You are on page 1of 16

Đại học Y Dược Hải Phòng Khoa Răng Hàm Mặt

Kỹ thuật

TRÁM BÍT
HỐ RÃNH
LỚP: RĂNG HÀM MẶT K12 - NHÓM 4
I. Tổng quan

Sâu răng có thể xảy ra ở bất cứ mặt nào của răng nhưng thường xảy ra sớm ở mặt hố và
rãnh, do hố và rãnh là nơi dễ lưu giữ thức ăn, mảng bám và khó làm sạch.
Sử dụng Fluor rất có hiệu quả trong phòng ngừa sâu răng ở các mặt nhẵn nhưng ở mặt nhai kém
hiệu quả. Do đó tram bít hố rãnh để ngăn ngừa sâu răng đóng vai trò quan trọng trong việc
phòng và kiểm soát sâu răng hố rãnh.
Ngày nay với sự khám phá ra kỹ thuật dùng acid phosphoric tạo bám và các loại Resin đặc biệt
có tính dính và độ cứng cao đã giúp cho kỹ thuật tram bít hố rãnh thuận lợi hơn vì không cần mài
bỏ mô răng và kết quả cũng rất tốt.
Tại Việt Nam, trám bít hố rãnh bằng Sealant đã được đưa vào chương trình Nha khoa học
đường để ngăn ngừa sâu răng cho trẻ em.
II. Hình thái học bề mặt hố rãnh

Hình thái học và độ sâu hố rãnh liên


quan tới tính nhạy cảm sâu răng. Có 4 loại
hình thái hố rãnh cơ bản:

Hình thái học hố rãnh thay đổi theo từng răng và từng
cá nhân. Nhìn chung một răng hàm nhỏ điển hình có 1 rãnh
chính và 3 - 4 hố phụ; răng hàm sữa và vĩnh viễn có thể có
đến 10 hố và các rãnh phụ. Ngoài ra còn có nhiều vùng lỗ chỗ
chỉ nhìn thấy được dưới kính hiển vi.
II. Hình thái học bề mặt hố rãnh

- Loại chữ V: nông, rộng, có khả năng tự làm


sạch và phần nào đề kháng với sâu răng.
- Loại chữ U: độ rộng từ phía trên xuống dưới
tương đương nhau.
- Loại chữ I: khe rãnh rất hẹp.
- Loại chữ IK: khe rãnh rất hẹp và mở rộng về
phía đáy.
- Loại khác.
III. Lược sử về kỹ thuật và vật liệu trám bít hố rãnh trong
dự phòng sâu răng hố rãnh

Năm 1924, Thaddeus Hyatt đưa ra phương pháp trám dự phòng bao gồm chuẩn bị xoang
trám dự phòng loại I trên tất cả các hố rãnh có nguy cơ sâu răng và trám với Amalgam. Mục đích
ngăn ngừa sâu răng tiến triển vào tuỷ, giảm thiểu sự mất tổ chức răng và giảm thời gian trám
răng một khi răng đã bị sâu răng tấn công.
Năm 1929, Bodecker đưa ra phương pháp bảo tồn mô răng tốt hơn:
+ Mới đầu phương pháp là làm sạch hố rãnh bằng thám trâm rồi trám bít bằng một lớp
mỏng xi măng lỏng Oxyphosphate.
+ Sau đó phương pháp khác được giới thiệu được gọi là mở rộng dự phòng, loại bỏ các hố
rãnh về mặt cơ học nhằm làm cho các hố rãnh sâu, dễ mắc giữ trở nên dễ làm sạch.
Các phương pháp này được sử dụng đến khi xuất hiện chất trám bít hố rãnh.
III. Lược sử về kỹ thuật và vật liệu trám bít hố rãnh trong
dự phòng sâu răng hố rãnh
Sự phát triển chất trám bít hố rãnh dựa trên hiện tượng men bị xói mòn bởi Acid Phosphoric (etching)
giúp tăng lưu giữ vật liệu trám bằng nhựa và cải thiện việc hở bờ rìa miếng trám.
Vật liệu trám bít được giới thiệu đầu tiên là Cyanoacrylate vào giữa những năm 1960:
+ Trong môi trường ẩm chúng trùng hợp nhanh chóng thành polymer cứng và giòn trên bề mặt răng đã
etching.
+ Độ bền cơ học kém và không giáng hoá sinh học, dễ bị phân huỷ bởi vi khuẩn trong miệng. Chất này bị
thuỷ phân tạo ra các chất độc. Do đó được thay thể bằng Butyl- và Isobutyl- ester có độ ổn định tốt hơn.
+ Cuối những năm 1960, vật liệu được giới thiệu là BIS-GMA. Để khắc phục nhược điểm trước đó, người ta
cho thêm vào chất trám bít hố rãnh các hạt độn nhằm tăng tính chịu mòn.
Bên cạnh đó người ta cũng dùng GIC để trám bít hố rãnh, có ưu điểm hơn BIS-GMA truyền thống là khả
năng phóng thích Fluor.
Vào những năm 1990, người ta giới thiệu chất trám bít hố rãnh lai (Compomers) là hỗn hợp của GIC và
Composite, cải thiện được các đặc tính vật lý của GIC, dễ đặt vật liệu, bám dính tốt, tương hợp tốt, giải
phóng Fluor, ít nhạy cảm. Tuy nhiên chịu mòn kém hơn BIS-GMA.
IV. Chỉ định trám bít hố rãnh
• Chọn bệnh nhân: 2. Chọn răng:
Bệnh nhân được chia làm 3 nhóm tuỳ theo Thứ tự răng ưu tiên:
khả năng phát triển của bệnh sâu răng: • Răng cối lớn vĩnh viễn mới mọc.
• Nhóm 1: những bệnh nhân không có răng • Răng tiền cối mới mọc.
sâu và có lẽ sẽ không bị sâu. Rãnh mặt • Hố các răng của vĩnh viễn.
nhai nông và tròn. • Răng hàm sữa ở trẻ 3 - 4 tuổi.
• Nhóm 2: những bệnh nhân phát hiện Tiêu chuẩn chọn răng:
không bị sâu hoặc những răng bị sâu • Răng không bị sâu, lành mạnh.
chớm phát hoặc có miếng trám ở mặt • Răng nghi ngờ bị sâu, có nghĩa là khi
nhai hay hố trũng rãnh hẹp dẫn đến thức thăm khám có mắc thám trâm nhưng
ăn dễ mắc lại nếu không trám bít. không mất men, không đổi màu hay có sự
• Nhóm 3: những bệnh nhân đã có nhiều mềm ở đầu thám trâm. Những răng này
răng sâu và sâu răng mặt bên có khả thường chưa có kế hoạch điều trị.
năng phát triển. Đối với những răng đã được chẩn đoán là
Đối với Nha khoa học đường thì khuyến Sâu răng thì không được bôi chất trám bít hố
cáo trám bít hố rãnh áp dụng với mọi học rãnh mà cần trám răng (hàn).
sinh nếu đủ điều kiện vật tư.
V. Chuẩn bị dụng cụ, thuốc men:
Hoá chất:
• Etching: acid phosphoric 37%.
• Thuốc trám là nhựa BIS-GMA loại tự cứng 2
thành phần (bisphenol - glycidyl methacrilate)
trộn tay hoặc loại trộn sẵn chứa trong xilanh.
Thiết bị, dụng cụ:
• Máy nén hơi đơn giản.
• Máy nha khoa đơn giản.
• Đầu tay khoan khuỷu để đánh bóng.
• Đầu cao su hay chổi để đánh bóng.
• Khay dụng cụ - bộ đồ khám.
• Vỉ trộn thuốc (nếu dùng BIS-GMA trộn tay).
• Cây trộn thuốc (nếu dùng BIS-GMA trộn tay).
• Chổi quét.
• Bột đánh bóng không chứa Fluor.
Cần chuẩn bị đầy đủ trước khi bắt đầu công việc
do trong suốt thời gian trám bít một tay người
thực hiện giữ trong miệng, một tay thao tác.
VI. Kỹ thuật tiến hành:
Cho bệnh nhân lên ghế, điều chỉnh ghế ở tư thế
thoải mái và ngang tầm làm việc.

B1: Xếp tất cả các loại dụng cụ cần thiết lên bàn
làm việc.
• Cho sẵn 1 giọt Acid Phosphoric 37% lên khay.
• Cho sẵn 1 giọt của phần A (bisphenol) vào vỉ
trộn.

B2: Đánh bóng mặt răng với bột đánh bóng


không có Fluor và Glycerine (dùng Fluor khiến bề
mặt men khó etching hơn; Glycerine tạo lớp áo trơ
trên bề mặt men).

B3: Rửa sạch mặt răng bằng vòi xịt nước và cho
trẻ súc miệng. Dùng thám trâm lấy những mảnh
paste đánh bóng sót lại trong hố rãnh ra.
VI. Kỹ thuật tiến hành:
B4: Cô lập vùng răng cần trám bít bằng bông
cuộn dễ thấm nước hoặc đam cao su.

B5: Thổi khô bề mặt răng bằng hơi sạch không


lẫn dầu và hơi nước.

B6: Thấm acid lên một viên bông nhỏ hoặc đầu
tăm bông. Bôi acid lên hố rãnh mặt nhai (chỉ bôi
xung quanh khoảng 1mm, không bôi lên gờ bên
và đỉnh múi răng).
Để trong 60s.
Thay bông cuộn nếu bông đã thấm ướt.
VI. Kỹ thuật tiến hành:

B7: Rửa kỹ acid bằng nước sạch (dùng bơm tiêm


để xịt) trong 30s. Trong khi rửa phải chú ý thay
bông khi bông vừa thấm ướt.

B8: Thổi khô răng trong 3s, mặt răng phần bôi
acid sẽ trắng đục ra, nếu chưa thấy hiện tượng
này thì etching lại trong 15s.
Tuyệt đối không để nước bọt dính vào vùng răng
đã etching vì nó sẽ làm giảm sự bền chắc của
miếng trám.

B9: Trộn thuốc trám BIS-GMA --> Sealant


• Thêm 1 giọt phần B vào phần A đã chuẩn bị.
• Dùng cây trộn, trộn đều 2 phần trong 10s.
VI. Kỹ thuật tiến hành:
B10: Dùng cây chổi lấy Sealant bôi lên phần men
và hố rãnh đã etching (không bôi quá phần này),
lượng thuốc tương đối dày (nếu hơi cộm sẽ tự mòn
trong vài ngày hoặc có thể mài bớt bằng mũi
khoan đá mịn hay mũi kim cương).

B11: Chờ 2 phút Sealant đông cứng trên vỉ trộn


thì kiểm tra sealant trên răng. Giữ không cho nước
bọt thấm vào. Nếu sealant phủ chưa đủ thì tiếp
tục làm etching lại trong 10s. Rửa rồi thổi khô và
bôi thêm Sealant.

B12: Dùng viên bông thấm nước lau bề mặt đã


trám. Cho trẻ súc miệng lại.
Tóm tắt các bước chính
KẾT QUẢ

Trước khi trám bít hố rãnh Sau khi trám bít hố rãnh
VII. Nguyên tắc để trám bít hố rãnh thành công

Hiệu quả của trám bít hố rãnh tuỳ thuộc vào độ bám dính và lưu giữ chất trám trong hố và rãnh
(theo thời gian trên 5 năm gọi là thành công).
Những nguyên tắc:
• Hố và rãnh phải thật sạch.
• Răng phải khô ráo suốt quá trình bôi Sealant.
• Acid tạo bám phải đúng chỗ, kết quả etching phải có hình ảnh trắng đục men răng.
• Sealant phải phủ hết phần tạo bám và hố rãnh, không phủ lên múi và gờ bên của răng.
• Sealant phải cứng hoàn toàn.
Muốn đạt được hiệu quả cao cần tuân thủ các bước của quy trình kỹ thuật.
Chừng nào Sealant còn nguyên vẹn thì sâu răng không phát triển bên dưới. Sealant dễ bong nhất trong
12 tháng đầu, hay xảy ra nhất ở các trẻ em nhỏ và những răng khó cô lập khi bôi.
Tất cả những răng có trám bít hố rãnh cần được theo dõi độ lưu giữ của nó trong những lần khám, điều
trị hoặc kiểm tra định kỳ. Trám lại trước khi sâu răng diễn ra.
THANKs FOR
LISTENING
Email
nson6855@gmail.com


merky.hg@icloud.com
Mọi thắc mắc cũng như ý kiến góp ý cho bài “ Social
thuyết trình vui lòng liên hệ nhóm 4 - RHM.K12 Nguyễn Thúc Hà Giang

Contact
0336.536.223
0349.907.163

You might also like