You are on page 1of 17

DỤNG CỤ - VẬT LIỆU NỘI NHA

1) Trình bày dụng cụ - vật liệu nội nha trong giai đoạn mở tủy
- Gây tê: thuốc tê (thoa, chích), ống chích sắt
- Cô lập răng: đê cao su, kềm bấm lỗ, móc giữ đê, cây đặt móc giữ đê, khung căng
đê
- Các loạI mũi khoan mở tủy (tròn, trụ tròn, endo Z D = 0.9 mm, I = 9mm; Endo
access D = 1.1; 1.5; 1.8 mm)
- Thám trâm nội nha đầu thẳng DG 16
- Hỗ trợ quan sát: kính lúp, kính hiển vi nội nha (độ phóng đại 4 – 25 lần), đèn
- Bộ bơm rửa
* Gates Gildden (lưỡi khoan khuỷu mở rộng miệng ống tủy)
- Chuẩn hóa: bộ gồm 6 số từ 1 tới 6 với các đường kính lần lượt là 0.5, 07, 0.9, 1.1,
1.3, 1.5 mm
- Chức năng:
+ Mở rộng ống tủy ở 1/3 hay 1/2 ống tủy phía thân R
+ Lấy các cản trở trong ống tủy thuộc loại không quá cứng
- Động học:
+ Chọn cây GG đường kính thích hợp, đưa vào trong ống tủy trong lúc không
chạy máy
+ Sau đó mới bắt đầu cho quay dụng cụ đồng thời làm động tác kéo từ phía trong
OT ra phía ngoài miệng
- Chú ý: chỉ sử dụng ở phần ống tủy thẳn. Chiều sâu đi vào ống tủy giảm khi dùng
mũi có D tăng, trung bình 1 ống tủy dùng khoảng 3 cây GG là đủ

2) Trình bày dụng cụ - vật liệu nội nha trong giai đoạn sửa soạn hình thể OT
- Đặt đê cô lập R: đê cao su, kềm bấm lỗ, móc giữ đê, cây đặt móc giữ đê, khung
căng đê
- Lấy tủy – bơm rửa hình thể ống tủy: trâm gai, trâm nội nha, dụng cụ, vật liệu bơm
rửa (ống bơm, kim bơm, dung dịch bơm rửa: NaOCl, CHX – Chlorhexidine, EDTA –
Chelat,…)
- Xác định chiều dài làm việc: máy định vị lỗ chóp, phim quanh chóp
- Tạo dạng ống tủy: dụng cụ cầm tay bằng thép không rỉ hoặc hợp kim NiTi (trâm
dũa K, dũa H, nạo K – reamer,…), dụng cụ máy (tay khoan, motor nội nha, mũi GG,
mũi Peeso,…)
- Đặt thuốc trong ống tuỷ: nhóm Phenol và dẫn xuất (CMCP, CPC, Cresol…), nhóm
Formaldehyde và dẫn xuất, Calcium Hydroxide, kháng sinh, kháng viêm, IKI,…
- Trám tạm: cevit
* Trâm gai – dụng cụ lấy tủy sống
- Cấu tạo: mài tạo hình 1 cọng kim loại hình trụ bằng máy  dạng các gai xếp theo
dạng vòng xoắn quanh 1 lõi ở giữa
- Chức năng: lấy sạch nhu mô tủy trong ống tủy
- Động học: đưa trâm gai có D thích hợp vào sâu trong ống tủy khoảng 2/3 chiều dài
chân R, xoay ít nhất 1800 và kéo ra ngoài
- Chú ý:
+ Chỉ sử dụng ở phần thẳng của ống tủy, không được đưa đến phần cong của
ống tủy
+ Không được chạm vào thành OT
+ Không được sử dụng trong OT hẹp, OT bị canxi hóa
- Ống tủy nhỏ, hẹp: sử dụng trâm nội nha số nhỏ, dung dịch bơm rửa
- Tủy hoại tử: dung dịch bơm rửa hóa học, tác động cơ học của dụng cụ nội nha

3) Trình bày dụng cụ - vật liệu nội nha trong giai đoạn trám bít OT
- Vật liệu trám bít OT:
+ Vật liệu lõi (côn): côn bạc, côn Gutta percha, côn Resilon
+ Xi măng trám bít (sealer): eugenol (ZnO), resein sealer (Epoxy, Methacrylate),
glass ionomer sealer (GIC), silicone sealer, calcium silicate sealer, xi măng có thêm
thuốc (paraformaldehyde, corticosteroide,…)
- Dụng cụ trám bít OT:
+ Cầm tay: bộ lèn ngang, bộ nhồi dọc
+ Chạy máy

4) Trình bày đặc điểm, phân loại dung dịch bơm rửa trong nội nha
* Đặc điểm: 3 cơ chế tác động
- Tác động cơ học:
+ Làm ướt, trơn
+ Tách, loại bỏ VK/ màng VK, mô tủy còn sót, vụn ngà ra khỏi thành OT
- Tác động hóa học: tạo thuận lợi cho việc tạo dạng, trám bít OT
+ Hòa tan mô hữu cơ
+ Phân hủy mô khoáng
+ Loại bỏ lớp mùn
+ Cầm máu
- Tác động sinh học: giảm lượng vk, tương hợp sinh học
+ Kháng VK tùy nghi, kị khí
+ Bất hoạt độc tố VK
+ Ít gây độc khi tiếp xúc tế bào sống
+ Ít gây ra phản ứng phản vệ
* Phân loại dung dịch bơm rửa:
- Chất bơm rửa hóa học:
+ Chất hòa tan mô tủy: sodium hypochloride NaOCl
+ Chất kháng khuẩn: kìm khuẩn (chlorhexidine, một số kháng sinh…), diệt khuẩn
(NaOCl, một số kháng sinh…)
+ Chất chelat: yếu (HEBP, axit citric), mạnh (EDTA)
+ Sản phẩm kết hợp (hòa tan mô và có có tính kháng khuẩn): MTAD, QMiX,
SmearClear, Tetraclean
- Chất bơm rửa có nguồn gốc tự nhiên:
+ Trà xan: chiết xuất từ lá trà non Camllia sinenis (Nhật Bản, Trung Quốc)
+ Triphala: công thức thảo dược Ayurvedic của Ấn Độ (các loại cây sấy khô, bột
của 3 cây thuốc: Terminalia bellerica, Terminalia chebula, Emblica officinalis)

5) Trình bày quy trình bơm rửa trong nội nha


- Gồm: bơm rửa thụ động (ống bơm, kim bơm rửa), bơm rửa chủ động (trâm nội
nha, thiết bị hỗ trợ)
- Ống bơm: thiết kế khóa vặn, có nhiều kích cỡ (1-20 ml)
- Kim bơm rửa:
+ Nhiều kích cỡ: 27G, 30G và 31G
+ Kim đầu mở: ngắn hơn LLV 2 – 3 mm
+ Kim đầu đóng: ngắn hơn LLV 1 mm
+ Đầu kim bơm rửa vát hình chữ U, bít kín có lỗ thoát bên
- Bơm rửa thụ động (ống bơm, kim)
+ Bơm chậm, áp lực nhẹ, xê dịch ống bơm
+ Cần có khoảng trống để dd bơm rửa thấm vào chảy ra
+ Ưu: kiểm soát tương đối dễ dàng chiều sâu của sự thâm nhập kim trong OT và
khối lượng chất bơm rửa bơm vào
+ Nhược: lực đẩy cơ học thông qua tay cầm ống tiêm bơm rửa tương đối yếu,
khó làm sạch OT
- Bơm rửa chủ động:
+ Bơm rửa bằng trâm nội nha, côn GP: đường kính và độ thuôn tương đương với
OT
+ Bơm rửa bằng năng lượng sóng âm, siêu âm (phối hợp dụng cụ siêu âm và dd
NaOCl): di chuyển, làm mới dd liên tục. dd được khuếch tán vào những chỗ hốc
trong OT, làm tăng nhiệt độ, tác dụng tốt hơn

6) Trình bày đặc điểm, công dụng, và cách sử dụng dung dịch bơm rửa Sodium
Hypochlorite
- Đặc điểm:
+ Được sản xuất công nghiệp đầu tiên ở Javel năm 1789  nước Javel
+ Được chấp nhận là chất khử khuẩn trong y khoa
+ Năm 1919 bắt đầu được sử dụng làm chất bơm rửa trong nội nha
+ Được sử dụng rộng rãi và hiệu quả nhất
+ Hiệu quả tùy thuốc vào nồng độ, nhiệt độ, thể tích, tần xuất và thời gian bơm
rửa
+ Nồng độ: 2.5%- 5.25%, pH: 12
+ Bảo quản: tránh ánh sáng, nơi mát, thời gian: 7-15 ngày
- Công dụng:
+ Hòa tan mô hữu cơ
+ Kháng khuẩn, kháng nấm
+Bôi trơn
+ Ngăn ngừa tắc nghẽn OT
+ Sức căng bề mặt thấp
+ Ít kích thích mô
- Khuyết điểm:
+ Không hòa tan và loại bỏ lớp mùn
+ Độc hại ở nồng độ cao (mô quanh chóp)
+ Có tính ăn mòn
+ Ảnh hưởng tính cơ học của ngà R (tiếp xúc lâu ở nồng độ cao)
+ Sản phẩm không ổn định (tạo thành các tinh thể)
+ Mùi khó chịu
- Tai nạn do bơm rửa bằng dd NaOCl:
+ Bơm rửa không không cẩn thận
+ Đẩy dung dịch vào xoang
+ Đẩy dung dịch qua lỗ chóp chân R vào mô QC
+ Đau dữ dội
+ Phù  sưng
+ Chảy máu nhiều, kéo dài
+ Tụ máu bầm tím
- Phòng ngừa:
+ Kiếng bảo vệ mắt
+ Sử dụng loại kim bơm rửa nội nha có kích cỡ phù hợp
+ Kim không bị kẹt trong ống tủy
+ Tránh bơm mạnh
+ Vị trí kim bơm rửa phải ngắn hơn chiều dài làm việc tối thiểu 1-3mm
+ Cẩn thận khi bơm rửa R bị tiêu ngót, hoặc chóp rộng và bị thủng

7) Trình bày đặc điểm, công dụng, và cách sử dụng dung dịch bơm rửa
Chlorhexidine (CHX)
- Đặc điểm:
+ Phổ kháng khuẩn rộng
+ Thời gian lưu lại trên bề mặt lâu
+ Độc tính thấp
- Công dụng:
+ Bơm rửa OT
+ Loại bỏ màng VK E.faecalis (CHX 2%)
+ Giảm VK trong OT
+ Ngăn ngừa sự tạo khúm VK trên thành OT
- Khuyết điểm:
+ Không có tác dụng hòa tan
+ Không có tác dụng chelat hóa
- Tương tác giữa NaOCl và CHX:
+ Bơm rửa phối hợp dung dịch NaOCl và CHX dẫn đến đổi màu, tạo kết tủa nâu
cam làm bít ống ngà và cản trở tính khít kín của VL trám bít ống tủy
+ Giải pháp: lau khô OT trước khi bơm rửa CHX vào cuối giai đoạn sửa soạn OT

8) Trình bày đặc điểm, công dụng, và cách sử dụng chất chelat
- Đặc điểm:
+ Chelate là phức hợp bền vững đặc biệt giữa các ion kim loại với chất hữu cơ
+ Nhờ khả năng gắn dính và bất hoạt ion kim loại  sử dụng rộng rãi trong y
khoa
+ Năm 1957, bắt đầu sử dụng trong nội nha dưới dạng dung dịch EDTA 15%
- Công dụng:
+ Khử khoáng ngà R
+ Thay đổi độ cứng mô ngà
+ Thay đổi tính thấm mô ngà
+ Loại bỏ thành phần vô cơ của lớp mùn
+ Loại bỏ lớp mùn sau khi bơm rửa với NaOCl
+ Góp phần loại bỏ vi khuẩn trong hệ thống ống tủy
- Lớp mùn nội nha: được tạo ra trong khi tạo dạng OT (*)
+ Thành phần: mảnh vụn ngà từ thành OT, mô tủy còn sót lại, đuôi nguyên bào
ngà, vi khuẩn, dung dịch bơm rửa
+ Lớp mỏng tạo lớp đệm trên thành OT (độ dày 12µ)
+ Một phần xâm nhập vào lỗ mở OT tạo nút chặn có độ sâu 40µ
+ Cần phải loại bỏ trong giai đoạn SSOT:
 Tránh nguy cơ tạo nút mùn ở chóp  mất Llv, tạo khấc, đi sai đường OT
 Tăng hiệu quả khử khuẩn
 Giúp Ca(OH)2 phát huy tác dụng khi băng thuốc
 Giúp cho việc TBOT bằng GP được khít kín và kết quả được lâu dài
- Chất Chelat được sử dụng dưới các dạng:
+ EDTA dụng lỏng 15-17%: sử dụng để bơm rửa khi kết thúc việc sửa soạn
+ EDTA dạng nhão: sử dụng với trâm nội nha trong quá trình tạo dạng
+ Axit citric 10-15%
+ HEBP
- Ưu điểm EDTA:
+ Phá bỏ khung khoáng của lớp mùn
+ Làm trơn, giúp sử dụng dụng cụ trong OT dễ dàng
+ Tương hợp sinh học
- Nhược điểm EDTA:
+ Không có tác dụng trên thành phần hữu cơ
+ Phổ kháng khuẩn thấp
+ Tương tác với NaOCl  giảm lượng Cl (không trộn lẫn EDTA hoạc acid citric
với NaOCl để bơm rửa)
+ EDTA hoặc axit citric: bơm rửa vào cuối quá trình sửa soạn OT trong 1 phút)
- Dung dịch bơm rửa kết hợp:
+ Smearclear, CHX - Plus, QMix,…
+ Ưu điểm sản phẩm kết hợp: tăng hiệu quả kháng khuẩn, tăng khả năng thẩm
thấu, giảm sức căng bề mặt
+ Dung dịch NaOCl: bơm rửa thường xuyên trong suốt quá trình SSOT
+ Dung dịch EDTA: bơm rửa sau cùng sau khi tạo dạng (1 - 3ml trong 1 phút)
+ Bơm rửa lần cuối với NaOCl hoặc nước cất, nước muối sinh lý

9) Trình bày đặc điểm, công dụng, cách sử dụng dụng cụ trong giai đoạn xác định
chiều dài làm việc
* Chụp phim quanh chóp:
- Giúp nhận dạng, xác định: chiều dài chân R, độ cong chân R, hai hay nhiều OT
trong cùng 1 chân R, chóp R: đóng hay mở, chẻ chóp…
- Nên sử dụng trâm 15 trở lên khi chụp phim
- Khuyết điểm:
+ Giải phẫu HTOT phức tạp (dạng delta có nhiều lỗ chóp)  cây trâm đo chỉ phát
hiện được 1 trong những lỗ chóp này
+ Không xác định được chỗ thắt chóp
+ Phim tia X cho hình ảnh 2 chiều do đó cần kết hợp các phương pháp đo khác
* Máy định vị chóp: (*)
- Nguyên tắc hoạt động: so sánh điện trở từ cây trâm đặt trong OT với điện trở của 1
cực tại môi
- Thuận lợi trong các trường hợp:
+ R có phần chóp không thấy được trên phim tia X
+ Phụ nữ có thai
+ Bệnh nhân bị suy kiệt, bị mất hoặc rối loạn vận động
+ BN không chịu được việc đặt phim trong miệng
- Lưu ý khi sử dụng máy định vị chóp:
+ Phải có phim chẩn đoán
+ OT sạch, tương đối khô
+ OT không bị tắc, canxi hóa
+ Vùng cổ R không bị hở
+ Trâm không chạm vào miếng trám kim loại hoặc mão kim loại
+ Cây trâm tiếp xúc với thành OT
+ Đưa trâm vào OT hướng về chóp bằng động tác watch winding

10) Trình bày đặc điểm, công dụng, cách sử dụng dụng cụ, vật liệu trong giai đoạn
tạo dạng OT
* Mục tiêu:
- Làm sạch HTOT
- Tạo chỗ để TBOT
- Tôn trọng lỗ chóp (vị trí, kích thước)
- Tránh sai sót về mặt kỹ thuật:
+ Làm rộng lỗ chóp
+ Tạo khấc
+ Làm rộng và thủng chóp
+ Khấc và tạo OT giả
+ Lệch hướng  thủng phía bên
+ Gãy dụng cụ trong OT
+ Sai LLV
* Dụng cụ tạo dạng: dụng cụ cầm tay bằng thép không rỉ hoặc hợp kim NiTi (trâm
dũa K, dũa H, nạo K – reamer,…), dụng cụ máy (tay khoan, motor nội nha, mũi GG,
mũi Peeso,…)
* Trâm nội nha cầm tay:
- Xoắn một dây kim loại và độ thuôn định sẵn.
+ Trâm nạo K (xoắn từ dây kim loại thiết diện tam giác), trâm dũa K, flexo file
(xoắn từ dây kim loại thiết diện vuông)
+ Số lượng vòng xoắn trên một đơn vị chiều dài của trâm dũa K lớn hơn trâm nạo
K
- Mài từ một dây kim loại: trâm dũa H
* Chuẩn hóa dụng cụ:
- Đánh số từ 08 đến 140 (D của dụng cụ)
- Đường kính D: tính bằng % mm đo ở vị trí D1 (Vd: Trâm số 15 có D1 = 0.15mm)
- Chiều dài lưỡi tác dụng từ D1 - D16 = 16mm
- Bất kể số dụng cụ bao nhiêu, D dụng cụ ở D16 luôn là D16 = D1 + 0.32 mm
- Độ thuôn của dụng cụ = (D2 - D1)/kc D2 - D1 = 0.32/16 = 0.02 mm  độ thuôn 2%
- Chiều dài dụng cụ (không kể cán): 21, 25, 28, 31mm
Mã màu quốc tế theo số để nhận diện kích thước dụng cụ
Trâm nạo K Trâm dũa K Trâm dũa H
Biểu tượng
Thiết diện cắt ngang
Chuẩn hóa + + +
Sự xoắn lại của Sự xoắn lại của một Sự mài bằng máy để
một dây kim loại tiết dây kim loại tiết diện tạo hình dạng như
Cấu tạo
diện tam giác, các vuông, các vòng xương cá từ 1 dây
vòng xoắn thưa xoắn khít hơn kim loại hình trụ
Số cỡ trâm 08 - 140 08 - 140 08 - 90
Tính dễ gãy ++ ++ +++
Thông nhắc lại OT, Thông ống tủy lúc Đo chiều dài làm
đo chiều dài làm khởi đầu, đo chiều việc, nong rộng ống
việc, nong rộng ống dài làm việc, nong tủy,
Chức năng tủy, lấy sạch các rộng ống tủy
mảnh vụn tủy hay
mùn ngà,

Đưa vào chạm Đưa vào chạm Đưa vào chạm thành
thành OT, xoay 1/3 thành OT, xoay ¼ OT, rồi kéo ra đồng
vòng theo chiều vòng theo chiều kim thời làm động tác
Động học kim đồng hồ kéo ra đồng hồ và kéo ra, miết trên thành ống
phối hợp động tác tủy
tới lui với biên độ
2mm
Hiệu quả cắt ++ ++ +++

* Động tác của dụng cụ cầm tay:


- Động tác nạo: thường dùng cho nạo K, xoay tròn trâm theo chiều kim đồng hồ
- Động tác dũa: thường dùng cho dũa K và H, động tác đẩy trâm vào và kéo trâm ra
- Động tác xoay và kéo: động tác đầu tiên là xoay theo chiều kim đồng hồ ¼ vòng và
sau đó kéo trâm ra ngoài (lực nhẹ hướng vào trong trước khi xoay trâm)
- Động tác xoay trâm qua phải - trái từ 300 - 600 (watch-winding) nhẹ dọc theo thành
OT
* So sánh 2 loại trâm:
Thép Niti
Độ thuôn ít 2% Độ thuôn nhiều 4,6,8%..
Cứng Dẻo, đàn hồi, thiếu độ cứng
Chi phí thấp Chi phí cao
Làm thay đổi độ cong OT Ít lệch hướng OT
Bị kẹt trong OT Đi vào ống tủy dễ dàng
Dễ làm thủng OT Tạo dạng hiệu quả
Di chuyển và mở rộng chóp Ít đẩy mảnh vụn về phía chóp

- Hạn chế của trâm thép:


+ Nguy cơ tạo sự cố (tạo khấc, tắc OT, mở rộng lỗ chóp…)
+ Đẩy mảnh vụn qua chóp với động tác dũa
+ Tốn nhiều thời gian
+ Khó dự đoán kết quả tốt ở OT cong
- Ưu điểm của trâm NiTi:
+ Ít lệch hướng OT
+ Ít đẩy mảnh vụn về phía chóp (ít đau sau ĐT)
+ Tiết kiệm thời gian
+ Kết quả dự đoán tốt
* Khuyến cáo:
- Sử dụng motor/tay khoan NN
- Luôn thăm dò đường OT bằng trâm tay
- Không bao giờ dùng lực đưa đưa dụng cụ tới LLV
- Thường xuyên làm sạch lưỡi cắt dụng cụ trong khi làm việc
- Số lần sử dụng trâm: theo hướng dẫn nhà sản xuất

11) Trình bày đặc điểm, công dụng, cách sử dụng dụng cụ, vật liệu trong giai đoạn
băng thuốc OT
* Thuốc đặt trong ống tủy:
- Chức năng chính: kháng khuẩn
- Chức năng phụ:
+ Kích thích tạo mô cứng
+ Giảm đau trong- sau điều trị
+ Kiểm soát sự tiết dịch, chảy máu
+ Kiểm soát sự tiêu ngót
- Gồm:
+ Phenol và dẫn xuất
+ Formaldehyde và dẫn xuất
+ Calcium hydroxide
+ Kháng sinh + kháng viêm
+ Kháng sinh
+ Iodine potassium iodide (IKI)
* Nhóm phenol:
- CMCP, PCP, CPC, Cresol, Creosote, Thymol
- Gây ra phản ứng nhạy cảm, quá cảm
- Dưới dạng lỏng nhanh chóng bị bất hoạt bởi dịch viêm  hiệu quả kháng khuẩn chỉ
có tác dụng trong thời gian ngắn  nguy cơ VK tái tăng trưởng
- Không nên sử dụng để băng thuốc giữa các lần hẹn (tủy hoại tử, nhiễm trùng)
* Calcium hydroxide:
- Đặc tính:
+ Độ pH kiềm trung hòa pH acid của dịch viêm  kháng khuẩn, kháng viêm
+ Cầm máu
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho sự lành thương
+ Khởi phát sự khoáng hóa
- Tác dụng:
+ Tác dụng diệt khuẩn: phá hủy màng tb, biến tính protein, phá hủy ADN
+ Tác dụng khoáng hóa: trung hòa acid lactic từ hủy cốt bào, kích hoạt enzyme
phosphatase kiềm
- Cách sử dụng:
+ Bột khô: trộn với nước cất, nước muối sinh lý, thuốc tê  bột nhão
+ Dạng nhão trộn sẵn
+ Đưa vào ống tủy bằng lentulo, cây đưa amalgam nhỏ + cây nhồi nội nha
(plugger), súng bơm, trâm tay, côn giấy
+ Lưu ý: không đặt quá lỗ chóp
- Nhược điểm:
+ Không có tính khít kín
+ Tiêu ngót theo thời gian  bắt buộc phải đặt lại
+ Kích thích mô quanh chóp do có độ pH kiềm  giết chết các tế bào quanh chóp
 không trám quá chóp
+ Lan tỏa chậm, tác dụng kéo dài
* Kháng sinh, kháng viêm (ledermix, doxycycline, corticosteroids)
- Kháng sinh tại chỗ hiệu quả hơn kháng sinh toàn thân
- Tetracycline sử dụng trong bơm rửa, băng thuốc
- Kháng sinh phối hợp kháng viêm: có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, kháng
tiêu ngót  giảm phản ứng viêm quanh chóp
- Phối hợp 3 loại kháng sinh: metronidazole, ciprofloxaxin, minocycline: hiệu quả
trong khử khuẩn ống tủy
- Phối hợp ledermix và Ca(OH)2: băng thuốc trong trường hợp hoại tử ở R chưa
đóng chóp, thủng, tiêu ngót chân R dạng viêm, sang thương quanh chóp quá lớn

12) Trình bày đặc điểm, công dụng, cách sử dụng dụng cụ, vật liệu trong giai đoạn
trám bít ống tủy
* VẬT LIỆU TRÁM BÍT ỐNG TỦY:
- Vật liệu lõi (Côn bạc, côn gutta percha, côn resilon)
- Xi măng trám bít – sealer (ZnO, resin sealer, glass ionomer sealer, silicone sealer,
xi măng có thêm thuốc,…)
* Côn Gutta-Percha (GP) (*)
- Là vật liệu phổ biến nhất để TBOT, sử dụng trong nha khoa từ cuối thế kỹ 19
- Trong nha khoa, GP có 2 dạng tinh thể:
+ Dạng α (tự nhiên): giòn ở nhiệt độ phòng, dễ chảy, hơi dính và nhớt - KT nhiệt
dẻo
+ Dạng β (chế biến): ổn định, dẻo, dễ uốn ở nhiệt độ phòng, rắn, có thể nhồi
được – KT lèn, nhồi
- Thành phần:
+ Oxide kẽm 75%
+ Gutta Percha 20%: làm GP có tính dẻo
+ Chất dính
+ Chất cản quang
+ Chất màu
- Đặc tính kỹ thuật:
+ Cứng, giòn, ít đàn hồi hơn cao su tự nhiên, không bị nén hoặc chảy ở nhiệt độ
phòng
+ Thay đổi thể tích ít (co từ 1-2%) khi từ trạng thái nóng sang nguội
+ Mềm, chảy bởi nhiệt hoặc dung môi hữu cơ: chloroform, xylol, ether, eucalyptol
 chloropercha, eucapercha
+ Không dính vào thành OT  phải có xi măng gắn
- Đặc tính sinh học:
+ Ít độc, it kích thích mô, ít gây dị ứng
+ Có tính kháng khuẩn
+ Không làm đổi màu ngà răng
- Đặc tính sử dụng:
+ Độ cản quang cao
+ Khử trùng bằng dd NaOCl 1 - 5,25%/1p, rửa lại bằng cồn 700
+ Bảo quản nơi mát, tối
+ Lấy ra khỏi OT bằng dụng cụ cơ học, dung môi hữu cơ (ĐT lại)
+ Có thể kéo dài ra được khi có lực căng kéo
- Các dạng GP:
+ Côn chuẩn: độ thuôn 2%, 4%, 6%, 8%, 10%...
 Côn độ thuôn 2% có số 15 - 40
 Côn protaper tương ứng với trâm MAF: F1, F2, F3, F4, F5
+ Côn không chuẩn: có nhiều độ thuôn khác nhau tương ứng kích thước cây lèn
trong kỹ thuật lèn ngang, lèn dọc
 Côn phụ A, B, C, D  bộ lèn A, B, C, D
 Côn phụ XF, FF, F, MF, M, L, XL
+ Côn có lớp phủ: độ thuôn 4%, 6%, phủ resin, phủ glass ionomer,…
- Ưu điểm côn GP:
+ Tương hợp sinh học
+ Kháng khuẩn
+ Không làm đổi màu răng
+ Có tính cản quang
+ Dễ lấy ra khi điều trị lại
+ Có thể dẻo chảy dưới nhiệt
+ Có thể sử dụng cho nhiều KT trám bít
- Nhược điểm côn GP:
+ Không dán vào ngà R
+ Co khi nguội
+ Không tạo sự trám kín tốt
+ Thiếu độ cứng chắc
+ Có thể bị kéo dài khi chịu lực căng kéo
* Xi măng trám bít ống tủy:
- Là hỗn hợp nhão được trộn và đông cứng bởi phản ứng của các chất hóa học.
Khoảng thời gian đông cứng thay đổi tùy thành phần, có thể vài phút cho đến nhiều
giờ
- Đặc điểm:
+ Phản ứng đông cứng - phản ứng hóa học: mới trộn có tính độc; khi đông cứng
thì tính độc giảm đáng kể
+ Bị tiêu với nhiều mức độ khác nhau khi tiếp xúc với dịch mô  thể tích xi măng
phải là tối thiểu và vật liệu lõi trám bít là chủ yếu
- Công dụng:
+ Nối dính các cây côn với nhau, với thành OT
+ Trám bít khoảng trống giữa thành OT và côn
+ Tác nhân làm trơn
+ Kháng khuẩn
+ Trám các OT phụ, các nơi mà côn không thể đi vào được
- Phân loại:
1. ZnO - eugenol sealer:
- Dễ sử dụng
- Có tính kháng khuẩn
- Thời gian đông cứng kéo dài (24h)
- Ít thay đổi thể tích, độ co thấp
- Có tính cản quang
- Tính khít kin, tương hợp sinh học: không tốt
- Lấy ra khỏi OT bằng dung môi hữu cơ, siêu âm
2. Resin sealer (epoxy, methacrylate):
- Gốc epoxy:
+ Có tính kháng khuẩn
+ Thời gian đông cứng kéo dài (AH26: 36 – 48 giờ, AH Plus khoảng 8 giờ)
+ Độ hòa tan thấp
+ Có tính cản quang
+ Tính dính, chảy tốt
+ Khó lấy ra khỏi OT
- Gốc resin methacrylate:
+ Thế hệ 1: hydron sealer
+ Thế hệ 2: endoReZ sealer
+ Thế hệ 3: Dibrefill resin sealer, epiphany sealer, realseal sealer (self etch
primer)
+ Thế hệ 4: metaSEAL, RealSeal SE, RealSeal 1 (self adhesive resin)
- Đặc điểm:
+ Tính tương hợp sinh học cao, không gây hại tế bào, không gây đột biến
+ Khả năng kết dính tốt  “monoblock nội nha”
- Khuyết điểm: đối với hình thái OT (hẹp, sâu) thì chỉ resin thâm nhập vào ống ngà,
còn hạt độn vẫn ở giao diện  nguồn sáng trùng hợp hạn chế  độ bền dán thấp
3. Glass ionomer sealer:
- Ưu điểm:
+ Tương hợp sinh học cao
+ Dán vào ngà R
+ Trám kín phần chóp
- Nhược điểm:
+ Thời gian đông cứng ngắn 12s
+ Độ cứng cao
 Khó khăn trong điều trị tủy đặt chốt, ít sử dụng
4. Silicone sealer
5. Calcium silicate sealer
6. Sealer có thêm thuốc:
- Gồm:
+ Thêm chất khử khuẩn mạnh, kháng viêm (paraformaldehyde,
corticosteroide,...)
+ Thêm Ca(OH)2 (sealex, apexit, CRCS…): tạo sự lành thương , tính trám kín
không tốt
- Paraformaldehyde:
+ Gây phản ứng viêm nặng kéo dài, tổn thương vĩnh viễn mô QC khi trám quá
chóp ảnh hưởng đến bó mạch thần kinh
+ Khi sử dụng trên mô sống gây phản ứng quá cảm, ảnh hưởng toàn than, có
khả năng gây đột biến, ung thư
- Corticosteroide:
+ Ảnh hưởng đến phản ứng phòng vệ của mô QC do ức chế hiện tượng thực
bào, tạo điều kiện tăng sinh vk
+ Ngoài ra, còn có khả năng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn
 Sealer chứa paraformaldehyde, corticosteroid khuyến cáo không nên sử dụng
trên lâm sàng (FDA)
- Chọn lựa loại xi măng để trám bít:
+ Dễ sử dụng
+ Được mô QC dung nạp
+ Tạo được sự trám kín
+ Tùy tình huống lâm sàng
* DỤNG CỤ TRÁM BÍT ỐNG TỦY:
- Cầm tay: bộ lèn ngang, bộ lèn dọc
- Chạy máy
* Cây lèn ngang:
- Không chuẩn hóa, có 4 cỡ A, B, C, D
- Dạng thuôn, đầu nhọn
- Có 2 loại: cán dài và cán ngắn
- Dùng để lèn ngang GP nguội
* Cây lèn dọc:
- Không chuẩn hóa
- Dạng trụ hay dạng thuôn (độ thuôn thay đổi tùy theo NSX), đầu dụng cụ luôn bằng
phẳng
- Có 2 loại: cán dài, cán ngắn
- Dùng để nhồi dọc GP đã được làm mềm bởi nhiệt

You might also like