You are on page 1of 60

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ 1

KHOA RĂNG HÀM MẶT

BỆNH ÁN TRÌNH BỆNH


MÔN: PHẪU THUẬT MIỆNG 1

Địa điểm: Phòng Nha Tổng quát – Bệnh viện Trung Ương Huế
Nhóm 9 – Lớp RHM4B
2

1. Võ Hoàng Thủy Tiên


2. Nguyễn Văn Thanh Toàn
3. Lê Thị Huyền Trang
4. Nguyễn Minh Trí
5. Trịnh Thị Anh Tú
6. Lê Thị Thanh Tuyền
Nhóm 9 – RHM4B
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
7. La Thị Sa Ty
I. HÀNH CHÍNH 3

1. Họ tên bệnh nhân: LÊ THỊ SY


2. Giới tính: Nữ
3. Tuổi: 75
4. Dân tộc: Kinh
5. Địa chỉ: 10/19 Lê Hữu Trác, Tây Lộc, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
6. Nghề nghiệp: Già
7. Ngày đến khám: 30/03/2021
8. Ngày làm bệnh án: 30/03/2021
II. LÝ DO VÀO VIỆN 4

Bệnh nhân đến tái khám theo lịch hẹn tại Phòng Nha Tổng quát, tòa nhà ODA,
bệnh viện Trung ương Huế để nhổ R27.
III. QUÁ TRÌNH BỆNH LÝ 5

Tháng 2/2021, bệnh nhân đau buốt các răng sau hàm trên bên trái khi đánh
răng, đau âm ỉ vài lần trong ngày nhưng không ảnh hưởng tới việc ăn nhai.
Không có yếu tố làm tăng cơn đau.
Tháng 3/2021, các răng đau buốt hơn. Cơn đau có tính chất đau từng cơn, kéo
dài trong vài phút, khoảng cách giữa các cơn đau ngắn, cơn đau xuất hiện và mất
đi đột ngột, đau nhiều về đêm gây khó khăn trong việc ăn nhai.
Ngày 27/03, bệnh nhân đi khám tại Phòng Nha Tổng quát, Bệnh viện Trung
ương Huế. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán mất R15, R17 trồi,
phát hiện mòn cổ nhiều răng, R27 trồi, viêm tủy cấp, sâu cổ gần.
Tại đây, bệnh nhân chỉ định chụp phim cận chóp vùng răng sau hàm trên bên
trái, lấy cao răng hai hàm, trám mòn cổ R25, 26 và hẹn ngày 30/03 đến nhổ R27.
Ngày 30/03, bệnh nhân tái khám theo lịch hẹn. Huyết áp ổn định
120/70mmHg nên được chỉ định nhổ R27.
Các răng đau buốt Tái khám tại 6

hơn, gây khó khăn Phòng Nha Tổng


trong việc ăn nhai quát: Nhổ răng 27.

3/2021 30/03/2021

2/2021 27/03/2021 14/04/2021

• Đau âm ỉ vùng • Đến khám lần đầu tại Thăm khám sau
răng sau hàm trên Phòng Nha Tổng quát, nhổ răng.
bên trái vài lần Bệnh viện Trung ương
trong ngày. Huế.
• Không ảnh hưởng • Lấy cao răng hai hàm và
đến ăn nhai. điều trị các R25, 26.
IV. TIỀN SỬ 7

1. Bản thân:
a) Tiền sử toàn thân:
• Phát hiện bệnh tăng huyết áp được 10 năm (huyết áp 150/90 mmHg). Điều
trị bệnh tăng huyết áp tại Khoa Nội, Bệnh viện Trung ương Huế và đang
điều trị thường xuyên bằng thuốc Concor 5mg x 1v/ngày. Bệnh nhân dùng
thuốc đầy đủ, đúng giờ nên huyết áp sau khi dùng thuốc là 110/60 mmHg.
• Tái khám nội khoa hàng tháng.
• Không hút thuốc, không sử dụng rượu bia, không nhai trầu.
• Chưa phát hiện dị ứng thuốc hay thức ăn.
IV. TIỀN SỬ 8

1. Bản thân:
b) Tiền sử răng miệng:
• Mất R15, 37, 47.
• R16, 17 trám Amalgam mặt nhai - gần cách đây khoảng 15 năm.
• R36 trám G.I.C mặt nhai cách đây 5 năm.
• R25, 26 trám mòn cổ bằng Composite ngày 27/03/2021.
IV. TIỀN SỬ 9

1. Bản thân:
c) Thói quen răng miệng:
• Khám răng 1 năm 1 lần.
• Chải răng 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối bằng bàn chải mềm, lượng
kem bằng hạt đậu phộng, kem đánh răng P/S, chải ngang, chải răng không
chảy máu, sau đó súc miệng bằng nước muối tự pha khoảng 1 phút.
• Có dùng chỉ nha khoa, không dùng tăm xỉa răng.
• Ăn nhai bên trái chủ yếu, không nghiến răng.
IV. TIỀN SỬ 10

2. Gia đình:
Sống khỏe, chưa phát hiện các bệnh lý nội ngoại khoa và các bệnh răng hàm
mặt liên quan.
V. THĂM KHÁM HIỆN TẠI 11

1. Toàn thân:
• Bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Mạch 86 lần/phút
• Da, niêm mạc hồng hào. Nhiệt độ 37 độ C
• Hạch ngoại biên không sờ thấy.
Huyết áp 120/70 mmHg
• Tuyến giáp không lớn.
Nhịp thở 22 lần/phút

Cân nặng  45 kg

Chiều cao 154 cm 


V. THĂM KHÁM HIỆN TẠI 12

2. Các cơ quan:
a) Tâm thần, thần kinh: e) Thận, tiết niệu:
• Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt. • Tiểu thường, nước tiểu vàng trong.
• Không có dấu thần kinh khu trú. • Chạm thận (-), bập bềnh thận (-).
b) Tuần hoàn: f) Cơ xương khớp:
• Bệnh lý tăng huyết áp. • Chưa có phát hiện bất thường.
c) Hô hấp: g) Da, mô dưới da:
• Không ho, không khó thở. • Hồng hào, không xuất huyết dưới da.
d) Tiêu hóa: h) Các cơ quan khác:
• Bụng mềm, không chướng. • Chưa phát hiện bất thường.
• Gan, lách không sờ thấy.
• Đại tiện thường, phân vàng khuôn.
V. THĂM KHÁM HIỆN TẠI 13

3. Thăm khám răng hàm mặt:


a) Khám ngoài mặt:
• Mặt cân xứng qua đường giữa.
• Không có khối sưng nề bất thường.
• Màu sắc da hồng hào, không có lỗ dò ngoài da.
• Không sờ thấy hạch ngoại biên.
• Tuyến nước bọt: Không sưng, không đau khi
thăm khám.
14
V. THĂM KHÁM HIỆN TẠI 15

b) Khám khớp thái dương hàm:


• Hai bên khớp thái dương hàm cân xứng, không
sưng nề.
• Cử động khớp thái dương hàm ở hai bên bình
thường.
• Hàm dưới vận động trong giới hạn bình thường,
đường đóng hàm thẳng.
• Khi hàm dưới thực hiện các vận động chức năng
thì không đau, không có tiếng kêu bất thường ở ổ
khớp.
• Há miệng tối đa: #45mm.
V. THĂM KHÁM HIỆN TẠI 16

c) Khám trong miệng:


 Khám mô mềm:
• Niêm mạc môi má lưỡi bình thường, không
chợt loét.
• Vị trí, kích thước của các thắng lưỡi, thắng
môi, thắng má bình thường.
• Khẩu cái mềm, lưỡi gà, amidan không sưng đỏ.
• Lỗ đổ của ống Stenon, Wharton không viêm,
không sưng đau, không chảy mủ, nước bọt
trong.
• Không có vết chợt, loét hay tổn thương bất
thường khác.
V. THĂM KHÁM HIỆN TẠI 17

c) Khám trong miệng:


 Khám khớp cắn:
• Tương quan khớp cắn theo Angle: Hạng I.
• Tương quan răng nanh:
Tương quan R13: Hạng I.
Tương quan R23: Hạng I.
• Độ cắn chìa: #2,5mm.
• Độ cắn phủ: #3mm.
18
V. THĂM KHÁM HIỆN TẠI 19

d) Khám trong miệng:


 Khám mô nha chu:
• Triệu chứng cơ năng: Chưa phát hiện bất thường.
• Triệu chứng thực thể: Không phát hiện túi nha chu.
V. THĂM KHÁM HIỆN TẠI 20

Vùng lục phân I:


Mảng bám và cao răng:
• Mặt ngoài, mặt trong các răng có ít mảng
bám, không thấy được bằng mắt thường,
nhưng phát hiện khi dùng cây thăm dò cạo
trên bề mặt răng từ khe nướu.
• Không có cao răng.
Tình trạng mô nha chu:
• Màu sắc: Hồng nhạt.
• Hình thái: Gai nướu bình thường.
• Không chảy máu khi thăm khám.
• Độ đàn hồi săn chắc.
• R14, 16, 17 tụt nướu 1-2 mm.
V. THĂM KHÁM HIỆN TẠI 21

Vùng lục phân II:


Mảng bám và cao răng:
• Không phát hiện thấy cao răng, mảng
bám.
Tình trạng mô nha chu:
• Màu sắc: Hồng nhạt.
• Hình thái: Gai nướu bình thường.
• Không chảy máu khi thăm khám.
• Độ đàn hồi săn chắc.
V. THĂM KHÁM HIỆN TẠI 22

Vùng lục phân III:


Mảng bám và cao răng:
• Mặt ngoài, mặt trong các răng có ít mảng bám,
không thấy được bằng mắt thường, nhưng phát
hiện khi dùng cây thăm dò cạo trên bề mặt
răng từ khe nướu.
• Không có cao răng.
Tình trạng mô nha chu:
• Màu sắc: Đỏ sậm, mất lấm tấm da cam.
• Hình thái: Gai nướu tù, mất dạng hình tháp.
• Không chảy máu khi thăm khám.
• Độ đàn hồi: kém săn chắc.
• R24, 25, 26, 27 tụt nướu 1 – 2 mm.
V. THĂM KHÁM HIỆN TẠI 23

Vùng lục phân IV:


Mảng bám và cao răng:
• Mặt ngoài, mặt trong các răng có ít mảng
bám, không thấy được bằng mắt thường,
nhưng phát hiện khi dùng cây thăm dò
cạo trên bề mặt răng từ khe nướu.
• Không có cao răng.
Tình trạng mô nha chu:
• Màu sắc: Hơi đỏ, mất lấm tấm da cam.
• Hình thái: Gai nướu bình thường.
• Không chảy máu khi thăm khám.
• Độ đàn hồi: kém săn chắc.
V. THĂM KHÁM HIỆN TẠI 24

Vùng lục phân V:


Mảng bám và cao răng:
• Không phát hiện thấy cao răng, mảng
bám.
Tình trạng mô nha chu:
• Màu sắc: Hơi đỏ.
• Hình thái: Gai nướu tù, mất dạng hình
tháp.
• Không chảy máu khi thăm khám.
• Độ đàn hồi: Kém săn chắc.
V. THĂM KHÁM HIỆN TẠI 25

Vùng lục phân VI:


Mảng bám và cao răng:
• Mặt ngoài, mặt trong các răng có ít mảng
bám, không thấy được bằng mắt thường,
nhưng phát hiện khi dùng cây thăm dò
cạo trên bề mặt răng từ khe nướu.
• Không có cao răng.
Tình trạng mô nha chu:
• Màu sắc: Hơi đỏ, mất lấm tấm da cam.
• Hình thái: Gai nướu bình thường.
• Không chảy máu khi thăm khám.
• Độ đàn hồi: Kém săn chắc.
V. THĂM KHÁM HIỆN TẠI 26

d) Khám trong miệng:


 Khám răng:
Phân hàm I:
• R16, 17 trám xoang nhai gần bằng
Amalgam cách đây 15 năm.
• Mất R15.
V. THĂM KHÁM HIỆN TẠI 27

Phân hàm II:


• R25, 26 mòn cổ đã được trám Composite.
• R27 sâu cổ gần, trồi cao khoảng 1,5mm so với R26 do không có răng đối.
V. THĂM KHÁM HIỆN TẠI 28

Thăm khám R27:


Cơ năng:
• Có những cơn đau tự phát vùng răng sau hàm trên, đau từng cơn, cơn đau
kéo dài trong vài phút, khoảng cách giữa các cơn đau ngắn, cơn đau xuất
hiện và mất đi đột ngột. Đau nhiều về đêm.
• Cảm thấy răng đau buốt hơn khi uống nước lạnh.
Thực thể:
• Răng trồi cao khoảng 1,5mm so với R26 do không có răng đối.
• Thăm khám bằng thám trâm thấy có lỗ sâu mặt bên phía gần.
• Gõ dọc không đau, gõ ngang đau nhiều.
• Lung lay răng (-).
V. THĂM KHÁM HIỆN TẠI 29

Phân hàm III:


• R31, 32 mòn rìa cắn.
• R36 đã được trám mặt nhai bằng G.I.C.
• Mất R37.
V. THĂM KHÁM HIỆN TẠI 30

Phân hàm IV:


• R41 lệch trong.
• R41, 42 mòn rìa cắn.
• R43, 44, 45 có tổn thương mất chất mô cứng
ở vùng cổ răng, rà thám trâm thấy cảm giác gồ
ghề, không liên tục, bệnh nhân cảm thấy ê
buốt (mòn cổ).
• R46 mòn mặt nhai.
• Mất R47.
 Sơ đồ răng: 31

7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7

7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7

Mòn mặt nhai Răng được chỉ định nhổ


Mòn cổ Mất răng
Mòn rìa cắn Răng đã trám
VI. CẬN LÂM SÀNG: 32

Phim cận chóp vùng răng sau hàm trên


bên trái:
• R27 có vùng thấu quang ở 1/3 cổ răng
phía gần, lan đến buồng tủy.
• Không phát hiện vùng thấu quang
quanh chóp.
• Không có hình ảnh tiêu xương.
• Khoảng dây chằng nha chu không giãn
rộng.
VII. TÓM TẮT – BIỆN LUẬN – CHẨN ĐOÁN: 33

1. Tóm tắt:
Bệnh nhân nữ 75 tuổi, cách đây 2 tháng tự nhiên thấy đau buốt vùng răng sau
hàm trên bên trái. Sau đó, bệnh nhân đau nhiều hơn, ảnh hưởng đến việc ăn nhai
nên đi khám lần đầu tại Phòng Nha Tổng quát, Bệnh viện Trung ương Huế vào
ngày 27/03 và đã được điều trị R25, 26 trước. Ngày 30/03, bệnh nhân tái khám
theo lịch hẹn để nhổ R27.
VII. TÓM TẮT – BIỆN LUẬN – CHẨN ĐOÁN: 34

Qua hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, em rút ra những dấu chứng sau:
a) Dấu chứng viêm tủy cấp R27:
Cơ năng:
• Có những cơn đau tự phát vùng răng sau hàm trên, đau từng cơn, cơn đau
kéo dài trong vài phút, khoảng cách giữa các cơn đau ngắn, cơn đau xuất
hiện và mất đi đột ngột. Đau nhiều về đêm.
• Cảm thấy răng đau buốt hơn khi uống nước lạnh.
Thực thể:
• Răng trồi cao khoảng 1,5mm so với R26 do không có răng đối.
• Thăm khám bằng thám trâm thấy có lỗ sâu mặt bên phía gần.
• Gõ dọc không đau, gõ ngang đau nhiều.
• Lung lay răng (-).
VII. TÓM TẮT – BIỆN LUẬN – CHẨN ĐOÁN: 35

a) Dấu chứng viêm tủy cấp R27:


Phim cận chóp vùng răng sau hàm trên bên trái:
• Răng 27 có vùng thấu quang ở 1/3 cổ răng phía gần, lan đến buồng tủy.
• Không phát hiện vùng thấu quang quanh chóp.
• Không có hình ảnh tiêu xương.
• Khoảng dây chằng nha chu không giãn rộng.
VII. TÓM TẮT – BIỆN LUẬN – CHẨN ĐOÁN: 36

b) Dấu chứng trồi răng:


• R17 trồi cao khoảng 1,5mm so với R16.
• R27 trồi cao khoảng 1,5mm so với R26.
c) Dấu chứng mòn răng sinh lý và mòn răng cơ học:
• Mòn răng lộ ngà rìa cắn/mặt nhai ở các R31, 32, 41, 42, 46 mất các múi,
rãnh tự nhiên, lộ ngà màu vàng sẫm. Thăm khám bằng thám trâm thấy đáy
cứng, không mắc lại và bệnh nhân không có cảm giác đau hay ê buốt.
• Mòn cổ răng: R43, 44, 45 có tổn thương mất chất mô cứng ở vùng cổ răng,
rà thám trâm thấy cảm giác gồ ghề, không liên tục, nhưng bệnh nhân không
cảm thấy ê buốt.
d) Dấu chứng khác:
• Mất R15, 37, 47.
• R41 lệch trong.
VII. TÓM TẮT – BIỆN LUẬN – CHẨN ĐOÁN: 37

 Chẩn đoán sơ bộ:


• R27 viêm tủy cấp + trồi.
• R17 trồi.
• R31, 32, 41, 42 mòn rìa cắn, R46 mòn mặt nhai.
• R43, 44, 45 mòn cổ.
• Mất R15, 37, 47.
VII. TÓM TẮT – BIỆN LUẬN – CHẨN ĐOÁN: 38

 Chẩn đoán phân biệt:


Viêm tủy cấp với viêm quanh chóp cấp: Qua thăm khám lâm sàng, bệnh nhân
không có dấu hiêụ toàn thân (mệt mỏi, khó chịu) mà chỉ đau vùng răng sau hàm
trên bên trái. Đau thành cơn, tự phát và đau tăng lên khi uống nước lạnh, đau
nhiều về đêm, trên phim thấy khoảng dây chằng nha chu bình thường  em loại
trừ chẩn đoán bị viêm quanh chóp cáp mà hướng đến viêm tủy cấp.
Viêm tủy cấp với sâu ngà sâu: Qua thăm khám lâm sàng, bệnh nhân có cơn đau
tự phát, đau nhiều về đêm, đau tăng lên khi uống nước lạnh, phát hiện thấy lỗ sâu
to, có nhiều ngà mủn, gõ ngang đau nhiều, trên phim thấy lỗ sâu ở phía cổ gần,
lan đến sát buồng tủy  em loại trừ bệnh nhân bị sâu ngà sâu.
VII. TÓM TẮT – BIỆN LUẬN – CHẨN ĐOÁN: 39

2. Biện luận:
a) R27 viêm tủy cấp:
Về triệu chứng lâm sàng kết hợp cận lâm sàng: Bệnh nhân có đầy đủ triệu
chứng điển hình của một cơn đau viêm tủy cấp ở R27:
• Thăm khám bằng thám trâm và trên Xquang thấy có lỗ sâu ở vùng cổ gần,
lan đến buồng tủy  Gây ra những cơn đau tự phát vùng răng sau hàm trên,
đau từng cơn, khoảng cách giữa các cơn đau ngắn, cơn đau xuất hiện và mất
đi đột ngột.
• Cảm thấy răng đau buốt hơn khi uống nước lạnh.
• Đau nhiều về đêm, cơn đau kéo dài trong vài phút
• Gõ dọc không đau, gõ ngang đau nhiều, trên Xquang không thấy hình ảnh
thấu quang quanh chóp
VII. TÓM TẮT – BIỆN LUẬN – CHẨN ĐOÁN: 40

Về nguyên nhân và cơ chế:


Tổn thương sâu răng ở cổ răng phía mặt bên gần của R27 bắt nguồn từ sự hủy
khoáng và hòa tan cấu trúc răng do giảm pH khu trú của mảng bám và hủy
khoáng men răng. Theo thời gian, tổn thương mới chớm này sẽ hình thành lỗ sâu
trên bề mặt men răng, dần dần sẽ phá hủy mô ngà và gây ra tình trạng viêm tủy.
Tình trạng này nếu không được điều trị sẽ làm tổn thương tủy gây ra tình trạng
viêm tủy cấp.
Về biến chứng:
Viêm tủy cấp nếu không được điều trị có thể dẫn đến hoại tử tủy và các bệnh lý
quanh chóp.
VII. TÓM TẮT – BIỆN LUẬN – CHẨN ĐOÁN: 41

b) Trồi răng:
Về triệu chứng lâm sàng:
• R17 trồi cao khoảng 1,5mm so với R16.
• R27 trồi cao khoảng 1,5mm so với R26.
Về nguyên nhân và cơ chế:
Bình thường, các răng có khuynh hướng trồi sinh lý để bù trừ vào phần răng bị
mòn do ăn nhai, giúp duy trì kích thước dọc. Khi R37, 47 bị mất, R17, 27 có xu
hướng trồi xuống nhiều hơn do không được nâng đỡ và mất đi lực đối từ các răng
đối diện.
Về biến chứng:
R17, 27 cao hơn răng bên cạnh gây khó khăn cho vận động của hàm trên, lâu dần
sẽ dẫn đến biến chứng sai lệch khớp thái dương hàm (đau đầu, mỏi hàm, đau
khớp thái dương hàm), làm bệnh nhân khó chịu, giảm lực ăn nhai làm hoạt động
ăn nhai bị hạn chế.
VII. TÓM TẮT – BIỆN LUẬN – CHẨN ĐOÁN: 42

c) Mòn rìa cắn và mặt nhai:


Về triệu chứng lâm sàng:
• Răng 41, 42, 31, 32 mòn rìa cắn.
• Răng 46 mòn mặt nhai, mất các múi, rãnh tự nhiên, ở giữa lộ ngà màu vàng
sẫm, thăm khám bằng thám trâm thấy cứng, không mắc và bệnh nhân không
có cảm giác đau hay ê buốt.
Về nguyên nhân và cơ chế:
Bệnh nhân đã lớn tuổi nên trong quá trình ăn nhai, các răng va chạm nhau, lực ma
sát giữa các răng lâu ngày dẫn tới mòn rìa cắn và mặt nhai các răng.
Về biến chứng:
Răng bị mòn mặt nhai làm lộ lớp ngà nên gây cảm giác ê buốt, khó chịu cho
bệnh, tăng nguy cơ sâu răng và các bệnh lý tủy, tổn thương khớp cắn.
VII. TÓM TẮT – BIỆN LUẬN – CHẨN ĐOÁN: 43

3. Chẩn đoán xác định:


• R27 viêm tủy cấp + trồi.
• R17 trồi.
• R43, 44, 45 mòn cổ.
• R31, 32, 41, 42 mòn rìa cắn, R46 mòn mặt nhai.
VIII. KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ: 44

1. Điều trị:
• Kiểm soát vấn đề huyết áp.
• Nhổ R27 do răng không còn chức năng ăn nhai (do mất răng đối), giải quyết
tình trạng viêm tủy cấp và trồi răng do mất răng đối gây đau, ảnh hưởng đến
việc ăn nhai của bệnh nhân.
2. Tư vấn:
• Trám mòn cổ các R43, 44, 45 để tránh bị lộ ngà, gây cảm giác ê buốt, khó
chịu cho bệnh nhân.
• Trám mặt nhai hoặc bọc mão kim loại sứ cho R46.
• Theo dõi R17 nếu trồi cao thì cần phải nhổ để tránh gây khó chịu và ảnh
hưởng tới việc ăn nhai của bệnh.
IX. ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ: 45

1. Trước nhổ răng:


• Đánh giá trên phim cận chóp: số lượng chân, hướng chia chân, vị trí tương
quan với xoang hàm, vết nứt gãy chân răng nếu có.
• Chọn thời gian nhổ vào buổi sáng, xác nhận bệnh nhân đã ăn sáng đầy đủ
trước khi nhổ răng.
• Đối với bệnh nhân lớn tuổi, cần xác nhận có người nhà đi cùng trước khi
nhổ răng.
• Xác nhận lại tình trạng bệnh tăng huyết áp của bệnh nhân. Đo huyết áp
trước khi nhổ, nếu ổn định mới tiến hành nhổ răng trên ghế nha khoa.
• Chuẩn bị tâm lý ổn định cho bệnh nhân.
• Vệ sinh răng miệng trước khi nhổ để hạn chế nhiễm trùng.
• Chuẩn bị các biện pháp cầm máu, xử trí cấp cứu.
IX. ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ: 46

Chuẩn bị dụng cụ:


• Bộ đồ khám (gương, thám trâm, kẹp gắp).
• Săng lỗ, ống hút nước bọt, ly.
• Kềm nhổ răng: răng cối lớn hàm trên bên trái.
• Bẩy thẳng.
• Syringe gây tê, kim gây tê (kim dài).
• Thuốc tê: Lidocaine 2% không chứa thuốc co mạch.
• Syringe bơm rửa, Betadine, nước muối sinh lý, oxy già.
• Cây nạo ổ.
• Bông gạc, spongel.
• Dụng cụ khâu và chỉ khâu cầm máu.
• Thuốc cấp cứu.
IX. ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ: 47

2. Trong khi nhổ răng:


• Trong quá trình nhổ răng, bác sĩ luôn ở cạnh bệnh nhân để theo dõi nhằm
phát hiện kịp thời những tiền triệu báo trước một cơn ngất choáng, trong
trường hợp đó cần ngừng ngay công việc nhổ răng để tiến hành hồi sức cho
bệnh nhân, tiến hành nhổ lại khi bệnh nhân khỏe trở lại.
• Khi bệnh nhân kêu đau cần xem lại chất lượng thuốc tê hoặc kỹ thuật gây tê
của mình, cần tiến hành gây tê thêm vì nếu đau quá ngưỡng bệnh nhân sẽ
ngất choáng.
• Thuốc cấp cứu phải ở trong tư thế sẵn sàng đề phòng nguy cơ ngất xảy ra
khi nhổ răng.
• Duy trì thái độ tác phong làm việc của mình trong suốt cuộc nhổ.
IX. ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ: 48

Tiến hành nhổ R27:


• Trước khi nhổ răng cần đánh giá trên phim cận chóp: số lượng chân, hướng
chia chân, mức độ tiêu chân.
• Sát trùng vùng răng nguyên nhân.
• Gây tê cận chóp: Đâm kim vào đáy tiền đình, nơi tiếp giáp giữa niêm mạc
di động và niêm mạc cố định, vùng này tương ứng với vùng chóp gốc răng,
trục của ống tiêm song song với trục răng, hướng kim tạo một góc 45 độ so
với bề mặt nướu, vát kim quay về phía nướu, bơm chậm từ 1-1,5 ml thuốc
tê.
• Gây tê bổ sung ở mặt trong vùng R27: Đâm kim vào niêm mạc mặt trong ở
giữa chóp và cổ răng (cách cổ răng khoảng 0,5cm), hướng kim và vát kim
tương tự như ở mặt ngoài, bơm chậm khoảng 0,5ml thuốc tê.
IX. ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ: 49

• Dùng nạy bóc tách nướu dính, lung lay răng bằng nạy.
• Bắt kềm vào mặt trong trước mặt ngoài sau:
Đưa mỏ kềm đến vị trí sâu nhất khi bị cản trở bởi xương ổ răng thì dừng lại,
bắt chặt kềm và lung lay theo chiều ngoài trong (phía ngoài nhiều hơn phía
trong), tránh động tác thô bạo gây gãy chân răng. Khi răng đã hoàn toàn lung lay
thì kéo răng ra khỏi xương ổ theo hướng ra ngoài và xuống dưới.
• Kiểm tra lại răng sau nhổ: Có tình trạng gãy chóp hay không?
• Nạo phần mô nha chu bị viêm.
• Bơm rửa nhẹ nhàng bằng Betadin pha loãng.
• Bóp xương ổ răng.
• Cầm máu sau nhổ. Khâu đóng.
• Cho bệnh nhân cắn gòn và dặn dò, tư vấn sau nhổ.
IX. ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ: 50

3. Sau nhổ răng:


• Cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi để theo dõi.
• Đo lại huyết áp sau khi nhổ.
Dặn dò bệnh nhân sau khi nhổ:
• Cắn chặt gòn, nuốt nước bọt trong khoảng từ 30 – 45 phút.
• Sau khi nhả gòn, nếu còn chảy máu, dùng gòn dự phòng cắn chặt thêm 30 –
45 phút nữa, nếu thấy chảy máu kéo dài thì phải quay lại ngay.
• Máu chảy rỉ lượng ít là bình thường, nên nuốt, không khạc, nhổ, chép
miệng.
• Không nên ngậm hay súc nước muối tự pha trong 2 ngày đầu sau nhổ.
• Nghỉ ngơi và hoạt động nhẹ nhàng sau nhổ .
IX. ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ: 51

• Chải răng bình thường, không súc miệng mạnh, giữ vệ sinh răng miệng sạch
sẽ.
• Kháng sinh, kháng viêm uống đủ liều, sử dụng thuốc giảm đau khi có xuất
hiện triệu chứng đau, mỗi lần cách nhau 4 - 6h, hết đau có thể ngừng sử
dụng giảm đau.
• Nếu đau nhiều, máu không cầm, sưng to, há miệng không được, sưng to, sốt
cao phải quay lại phòng khám để xử trí kịp thời.
IX. ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ: 52

Báo rõ cho bệnh nhân biết các triệu chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng:
• Sẽ có phản ứng đau sau khi hết tác dụng của thuốc tê nên phải uống giảm
đau càng sớm càng tốt. Nếu cơn đau kéo dài nhiều ngày và cường độ dữ dội
nên trở lại tái khám.
• Nếu sưng thì có thể chườm lạnh vào ngày đầu tiên,chườm nóng vào ngày
thứ 2 và thứ 3, ít nhất 4 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15- 20 phút.
• Nếu sốt nhẹ vào ngày đầu tiên thì không đáng lo ngại. nếu sốt kéo dài qua
ngày thứ 2 hoặc nhiệt độ tăng cao thì bệnh nhân nên tái khám.
IX. ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ: 53

Chế độ ăn uống:
• Ăn nhai bên đối diện, tránh nhai vào nơi răng nhổ và tránh nhét thức ăn vào
lỗ chân răng.
• Không ăn đồ ăn quá cứng, quá mặn, cay,quá nóng... trong những ngày sau
nhổ. Nên ăn cháo lỏng và uống nhiều nước.
• Không sử dụng đồ uống có cồn, ga hay chất kích thích những ngày sau nhổ.
IX. ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ: 54

Đơn thuốc:
1/ Curam Tab 1000mg x 10 viên
Uống ngày 2 viên chia làm 2 lần (sáng – tối).
2/ Paracetamol 500mg x 10 viên
Uống ngày 2 viên chia làm 2 lần (sáng – tối).
3/ C-500 500mg x 5 viên
Uống ngày 1 lần vào buổi (sáng)
X. TIÊN LƯỢNG: 55

• Bệnh nhân 75 tuổi có tiền sử tăng huyết áp 10 năm (huyết áp 150/90


mmHg).
• Hiện tại đang điều trị bệnh tăng huyết áp tại Khoa Nội, Bệnh viện Trung
ương Huế và sử dụng Concor 5mg x 1v/ngày.
• Bệnh nhân dùng thuốc đầy đủ, đúng giờ nên huyết áp sau khi dùng thuốc là
110/60 mmHg.
• Tái khám nội khoa hàng tháng.
• Tại thời điểm thăm khám trước khi nhổ, huyết áp đo được là 120/70 mmHg.
• Dựa theo Bảng phân độ Tăng huyết áp của Hội Tăng huyết áp Thế giới 2020
(ISH 2020): Bệnh nhân Tăng huyết áp độ I.
X. TIÊN LƯỢNG: 56

Hai nguy cơ thường gặp nhất của bệnh nhân tăng huyết áp khi nhổ răng là
biến cố tim mạch và chảy máu sau nhổ răng.
• Nguy cơ biến cố tim mạch bất lợi: Nhổ răng được xem như là một loại
stress của cơ thể (đau và căng thẳng), nhất là đối với bệnh nhân lớn tuổi, nó
có thể dẫn đến tăng huyết áp đáng kể gây nguy cơ đột quỵ, ngừng tim.
• Nguy cơ chảy máu kéo dài sau nhổ răng: Ở bệnh nhân cao huyết áp khi
nhổ răng, một áp lực máu cao trong lòng mạch có thể đẩy cục máu đông
trong ổ răng đi gây chảy máu kéo dài.
• Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc tê có chất co mạch (Adrenaline,
Noradrenaline) chất co mạch này sẽ làm các mạch máu co lại, khiến huyết
áp lại tăng hơn nữa, gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân,bao gồm
tăng nguy cơ tăng huyết áp cấp tính hoặc hạ huyết áp, đau thắt ngực, rối
loạn nhịp tim và nhồi máu cơ tim  Phải thay bằng thuốc tê không có
chất co mạch (Lidocaine 2%).
X. TIÊN LƯỢNG: 57

Do đó em đưa đến tiên lượng gần và xa của quá trình nhổ răng cụ thể như sau:
1. Tiên lượng gần: TỐT
• Bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp kiểm soát tốt (huyết áp sau khi dùng thuốc
là 110/60 mmHg) nên ít có nguy cơ chảy máu sau mổ kéo dài, khả năng
cầm máu khá tốt.
• Bệnh nhân lớn tuổi, thể trạng trung bình, ăn uống tốt nên khả năng phục hồi
sau nhổ của bệnh nhân tốt.
2. Tiên lượng xa: TRUNG BÌNH
Bệnh nhân lớn tuổi, việc nhổ răng sẽ dẫn đến khả năng tiêu xương thêm tại
chỗ và xung quanh các răng bên cạnh.
XI. DỰ PHÒNG: 58

• Tư vấn vệ sinh răng miệng: Súc miệng bằng nước muối sinh lý/nước súc
miệng, chải răng đúng cách, chải lưỡi, chải răng 2 lần/ngày; sử dụng chỉ nha
khoa, không dùng tăm xỉa răng. Ăn nhai đều 2 bên.
• Chế độ ăn uống: Ăn uống khoa học, không sử dụng đồ uống có cồn và chất
kích thích.
• Dặn dò bệnh nhân tiếp tục theo dõi quá trình tiến triển của bệnh và tình
trạng vệ sinh răng miệng, khám định kỳ 6 tháng/1 lần.
• Kiểm soát tình trạng tăng huyết áp thường xuyên.
XII. THEO DÕI SAU NHỔ: 59

Ngày 30/03/2021 (30 phút sau nhổ)


• Bệnh nhân tỉnh táo tiếp xúc tốt.
• Tình trạng chảy máu sau nhổ răng được kiểm soát tốt.
Ngày 14/04/2021 (2 tuần sau nhổ):
1. Toàn thân:
• Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt. Mạch 56 lần/phút
• Da niêm mạc hồng.
• Hạch ngoại biên không sờ thấy. Nhiệt độ 37 độ C

Huyết áp 110/60 mmHg

Nhịp thở 20 lần/phút


XII. THEO DÕI SAU NHỔ: 60

2. Khám chuyên khoa răng hàm mặt:


Cơ năng:
• Trong ngày đầu, vùng nhổ răng còn đau nhiều nên bệnh nhân chỉ ăn thức ăn
lỏng và nguội, kèm uống thuốc giảm đau Paracetamol 500mg x 2 lần/ngày.
• Bệnh nhân dùng thuốc Curam Tab 1000mg x 2 lần/ngày x 5 ngày.
• Sau 3 ngày bệnh nhân đỡ đau ở vùng răng đã nhổ R27 nên không uống
thuốc giảm đau Paracetamol nữa.
Thực thể:
• Nướu ở vùng R27 lành thương tốt, miệng vết thương đã đóng, không có d ấu
hiệu nhiễm trùng.

You might also like