You are on page 1of 110

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

KHOA Y
BỘ MÔN LIÊN CHUYÊN KHOA

NANG VÙNG HÀM MẶT


Mục tiêu
1. Nêu định nghĩa nang vùng hàm mặt và cấu tạo
cơ bản của nang.
2. Phân loại nang vùng hàm mặt theo WHO (1992).
3. Trình bày các đặc điểm chung về lâm sàng, X
quang của nang vùng hàm mặt.
4. Trình bày đặc điểm lâm sàng, X quang của một
số nang vùng hàm mặt đặc trưng.
5. Trình bày các phương pháp điều trị nang vùng
hàm mặt.
Định nghĩa
• Nang là một u giả lành tính, phát triển
bằng cách chèn ép những mô lân cận.

• Nang là một hốc bệnh lý có chứa dịch


loãng hay sền sệt, thường được lót bằng
lớp tế bào biểu mô và bao quanh là vách
mô liên kết.
Cấu tạo cơ bản gồm 3 thành phần:
•Lòng nang: chứa dịch, chất bán dịch như
mảnh vụn tế bào, chất sừng hay chất nhầy.
•Biểu mô lót lòng nang: sừng hóa, vảy lát
tầng không sừng hóa, giả lát tầng hay biểu
mô trụ...
•Vỏ: tổ chức liên kết sợi xơ và mạch máu
Phân loại
Phân loại của WHO (1992) được coi là phân
loại chuẩn và được áp dụng phổ biến trên toàn
thế giới. Nang vùng hàm mặt được phân loại
dựa trên 3 yếu tố:
•Vị trí: ở xương hàm, mô mềm ở mặt và cổ.
•Loại tế bào: lót bởi biểu mô hay không được
lót bởi biểu mô.
•Sinh bệnh học: nguồn gốc do phát triển hay
do viêm.
Nang xương hàm
Nang lót bởi biểu mô
• Nguồn gốc do phát triển
Phân loại
NANG DO RĂNG NANG KHÔNG DO RĂNG

Nang thân răng


Nang sừng do răng Nang ống mũi khẩu
Nang mọc răng Nang mũi môi
Nang có nguồn gốc do viêm
• Nang quanh chóp
• Nang tồn tại
Nang không lót biểu mô
•Nang xương đơn độc
•Nang phình mạch
Nang liên quan xoang hàm
•Nang niêm dịch lành tính ở xoang hàm trên
Nang mô mềm ở miệng, mặt, cổ
•Nang biểu mô lympho (nang khe mang)
•Nang ống giáp lưỡi
•Nang của tuyến nước bọt: nang nhầy, nang
nhái...
Dịch tể học
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước ghi
nhận
- Nang do răng: nang quanh chóp hay gặp
nhất, sau đó đến nang thân răng và nang
sừng do răng.
- Nang không do răng: hay gặp nhất là nang
ống mũi khẩu cái.
• Nghiên cứu của Jones và cộng sự (2006)
trên 7121 nang do răng:
• Nang quanh chóp chiếm 52,3%,
• Nang thân răng là 18,1%,
• Nang sừng do răng là 11,6%.
• Tại Việt Nam, Huỳnh Anh Lan (1992) đã
thống kê 298 ca u và nang xương hàm thì
thấy nang do răng chiếm tỷ lệ 82%, trong
đó nang quanh chóp chiếm 38%.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Giai đọan tiềm ẩn

Giai đọan biến dạng xương

Giai đọan phá vỡ bề mặt xương

Giai đọan tạo đường dò và gây biến chứng


Các giai đoạn LS nang xương hàm
Giai đoạn tiềm ẩn Chưa có biểu hiện rõ rệt

Nổi phồng bề mặt xương


Biến dạng xương
Cảm giác nặng, đau xương hàm
hàm
Sờ có cảm giác giống trái ping pong

Nhanh chậm tùy vị trí nang


Phá vỡ xương Xương phía ngoài bị tiêu hủy mỏng dần
hàm Nang nằm ngay dưới niêm mạc
Sờ cảm giác u lùng nhùng

NM phủ mỏng dần


Tạo đường dò gây
Nang vỡ tạo dường dò ra da, niêm mạc
biến chứng
Dễ nhiễm trùng
Cận lâm sàng
Phim toàn cảnh (phim Panoramic)
Phim quanh chóp
Vùng thấu quang (có màu đen) đồng nhất
Hình tròn hay bầu dục
Đường viền cản quang, liên tục
Nếu bội nhiễm thì đường viền sẽ mờ,
không rõ.
• Vách ngăn: những nang lớn như nang
sừng do răng hầu hết có hình ảnh đa hốc
vì những góc của thành xương
PP Điều trị
• PHẪU THUẬT KHÂU LỘN BAO NANG
• PHẪU THUẬT KHOÉT NANG
• PHẪU THUẬT MÀI XƯƠNG QUANH
NANG
• PHẪU THUẬT CẮT NGUYÊN KHỐI
• PHẪU THUẬT CẮT ĐOẠN XƯƠNG HÀM
• THÁO KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM
PHẪU THUẬT KHÂU LỘN BAO NANG
PHẪU THUẬT KHOÉT NANG
• Chỉ định:
- Các nang có ranh giới rõ ràng giữa chúng
với xương xung quanh: nang thân răng,
nang chân răng, nang bên răng…
- Chống chỉ định: nang sừng, u men, u ác, u
hỗn hợp.
PHẪU THUẬT CẮT XƯƠNG QUANH NANG
PHẪU THUẬT CẮT NGUYÊN KHỐI
PHẪU THUẬT CẮT ĐOẠN XƯƠNG HÀM
Một số nang đặc trưng
1. Nang quanh chóp
Được hình thành từ tổ chức viêm ở
quanh cuốn răng có tủy hoại tử.
Lâm sàng
- Thường gặp nhất
- Tiến triển chậm, âm thầm và thường không có
triệu chứng cho đến khi nang to gây phồng xương
hoặc nang nhiễm trùng sưng đau.
- Khi nang làm phồng xương, sờ có cảm giác như
ping pong.
- Nếu nang phá vỡ vỏ xương ra phần mềm, sờ
thấy mềm, lún. Răng liên quan thường chết tủy.
- Nang phát triển to làm lung lay răng kế cận
-Nếu gần dây TK gây mất cảm giác
Tiến triển lan rộng
X quang
•Thấu quang đồng nhất hình tròn hoặc bầu dục,
bờ viền rõ, Bờ viền nang liên tục với phiến cứng
của chân răng bị ảnh hưởng.
•Dây chằng nha chu giãn rộng.
•Nang tiến triển lâu có thể gây tiêu chân răng
nguyên nhân và chân răng lân cận. Nang nhiễm
khuẩn thì ranh giới nang trở nên không rõ ràng
Điều trị:

Có 3 phương pháp điều


trị:
• Điều trị nội nha: Tổn
thương nang nhỏ, có thể
khỏi chỉ bằng điều trị nội
nha, sát khuẩn, dẫn lưu
tốt dịch viêm ra ngoài và
trám bít kín ống tuỷ.
• Điều trị nội nha kết hợp với phẫu thuật cắt
chóp răng:
Sau khi trám bít ống tuỷ, phẫu thuật khoét
nang và cắt phần chân răng nằm trong
lòng nang và trám ngược từ chóp răng.
• Phẫu thuật khoét nang, nhổ răng nguyên
nhân và nạo vét ổ viêm. Phương pháp này
thường áp dụng cho những nang lớn, tiêu
xương rộng và hoặc phần chân răng còn
lại quá ít không đủ giữ răng ổn định.
2.Nang thân răng
- Nang phổ biến thứ hai sau nang quanh
chóp
- Nang thân răng là nang bao bọc một phần
hay toàn bộ thân răng của một răng không
mọc. Nang dính với thân răng ở tiếp giáp
men - cement. 
• Nang thân răng thường phát triển một
cách âm thầm tới kích thước đáng kể.
• Khi nang có kích thước nhỏ thường không
có biểu hiện lâm sàng, được phát hiện
tình cờ khi chụp X quang vì thiếu răng
vĩnh viễn, răng sữa không rụng, răng kế
cận nghiêng, xoay trục...
Khi nang đạt kích thước lớn có thể có triệu
chứng sau:
•Phồng xương gây biến dạng mặt mà không đau
nhức.
•Lung lay răng kế cận vị trí răng chưa mọc hoặc
răng sữa không rụng.
•Tê môi dưới do nang to chèn vào ống răng dưới.
•Sưng đau chỗ phồng xương do nang bị bội
nhiễm
- Liên hệ răng ngầm, răng thừa, mọc trễ
- R3 , R8 thường bị nhất
- Khối sưng to sẽ đẩy lệch răng lân cận 
lung lay răng
X quang
•Vùng thấu quang đồng nhất, bờ viền rõ liên
quan đến thân răng của một răng chưa mọc.
Thường thân răng liên quan nằm trong
nang, thỉnh thoảng nang có thể nằm ở phía
bên của răng.
Điều trị

•Nang có kích thước nhỏ hoặc vừa,


hướng của răng ngầm không thuận lợi
cho việc mọc đúng vị trí: phẫu thuật bóc
tách khoét nang và lấy răng ngầm.
• Nang kích thước lớn phá huỷ xương
nhiều, nếu khoét nang có nguy cơ gãy
xương hoặc bệnh nhân có thể trạng yếu
không phẫu thuật được: mở thông nang,
giảm áp lực trong lòng nang, theo dõi sau
một thời gian khi nang bé lại sẽ phẫu thuật
thì 2 bóc tách khoét nang.
3. Nang mọc răng

Nang mọc răng về cơ bản cũng là một nang


thân răng nhưng ở mô mềm trên một răng
đang mọc.
Trong khi nang thân răng phát triển xung
quanh thân của răng ngầm nằm trong
xương thì nang mọc răng xuất hiện khi răng
đó đã mọc dưới nướu.
Lâm sàng
•Nang mọc răng làm phồng nhẹ nướu ở trên
1 răng đang mọc, do thường bị sang chấn
khi ăn nhai nên dịch trong nang nhìn qua
nướu thường có màu xanh tím. Vì vậy, nang
mọc răng còn gọi là nang máu do mọc răng.
X quang
•Do vị trí nằm ngoài xương nên hình ảnh
của nang mọc răng trên phim X quang giống
một khối mô mềm
Điều trị
• Khi nang có lỗ mở tự phát thì không cần
can thiệp phẫu thuật, tuy nhiên một vài
trường hợp cần phải khâu lộn túi để bộc lộ
răng.
4. Nang tồn tại (Nang lưu sót)

Khái niệm nang tồn tại chỉ nang viêm nhiễm


vùng hàm mặt vẫn tồn tại sau khi nhổ răng.
X quang
Nang có hình ảnh thấu quang đồng nhất
hình tròn hoặc bầu dục ở vùng mất răng.
• Xử trí: nạo nang
5.Nang sừng do răng
• Nang sừng do răng là một dạng đặc biệt
(dạng biệt hóa) của nang do răng. Nó
được hình thành từ tế bào sót của lá răng.
Lâm sàng
• Nhỏ chỉ tình cờ phát hiện khi chụp X quang. Các
nang lớn có thể có triệu chứng: đau, sưng hoặc có
lỗ dò.
• Nang sừng có xu hướng tăng kích thước theo
chiều trước sau ở trong lòng tủy xương mà không
làm phồng xương. Đây là đặc điểm giúp chẩn đoán
phân biệt giữa nang sừng với nang thân răng và
nang quanh chóp vì các nang này khi tăng kích
thước thường làm phồng xương.
X quang
•Nang có hình ảnh thấu quang đồng nhất
với bờ viền cản quang dày. Ở những tổn
thương lớn thỉnh thoảng có hình ảnh thấu
quang đa hốc.
•Nang sừng do răng ít gây tiêu chân răng
lân cận hơn so với nang thân răng và nang
quanh chóp.
Điều trị
• Hầu hết các nang sừng được điều trị bằng
cách khoét nang và nạo. Nang sừng rất
khó có thể bóc tách nguyên khối do vỏ
nang mỏng và dễ bị rách. Có tỉ lệ tái phát
cao lên đến 60% bởi vì khó có thể lấy hết
toàn bộ bao nang
• Nhiều phẫu thuật viên đề nghị dùng mũi khoan
xương để lấy bỏ tổ chức xương xung quanh
nang để làm giảm tỷ lệ tái phát.
• Một số khác lại đề nghị dùng dung dịch Carnoy
có tác dụng đốt hoá học tổ chức xương xung
quanh nang sau phẫu thuật khoét bỏ nang.
Dung dịch Carnoy cũng được sử dụng tiêm vào
trong lòng nang giúp dễ bóc tách nang khỏi
xương hơn, do đó cũng làm giảm tỷ lệ tái phát.
6. Nang ống mũi khẩu cái

• Nang ống mũi khẩu hay còn gọi là nang


ống răng cửa, là loại nang xương hàm
không do răng thường gặp nhất.
• Nang có nguồn gốc từ biểu mô vùi kẹt
của ống mũi khẩu cái, một cấu trúc phôi
thai nối giữa khoang mũi và khoang miệng
ở khu vực ống răng cửa.
Lâm sàng
•Phồng ngách tiền đình hàm trên hoặc
phồng khẩu cái chỗ sau các răng cửa. Đôi
khi có đau và dò mủ. Tuy nhiên, nhiều
trường hợp không có biểu hiện lâm sàng và
phát hiện tình cờ qua phim X quang.
X quang
•Là một vùng thấu quang đồng nhất nằm ở
đường giữa vùng răng cửa hàm trên.
• Nên dùng X quang để kiểm tra phiến cứng
của các răng cửa.
• Điều trị: khoét nang
Nang mô mềm
– Nang ống giáp lưỡi.
– Nang khe mang.
– Nang dạng bì (nang dạng da sàn
miệng)
Nang ống giáp lưỡi
Nang ống giáp lưỡi
• Dị tật bẩm sinh do sự
bất thường trong quá
trình phôi thai hình
thành tuyến giáp.
• Nang hình thành do
một phần ống giáp
lưỡi ( đáng lẻ tiêu đi)
sót lại tạo thành.
Nang biểu bì
• Nang biểu bì bao
giờ cũng ở chính
giữa sàn miệng
• Có vỏ dày và có
chứa bã đậu.
Nang nhái
XIN CẢM ƠN!

You might also like