You are on page 1of 92

KỸ THUẬT TRÁM

SANDWICH
TỔ 4 - RHMK11
MỤC LỤC
• LỊCH SỬ KĨ THUẬT HÀN SANDWICH

2. CHỈ ĐỊNH

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

4. VẬT LIỆU

5. QUY TRÌNH HÀN SANDWICH


KỸ THUẬT TRÁM
SANDWICH
Kỹ thuật trám Sandwich là kỹ thuật trám răng
bằng nhiều lớp bởi các vật liệu khác nhau để
mang lại khả năng trám tốt hơn và tăng khả
năng giữ chất trám

Kỹ thuật Sandwich đóng Kỹ thuật Sandwich mở

Toàn bộ khối GIC được che Một phần GIC lộ ra bên ngoài
phủ bởi Composite xoang trám
CĐ: Trường hợp chung quanh CĐ: Trường hợp xoang II mất
xoang trám còn mô men chất sâu dưới nướu và không
còn mô men phía thành nướu.
KỸ THUẬT TRÁM
SANDWICH
Ưu điểm
• Kỹ thuật hàn sandwich đóng (xoang trám sâu , xoang bị hở tủy trong quá trình sửa soạn lỗ
trám, xoang loại II khi còn mô men) : Composite liên kết cơ học với mô men và liên kết
hóa học với GIC cho lực dán dính tốt, GIC liên kết hóa học với mô răng , cho lực bám
dính với ngà đạt yêu cầu của việc trám răng và duy trì lực lâu dài. Ngoài ra, sự phóng thích
flour của GIC làm tăng khả năng đề kháng sâu răng ở bờ xoang trám , kể cả các mô răng
lân cận. Bên cạnh đó, Composite có tính thẩm mỹ mang màu sắc tự nhiên, chịu lực nhai
tốt.
• Kỹ thuật hàn sandwich mở (xoang loại II mất chất sâu và không có mô men phía nướu
hoặc xoang loại V mất chất sâu dưới nướu) : kỹ thuật trám mở ít rò rỉ mô nhất trong số các
tùy chọn phục hồi , duy trì lực dán lâu dài, phóng thích flour.
KỸ THUẬT TRÁM
SANDWICH
- Cải tiến về vật liệu trám nền:
+ GIC tăng cường nhựa là vật liệu thường được lựa chọn trong kĩ thuật này vì tính chất lưu hóa học, phóng
thích fluor, độ cứng tốt và không cần điều kiện khắt khe như composite.
+ Những năm gần đây, việc nghiên cứu về các vật liệu trám có tương hợp sinh học được đẩy mạnh, từ đó ra
đời các vật liệu với thành phần căn bản là calcium silicate (Được chú ý nhiều đến là Biodentine, ProRoot
MTA).
+ Thao tác xói mòn được thay đổi từ total etching thành selfetch
- Cải tiến trong kĩ thuật: không cần tạo xoang đặc biệt và làm ngàm cơ học, chỉ lấy sạch ngà mềm, đặt GIC
(loại lót nền) vào xoang và chiếu đèn, chờ sau 24h mới chuẩn bị xoang để thực hiện trám composite.
KỸ THUẬT TRÁM
SANDWICH
- Các chất trám lót được lựa chọn cho thời điểm này là eugenate, Calcium
hydroxide và GIC cổ điển. Sử dụng total etching để thực hiện thao tác xói mòn.
- GIC vẫn được coi là vật liệu duy nhất tự dán với mô răng và trước đây cho răng
GIC và composite tự dán dính với nhau cho dù hiệu quả dán dính không tốt.
CHỈ ĐỊNH
TRÁM SANDWICH
Xoang trám sâu (sâu ngà sâu):

-Ảnh hưởng đến việc nhai nghiền thức ăn, tình


trạng vi khuẩn tấn công làm phá vỡ cấu trúc răng,
khiến răng ê buốt, yếu, thức ăn dễ mắc kẹt tại lỗ
sâu và phân hủy tại đây, tạp điều kiện cho vi
khuẩn phát triển. Do đó, miếng trám sandwich có
độ bền cơ học cao, lực bám dính với ngà tốt và
duy trì lâu dài, phóng thích flour làm tăng khẳ
năng đề kháng sâu răng
Xoang bị hở tủy trong quá trình sửa soạn lỗ trám:

Hở tủy răng làm nặng thêm tình trang đau đớn nhức buốt răng. Nếu tủy răng bị tấn công gây
viêm hoặc hoại tử có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng và lan rộng. Vì vậy, miếng trám
sandwich với lớp bảo vệ tủy để tủy không bị kích thích. Với lớp ngoài như composite có độ bên
cao, kháng mài mòn và kháng nứt gẫy trong cấu trúc.
Xoang trám loại II, xoang trám loại V

Đối với xoang trám loại II và loại V bị mất chất


sâu dưới nướu , sử dụng kỹ thuật trám sandwich
mở khi composite chỉ bao phủ một phần để lộ lớp
GIC bên ngoài sẽ ít làm rò rỉ mô , tăng liên kết
bảo vệ mô , khả năng chống mài mòn, tính thẩm
mỹ cao trên bề mặt
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
TRÁM SANDWICH
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Răng quá hư hỏng

Kỹ thuật trám sandwich không thích hợp cho các


trường hợp răng bị hư hỏng nghiêm trọng, đặc
biệt là khi phần lõm của răng là quá lớn.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Suy giảm chức năng của răng
Răng mắc nứt nghiêm trọng

Nếu răng bị mắc nứt nghiêm trọng, trám


sandwich có thể không đủ mạnh để giữ chặt các
mảnh răng lại với nhau. Trong trường hợp này,
bác sĩ nha khoa có thể sử dụng các vật liệu phục
hình khác như sứ hoặc zirconia.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Suy giảm chức năng của răng
Răng bị sâu quá sâu
Nếu sâu của vết sâu quá sâu, bác sĩ nha khoa phải
loại bỏ tất cả mô mềm trong răng để tránh nhiễm
trùng. Trong trường hợp này, nha sĩ sẽ sử dụng
các vật liệu phục hình khác như sứ hoặc zirconia.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Suy giảm chức năng của răng
Răng bị mất phần lớn
Nếu mất phần răng quá lớn, trám sandwich
không đủ mạnh để chịu được áp lực nhai và có
thể gây ra đau đớn và suy giảm chức năng nhai.
Trong trường hợp này, bác sĩ nha khoa thường sử
dụng các vật liệu phục hình khác như sứ hoặc
zirconia.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Suy giảm chức năng của răng
Răng trước cần phục hình
Trám sandwich có thể được sử dụng để phục hình
các răng trước nhưng vì độ bám dính của chúng
CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Trong trường hợp răng bị nhiễm trùng hoặc viêm


nhiễm, việc thực hiện trám sandwich có thể
không hiệu quả và có thể dẫn đến các biến chứng
nghiêm trọng.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Dị ứng với các vật liệu trám


Các vật liệu trám sử dụng trong kỹ thuật trám sandwich có thể gây ra dị ứng ở một số
người. Trong trường hợp này, các vật liệu trám khác có thể được sử dụng hoặc các
phương pháp trám khác có thể được thực hiện.

Tình trạng răng chân thật quá yếu


Trong trường hợp răng chân thật quá yếu, việc thực hiện trám sandwich có thể không
hiệu quả và có thể dẫn đến việc răng bị giảm cường độ và dễ bị vỡ hơn
• Trước khi quyết định thực hiện kỹ thuật trám sandwich, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến ​của bác sĩ nha khoa để
xác định liệu phương pháp này có phù hợp với tình trạng của răng và miệng của họ hay không.
• Các chống chỉ định trong kỹ thuật trám sandwich nha khoa được thiết lập để đảm bảo rằng phương pháp này chỉ
được sử dụng trong các trường hợp phù hợp và an toàn nhất cho bệnh nhân. Việc không tuân thủ các chống chỉ
định có thể gây ra những vấn đề nha khoa, từ những vấn đề tạm thời như đau răng và nhạy cảm đến những vấn đề
nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng hoặc bất ổn của răng.
• Các chống chỉ định đảm bảo rằng trám sandwich chỉ được sử dụng cho các trường hợp răng khỏe mạnh, ổn định và
không bị nhiễm trùng hoặc viêm. Điều này đảm bảo rằng răng được bảo vệ khỏi các vấn đề nha khoa tiềm ẩn và
đảm bảo rằng phương pháp này được thực hiện an toàn và hiệu quả nhất.
• Ngoài ra, các chống chỉ định cũng đảm bảo rằng bệnh nhân không có bất kỳ dị ứng hoặc phản ứng nào với các vật
liệu nha khoa được sử dụng trong trám sandwich. Điều này đảm bảo rằng bệnh nhân không phải chịu đựng những
biến chứng khó chịu hoặc nguy hiểm do dị ứng.
• Do đó, việc tuân thủ các chống chỉ định trong kỹ thuật trám sandwich nha khoa rất quan trọng để đảm bảo rằng
phương pháp này được thực hiện an toàn và hiệu quả nhất.
VẬT LIỆU
TRÁM SANDWICH
LÀM SẠCH RĂNG:

Lấy cao răng bằng máy lấy cao răng


ĐAM CAO SU

- Cô lập khu vực điều trị và đảm bảo


kiểm soát độ ẩm tốt nhất
- Giảm nguy cơ lây nhiễm chéo
DỤNG CỤ KHUÔN - GIỮ KHUÔN
Chêm: Chêm gỗ, chêm kim loại, chêm
bạc, chêm nhựa, chêm thấu quang...

Lá matrix
Yêu cầu lâm sàng đối với một hệ thống
khuôn giữ khuôn

- Tái tạo được giải phẫu mặt bên bị mất chất.


-Tái tạo được điểm tiếp xúc (contact point) : đủ chặt, đúng vị trí, đúng hình
thái.
- Không gây tác hại đối với gai nướu.
- Tiện dụng: dễ đặt, dễ tháo, thao tác đơn giàn (không cần kỹ năng đặc biệt),
có nhiều hình dạng, kích thước ứng với mỗi loại răng, mỗi loại mất chất
- Dễ tìm thấy trên thị trường và giá cả hợp lý.
TẠO LỖ HÀN
Tay khoan nhanh: dùng để tạo hình lỗ hàn
cùng với các mũi khoan

Mũi khoan tròn (hoặc mũi khoan trụ) :


mở lỗ hàn

Mũi khoan chóp ngược: làm phẳng đáy Cây nạo ngà: nạo vét mùn ngà
TẠO LỖ HÀN
Hoá chất
- Chất chỉ thị sâu răng
+ Thành phần: 4 - ethylo rhodamine, propylen glycol và các chất hoạt động bề mặt
+ Tác dụng: nhuộm đỏ vùng răng bị tổn thương mất khoáng do sâu răng
+ Ưu điểm: việc làm sạch xoang sâu được chính xác và an toàn cho tủy răng và mô lành mạnh

- Chất chỉ thị ngà nhiễm khuẩn


- Chất chống ê buốt (Consepsis)
+ Thành phần: 2% chlorhexidine
+ Đặc tính: dạng lỏng hoặc nhão
+ Ưu điểm: - Tăng nhẹ độ bám dính của răng
- Consepsis có dạng syring ( xi lanh) nên dễ đưa thuốc vào xoang sâu
hoặc vùng khó thao tác
- Dễ rửa sạch
- Không gây kích ứng, hạn chế vấn đề nhạy cảm và viêm tủy sau điều trị
CÁC CHẤT CHE TỦY
Che tủy trực tiếp Zinc Oxide Eugenol (ZOE)

- Thành phần: Oxyde kẽm và eugenol


- Đặc tính:
+ Cách nhiệt, cách điện tốt
+ Có tính bám dính
-Ưu điểm:
+ Làm dịu đau
+ Sát khuẩn
+ Liền sẹo ngà và liền tủy gián tiếp bằng cách kích thích tạo ngà thứ cấp
-Nhược điểm: có khả năng gây hoại tử tủy do độc tính của eugenol
CÁC CHẤT CHE TỦY
Glass Ionomer (GI) / Glass Ionomer Resin-Modifed (RMGI)
- Ưu điểm:
+ Cement GIC tăng cường nhựa có khả năng tự trùng hợp, không đòi hỏi quang trùng hợp.
+ Quy trình gắn đơn giản, dễ thực hiện ở những vùng khó cách ly nước bọt
+ Độ bền nén, độ bền căng và độ bền uống được cải thiện đáng kể so với cement GIC truyền
thống.
+ Ít nhạy cảm với sự nhiễm nước ban đầu và sự mất nước trong lúc đông so với cement GIC
truyền thống.
+ Ít tan hơn GIC, thao tác sử dụng dễ dàng.
+ Độ dày màng đủ thấp
+ Vẫn có sự phóng thích fluoride tương tự GIC.
+ Sự trùng hợp ít bị ảnh hưởng bởi vật liệu gắn tạm có chứa eugenol so với cement resin, chỉ yêu
cầu cement gắn tạm được làm sạch khỏi cùi răng.
+ Độ bền liên kết với ngà ẩm cao.
-Nhược điểm:
+ Co lại khi đông cứng.
+ Hấp thu nước nhiều hơn so với GIC truyền thống do có sự hiện diện của HEMA.
+ Khó loại bỏ cement thừa
+ Vẫn có khả năng gây độc tế bào
CÁC CHẤT CHE TỦY
Ca(OH)2
- Thành phần: Bột calci hydroxite
- Đặc tính:
+ Ít tan trong nước
+ Kháng khuẩn
+ Ca(OH)2 có khả năng kích hoạt enzyme mô, kích thích hình thành cầu ngà và chống viêm.
-Ưu điểm:
+ làm giảm hoặc ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng.
+. Kích thích làm lành vùng mô bị tổn thương.
-Nhược điểm
+. Canxi hydroxit không đủ mạnh để điều trị những tổn thương mạn tính lan rộng quanh vùng
cuống.
+ Thời gian điều trị kéo dài, từ 6-21 tháng hoặc có thể lâu hơn.
+ Ca(OH)2 có tính hút ẩm và phân giải protein nên có thể làm răng trở nên giòn hơn. Điều này
làm răng dễ bị gãy khi bị sang chấn.
+ Ca(OH)2 có thể gây hoại tử và thoái hóa tế bào tại bề mặt tiếp xúc do nồng độ pH cao.
CÁC CHẤT CHE TỦY
MTA
- Thành phần: oxide silicate, oxide tricalcium, oxide bismute và các hạt ưa nước như tricalcium
aluminate, tricalcium silicate
- Đặc tính:
+Đặc tính kháng khuẩn
+Tương hợp sinh học
+Độ pH cao, độ phóng xạ và khả năng hỗ trợ giải phóng các protein nền ngà hoạt tính sinh học.
- Ưu điểm:
+ Vật liệu MTA có khả năng bịt kín gần như tuyệt đối, hiếm khi bị rò rỉ
+ Độ bền và độ nén của vật liệu nha khoa này rất tốt.
+ Kha năng cố định, chống lại sự dịch chuyển cao.
+ MTA có độ cản quang cao, tương hợp sinh học.
+ Vật liệu an toàn với sức khỏe con người do phản ứng tế bào ở MTA ít gây độc, kích ứng so
với các vật liệu khác.
+ Trong phản ứng mô, MTA có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy sự tạo xương.
-Nhược điểm:
+ thời gian đông kéo dài ( khoảng 2h45p).
+ Giá thành đắt
CÁC CHẤT CHE TỦY
Biotidine
- Thành phần:
+ Bột: tricalcium silicate, calcium carbonate và zirconium oxide
+ Dung dịch: calcium chloride và chất siêu hóa dẻo (superplastifiant
- Đặc tính
+Tương thích sinh học cao nhờ đặc tính vật liệu sinh học độc đáo.
+Tái tạo ngà để bảo tồn tủy sống.
+ Bảo tồn, hồi phục tủy ngay cả với các dấu hiệu viêm tủy không hồi phục.
+ Kết dính cơ học tự nhiên rất tốt mà không cần chuẩn bị bề mặt trám và loại trừ yếu tố bị kích
ứng sau khi trám
Ưu điểm:
+ Không gây nhiễm màu răng
+ Cản quang tốt
+ Không cần sửa soạn bề mặt hoặc bonding nhờ sự liên kết bằng vi cơ học
+ Độ nén bền cao hơn ngà răng, bảo tồn tủy răng và thúc đẩy lành tổn thương tủy
+ Có khả năng kháng hở tốt do trong cấu trúc không có nhựa nên ít xảy ra khả năng co do trùng
hợp
+ Khả năng đông trùng hợp nhanh 10 - 20p
- Nhược điểm: giá thành đắt
GIC
Định nghĩa

Còn được gọi là xi măng thủy tinh, do bắt nguồn từ bột xi


măng có bản chất là thủy tinh và bản chất của kết nối xi
măng với tổ chức răng do các liên kết ion
GIC
Thành phần Glass Ionomer = Bột "glass" + acid "ionomer"

Thành phần bột:


• Cơ bản là thủy tinh calcium fluoroaluminosilicate tan trong acid, được tạo thành bởi sự kết hợp của Silica + Alumina + Calcium
fluoride + các oxide kim loai +các phosphate kim loại
• Glass có thể được biến đổi để tăng cường các tính chất vật lý của xi măng.
( Ca có thể được thay thế bởi (Sr), (Ba) hay (La) để có được glass cản quang.
Hạt kim loại, hat nhựa, hạt sợ có thể được thêm vào để làm tăng độ bền.
Thành phần lỏng:
• Điển hình là 1 dung dịch nước chứa acid : polyacrylic acid . Đa số các xi măng hiện nay các acid thường được dùng ở dạng
đồng trùng hợp ( itaconic acid, maleic acid, tricarboxylic acid)

Thành phần phụ:


• Tartaric acid (TA): -Làm tăng thời gian làm việc, rút ngắn thời gian đông
-Làm tăng độ trong
- Cải thiện thao tác
-Làm tăng độ bền
• Polyphosphates: kéo dài thời gian làm việc
GIC
Phân loại
Theo thành phần hoá học :
• GIC cổ điển
• GIC lai : loại quang trùng hợp hay hoá trùng hợp hay lưỡng trùng hợp
• GIC có bổ sung : có bổ sung thành phần kim loại
Theo ứng dụng lâm sàng :
• Type 1 : xi măng gắn
• Type 2 : xi măng trám với type 2-1 trám thẩm mĩ và type 2-2 trám chịu lực
• Type 3 : trám lót đáy và trám nền
• Type 4 : trám bít hố rãnh
• Type 5 : gắn trong chỉnh nha
• Type 6 : tái tạo cùi
• Type 7 : xi măng phóng thích fluoride cao
• Type 8 : trám R trước không sang chấn
• Type 9 : sử dụng cho R trẻ em , lão nha, trám R sau không sang chấn
GIC
Thuộc tính
1.Tương hợp sinh học
• Tác dụng phụ của GIC trên mô sống là tối thiểu
• Khi độ dày ngà còn lại <0,5mm thì cần bảo vệ bề mặt ngà khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với VL GI chưa đông bằng
Ca(OH)2
• Ngoài ra, VL GIC mới trộn còn có khả năng gây ra nhạy cảm R và kích thích tủy do:
- Tỉ lệ bột: chất lỏng thấp.
- Viêm tủy R tồn tại trước đó.
- Thổi khô quá mức R được sửa soạn
- Không loại bỏ lớp mùn ngà.

2.Phóng thích và tích trữ fluoride


GIC
Thuộc tính
3. Dán dính với cấu trúc R
• Vi cơ học ( do sự hình thành của các đuôi của xi măng bên trong ngà và một lớp lai mỏng giữa các vi sợi collagen
được bao phủ hydroxyapatite ở bề mặt R và bề mặt GIC mới được đặt)
• Hoá học : (liên kết ion giữa ion carboxyl (COO-) trong acid của xi măng với ion canxi (Ca++) trong men và ngà)
• Các yếu tố gây cản trở sự dán dính:
+ Lớp mùn ngà.
+VL nhiễm dịch, nước bọt
+VL quá khô khi được đặt

4. Thẩm mỹ :
• GIC có độ trong nhất định do các hạt độn thủy tinh. Độ trong phụ thuộc vào sự hình thành, tăng lên theo tuổi thọ
xi măng. Màu sắc của VL duờng như không bị ảnh hưởng bởi dịch trong miệng so với composites có xu hướng
nhiễm màu.
GIC
Thuộc tính
5. Ổn định kích thước :
• Ở độ ẩm cao, xi măng có xu hướng hút nước và giãn nở nhiều, trong khi ở độ ẩm thấp hơn thì VL bị co.

6. Độ bền :
• Một trong những hạn chế của GIC là dễ vỡ . So với composite và amalgam, GIC là VL yếu, thiếu độ cứng. Điểm
yếu nằm ở khung xi măng dễ bị nứt. VL có một độ xốp nhất định do nó là VL 2 thành phần, cần được trộn với
nhau khi sử dụng.
7.Giãn nở do nhiệt
• GIC có hệ số giãn nở do nhiệt (type II: 10.2 - 11.4 x 10^-6/°C) tương tự với ngà, do đó giảm thiểu nguy cơ hở bờ,
ngăn ngừa sâu R tái phát.
8. Cản quang:
• GIC khá cản quang, hầu hết chúng cản quang nhiều hơn ngà và có thể phân biệt được trên X quang.
COMPOSITE

ĐỊNH NGHĨA

Composite là vật liệu tổng hợp từ 2 hay nhiều


vật liệu khác nhau tạo nên vật liệu mới có
tính năng hơn hẳn các vật liệu ban đầu khi
những vật liệu này làm việc riêng rẽ
COMPOSITE
THÀNH PHẦN

Composite gồm 3 thành phần cơ bản


-Khung nhựa
-Hạt độn
-Chất liên kết
COMPOSITE
THÀNH PHẦN
Khung nhựa
1. Nhựa Bis-GMA
Là các monomer Bisphenol A Glycidyl Metacrylate (BIS-GMA). Nhựa Bis-GMA có mặt trong nhiều
loại composite. Monomer này là sự kết hợp của một phân tử Bisphenol A với hai phân tử Glycidyl
metacrylate
2.Nhựa Epoxy đồng trùng hợp
Đồng trùng hợp là sự trùng hợp giữa 2 phân tử có kết cấu khác nhau. Là sự đồng trùng hợp giữa
epoxy và diacrylate. Nhựa này trơ về mặt hóa học và ít độc, đồng thời hạn chế độ co khi trùng hợp

3.Nhựa acrylic
Là polymethyl metacrylate (PMMA) được khơi mào bằng Tri-N-buthyl- boran (TBB)

4.Nhựa Urethan
Là nhựa Urethane dimetacrylate (UDM hay UDMA)
COMPOSITE
THÀNH PHẦN
Hạt độn
• Chất độn có vai trò thay thế bớt lượng khung nhựa để làm giảm các nhược điểm của khung nhựa như
tăng độ cứng, sức chịu nén,….. Chất độn thay đổi về mặt cấu tạo hoá học, hình dạng, kích thước, tỉ lệ
hạt độn theo cân nặng hoặc theo thể tích ảnh hưởng quan trọng đến tính chất vật lý
• Chất độn có thể là hạt silic (SiO2) hay thạch anh (Quartz), sứ, thuỷ tinh.
• Kích thước các hạt độn: các hạt có thể có các kích thước siêu nhỏ 0,04um và có hạt to tới 20 – 30um.
Kích thước hạt độn sẽ ảnh hưởng tới khả năng tạo sự nhẵn bóng của vật liệu
• Tỷ lệ các hạt độn sẽ quyết định mật độ các hạt độn, độ đặc của vật liệu và cũng là yếu tố quyết định
mức độ chắc, kháng gãy vỡ khi sử dụng.
• Hạt độn quyết định những đặc điểm quan trọng của Composite:
• Độ cứng, độ co, tính thẩm mỹ (độ trong, màu, độ bóng, huỳnh quang...) Độ sâu trùng hợp
COMPOSITE
THÀNH PHẦN
Chất nối
• Tác dụng kết dính các hạt độn vô cơ với các oligomer hữu cơ trước quá trình đông cứng, tránh nước
thâm nhập vào mặt tiếp xúc của hạt độn và khung nhựa, làm phân bố đều các hạt độn, ngoài ra còn
dẫn truyền lực co hạt độn và rensin từ đó cải thiện đặc tính composite.
• Các chất liên kết thông thường là các hợp chất hữu cơ Silane, chất silane điển hình là 3 –
methacrycoxypropyltrime thoxy – silane,là 1 phân tử 2 đầu chức năng kết nối khung nhựa và hạt độn
COMPOSITE
PHÂN LOẠI
1.Theo kích thước hạt độn
• Composite hạt độn đại thể (macrofilled composite):1-50um
• Composite hạt độn vi thể (microfilled composite):0,04um
• Composite lai( composite hybird): chứa 2 loại hạt độn. Hạt độn nhỏ kích thước 0,04, hạt độn to kích
thước >=1
• Composite “hybrid” với hạt độn cực nhỏ (nanofill Composite): composite gồm 2 loại hạt độn, loại
hạt độn silic 0,04um và hạt độn thủy tinh sứ từ 0,6-0,8um
2.Theo thành phần khung nhựa
• Composite nén
• Dẻo tổng hợp
• Composite lỏng
3.Theo cách trùng hợp
• Quang trùng hợp
• Hóa trùng hợp
• Trùng hợp bằng nhiệt
COMPOSITE
CHỈ ĐỊNH
• Hàn vĩnh viễn trên răng sữa .
• Trám bít hố rãnh mở rộng .
• Lỗ sâu loại III , IV , V.
• Lỗ sâu loại I , II kích thước 1,2 ( chiều rộng < 3mm ) .
• Hàn thẩm mỹ cho nhóm răng cửa.
COMPOSITE
CƠ CHẾ TRÙNG HỢP CỦA COMPOSITE
1. Giai đoạn khơi mào
• Đầu tiên các chất khơi mào chặt đứt các gốc, sự trùng hợp bắt đầu, sau đó các phân tử monomer gắn
vào các gốc đó
2. Giai đoạn lan tỏa
• Ở giai đoạn này hình thành các đại phân tử gọi là phản ứng lan toả hay tăng trưởng. Thời gian tồn tại
của chuổi polyme chỉ một vài giây, trong thời gian đó hàng nghìn phân tử liên kết với nhau.
3. Giai đoạn kết thúc
• Là giai đoạn loại bỏ các gốc bằng các kiểu kết hợp
COMPOSITE
ƯU NHƯỢC ĐIỂM
Ưu điểm
• Đảm bảo tính thẩm mỹ tối đa cho răng thật
• Độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, chống chịu đc sự mài mòn
• Có đủ thời gian để tạo hình chính xác, tỉ mỉ
Nhược điểm
• Gây độc trên invitro
• Lâu dài có thể gây ra hôi miệng
• Có thể biến đổi màu theo thời gian
• Có tính co gây hở vi kẽ
COMPOSITE
COMPOSITE CẢI TIẾN
Composite 3M Filterek ™ Z350 XT
Đặc điểm nổi bật
• ·Độ kháng mòn cao
• ·Kháng gãy tốt
• ·Độ bền nén cao
• ·Độ co ngót thấp
• ·Độ lưu giữu bóng hoàn hảo
• ·Màu sắc đa dạng
Chỉ định:
• ·Trám răng trước và răng sau
• ·Tái tạo cùi
• ·Nẹp
• ·Phục hình gián tiếp (bao gồm inlay,onlay và veneer)
• Nha khoa can thiệp tối thiểu
COMPOSITE
COMPOSITE CẢI TIẾN
Composite 3M hạt độn Nanohybrid Filtek Z250XT
Đặc điểm nổi bật
• Được phát triển trên công nghệ nano hàng đầu của 3M
• Composite với hạt độn nano lai, dễ thao tác
• Màu tự nhiên
• Độ bền và kháng mòn cao
• Độ co ngót thấp giúp tăng độ bền và giảm nhạy cảm
• Dễ sử dụng: 12 màu - Dễ đánh bóng - Không dính
• Dạng nhộng và dạng ống
Chỉ định
• Trám răng trước và răng sau
• Tái tạo cùi
• Nẹp
• Phục hình gián tiếp (bao gồm inlay, onlay và veneer)
COMPOSITE
COMPOSITE CẢI TIẾN
Composite 3M Zirconia Z100TM
Lợi ích sản phẩm
• 100% Zirconia
• Giữ độ bóng tốt hơn các loại compsite lỏng trên thị trường
• Dễ sự dụng, dễ thao tác
• Dễ đánh bóng
• Chiếu đèn 20 giây
• Có nhiều màu
Chỉ định
• Trám răng trước và răng trong
• Kỹ thuật sandwich với các vật liệu GIC
• Tạo múi, tạo cùi
• Phục hình inlay,onlay
DỤNG CỤ ĐÁNH BÓNG HOÀN THIỆN

Sử dụng tay khoan chậm, chổi cước và


cát đánh bóng

Giấy cắn:
- Tác dụng: ghi dấu các tiếp xúc cắn khớp. Trong điều chỉnh khớp cắn cần 2
dòng đỏ và xanh
+ Đỏ: thường ghi dấu tiếp xúc ở vị trí trung tâm
+ Xanh: thường được sử dụng để ghi nhận tiếp xúc trong các vận động trượt
* Lưu ý: khi sử dụng giấy cắn nên có kẹp giấy cắn đi cùng. Nên sử dụng
loại kẹp thích hợp, vưà kẹp giấy cắn vừa banh má
QUY TRÌNH
TRÁM SANDWICH
NGUYÊN TẮC
• Cách ly tốt vùng cần trám.
• Tạo xoang trám phải đảm bảo khả năng lưu giữ.
• Lấy bỏ toàn bộ các tổn thương ngà nhiễm khuẩn.
• Không làm tổn thương, kích thích tới tủy và mô ngà còn sót lại.
• Bảo vệ tủy trong trường hợp sâu quá sát tủy hoặc hở tủy.
• Chất trám phải bám dính tốt với mô răng còn lại và giữa các
lớp trám.
• Đảm bảo che phủ tốt. Mục đích để bảo vệ mô răng còn lại khỏi
các kích thích hóa học.
• Ngừa sâu răng tái phát.
• Có khả năng hỗ trợ tái khoáng cho mô răng quanh chất trám.
• Bền dưới lực nhai sinh lí.
• Đảm bảo tái tạo khớp cắn sinh lí.
• Phù hợp về thẩm mĩ.
CÁC BƯỚC
1. LÀM SẠCH RĂNG

2. CHỌN MÀU

3. CÁCH LY ĐAM CAO SU


Quy trình hàn Sandwich

4. TẠO LỖ TRÁM
Lấy ngà mủn bằng chất chỉ thị màu seek caries indicator
-Dụng cụ:
+Chất nhuộm màu chỉ thị seek caries indicator
+ Cây nạo ngà / Mũi nạo ngà tốc độ chậm

Bước 1
Mở xoang sâu, sử dụng đầu Black Mini Brush tip
bơm chất định vị sâu răng Seek vào trong. Seek sẽ
thấm vào các mô sâu.
Quy trình hàn Sandwich

4. TẠO LỖ TRÁM
Bước 2
Rửa xoang bằng nước-những mô sâu của xoang
sâu sẽ bị biến đổi màu thành màu đỏ, còn những
phần men ngà lành sẽ không bị đổi màu.
Quy trình hàn Sandwich

4. TẠO LỖ TRÁM
Bước 3
Sử dụng mũi khoan với tốc độ chậm để lấy hết
phần bị biến đổi màu ra khỏi xoang sâu mà không
xâm lấn phần ngà lành. Dùng bơm nước muối sinh
lí bơm vào nếu tay chậm không có tia nước để
tránh sinh nhiệt.
Quy trình hàn Sandwich

4. TẠO LỖ TRÁM
Bước 4
Lặp lại quy trình trên để kiểm tra và loại bỏ hoàn
toàn phần ngà răng bị sâu.
Quy trình hàn Sandwich

4. TẠO LỖ TRÁM
Đặc điểm màu ngà:
• Ngà răng tự nhiên có màu vàng nhạt
• Ngà nhiễm màu: ngà răng bị đen hơn hoặc có màu vàng xám.
• Ngà hỏng: màu nâu sẫm hoặc đen và bị mủn
• Nguyên tắc giữ lại ngà cứng: nếu thấy lớp ngà đã bị nâu sẫm
hoặc đổi màu nhưng hoàn toàn cứng thì đó là ngà lành (lớp ngà
thứ phát) có thể để lại-nếu không ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Quy trình hàn Sandwich

4. TẠO LỖ TRÁM
Sát khuẩn lỗ trám bằng consepsis
Consepsis chứa 2% Chlorhexidine giúp làm sạch, khử trùng bề mặt
răng hoặc ống ngà, những xoang sâu gần tủy trước khi tiến hành
các quy trình điều trị khác.
Quy trình hàn Sandwich

4. TẠO LỖ TRÁM

Đánh giá lỗ trám

Tạo vát bờ men:


• Dùng mũi khoan trụ để vát đi phần bờ men yếu hoặc nhọn góc-
vì nó sẽ rạn nứt dưới sức ép khi nhai - để tăng sức chịu đựng của
xoang răng.
Quy trình hàn Sandwich

5. ĐẶT LÁ MATRIX

B1: Kiểm tra tiếp xúc bên bằng chỉ tơ nha khoa
Quy trình hàn Sandwich

5.ĐẶT LÁ MATRIX
B2: Hướng khuôn trám kim loại về phía mặt nhai và phía nướu
( Khuôn trám kim loại có bề mặt phẳng nên cần tạo sự cong lồi cho khuôn trám ở vùng tiếp
xúc .
Sử dụng dụng cụ đầu tròn để thực hiện đông tác miết

Kiểm tra hình dạng khuôn sau khi miết , điều chỉnh những vị
trí chưa đạt yêu cầu.
Đánh giá lại khuôn lần cuối.)
Quy trình hàn Sandwich

5. ĐẶT LÁ MATRIX
B3: Kiểm tra kích thước khuôn trám:
• Bờ trên khuôn trám trên mặt nhai =< 2mm
• Bờ dưới khuôn trám dưới thành nướu 1mm

B4: Đặt khuôn trám ( hướng quay của khuôn trám sang phải với cung 1,3 và
sang trái với cung 2,4).
• Vặn ốc điều chỉnh nhỏ để cố định khuôn trám vào
cây giữ khuôn
• Vặn ốc lớn để thu hẹp vòng khuôn trám
Quy trình hàn Sandwich

5. ĐẶT LÁ MATRIX
Quy trình hàn Sandwich

5. ĐẶT LÁ MATRIX

B5: Đặt chêm vào vùng kẽ răng sẽ trám


Quy trình hàn Sandwich

5. ĐẶT LÁ MATRIX
B6: Kiểm tra:
• Dùng gương kiểm tra tiếp xúc bên
• Dùng thám trâm kiểm tra sự khít sát vùng
đường hoàn tất
Quy trình hàn Sandwich

6.CHE TỦY
Che tủy răng là kỹ thuật bảo vệ tủy răng bằng vật
liệu sinh học trong trường hợp tủy răng chưa bị tổn
thương nặng nề, chưa trở nên viêm nhiễm gây đau
dữ dội, hoặc kéo dài (viêm tủy không hồi phục).
Mục đích
Tạo ra một lớp lót có chức năng như một rào cản che kín
vị trí tiếp xúc để bảo vệ phức hợp ngà tủy và kích thích
hình thành khối khoáng hóa giữa tủy và vật liệu phục hồi.
Quy trình hàn Sandwich

6.CHE TỦY
TÁC DỤNG
- Tạo ra một lớp che tuỷ khít kín trong xoang trám để bảo vệ tủy
răng
- Ngăn chặn các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng
bất lợi
- Duy trì sự sống của mô tủy còn lại.
- Kích thích tạo những phản ứng lành thương.
- Ngăn chặn tình trạng mất mô nâng đỡ xung quanh
- Phòng ngừa thay đổi bệnh lý tiến triển trong vùng mô quanh
chóp
Quy trình hàn Sandwich

6.CHE TỦY
Do sự tiếp xúc trực tiếp với mô sống và thực hiện chức năng phục hồi và điều
trị nên đòi hỏi vật liệu che tủy trực tiếp cần có các đặc tính lý tưởng sau:
• Không độc hại, không ảnh hưởng sự sống ngà tủy
• Trung tính sinh học hoặc tương hợp sinh học, duy trì sự sống ngà tủy
• Có hoạt tính sinh học: thúc đẩy lành thương mô ngà tủy, kích thích hình
thành ngà sửa chữa.
• Kháng khuẩn hoặc kiềm khuẩn
• Đáp ứng chức năng phục hồi: có độ bền cơ học cao
• Tạo các liên kết dán khít kín với men, ngà và vật liệu trám, tránh vi khuẩn tái
xâm nhập vào tủy.
• Kết cấu vật liệu ổn định và không tan trong dịch mô cơ thể
• Cản quang
• Phóng thích fluoride để phòng ngừa sâu răng tái phát
Quy trình hàn Sandwich

6.CHE TUỶ
PHÂN LOẠI

Che tủy trực tiếp


VL chụp tủy tiếp xúc trực tiếp với mô tủy

Che tủy gián tiếp:


VL chụp tủy tiếp xúc gián tiếp với mô tủy
qua 1 lớp ngà mỏng
Quy trình hàn Sandwich

6.CHE TUỶ
CHE TỦY TRỰC TIẾP
• Lộ tủy do chấn thương hoặc cơ học
• Lộ tủy trong 24 giờ
• Lộ tủy nhỏ hơn 2mm
Chỉ định • Ít hoặc không chảy máu ở vùng tủy lộ
• Đáp ứng thử nghiệm sự sống tủy bình thường
• Không đau khi gõ
• Không có tiền sử viêm tủy không hồi phục hoặc viêm tủy tự phát
• Không có triệu chứng bệnh lý quanh chóp (x- quang)
• Bệnh nhân tuổi trẻ
Quy trình hàn Sandwich

6.CHE TUỶ
CHE TỦY TRỰC TIẾP
• Lộ tủy do sâu răng tiến triển lâu
• Lộ tủy hơn 24 giờ
• Lộ tủy lớn hơn 2mm
• Chảy máu không kiểm soát được tại điểm lộ tủy
Chống chỉ định
• Thử tủy không đáp ứng
• Nhạy cảm hoặc đau
• Có triệu chứng và dấu hiệu viêm tủy
• Có bệnh lý quanh chóp và bệnh hệ thống tiến triển
• Bệnh nhân lớn tuổi hoặc mắc các bệnh lí nhiễm trùng toàn thân cấp
và mạn
Quy trình hàn Sandwich

6.CHE TUỶ
CHE TỦY TRỰC TIẾP

Kĩ thuật
Quy trình hàn Sandwich

6.CHE TUỶ
CHE TỦY GIÁN TIẾP
Chỉ định
• Các trường hợp lỗ sâu còn cách tủy lớp trần tủy mỏng, chưa có
triệu chứng tủy hoặc triệu chứng một viêm tủy có hồi phục

Chống chỉ định


• Trường hợp lỗ sâu mất hết các thành
• Có triệu chứng của viêm tủy răng không hồi phục
Quy trình hàn Sandwich

6.CHE TUỶ
CHE TỦY GIÁN TIẾP

Kỹ thuật
Quy trình hàn Sandwich

7.ETCHING
Etching là quá trình làm mất khoáng ở bề mặt men/ngà bằng các loại dung dịch acid, tạo
điều kiện thuận lợi cho bonding. Etching bề mặt răng trước khi dán (trám) là một nhiệm vụ
quan trọng trong thực hành khám nha khoa
Quy trình hàn Sandwich

7.ETCHING
Có 3 kỹ thuật
• Total etching (etch & rinse):trong kỹ thuật này etching gel đc sử dụng trên toàn bộ bề
mặt răng sửa soạn gồm cả men răng và ngà răng. Các phân loại gần đây, thường sử
dụng E&R hơn là total-etch, vì ngày này nay tất cả các keo dán đều có thể dán lên cả
men và ngà. Việc phân loại chất kết dính này thành E&R làm nổi bật rõ tầm quan trọng
lâm sàng của giai đoạn rửa sạch, đặc biệt là làm khô sau khi rửa.
• Self etching: kĩ thuật này bao gồm việc sử dụng sản phẩm 1 bước, gồm enchant và
bond,bao gồm primer cho lớp ngà răng
• Selective etching: trong kĩ thuật này,etching gel chỉ đc sử dụng trên men răng, còn ngà
răng đc bít kín thay vì etching
Quy trình hàn Sandwich

7.ETCHING
Ưu nhược điểm của các kỹ thuật
Total etching (etch & rinse):
• Ưu điểm:
⚬ E&R 3 giai đoạn có thể sử dụng trên nhiều chất nền khác nhau không chỉ răng mà
có thể là kim loại hoặc sứ
⚬ E&R 2 giai đoạn thực hiện lâm sàng dễ dàng và tiết kiếm thời gian hơn
• Nhược điểm:
⚬ Sự thâm nhập của keo dán vào mô răng kém hơn total etch 3 giai đoạn
⚬ 1 vài hệ thống total etch 2 giai đoạn không tương thích với compsite tự trùng hợp
hoặc lưỡng trùng hợp
Quy trình hàn Sandwich

7.ETCHING
Ưu nhược điểm của các kỹ thuật
Self etching
• Ưu điểm:
⚬ Khử khoáng và thấm nhập cùng lúc,cùng độ sâu
⚬ Tạo vi lưu cơ học và sự thấm hoàn toàn vật liệu
⚬ Ít tạo vi kẽ
⚬ Thân thiện với người dùng và ít nhạy cảm về kỹ thuật
⚬ Chống sâu răng tái phát
• Nhược điểm:
⚬ Do tính phức tạp của vật liệu vừa có monomer ái thủy, vừa có monomer kỵ thủy nên có thể tự
gây tổn hại cho nhau
⚬ Độ bền dán sớm thấp hơn các vật liệu dán nhiều bước
⚬ Cần thổi mạnh nên dễ tạo bọt khí
⚬ Do thành phần nhiều loại monomer, thời gian lưu trữ giảm
Quy trình hàn Sandwich

7.ETCHING
Ưu nhược điểm của các kỹ thuật
Selective etching
• Ưu điểm:
⚬ Giảm nguy cơ nhạy cảm ngà sau khi thực hiện
• Nhược điểm:
⚬ Có thể không etching đủ 1 số bề mặt men răng để tạo đồ bền khi dán
Quy trình hàn Sandwich

7.ETCHING
Những sai lầm hay gặp trên lâm sàng
• Total etching (etch & rinse):
⚬ Elching nơi quá lâu. (Etching ngà răng quá 15 giây sẽ làm giảm độ bên dẫn và tăng nhạy cảm sau
điều trị)
⚬ Thổi khô ngà răng quá mức
⚬ Thổi khô lớp primer ngay lập tức
⚬ Ngà răng phải luôn đc giữ ẩm sau khi etching để tránh tạo ta sự “sụp đổ” của các sợi collagen
• Self etching:
⚬ Etching men quá mức hoặc không đúng cách
⚬ Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có nhiều hệ thống dán self-etch không xoi mòn men đúng cách. Do
đó các tác giả khuyên nên etching men chọn lọc trước băng acid orthophosphoric sẽ giúp cải thiện
đáng kể tuổi thọ và sự vững ổn của phục hồi
8. TRÁM LỚP
-Lớp GIC này phải đủ độ dày, thật gọn gàng, bề mặt phẳng
mịn, tránh lem lên thành xoang, tránh tạo bọt khí và
khoảng hở bên dưới miếng trám
-Chú ý nên đưa từng ít một vì 2 lý do:
• Kiểm soát bọng khí tốt hơn(dùng đầu thám trâm vừa
nhồi vừa chọc giúp giảm bọng khí)
• Lực tạo ra nhỏ: ko tạo áp lực gây dịch chuyển dịch
trong ống ngà gây kích thích tân cùng thần kinh cam
giác gây đau thứ nhất với GIC
9. BONDING
Phết keo lên toàn bộ xoang trám và thổi nhẹ, chiếu đèn 20s.

10.TRÁM COMPOSITE
Trám từng lớp mỗi lớp chiếu đèn 20s, lớp cuối chiếu đèn 40s
Quy trình hàn Sandwich

10.TẠO HÌNH
ĐÁNH BÓNG
- Tạo hình thể miếng trám dựa theo giải phẫu sinh lí
của răng.

- Mài chỉnh lại khớp cắn sinh lí


+ Sử dụng giấy cắn để phát hiện các điểm chạm
sai, chạm sớm.
+ Mài chỉnh bằng mũi khoan. Lưu ý chỉ mài
chỉnh chất trám, không mài chỉnh mô răng lành
(dùng mũi khoan carbide mịn sẽ hạn chế được
việc tổn hại men răng khi mài chỉnh).
Quy trình hàn Sandwich

10.TẠO HÌNH
ĐÁNH BÓNG
- Đánh bóng để loại bỏ các vết mài chỉnh, làm nhẵn bề
mặt hạn chế sự lưu giữ thức ăn. Sử dụng các dụng cụ
lắp vào tay khoan chậm

+ Sử dụng đĩa đánh bóng cho các các mặt


răng.
+ Sử dụng đài cao su để đánh bóng phần hố
rãnh.
+ Hoặc sử dụng chổi cước và cát đánh bóng
Quy trình hàn Sandwich

Dưới đây là 1 case lâm sàng che tủy


trực tiếp bằng biodentine

• Lộ tủy ở 2 vị trí trên R15 sau khi nạo ngà sạch.

• Đặt Biodentine vào xoang, sử dụng cây nhồi với áp lực


nhẹ, sau đó tạo sơ qua hình dạng mặt nhai, không được để
dính nước vào miếng trám. Sau 12 – 15 phút, Biodentine
đông cứng thì kiểm tra lại khớp cắn và điều chỉnh.
Quy trình hàn Sandwich

• 3 tháng sau, bệnh nhân trở lại để trám kết thúc


bằng composite.

• Mài bớt lớp Biodentine để chuẩn bị trám


Quy trình hàn Sandwich

• Đặt khuôn trám (Composi-Tight 3D; Garison,


Spring Lake, MI, USA) và chêm kẽ.

• Trám kết thúc bằng composite (Grandio;


VOCO, Cuxhaven, Đức).
Quy trình hàn Sandwich

• Miếng trám sau khi hoàn tất và đánh bóng.

• Phim X quang 6 tháng sau điều trị.


THANK
YOU

You might also like