You are on page 1of 4

TÁI PHÁT TRONG CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT

- Duy trì: giữ tương quan răng và xương trong vị trí chức năng và thẩm mỹ lý tưởng
- Tái phát: Mất 1 phần hay toàn bộ kết quả chỉnh nha
I. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TÁI PHÁT

1. Điều kiện không hoàn toàn:


 Những điều kiện để hoàn tất 1 TH điều trị chỉnh hình:
- Nguyên nhân phải được loại bỏ.
- Các dấu chứng sai hình không còn tồn tại.
- Khớp cắn phải đều đặn khi bệnh nhân cắn 2 hàm lại (các răng phải chạm nhau cùng một lúc và hai
lồi cầu phải ở VT TQTT)
- Các múi ngoài RCL, RCN HT và HD khớp nhau khi ngậm. (nếu không khớp do răng nghiêng
ngoài)
- Các đường vận động của HD phải bình thường.
- Trên phim X quang: lồi cầu phải ở VT sau nhất
- Nhổ răng khôn nếu bất thường
2. Nguyên nhân còn tồn tại:
- Thói quen xấu (yếu tố quan trọng gây tái phát) => Huấn luyện để loại bỏ thói quen xấu
- Loại bỏ bất thường của thần kinh cơ lúc nuốt, nói, thở
 ĐT CHRM chỉ được chấm dứt khi đã loại trừ các YT bệnh căn
3. Mất thăng bằng sau chỉnh hình răng mặt
- Những lệch lạc lâu năm của bệnh nhân cùng với cơ mặt tạo thành một hệ thống cân bằng nhau
trong suốt nhiều năm
- Lực chỉnh hình sẽ phá vỡ sự cân bằng này, răng sẽ luôn có xu hướng di chuyển về vị trí cân bằng

 Cần phải thiết lập HT cân bằng mới
a. Sự di chuyển của răng
- Theo REITAN, sự tái sắp xếp của sợi collagen, sợi đàn hồi của nướu => răng dễ tái phát di chuyển
(do sự di chuyển này chậm hơn sự tái sắp xếp của dây chằng nha chu)
- Hệ thống sợi collagen ở nướu sẽ hoàn tất sắp xếp sau 4-6 tháng
- Sợi đàn hồi của nướu lại lâu hơn rất nhiều, và vẫn có thể làm răng di chuyển lại vị trí cũ
 Điều trị lố (chỉ định cần thiết)
- Răng nhảy khớp
- Xoay răng: thường dễ tái phát vì vậy
+ Phải duy trì sau khi xoay răng đúng VT trong TG ít nhất là 1 năm
+ Hoặc điều trị lố 20-30 độ, sau đó suy trì trong 2 tháng
- Di gần, xa các răng: muốn có kết quả cần có 3 điều kiện
+ Độ lớn của răng tương đối ít (hàm hô ít) và răng di gần là do nguyên nhân tại chỗ (nhổ răng
sớm, mút tay)
+ Răng di xa phải được gài khớp với răng đối kháng
+ Chỉ chấm dứt duy trì kết quả sau khi đã kiểm tra trục răng trên phim Xquang và tiểu phẫu mầm
răng khôn
b. Thay đổi theo chiều đứng
- Điều trị cắn hở: Kết quả sẽ bền nếu nguyên nhân được loại bỏ (tật mút tay, đẩy lưỡi)
• Lưỡi lớn gây tình trạng cắn hở nhiều răng, đôi khi chỉ có nhóm răng cối 2 hàm chạm nhau (KC
bị nâng cao), nếu nhổ RCL 1 chỉ điều trị triệu chứng, nếu làm lún RCL1 và 2 thì khả năng tái
phát là chắc chắn => Lưỡi quá to không TĐ đc phải phẫu thuật
• Do sự lún răng cửa và trồi răng cối
- Điều trị cắn sâu vùng răng cửa:
• Làm trồi RCL và RCN: bằng khí cụ có mặt nhựa ở răng cửa
 Muốn có KQ bền vững cần:
+ Tôn trọng khoảng hở sinh lý 2-3mm
+ Loại bỏ tật đẩy lưỡi sang bên hoặc cắn má nếu có
• Làm lún các răng cửa: động tác trái với tự nhiên, làm lún bằng khí cụ cố định
 TH này thường dễ tái phát, để chống tái phát, cần cho răng cửa trên và dướu hướng lực đối kháng
vào nhau với các điều kiện
+ Thăng bằng của môi lưỡi phải thích hợp
+ Góc hợp bởi trục răng cửa trên và dưới phải có giá trị bình thường (123-131 độ)
+ Làm lún răng cửa trên và dưới để chúng trạng thái gần như đối đầu, đạt độ cắn phủ tối thiểu
1mm
 RCT và RCD phải thẳng đứng để triệt tiêu lực trồi của nhau
 Tỷ lệ tái phát cao nên cần dụng khí cụ Hawley
 Khí cụ duy trì KQ cần:
- Có mặt nhựa ở mặt trong các răng cửa trên (để ngăn trồi răng cửa dưới)
- Không được làm hở khớp răng sau
- Khí cụ cần phải được mang vài năm sau khi chấm dứt điều trị chỉnh hình
c. Thay đổi theo chiều trước sau
❖ Hàm trên:
- Lùi XOR HT:
+ Nhảy khớp: độ cắn phủ >=2mm
- Hô XOR HT: phải loại bỏ thói quen
 Điều trị quá lố là bước quan trọng trong việc kiểm soát tái phát sau điều trị hạng 2
❖ Hàm dưới:
- Lùi XOR HD: bền khi loại bỏ nguyên nhân như tật cắn môi dưới, cường cơ cằm mất đi
- Hô XOR HD: do lưỡi lớn, lưỡi dính => cắt bớt lưỡi, thắng lưỡi
- Lùi HD: tái phát do răng nhỏ => căn sâu
- Trượt HD ra trước: lúc giận dữ (thói quen)
- Hô HD thật sự:
❖ Sự thay đổi XOR 2 hàm:
- Điều trị hô xương ổ răng hai hàm: do răng lớn hay lưỡi lớn => nhổ bớt răng, cắt bớt lưỡi
- Điều trị chen chúc do răng lớn: đấy răng cửa ra trước để không phải nhổ răng nếu không thiếu chỗ
d. Thay đổi theo chiều ngang
- Nới rộng cung răng làm thay đổi thăng bằng má, lưỡi => áp lực má tăng, áp lực lưỡi giảm => tái
phát
- Múi răng: chạm bất thường gây ra
+ Ở thân răng: lực đẩy vào trong gây tái phát
+ Ở chân răng: chân răng có khuynh hướng di chuyển về phía má
- Các sợi đàn hồi và các sợi collagen của màng nha chu và nướu có khuynh hướng kéo răng trở về
trạng thái ban đầu gây tái phát. Tránh tái phát bằng cách
+ Tạo thăng bằng mới sau khi nới rộng theo chiều ngang
+ Di răng theo chiều ngang phải tịnh tiến không chỉ ở thân răng mà phải tái lập lại sự ăn khớp
hoàn toàn của hàm trên và hàm dưới ở những răng đối kháng => thiết lập lại trục chức năng của
răng bằng cách cố định lâu dài và mài chỉnh khớp cắn
+ Tính đàn hồi của màng nha chu và nướu có thể gây tái phát sau khi nới rộng hàm => ngăn cản
bằng cách nới rộng lố và duy trì kết quả
 KQ điều trị lệch hàm dưới tương đối bền vững nếu do NN thứ phát (do răng), các Th lệch hàm
dưới
▪ Hàm dưới lệch sang bên do hẹp hàm trên (NN chức năng)
▪ Do răng di gần không cân xứng
▪ Do lệch lạc vị trí răng
4. Sự tăng trưởng sau chỉnh hình:
- VT của R và xương có thể thay đổi do tăng trưởng:
+ Độ dài cung hàm
+ Độ rộng cung hàm
+ Khoảng cách liên mặt nhai
5. RCL thứ 3

6. KẾT LUẬN
 Những yếu tố quan trọng để chống lại sự tái phát sau ĐT chỉnh nha:
- Phải điều trị hoàn toàn
- Chỉ ngưng điều trị khi chắc chắn không còn nguyên nhân tồn tại
- Tái lập lại sự căn bằng răng – hàm
- Nếu bắt đầu điều trị trong thời kỳ tăng trưởng phải theo dõi bệnh nhân cho đến hết thời kỳ tăng
trưởng
II. THỜI GIAN DUY TRÌ KẾT QUẢ
 Tại sao phải duy trì kết quả sau ĐY CHRM: vì kết quả điều trị CHRM thường không ổn định do
- Sau khi tháo khí cụ chỉnh hình, mô nướu và mô nha chu cần thời gian để tổ chức lại cấu trúc
- Răng có thể chưa ổn định sau điều trị do đó áp lực mô mềm luôn có khuynh hướng gây tái phát
- Thay đổi do quá trình tăng trưởng của xương hàm có thể thay đổi kết quả điều trị chỉnh hình
 Thời gian DT kết quả
- 3 – 4 tháng đầu: mang toàn thời gian
- 12 tháng đầu: mang bán thời gian
III. CÁC KHÍ CỤ DUY TRÌ THÁO LẮP
1. Khí cụ Hawley
- Khí cụ duy trì tháo lắp thông thường nhất gồm móc trên răng cối và cung môi
- Trước đây điều trị chỉnh hình cố định bằng khâu kết hợp với chun để kéo khít các kẽ
- Dùng trong TH có nhổ răng cối nhỏ để tránh tái phát khe hở khi nhổ răng
- TH có nhổ răng cối thì cung môi của khí cụ Hawley ôm toàn bộ mặt ngoài cung răng và móc vòng
được đặt trên RCL 2
- Một biến thể khác là chân cung môi đ ingang qua giữa răng cửa bên và răng nanh
- Khí cụ duy trì kiểm soát độ cắn sâu
2. Khí cụ duy trì với nền nhựa ôm mặt ngoài và trong
- Giúp giữ chặt từng răng ở VT
- Thẩm mỹ nhưng không thoải mái bằng Hawley và không kiểm soát được độ cắn phủ => dung
trong TH răng có vấn đề về nha chu cần nẹp với nhau
- Nền nhựa đi từ răng nanh đến răng nanh (2 bên cung hàm) sử dụng rộng rãi cho răng trước HD
hoặc răng cửa lệch lạc sau điều trị
- Dùng trong TH có nhổ răng hàm dưới khí cụ sẽ kéo dài thêm vào rãnh xa trong RCL1 hàm dưới
3. Khay trong suốt
 Không phải là khí cụ duy trì tốt vì
- Là một khối nên bệnh nhân khó mang toàn bộ thời gian hoặc chỉ mang trong lúc ngủ
- Không duy trì tốt trong TH răng cửa chen chúc hoặc xoay truowcskhi điều trị như khí cụ thông
thường, độ cắn phủ có khuynh hướng tăng
 Ưu điểm: giữ được tương quan khớp cắn và VT răng trên cung hàm
IV. KHÍ CỤ DUY TRÌ CỐ ĐỊNH
1. Dây cung duy trì mặt trong (răng cửa dưới trong TK tăng trưởng)
- NN: RC hàm dưới chen chúc trong thời kì thiếu niên, do hàm dưới tăng trưởng trễ
- Là khí cụ tối ưu để giữ răng chen chúc trước điều trị ngay ngắn, giúp các răng cửa tránh nghiêng
vào trong
- Thanh lưỡi cố định dán từ răng nanh đến răng nanh, ưu điểm:
+ Gắn khâu răng nanh có thể tạo khe hở
+ Phần khâu mặt ngoài có xu hướng tích tụ thức ăn về phía cổ răng
- VL làm thanh lưỡi phải là kim loại có độ cứng cao để chống lại sự biến dạng, dây thép không gỉ
0.030 inch với 2 đầu tận cùng được thổi cát để tăng độ dính. Nếu dán nhiều răng hơn thì dung kích
thước nhỏ hơn như dây xoắn ĐK 0.0175 inch
2. Duy trì các Th đóng khe hở
- Dùng trong TH khe hở giữa 2 răng cửa đã được đóng
- Dán bằng dây xoắn 0.0175 inch nằm gần cingulum
- Mục đích: 2 răng cửa khít sát nhau nhưng vẫn phải cho phép chúng có khả năng di chuyển độc lập
trong quá trình hoạt động chức năng
3. Duy trì khoảng hở để làm cầu răng hoặc implant
- Đặt ài tháng để giảm độ lung lay của răng trước khi gắn cầu răng cố định
- Dây kim loại cứng chắc, gắn vào rãnh răng trụ, khoảng mất răng càng dài thì dây KL càng cứng
V. KHÍ CỤ DUY TRÌ CÓ TẠO LỰC
- Khí cụ Hawley cung được xem là khí cụ duy trì có tạo lực, những khí cụ này chỉ được dung trong
TH:
+ Sắp xếp lại các răng cửa chen chúc
+ Khí cụ chức năng để kiểm soát hạng II và III
1. Khí cụ sắp xếp lại các răng cửa chen chúc: khí cụ duy trì có lò xo
- CĐ: R cửa dưới chen chúc trở lại
- NN: Do sự tăng trưởng trễ của xương hàm dưới
- Các bước TH
+ Mài chiền G-X của các răng và bôi Fluoride tại chỗ lên mặt men mới được mài
+ Chuẩn bị mẫu hàm labo: với các răng được cắt ra và sắp xếp lại ngay ngắn
+ Làm khí cụ với nền nhựa ôm mặt ngoài và trong từ răng nanh đến răng nanh
2. Điều trị bất hài hòa khớp cắn

You might also like