You are on page 1of 24

REVIEW KHNK

lại là một review tổng hợp nữa, đề có 112 câu, các bạn làm thoải mái nhé.
Chúc các bạn ôn thi vui vẻ <3
Câu 1. Các giai đoạn của quá trình lành thương theo Bael(?)
A. Đông máu, viêm, sửa chữa, tăng sinh
B. Viêm, đông máu, tăng sinh, sửa chữa
C. Đông máu, viêm, tăng sinh, sửa chữa
D. Viêm, đông máu, sửa chữa, tăng sinh
Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng về quá trình lành thương sau nhổ răng,
TRỪ:
A. Vài phút sau khi nhổ răng, huyệt ổ răng được đóng lại thông qua quá trình
đông máu
B. Sau 1 tuần, cục máu đông được thay thế bằng tổ chức liên kết
C. Quá trình lành thương tiếp tục diễn ra trong 6 tháng sau
D. Sự cô đặc của huyết tương có không có tác dụng giảm đau và hạn chế biến
chứng sau phẫu thuật
Câu 3. Hội chứng đái tháo đường có thể gây ảnh hưởng gì đến quá trình
lành thương, TRỪ:
A. Rối loạn quá trình tổng hợp và trưởng thành collagen
B. Lắng đọng albumin quanh quàng tim làm cản trở quá trình khuếch tán dinh
dưỡng và oxy
C. Ảnh hưởng đến sự kết tập tiểu cầu gây khó đông máu
D. Tích tụ sorbitol độc hại trong mô
Câu 4. Bệnh nhân điều trị xạ trị do ung thư miệng lớn hơn bao nhiêu Gy
thì có nguy cơ gặp biến chứng lành thương sau khi nhổ răng?
A. 50Gy
B. 25Gy
C. 75Gy
D. 15Gy
Câu 5. Cấu trúc mô học của lợi:
A. BM phủ, BM kết nối, mạch máu, thần kinh
B. BM sừng hóa, BM không sừng hóa, mô liên kết
C. BM, mô liên kết, mạch máu, thần kinh
D. BM phủ, BM kết nối, mô liên kết, mạch máu, thần kinh
Câu 6. Lợi gồm:
A. Lợi tự do, lợi viền, lợi dính
B. Lợi tự do, lợi nhú, lợi dính
C. Lợi nhú, lợi viền
D. Lợi nhú, lợi viền, lợi dính
Câu 7. Dát mạch máu:
A. Có tính chất viêm
B. Không biến mất khi bị đè ép
C. Màu hồng hay đỏ sẫm, không có tính chất viêm
D. Dát do giãn mao mạch không thuộc loại này
Câu 8. Mụn nước
A. Xuất hiện đơn lẻ
B. Kích thước < 5mm
C. Thành rất dày nên không thể nhìn được xuyên thấu
D. Tồn tại trong thời gian dài
Câu 9. Loét
A. Không thể hình thành từ sự vỡ ra của bóng nước
B. Ít thấy ở trong miệng
C. Tổn thương mất chất vượt quá màng đáy
D. Kích thước thay đổi từ vài cm đến vài chục cm
Câu 10. Sẹo
A. Thường nhạt màu hơn mô xung quanh
B. Hình dạng và kích thước không thay đổi
C. Ít gặp trong miệng
D. Gồm sẹo lồi, sẹo phẳng
Câu 11. Nang
A. Nang chứa chất sừng thường có màu hồng hay xanh
B. Sờ vào thấy căng cứng
C. Nang chứa dịch trong thường có màu vàng hay trắng kem
D. Xuất phát từ tăng sinh tế bào biểu mô
Câu 12. Khẩu cái mềm
A. Có một lớp biểu mô không sừng hóa dày
B. Lớp dưới NM dính lỏng lẻo vào cơ ở bên dưới
C. Lớp đệm có nhiều nhú mô LK và lớp elastic
D. Có tuyến nước bọt phụ ở lớp đệm
Câu 13. Niêm mạc xương ổ răng
A. Lớp dưới NM bám dính chặt vào cơ
B. Biểu mô sừng hóa rất mỏng phủ lên trên lớp đệm
C. Lớp dưới NM có các tuyến nước bọt phụ và các sợi elastic
D. Thuộc loại MM
Câu 14. Nhú lưỡi dạng chỉ
A. Chiếm số lượng nhiều nhất ở mặt lưng lưỡi
B. Có một lớp BM không sừng hóa dày
C. Chức năng vị giác
D. Có kích thước 3-5 mm
Câu 15. Nhú lưỡi dạng lá
A. Có các nụ vị giác nằm trong lớp đệm
B. Gồm 4 đến 11 dải chạy song song với nhau
C. Cấu trúc có dạng hình lá với lớp biểu mô không sừng hóa mỏng
D. Chức năng cơ học
Câu 16. Nhú lưỡi dạng đài
A. Khi lưỡi ở vị trí tự nhiên, nhú dạng đài nhô lên cao khỏi bề mặt
B. Kích thước 5-8mm
C. Các nhú vị giác nằm ở lớp biểu mô ở mặt bên
D. Là cấu trúc hình nấm với lớp biểu mô sừng hóa hoặc cận sừng hóa
Câu 17. Múi chịu không có đặc điểm nào sau đây:
A. Các múi chịu có ngoại phần lớn hơn so với ngoại phần múi hướng dẫn
B. Múi chịu nhọn hơn múi hướng dẫn
C. Các múi chịu ăn khớp với bản nhai răng đối diện và nâng đỡ kích thước dọc
trong tư thế lồng múi
D. Ngoại phần múi chịu có tiếp xúc với mặt nhai trong tư thế lồng múi tối đa và
trong các vận động trượt ra trước và sang bên
Câu 18. Về tư thế lồng múi:
A. Múi chịu có sự tiếp xúc ở nội phần và ngoại phần
B. Múi hướng dẫn có sự tiếp xúc ở ngoại phần
C. Một răng luôn tiếp xúc với hai răng đối diện
D. Ở hàm dưới, một răng nằm ở phía gần hơn và trong hơn so với răng cùng tên
hàm trên

Câu 19. So sánh quá trình lành thương ở da và trong miệng, TRỪ:
A. Các bước của quá trình lành thương trong miệng ít hơn ngoài da
B.
C. .
D. .
Câu 20. Đặc điểm chung của niêm mạc miệng
A. Có 2 loại là BM vảy lát tầng sừng hóa và không sừng hóa
B. BM không sừng hóa gặp ở LM
C. BM không sừng hóa gặp ở MM
D. D. BM sừng hóa có 3 lớp: Đáy, hạt và sừng
Câu 21. Vết xước
A. Thường để lại sẹo
B. Sâu đến chân bì
C. Gọn, thành từng mảng
D. Tổn thương cả lớp thượng bì và lớp bì
Câu 22. Biểu mô niêm mạc miệng
A. Các tế bào tạo sừng có khả năng tạo sừng ở cả BM sừng hóa và không
sừng hóa
B. BM sừng hóa có 3 lớp: đáy, gai, sừng
C. BM không sừng hóa có 3 lớp: đáy, hạt, sừng
D. BM sừng hóa có 3 lớp: đáy, trung gian, sừng
Câu 23: Hướng dẫn răng cửa được coi là tốt khi:
A. Làm nhả khớp ngay lập tức và toàn bộ các răng phía sau
B. Cho phép răng cửa trượt thẳng ra trước trên mặt phẳng nằm ngang và duy
trì tiếp xúc đều đặn từ điểm lồng múi tối đa tới đầu chạm đầu.
C. Cho phép răng cửa trượt thẳng sang bên trên mặt phẳng dọc giữa và duy
trì tiếp xúc đều đặn từ điểm lồng múi tối đa tới đầu chạm đầu.
D. Được hướng dẫn bởi răng cửa bên.
Câu 24: Hướng dẫn răng nanh:
A. Do sự trượt của rìa xa răng nanh dưới lên rìa gần răng nanh trên từ vị trí
lồng múi tối đa đến vị trí ranh nanh đối đầu ở bên làm việc.
B. Do sự trượt của rìa gần răng nanh dưới lên rìa xa răng nanh trên từ vị trí
lồng múi tối đa đến vị trí ranh nanh đối đầu ở bên làm việc.
C. Được hướng dẫn bởi răng nanh và răng hàm nhỏ.
D. Do sự trượt của rìa xa răng nanh dưới lên rìa gần răng nanh trên từ vị trí
lồng múi tối đa đến vị trí ranh nanh đối đầu ở bên không làm việc.
Câu 25: Các ý đúng về hướng dẫn chống lùi Trừ:
A. Cản trở xương hàm dưới chuyển động quá ra sau.
B. Trành cho khớp thái dương hàm gây tổn thương bó mạch thần kinh sau ổ
khớp phía sau lồi cầu.
C. Các mặt hướng dẫn chòng lùi nằm ở sườn gần múi trong răng 4 trên hoặc
nằm ở cầu men răng 6 ( bộ răng hõn hợp).
D. Cản trở đưa hàm ra trước và xuống dưới.
Câu 26:Dốc răng cửa:
A. Đường tiếp xúc cửa rìa cắn răng cửa trên xuống mặt trong răng cửa dưới
khi hàm di chuyển ra trước, xuống dưới trừ vị trí lồng múi tối đa tới đầu
chạm đầu.
B. Đường tiếp xúc cửa rìa cắn răng cửa hàm dưới lên mặt trong răng cửa
trên khi hàm di chuyển ra trước, xuống dưới trừ vị trí lồng múi tối đa tới
đầu chạm đầu.
Câu 27: Ổn định cung hàm ở lồng múi tối đa:
Câu 28: Diện khớp xương thái dương:
Câu 29: Chuyển động sang bên của xương hàm dưới
A. Lồi cầu bên ko làm việc là lồi cầu trụ.
B. Lồi cầu bên làm việc là lồi cầu vệ tinh.
C. Bó dưới cơ chân bướm ngoài bên làm việc co.
D. Bó dưới cơ chân bướm ngoài bên không làm việc co.
Câu 30: Tương quan tâm kí hiệu:
A. CO C. B
B. CR D. F
Câu 31: Khớp cắn trung tâm kí hiệu:
A. CO
B. CR
C. B
D. F
Câu 32: Cung Gothic
Câu 33: Cơ chân bướm trong:
A. Bám 1 ít vào lồi củ xương hàm trên
B. Còn gọi là cơ cắn trong vì bám vào mặt trong xương hàm dưới, gần chỗ
bám cơ cắn.
C. Là một cơ dày, mạnh hơn cơ cắn.
Câu 34: Các phần sau bám vào đĩa khớp, Trừ:
A. 2 bó cơ chân bướm ngoài
B. Dây chằng phía trong
C. Dây trước phía ngoài
D. Vùng đàn hồi phía sau
Câu 35: Cơ nhị thân
Câu 36: Đặc điểm của phụ âm:
A. Luồng hơi đi ra bị cản trở
B. Luồng hơi yếu
C. Bộ máy phát âm căng toàn bộ
D. Luồng hơi ra tự do làm rung dây thanh, dây thanh khép lại.
Câu 37: Đặc điểm của bú mẹ, trừ:
A. Chỉ được hình thành đầy đủ ngay trước sinh
B. Tạo điều kiện cho thông khí, nuốt, mút.
C. Không phát triển cơ chân bướm ngoài.
D. Núm vú được ngậm và giữ giữa các gờ lợi.
Câu 38: Cản trở khớp cắn gây ra, Trừ: ( không nhớ là loại trừ hay lựa
chọn 2 ý đúng).
A. Hình dạng đĩa khớp không thay đổi.
B. Bó trên cơ chân bướm ngoài co.
C. Bó dưới cơ chân bướm ngoài co.
D. Sự bất hài hòa giữa các cơ.
Câu 39: Lồng múi tối đa:quan hệ các răng theo 3 hướng: trước-sau, đứng,
ngoài: học thuộc nha các e.
Câu 40: Kích thước dọc ở tư thế nghỉ lớn hơn LMTĐ bao nhiêu: 2-4mm
Câu 41: Thứ tự các cơ khi nuốt:
A. Cơ chân bướm trong, cơ cắn, cơ thái dương.
B. Cơ chân bướm trong, co thái dương, cơ cắn.
Câu 42: Ổn định cung hàm ở lồng múi tối đa theo chiều dọc bởi
A. Hình dạng cung răng dạng parabol liên tục (ko khe thưa) đảm bảo sự ổn
định của các răng và phân bổ lực
Câu 43: Về quan hệ của các răng ở vị trí khớp cắn trung tâm:
A. Theo hướng ngang, sườn gần răng nanh trên tiếp xúc với sườn xa răng
nanh dưới
B. Theo hướng đứng, đỉnh núm ngoài răng số 6 dưới tiếp xúc với rãnh giữa
2 núm của răng hàm nhỏ và răng hàm lớn trên.
C. Theo hướng ngang, cung răng trên chùm ngoài cung răng dưới sao cho
núm ngoài răng trên chùm ra ngoài núm ngoài răng dưới
D. Theo hướng đứng, sườn gần nanh trên tiếp xúc với sườn xa răng nanh
dưới
Câu 44: Về hướng dẫn răng nanh:
A. Khi chỉ có răng nanh hướng dẫn chuyển động, do sư trượt của rìa xa răng
nanh dưới lên rìa gần của răng nanh trên, từ vị trí lồng múi tối đa đến vị
trí răng nanh đối đầu ở bên làm việc
B. Khi chỉ có răng nanh hướng dẫn chuyển động, do sư trượt của rìa xa răng
nanh dưới lên rìa gần của răng nanh trên, từ vị trí lồng múi tối đa đến vị
trí răng nanh đối đầu ở bên không làm việc
C. Khi chỉ có răng nanh hướng dẫn chuyển động, do sư trượt của rìa gần
răng nanh dưới lên rìa xa của răng nanh trên, từ vị trí lồng múi tối đa đến
vị trí răng nanh đối đầu ở bên không làm việc
D. Khi chỉ có răng nanh hướng dẫn chuyển động, do sư trượt của rìa gần
răng nanh dưới lên rìa xa của răng nanh trên, từ vị trí lồng múi tối đa đến
vị trí răng nanh đối đầu ở bên làm việc
Câu 45: Đường chuyển động phụ thuộc vào các yếu tố, TRỪ:
A. Độ lệch giữa CR và CO
B. Độ dốc múi và hình thể mặt khẩu cái của răng sau
C. Độ cắn trùm OB và độ cắn chìa OJ của răng cửa
D. Tương quan khớp cắn giữa 2 hàm
Câu 46: Chuyển động đưa hàm sang bên:
A. Bó dưới cơ chân bướm ngoài bên không làm việc co, còn bên làm việc cơ
này vẫn ở trạng thái thư giãn
B. Bó dưới cơ chân bướm ngoài bên làm việc co, còn bên không làm việc cơ
này vẫn ở trạng thái thư giãn
C. Bó trên cơ chân bướm ngoài bên không làm việc co, còn bên làm việc cơ
này vẫn ở trạng thái thư giãn
D. Bó trên cơ chân bướm ngoài bên làm việc co, còn bên không làm việc cơ
này vẫn ở trạng thái thư giãn
Câu 47: Trong chuyển động đưa hàm sang bên:
A. Lồi cầu bên làm việc được gọi là lồi cầu vệ tinh, lồi cầu bên không làm
việc được gọi là lồi cầu trụ
B. Lồi cầu bên làm việc được gọi là lồi cầu trụ, lồi cầu bên không làm việc
được gọi là lồi cầu vệ tinh
C. Chuyển động của lồi cầu bên không làm việc được gọi là chuyển động
Bennet
D. Chuyển động Bennet thường trên 1,5mm
Câu 48:Khuyến khích bao nhiêu bồn rửa cho 1 ghế răng:
A. 1 Bồn 1 ghế.
B. 2 bồn 1 ghế
C. 3 bồn 1 ghế.
D. 2 ghế 1 bồn.
Câu 49 : Tương quan tâm:
A Có sự tiếp xúc răng của 2 hàm nhiều nhất
B Hai hàm đạt được sự ổn định cơ học cao nhất
C Không phụ thuộc vị trí lồi cầu
D Khi lồi cầu ở vị trí cao nhất trong ổ khớp
Câu 50: Sự trượt trung tâm:
A Hướng dẫn nhờ sườn xa múi ngoài răng trên và sườn gần múi trong răng dưới
B Hướng dẫn nhờ sườn xa múi trong răng trên và sườn gần múi ngoài răng dưới
C Hướng dẫn nhờ sườn gần múi trong răng trên và sườn xa múi ngoài răng dưới
D Hướng dẫn nhờ sườn gần múi ngoài răng trên và sườn xa múi trong răng dưới
Câu 51: Quan hệ của răng theo hướng trước – sau:
A Sườn gần răng nanh trên tiếp xúc sườn xa răng nanh dưới
B Đỉnh núm ngoài răng 6 dưới tiếp xúc với rãnh giữa hai núm của răng hàm nhỏ
và răng hàm lớn trên
C Răng trên tiếp xúc với răng dưới vừa khít ở vùng răng hàm nhỏ và lớn
D Cung răng trên chùm ngoài cung răng dưới, sao cho núm ngoài răng trên
chùm ra ngoài núm ngoài răng dưới
Câu 52 : Hướng dẫn răng cửa được coi là tốt khi?
A Hướng dẫn răng cửa được hướng dẫn bởi răng cửa bên
B Làm nhả khớp toàn bộ và lập tức các răng sau
C Duy trì tiếp xúc đều đặn từ tương quan tâm tới lồng múi tối đa
D Cho phép hàm dưới trượt ra trước trên mặt phẳng ngang
Câu 53: Hướng dẫn nhóm :
A Hướng dẫn ra trước của nhóm răng cửa và răng nanh
B Hướng dẫn sang bên của răng cửa
C Hướng dẫn sang bên của răng nanh và răng hàm nhỏ
D Hướng dẫn sang bên của nhóm răng cửa
Câu 54: Thứ tự hoạt động của cơ trong giai đoạn ngậm miệng :
A Cơ chân bướm ngoài bên làm việc, cơ chân bướm ngoài bên không làm việc,
cơ cắn, cơ thái dương, bó trên cơ trên bướm trong
B Cơ chân bướm ngoài bên không làm việc, cơ chân bướm ngoài bên làm việc,
cơ thái dương, cơ cắn, bó trên cơ chân bướm trong
C Cơ chân bướm ngoài bên làm việc, cơ chân bướm ngoài bên không làm việc,
bó trên cơ trên bướm trong, cơ cắn, cơ thái dương
D Cơ chân bướm ngoài bên không làm việc, cơ chân bướm ngoài bên làm việc,
cơ thái dương, cơ cắn
Câu 55: Chọn đáp án đúng
A Nhai là giai đoạn đầu quá trình nuốt
B Nuốt là hoạt động thụ động
C Nuốt diễn ra chậm, ngắt quãng
D Nuốt có 2 pha : pha họng, pha thực quản
Câu 56: Chuyển động sơ khởi
A Chuyển động xoay quanh trục ngang là lồi cầu xoay quanh trục tưởng tượng
đi qua 2 cực ngoài lồi cầu
B Chuyển động xoay quanh trục dọc- trục đứng ngang khi 1 lồi cầu di chuyển
ra trước khỏi vị trí trục cuối mà trục dọc lồi cầu bên đối diện vẫn nằm ở vị trí
tận cùng.
C Chuyển động xoay quanh trục trước sau đứng ngang khi 1 lồi cầu di chuyển
ra trước khỏi vị trí trục cuối mà trục dọc lồi cầu bên đối diện vẫn nằm ở vị trí
tận cùng.
D Chuyển động xoay quanh trục dọc – trục đứng ngang là khi 1 lồi cầu di
chuyển xuống dưới trong khi lồi cầu bên đối diện vẫn nằm ở vị trí tận cùng.
Câu 57: Đường chuyển động biên tiếp xúc ở phía trên phụ thuộc các yếu tố
sau, TRỪ:
A Độ lệch giữa tương quan tâm và khớp cắn LMTĐ
B Độ dốc múi của răng sau và hình thể mặt khẩu cái của tất cả các răng
C Độ cắc trùm và độ cắn chìa của răng cửa
D Tương quan khớp cắn 2 hàm
Câu 58: Chuyển động biên trên mặt phẳng đứng dọc gồm:
a, Chuyển động biên há miệng ở phía sau
b, Chuyển động biê há miệng ở phía trước
c, Chuyển động biên há miệng ở phía dưới
d, Chuyển động biên há miệng ở phía trên
A a+b+c C a+b+d
B b+c+d D a+c+d
Câu 59: Chuyển động đưa hàm sang bên:
A Chuyển động sang bên hướng tâm được thực hiện bởi tiếp xúc răng từ vị trí
LMTĐ đến đầu chạm đầu răng nanh
B Chuyển động sang bên ngoại tâm được thực hiện bởi tiếp xúc răng từ vị trí
đầu chạm đầu răng nanh về phía mặt phẳng dọc giữa
C Chuyển động sang bên ngoại tâm được thực hiện bởi tiếp xúc răng từ vị trí
LMTĐ đến vị trí đầu chạm đầu răng nanh
D Chuyển động sang bên hướng tâm được thực hiện bởi tiếp xúc răng từ vị trí
đầu chạm đầu răng nanh về phía mặt phẳng dọc giữa
Câu 60: Chuyển động biên đưa hàm sang bên :
A Bó dưới cơ chân bướm ngoài bên làm việc co, bên không làm việc vẫn ở tư
thế giãn
B Bó dưới cơ chân bướm ngoài bên không làm việc co, bên làm việc vẫn ở tư
thế giãn
C Lồi cầu làm việc được gọi là lồi cầu vệ tinh
D Lồi cầu bên khoogn làm việc là lồi cầu trụ
Câu 61: Chuyển động xoay của xương hàm dưới :
A Xoay quanh trục dọc xảy ra khi 1 LC di chuyển xuống dưới trong khi LC đối
diện vẫn nằm ở vị trí trục bản lề
B Xoay quanh trục ngang xảy ra khi 1 LC xoay quanh trục tưởng tượng đi qua 2
cực trong của chúng
C Xoay quanh trục trước sau xảy ra khi 1 LC di chuyển ra trước khỏi vị trí trục
bản lề mà LC bên đối diện vẫn nằm ở vị trí trục bản lề
D Xoay quanh trục ngang xảy ra khi 1 LC di chuyển xuống dưới trong khi LC
đối diện vẫn nằm ở vị trí trục bản lề
Câu 62: Chuyển động trượt của xương hàm dưới
A Được thục hiện khi phức hợp LC và đĩa khớp trượt trên lồi cầu XHD
B Được thục hiện khi phức hợp LC và đĩa khớp trượt trên lồi khớp xương thái
dương
C Thường diễn ra đơn lẻ
D Bị giới hạn bởi dây chằng chéo ngoài
Câu 63: CR
3 1
CO

4
4 2
Chuyển động 3 là:
A Chuyển động biên bên trái
B Chuyển động biên bên phải
C Chuyển động biên bên trái với đưa hàm ra trước
D Chuyển động biên bên phải với đưa hàm ra trước
Câu 64: Hoạt động nuốt ở nhũ nhi và người trưởng thành khác nhau là:
A Ở nhũ nhi, cơ nuốt được chi phối bởi 5 đôi dây TK sọ, ở người trưởng thành
cơ nuốt được chi phối bởi 7 đôi day TK sọ
B Ở người trưởng thành, khi nuốt lưỡi được đẩy mạnh ra trước giữa 2 gờ lợi
C, Ở nhũ nhi, khi nuốt lưỡi được đẩy mạnh ra trước giữa 2 gờ lợi
D Ở trẻ nhũ nhi, khi nuốt lưỡi không đưa ra trước, các răng tiếp xúc nhau
Câu 65: Hoạt động nuốt có đặc điểm :
A Pha trong miệng là vận động không tự chủ
B Pha họng gồm nhiều hoạt động tự chủ diễn ra gần như cùng lau
C Ở phía họng,các răng tiếp xúc với nhau, thường ở vị trí LMTĐ
D Pha được thực hành hoàn thành với các nhu động theo ý muốn
Câu 66: Chọn câu trả lời đúng về diện khớp ở sọ :
A Phía trước : bờ sau lồi khớp
B Phía sau: bờ trước của hõm khớp
C Phía ngoài : bờ ngoài lồi khớp
D Phía trong : đường khớp bướm trai
Câu 67: Hỏi về đĩa khớp :
A Bản chất là các sợi collagen
B Giàu mạch máu và thần kinh
C Đầu dưới cơ chân bướm ngoài bám vào
D Hình đĩa lõm về phía lồi cầu xương hàm dưới
Câu 68: Chọn câu đúng về đĩa khớp:
A Nhìn từ phía trên địa khớp có hình thấu kính lõm 2 mặt
B Nửa trước dày hơn nửa sau
C Vùng trung gian ỏ giữa dải trước và dải sau
D Mặt trên hơi lồi ở phần trước, lõm ở phần sau
Câu 69: Cơ nâng hàm, trừ :
A Cơ cắn
B Cơ thái dương
C Cơ châm bướm ngoài
D Cơ chân bướm trong
Câu 70: Lồi cầu là 1 khớp:
A Lưỡng lồi cầu
B Đa lồi cầu
C Đơn lồi cầu
D Lưỡng diện cầu
Câu 71: Chọn câu đúng :
A Dây chằng bên ngoài ngăn cản lồi càu chuyển động ra sau
B Dây chằng bên trong ngăn cản lồi cầu chuyển động về phía dưới
C Dây chằng chân bướm hàm, bướm hàm, trâm hàm là những dây chằng phụ
D
Câu 72: Hoạt động đúng của cơ khi đóng miệng :
A Bó dưới cơ chân bướm ngoài co
B Cơ hàm móng co
C Cơ chân bướm trong co
D Cơ cắn dãn
Lưu ý : Có một số câu hình ảnh khớp thái dương hàm khi bắt đầu há,há miệng
tối đa, bắt đầu đóng miệng, tư thế nghỉ ( cần dựa vào chiều mũi tên, dấu , - để
xác định )
Câu 73: Thời gian quá trình viêm kéo dài trong:

A. 3-10 ngày

B. 1-3 ngày

C. 4-6 ngày

D. 1 tuần

Câu 74: Phân áp oxy tối thiểu để Nguyên bào sợi tăng sinh:

A. 15 mmHg

B. 20 mmHg

C. 25 mmHg
D. 30 mmHg
Câu 75: Múi chịu không có đặc điểm nào sau đây:

A. Các múi chịu có ngoại phần lớn hơn so với ngoại phần múi hướng dẫn

B. Múi chịu nhọn hơn múi hướng dẫn

C. Các múi chịu ăn khớp với bản nhai răng đối diện và nâng đỡ kích thước dọc
trong tư thế lồng múi

D. Ngoại phần múi chịu có tiếp xúc với mặt nhai trong tư thế lồng múi tối đa và
trong các vận động trượt ra trước và sang bên

Câu 76: Người dùng thuốc…, cần bổ sung loại vitamin nào để tăng số
lượng đại thực bào trong cơ thể? (Hic đã cố nhớ xem chi tiết câu này như thế
nào nhưng vẫn không nhớ được. Đại ý thì chắc là ý A đấy. Cố gắng học bài Sự
lành thương trong miệng nha. Meow)

A. Vitamin A

B. Vitamin D

C. Vitamin E

D. Vitamin K

Câu 77: Đặc điểm nhú dạng đài:

A. Là các cấu trúc hình nấm với lớp biểu mô sừng hóa hoặc cận sừng hóa phủ
trên lớp đệm

B. Nụ vị giác nằm ở bề mặt lớp biểu mô nhưng không nằm ở quanh cuống của
cấu trúc này

C. Đường kính nhỏ hơn nhú dạng nấm

D. Nằm giữa các cấu trúc dạng nấm ở phía sau và rãnh tận cùng

Câu 78: Tổn thương dát có đặc điểm:

A. Tổn thương không gờ lên mặt niêm mạc, không có giới hạn

B. Kích thước > 1cm

C. Nhô lên so với mô xung quanh


D. Lõm xuống so với mô xung quanh

Câu 79: Biểu mô Niêm mạc miệng

A. Các tế bào tạo sừng có khả năng tạo sừng ở cả BM sừng hóa và không sừng
hóa

B. BM sừng hóa có 3 lớp: đáy, gai, sừng

C. BM không sừng hóa có 3 lớp: đáy, hạt, sừng

D.BM sừng hóa có 3 lớp: đáy, trung gian, sừng

Câu 80: Đặc điểm Hồng ban:

A. Do giãn mạch, xung huyết nhất thời ở trung bì

B. Là những dát màu đỏ hay hồng, không có tính chất viêm

C. Không biến mất khi bị đè ép

D. Sau khi khỏi, để lại di tích

Câu 81: Đặc điểm của Bóng nước:

A. Kích thước < 5cm

B. Phát triển trực tiếp hoặc gián tiếp từ nhiều mụn nước kết hợp lại với nhau

C. Bên trong chứa mủ vàng do tích tụ sản phẩm tế bào viêm

D. Do lắng đọng chuyển hóa hay thâm nhiễm khu trú

Câu 82: Đặc điểm của biểu mô lợi dính:

A. BM không sừng hóa dày thuộc loại niêm mạc LM

B. BM cận sừng hóa thuộc loại niêm mạc MM

C. Lớp đệm không bám dính trực tiếp vào xương hàm bên dưới

D. Lớp dưới niêm mạc hiện rõ

Câu 83: Vai trò của Collagen trong lành thương:

A. Tăng tính đàn hồi

B. Thu hẹp bề mặt vết thương


C. Tăng lực kéo

D. Giảm sự chống chịu áp lực

Câu 84: Đặc điểm chung niêm mạc miệng:

A. Có 2 loại là BM vẩy lát tầng sừng hóa và không sừng hóa

B. BM không sừng hóa gặp ở LM

C. BM không sừng hóa gặp ở MM

D. BM sừng hóa có 3 lớp: Đáy, hạt và sừng

Câu 85: Đặc điểm của Mảng:

A. Tổn thương chắc, nông giới hạn rõ

B. Có bề mặt sần sùi không đều với đường nứt hay rãnh phân chia tổn thương

C. Kích thước < 1cm

D. Màu đen hay đen xám

Câu 86: Đặc điểm của Sần:

A. Tổn thương sâu, chắc

B. Bề mặt thương tổn không có vảy

C. Màu trắng, xám hoặc hồng, đỏ tím

D. Giới hạn không rõ

Câu 87: Niêm mạc LM có ở:

A. Khẩu cái cứng

B. Niêm mạc môi má

C. Niêm mạc xương ổ răng, lợi dính

D. Lưng lưỡi

Câu 88: Về sự lành thương ở khẩu cái

A. Sự đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào cao


B. Giàu mạch máu

C. Lành thương bất lợi ở xương khẩu cái ở những bệnh nhân hở hàm ếch

D. Ít tế bào nguồn gốc từ tủy xương.

Câu 89: Niêm mạc MM có ở:

A. Khẩu cái cứng

B. Khẩu cái mềm

C. Sàn miệng

D. Lưỡi

Câu 90: Niêm mạc xương ổ răng:

A. Lớp Biểu mô không sừng hóa dày

B. Có tuyến nước bọt phụ bám dính chặt vào cơ và xương

C. Nhiều sợi elasstic trong lớp đệm giúp mô có khả năng di động

D. Ít mạch máu

Câu 91: Về tổn thương Sẹo

A. Ít gặp trong miệng

B. Đậm màu hơn mô xung quanh

C. Hình dạng và kích thước không thay đổi

D. Tổn thương cơ bản nguyên phát

Câu 92: Tổn thương cơ bản

A. Tổn thương đầu tiên bị thay đổi do dùng thuốc

B. Gồm: Sẹo, hồng ban, vết chợt

C. Gồm tổn thương cơ bản nguyên phát và thứ phát

D. Gồm tổn thương lỏng, chắc, mất tổ chức

Câu 93: Dát sắc tố có đặc điểm gì?


A. Không đổi màu

B. Có bờ, gồ lên hay lõm so với NM xung quanh

C. Màu sắc phụ thuộc lượng sắc tố

D. Do xung huyết nhất thời

Câu 94: Các tổn thương nào sau đây là tổn thương cơ bản nguyên phát?

A. Dát, Mụn nước, Bóng nước, Sần, Mảng, Loét

B. Sẹo, Nang, Bóng nước, Sần, Mảng, Loét

C. Dát, Nang, Vết xước, Sần, Mảng, Loét

D. Sẹo, Nang, Vết chợt, Mụn mủ, Bóng nước

Câu 95: Quá trình lành thương bắt đầu bằng giai đoạn nào?

A. Cytokine hoạt hóa quá trình viêm

B. Sự hình thành và co cục máu đông

C. Hoạt hóa tiểu cầu

D. Hình thành mạng lưới Fibrin

Câu 96: Mụn nước có kích thước như thế nào?

A. > 5mm

B. < 1mm

C. < 5mm

D. ≤ 5mm
Câu 97: Khả năng trở lại trạng thái ban đầu của Sẹo khi bị chèn ép lúc
lành thương so với khi không bị thương là: (Câu này cũng không nhớ chính
xác được. Anh viết theo ý hiểu của anh đó)

A. 90%

B. 80%

C. 70%
D. 60%

Câu 98: Vết chợt có đặc điểm:

A. Tổn thương sâu

B. Không vượt quá màng đáy

C. Vượt quá màng đáy

D. Tổn thương lỏng

Câu 99: Cấu trúc mô học của lợi bao gồm:

A. Tổ chức biểu mô, Mô liên kết, Các mạch máu, Thần kinh

B. Tổ chức biểu mô, Mô liên kết

C. Mô liên kết, Các mạch máu, Thần kinh

D. Tổ chức biểu mô, Mạch máu, Thần kinh

Câu 100: Biểu mô phủ bề mặt vùng lợi bám dính:

A. Biểu mô lát tầng, không sừng hóa, gồm 4 lớp tế bào

B. Biểu mô lát tầng, sừng hóa, gồm 4 lớp tế bào

C. Biểu mô lát tầng, sừng hóa, gồm 5 lớp tế bào

D. Biểu mô lát tầng, không sừng hóa, gồm 5 lớp tế bào

Câu 101: Áp suất oxy tối thiểu để phân chia tế bào bình thường là:

A. 30 mmHg

B. 25 mmHg

C. 20 mmHg

D. 15 mmHg

Câu 102: Nhú dạng nấm có đặc điểm gì?

A. Cấu trúc hình nấm có đường kính 2mm

B. Phân chia lưỡi thành phần thân và phần gốc


C. Tập trung nhiều ở rãnh tận cùng

D. Chiếm số lượng nhiều hơn nhú dạng chỉ

Câu 103: Đặc điểm Mô học của Masticatory mucosa (MM):

A. Lớp dưới niêm mạc ở phía trên cơ

B. Lớp dưới niêm mạc rất mỏng hoặc không có

C. Lớp dưới niêm mạc có các hạt Fordyce

D. Biểu mô vảy lát tầng không sừng hóa

Câu 104: Nhú dạng lá có đặc điểm gì?

A. Dạng hình lá với biểu mô sừng hóa

B. Chiếm số lượng nhiều nhất

C. Hình nón, chóp nhọn

D. Gồm 4-11 dải chạy vuông góc với nhau ở mặt bên sau lưỡi

Câu 105: Về mặt nhai của các răng sau:

A. Múi ngoài răng sau dưới và múi trong răng sau trên nâng đỡ kích thước dọc
trong tư thế lồng múi, là múi chịu

B. Múi ngoài răng sau dưới và múi trong răng sau trên nâng đỡ kích thước dọc
trong tư thế lồng múi, là múi hướng dẫn

C. Múi trong răng sau dưới và múi ngoài răng sau trên nâng đỡ kích thước dọc
trong tư thế lồng múi, là múi chịu

D. Múi trong răng sau dưới và múi ngoài răng sau trên nâng đỡ kích thước dọc
trong tư thế lồng múi, là múi hướng dẫn

Câu 106: Về tư thế trục răng:


A. Tất cả các răng đều nghiêng so với đường thẳng đứng, theo 2 hướng ngoài
trong và gần xa

B. Độ nghiêng trục chân răng so với đường thẳng đứng là như nhau với các răng

C. Các răng hàm lớn được sắp xếp các trục gần như vuông góc với mặt phẳng
nhai
D. Chân trong của răng hàm lớn trên có độ nghiêng trong ít hơn so với các chân
ngoài

Câu 107: Đặc điểm chung của các múi hướng dẫn:

A. Tiếp xúc ở ngoại phần răng đối diện

B. Ngoại phần lớn hơn so với múi chịu

C. Ngoại phần có tiếp xúc ở tư thế lồng múi tối đa

D. Nội phần có xu hướng tiếp xúc ở trong bản nhai răng đối diện khi hàm dưới
trượt ngang

Câu 108: Về tư thế lồng múi:

A. Múi chịu có sự tiếp xúc ở nội phần và ngoại phần

B. Múi hướng dẫn có sự tiếp xúc ở ngoại phần

C. Một răng luôn tiếp xúc với hai răng đối diện

D. Múi chịu có sự tiếp xúc ở nội phần

Câu 109: Đặc điểm của sự lành thương sau khi cấy ghép Implant:

A. Sau 4 tuần, huyệt ổ răng được lấp đầy bởi xương

B. Sau 4 ngày, bắt đầu hình thành xương quanh Implant

C. Sau 1 tháng, đạt được sự ổn định trong việc kết nối xương và Implant

D. Lâu nhất sau 1 năm hoàn thành việc tái tạo xương quanh Implant

Câu 110: Trong giai đoạn lành thương, sự di chuyển của tế bào biểu mô bắt
đầu sau:

A. 12h

B. 24h

C. 48h

D. 72h

Câu 111: Đặc điểm dát xuất huyết


A. Tự tan sau 1-2 ngày

B. Không biến mất khi bị đè ép

C. Màu xám

D. Có tính chất viêm

Câu 112: Niêm mạc môi và má

A. Lớp đệm nằm trên lớp dưới niêm mạc không chứa mô mỡ

B. Biểu mô sừng hóa

C. Phủ mặt ngoài môi và má

D. Lớp dưới niêm mạc dính chặt vào cơ

You might also like