You are on page 1of 32

GÂY TÊ VÙNG DÂY THẦN KINH HÀM TRÊN

I - KỸ THUẬT GÂY TÊ VÙNG DÂY THẦN KINH HÀM TRÊN

Là kỹ thuật gây tê chặn nhằm đạt được hiệu quả tê ở tầng giữa của mặt,
thường dùng đối với các can thiệp phẫu thuật ở cung hàm trên sau khi thực hiện
gây tê ở cả hai bên.

1. Chỉ định

– Gây tê toàn vùng do nhánh dây thần kinh V2 phân bố cảm giác để phẫu thuật.

– Các trường hợp không thể gây tê các phân nhánh của V2 hay tại chỗ do nhiễm
trùng hay chấn thương.

– Chẩn đoán và điều trị chứng đau nhánh thần kinh V2 của dây thần kinh V.

2. Vùng tê

Các răng của nửa hàm trên bên tiêm (bao gồm tủy răng và mô nha chu),
xương ổ răng và niêm mạc phủ bên ngoài, khẩu cái cứng và mềm, môi trên, má
trước, bên cánh mũi và mi mắt dưới.

3. Chống chỉ định

Bác sĩ chưa có kinh nghiệm; bệnh nhân có nhiễm trùng hay viêm cấp tính
tại vị trí tiêm; bệnh nhân trẻ em do cấu trúc giải phẫu học thay đổi, ít hợp tác và
có nhiều kỹ thuật khác phù hợp hơn; bệnh nhân không hợp tác; bệnh nhân có
nguy cơ xuất huyết (bệnh nhân bệnh huyết hữu).

4. Kỹ thuật

4.1. Kỹ thuật trong miệng

4.1.1 tiêm trên lồi củ

– Điểm chuẩn: đáy hành lang vùng răng cối lớn thứ ba hàm trên và lồi củ hàm
trên.

– Điểm đến của kim: hố chân bướm - khẩu cái.

– Kỹ thuật tiêm:
Đứng bên phải bệnh nhân (tay trái vòng qua đầu bệnh nhân nếu tiêm bên
trái). Mặt nhai hàm trên nghiêng 45 với sàn nhà khi bệnh nhân há miệng. Ngón
trỏ trái theo rãnh ngách lợi tới chỗ lõm nơi mặt sau mỏm gò má của xương hàm
trên. Bệnh nhân hơi ngậm miệng (cho má đỡ căng), phần thịt ngón trỏ trái vẫn ở
mỏm gò má, ngón nghiêng 45 độ với mặt đứng dọc giữa trong mặt phẳng song
song với mặt nhai răng cối trên. Sát trùng nơi tiêm và đâm kim theo hướng ngón
trỏ như vị trí trên và kim phân đôi ngón tay, vị trí kim ở phía cao của đáy hành
lang vùng răng cối lớn thứ ba trên, mặt vát kim áp sát xương. Đẩy kim theo mức
3cm đã ghi dấu theo hướng vào trong, lên trên và ra sau, khi đẩy kim không gặp
điểm vướng, nếu có thể do góc độ giữa kim và mặt phẳng dọc giữa quá lớn. Ở
vị trí này kim sẽ qua rãnh chân bướm hàm và kề với hố chân bướm - khẩu cái,
nơi có thần kinh hàm trên. Hút kiểm tra, nếu không thấy máu thì bơm chậm
chừng 2ml dung dịch thuốc tê.

Trong lúc gây tê có thể xảy ra bọc tụ máu ở phía sâu làm phù đáng kể vùng
má do tổn thương động mạch răng trên sau.

4.1.2. tiêm ở ống khẩu cái lớn

– Điểm chuẩn: lỗ khẩu cái lớn (lỗ khẩu cái sau).

– Điểm đến của kim: hố chân bướm - khẩu cái.

– Kỹ thuật tiêm:

+ Đầu ngón trỏ trái đặt bên lỗ khẩu cái lớn, thường cách viền nướu 1cm, ở giữa
răng cối trên thứ 2 và thứ 3, ngay ranh giới giữa xương khẩu cái và xương hàm
trên, lỗ này là miệng của ống khẩu cái lớn, ống bắt đầu từ phần dưới của hố
chân bướm khẩu cái chạy xuống dưới, ra trước, hơi vào trong và mở vào lỗ
khẩu cái lớn.

Theo nghiên cứu trên 204 xương hàm người Châu Âu (Malamed và
Trigger 1983), vị trí lỗ khẩu cái lớn không bao giờ nằm trước răng cối lớn thứ
hai, có 39% trường hợp lỗ nằm ngay chân trong của của răng cối lớn thứ hai,
50% trường hợp ở giữa hai chân trong của răng cối lớn thứ hai và răng khôn,
10% trường hợp nằm sau chân trong của răng khôn.

– Đâm kim theo hướng từ phía đối diện và vuông góc với bề mặt niêm mạc nơi
lỗ khẩu cái lớn, gây tê tại vị trí miệng lỗ rồi chọc tìm đúng lỗ và đẩy kim theo
mức 3,5cm đã ghi dấu (rất chậm và không được vướng mắc gì, nếu có trở ngại
thì rút kim ra rồi đâm nhẹ trở lại), hướng kim ra sau và hơi ra ngoài. Hiệu quả tê
đạt được khi kim đạt được độ sâu khoảng 2/3 chiều dài của ống khẩu cái lớn.
Chiều sâu đâm

kim tối đa được định bằng cách đo chiều cao của thân xương hàm trên từ bờ
dưới ổ mắt đến bờ tự do của xương răng vùng răng nanh hay răng cối nhỏ, kim
không nên đi quá xa vào trong hố chân bướm khẩu cái, nhất là ở phần cao của
hố nơi có nhiều nhánh động mạch hàm trong. Bơm chậm khoảng 2ml dung dịch
thuốc tê.

4.2. Kỹ thuật ngoài miệng

– Quy trình vô trùng (chuẩn bị da nơi tiêm, rửa tay, mang găng).

– Đánh dấu chỗ lõm mặt dưới điểm giữa cung gò má trên khuyết sigma (định vị
bằng cách bảo bệnh nhân nhai).
– Dùng ống tiêm bơm hút được, có kim dài chừng 8cm, được ghi dấu nơi
4,5cm, đâm thẳng góc với mặt đứng dọc giữa (mặt da) tới khi đụng xương chân
bướm.

– Kéo nhẹ kim rồi đẩy hơi lên trên và ra phía trước tới dấu ghi.

– Hút kiểm tra nếu không thấy chạm mạch máu thì bơm chậm 2 – 3ml dung
dịch thuốc tê (cứ bơm mỗi 0,5ml lại hút kiểm tra một lần).Dấu hiệu gây tê thành
công: xuất hiện cảm giác tê ở mí dưới, phần bên mũi, môi trên sau khi tiêm
khoảng 3 - 5 phút.

5. Ưu, nhược điểm

Ưu điểm: tỷ lệ thành công cao nếu thực hiện đúng kỹ thuật, giảm số lần đâm
kim và lượng thuốc tê nếu thay bằng hàng loạt mũi đâm kim tại các nhánh và
nhánh tận.

Nhược điểm: khó thực hiện, nguy cơ thành lập bọc máu, xuất huyết nhất là tiêm
ở vị trí trên lồi củ, đau khi tiêm ở lỗ khẩu cái lớn.

6. Thất bại

Khi kim không đạt đúng độ sâu thích hợp và kim không đi đúng vào ống khẩu
cái lớn.

7. Biến chứng
– Xuất huyết và thành lập bọc máu nếu kim đâm trúng các nhánh động mạch
quan trọng: động mạch hàm trong (phía dưới kim), động mạch thái dương, phân
nhánh của động mạch hàm trong, động mạch ngang của mặt nằm ở nông (phía
trên hoặc dưới kim).

– Đâm kim quá sâu khi đi theo đường ống khẩu cái lớn đến gần hốc mắt và
thuốc tê khuếch tán vào hốc mắt gây ra các biến chứng tại mắt như: phù xung
quanh mắt, song thị, mù tạm thời. Chú ý giảm độ sâu của kim đối với bệnh nhân
trẻ hay trẻ em.

– Đâm vào hố mũi nếu theo đường ống khẩu cái lớn và kim bị lệch vào giữa,
bệnh nhân thấy thuốc tê chảy xuống họng hay hút kiểm tra thấy có không khí.

Gây tê chặn thần kinh hàm trên (V2) – NhasiUpdate.

II - KỸ THUẬT GÂY TÊ DÂY THẦN KINH XƯƠNG Ổ TRÊN SAU (thần


kinh răng trên sau)

1. Chỉ định

Các thủ thuật cho răng cối lớn trên cùng bên và các mô nâng đỡ khi gây tê tại
chỗ không hiệu quả hay có chống chỉ định. Cần lưu ý các phân bố thần kinh
phía màng niêm khẩu cái.

2. Chống chỉ định

Bệnh nhân có rối loạn đông máu.

3. Vùng tê

– Các răng cối trên (trừ chân ngoài gần răng cối thứ nhất).

– Xương ổ mặt ngoài các răng cối và các cấu trúc bao phủ bên ngoài.

4. Kỹ thuật

– Điểm chuẩn: phía trên đáy hành lang vùng răng cối lớn thứ ba.

– Điểm đến của kim: thần kinh răng trên sau ở phía sau và trên bờ sau của
xương hàm trên.
– Kỹ thuật tiêm:

+ Bác sĩ đứng bên phải bệnh nhân (tay trái vòng qua đầu bệnh nhân nếu tiêm
bên trái).

+ Mặt nhai hàm trên nghiêng 45 với sàn nhà khi bệnh nhân há miệng.

+ Ngón trỏ trái theo rãnh ngách lợi tới chỗ lõm nơi mặt sau mỏm gò má của
xương hàm trên.

+ Bệnh nhân hơi ngậm miệng cho má đỡ căng, phần mềm ngón trỏ trái vẫn ở
mỏm gò má và nghiêng 45 với mặt đứng dọc giữa, trong mặt thẳng góc với mặt
nhai răng cối trên.

+ Sát trùng nơi tiêm và đâm kim theo hướng ngón trỏ như vị trí trên và kim
phân đôi ngón tay, vị trí kim ở trên cao của đáy hành lang vùng răng 8 trên.

+ Đẩy kim chừng 1,5 - 2cm theo hướng vào trong, lên trên và hơi ra sau trong
cùng một động tác:

* Lên trên: kim nghiêng khoảng một góc 45 độ so với mặt phẳng nhai.

* Vào trong: kim nghiêng khoảng 45 độ so với mặt phẳng dọc giữa.

* Ra sau: kim nghiêng khoảng 45 độ so với trục răng cối lớn thứ 2.
Khi đẩy, kim không gặp trở ngại gì và bệnh nhân không cảm thấy khó chịu, nếu
kim gặp điểm cản có thể do góc độ giữa kim và mặt phẳng dọc giữa quá lớn,
nên kéo kim lùi nhẹ và đâm lại theo hướng mới chính xác hơn.

Đối với người lớn, khi kim ở độ sâu khoảng 16mm, đầu kim sẽ tiếp xúc với
nơi thần kinh răng trên sau đi vào mặt sau xương hàm trên; còn ở trẻ em và
người trẻ đâm kim ít sâu hơn (khoảng 10 - 14mm).

Độ sâu của kim còn tùy thuộc vào vóc dáng của bệnh nhân.

– Hút kiểm tra, nếu không thấy chạm mạch máu thì bơm chậm chừng 1 - 1,5ml
dung dịch thuốc tê.

– Dây thần kinh xương ổ trên sau còn được gây tê bằng cách tiêm vào lỗ khẩu
cái lớn như kỹ thuật gây tê vùng dây thần kinh hàm trên nhưng mức đâm kim ít
sâu hơn (khoảng 2 - 2,5cm).

– Dấu hiệu tê: can thiệp không đau trên răng cối lớn trên.

5. Ưu, nhược điểm

Ưu điểm: ít đau do tiêm vào trong mô mềm và không tiếp xúc xương, tỷ lệ
thành công cao (95%), giảm số lần đâm kim và lượng thuốc tê sử dụng.

Nhược điểm: nguy cơ thành lập bọc máu, có thể lan tỏa gây khó chịu và trở ngại
cho bệnh nhân. Không kiểm soát đau hiệu quả trên răng cối lớn thứ nhất.
6. Thất bại

Khi kim đâm bị lệch sang bên quá nhiều sẽ đụng xương ngay khi chưa đến độ
sâu thích hợp, hoặc kim đâm nông làm kém hiệu quả tê, hoặc kim đâm quá sâu
làm tăng nguy cơ thành lập bọc máu.

7. Biến chứng

– Thành lập bọc máu do kim đâm quá sâu vào đám rối chân bướm hay động
mạch hàm trong.

– Tê hàm dưới: nhánh thần kinh hàm dưới ở vị trí gần kề với thần kinh răng trên
sau, nếu tiêm thuốc tê hơi lệch sang bên so với vị trí chuẩn sẽ làm tê thần kinh
hàm dưới ở nhiều mức độ khác nhau.

https://nhasiupdate.com/gay-te-chan-than-kinh-rang-tren-sau-tkrts/
III - KỸ THUẬT GÂY TÊ DÂY THẦN KINH XƯƠNG Ổ TRÊN GIỮA
(thần kinh răng trên giữa)
https://nhasiupdate.com/gay-te-can-chan-than-kinh-rang-tren-giua-bo-truoc-
amsa/
Kỹ thuật này được mô tả lần đầu tiên bởi Friedman và Hochman trong quá trình
nghiên cứu và phát triển CLAD (hệ thống gây tê bằng máy). AMSA giúp tê tủy
của nhiều răng hàm trên (răng cửa, răng nanh và cả nhỏ 1 bên) chỉ bằng 1 lần
đâm kim tại 1 vị trí trên khẩu cái cứng. Vị trí này được xác định bằng 1 nửa
đường giữa khẩu cái đến đường viền nướu, đi qua tiếp điểm của R4 và R5 hàm
trên

Hình: Vị trí đâm kim gây tê khi gây tê chặn thần kinh răng trên giữa trước
Gây tê AMSA nói chính xác hơn là gây tê chặn các nhánh tận của TK răng trên
trước (ASA) (đám rối thần kinh răng – subneural dental plexus). TK răng trên
giữa (MSA) được coi là thần kinh chi phối các răng cối nhỏ hàm trên và chân
GN R6. TK răng trên trước thì chi phối cho các răng cửa và răng nanh. Đám rối
thần kinh, nơi mà 2 dây này nhập lại, chính là mô đích khi gây tê AMSA. Mặc
dù nhiều nghiên cứu cho rằng, tỉ lệ người không có TK răng trên giữa khá cao,
nhưng cho dù vậy, đám rối thần kinh răng vẫn luôn hiện diện để chi phối cho
các răng từ răng cửa đến răng cối nhỏ ở mọi trường hợp. Khi gây tê chặn
AMSA thì sẽ gây tê chặn luôn đám rối này của TK răng trên trước (trong những
trường hợp TK răng trên giữa không hiện diện).

Sự hội tụ của các nhánh thần kinh răng trên trước và răng trên giữa tạo nên đám
rối thần kinh răng ở vùng chóp các răng cối nhỏ

Hình 2: Gây tê thần kinh răng trên giữa trước A. Nhìn từ phần khẩu cái B. Nhìn
từ mặt ngoài

Vị trí đâm kim là tại nơi hội tụ của 2 dây thần kinh này (răng trên giữa và răng
trên trước). Bơm thuốc tê vào đây cho phép thuốc tê khuếch tán qua các ống
dinh dưỡng (nutrient canal) và phần xương vỏ của xương khẩu cái để đến đám
rối thần kinh răng tại đây.
Hình 3: Mốc giải phẫu AMSA – sự hiện diện của những ống dinh dưỡng
(nutrient canal).

ống dinh dưỡng

Gây tê chặn AMSA rất quan trọng trong nhiều thủ thuật nha khoa phục hồi —
thẩm mỹ, khi mà bác sĩ mong muốn đánh giá đường cười của bệnh nhân 1 cách
tự nhiên nhất. Vì gây tê phía khẩu cái nên các cơ mặt và môi không bị tê.
Hình 5: Ảnh hưởng của gây tê lên đường cười. (4) Khi gây tê chặn AMSA và
(B) khi gây tê theo cách truyền thống.

Ngoài ra, kỹ thuật gây tê này còn hữu ích khi nạo túi nha chu hay xử lý mặt gốc
răng cho hàm trên, vì nó giúp mô mềm và nướu dính của những răng liên quan.

Gây tê AMSA bằng máy C-CLAD giúp hạn chế tối đa chấn thương mô.

Nhánh thần kinh bị tê


1. Thần kinh răng trên trước (ASA).
2. Thần kinh răng trên giữa (MSA – nếu có hiện diện).
3. Đám rối thần kinh răng (nơi hội tụ của thần kinh răng trên trước và thần kinh
răng trên giữa).

Vùng tê
1. Tủy răng các răng cửa, răng nanh và răng cối nhỏ 2 bên

Hình 6: vùng tê khi gây tê chặn

2. Nướu dính mặt ngoài của những răng này


3. Nướu dính phía khẩu cái từ đường giữa cho đến đường viền nướu của những
răng này.

Chỉ định
1. Thủ thật liên quan đến nhiều răng trước hàm trên hoặc mô mềm liên quan đến
những răng này.
2. Cạo vôi hay xử lý mặt gốc răng cho nhiều răng trước hàm trên.
3. Khi cần đánh giá đường cười 1 cách tự nhiên nhất trong những thủ thuật
phục hồi thẩm mỹ răng
4. Khi gây tê mặt ngoài thất bại do xương vỏ quá dày.

Chống chỉ định


1. Viêm hoặc nhiễm trùng tại vị trí tiêm
2. Điều trị 1 răng.
3. Mô khẩu cái mỏng bất thường.
4. Thủ thuật kéo dài hơn 90 phút.

Ưu điểm
1. Giúp đạt được tê tủy nhiều răng hàm trên chỉ với 1 lần tiêm.
2. Kỹ thuật khá đơn giản.
3. Giảm thiểu được lượng thuốc tê và số lần đâm kim.
4. Giúp tê hiệu quả để cạo vôi và xử lý mặt gốc răng cho hàm trên.
5. Hữu ích khi cần đánh giá đường cười trong phục hồi thẩm mỹ.
6. Giảm thiểu những khó chịu sau điều trị như bị tê môi, tê cơ mặt.
7. Thực hiện dễ dàng hơn với máy C-CLAD

Nhược điểm
1. Phải bơm thuốc tê rất chậm (0.5 ml/phút).
2. Có thể gây mệt mỏi cho bác sĩ khi sử dụng ống tiêm thông thường vì thời
gian bơm tê lâu.
3. Bệnh nhân có thể khó chịu nếu kĩ thuật không tốt.
4. Đôi khi phải gây tê bổ sung đối với răng cửa giữa và răng cửa bên.
5. Thuốc tê có chúa epinephrine 1:50,000 bị chống chỉ định.

Kỹ thuật
1. Kim ngắn 27 gauge được khuyên dùng.
2. Xác định vị trí đâm là 1 nửa khoảng cách từ đường giữa khẩu cái cho đến
đường viền nướu, đi qua tiếp điểm của R4 và R5
3. Mô đích: xương khẩu cái tại vị trí tiêm.
4. Hướng mặt vát kim: về phía khẩu cái.
3. Kỹ thuật thực hiện:
a. Bác sĩ ngồi ở vị trí 9 – 10 giờ đối diện với bệnh nhân.
b. Bệnh nhân ngửa cổ và há to để nhìn thấy khẩu cái dễ dàng hơn.
c. Nhắc nhở trước cho bệnh nhân là thời gian bơm tê hơi kéo dài, lúc gây tê sẽ
tạo áp lực lên phía khẩu cái.
d. Xác định điểm tựa cho cánh tay và bàn tay để tránh mỏi trong khi bơm tê.
e. Tốt nhất là nên dùng máy C-CLAD vì dễ dàng kiểm soát hơn.
f. Có thể áp dụng kĩ thuật tiền gây tê (prepuncture) trước. Đưa vát kim vào sát
niêm mạc khẩu cái. Đặt 1 cây tăm bông lên gần đầu kim

Hình 13.49. Kỹ thuật tiền gây tê (prepuncture).

Ấn nhẹ cây tăm bông để tạo áp lực. Bơm những giọt thuốc tê đầu tiên vào bề
mặt biểu mô. Cây tăm bông giúp giữ vững kim và hạn chế phần nào thuốc tê
chảy vào miệng bệnh nhân.
Nếu sử dụng máy C-CLAD thì chỉnh tốc độ chậm nhất (0.5 ml/phút) trong suốt
quá trình bơm tê.
Giữ nguyên vị trí và áp lực này trên bề mặt biểu mô từ 8 – 10 giây.

g. Sau đó có thể sử dụng kĩ thuật gây tê đường vào (anesthetic pathway


technique). Xoay kim để cho phép kim tiến vào mô mềm hiệu quả hơn. Kim
tiến tới 1 – 2 mm mỗi 4 – 6 giây, trong khi vẫn bơm từng giọt thuốc tê với tốc
độ rất chậm.
h. Sau khi quan sát thấy mô hơi trắng ra (sau khoảng 30 giây) thì dừng lại 1 vài
giây để đạt hiệu lực tê bề mặt.
i. Tiếp tục đâm kim vào thật chậm, lúc này tay cầm ống tiêm nên hướng từ phía
răng cối nhỏ bên đối diện
Tiếp tục đâm kim cho đến khi chạm xương.

j. Bơm hết thuốc tê với tốc độ chậm 0.5 ml/phút, tổng lượng thuốc tê sử dụng
khoảng 1.4 đến 1.8 ml. Một vài bệnh nhân có thể phải gây tê bổ sung đối với
răng cửa giữa hoặc răng cửa bên.

Biến chứng

1. Loét khẩu cái tại vị trí đâm vào khoảng 1 – 2 ngày sau điều trị. Những vết
loét này thường tự giới hạn và tự sau khoảng 5 – 10 ngày. Tránh đâm kim nhiều
lần vào cùng 1 chỗ, trong cùng 1 buổi hẹn.
2. Mật độ mô cứng chắc phía khẩu cái có thể gây bắn ngược thuốc tê trở lại. Để
khắc phục sự cố này thì nên chờ 3 4 giây sau khi bơm hết thuốc tê rồi mới rút
kim ra để có đủ thời gian giải tỏa áp lực. Ngoài ra phải hướng dẫn trợ thủ đặt
ống hút gần vị trí bơm để hút thuốc tê chảy ngược, tránh rơi vào miệng bệnh
nhân.

IV - KỸ THUẬT GÂY TÊ DÂY THẦN KINH XƯƠNG Ổ TRÊN TRƯỚC


(thần kinh răng trên trước) Gây tê lỗ dưới ổ mắt
https://nhasiupdate.com/gay-te-chan-than-kinh-rang-tren-truoc-tkrtt/

Vùng tê:
1. Tủy răng các răng cửa giữa đến răng nanh 1 bên.
2. Ở khoảng 72% bệnh nhân có tê tủy các răng cối nhỏ và chân GN R6.
3. Mô nha chu mặt ngoài các răng này.
4. Mi mắt dưới, cánh mũi và môi trên 1 bên
Hình1. Vùng tê khi gây tê TKRTT (72% trường hợp có tê các răng cối nhỏ).

Chỉ định
1. Thủ thuật liên quan đến nhiều răng trước.
2. Viêm hoặc nhiễm trùng vị trí răng không cho phép gây tê cận chóp.
3. Trường hợp gây tê cận chóp không hiệu quả do vỏ xương dày.
Chống chỉ định: Điều trị riêng lẻ 1 hoặc 2 răng (khi đó chỉ định gây tê cận
chóp

Kỹ thuật

1. Kim ngắn 25 hoặc 27 gauge được khuyên sử dụng.


2. Vị trí đảm: nếp gấp mả – niêm mạc trên R4.
Lưu ý: Kim có thể được đâm vào nếp gấp má – niêm mạc của bất kì răng nào
từ răng cửa giữa cho đến R5, miễn là hướng về phía mô đích là lỗ dưới ổ mắt.
Tuy nhiên đâm từ vị trí R4 là vị trí gần lỗ dưới ổ mắt nhất.
3. Mô đích: lỗ dưới ổ mắt (nằm dưới rãnh dưới ổ mắt).
4. Điểm mốc:
a. Nếp gấp má – niêm mạc R4.
b. Rãnh dưới ổ mắt.
c. Lỗ dưới ổ mắt.

5. Hưởng mặt vát kim: về phía xương.


6. Kỹ thuật thực hiện:
a. Điều chỉnh đúng tư thế).
Hình 2. Tư thế bác sĩ khi gây tê chặn TKRTT. Đầu bệnh nhân hơi ngửa để nhìn
rõ.
b. Chuẩn bị tại chỗ: lau khô và bôi tê bề mặt.
c. Xác định vị trí lỗ dưới ổ mắt

Hình 3. (A) Sở rãnh dưới ổ mắt. (B) Tương quan giữa lỗ dưới ổ mắt và rãnh
dưới ổ mắt.

d. Vẫn giữ ngón tay tại vị trí lỗ dưới ổ mắt hoặc đánh dấu da tại vị trí này.

Hình 4. Giữ 1 ngón tay tại vị trí lỗ dưới ổ mắt, nâng môi lên và kéo căng nếp
gấp má- niêm mạc.
e. Đâm kim vào nếp gấp má – niêm mạc R4, vát kim hướng về phía xương .

Hình 5. Gây tê chặn TKRTT tại vị trí đâm


R4.

f. Đẩy kim tới vị trí lỗ dưới ổ mắt. Kim nên giữ song song với trục răng trong
khi di chuyển để tránh chạm xương sớm.
j. Di chuyển kim tiến tới cho đến khi chạm xương.
*Điểm chạm xương nên nằm gần vị trí lỗ dưới ổ mắt.
*Độ sâu của kim # 16mm.
k. Trước khi bơm thuốc tê cẩn kiểm tra kĩ độ sâu của kim xem có phù hợp với
khoảng cách lỗ dưới ổ mắt không, kim có song song hay bị lệch trục, vát kim có
hướng về phía xương không.
h. Bơm chậm từ 0.9 − 1.2 ml thuốc tê (trong khoảng 30 – 40 giây).
i. Bác sĩ phải cảm giác được dung dịch thuốc tê được bơm vào dưới đầu ngón
tay. Khi bơm hết thuốc tê thì ngón tay không còn sờ được lỗ dưới ổ mắt nữa.
● Lúc này ta đã thực hiện gây tê chặn thần kinh dưới ổ mắt (tê mô mềm ở
phía trước mặt và cánh bên mũi). Để tiếp tục chặn TKRTT (tê các răng và
mô nâng đỡ) thì thực hiện tiếp như sau:
1. Vẫn giữ và ấn ngón tay tại vị trí đâm trong quá trình bơm thuốc tê trong vòng
ít nhất 1 phút sau khi bơm hết thuốc tê (để giúp dung dịch thuốc tê khuếch tán
vào lỗ dưới ổ mắt).
2. Rút kim ra nhẹ nhàng.
3. Vẫn ấn ngón tay tại vị trí đâm kim như vậy tối thiểu trong vòng 1 phút, tốt
nhất là 2 phút sau khi rút kim ra. 4. Chờ 3 – 5 phút rồi mới bắt đầu thực hiện
điều trị.
Chú ý
– Đặt ngón tay tại vị trí lỗ dưới ổ mắt giúp hướng dẫn kim đến đúng đích
– Ngón tay không nên sờ và cảm giác thấy kim. Nếu có sờ thấy chứng tỏ kim
quá nông (cách xa xương, sát da). Khi đó phải rút kim ra đâm lại. Tuy nhiên
trong 1 số trường hợp bệnh nhân ít phát triển cơ mặt thì vẫn sờ thấy kim cho dù
tiêm đúng.

—--------------------------------------------------------------------------------------------

Gây tê khẩu cái là 1 trong những thủ thuật khá khó với các bác sĩ. TRước khi
gây tê khẩu cái, các bác sĩ thường báo trước với bệnh nhân là sẽ đau (khó chịu)
nhằm chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân và giảm bớt trách nhiệm của bác sĩ khi đau
thực sự xảy ra.
Các bước gây tê khẩu cái cơ bản gồm:
1. Bôi tê bề mặt tại vị trí đâm kim, ít nhất 2 phút.
2. Tạo áp lực lên vị trí đâm kim trước, trong quá trình đâm kim và trong quá
trình bơm thuốc tê.
3. Bơm thuốc tê thật chậm.
Tạo áp lực lên vị trí đâm bằng cách ấn mạnh cây tăm bông đã dùng để bôi tê
trước đó hoặc cán gỗ cho đến khi thấy dấu hiệu trắng ra.
Tiếp tục ấn và giữa áp lực này trong quá trình đâm kim và bơm thuốc tê, bác sĩ
phải giữ ổn định điểm tựa trong suốt quá trình bơm thuốc.

V - KỸ THUẬT GÂY TÊ DÂY THẦN KINH MŨI - KHẨU CÁI - GÂY


TÊ LỖ RĂNG CỬA (Lỗ khẩu cái trước)
1. Tên khác: gây tê chặn thần kinh ống răng cửa
2. Vùng tê: khẩu cái cứng phía trước cho đến phía gần răng 4 hai bên.
3. Chỉ định: cần tê vùng khẩu cái trước cho những trường hợp điều trị nhiều
hơn 2 răng (ví dụ đặt khuôn trám dưới nướu), điều trị nha chu hoặc phẫu
thuật vùng khẩu cái.
4. Chống chỉ định: Viêm hoặc nhiễm trùng tại vị trí tiêm. Vùng điều trị nhỏ
(1-2 răng)
5. Kỹ thuật: Kỹ thuật nguyên thủy đề nghị tiêm một mũi duy nhất vào gai
nướu ở khẩu cái giữa hai răng cửa giữa, phần gai nướu này có mật độ
chắc, dính sát vào mô xương bên dưới và rất nhạy cảm nên tiêm theo kỹ
thuật này làm bệnh nhân rất khó chịu. Kỹ thuật khác yêu cầu đâm nhiều
mũi hơn nhưng lại ít gây chấn thương cho bệnh nhân.
a. Kỹ thuật đâm 1 mũi:
- Sử dụng kim ngắn 27 gauge.
- Vị trí đâm kim: niêm mạc khẩu cái ngay 1 bên nhú răng cửa (nằm
trên đường giữa, phía sau 2 răng cửa giữa).
- Mô đích: lỗ răng cửa, nằm bên dưới nhú răng cửa.
- Điểm mốc: 2 răng cửa giữa và nhú răng cửa
- Hướng đâm: nghiêng 1 góc 45 độ về phía nhú răng cửa.
- Hướng mặt vát kim: về phía khẩu cái.
- Kỹ thuật thực hiện:
+ Bác sĩ ngồi ở vị trí 9 - 10 giờ so với bệnh nhân
+ Cho bệnh nhân há miệng lớn, ngửa cổ lên và nghiêng về 1
bên nếu cần.
+ Chuẩn bị tại chỗ: lau khô và bôi tê bề mặt trong ít nhất 2
phút.
+ Giữ cây tăm bông bằng tay trái, ấn mạnh trực tiếp lên nhú
răng cửa. Chú ý thấy niêm mạc trắng ra
+ Đâm kim tiến tới cho đến khi chạm nhẹ xương. Độ sâu kim
không nên quá 5mm. Bơm một ít thuốc tê trong khi vẫn di
chuyển tiến tới. Khi chạm xương, rút kim lại khoảng 1mm
(để tránh bơm thuốc tê vào dưới màng xương).

+ Bơm chậm 0.45ml thuốc tê (¼ ống) trong 15 - 30 giây. Có


thể ngừng bơm khi thấy niêm mạc trắng ra.
+ Rút kim, đợi 2-3 phút trước khi điều trị.
- Lưu ý:
+ Không đâm trực tiếp vào nhú răng cửa vì sẽ gây đau. Bơm thuốc tê
thật chậm và không bơm quá nhiều.
+ Nếu kim đi quá 5mm vào ống răng cửa thì dễ đi vào sàn hốc mũi
gây nhiễm trùng.
+ Do mật độ cứng chắc của mô mềm tại khẩu cái nên thuốc tê có thể
bị chảy ngược ra trong khi bơm hoặc sau khi rút kim ra.
– Dấu hiệu tê: can thiệp không đau ở phần trước khẩu cái.
– Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: tỷ lệ thành công cao (95%), chỉ đâm một lần duy nhất, giảm số
lần tiêm và lượng thuốc tê.
+ Nhược điểm: gây chấn thương cao, bệnh nhân rất khó chịu.
– Thất bại:
+ Nếu thuốc tê chỉ ở một bên của ống cửa thì hiệu quả tê chỉ có ở một bên.
+ Kém hiệu quả tê tại vùng răng nanh và cối nhỏ do giao thoa phân bố thần
kinh.
– Biến chứng: không đáng kể, có thể gặp hoại tử sau khi tiêm, nhất là dùng
thuốc tê có thuốc co mạch ở nồng độ cao (không sử dụng thuốc tê có
noradrenalin).
b. Kỹ thuật đâm nhiều mũi
– Điểm chuẩn: phanh môi trên, gai nướu mặt ngoài giữa hai răng cửa giữa trên,
gai cửa (nếu cần).
– Điểm đến của kim: lỗ cửa.
– Kỹ thuật:
+ Đầu tiên, kéo môi trên lên và đâm kim vào phanh môi trên, bơm chậm
0,3ml dung dịch thuốc tê.
+ Kế tiếp, đâm kim vào gai nướu ngoài giữa hai răng cửa giữa, hướng kim
vuông góc với gai nướu và hướng về phía gai cửa ở mặt trong, lúc này có
thể thấy hiện tượng niêm mạc ở gai cửa bị trắng ra. Bơm chậm 0,3ml
thuốc tê.
+ Nếu không có hiệu quả tê đủ ở khẩu cái, thực hiện sang bước kế tiếp bằng
cách đâm kim vào mô mềm vùng gai cửa, đẩy nhẹ kim đến khi đụng
xương, bơm chậm khoảng 0,3ml thuốc tê.
– Dấu hiệu tê: tê ở môi trên và can thiệp không đau ở phần trước khẩu cái.
– Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: tỷ lệ thành công cao, ít gây chấn thương.
+ Nhược điểm: phải đâm kim nhiều lần và khó giữ vững kim khi thực hiện
bước thứ hai.
– Thất bại:
+ Nếu kém hiệu quả tê ở vùng khẩu cái trước, thực hiện thêm bước thứ ba.
+ Kém hiệu quả tê tại vùng răng nanh và cối nhỏ do giao thoa phân bố thần
kinh.
– Biến chứng: không đáng kể, có thể có cảm giác căng tức tại gai nướu vài ngày
sau khi tiêm.
https://nhasiupdate.com/gay-te-chan-than-kinh-mui-khau-cai/
VI - KỸ THUẬT GÂY TÊ DÂY THẦN KINH KHẨU CÁI LỚN – GÂY
TÊ LỖ KHẨU CÁI SAU (Gây tê lỗ khẩu cái lớn)
1. Tên khác: gây tê chặn thần kinh khẩu cái trước
2. Vùng tê: vùng khẩu cái từ phía sau cho đến răng 4
3. Chỉ định: cần tê mô mềm khẩu cái từ 2 răng trở lên (ví dụ cần đặt đai
trám dưới nướu), thủ thuật nha chu hoặc phẫu thuật miệng cần tê mô
cứng và mô mềm khẩu cái.
4. Chống chỉ định: Viêm hoặc nhiễm trùng tại vị trí tiêm. Thủ thuật nhỏ (1 -
2 răng)
5. Kĩ thuật:
- Sử dụng kim ngắn 27 gauge.
- Vị trí đâm: mô mềm phía trước lỗ khẩu cái lớn.
- Mô đích: thần kinh khẩu cái lớn khi nó chạy về phía trước.
- Điểm mốc: lỗ khẩu cái lớn và tiếp nối giữa xương hàm trên với
xương khẩu cái.
- Hướng đâm: đâm kim từ phía đối diện, tạo 1 góc vuông với mô
đích.
- Hướng mặt vát kim: về phía khẩu cái.
- Kỹ thuật:
+ Điều chỉnh tư thế.

+ Cho bệnh nhân há miệng thật lớn, ngửa cổ lên trên, hơi
nghiêng đầu qua 1 bên để quan sát.
+ Xác định lỗ khẩu cái lớn.

● Đặt 1 cây tăm bông tại vị trí khớp nối xương hàm trên
và xương khẩu cái (răng 5 răng 6 hàm trên)
● Ấn tăm bông vào vị trí răng 6, trong khi ấn tiếp tục di
chuyển cây tăm bông về phía sau.
● Cảm giác được tăm bông lọt vào 1 chỗ lõm tạo bởi lỗ
khẩu cái lớn.
● Lỗ khẩu cái lớn thường nằm ở phía xa răng 7, nhưng
đôi khi hơi nằm về phía trước hoặc phía sau vị trí này.

+ Chuẩn bị tại chỗ: lau khô và bôi tê bề mặt, đợi ít nhất 2 phút.
+ Sau khi bôi tê xong:
● Ấn và giữ câu tăm bông bằng tay trái.
● Lưu ý phải thấy niêm mạc trắng ra ở gần vị trí đâm.
+ Hướng ống tiêm đi từ phía đối diện và đâm kim vào vị trí đã xác định, tạo
1 góc vuông.

Vùng mô trắng ra sẽ lan rộng hơn khi bơm thuốc tê (do tác dụng của
thuốc co mạch)
+ Đâm kim tiến tới cho đến khi chạm nhẹ đến xương khẩu cái. Độ sâu kim
thường #5mm.
+ Bơm chậm 0.45 - 0.6ml thuốc tê (¼ - ⅓ ống) trong 30 giây.
+ Rút kim ra và đậy nắp lại, đợi 2 - 3 phút rồi mới thực hiện điều trị.
- Lưu ý: không đâm kim vào ống khẩu cái lớn.
- Dấu hiệu tê: can thiệp không đau ở vùng khẩu cái sau.
6. Ưu điểm, nhược điểm:
- Ưu điểm: tỷ lệ thành công cao (95%), giảm số lần tiêm và lượng thuốc tê,
bệnh nhân không khó
chịu.
- Nhược điểm: có thể có thành lập bọc máu, đôi khi gây sang chấn.
7. Thất bại
- Nếu tiêm hơi ra phía trước lỗ khẩu cái lớn, hiệu quả tê kém ở vùng phía
sau khẩu cái.
- Kém hiệu quả tê ở vùng răng cối nhỏ do giao thoa phân bố thần kinh.
8. Biến chứng
- Có thể hoại tử vùng tiêm, nhất là khi dùng thuốc tê có nồng độ thuốc co
mạch cao (không sử dụng thuốc tê có noradrenalin), một số bệnh nhân có
cảm giác khó chịu do tê khẩu cái mềm.
- Hiếm gặp bọc máu ở vùng này do niêm mạc dính sát vào xương bên dưới
https://nhasiupdate.com/gay-te-khau-cai/

Tài liệu tham khảo: các link trên và giáo trình.

You might also like