You are on page 1of 56

NANG VÙNG HÀM MẶT

THS. BS ĐỖ THỊ THẢO


MỤC TIÊU

• Chẩn đoán được các nang trong xương hàm

• Chẩn đoán được các nang ở mô mềm


NANG

là một khoang bệnh lý chứa dịch, bán dịch hoặc có


khí mà không phải hình thành do quá trình tạo mủ.
CẤU TẠO NANG

• Có 3 phần:
– Lòng nang: chứa dịch, chất bán dịch
như mảnh vụn tế bào, chất sừng hay
chất nhầy.
– Biểu mô lót lòng nang: sừng hoá, vảy
lát tầng không sừng hoá, giả lát tầng
hay biểu mô trụ.
– Vỏ: tổ chức liên kết chứa sợi xơ và
mạch máu
PHÂN LOẠI

1. Nang trong xương hàm

2. Nang ở mô mềm
NANG XƯƠNG HÀM

1. Nang quanh chóp

2. Nang thân răng

3. Nang sừng do răng

4. Nang mọc răng

5. Nang nướu ở trẻ sơ sinh


NANG MÔ MỀM

Nang niêm dịch

1. Nang nhầy môi

2. Nang nhái
PHẦN I: NANG XƯƠNG HÀM

1. Nang quanh chóp: Radicular cyst


2. Nang thân răng: Dentigerous cyst
3. Nang sừng do răng: Odontogenic keratocyst
4. Nang mọc răng: Eruption cyst
5. Nang nướu ở trẻ sơ sinh: Gingival cyst of the
newborn
TỈ LỆ CÁC LOẠI NANG

Nguồn: Mervyn Shear, Paul Speight (1992), Cyst of the Oral and Maxillofacial region. Blackwell
Munksgaard
TỈ LỆ CÁC LOẠI NANG

Nguồn: Mervyn Shear, Paul Speight (1992), Cyst of the Oral and Maxillofacial region. Blackwell
Munksgaard
NANG DO RĂNG
G : nang nướu R: nang tồn tại
E: nang mọc răng P: nang quanh chóp
L: nang bên răng D: nang thân răng
OKC: nang sừng do
ĐẶC ĐIỂM NANG TRONG XƯƠNG HÀM

• Phát triển chậm, làm di lệch chân răng hơn là


tiêu ngót chân răng
• Không có triệu chứng, trừ khi có nhiễm trùng,
phát hiện tình cờ qua chụp phim XQ
• Thấu quang đồng nhất với bờ viền rõ
• Ít khi gây gãy xương bệnh lý
1. NANG QUANH CHÓP
2. NANG QUANH CHÓP

• Thường gặp nhất

• Hiện diện ở chóp chân răng đã chết tuỷ do sâu


răng hay do chấn thương

• Thường ở vùng răng cửa hàm trên


2. NANG QUANH CHÓP
2. NANG QUANH CHÓP

• XQ:
– Vùng thấu quang hình tròn, viền rõ, > 1cm, liên quan
chóp chân răng chết tuỷ, viền rõ

– Khi nang nhiễm trùng thì viền không rõ

– Nang lớn gây tiêu ngót chân răng


2. NANG QUANH CHÓP

• Điều trị: có 3 cách


– Điều trị nội nha răng nguyên nhân

– Điều trị nội nha kèm phẫu thật lấy nang, cắt chóp
chân răng

– Nhổ răng kèm phẫu thuật lấy nang


2. NANG THÂN RĂNG
•Là nang bao bọc một phần hay toàn bộ thân răng không mọc
•Thường gặp ở tuổi thiếu niên, 20- 30 tuổi.
•Nam > nữ
•Thường liên quan đến răng khôn hàm dưới, kế đến là răng nanh, răng
cối nhỏ hàm dưới.
NANG THÂN RĂNG
PHÂN BỐ THEO TUỔI
1. NANG THÂN RĂNG
• Bệnh sinh: do rối loạn phát triển hoặc do yếu tố viêm nhiễm

• Nang dính với thân răng ở đường nối men xê măng


NANG THÂN RĂNG
LÂM SÀNG
• Nang nhỏ:

⁻ Ít có biểu hiện lâm sàng.

⁻ Phát hiện qua chụp phim XQ vì thiếu


răng vĩnh viễn, răng sữa không rụng

• Nang lớn:
⁻Gây phồng xương biến dạng mặt, không đau nhức.
⁻Lung lay răng kế cận
⁻Tê môi dưới
⁻Sưng đau chỗ phồng xương do nang bị bội nhiễm
NANG THÂN RĂNG
X QUANG
• Hình ảnh thấu quang một hốc bờ viền rõ liên quan đến
1 răng chưa mọc
• Có thể gây tiêu ngót chân răng kế cận
NANG THÂN RĂNG
VI THỂ
• Biểu mô lót lòng nang gồm 2-4 lớp tế bào lát tầng
không sừng hoá.

• Lớp vỏ xơ liên tục và phẳng.


3. NANG SỪNG DO RĂNG
• Có nguồn gốc từ những tế bào còn sót của lá răng

• Vị trí: bất kỳ, thường ở hàm dưới, nhất là vùng cành ngang, góc hàm,
cành lên.

• Gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Thường gặp: 10- 40 tuổi


3. NANG SỪNG DO RĂNG
• Lâm sàng:
– Phát triển chậm, không đau hoặc ít đau, phát triển tăng kích
thước theo chiều trước sau ở trong lòng tuỷ xương mà
không làm phồng xương.

– Khi nang nhỏ thì ít biểu hiện triệu chứng mà phát tình cờ khi
chụp X quang.

– Nang lớn gây sưng đau ít nhưng có thể không có triệu


chứng.
3. NANG SỪNG DO RĂNG
• X Quang:
– Thấu quang một hốc hoặc nhiều hốc, viền rõ, uốn lượn.

– Có thể liên quan đến một răng chưa mọc  chẩn đoán
phân biệt với nang thân răng
3. NANG SỪNG DO RĂNG

• Mô học:
– Thành mỏng được lót bởi lớp
biểu mô lát tầng từ 6- 10 hàng
tế bào

– Tế bào đáy xếp thành hàng rào

– Bề mặt là lớp sừng hoá có các


nếp gợn
3. NANG SỪNG DO RĂNG

• Điều trị: phẫu thuật cắt nang

• Tỉ lệ tái phát cao (25%- 60%), nhiều hơn các


nang do răng khác
Ca lâm sàng
HỘI CHỨNG CARCINOM TẾ BÀO ĐÁY
DẠNG NEVI (Hội chứng Gorlin)
• Bệnh di truyền nhiễm sắc thể trội
• Đặc điểm:
– Dạng xa nhẹ hai mắt
– Nhiều nang sừng trong xương hàm
– Nhiều carcinom tế bào đáy ở da
– Xương sườn chẻ đôi
– Nhiều nang dạng thượng bì ở da
– Canxi hoá ở não
– Xương bàn tay ngắn
– Nhiều polype ở đường tiêu hoá
– Khe hở môi
HỘI CHỨNG CARCINOM
TẾ BÀO ĐÁY DẠNG NEVI
CA LÂM SÀNG
NGUYỄN THỊ THANH B.
4. NANG MỌC RĂNG
• Là biến thể của nang thân răng, xuất hiện khi răng đã
mọc dưới nướu
• Thường gặp ở trẻ em, răng sữa hoặc răng vĩnh viễn
4. NANG MỌC RĂNG
• Lâm sàng:
– Phồng nhẹ niêm mạc nướu ở một răng đang mọc

– Niêm mạc màu xanh tím


CA LÂM SÀNG
5. NANG NƯỚU Ở TRẺ SƠ SINH

• Nguồn gốc: từ những tế bào còn sót của lá răng,

• Lâm sàng:
– Ở vùng niêm mạc xương ổ răng

– Một hay nhiều hòn nhỏ dạng nang, màu kem hoặc
màu trắng ở trẻ sơ sinh < 3 tháng tuổi

– Chứa chất sừng

• Tự hết, không cần điều trị


5. NANG NƯỚU Ở TRẺ SƠ SINH
6. NANG NIÊM DỊCH

6.1. Nang nhầy môi

6.2. Nang nhái


6.1. NANG NHẦY MÔI
(Mucocele)

•Thường theo sau một chấn thương

•Hay gặp ở tuyến nước bọt phụ ở niêm mạc

môi dưới

•Ngoài ra: khẩu cái, má lưỡi, sàn miệng.

Nguồn: Sapp J.P., Eversole L.R., Wysocki G.P. (2004). “Comtemporary oral and maxillofacial pathology”.
Mosby, 2nd edition
6.1. NANG NHẦY MÔI
(Mucocele)
6.1. NANG NHẦY MÔI
(Mucocele)
6.1. NANG NHẦY MÔI
(Mucocele)
6.1. NANG NHẦY MÔI
(Mucocele)
Lâm sàng:

– Khối sưng nhỏ, giới hạn rõ như mụn nước, vài mm - vài cm.

– Màu hơi xanh hoặc màu bình thường giống niêm mạc

– Xuất hiện vài ngày và tồn tại dai dẳng trong nhiều tháng

– Thỉnh thoảng vỡ thoát chất dịch trong hơi nhờn, tái phát.
6.1. NANG NHẦY MÔI
(Mucocele)
6.1. NANG NHẦY MÔI
(Mucocele)
• Điều trị: phẫu thuật cắt bỏ, đôi lúc tái phát
6.2. NANG NHÁI
(Ranula)
• Là dạng nang nhầy môi đặc biệt xuất hiện ở sàn
miệng của tuyến dưới luỡi

• Nguyên nhân: chấn thương.

• Lâm sàng: khối sưng phát triển chậm ở một bên của
sàn miệng, màu hơi tím hay xanh xanh.

• Điều trị: khâu lộn túi.


6.2. NANG NHÁI
(Ranula)
TÓM LẠI
1. Nang quanh chóp
2. Nang thân răng
3. Nang sừng do răng
4. Nang mọc răng
5. Nang nướu ở trẻ sơ sinh
6. Nang nhầy môi
7. Nang nhái
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Sơn (2013), Bệnh lý và Phẫu thuật hàm mặt, tập 2, Viện Đào Tạo răng Hàm Mặt, Trường
đại Học Y Hà Nội, NXB Giáo Dục Việt Nam

2. Philip Sharp J.,Eversole L. R., Wysocki G.P. (2004) “Contemporary oral and maxillofacial
pathology”, Mosby, the second Edition.

3. Cawson R. A., Odell E. W.(2002), “Essentials of oral pathology and oral medicine”, Churchill
Livingstone, the seventh edition

4. Crispian Scully, Oral and Maxillofacial Medicine, Elsevier, 2004.

5. Barnes L., Eveson J.W., Reichart P., Sidransky D. (2005). “Pathology and genetics of head and
neck tumours”. World Health Organization Clasification of Tumours, IARC Press: Lyon, pp. 287-
300.

6. Mervyn Shear, Paul Speight (1992), “Cyst of the Oral and Maxillofacial region”. Blackwell
Munksgaard

You might also like