sóng khi nhìn ở mặt cắt dọc.
+Phần tận cùng của các sợi được chèn vào xi măng và xương răng.
+Sau khi được gắn vào thành của xương ổ răng hoặc trong xi măng răng, các sợi Sharpey sẽ bị
vôi hóa.
-Bó sợi collagen:
+Các vi sợi tập hợp thành sợi, rồi thành bó sợi -> độ bền kéo lớn hơn thép và sự linh hoạt, đàn
hồi.
+6 nhóm sợi chính: sợi xuyên vách, sợi mào xương ổ răng, sợi ngang,sợi xiên, sợi vùng chóp và
sợi vùng chẽ.
-Tế bào trong dây chằng nha chu:
+Tế bào mô liên kết bao gồm nguyên bào sợi, nguyên bào xi măng và nguyên bào xương.
+Tế bào biểu mô Malassez (tàn tích của vỏ bao Hertwing bị thoái hóa trong khi phát triển chân
răng) tạo thành một lưới trong dây chằng nha chu và xuất hiện dưới dạng các cụm tế bào biệt
lập hoặc đan xen.
+Các bạch cầu trung tính, tế bào lympho, đại thực bào, tế bào mast và bạch cầu ái toan.
+Các tế bào của động-tĩnh mạch.

Câu 8: Anh/Chị hãy trình bày giải phẫu của xi măng răng.
-Xi măng là mô trung mô vô mạch bị vôi hóa, tạo thành lớp bao bọc bên ngoài của chân răng
giải phẫu.
+Hai loại xi măng chính là xi măng sơ cấp và xi măng thứ cấp.
+Sợi collagen của xi măng răng xuất phát từ nguyên bào xi măng và sợi Sharpey của dây chằng
nha chu. Collagen loại I và III là thành phần chủ yếu của chất nền.
-Xi măng sơ cấp:
+Là xi măng đầu tiên được hình thành trên răng.
+Bao phủ khoảng 1/3 cổ hoặc ½ cổ của chân răng và nó không chứa tế bào.
+Hình thành trước khi răng đạt đến mặt phẳng nhai và độ dày từ 30-230um.
+Sợi Sharpey tạo nên hầu hết cấu trúc xi măng sơ cấp, có vai trò chính trong việc nâng đỡ răng.
-Xi măng thứ cấp:
+Được hình thành sau khi răng đạt đến mặt phẳng nhai.
+Có các tế bào xi măng nằm riêng lẻ, tiếp nối với nhau thông qua 1 hệ thống các ống nối liền
nhau.
+Xi măng thứ cấp ít bị vôi hóa hơn so với xi măng sơ cấp.
+Sợi Sharpey chiếm tỷ lệ ít hơn,có thể không vôi hóa hoàn toàn.
-Thành phần:
+Hàm lượng vô cơ là 40%-50%, ít hơn của xương 65%, men răng 97%, ngà răng 70%.

Câu 9: Anh/Chị hãy trình bày giải phẫu của xương ổ răng.
-Là một phần của xương hàm trên và hàm dưới hình thành và hỗ trợ răng.
+Hình thành khi răng nhú lên để tạo mô cứng cho dây chằng nha chu đang hình thành gắn vào-
là cấu trúc xương phụ thuộc vào răng.
+Biến mất dần sau khi mất răng.
-Xương ổ răng bao gồm:
+Bản ngoài của xương vỏ.
+Thành ổ bên trong của xương khá nhỏ, mỏng được gọi là viền xương ổ răng được xem như lớp
màng cứng trên phim chụp Xquang. Về mặt mô học, nó có chứa một loạt khe hở (tức là mảng
cribriform) qua đó các bó mạch thần kinh liên kết dây chằng nha chu với xương ổ răng: tủy
xương.
+Phần xương tủy giữa hai lớp này đóng vai trò nâng đỡ xương ổ răng.

Câu 10: Anh/Chị hãy trình bày về màng sinh học.


-Màng sinh học bao gồm các tế bào vi khuẩn được bao bọc trong một ma trận các chất cao
phân tử ngoại bào, chẳng hạn như polysaccharide, protein và acid nucleic.
-Vi khuẩn màng sinh học thường có khả năng chống lại các chất kháng khuẩn gấp 1000 lần so
với các vi khuẩn tự do.
-Vi khuẩn phát triển trong màng sinh học tương tác chặt chẽ với các tế bao lân cận.
-Tạo điều kiện cho tiến hiệu tế bào-tế bào và trao đổi acid deoxyribonucleic(DNA) giữa các vi
khuẩn.
-Nó không đồng nhất về cấu trúc với các kênh mở chứa đầy chất lỏng chạy qua cung cấp dinh
dưỡng, vận chuyển chất thải.
-Chất nền của màng sinh học hoạt động như một rào cản. Các chất do vi khuẩn tạo ra trong
màng sinh học được giữ lại và cô đặc, giúp thúc đẩy tương tác trao đổi chất giữa các vi khuẩn
với nhau.
-Chất nền gian bào bao gồm các chất hữu cơ và vô cơ có nguồn gốc từ nước bọt, dịch lợi và các
sản phẩm của vi khuẩn.

Câu 11: Anh/Chị hãy trình bày về cấu trúc và phân loại mảng bám răng.
1. Cấu trúc:
-Mảng bám răng được cấu tạo chủ yếu bởi các vi khuẩn. Một gram mảng bám (trọng lượng ướt)
chứa khoảng 10 vi khuẩn.
-Với việc sử dụng các kỹ thuật phân tử có độ nhạy cao để xác định vi khuẩn, người ta ước tính
rằng hơn 500 loại vi khuẩn khác nhau có thể hiện diện như là cư dân tự nhiên của mảng bám
răng.
2. Phân loại:
-Mảng bám trên lợi được tìm thấy ở hoặc trên lợi viền, khi tiếp xúc trực tiếp với lợi viền, nó
được gọi là mảng bám lợi viền.
-Mảng bám dưới lợi được tìm thấy ở dưới lợi viền, giữa răng và biểu mô túi lợi.
2.1. Mảng bám trên lợi:
-Có màu trắng ngà, tạo lớp mỏng trên bề mặt thân răng, thường sát lợi viền.
-Mảng bám trên lợi thường tổ chức phân tầng tích tụ nhiều lớp hình thái vi khuẩn.
-Cầu khuẩn Gram dương và trực khuẩn ngắn chiếm ưu thế ở bề mặt răng, trực khuẩn dài gram
âm cũng như xoắn khuẩn chiếm ưu thế ở mặt ngoài bề mặt của khối mảng bám trưởng thành.
2.2. Mảng bám dưới lợi:
-Do có tại chỗ của các sản phẩm từ máu và khả năng oxy hóa khử thấp, đặc trưng cho mội
trường kỵ khí -> hệ vi khuẩn chủ yếu là nhóm trực khuẩn gram âm và vi khuẩn kỵ khí.
-Rãnh/túi lợi được rửa trôi bởi dòng chảy của dịch lợi, chứa nhiều chất mà vi khuẩn có thể sử
dụng làm chất dinh dưỡng.
-Các tế bào và chất trung gian gây viêm trên vật chủ có khả năng có ảnh hưởng đáng kể đến sự
hình thành và phát triển của vi khuẩn trong vùng dưới lợi.

Câu 12: Anh/Chị hãy trình bày sự hình thành mảng bám răng.
-Phát triển sau 2 giờ màng không được làm sạch.
-Các protein và cacbohydrat trên bề mặt tế bào vi khuẩn-“kết dính” vi khuẩn và các thụ thể
trong màng pellicle xác định liệu tế bào vi khuẩn có bám dính trên răng hay không.
1. Bước 1: 4-8 giờ đầu tiên, 60%-80% vi khuẩn hiện diện là Streptococcus và một số vi khuẩn
hiếu khí: Haemophilus, Neisseria -> vi khuẩn chính.
-Bước đầu tiên trong quá trình bám dính răng của vi khuẩn xảy ra trong ba giai đoạn.
+Giai đoạn 1: là vận chuyển lên bề mặt-tiếp xúc ngẫu nhiên: qua chuyển động Brown (TB:
40um/h), qua tốc độ dịch trong miệng hoặc thông quá chuyển động tích cực của vi khuẩn.
+Giai đoạn 2: là kết dính ban đầu-vi khuẩn đến gần bề mặt (xấp xỉ 50nm), các lực bao gồm lực
hút Van der Waals và lực đẩy tĩnh điện, hoạt động ở khoảng cách này.
Khoảng cách khoảng 10 nm, các tế bào vi khuẩn được liên kết thuận nghịch hỗ trợ bởi các
tương tác phân tử trên bề mặt.
+Gia đoạn 3: là gắn chặt tạo co-adhesion.
Sự bám dính được thực hiện bởi các chất kết dính đặc hiệu trên bề mặt vi khuẩn (thường là
protein) và các thụ thể bổ sung (protein, glycoprotein hoặc polysaccarid) trong lớp màng
pellicle trên răng.
S.mutans, S.sobrinus liên kết với gp430 trên màng nước bọt, nhiều vi khuẩn cùng gắn tạo nên
lớp kết tụ.
Tạo thành liên kết không đảo ngược.
2. Bước 2: mảng bám hình thành lớp vi khuẩn gốc đầu tiên.
-Tương tác kết dính giữa bề mặt các loại vi khuẩn khác nhau làm cho vi khuẩn tiếp tục bám dính
và tạo các lớp xâm nhập tiếp theo.
3. Bước 3: mảng bám trưởng thành:
-Quá trình chuyển đổi từ mảng bám răng trên lợi sớm sang mảng bám trưởng thành phát triển
bên dưới lợi liên quan đến sự thay đổi quần thể vi khuẩn từ chủ yếu là vi khuẩn gram dương
sang vi khuẩn gram âm. Do đó, sự kết tụ giữa các loài vi khuẩn gram âm khác nhau có khả năng
chiếm ưu thế.
-Sau 24h nếu không được vệ sinh, mảng bám bao phủ khoảng 3% diện tích răng.
-Mảng bám răng phát triển nhanh trong 3 ngày nếu không được làm sạch, phủ 30% diện tích
răng.
-Tốc độ phát triển mảng bám răng chậm lại từ ngày thứ 4.

Câu 13: Anh/Chị hãy trình bày phân loại các bệnh lợi do mảng bám răng (Theo PL bệnh quanh
răng 1999)

Câu 14: Anh/Chị hãy trình bày phân loại các tổn thương lợi không do mảng bám răng (Theo
PL bệnh quanh răng 1999)
Câu 15: Anh/Chị hãy trình bày các đặc điểm lâm sàng của viêm lợi mảng bám và điều trị.

You might also like