You are on page 1of 17

TRƯỜNG Y DƯỢC – ĐẠI HỌC DUY BỆNH VIÊN TRUNG ƯƠNG HUẾ

TÂN KHOA RĂNG HÀM MẶT TRUNG TÂM RĂNG HÀM MẶT

Họ và tên: Nguyễn Lê Gia Quý


Nhóm: K25.2
MSSV: 25215415839
Điểm Nhận xét của hội đồng chấm thi
Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2

BỆNH ÁN THI LÂM SÀNG


MÔN: BỆNH HỌC MIỆNG VÀ HÀM MẶT

I. PHẦN HÀNH CHÍNH


1. Họ và tên bệnh nhân : PHAN HỮU CHÁNH
2. Tuổi : 82
3. Giới : Nam
4. Nghề nghiệp : Hưu Trí
5. Địa chỉ : Đông Hà – Quảng Trị
6. Số điện thoại : 0944.6*****
7. Ngày vào khoa : 10h30 ngày 14/3/2023
8. Ngày làm bệnh án : 19h00 ngày 21/3/2022
II. BỆNH SỬ
1. Lý do vào viện:
Đau, loét má phải.
2. Quá trình bệnh lý:
Bệnh nhân khai khoảng ba tháng trước vào viện, bệnh nhân xuất hiện
tình trạng loét niêm mạc má phải, vết loét chảy máu, đau khi chạm vào
và đau khi ăn thức ăn nóng. Trong khoảng thời gian đó bệnh nhân có sử
dụng thuốc( không rõ loại) tại phòng quản lý sức khỏe cán bộ nhưng
không thuyên giảm. Đến 1 tuần trước khi nhập viện, vết loét lan rộng ra,
làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân nên vào ngày 14/03/2023,
bệnh nhân đến khám và nhập viện tại khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ
và hàm mặt tại bệnh viện trung ương huế.
❖ Ghi nhận lúc vào viện:
- Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt.
- Da, niêm mạc hồng.
- Tổng trạng chung trung bình.
- Tổn thương loét vùng niêm mạc miệng má (P), bờ nham nhở, sùi, sưng đỏ, ấn
đau, không chảy máu.

❖ Ghi nhận tại Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt:

- Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt.


- Sinh hiệu ổn.
- Mặt cân xứng qua đường giữa.
- Há miệng bình thường, khớp cắn đúng.
- Da niêm mạc hồng.
- Hạch dưới hàm (P), di động, ấn đau.
- Tổn thương loét vùng ngách hàng lang vùng R17 kích thước 1×2cm, phủ
giả mạc màu trắng, viền đỏ, ấn đau, mềm, không chảy máu.
- Chẩn đoán sơ bộ khi vào khoa điều trị: Viêm loét niêm mạc má phải/ THA.
III. TIỀN SỬ
1. Bản thân:
Toàn thân:
- Nội khoa: + Tăng huyết áp đang điều trị và sử dụng thuốc thường xuyên
+ Viêm tuyến nước bọt mang tai cách đây 1 năm.
+ Viêm dạ dày, u xơ tuyến tiền liệt cách đây 3 năm.
+ Tai biến mạch máu não vào năm 2019, đang sử dụng thuốc
chống đông.
- Ngoại khoa: Chưa phát hiện bệnh lý liên quan.
- Không ghi nhận tiền sử dị ứng thuốc hay thức ăn gì.
- Không có thói quen hút thuốc hay rượu bia.
- Không có thói quen ăn cay nóng.
Răng hàm mặt:
- Có thói quen thăm khám răng miệng định kỳ tại phòng quản lý sức khỏe
cán bộ.
- Chưa có tiền sử chấn thương trước đây.
- Không có thói quen dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng.
- Ăn nhai bên trái cách đây 3 tháng do vết loét.
- Chải răng 2 lần/ngày, chải răng theo chiều dọc, không vệ sinh lưỡi.
2. Gia đình:
Chưa ghi nhận các bệnh lý nội, ngoại khoa, răng hàm mặt liên quan.
IV. THĂM KHÁM HIỆN TẠI (9h30 ngày 18/03/2022)
1. Khám toàn thân:
- Bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
- Có 1 ổ loét 1×2cm ở ngách hành lang đối diện R17
- Không phù, không xuất huyết dưới da.
- Tuyến giáp không lớn
- Hạch dưới hàm (P), di dộng, mềm, ấn đau.
- Sinh hiệu:
+ Mạch: 72 lần/phút
+ Nhiệt: 37oC
+ Huyết áp: 110/70 mmHg
+ Nhịp thở: 18 lần/phút
- Thể trạng:
+ Cân nặng: 58kg
+ Chiều cao: 1m70 => BMI: 22.3 kg/m2
2. Khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt:
Triệu chứng cơ năng:
- Đau bên vùng trong má phải
- Ăn uống kém.
- Ăn nhai bên (T) 3 tháng.
Triệu chứng thực thể:

2.1. Khám ngoài mặt


- Mặt cân xứng qua đường giữa.
- Màu sắc da bình thường.
- Không có lỗ dò ngoài mặt.
- Hạch dưới hàm (P), di động, mềm, ấn đau.
- Ấn tại vị trí trên hốc mắt, dưới hốc mắt, lỗ cằm không đau.
2.2. Khám khớp cắn và khớp thái dương
hàm
- Khám khớp thái dương hàm:
+ Khớp thái dương hàm 2 bên cân xứng,
không sưng đỏ.
+ Ấn vào khớp thái dương hàm hai bên
không đau.
+ Há miệng bình thường: #4cm
+ Vận động há ngậm miệng, trượt hàm
lui sau, sang bên không đau.
+ Không nghe tiếng kêu ở khớp khi vận
động hàm dưới.
- Khám khớp cắn: Phân loại theo Angle
+ Tương quan R16-R46 và R26-R36:
không xác định được.
+ Tương quan R13-R43 và R23-R33:
hạng III.
+ Độ cắn chìa: 2mm
+ Độ cắn phủ: 3mm
+ Đường giữa hàm dưới lệch phải so với đường giữa hàm trên #1mm.
2.3. Khám trong miệng
2.3.1. Khám mô mềm
- Khẩu cái mềm, lưỡi gà, amidan, thắng môi
không có dấu hiệu bất thường.
- Lỗ ống Stenon, lỗ ống Wharton không
viêm, không đau.
- Ổ loét kích thước #1×2cm, bờ nham nhở,
niêm mạc xung quang ổ loét sưng đỏ, sùi, ấn
mềm, mật độ mềm, đau, không chảy máu
đáy ổ loét phủ giả mạc màu trắng.
2.3.2. Khám răng
❖ Phân hàm 1:
- Mòn mặt nhai R15, R16.
- Mòn mặt xa R15, mặt gần R16.
- Các răng thuộc vùng hàm 1 không ê buốt, không lung lay, gõ ngang, gõ dọc
không đau.
❖ Phân hàm 2:
- R26 chưa phát hiện trên cung hàm (đã nhổ).
- R27 nghiêng gần.
- Các răng còn lại không ê buốt, không lung lay, gõ ngang, gõ dọc không đau.
❖ Phân hàm 3:
- Chưa phát hiện R37, R38 trên cung hàm (đã nhổ).
- Mòn mặt nhai R36.
- R31 gãy ½ thân răng.
- Các răng còn lại thuộc vùng hàm 3 chưa phát hiện bất thường, không ê buốt,
không lung lay, gõ ngang, gõ dọc không đau.
❖ Phân hàm 4:
- Chưa phát hiện R42, R47, R48 trên cung hàm (đã nhổ).
- Mòn mặt nhai R46.
- Các răng còn lại thuộc vùng hàm 4 không ê buốt, không lung lay, gõ
ngang, gõ dọc không đau.

Sơ đồ răng

1 2
8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8
8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8
4 3

Răng nghiêng
Răng mòn Đã nhổ
Chưa phát hiện trên cung hàm

2.3.3. Khám nha chu

❖ Phân vùng I:
- Tình trạng cao răng, mảng bám:
+ Mảng bám phủ lượng vừa, không quá 1/3 bề mặt thân răng ở
mặt ngoài và mặt trong các răng. PlI vùng I = 0.9
+ Cao răng trên nướu phủ không quá 1/3 thân răng ở mặt ngoài
và mặt trong các răng. Phân độ: 1(theo CI-S).
- Mô nướu: Nướu viêm nhẹ, viền nướu đỏ, chảy máu ít khi thăm
khám mặt trong và ngoài R14 - R18. %BOP vùng I = 5%, PI vùng I
=1
- Mô nha chu sâu: Không có túi nha chu, PPD vùng I lớn nhất là
2mm, phát hiện tình trạng mất bám dính, CAL vùng 1 lớn nhất
là 3mm.
❖ Phân vùng II:
- Tình trạng cao răng, mảng bám:
+ Mảng bám phủ lượng ít, không quá 1/3 bề mặt thân răng ở
mặt ngoài và mặt trong các răng. PlI vùng II = 0.4
+ Cao răng trên nướu phủ không quá 1/3 thân răng ở mặt ngoài
và mặt trong các răng. Phân độ: 1 (theo CI-S).
+ Cao răng dưới nướu màu vàng nhạt ở tất cả các răng.
- Mô nướu: Nướu đỏ nhạt, hơi phù, chảy máu ít khi thăm khám mặt
ngoài và mặt trong R13- R23. %BOP vùng II = 2% , PI vùng II =
0.3
- Mô nha chu sâu: Không có túi nha chu, PPD vùng II lớn nhất là
1mm, phát hiện tình trạng mất bám dính, CAL vùng II lớn nhất là
2mm.
❖ Phân vùng III:
- Tình trạng cao răng, mảng bám:
+ Mảng bám phủ lượng ít, không quá 1/3 bề mặt thân răng ở mặt ngoài
và mặt trong các răng. PlI vùng III = 0.5
+ Cao răng trên nướu phủ không quá 1/3 thân răng ở mặt ngoài
và mặt trong các răng. Phân độ: 1 (theo CI-S).
- Mô nướu: Nướu viêm nhẹ, viền nướu đỏ, Chảy máu ít khi thăm
khám ở mặt ngoài và mặt trong R27, R28. %BOP vùng III = 4%, PI
vùng III= 0.6.
- Mô nha chu sâu: Không có túi nha chu, PPD vùng III lớn nhất là
1mm, phát hiện tình trạng mất bám dính, CAL vùng III lớn nhất là
2mm.
❖ Phân vùng IV:
- Tình trạng cao răng, mảng bám:
+ Mảng bám phủ lượng ít, không quá 1/3 bề mặt thân răng ở
mặt ngoài và mặt trong các răng. PlI vùng IV = 0.5
+ Cao răng trên nướu phủ không quá 1/3 thân răng ở mặt ngoài
và mặt trong các răng. Phân độ: 1 (theo CI-S).
- Mô nướu: Nướu viêm nhẹ, viền nướu đỏ, Chảy máu ít khi thăm
khám ở mặt ngoài và mặt trong R34 - R36. %BOP vùng IV = 4%,
PI vùng IV = 0.6.
- Mô nha chu sâu: Không có túi nha chu, PPD vùng IV lớn nhất
là 2mm, Phát hiện tình trạng mất bám dính, CAL vùng IV lớn
nhất là 2mm.
❖ Phân vùng V:
- Tình trạng cao răng, mảng bám:
+ Mảng bám phủ lượng ít, không quá 1/3 bề mặt thân răng ở mặt
ngoài và trong R43-R33. PlI vùng V = 0.4
+ Cao răng trên nướu phủ không quá 1/3 thân răng ở mặt ngoài
và mặt trong các răng. Phân độ: 1 (theo CI-S).
- Mô nướu: Nướu viêm nhẹ, viền nướu đỏ, hơi phù, chảy máu ít khi
thăm khám ở mặt ngoài các R41, R43. %BOP vùng V = 2%, PI
vùng V = 0.3.
- Mô nha chu sâu: Không có túi nha chu, PPD vùng V lớn nhất là 1mm,
phát hiện tình trạng mất bám dính, CAL vùng V lớn nhất là 2mm.
❖ Phân vùng VI:
- Tình trạng cao răng, mảng bám:
+ Mảng bám phủ lượng ít, không quá 1/3 bề mặt thân răng ở mặt
ngoài tất cả các răng. PlI vùng VI = 0.8
+ Cao răng trên nướu phủ không quá 1/3 thân răng ở mặt ngoài
và mặt trong các răng. Phân độ: 1 (theo CI-S).
- Mô nướu: Nướu viêm nhẹ, viền nướu đỏ, hơi phù, chảy máu ít khi
thăm khám ở mặt ngoài và mặt trong các răng. %BOP vùng VI =
6%, PI vùng VI = 0.9.
- Mô nha chu sâu: Không có túi nha chu, PPD vùng VI lớn nhất là
2mm, phát hiện mất bám dính, CAL vùng VI lớn nhất là 3mm.
3. Khám cơ quan khác:
3.1. Mắt:
- Hai mắt nhìn rõ, dấu song thị (-).
- Vận nhãn bình thường.
3.2. Tai – Mũi – Họng:
- Thính lực bình thường, không ù tai, không chảy máu, chảy dịch.
- Không chảy máu mũi.
3.3. Tuần hoàn:
- Không hồi hộp, đánh trống ngực.
- T1, T2 đều, rõ, chưa nghe tiếng tim bệnh lý.
3.4. Hô hấp:
- Không ho, không khó thở.
- Chưa nghe rales bất thường.
3.5. Tiêu hóa:
- Ăn uống bình thường.
- Bụng mềm, gan, lách bình thường, không lớn.
3.6. Tiết niệu:
- Tiểu thường, nước tiểu vàng trong.
- Không tiểu rắt, tiểu buốt.
3.7. Các cơ quan khác: Chưa phát hiện bất thường.
V. CẬN LÂM SÀNG
1. Xét nghiệm huyết học:
1.1. Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: (14/03/2023)

Chỉ số Kết quả Giá trị bình thường Đơn vị

WBC 5.9 4-10 K/uL

NEU 3.3 2-7.5 K/uL

RBC 4.26 4.0-5.8 M/uL

HGB 12.4 13-17 g/dL

PLT 209 150-450 K/uL

 Kết luận: bình thường


1.2. Xét nghiệm sinh hóa máu: (17/03/2023)

- Định lượng Glucose: 5 mmol/L (bình thường)

- Định lượng Creatinine: 88.2 mmol/L (bình thường)


2. Cắt lớp vi tính MSCT toàn thân: (07/12/2022)

❖ Mô tả:

- Không thấy cấu trúc tăng giảm tỉ trọng bất thường trong và ngoài trục.
- Không thấy hiệu ứng choáng chỗ trên và dưới lều.
- Cấu trúc đường giữa không bị di lệch.
- Hệ thống não thất bình thường. Não thất IV đúng vị trí.
- Dày nhẹ niêm mạc xoang hàm phải.
- Các tế bào chũm 2 bên sáng thường.

 Kết luận: Chưa phát hiện thương tổn sọ não trên CLVT.

3. CT-CONEBEAM: (17/03/2022)

❖ Mô tả:
- Xoang hàm 2 bên không có tụ dịch.
- Xương gò má 2 bên không mất liên tục.
- Bờ dưới hốc mắt 2 bên không mất liên tục.
- Thành trước xoang hàm 2 bên không mất liên tục.
- Xương hàm dưới không mất liên tục.
- Xoang sàng hai bên không có tụ dịch.
- Xương chính mũi không mất liên tục.
 Kết luận: Không tìm thấy hình ảnh tổn thương xương hàm trên CT -
CONE BEAM.
VI. TÓM TẮT – BIỆN LUẬN – CHẨN ĐOÁN
1. Tóm tắt:
Bệnh nhân nam, 82 tuổi, vào viện vì đau, loét má (P). Qua hỏi bệnh,
thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, em ghi nhận:
❖ Dấu chứng loét niêm mạc miệng:
- Triệu chứng cơ năng:
+ Đau bên niêm mạc má (P) phía trong góc hàm.
+ Ăn nhai 1 bên (T).
+ Vết loét xuất hiện cách đây 3 tháng.
+ Ăn uống kém do vết loét
- Triệu chứng thực thể:
+ Ổ loét kích thước #1×2cm, bờ rõ, niêm mạc xung quang ổ
loét sưng đỏ, ấn mềm, đau, đáy ổ loét phủ giả mạc.
+ Sờ thấy hạch ở vị trí dưới hàm (P), kích thước , bề mặt trơn
láng, giới hạn rõ, di động, mật độ mềm, ấn đau.
❖ Dấu chứng viêm nha chu:
- Mảng bám phủ lượng ít, không quá 1/3 mặt trong hầu hết các vùng răng.
Cao răng lượng ít phủ không quá 1/3 mặt trong các răng.
- Nướu viêm nhẹ, viền nướu đỏ, chảy máu ít khi thăm khám ở mặt ngoài
và mặt trong các răng vùng lục phân I, III, IV, VI.
- PI toàn hàm = 0.62
- PlI toàn hàm = 0.58
- BOP toàn hàm = 3.83%
- CAL toàn hàm = 90%
- PPD lớn nhất = 2mm
- tụt nướu hầu hết tất cả các răng

❖ Dấu chứng THA:


- Tiền sử THA 4 năm đang điều trị bằng thuốc, huyết áp cao nhất
ghi nhận: 140/90 mmhg.
- TBMNN cách đây 4 năm sau cơn THA.

❖ Chẩn đoán sơ bộ:


- Bệnh chính: TD loét áp tơ tái phát niêm mạc má (P) (thể lớn)
- Bệnh kèm: THA
- Biến chứng: Chưa
2. Biện luận:
❖ Loét áp tơ tái phát thể lớn:
- Về chẩn đoán:
+ Bệnh nhân nam, 82 tuổi, vào viện vì đau, loét niêm mạc má
(P). Cách vào viện ba tháng, bệnh nhân xuất hiện tình trạng
loét niêm mạc má (P), vết loét chảy máu, đau khi chạm vào
và đau khi ăn nhai. Đến gần đây, vết loét bắt đầu lan rộng
dần, kèm tình trạng đau, chảy máu. Qua quá trình thăm
khám, em ghi nhận Ổ loét kích thước #1×2cm, bờ nham nhở,
niêm mạc xung quanh ổ loét sưng đỏ, sùi, ấn mềm, đau, đáy
ổ loét phủ giả mạc. Sờ thấy hạch ở vị trí dưới hàm (P), bề mặt
trơn láng, giới hạn rõ, di động, mềm, ấn đau nhẹ.
+ Với những lập luận trên, em nghĩ nhiều đến đợt cấp của bệnh
viêm loét áp tơ miệng tái phát mạn (thể lớn) (major aphthous
ulcer).
+ Tuy nhiên, vết loét đã xuất hiện cách đây 3 tháng, bệnh nhân
đã có sử dụng thuốc (không rõ loại) nhưng không thuyên
giảm. Qua quá trình điều trị 7 ngày bằng kháng sinh, vết loét
ít có chuyển biến tích cực nên để xác định vết loét có ác tính
hay phát triển thành ung thư, em đề nghị thêm sinh thiết để
làm rõ chẩn đoán.
- Về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
+ Bệnh nhân không có thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia
hay ăn đồ cay nóng. Qua thăm khám lâm sàng, em phát hiện
bệnh nhân mất nhiều răng và mòn nhiều răng, đặc biệt là mòn
mặt nhai R16, bờ răng mòn sắc cạnh và mòn các múi hướng
dẫn các R17, R18 dẫn đến thay đổi cấu trúc cung hàm nên dễ
gây ra sang chấn khi ăn nhai dẫn đến vết loét nhỏ. Ngoài ra,
bệnh nhân ăn nhai 1 bên hàm (T) cách đây 3 tháng do vết loét
niêm mạc má (P) , chính điều này là yếu tố làm cao răng và
mảng bám tích tụ nhiều hơn ở bên không ăn nhai, dẫn đến
làm tình trạng viêm loét miệng trở nên nặng nề hơn do vi
khuẩn cư trú ở mảng bám răng. bệnh nhân có thói quen vệ
sinh răng miệng không đúng cách nên dễ tích tụ mảng bám
và vi khuẩn làm nặng nề hơn tình trạng vết loét đã có trước
đó.
+ Trên bệnh nhân có tiền sử tai biến mạch máu não và tăng
huyết áp, bệnh nhân đang sử dụng thuốc huyết áp và thuốc
chống đông. Hiện tại, chưa có tài liệu nào ghi chép về ADR
của 2 loại thuốc này gây ra loét niêm mạc miệng nên em
không nghĩ nhiều đến loét niêm mạc miệng do phản ứng có
hại của thuốc.
+ Để làm rõ loại vi khuẩn hoặc virus gây loét, em đề nghị
kháng sinh đồ và cấy virus để có kháng sinh điều trị phù hợp.
- Về chẩn đoán phân biệt:
+ Áp tơ niêm mạc miệng thể herpes: Dạng này thường ở trẻ
em và có nhiều vết loét nhỏ từ 1-3mm và tập trung thành
nhóm, vết loét gây đau ít, nhưng trên bệnh nhân có vết
loét lớn với kích thước 1×2cm, bệnh nhân đau nhiều khi
ăn nhai.
❖ Tăng huyết áp:
- Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, huyết áp cao nhất từng
ghi nhận là 140/90 mmhg, theo Phân độ THA: Theo ESC/ESH
2018 và VNHA 2018 đây thuộc THA độ I.
- Phân tầng nguy cơ: Bệnh nhân đã bị Tai biến mạch máu não vào
năm 2019, là 1 trong những tổn thương cơ quan đích do THA gây
ra. Ngoài ra, bệnh nhân nam 82 tuổi, ít vận động, nên theo Phân
tầng nguy cơ tim mạch: Theo ESC 2018 và VNHA 2018, bệnh
nhân có nguy cơ cao mắc bệnh về tim mạch.
❖ Viêm nha chu:
- Về chẩn đoán và phân loại:
+ Bệnh nhân nam, 82 tuổi, vào viện vì vết loét niêm mạc má
(P) phía trong góc hàm. Qua hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng
thấy nướu đỏ nhẹ, mất lấm tấm da cam khi thổi khô, săn chắc,
hơi phù.

+ Qua thăm khám lâm sàng, em ghi nhận các dấu chứng:
Mảng bám hiện diện hầu hết các vùng răng với PlI toàn hàm =
0.58, cao răng trên nướu phủ hầu hết các vùng răng với phân độ
I (theo CI-S). Nướu viêm nhẹ, viền nướu đỏ, chảy máu khi
thăm khám ở mặt ngoài và mặt trong vùng lục phân I, III, IV,
VI với PI toàn hàm = 0.62 và BOP toàn hàm = 3.83%. Hầu hết
các răng bị tụt nướu và mất bám dính với CAL toàn hàm = 90%
và PPD lớn nhất = 2mm.

+ Mức độ tiêu xương tại vùng nặng nhất = Tụt nướu ( nặng
nhất) + PPD ( nặng nhất) + khoảng sinh học = 2+5+2 = 9mm.

+ Tương đương với 9/15 = 60% (15 là độ dài trung bình của
chân răng).

+ Các dấu chứng đã rõ nên em chẩn đoán viêm nha chu trên
bệnh nhân này.
- Về phân loại ( Theo AAP 2017)
+ Theo giai đoạn bệnh:

- Mức độ trầm trọng:


 Chỉ số CAL vùng kẽ cao nhất = 3mm
 Tiêu xương ổ răng = 60%
 Chưa ghi nhận mất răng do nha chu
 Giai đoạn III ( giai đoạn nặng)

+ Phân loại theo mức độ tiến triển của bệnh:

- Bằng chứng gián tiếp (% xương mất/ Tuổi): 60/82 = 0.73


- Trường hợp kiểu hình: Cao răng trung bình toàn hàm độ I
( theo CI-S), hủy mô nha chu tương ứng với mức độ cao
răng mảng bám.
 Mức độ C (tiến triển nhanh).

+ Phân loại theo độ phân bố:

- Tình trạng mất bám dính: CAL toàn hàm = 90%


 Dạng toàn thể (>=30% vị trí tổn thương).
+ Phân loại theo mức độ ổn định của bệnh:

- BOP toàn hàm = 3.83% (<10%)


- PPD lớn nhất = 2mm (<= 4mm)
 Mức độ ổn định

3. Chẩn đoán xác định:


- Bệnh chính: Loét áp tơ miệng tái phát (thể lớn)
- Bệnh kèm: Viêm nha chu toàn thể, giai đoạn III, tiến triển nhanh
( theo AAP 2017) / THA
- Biến chứng: Chưa
VII. ĐIỀU TRỊ :
1. Hướng điều trị:
a. Bệnh chính
- Kháng sinh.
- Giảm đau.
- Nâng cao sức đề kháng: Bổ sung Vitamin PP, B12, vitamin C để thúc
đẩy vết loét nhanh lành.
- Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, làm sạch nhẹ nhàng
b. Bệnh kèm:
- THA:
+ Đạt huyết áp mục tiêu (<130/80 mmhg).
- Viêm nha chu:
+ Đánh giá tình trạng, mức độ và nguyên nhân của bệnh lý nha
chu trên bệnh
nhân.
+ Đưa ra hướng điều trị phù hợp với tình trạng bệnh:
• Đối với Viêm nha chu toàn thể, giai đoạn III, tiến triển nhanh:
Điều trị không phẫu thuật:
+ Điều trị cơ học: Lấy sạch cao răng, mảng bám, xử lý bề mặt gốc
răng, nạo
sạch túi nha chu.
+ Điều trị hóa học: Bơm rửa, dùng nước súc miệng.
+ Điều trị hỗ trợ: Laser diode.
Điều trị phẫu thuật: Bệnh nhân không có túi nha chu +6mm nên
không cần
chỉ định phẫu thuật lật vạt để nạo túi nha chu.
VIII.TIÊN LƯỢNG
1. Tiên lượng gần: Dè dặt
Bệnh nhân nam, 82 tuổi, thể trạng trung bình, thăm khám lâm sàng ghi
nhận mắc THA và tiền sử tai biến mạch máu não. Qua quá trình theo dõi
bệnh phòng, tình trạng vết loét chuyển biến chậm nên em tiên lượng dè
dặt trên bệnh nhân này.
2. Tiên lượng xa: Dè dặt
Tình trạng vết loét niêm mạc đã kéo dài 3 tháng, nghi ngờ tiến triển thành
ung thư trên nền bệnh nhân bị TBMMN và THA.
IX. DỰ PHÒNG

Duy trì thói quen súc miệng và đánh răng sau mỗi bữa ăn và trước
khi đi ngủ. Ăn thức ăn mềm, xay nhuyễn, uống nhiều nước; tăng
cường thực phẩm giàu đạm trong chế độ ăn. Dùng đèn pin kiểm tra
khoang miệng mỗi ngày để phát hiện sớm các biểu hiện của viêm
loét miệng.

You might also like