You are on page 1of 22

Dòng chảy PH

Câu 1: trình bày tính chất mặt nhai của các răng sau?
A, nội phần và ngoại phần của múi răng
- Nếu quan sát than răng của 1 răng sau, người ta thấy các cạnh nhai, nơi mặt nhai gặp
mặt ngoài hoặc mặt trong: cạnh nhai ngoài và cạnh nhai trong, các cạnh nhai chia
các múi Chất
thànhnền
nội phần và Vi
ngoại phần. Nội phần là sườn nghiêng hướng về phía
khuẩn
trung tâm mặt nhai, ngoại phần là sườn nghiêng hướng ra phía ngoài đối với múi
ngoài và phía trong đối với múi trong
B, Bản nhai
- Các mặt nghiêng nội phần của các múi ngoài và các múi trong của răng tạo thành
Răng
bản nhai của răng. Bản nhai nơi tiếp nhận lực nhai chiếm 50-60% kích thước toàn
bộ theo chiều trong ngoài và được đặt ở trung tâm của trục nâng đỡ chân răng.
Bản nhai của mỗi răng sau bao gồm hai thành phần : thành phần chịu và thành
phần hướng dẫn Nước bọt
C, Múi chịu và múi hướng dẫn
- Trong sự sắp xếp bình thường của bộ răng các múi ngoài của răng sau dưới và các
múi trong của răng sau trên ăn khớp trong phạm vi bản nhai với các răng của hàm
đối diện vì các múi ngoài răng sau dưới và múi trong răng sau trên chịu trách
nhiệm nâng đỡ kích thước dọc trong tư thế lồng múi, chúng được gọi là múi chịu
- Các múi ngoài của cung răng trên với các múi trong của cung răng dưới có khuynh
hướng tiếp xúc nhai chỉ khi đang vận động trượt theo chiều ngang. Vì những múi
này tiếp xúc trong quá trình trượt của hàm dưới và tạo sự hướng dẫn cho những
vận động ấy, các múi ngoài cung răng trên và các múi trong cung răng dưới được
gọi là múi hướng dẫn
* Đặc điểm chung của các múi chịu
- Các múi chịu ăn khớp với bản nhai răng đối diện và nâng đỡ kích thước dọc trong tư
thế lồng múi
- Các múi chịu có ngoại phần lớn hơn các ngoại phần múi hướng dẫn, đỉnh múi chịu
nằm gần trục răng hơn
- Ngoại phần các múi chịu có tiếp xúc mặt nhai trong tư thế lồng múi tối đa và trong
các vận động trượt ra trước và sang bên
- Các múi chịu tròn hơn các múi hướng dẫn
• Đặc điểm chung của các múi hướng dẫn
- Các múi hướng dẫn tiếp xúc ở ngoài bản nhai của răng đối diện
- Các múi hướng dẫn có ngoại phần nhỏ hơn so với ngoại phần múi chịu. Đỉnh múi
hướng dẫn ở xa trục răng hơn
- Ngoại phần múi hướng dẫn không có tiếp xúc ở tư thế lồng múi tối đa và trong tiếp
xúc nhai khi hàm dưới trượt ngang ( trước và một bên) . Nội phần của chúng có
khuynh hướng tiếp xúc ở ngoài bản nhai răng đối diện khi hàm dưới trượt ngang
- Các múi hướng dẫn nhọn hơn so với múi chịu
Câu 2 Mô tả răng 11 nhìn từ phía ngoài và phía trong?
• R11 là răng cửa vĩnh viễn hàm trên ở bên phải. Mọc giai đoạn từ 7-8 tuổi, nó có
vai trò cùng với các răng cửa khác hàm trên như 1 lưỡi cắt cố định để cắn thức
ăn
A, Nhìn từ phía ngoài
- Thân răng hình thang , đáy lớn ở rìa cắn
- Điểm lồi tối đa gần ở 1/3 cắn, điểm lồi tối đa xa ở điểm nối 1/3 cắn và 1/3 giữa
- Góc cắn gần vuông, góc cắn xa tròn: Mặt trước ở 1/3 cổ răng lồi nhiều, 1/3 giữa và
1/3 cắn khá phẳng. Có 3 thùy , thùy gần và xa xấp xỉ nhau và lớn hơn thùy giữa,
các rãnh phân thùy rất cạn, mờ dần và mất hẳn ở 1/3 cổ răng
- Đường cổ răng là 1 đường cung tròn cong lồi đều đặn về phía chóp răng
- Chân răng hình chóp hơi nghiêng xa, đỉnh hơi tù
B, Nhìn từ phía trong:
- Thân răng hình xẻng giữa trũng:
- Các gờ bên giảm dần độ cao từ cổ răng đến rìa cắn
- Singulum nhô cao ở 1/3 cổ răng, giữa các singulum và gờ bên có các rãnh cạn
- Đường cổ răng có bán kính nhỏ hơn mặt ngoài, đỉnh đường cong hơi thiên về phía
xa
Câu 3 Mô tả R13 nhìn từ phía ngoài và phía trong?
R13( răng nanh)
Là một răng vĩnh viên thứ 3 hàm trên bên phải. R13 được thay vào khoảng từ 10-
11 tuổi, cùng với các răng nanh khác có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn
vận động tiếp xúc của hàm dưới sang bên và trước bên vì vậy nó có vai trò rất
quan trọng trong khớp cắn
A, R13 nhìn từ phía ngoài
- Điểm tiếp giáp gần nằm ở điểm nối 1/3 cắn và 1/3 giữa, điểm tiếp giáp xa ở 1/3 giữa
hơi thiên về phía cắn
- Bờ cắn có 1 múi với đỉnh nhọn đặc trưng, đỉnh múi thiên về phía gần gờ múi gần
ngắn ít xuôi, gờ múi xa dài hơn và xuôi hơn. Góc cắn gần rõ, góc cắn xa tròn hơn
- Hai hõm dọc hai bên gờ ngoài giưới hạn 3 thùy, thùy gần nhỏ hơn thùy xa , thùy
giữa lớn nhất
- Đường cổ răng cong lồi đều đặn về phía chóp răng
- Chân răng hình nón với đỉnh chóp khá nhọn, 1/3 chóp nghiêng xa
B, nhìn từ phía trong
- Thân răng và chân răng nhỏ hẹp hơn phía ngoài
- Nhìn thấy ở mặt trong singulum khá lớn, gờ bên gần và bên xa nổi rõ, gờ trong chạy
từ singulum đến đỉnh múi, có 2 lõm dọc ở giữa 3 gờ
- Đường cổ răng là 1 cung tròn, hẹp hơn ở phía ngoài
- Chân răng hẹp
Câu 4 mô tả hình thể ngoài R16 nhìn từ phía mặt nhai?
R16: răng hàm lớn thứ nhất hàm trên bên phải
A, nhìn từ phía mặt nhai
- Đường viền ngoài có hình bình hành, góc gần ngoài và xa trong nhọn
- 3 múi : gần ngoài , xa ngoài và gần trong tạo thành 1 tam giác cân có các gờ múi
ngoài là đáy, gờ bên gần là cạnh gần, gờ chéo bang qua mặt nhai là cạnh xa và
đỉnh của tam giác là đỉnh múi gần trong, kích thước các múi giảm dần theo thứ tự :
gần trong - gần ngoài - xa ngoài - xa trong, rãnh ngoài chạy giữa 2 múi ngoài, rãnh
xa chạy theo hướng xa trong về phía gờ chéo, rãnh giữa đi về phía gần
- Hõm giữa rộng và sâu, ở trung tâm tam giác, hõm xa ở phía xa gờ chéo, hõm tam
giác gần ở sát điểm giữa gờ bên gần, hõm tam giác xa ở phía gần của điểm giữa gờ
bên xa
Câu 5 Mô tả hình thể R46 nhìn từ phía mặt nhai
• R46 răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới bên phải
- Nhìn từ phía nhai:
- Thân răng có hình ngũ giác đường viền ngoài lồi nhất ở múi xa ngoài
- Mặt nhai có 5 múi, 2 múi trong hình chóp. Lớn hơn và nhọn hơn các múi ngoài.
Kích thước các múi giảm dần là: gần trong- xa trong- gần ngoài- xa ngoài- xa .
điểm giữa gờ bên có các rãnh thoát
- Hõm giữa sâu, rộng ở trung tâm mặt nhai, hõm tam giác gần và hõm tam giác xa cạn
- Rãnh giữa bang qua mặt nhai ở vùng trung tâm, 2 rãnh ngoài cùng với rãnh trong
tạo thành chữ Y ở phần trung tâm mặt nhai
Câu 6; Trình bầy khái niệm khớp cắn, phân loại khớp cắn theo Angle?
1- KHÁI NIỆM VỀ KHỚP CẮN .
Khớp cắn hay là sự ăn khớp giữa các răng là trạng thái có tiếp xúc răng ở bất kỳ vị trí nào
của hàm dưới so với hàm trên.
2. PHÂN LOẠI KHỚP CẮN THEO ANGLE
- CƠ sở của phân loại khớp cắn theo Angle là dựa trên đánh giá quan hệ trước sau của răng cối
lớn vĩnh viễn thứ I hàm trên và dưới, theo quan điểm vị trí của răng cối lớn vĩnh viễn thứ I hàm
trên là không đổi( do răng này được mọc sớm nhất. Nó cũng là răng vĩnh viễn to nhất của cung
hàm trên có vị trí tương đối cố định so với nền sọ, khi mọc không bị cản trở bởi chân răng sữa
và còn được hướng dẫn mọc đúng vị trí nhờ hệ răng sữa)
- Theo Angle khớp cắn bình thường là khớp cắn có múi ngoài gần răng cối lớn vĩnh viễn thứ I
hàm trên khớp với rãnh ngoài gần răng của răng cối vĩnh viễn thứ 1 hàm dưới, các răng trên
một cung hàm được sắp xếp theo 1 đường cắn khớp đều đặn ( line of occulution)
3.PHÂN LOẠI SAI KHỚP CẮN THEO ANGLE:
Angle căn cứ vào tương quan khớp cắn của răng cối lớn hàm vĩnh viễn hàm trên và răng cối lớn
vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới ở tư thế cắn khớp để xếp ra thành 3 hạng sai khớp cắn
1.Sai khớp cắn hạng I (Angle I ):
- Quan hệ trước - sau của răng hàm lớn thứ I vĩnh viễn trên và dưới trung tính. Núm gần ngoài
răng hàm lớn I vĩnh viễn trên tương ứng với rãnh giữa ngoài của răng hàm lớn vĩnh viễn dưới .
- Những lệch lạc xảy ra ở phía trước các răng này.
- Gặp trong: khớp cắn bình thường hoặc vNu cả 2 hàm, răng mọc sai chỗ ,xoay trục.
2.Angle II :
- Quan hệ trước - sau của răng hàm lớn I vĩnh viễn trên và dưới lệch xa. Núm gần ngoài răng
hàm lớn I vĩnh viễn trên ở trước rãnh giữa ngoài răng hàm lớn I vĩnh viễn dưới.
- Angle II có hai tiểu loại:
-Tiểu loại 1: Răng cửa trên nhô trước, độ cắn chìa tăng, môi dưới thừong chạm vào mặt trong
của các răng cửa trên
-Tiểu loại 2: Răng cửa giữa trên ngả vào phía trong nhiều, trong khi các răng cửa bên hàm trên
nghiêng ra phía ngoài khỏi răng cửa giữa
Trong cả 2 tiểu loại có thể lệch xa răng hàm một hoặc hai bên.
VD: Lùi sau thật hàm dưới
Angle II1: khớp cắn sâu máihiên
Angle II2: khớp cắn sâu nắp hộp.
3.Angle III:
- Quan hệ trước sau răng hàm vĩnh viễn trên và dưới lệch gần. Núm gần ngoài răng hàm vĩnh
viễn trên ở phía sau rãnh giữa ngoài răng hàm vĩnh viễn dưới.
- Gặp trong : VNu thật hàm dưới
+VNu trượt hàm dưới
+VNu giả hàm dưới
Câu 7 Vẽ sơ đồ White 1975 trình bầy ý nghĩa trong dự phòng sâu răng?
Sau năm 1975 nguyên nhân gây SR chia 2 nhóm: nhóm chính và nhóm phụ.
- Nhóm chính: 3yếu tố phải đồng thời xảy ra.
+,Vi khuNn: S.mutans là thủ phạm chính.
+,Chất bột và đường: dính vào răng sau ăn sẽ lên men và biến thành acide do tác động của vi
khuNn.
+,Răng: có khả năng bị sâu nằm trong môi trường miệng.
- Nhóm yếu tố phụ: nước bọt, di truyền, đặc tính hóa của răng từ đó tác động làm tăng hay giảm
sâu răng và gây vị trí lỗ sâu khác nhau.
Hình 1.2:Sơ đồ White 1975[6]
- White đã thay thế vòng tròn (chất đường) của sơ đồ KEY bằng vòng tròn chất nền, nhấn mạnh
vai trò của nước bọt và pH của dòng chảy môi trường quanh răng để giải thích căn nguyên bệnh
sâu răng.
+,Răng: tuổi, Fluoride, hình thái, dinh dưỡng, độ khoáng hóa
+,Vi khuNn: Chủ yếu S. mustan
+,Chất nền: Vệ sinh răng miệng, sử dụng Fluoride, chế độ ăn đường.
- Sinh lý bệnh quá trình sâu răng là do quá trình hủy khoáng chiếm ưu thế hơn tái khoáng do
vai trò chuyển hóa carbohydrate của vi khuNn trong mảng bám trên bề mặt răng thành acid làm
giảm PH xuống.
Nếu PH tới hạn của Mảng bám <5,5 thì sẽ gây hiện tượng mất khoáng men răng.
Ý nghĩa trong dự phòng sâu răng:
Căn cứ sơ đồ White như vậy để dự phòng sâu răng chúng ta cần: Hạn chế chất nền bằng cách:
Loại trừ ăn đường giữa các bữa ăn chính, giảm căn bản hoặc loại trừ đường mía từ bữa ăn chính
.Thay đổi hệ vi khuNn bằng dung dịch súc miệng kháng khuNn (chlorhexidine), điều trị fluor tại
chỗ. Loại trừ mảng bám chải răng, dùng chỉ tơ nha khoa, các biện pháp về sinh răng miệng hỗ
trợ khi cần thiết như tăm nước... Thay đổi bề mặt răng bằng trám bít hố rãnh, bôi vecni Fluor.
Kích thích dòng chảy nước bọt như ăn các thức ăn không gây sâu răng, phải nhai nhiều, nhai
kẹo cao su không đường (hoặc đường chuyển hóa kém như xylitol), sử dụng các thuốc kích
thích dòng chảy nước bọt. Hàn phục hồi và dự phòng sâu răng hàn phục hồi các tổn thương, hàn
lại các lỗ sâu hở rìa, sâu tái phát từ đáy...
Câu 8: Nêu cơ chế tác dụng của Fluor trong dự phòng sâu răng, Biểu hiện nhiễm
độc Fluor mạn tính trên lâm sàng?
1. Cơ chế phòng bệnh của fluor
Vào những năm 40 người ta cho rằng fluor có tác dụng phòng sâu răng là do sự tiếp
xúc trực tiếp với bề mặt của men răng. Cho tới những năm 50 người ta thấy rằng fluor
còn ngấm vào men răng và ngà răng khi đang mọc và trưởng thành.
1.1. Tác dụng của fluor với men răng
- Fluor ngấm vào men răng và biến hydroxy apatit của men răng thành fluoapatit,
giúp men răng giảm tính hoà tan với acide vì vậy làm giảm sâu răng.
- Fluor tích tụ nhiều ở lớp nông của men răng, khoảng 30µm và giảm dần về đường
nối men ngà. Nồng độ fluo trong men ngà tuỳ thuộc vào nồng độ fluor trong nước và sự
cung cấp fluor theo các đường khác.
1.2. Tác dụng của fluor với mảng bám răng
Trong mảng bám răng có một lượng fluor rất lớn (67 ppmF) (1 ppm tương ứng với
lmg/l) cao hơn nhiều so với ở nước bọt (0,1 ppmF). Sở dĩ có điều này là do sự tiếp xúc
trong thời gian ngắn giữa mảng bám răng với nước uống là một cung cấp Fluor quan
trọng.
- Fluor ức chế enzym
+ Ngăn chặn hình thành mảng bám răng do làm cho không hình thành được
polysaccharide tổng hợp như dextranlevence rất cần cho mảng bám.
+ Chống sự hình thành acide gây sâu răng từ chất đường và thức ăn
- Fluor có tác dụng ức chế vi khuNn streptoccocus mutans.
1.3. Tác dụng của fluor trong việc tái khoáng men răng
- Fluor làm tăng nhanh tốc độ tái khoáng hoá men răng (tái khoáng > huỷ khoáng)
dẫn tới giảm sâu răng.
2. Nhiễm Fluor răng và nhiễm độc Fluor
Nếu nồng độ fluor được đưa vào cơ thể quá cao sẽ gây ra nhiễm độc cấp hay mãn
tính.
Fluor có thể gây nhiễm độc với liều lượng cao dùng một lần hay liều nhỏ dùng
nhiều lần và kéo dài, đối với xương, răng, thận, tuyến giáp, thần kinh và sự phát triển của
trẻ nói chung.
2.1. Nhiễm độc fluor mãn tính ở răng:
- Theo Dean 1933-1934 chia làm 7 loại nhiễm fluor, trên lâm sàng:
1. Bình thường: men răng trong suốt
2. Nghi ngờ: tìm thấy ở những vùng bị nhiễm tương đối nhẹ và thuộc vào những
trường hợp ở ranh giới mà người ta do dự khi xếp nó vào dạng bình thường hay rất nhẹ.
3. Rất nhẹ: có đốm nhỏ, đục như giấy trắng, rải rác không đều trên bề mặt môi và
má của răng.
4. Nhẹ: vùng trắng đục chiếm ít nhất phần nửa mặt răng và thỉnh thoảng có đốm nâu
nhạt.
5. Vừa: thường thường toàn bộ răng đều bị có hố nhỏ gặp ở mặt môi má của răng.
6. Hơi nặng: hố rõ ràng, gặp nhiều hơn và thường ở tất cả các mặt răng, nếu có đốm
nâu thì thường là những đốm nâu nhạt
7. Nặng: Răng bị thiếu sản men, có ảnh hưởng tới hình dáng của răng và có đốm
vàng lan rộng từ màu nâu tới màu đen.
- Khi chNn đoán nhiễm fluo răng cần căn cứ đến nồng độ fluo trong nguồn nước tự
nhiên mà trẻ dùng để sinh hoạt từ lúc đẻ tới khi trẻ 12 tuổi: nếu > 2 ppm thì mới được
chNn đoán xác định.
2.2. Nhiễm độc fluor mãn ở xương, thận: ít gặp
- Ở xương:
+ Nhiễm độc fluor ở xương tỉ lệ thuận với nồng độ fluor trong nước uống. Nồng độ
fluor > 8 ppm có thể gây ngộ độc.
+ Lâm sàng: Phát hiện qua tia X quang: có xơ cứng xương, gai xương, có thể gây
cứng khớp ở xương sống.
- Ở thận:
+ Thường xảy ra ở những người chức năng thận bị suy giảm, fluor có thể làm nặng
thêm bệnh và gây ra suy thận.
2.3. Nhiễm độc fluor cấp
- Liều tử vong: 2,2 g hoặc 5 g NaF.
- Triệu chứng: Đau toả lan vùng bụng, tiêu chảy, co giật chân tay, cần lập tức rửa dạ
dày và ruột ngay.

Câu 9: Trình bày triệu chứng, chẩn đoán bệnh sâu ngà sâu giai đoạn tiến triển?
1.Triệu chứng:
1.1. Lâm sàng:
a. Cơ năng: Có hội chứng ngà
- Ê buốt rõ ràng khi có kích thích.
- Ê buốt do lạnh nhiều hơn do nóng.
- Hết ngay khi hết kích thích.
b. Thực thể:
- Thấy rõ lỗ sâu, lỗ sâu có thể lớn hoặc nhỏ, có một hoặc nhiều lỗ sâu.
- Men quanh lỗ sâu đổi màu đen.

- Đáy lỗ sâu có ngà mủn vàng hoặc nâu.

- Độ sâu > 3 - 4 mm.

- Có thể gặp lỗ sâu hình hàm ếch


- Răng không lung lay, gõ không đau
- Thử nghiệm tủy răng( dùng lạnh hoặc điện): cho kêt quả đáp ứng bình thường (thấy ê
buốt)
1.2. Cận lâm sàng:
Trên phim X-Quang có hình ảnh mất tổ chức cứng của răng tương ứng với lỗ sâu (mất
cản quang).
2. Chẩn đoán:
2.1. Chẩn đoán xác định
Dựa vào triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng:
- Lâm sàng:
+ Cơ năng: Có hội chứng ngà.
+ Thực thể:
- Cận lâm sàng: dựa vào Xquang.
2.2. Chẩn đoán phân biệt:
Sâu ngà sâu ở giai đoạn tiến triển cần phân biệt với:
- Viêm tủy có khả năng hồi phục (T1): Viêm tủy có khả năng hồi phục có cơn đau tự
nhiên, đau tăng khí có kích thích và cơn đau rõ về đêm.
- Nhạy cảm ngà

Câu 10: Trình bày triệu chứng, chẩn đoán bệnh viêm tủy răng có hồi phục (T1)?
1. Triệu chứng
- Toàn thân: Không có triệu chứng toàn thân
- Cơ năng: đau tự nhiên thoáng qua, cơn đau ngắn, kéo dài một đến hai phút. Đau tăng khi dùng các
chất kích thích: nóng, lạnh, chua, ngọt, hết kích thích vẫn còn đau kéo dài một vài phút.
- Thực thể:
+ Nếu nguyên nhân sâu răng khám thấy lỗ sâu có nhiều ngà mủn, đáy lỗ sâu màu ánh hồng, có khi
thấy điểm hở tủy. Có thể thấy tổn thương tổ chức cứng của răng như vỡ, nứt, tiêu lõm cổ răng…
+ Gõ ngang và dọc thường đau nhẹ.
+ Thử nghiệm tủy răng dương tính.

2. Chẩn đoán
- ChNn đoán xác định: dựa vào triệu chứng cơ năng và thực thể.
- ChNn đoán phân biệt:
+ Sâu ngà sâu: dấu hiệu cơ năng là ê buốt khi có kích thích. Không có cơn đau tự nhiên, gõ răng không
đau
+ Viêm tủy cấp: đau tự nhiên, cường độ đau nhiều hơn, thời gian cơn đau kéo dài, gõ đau nhiều, gõ
ngang đau hơn gõ dọc

Câu 11: Trình bày triệu chứng, chẩn đoán bệnh viêm tủy răng cấp tính (T2)
1. Triệu chứng
- Toàn thân: Không có triệu chứng
- Cơ năng: đau tự nhiên, đau thành từng cơn, đau nhiều khi vận động mạnh, thường đau về đêm, giữa
các cơn đau có khoảng nghỉ 30 đến 40 phút hay hàng giờ, hết đau tự nhiên. Đau tăng lên khi có kích
thích răng nguyên nhân, có khi lan nửa mặt, nửa đầu.
- Thực thể:
+ Tùy theo nguyên nhân có thể khám thấy những tổn thương khác nhau. Nếu nguyên nhân do sâu
răng có thể khám thấy lỗ sâu tại răng, đôi khi có điểm hở tủy. Có thể thấy tổn thương nứt, vỡ răng viêm
tủy.
+ Răng không lung lay, màu sắc răng không thay đổi.
+ Gõ ngang đau hơn gõ dọc.
+ Lợi xung quanh răng bình thường.
+ Thử nghiệm tuỷ răng dương tính.
- Cận lâm sàng:
Xquang: Có phản ứng nhẹ dây chằng quanh cuống răng, thấy rõ hiện trạng của lỗ sâu và quan hệ của
nó tới tủy răng, thấy số lượng, độ rộng, độ dài của ống tủy, tình trạng giải phẫu chân răng, sự vôi hóa
ống tủy, phát hiện những bè can xi có trong buồng tủy và ống tủy. Những thông tin này, góp phần vào
sự tiên lượng và phương pháp điều trị có kết quả hơn.
2. Chẩn đoán
- ChNn đoán xác định: chủ yếu dựa vào triệu chứng cơ năng và thực thể
- ChNn đoán phân biệt:
+ Viêm tủy có hồi phục: cường độ đau ít hơn, thời gian cơn đau ngắn.
+ Viêm quanh cuống cấp: Triệu chứng nhiễm trùng toàn thân rõ ràng, có hạch phản ứng, đau liên tục,
cảm giác răng trồi cao, răng lung lay, gõ dọc đau hơn gõ ngang, thử nghiệm tủy âm tính, lợi sưng nề đỏ.
+ Đau dây thần kinh V: hay gặp ở phụ nữ độ tuổi trung niên, cơn đau dữ dội, thời gian cơn đau ngắn,
đau lan tỏa ra nửa mặt. Sau cơn đau có rung giật cơ nửa mặt bên đau, chảy nước mắt, cảm giác bì bì
vùng da mặt do dây thần kinh V chi phối.
Câu 12: Trình bày triệu chứng, chẩn đoán bệnh viêm quanh cuống răng cấp tính ?
1. Triệu chứng
- Toàn thân: bệnh nhân mệt mỏi khó chịu, sốt cao ≥ 38°, có dấu hiệu nhiễm trùng như môi khô,
lưỡi bNn, có thể có phản ứng hạch ở vùng dưới hàm hoặc dưới cằm.
- Cơ năng:
+ Đau nhức răng: đau tự nhiên, liên tục, dữ dội và lan lên nửa đầu, đau tăng khi nhai, ít đáp
ứng với các thuốc giảm đau. Bệnh nhân có thể xác định rõ vị trí răng đau.
+ Cảm giác răng trồi cao: răng đau chạm trước khi cắn hai hàm làm cho bệnh nhân đau tăng.
- Thực thể:
+ Răng có thể đổi màu hoặc không đổi màu.
+ Khám răng thường thấy tổn thương do sâu chưa được trám hoặc răng đó được điều trị hoặc
có những tổn thương khác không do sâu.
+ Răng lung lay rõ, thường ở độ 2 hoặc độ 3.
+ Gõ đau, nghiệm pháp gõ dọc đau nhiều hơn so với gõ ngang.
+ Ngách lợi tương ứng vùng cuống răng sưng nề, đỏ, ấn đau (Hình 5.1).
+ Thử nghiệm tuỷ: âm tính với thử điện và nhiệt do tuỷ đã hoại tử, trừ trường hợp sang chấn
cấp.
- Xquang: chưa có thay đổi rõ rệt, có thể mờ vùng cuống và giãn rộng dây chằng.
2. Chẩn đoán:
- ChNn đoán xác định: dựa vào triệu chứng lâm sàng và Xquang.
- ChNn đoán phân biệt: viêm tuỷ cấp, viêm quanh cuống bán cấp.
+ Viêm tủy cấp: Không có triệu chứng toàn thân, răng đau tự nhiên, đau thành từng cơn, tăng
lên khi có kích thích răng nguyên nhân, có khi lan nửa mặt, nửa đầu. Răng chưa lung lay, chưa
đổi màu, lợi xung quanh bình thường, gõ ngang đau hơn gõ dọc, Thử nghiệm tủy ( + )
+ Viêm quanh cuống răng bán cấp: Triệu chứng toàn thân không rõ ràng, đau âm ỉ, liên tục ở
răng tổn thương, ít thấy sưng tấy vùng da tương ứng với răng tổn thương, răng đổi màu hoặc
không, răng lung lay ( độ 1, 2)

Câu 13: Trình bày triệu chứng, chẩn đoán bệnh viêm quanh răng mạn tính giai
đoạn tiến triển?
Vùng quanh răng bao gồm: lợi, dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xương răng.
Viêm quanh răng là viêm không chỉ đơn thuần ở lợi mà ở tất cả các thành phần khác
của tổ chức quanh răng như: dây chằng quanh răng, xương ổ răng và cả xương răng
1. Triệu chứng:
- Cơ năng : có biểu hiện như viêm lợi cấp tính như thường thấy hay bị ngứa lợi, miệng
hôi, lợi dễ chảy máu khi có tác động cơ học nhẹ như mút, chép miệng, chải răng. nhưng
có cảm giác răng bị ê buốt nhiều hơn, ăn nhai kém.
- Thực thể:

+ Răng lung lay là hậu quả của mất bám dính và tiêu xương ổ răng, răng di lệch nhất
là các răng cửa, cao răng bám nhiều ở các răng chủ yếu là cao răng màu đen, cứng ở
chân răng.
+ Lợi tụt nhiều làm hở cổ răng, có sang chấn khớp cắn do răng di chuyển.
+ Nhiều túi lợi sâu > 6mm có thể có áp xe vùng quanh răng, vì vậy túi lợi có đường rò
ra ngoài.
- Xquang: tiêu xương ổ răng
2. Chẩn đoán
- Xác định: Dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
- Phân biệt:

Câu 14: Trình bày các phương pháp xác định chiều dài làm việc của ống tủy trong điều trị nội
nha?
Đo chính xác chiều dài ống tuỷ, rất quan trọng vì nó giúp quá trình sửa soạn ống tuỷ có hoàn hảo
hay không.
Các phương pháp xác định chiều dài làm việc:
1. Phương pháp xác định bằng X-quang:
Đây là phương pháp xác định cơ bản, Xquang thường đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên XQ kỹ thuật
số đã phát triển thay cho phim thông thường, nó có ưu điểm: tốc độ nhanh, giảm phóng xạ, chất lượng
hình ảnh tốt. Phim được dùng tốt nhất là phim cận chóp với kỹ thuật chụp song song.
Dụng cụ đo là K- File số 15 có một miếng cao su chì để xác định ranh giới trên phim.
Cách tiến hành như sau:
- Xoay nhẹ nhàng dụng cụ đưa dần tới chóp răng. Khi nào có cảm giác dừng lại ở đầu dụng cụ thì dừng
lại kiểm tra đặt miếng cao su chì tới sát mặt nhai hay rìa cắn răng của. Chụp phim răng đó khi đang đặt
dụng cụ đo. Sau khi chụp xong, lấy cây thăm dò.
- Đo chiều dài dụng cụ từ mũi tới miếng cao su chì (Ký hiệu = a)
- Đo chiều dài dụng cụ trên phim từ miếng cao su chì tới đầu dụng cụ (b).
- Đo chiều dài răng trên phim (c).
Chiều dài thực của răng sẽ là d = ac/b
2. Xác định bằng xúc giác
Nếu răng có cuống còn nguyên vẹn không bị tổn thương thì bao giờ cũng có chỗ thắt hẹp trước lỗ
ra và trước đó 2 - 3 mm thường ống tủy cong, do vậy khi dùng trâm 10 hoặc 15 trước khi đi qua chỗ
hẹp chúng ta cảm giác chặt lại không đưa sâu trâm vào được nữa, điều chỉnh nút chặn trên trâm. Rút
trâm ra từ từ và đo khoảng cách từ đầu trâm đến nút chặn bằng thước đo chiều dài làm việc và ghi lại
chiều dài làm việc.
Đánh giá về cảm giác tay: Sự biến đổi giải phẫu của điểm thắt chóp, kích thước, nhóm răng và độ
tuổi là việc đánh giá chiều dài làm việc không đáng tin cậy. Trong một số trường hợp, các ống tủy bị xơ
cứng hoặc điểm thắt này bị phá hủy bởi các phản ứng viêm. Cảm giác tay chỉ là một phương pháp hỗ
trợ cho Xquang và máy định vị chop.
3. Xác định bằng côn giấy
Ở những răng chưa đóng chóp thì việc xác định chiều dài làm việc có thể được xác định bằng việc
đưa côn giấy vào trong lòng ống tủy đã được gây tê. Dùng côn giấy để thấm khô, ếu đầu cone giấy ướt
là đã sắp tới điểm thắt chóp. Nếu có máu chảy thì có khả năng đã làm thủng foramen hoặc là còn tủy.
Các yếu tố làm sai lệch trong phương pháp sử dụng côn giấy:
- Chỗ thắt hẹn cuống răng bị mất do tiêu quanh cuống
- Làm thủng sàn tủy hay thủng thành bên tủy
- Không lấy hết tủy hay ống tủy phụ .
- Sử dụng trâm số lớn làm thủng lỗ chóp.
Nên sử dụng côn giấy là biện pháp hỗ trợ.
4. Dùng máy định vị chóp
Máy đo chiều dài ống tủy đã được sử dụng từ năm 1916. Theo Berkerrvaf và cộng sự năm 1980, điện
trở giữa vùng nha chu ở đỉnh biểu mô lợi và một điểm trở giữa vùng Foramen và 1 điểm ở trên cằm là
luôn hằng định .Nguyên lý này được ứng dụng để làm các máy đo chiều dài ống tủy nội nha
- Các thế hệ cũ như RCM không cho phép đo được chiều dài ống tủy trong môi trường ướt như là do có
máu, mô tủy, mũ hoặc dung dịch điện giải như NaOCl.
Độ tin cậy của thế hệ máy này là 85% mặc dù vậy chúng ta cũng không thể nào không sử dụng
phim XQ trong điều trị tủy, tuy nhiên với sự giúp đỡ của máy này, chúng ta có thể tiếp tục làm việc
trong khi chờ đợi phim XQ.
Các ống tủy bên có thể làm sai lệch đi kết quả đo được, thông thường là chiều dài làm việc bị ngắn
đi hơn so với thực tế.
- Các thế hệ máy mới được giới thiệu vào năm 1990 như: Apit (Osada Electric), Root RX (Morita), Afa
(Kerr), cho phép đo được chiều dài ống tủy trong môi trường ướt với sự hiện diện của máu, mô tủy, mủ
và các chất điện giải.
Nguyên lý của các máy mới:
+ 2 tín hiệu đưa vào 2 tần số khác nhau 1KH và 5KH được dặt chống lên trên cùng một điện cực
được đưa vào ống tủy. Tương ứng với 2 tần số này, chúng ta có 2 trở kháng khác nhau.
+ Khi lime đi vào ống tủy, trở kháng của mô cao, độ chênh lệch giữa hai trở kháng tương ứng với
2 tần số trên thì ổn định.
+ Khi lim nằm ở giữa Foramen hoặc vùng có trở kháng mô giảm sự chênh lệch giữa 2 trở kháng
tăng cao lên.
+ Kobayaski đã phát hiện ra do có đường chéo thương số đơn giản giữa hai trở kháng tương ứng
với 2 tần số trên mà lỗi đo chiều dài ống tủy bị giảm đi nhiều.
+ Chú ý:
Không được sử dụng ở những bệnh nhân có mang máy trợ tim.
Sử dụng những lime có cán làm bằng nhựa.
Đặt đê cao su
Tháo bỏ các phục hồi kim loại trước khi đo trên các răng liên quan.
Nên đo nhiều lần nếu máy báo cùng một giá trị thì đáng tin cậy hơn. Sau đo nên để nguyên lime và
chụp phim kiểm tra lại.

Câu 15: Trình bày nguyên tắc trong điều trị nội nha?
Nguyên tắc cơ bản trong điều trị nội nha: Tam thức nội nha
1.Vô trùng: là tạo hang rào bảo vệ tránh lây nhiễm chéo gồm:
- Vô trùng tuyệt đối các dụng cụ nội tủy.
- Cô lập răng thường sủ dụng đam cao su tác dụng:
+ Tránh cho bệnh nhân nuốt phải dụng cụ, các mảnh hữu cơ từ mô tủy bệnh các dung dịch sát
khuNn ống tủy
+ Cách ly hệ thông ống tủy với nước bọt máu dung dịch từ môi trường miệng, khống chế nhiễm
khuNn chéo giữa các hệ thống ống tủy với các yếu tố môi trường miệng
+ Bảo vệ mô mềm
+ Thuận lợi cho các nha sỹ nhìn rõ miệng ống tủy khi thực hiện các thao tác lâm sàng.
- Sử dụng các dung dịch sát khuNn ống tủy.
2. Tạo hình và làm sạch hệ thông ống tủy
2.1. Các nguyên tắc về cơ học
- Sửa soạn ống tủy dạng thuôn liên tục và nhỏ dần về phía cuống răng.
- Đường kính nhỏ nhất sau khi sửa soạn ống tủy tại đường ranh giới xương ngà.
- Tạo hình ống tủy có hình thuôn, thành trơn nhẵn và giữ được hình dáng ban đầu của ống
tủy theo không gian ba chiều.
- Giữ đúng vị trí nguyên thủy của cuống răng.
- Giữ đúng kích thước ban đầu của lỗ cuống răng.
2.2. Nguyên tắc sinh học
Ngày nay, việc đảm bảo yếu tố tương hợp sinh học được nhiều tác giả quan tâm. Do vậy,
khi chuNn bị ống tủy, người ta quan tâm đến “chuNn bị cơ - sinh học” hơn là đơn thuần chuNn bị
cơ học.
- Phần tác dụng hiệu lực của dụng cụ nội tủy chỉ giới hạn trong lòng ống tủy, tránh gây tổn
thương vùng cuống răng.
- Tránh đNy các yếu tố như VK, độc tố VK, mô hoại tử và ngà mủn xuống mô cuống
- Lấy sạch toàn bộ các thành phần nhiễm khuNn, tổ chức hoại tử hoặc ngà mủn trong khoang
tủy, tái lập lại toàn bộ cân bằng sinh thái hóa học cho mô cuống
- Hoàn tất việc làm sạch, tạo hình cho mỗi ống tủy trong một lần điều trị.
- Tạo khoang tủy đủ rộng cho việc đặt thuốc nội tủy, đồng thời thấm hút một phần dịch viêm
từ cuống răng.
3. Hàn kín hệ thống ống tủy
Hàn kín theo 3 chiều không gian:
- Tránh sự thNm thấu rò vi kẽ dịch rỉ viêm từ cuống răng vào long khoang tủy.
- Tránh tái nhiễm vi khuNn vào mô cuống răng.
- Tạo môi trường sinh hóa thích hợp cho sự hồi phục các tổn thương có nguồn gốc từ tủy răng
Yêu cầu vật liệu hàn:
- Sinh học:Không độc, không kích thích với vùng cuống. Sát trùng, ngăn cản sự phát triển của
ki khuNn.
- Lý học:
+ Cản quang.
+ Trước mềm sau cứng
+ Không thay đổi thể tích
+ Bịt kín cuống R
+ Dính vào thành ống tủy
+ Ngấm vào ống ngà, ống tủy phụ.
- Hóa học:
+ Không tan trong dung môi hữu cơ của cơ thể
+ Không thay đổi hóa tính
+ Không thay đổi màu R.
- Thực hành:
+ Dễ bảo quản, sử dụng
+ Dễ đưa vào , lấy ra

Câu 16: Trình bày kĩ thuật trám bít ống tủy theo phương pháp lèn ngang?
+ Chọn cây côn chính( bằng số trâm cuối cùng trong sửa soạn ống tủy), đưa vào ống tủy đủ chiều
dài và ngưng vừa chặt tại nút chặn chóp.
Đánh dấu bằng cách bóp chặt đầu cây kẹp, để lại vết trên cây côn tương ứng trên mặt nhai hoặc bờ cắn.
+ Chọn cây lèn ngang (A,B,C,D “Dentsply”) đưa vào ống tủy dọc theo chiều dài cây côn chính,
và tốt nhất là ngưng tại nút chặn chóp(ngắn hơn cũng có thể chấp nhận được tùy theo ống tủy nhỏ hẹp),
nút chặn cao su hoặc silicon đặt tại chiều dài tương ứng.
+ Lưu ý : lúc thử côn ống tủy luôn ướt, để côn không bị gấp, kẹt trong ống tủy.
+ Nếu những bước trên không đạt phải xem và sửa soạn ống tủy lại nếu cần.
+ Thấm khô buồng tủy bằng gòn, làm khô ống tủy, đầu tiên bằng cách dùng syringe bơm rửa, đưa
kim vào ống tủy hút bớt nước và sau đó mới thấm bằng côn giấy.
+ Trường hợp chảy máu trong khi làm khô ống tủy có thể do côn giấy ra khỏi chóp. Trong lúc làm
khô ống tủy bằng côn giấy, có thể xác định lại chiều dài làm việc lần nữa trước khi trám bít.
+ Trộn Xi- măng trám bít.
+ Dùng cây trâm sau cùng sửa soạn ống tủy đã đánh dấu, nhích một lượng nhỏ xi măng phía đầu và
đưa vào ống tủy tới đủ chiều dài và xoay ngược chiều kim đồng hồ, để phần xi măng dính đều trên
thành tủy nơi 1/3 chóp.
+ Nhích một giọt xi măng phía đàu cây côn chính đưa côn vào từ từ theo vách tủy vừa đủ chiều dài.
+ Đưa cây lèn ngang (đã chọn) với động tác lách, xuay qua lại dọc theo phía cây côn chính với một
lực nhẹ để tạo khoảng trống giữ cây lèn tại chỗ 10 đến 15 giây. Để guttaperca có thời gian nén lại, từ từ
lấy cây lèn ra với động tác ngược lại.
+ Chọn cây côn phụ tương ứng, nhích 1 giọt xi măng phía đầu côn và đưa vào ống tủy vừa chặt.
+ Sau mỗi lần lèn nên lau chùi sạch xi măng dính trên cây lèn bằng gạc. Những cây côn phụ luôn
phải đạt tới 1/3 chóp hoặc ít nhất qua giới hạn 1/3 chung.
+ Chụp phim kiểm soát và nếu thiếu sót, điều chỉnh và trám bít lại nếu cần. việc trám bít đạt hiệu
quả khi dùng những dụng cụ cắt (cây nạo ngà dược hơ nóng và cắt ngang gutta dư ngay tại lỗ tủy, dùng
cây nhồi dọc nhồi phần gutta còn lại cho tới khi kín chặt ( lèn dọc tại 1/3 cổ).
Tóm lại 1/3 giữa và 1/3 chóp được kín chặt bởi phương pháp lèn ngang nguội, và 1/3 cổ được
lèn dọc bởi cách làm mềm gutta perca sau khi cắt bỏ phần dư bởi dụng cụ hơ nóng.

Câu 17, Trình bày phân loại chấn thương phần mềm vùng hàm mặt (mô tả phân loại theo
hình thái tổn thương)?
Trả lời:
1, Vết thương sây sát:
- Là những tổn thương trên bề mặt của da, do vật thô ráp chầy sát trên da.
- Tổn thương tạo nên: bề mặt da bị rớm máu, đau rát do tổn thương các đầu mút dây TK.
Trên bề mặt da tổn thương có thể có nhiều dị vật bám vào.
- Tổn thương có thể để lại sẹo hoặc không để lại sẹo, tùy mức độ nông sâu trên da.
2, Vết thương đụng dập:
- Do các vật đầu tù va chạm, không rách da.
- Tổn thương tạo nên: tụ máu dưới da và niêm mạc.
- Thường tự khỏi, nếu có tụ máu to không tự tiêu được thì cần chọc, rạch hút lấy khối
máu tụ đi và băng ép kết hợp dùng thuốc chống viêm, giảm phù nề.
3, Vết thương rách:
- Do vật sắc cứa đứt làm rách tổ chức.
- Tổn thương làm rách da, dưới da, cơ, mạch máu...
4, Vết thương xuyên:
- Do vật nhọn gây nên, có thể xuyên từ da vào khoang miệng, hoặc vào xoang.
5, Vết thương thiếu hổng tổ chức:
- Tổn thương làm khuyết hổng tổ chức của Da, Cơ, Xương... thường gặp khuyết hổng tổ
chức Da.
6, Vết thương do hỏa khí:
- Ít gặp, có thể chột hoặc xuyên nhiều ngóc ngách, khó đánh giá.
7, Vết thương kết hợp:
- Tổn thương phần mềm + phần xương.
- Bong vạt
- Bỏng độ I, II, III, IV.

Câu 18, Trình bày triệu chứng, chẩn đoán gãy xương hàm dưới?
Trả lời:
1, Triệu chứng:
a/ Triệu chứng cơ năng:
- Đau khi nhai, nuốt, nói.
b/ Triệu chứng thực thể:
∗ Khám ngoài miệng:
- Nhìn: Mặt sưng nề, bầm tím hoặc rách da, rách da có thể nhín thấy xương do gẫy
xương hở. Cằm có thể lạch sacng bên gẫy, nếu gẫy ở cành cao hoặc lồi cầu.
- Sờ nắn:
+ Có điểm đau chói tại vị trí gẫy.
+ Khuyết hình bậc thang (nếu gây toàn bộ ở cành ngang có di lệch)
+ Lạo xạo xương gẫy do 2 đầu xương cọ vào nhau (BN rất đau)
+ Sờ vào vùng khớp thấy đau và lõm ở đó. Khi há miệng ngậm miệng không thấy lồi
cầu cử động lăn dưới ngón tay thầy thuốc là gãy lồi cầu bên đó.
∗ Khám trong miệng:
- Khám răng:
+ Ở tư thế há miệng:
~ Cung răng có thay đổi về hình thể.
~ Nếu gãy ở toàn bộ cành ngang (gãy vùng bên): thì đoàn ngắn đổ về phía lưỡi và kéo lên
trên, đoạn dài bị kéo xuống thấp và lệch về phía bên gẫy.
~ Nếu gãy ở cành cao hoặc cổ lồi cầu thì cằm lệch sang bên gẫy.
+ Ở tư thế miệng ngậm:
~ Khớp cắn sai: nếu gẫy có di lệch
~ Khớp cắn đúng: nếu gẫy không di lệch.
+ Ở tư thế từ miệng há đến ngậm:
~ Thấy răng ở cạnh đường gẫy di động.
~ Khớp cắn hai thì: răng đoạn ngắn phía bên gãy chạm hàm trên trước, răng đoạn dài còn
lại hoặc răng bên không gẫy chạm hàm trên sau.
c/ Triệu chứng X Quang:
- Chụp mặt thẳng: phát hiện gẫy vùng giữa, cành ngang, góc hàm, cành cao.
- Chụp hàm chếch: phát hiện gẫy cành ngang, góc hàm, cành cao.
- Chụp tư thế Schuler: phát hiện gẫy cổ lồi cầu.
- Chụp toàn cảnh (Paranoma): phát hiện gẫy ở lồi cầu. Cổ lồi cầu hai bên và ở các vị trí
khác của xương.
2/ Chẩn đoán:
a/ ChNn đoán xác định: dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng:
- Đau nhói tại điểm gãy, lạo xạo xương gẫy, khuyết hình bậc thang...
- Khớp cắn sai, cắn hai thì trong gẫy có di lệch. Khớp cắn đúng trong trường hợp gẫy
không di lệch.
- XQ có hình ảnh đường gẫy.
b/ ChNn đoán phân biệt:
- Trật khớp thái dương hàm: Sờ nắn ổ khớp thấy lồi cầu đưa ra trước, răng hai hàm
không chạm nhau hoặc chạm 1 điểm nếu trật 1 bên.
- Cứng hàm trong các bệnh có tăng trương lực cơ: Uốn ván, ... không liên quan đến
chấn thương.
- Gẫy răng, vỡ xương ổ răng: Vuốt dọc xương hàm không có điểm đau chói, Khớp cắn
đúng, XQ không có đường gẫy.

Câu 19: Trình bày triệu chứng, chẩn đoán gẫy xương tầng giữa mặt?
Tầng giữa mặt được giới hạn từ khớp mũi trán đến bờ tự do của cung răng hàm trên. Bao
gồm 13 xương đối xừng từng đôi một, 6 xương chẵn và 1 xương lẻ: (2 xương hàm trên, 2
xương gò má, 2 xương lệ, 2 xương xoan dưới, 2 xương mũi, 2 xương khNu cái, 1 xương
lá mía). Trong đó xương hàm trên và xương gò má là xương to và cơ bản.
1, Gẫy ngang: Có 3 đường gẫy điển hình gọi là gẫy Lefort.
∗ Lefort I: (Gẫy Guerin)
- Do một lực chấn thương mạnh vào vùng môi trên.
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Nhai khó, vướng; bầm tím phù nề ngách lợi – môi trên (bầm tím xuất hiện sau vài
ngày)
+ Đau từ gai mũi trước đến lồi của xương hàm trên.
+ Đau chói khi ấn sau lồi củ vào mấu chân bướm hàm (dấu hiệu Guerin)
+ Lắc theo chiều ngang và chiều trước sau thấy cung răng di động toàn bộ (dấu hiệu hàm
giả)
+ Hai dấu hiệu này để chNn đoán phân biệt với gãy xương ổ răng và các kiểu gẫy khác.
∗ Lefort II: (Gẫy tách dời sọ mặt thấp):
- Do lực chấn thương từ trước ra sau hoặc từ dưới lên trên mà điểm chạm ở vùng răng
hay xương ổ răng hàm trên,
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Phần giữa mặt xẹp, nề, tụ máu màng tiếp hợp mi dưới, tràn nước mắt do nề và hẹp ống
lệ mũi.
+ Bầm tím và đau dọc theo đường gãy ở nền mũi và bờ dưới ở mắt.
+ Mặt tê bì nếu dây TK dưới ổ mắt bị chẹn.
+ Khớp cắn sai.
Sờ ngách lợi trên và ngách lợi sau răng khôn đau nhói. Chỗ tiếp giáp tháp gò má ở ngách
lợi trên có thể thấy di lệch hình bấc thang.
∗ Lofort III: (Gẫy tách rời sọ mặt cao trên xương gò má)
- Do đụng dập mạnh từ trước ra sau hoặc từ cao xuống thấp ở khối mặt. Khối mặt lún
xuống và đè vào khối sàng. BN bị choáng nặng.
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Phần trên mặt biến dạng, phù nề nhiều, bầm tím quanh hốc mắt, mi, màng tiếp hợp hai
bên gọi là dấu hiệu đeo kính dâm hoặc “ống nhòm”.
+ Có thể bị lõm mắt, song thị nếu có gãy sàn ổ mắt.
+ Đau dọc đường nối trán mũi, trán gò má, gò má cung tiếp.
+ Trong miệng: khớp cắn sai, hở khớp răng của, bầm tím hàm ếch.
2, Gẫy dọc: Trên lâm sàng, ít khi gặp gãy dọc đơn thuần mà thường gẫy phối hợp với
gãy ngang, do lực sang chấn từ dưới cằm lên.
- Gẫy dọc giữa: Đường gãy giữa hai răng cửa giữa trê làm tách đôi thành hai xương hàm
P và T. Rách niêm mạc vòm miệng, xáo trộn cắn khít.
- Gẫy dọc bên: Đường gãy giữa răng cửa và răng nanh.
Hai loại gẫy này đôi khi phối hợp với nhau
- Gẫy một phần xương hàm trên.
- Gẫy mỏm lên xương hàm trên.
- Lún hố nanh.
- Gẫy bờ dưới ổ mắt và sàn ổ mắt.
- Gẫy xương ổ răng.
- Gẫy mỏm khNu cái và vòm khNu cái.
∗ Gẫy xương gò má: hay gặp
- Xương gò má mất độ vồng
- Có thể sa mi mắt
- Phù nề và tụ máu vùng ổ mắt
- Sờ có thể thấy khớp thái dương - gò má mất liên tục và có điểm đau chói
- Sờ ngách tiền đình có thể thấy điểm đau chói nếu gẫy góc dưới xương gò má
- Há miệng hạn chế: do co cứng cơ thái dương và cơ cắn.
- Không có rối loạn khóp cắn nhưng há miệng có thể bị lệch về bên gãy.
- Chảy máu dưới kết mạc, nhãn cầu tụt vào trong; lồi mắt do chảy máu sau nhãn cầu, dấu
hiệu song thị chiếm 20-30% nhất là khi nhìn lên.
∗ Chẩn đoán:
a, Chấn đoán xác định:
- Dựa vào các triệu chứng lâm sàng
- Chụp CT Scanner sọ mặt cắt ngang và đứng ngang hoặc dựa vào fim tư thế Hirtz hay
Blondeau.
b, ChNn đoán phân biệt:
- Gầy xương hàm dưới
Câu 20. Triệu chứng, chẩn đoán nang do răng.
1. Triệu chứng lâm sàng nang chân răng.
- Gặp nhiều ở tuổi trưởng thành.
- Phần lớn các ca nang chân răng không có t/c lâm sàng và chỉ tình cờ phát hiện nhờ
chụp phim XQ cận chóp tại 1 răng chết tủy. Khi nang phát triển to gây phồng xương, bề
mặt xương phồng đều nhẵn, niêm mạc phủ trên xương lành bình thường hoặc có thể tăng
sinh mao mạch nhẹ. Lúc đầu xương phủ bên ngoài nang còn dày cứng, sau đó khi kích
thước của nang tăng lên xương phủ nang mỏng đi, xuất hiện dấu hiệu bóng nhựa. Chỉ khi
vỏ xương cứng bị tiêu hết sạch thì nó có dấu hiệu chuyển sóng, niêm mạc căng phồng ấn
như ấn vào đáy túi đựng nước bao quanh bởi một bờ xương mỏng. Ở hàm trên nang có
thể lan về phía tiền đình, hàm ếch ,nền mũi, xoang hàm .Trong khi ở xương hàm dưới
nang chân răng thường chỉ lan về phía má, rất hiếm khi nang phát triển về phía lưỡi.
- Khi nang bị ô nhiễm, niêm mạc trên vùng nang xung huyết, đau, ranh giới ko rõ, răng
nguyên nhân lung lay và đau. Có thể có những t/c toàn thân: sốt, có hạch vùng lân cận
sưng đau. Có thể nang rò mủ vùng tiền đình tương ứng cuống răng nguyên nhân hoặc rò
ra ngoài da.
2. Hình ảnh X.quang
Hình ảnh XQ điển hình của nang chân rằng là một vùng thấu quang hình tròn hoặc ô van
có đường ranh giới rõ ràng bao quanh cuống hay ở 1 bên cuống của một răng chết tủy
hoặc ở 1 vùng tương ứng cuống của 1 răng hỏng tủy đã được nhổ đi. Thường là nang 1
buồng. Với những nang lớn có thể có hình ảnh XQ nhiều buồng.
Đọc phim cần chú ý: vị trí nang, đường kính, ranh giới, một hay nhiều ổ, chân răng trong
nang, liên quan đến các bộ phận - giải phẫu như xoang hàm, ống thần kinh răng dưới.
3. ChNn đoán:
3.1. ChNn đoán xác định
Dựa vào triệu chứng lâm sàng, XQ, kết quả giải phẫu bệnh là tiêu chuNn vàng để chNn
đoán xác định: dịch trong nang thay đổi từ dịch lỏng màu vàng nhạt tới loại dịch đặc
quánh như bột nhão màu nâu, nếu bội nhiễm thì có mủ. Thành phần của dịch bao gồm:
+Sản phNm thoái hóa của tế bào biểu mô lát tầng, tế bào viêm và của tổ chức liên kết.
+Các protein huyết thanh với nồng độ 5-11 g/dl.
+Tinh thể cholesterol
+Các tế bào bạch cầu đa nhân trung tính thể hiện quá trình viêm mạn tính 3
3.2. ChNn đoán phân biệt
- U hạt: những nang chân răng kích thước nhỏ cần chNn đoán phân biệt với u hạt và nang
túi chân răng. Phẫu thuật nên và đặt ra khi răng đã được điều trị nội nha một thời gian mà
trên lâm sàng và hình ảnh XQ ko có tiến triển. Theo nghiên cứu của Mortensen[ 1970]:
các tổn thương quanh cuống trên phim XQ có đường kính 5-9mm thì 1/3 là nang chân
răng, với đường kính 10-14mm thì là u hạt và là nang chân răng. Ở nhóm có đường kính
> 15mm thì vẫn có 1/3 là u hạt.
-Sẹo vùng cuống răng hoặc khuyết hổng xương do phẫu thuật: những răng có tổn thương
vùng cuống đã được điều trị nội nha bảo tồn hoặc phẫu thuật cắt cuống với một hình ảnh
thấu quang ở vùng cuống ổn định lâu dài về mặt kích thước, ko có tr/c lâm sàng thì nhiều
khả năng đó là mô sẹo cuống răng hay khuyết hổng xương sau phẫu thuật.
-Nang vùng răng cửa hám trên chNn đoán phân biệt với nang ống mũi khNu cái, nang sàn
mũi. Nang ống mũi khNu cái thường đNy chân răng 1.1, 2.1 ra xa tạo hình thấu quang
dạng hình tim trên phim XQ và các răng liên quan có tủy vẫn sống.
-Những nang chân răng của răng sữa, cần chNn đoán phân biệt với nang thân răng của
răng vĩnh viễn nằm ngay dưới nó dựa vào đường bám của nang vào răng.
-Những nang cạnh cuống [ tủy chết ] cần chNn đoán phân biệt với nang bê chân răng [tủy
răng còn sống]
-Với những nang chân răng lớn, cần phân biệt với : nang sừng, u men thể nang, u máu
trong xương .. .Dựa vào lâm sàng, xét nghiệm chọc dò nang, đặc biệt chỉ có thể có chNn
đoán chắc chắn khi có kết quả giải phẫu bệnh. Chọc dò bằng kim số 16 hoặc 18 được
tiến hành để khẳng định chắc chắn tổn thương là nang chứ ko phải u và để tránh các u
máu trong xương. Bằng cách này có thể phân biệt nang sừng và các nang do răng khác
trước phẫu thuật. Xét nghiệm dịch chọc dò của nang sừng có nồng độ Protein hòa tan <
5g/100 ml. Trong khi các nang khác có nồng độ Protein tương tự huyết thanh .
Câu 21.Trình bày phương pháp điều trị viêm mô tế bào vùng hàm mặt thể viêm tụ
1. Nguyên tắc
- Dựa vào tình trạng toàn thân tại chỗ cần khám lâm sàng tỉ mỉ để đánh giá đúng tình
trạng nhiễm trùng nhiễm độc, các bệnh nội khoa liên quan, đặc biệt là bệnh tiểu đường
và miễn dịch mắc phải; vị trí và tính chất tổn thương tại chỗ.
-Cấy vi khuNn làm kháng sinh đồ để tìm vi khuNn và chọn kháng sinh cho phù hợp.
- Cấy máu khi tình trạng nhiễm khuNn nặng nghi ngờ nhiễm khuNn huyết, người bệnh có
dấu hiệu nhiễm độc nặng, hoặc khi mọi phương pháp điều trị trước đốtr ra ít hiệu quả.
2. Điều trị cụ thể.
2.1 Toàn thân:
- Kháng sinh; tốt nhất theo kháng sinh phổ rộng. Khi có dấu hiệu nhiễm khuNn kỵ khí
(tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng, mủ thối) nên dùng kết hợp kháng sinh. Dùng
kháng sinh kịp thời đủ liều lượng là rất quan trọng để dập tắt quá trình viêm và ngăn
ngừa biến chứng.
- Giảm đau kháng viêm nên sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm ko steroid. Trong một
số trường hợp nặng, cơ thể phản ứng mạnh, vùng viêm lan tỏa rộng có thể sử dụng
corticoid.
-Sử dụng dịch điện giải: cơ thể sốt cao, bệnh nhân ăn uống kém do đau ,do khít hàm có
thể đưa đến tình trạng mất nước điện giải nên việc bồi phụ lại dịch điện giải là rất cần
thiết giúp nhanh hồi phục tổn thương và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Dung dịch
cao phân tử có tác dụng rất lớn để tăng cường sức đề kháng chống lại nhiễm trùng nhiễm
độc vì thế có thể truyền plasma nếu cần.
- Truyền máu: được chỉ định khi lượng hemoglobin hoặc hồng cầu giảm. Truyền máu có
tác dụng tăng protein và tăng đề kháng miễn dịch của cơ thể; có thể truyền máu trong
trường hợp nhiễm khuNn huyết, điều trị kéo dài.
- Các loại vitamin, chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng.
- Điều trị kết hợp: dùng thuốc điều trị kết hợp theo hội chNn của các chuyên khoa.
2.2.Điều trị tại chồ
- Giai đoạn đầu: khi vùng viêm lan tỏa có ý kiến cho rằng nên chườm lạnh có tác dụng
khư trú ổ áp xe, nhưng gây co mạch ngăn cản tưới máu tổ chức và giảm nồng độ kháng
sinh đến ổ viêm. Ngược lại chườm ấm bằng gạc, khăn tay thấm nước nóng, chạy tia hồng
ngoại ...làm tăng cường cung cấp máu tại chỗ do đó kích thích thực bào tham gia vào quá
trình phục hồi tổ chức viêm.
- Giai đoạn hình thành mủ: chích rạch dẫn lưu mủ, có thể rạch đường trong miệng hay
ngoài miệng tùy theo vị trí ổ áp xe. Khi rạch đường trong miệng nên chọn chỗ phồng lớn
nhất và phồng nhất của ổ áp xe. Khi chọn đường rạch ngoài miệng cần chú ý đến vấn đề
thNm mỹ vì vậy cần chọn ở vị trí kín che dấu sẹo, đường rạch trùng các nếp nhăn tự
nhiên; đường rạch cạnh ổ mủ sẽ tránh được các hiện tượng co kéo sẹo. Dùng kẹp Kocher
tách rộng đường rạch, vuốt hoặc nạo hết mủ, bơm rửa bằng Dd nước muối 0,9% hoặc Dd
betadin pha loãng, đặt dẫn lưu 48h. Chú ý tránh làm tổn thương các nhánh thần kinh mặt,
động mạch, tuyến và ống tuyến nước bọt.
Những trường hợp ổ mủ nằm sâu cần thăm khám kỹ để chọn đường phù hợp ,có thế
dùng kim chọc dò để xác định hướng bóc.tách dẫn lưu, tránh làm tổn thương nhiều tố
chức. Trường hợp viêm tấy lan tỏa nhiều ổ mủ hoặc mủ thối cần rạch nhiều vị trí bơm
rửa bằng nước oxy già, phun oxy già vào vết thương có tác dụng chống vi khuNn yếm
khí,tNy mùi thổi, trung hòa độc ttoos, kích thích tuần hoàn tại chỗ.
2.3. Điều trị nguyên nhân
-Nhổ răng nguyên nhân khi có chỉ định, nên nhổ sau khi đã dùng kháng sinh 2-3 ngày.
- Xử trí vết thương phần mềm, phẫu thuật nang... khi điều kiện cho phép.
Câu 22: Trình bày các yếu tố, tiêu chuẩn đánh giá đúng tình trạng các răng trụ cho
việc làm cầu răng.
Trả lời:
I. Đánh giá răng trụ
Răng trụ và cầu răng phải gánh chịu lực tác động lên nhiều hơn các răng riêng rẽ do đó
răng trụ phải có mô răng, vật liệu tái tạo nếu có và mô nâng đỡ khỏe mạnh và chắc chắn.
Để đánh giá răng trụ cần xem các yếu tố sau đây:
* Trình bày các yếu tố:
1. Tủy răng:
Răng trụ có tủy sống tốt nhất vì răng sống có mô răng và mô nha chu cứng chắc và khỏe
mạnh hơn răng đã chết tủy. Nếu răng trụ có tổn thương gần tủy cần được điều trị và theo
dõi đến khi tủy răng thật sự lành mạnh mới làm phục hình. Cần phải bảo vệ sự sống cho
tủy răng trụ trong quá trình làm cầu răng cũng như sau khi hoàn tất và sử dụng cầu răng.
Trường hợp răng bị tổn thương ở tủy thì phải được điều trị nội nha thật tốt trước khi làm
cầu răng.
2. Hình dạng thân răng:
Thân răng trụ cao tốt hơn thân răng trụ quá thấp. Thân răng bị những dị dạng hay quá
dẹp theo chiều ngoài trong đối với răng cửa không thuận lợi cho sự lưu giữ răng trụ.
Thân răng có dạng vuông thuận lợi cho việc mão từng phần 3/4, 4/5 hơn thân răng có
dạng tâm giác hay bầu dục. Sự xoay lệch nghiêng ngả của thân răng cũng ảnh hưởng
không tốt đến sự bền vững và thNm mỹ của cầu răng.
3. Hình dạng chân răng:
Chân răng dài, to, vững chắc hơn chân răng ngắn, nhỏ.
Chân răng có thiết diện dẹp, tâm giác, bầu dục vững chắc hơn chân răng có thiết diện
tròn.
Răng có nhiều chân, có các chân phân kỳ thì vững chắc hơn các chân răng hội tụ, dính
liền hoặc có dạng hình nón.
Các chân răng có dạng bất thường như cong, lưỡi lê, dùi trống thì cũng vững chắc nhưng
bất lợi cho việc chữa nội nha.
4. Tỷ lệ thân - chân răng:
Là tỷ lệ giữa chiều dài của thân răng ngoài xương (từ mặt nhai đến đỉnh xương ổ răng)
và chiều dài của phần chân răng trong xương, tỷ lệ thân - chân tốt nhất cho sự vững chắc
là 1/2, trung bình là 2/3 và giới hạn là 1/1 đối với răng một chân. Tỷ lệ này được nhận
xét trên phim tia X.
5. Bề mặt chân răng có hiệu quả:
Là bề mặt chân răng được bao phủ bởi dây chằng nha chu bám vào xương ổ răng. Bề mặt
chân răng hiệu quả càng lớn thì răng trụ càng vững chắc. Bề mặt chân răng hiệu quả tùy
thuộc vào thể tích chận răng, số lương chân răng và mức độ của xương ổ răng.
6. Hình dạng cung răng:
Có ảnh hưởng đến các lực tác động vào cầu răng nếu các nhịp cầu nằm trên một đường
cong, đỉnh đường cong cách trụ nối hai phần giữ một khoảng, thì nó tác động như một
đòn bNy và gây nên chuyển động xoay quang trục này làm bật sút cầu răng hoặc chấn
thương cho các răng trụ để giảm bớt chuyển động này cần phải thêm răng trụ đối kháng.

Câu 23: Trình bày phân loại mất răng theo Kennedy và Kourliansky. Ưu nhưọc
điểm của mỗi phương pháp.
Trả lời:
1, Phân loại theo Kennedy:
- Loại I: Mất răng ở hai bên phía sau các răng còn lại.
- Loại II: Khoảng mất răng ở một bên phía sau các răng còn lại.
- Loại III: Khoảng mất răng xen kẽ ở một bên được giới hạn về phía trước và phía sau bởi
các răng còn lại, tự các răng này có thể đảm bảo sự nâng đỡ hàm khung.
- Loại IV: Khoảng mất răng nằm ở phía trước các răng còn lại, các răng này phân bố ở hai
bên đường giữa cung hàm.
- Loại V: Khoảng mất răng xen kẽ được giới hạn về phía trước và phía sau bởi các
răng còn lại nhưng răng phía trước khoảng mất răng không thể dùng để nâng đỡ.
- Loại VI: Khoảng mất răng xen kẽ ở một bên của cung hàm được giới hạn bởi các
răng còn lại phía trước và phía sau có thể dùng để nâng đỡ.
∗ Ưu điểm:
- Cho phép hình dung được loại mất răng cần được phục hồi và khả năng nâng đỡ của các răng
kế cận khoảng mất răng. Vì vậy giúp BS và KTV Labo có thông tin chuNn xác hơn trong phục
hình hàm khung bộ.
- Ứng dụng tốt cho phục hình tháo lắp bán phần.
∗ Nhược điểm:
- Chưa mô tả hết được những trường hợp mất nhiều răng.
2, Phẫn loại theo Kourliansky: có 4 loại
- Loại 1: có ít nhất 3 điểm chạm.
- Loại 2: còn 2 điểm chạm.
- Loại 3: còn 1 điểm chạm (hay không còn điểm chạm nào, các răng so le nhau)
- Loại 4: không còn điểm chạm nào (mất răng toàn bộ).
∗ Ưu điểm:
- Mô tả được những trường hợp mất nhiều răng. Thực trạng kích thước dọc, Tương quan trung
tâm, Cung mặt ...
- Ứng dụng để xác định kích thước dọc trong phục hình tháo lắp toàn hàm.
∗ Nhược điểm:
- Chưa mô tả hết những trường hợp mất răng từng khoảng.
Câu 24: Trình bày cản trở khớp cắn? thế nào là cản trở khớp cắn, cản trở trung tâm, cản
trở ra trước, cản trở sang bên?
a.Cản trở cắn trong vận động đưa hàm sang bên
.Cản trở bên làm việc: Cản trở bên làm việc là một tiếp xúc răng bất thường bên làm việc gây
cản trở sự trượt hài hòa của hàm dưới sang bên làm việc. Nó có thể xảy ra khi có sự chạm giữa
răng sau hàm trên và răng sau hàm dưới bên làm việc. Nếu điểm chạm này đủ mạnh để nhả
khớp nhóm răng trước, nó được gọi là một cản trở khớp cắn
.-Cản trở bên làm việc gây đau, lung lay hoặc chấn thương răng cản trở, nếu cản trở bên làm
việc đi kèm với những hoạt động cận chức năng sẵn có như nghiến răng, thường sẽ làm nặng
thêm tình trạng nghiến răng của bệnh nhân, cản trở bên làm việc thường gặp ở nội phần của múi
ngoài răng trên
. -Cản trở bên không làm việc:-Cản trở không làm việc là một tiếp xúc răng bất thường bên
không làm việc, gây nhả khớp các răng bên làm việc; cản trở bên không làm việc có thể gây
đau, lung lay, chấn thương răng gây cản trở.
-Cản trở bên không làm việc thường là tiếp xúc giữa nội phần của hai múi chịu răng trên và
dưới. Bệnh nhân thường thích ứng với cản trở bên không làm việc bằng cách nhai một bên (bên
có cặp răng gây cản trở) để nghiền được thức ăn và tránh được cảm giác vướng, cộm hoặc đau
khi nhai, chính sự né tránh này lại đưa đến những rối loạn ở cơ và khớp như làm tăng co thắt cơ
một bên, đau cơ và đau khớp TDH. Trong một số trường hợp để loại bỏ vướng cộm, bệnh nhân
có phản xạ nghiến răng, đây là trường hợp cản trở cắn khớp làm khởi phát thói quen nghiến
răng. Cản trở bên không làm việc đặc biệt gây hại cho bộ máy nhai, do nó thay đổi thăng bằng
của hàm dưới, tác động lực lên trục dọc của răng và gián đoạn chức năng bình thường của cơ.
b.Cản trở cắn trong vận động đưa hàm ra trước Cản trở vận động trượt ra trước là các tiếp
xúc bất thường ngăn cản sự trượt hài hòa của hàm dưới từ LMTĐ đến vị trí đối đầu. Có hai loại
cản trở ra trước:
-Cản trở ở vùng răng trước (cản trở ra trước bên làm việc):Khi chỉ có một răng trước hàm trên
tham gia vào hướng dẫn vận động ra trước. Răng cản trở bị chấn thương, đau, lung lay, hoặc sai
lệch vị trí trên cung hàm (thường gặp răng trên lệch ra ngoài và/hoặc răng dưới lệch vào trong).
-Cản trở vùng răng sau (cản trở ra trước bên không làm việc):Tiếp xúc cắn khớp răng sau gây
nhả khớp răng trước trong vận động đưa hàm ra trước trên người vốn có hướng dẫn ra trước gọi
là cản trở ra trước bên không làm việc. Cản trở loại này làm sự trượt mất hài hòa, và không
thẳng ra trước trên mặt phẳng dọc giữa. Ở người không có hướng dẫn ra trước, tức là vận động
trượt ra trước được hướng dẫn bởi các răng sau (như trường hợp bệnh nhân cắn hở hoặc cắn
chéo vùng răng trước) thì không coi là cản trở ra trước.

Câu 25: Trình bày các nguyên tắc sinh học, cơ học khi mài cùi răng?
Trả lời:
1. Yếu tố sinh hoc:
- Tránh gây tổn thương răng kế cận và mô mềm:
Khi mài cùi ngoài việc tiết kiệm mô răng mài, phải cNn thận tránh gây tổn thương cho các răng
và mô mềm lân cận. Đây là sai sót thông thường khi mài cùi răng, răng kế cận bị mài phạm sẽ
gây sâu răng cho dù được đánh bóng, có thể tránh bằng cách đặt một khuôn trám cho răng kế
cận, ngoài ra mô mềm như má, lưỡi cũng dễ bị tổn thương nhất là ở hàm dưới, có thể ngăn ngừa
bằng cách đặt ống hút để kéo má, chặn lưỡi khi mài. Đối với nướu, dùng những phương tiện có
tách nướu và mũi khoan thích hợp khi mài đường hoàn tất dưới nướu.
- Bảo tồn sự sống của tủy răng:
Tránh gây tổn thương tủy trong suốt quá trình làm phục hình, tủy có thể thoái hóa sau khi gắn
phục hình vài năm, các yếu tổ ảnh hưởng đến tủy răng có thể là những kích thích do nhiệt độ
khi mài, kích thích hóa học hay cơ học, sự xâm nhập của vi khuNn, hay mài quá nhiều mô răng.
Như vậy, khi mài cùi phải để ý tới các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của răng sau này bằng
cách tuân theo những hướng dẫn sau:
+ Nên dũng mão từng phần nếu được thay vì mão toàn diện.
+ Mài răng với các góc hội tụ tối thiểu giữa các vách trục.
+ Mài mặt nhai theo dạng giải phẫu răng để có bề dày đồng nhất của phục hình.
+ Mài các vách trục theo đúng hình dạng, hướng lắp để có hình dạng đúng của phục hình sau
này.
+ Lựa chọn kiểu đường hoàn tất bảo toàn mô răng hơn thích hợp cho từng kiểu phục hình cũng
như chọn vị trí đặt đường hoàn tất trên nướu nếu có thể để bảo đảm sự lành mạnh cho mô nha
chu.
+ Tránh mài sâu dưới nướu không cần thiết.
+ Luôn mài có nước phun làm mát để tránh nguy cơ tạo nhiệt cho cả răng sống lẫn răng đã lấy
tủy.
+Sử dụng mũi khoan mài răng có độ mài cắt còn tốt.
Việc gắn phục hình tạm ngay sau khi mài cùi rất cần thiết để bảo vệ cùi răng.
- Khả năng đề kháng của mô răng (răng có tủy sống thuận lợi hơn răng đã lấy tủy)
Yếu tố cơ học
- Sự lưu giữ : các yếu tố ảnh hưởng đến sự lưu giữ của phục hình bao gồm:
- Lực tác động vào phục hình, độ lớn của lực tác động tùy thuộc độ dính của thức ăn và
tính chất bề mặt của phục hình
- Hình dạng cùi răng:
- Thành bên của cùi: các thành bên cùi song song sẽ lưu giữ tốt hơn vách trụ thuôn nhiều
hội tụ về phía nhai
- Cùi răng cao sẽ lưu giữ tốt hơn cùi răng ngắn
- Các loại chụp răng có giá trị lưu giữ khác nhau, chụp toàn bộ có độ lưu giữ tốt hơn
chụp bán phần, các rãnh , hộp tang cường độ lưu giữ
- Độ nhám bề mặt trong phục hình: mặt trong phục hình được thổi cát để tang độ thô
nhám sẽ gia tang độ lưu giữ
- Sự khít sát của phục hình: phục hình càng khít sát với cùi răng sẽ lưu giữ tốt hơn
- Ciment gắn : cement resin có sự lưu giữ cao nhất, lớp cement càng dày có nghĩa là
phục hình không khít sát cùi răng và sự lưu giữ giảm
2 Sự vững ổn
- Cùi răng phải chống lại các lực xiên làm xoay, bật phục hình khi những lực này tác
động vào phục hình do các vận động chức năng và cận chức năng
- Sự đề kháng với lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố
- Mức độ và hướng của lực
- Dạng hình học của cùi răng
- Sự khít sát của phục hình
- Tính cất vật lý của cement
- Cùi càng cao có vách trục gần song song sẽ chống được lực tối đa
Câu 26 :Trình bày ưu nhược điểm của các loại đường hoàn tất ?Vị trí các đường
hoàn tất và chỉ định áp dụng.
Trả lời:
∗ Định nghĩa: Đường hoàn tất là đường mài quanh cùi răng phía nướu, là nơi chấm dứt phần
mài của cùi răng. Là nơi cạnh của mão răng sẽ ôm khít vào. Tùy theo loại phục hình tùy
theo tình trạng răng mài, tùy theo vật liệu phục hình mà người ta chọn đường hoàn tất
thích hợp.
∗ Vị trí đường hoàn tất:
Đường hoàn tất trên cùi răng có thể đữợc mài dưới nướu, ngang nướu hay trên nướu tùy
theo trường hợp lâm sàng, vị trí đường hoàn tất được làm đúng chỉ định, đúng kỹ thuật đều tốt
như nhau nghĩa là vẫn bảo vệ được răng và mô nha chu được lành mạnh, phục hình được bền
vững.
∗ Chỉ định áp dụng :
- Đường hoàn tất dưới nướu :
+ Mô răng yếu, dễ bị sâu răng
+ Thân răng có chiều cao quá thấp
+ Phục hình răng phía trước (mặt ngoài).
+ Răng có hình dạng, chiều hướng và vị trí bình thường đế việc mài các mặt đứng không quá
nhiều làm hại đến tủy răng
+ Răng có hình dạng và chiều hướng bất thường nhưng đã được lấy tủy và tái tạo cùi răng tốt.
- Đường hoàn tất trên nướu :
+ Thể trạng nhạy cảm với bệnh nha chu. .
+ Loại răng đề kháng với sâu răng tốt.
+ Thân răng có chiều cao bình thường hay cao.
+ Phục hình cho răng trong hay mặt trong các răng trước.
+ Thân răng có vùng cổ răng eo thắt nhiều.
+ Răng nghiêng mà việc mài đường hoàn tất dưới nướu làm mất nhiều ngà răng và hại tủy.
+ Răng bị tụt nướu đến đường cổ răng và dưới cổ răng.
- Đường hoàn tất ngang nướu:
+ Thực hiện ở mặt bên hay mặt trong của những bệnh nhân trẻ rãnh nướu cạn cũng được làm
cho những mão răng chuyển tiếp.
+ Trên cũng một cùi răng có thể chỉ một vị trí đường hoàn tất, có thể có hai hoặc cả ba vị trí
đường hoàn tất tùy theo trường hợp.
Câu 27: Trình bày tiên lượng nhổ răng?
1. Đánh giá lâm sàng:
1.1 . Thân răng:
- Kích cỡ thân răng đi đôi với kích cỡ chân răng - Thân răng to thì thân răng cũng lớn.
Khi thân răng nguyên vẹn sẽ dễ nhổ, khi thân răng hư, vỡ sẽ khó bắt kìm, khó nhổ.
- Răng có miếng trám to, khi bắt kìm dễ vỡ, thậm chí bắt kìm miếng trám bong, bệnh
nhân nuốt gây nguy hiểm
- Răng có mang nẹp hoặc cầu liên kết với răng lân cận: thì phải cắt rời trước khi nhổ.
- Thân răng mọc không hết: làm khó bắt kìm, mọc chìm - cần nhổ phẫu thuật
- Răng mọc chen lấn, khó chọn dụng cụ.
- Răng mọc cao có thế chắc cần phải dùng lực lớn để nhổ - dễ gây tổn thương xương.
1.2. Tổ chức nâng đỡ răng:
- Khám kỹ tổ chức nâng đỡ răng để phát hiện tiêu xương và tụt lợi.
- Răng bị tiêu xương và tụt lợi - Nhổ dễ, cần chú ý nạo sạch tổ chức hạt ở cuống răng
vùng tiêu xương, vì tổ chức hạt này dễ gây chảy máu sau khi nhổ và tổ chức lâu lành.
- Nhổ những răng đã có lỗ rò ở lợi thì cần nạo sạch đường rò
1.3. Các tổ chức lân cận:
- Trước khi nhổ răng cần khám kỹ các tổ chức kề bên.
- Nếu lỗ trám to, răng lung lay, mọc chen lấn - cần đề phòng làm vỡ và rơi chúng. Như
vậy phải thông báo trước cho BN
- Những trường hợp đặc biệt nhổ khó (Lệch chìm...) đòi hỏi kỹ thuật nhổ răng mở hay
nhổ răng phẫu thuật.
2. Đánh giá điện quang:
2.1. Chân răng:
X quang đánh giá được chân răng và các bộ phận lân cận khác.
- Chân răng dài mảnh, cong hoặc tiêu: nhổ dễ gãy
- Răng đã điều trị nội nha, giòn dễ gãy
- Chân răng dùi trống, qua phát cement hay dính khớp: có thể chống chỉ định nhổ răng
bằng kìm mà phải nhổ phẫu thuật..
- Chân răng dạng, gần các bộ phận quan trọng cần phải nhổ phẫu thuật mở.
2.2. Xương:
- Quan sát trên X quang thấy độ cản quang của xương ổ răng và răng giống nhau là
xương bị vôi hoá. Bình thường chân răng cản quang > xương ổ răng
- Xương đặc thu hẹp khoảng nha chu sẽ khó lung lay làm rộng ổ răng
- Xem ống răng dưới, bờ dưới xương hàm, lỗ cằm, xoang hàm và các vùng huỷ xương
rộng hay vôi hoá.
- Các thông tin này cho ta đưa ra kế hoạch nhổ răng phù hợp
3. Luợng giá sự khó khăn:
3.1. Đường vào:
- Bình thường nhổ răng bằng kìm qua lỗ miệng, Trừ một số trường hợp sau gây hạn chế
đường vào:
+ Miệng hẹp do sẹo bỏng (Điện hay hoá chất)
+ Bị dính khớp hay khít hàm
+ Người có lưỡi to cũng hạn chế tầm nhìn và khó cặp kìm khi nhổ răng.
3.2. Đánh giá trước nhổ
- Đánh giá tống quát dựa vào lâm sàng và X quang. Độ há miệng và đường vào qua
miệng
- Nếu đánh giá chính xác sẽ có kế hoạch nhổ đúng đắn đồng thời tránh được tai biến.
Câu 28 trình bày triệu chứng lâm sang viêm huyệt ổ rang sau nhổ?
Viêm ổ răng
∗ Nguyên nhân
- Viêm ổ răng chính xác là viêm ổ răng khô, là biến chứng gây chậm lành thương
nhưng không liên quan đến nhiễm trùng, biểu hiện chủ yếu bằng triệu chứng đau ở mức
độ vừa phải đến dữ dội nhưng không có dấu hiệu thông thường của nhiễm trùng như sốt,
sưng. Triệu chứng đau thường xuất hiện và ngày thứ ba hoặc thứ tư sau nhổ răng với
mức độ thay đổi, thường rất dữ dội theo kiểu mạch đập, lan đến vùng trước tai và thái
dương, ít phản ứng với thuốc giảm đau thông thường, làm bệnh nhân không ăn và không
ngủ được.
- Khám ổ răng thấy một hốc xương rồng còn một phần, hoặc không còn cục máu
đông với xương ổ răng bị lộ ra, xương bị lộ cực kỳ nhạy cảm và là nguồn gốc của đau, ổ
răng có mùi hôi và bệnh nhân thường than phiền có mùi vị khó chịu. Nướu bao phủ ổ
răng bình thường, không có hạch phản ứng.
- Bệnh căn của viêm ổ răng khô thường không rõ ràng nhưng có vẻ do tăng hoạt
động phân hủy fibrin tại ổ răng vừa nhổ. Hoạt động phân hủy fibrin gây tan rã cục máu
đông và sau đó làm lộ xương, hoạt động này có thể là kết quả của nhiễm trùng ở vùng
mô xung quanh, viêm nhiễm phần tủy xương hoặc do các yếu tố khác. Viêm ổ răng khô
sau nhổ thường rất hiếm gặp với tần suất khoảng 2%, nhưng thường xảy ra sau nhổ răng
khôn lệch hàm dưới (khoảng 20%).
∗ Điều trị
- Điều trị viêm ổ răng khô chủ yếu là giảm đau trong thời gian lành thương, nếu
không điều trị thì không có di chứng nào ngoài đau liên tục và điều trị cũng không làm
lành thương diễn ra nhanh hơn. Điều trị tại chỗ bao gồm rửa ổ răng nhẹ nhàng với dung
dịch sinh lý, tuyệt đối không được nạo đến thành ổ răng vì sẽ làm lộ thêm xương và gây
đau nhiều hơn, nếu cục máu chưa phân hủy hoàn toàn nên giữ lại phần chưa phân hủy
này. Sau đó nhét vào ổ răng mèche có thNm iodoform hay các thuốc như eugenol, thuốc
tê thoa để làm giảm cảm giác đau ở mô xương, thuốc này có thể do dược sĩ làm theo yêu
cầu của bác sĩ hoặc ở dạng những chế phNm có sẵn.
- Khi đặt mèche có tNm thuốc vào ổ răng, bệnh nhân thường thấy đỡ đau trong vòng
vài phút, tùy mức độ đau, có thể thay mèche mỗi ngày hoặc sau vài ngày. Rửa ổ răng với
nước muối sau mỗi lần thay mèche. Khi bệnh nhân đã đỡ đau, không nên đặt mèche nữa
vì nó được xem như là vật lạ và làm chậm lành thương.
Ngoài ra có thể gặp viêm xương, viêm mô tế bào sau nhổ răng. Đây là những
trường hợp ít gặp. Xử trí: dùng kháng sinh phổ rộng, thuốc giảm đau chống viêm, tăng
cường dinh dưỡng và các loại vitamin. Kết hợp vệ sinh tại chỗ bằng các Dd sát khuNn.
1. Đau và di cảm kéo dài
Gặp khi nhổ răng hàm dưới. Do đi quá sâu xuống vùng cuống răng, động tác thô bạo.
Biểu hiện bn đau nhức nhiều ở xương hàm dưới, hoặc cảm giác tê lười, tê bì vùng cằm
vùng môi
Xử trí: - Cắt bỏ xương ổ răng
- Dùng thuốc giảm đau toàn thân
- Tiêm các loại vitamin nhóm B liều cao
Câu 29 : Trình bày Phân loại răng khôn hàm dưới nhổ khó theo 2 tác giả Gregory
— Winter và Parant ?
Có rất nhiều cách phân loại răng khôn hàm dưới lệch, chìm mà mục đích là để tiên lượng việc
phẫu thuật lấy răng sẽ khó hay dễ, có 2 cách phân loại dưới đây:
1. Phân loại theo, Gregory - Winter
Phân loại này dựa theo 3 tiêu chuNn:
1.1. Tương quan của thân răng khôn và khoảng rộng giữa mặt xa răng 7 và phần cành cao
xương hàm dưới phủ ở phía xa răng khôn
+ Loại 1: khoảng (a) giữa bờ xa răng 7 và bờ trước cành cao thì bằng hoặc lớn hơn bề rộng
gần xa của thân răng khôn (b): tức là a>= b
+ Loại 2 : khi a<b
+ Loại 3: khi răng khôn hoàn toàn chìm trong xương hàm
1.2. Độ sâu của thân răng khôn so với mặt cắn răng 7
+ Vị trí A: khi điểm cao nhất (H) của thân răng khôn nằm ngang mức hay cao hơn 1 chút mặt
cắn răng 7
+ Vị trí (B): điểm (H) nằm giữa mặt cắn và cổ răng
+ Vị trí (C): điểm (H) nằm thấp hơn cổ r7
1.3. Vị trí của trục r8 so với trục r7
- Có 7 tư thế và các tư thế này có thể kết hợp với sự xoay:
+ trục răng thăng
+ răng nằm ngang
+ răng lộn ngược
+ răng lệch gần-góc
+ răng lệch xa-góc
+ răng lệch má-góc
+ răng lệch lưỡi-góc
- Có 3 tư thế xaoy phối họp:
+ xoay phía má
+ xoay phía lưỡi
+ xoay vặn trên trục chính r8
2. Phân loại theo quan điểm của Parant
Răng khôn hàm dưới lệch chìm được chia làm 4 loại:
2.1. Loại 1: nhổ răng chỉ cần mổ xương
+ thí dụ 1: răng khôn kẹt vào r7, lêch gần góc, 2 chân tách nhưng thuôn và cong thuận theo
chiều bNy
+ thí dụ 2: răng lệch gần góc, kẹt r7, chân chụm, cong xuôi chiều bNy
2.2. Loại 2: nhổ răng cần mở xương và cắt răng ở cổ
+ thí dụ 1 : răng kệt chìm thấp lệch gần góc, 1 chân nhưng cong ngược chiều bNy
+ thí dụ 2: răng chìm sâu, chân to
+ thí dụ 3: răng chìm sâu lệch xa góc hay răng nằm ngang
+ thí dụ 4: răng lệch phía lưỡi
2.3. Loại 3: nhổ răng cần phải mở xương, cắt cổ răng và chia chân răng
+ thí dụ 1: răng kẹt 2 chân choãi ngược chiều nhau
+ thí dụ 2: răng chìm ngang, 2 chân dạng
+ thí dụ 3: răng kẹt, 2 chân doãng nhỏ
+ thí dụ 4: răng kẹt 2 chân cong ngược chiều bNy
2.4. Loại 4: răng nhổ khó cần chia cắt răng tuỳ trường hợp
+ thí dụ 1: răng mọc rất thấp, nằm sát vào chân r7, r7 chỉ còn một mình, thiếu r6
+ thí dụ 2: răng nhiều chân, mảnh cong theo nhiều hướng khác nhau. Trên X- quang khó xác
định rõ chân
+ thí dụ 3: răng to chân có đường kính to hơn thân
Câu 30 :Trình bày chỉ số đánh giá độ khó nhổ R8 dưới lệch ngầm theo Pederson bổ
sung và cải tiến của 1. Chi số Person
Để đánh giá và tiên lượng mức độ nhổ khổ răng số 8 hàm dưới Person dựa
Vào 4 tiêu chí sau
11. Tương quan khoảng rộng xương hàm từ mặt xa răng số 7 đến cành
cao xương hàm dưới phía xa răng số 8 và bề rộng của răng số 8
Loại I: Khoảng rộng xương lớn hơn rộng thân răng số 8: 1 điểm
Loại 11: Khoảng rộng xương nhỏ hơn rộng thân răng số 8: 2 điểm
Loại III: Răng số 8 chìm hoàn toàn trong xương hàm: 3 điểm
1.2. Vị trí độ sâu
- Điểm cao nhất của răng số 8 nằm ngang hay cao hơn mặt nhại răng số 7, nhưng không
bị kẹt (A1): 1 điểm
- Điểm cao nhất của răng số 8 nằm giống A1 nhưng răng số 7 bị kẹt (A2): 2 điểm
- Điểm cao nhậất của răng số 8 nằm dưới mặt nhai và cổ răng số 7 (B): 3 điểm
- Điểm cao nhất của răng số 8 nằm dưới cổ răng số 7 (C): 4 điểm
1.3. Trục răng:
- Lệch gần góc hay thẳng ở vị trí A : 1 điểm
- Răng nằm ngang hay lệch má, lưỡi hay xa góc ở vị trí A: 2 điểm
- Răng đứng ở vị trí B hoặc C: 3 điểm
- Răng lệch xa, góc vị trí B hoặc C: 4 điểm
1.4. Chân răng
– Một chân răng hay nhiều chân chụm thon, xuôi chiều bNy : 1 điểm
- Hai chân giang xuôi chiều hay một chân có phần chóp mảnh: 2 điểm
- Ba chân giạng xuôi chiều,một hay nhiều chân chụm ngược chiều, một chân to hay
mảnh cong kiểu móc câu: 3 điểm
- Hai hay nhiều chân giang ngược chiều nhau: 4 điểm
2. Đánh giá mức độ khó nhổ của răng số 8 hàm dưới
- Ít khó: Những răng có điểm từ 1-5
- Khó trung bình: Những răng có tổng số điểm từ 6 - 10
- Rất khó: Những răng có số điểm từ 10-15
Trường hợp hay gặp đối với răng số 8 hàm dưới lệch chìm là mặt nhai hướng
về phía gần, chóp răng hướng về phía góc hàm. Hay gặp nhất là trục răng số 8
làm với trục răng số 7 một góc khoảng 45°. Tư thế này khi phẫu thuật tương đối
thuận lợi. Những trường hợp răng số 8 lệch xa góc, ở tư thế này rất khó bảy, việc mở
xương cần rộng, chia cắt thân và chân răng. Khó nhất là tăng nhiều chân choãi, cong
ngược chiều nhau hay ngược chiều bNy.
mai đình hưng?

You might also like