You are on page 1of 150

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ THÙY TRANG

NGHIÊN CỨU TUỔI XƯƠNG ĐỐT SỐNG CỔ


TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG VÀ ỨNG DỤNG KHẢO SÁT
SỰ TĂNG TRƯỞNG XƯƠNG HỆ THỐNG SỌ MẶT
GIAI ĐOẠN 8-18 TUỔI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ THÙY TRANG

NGHIÊN CỨU TUỔI XƯƠNG ĐỐT SỐNG CỔ


TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG VÀ ỨNG DỤNG KHẢO SÁT
SỰ TĂNG TRƯỞNG XƯƠNG HỆ THỐNG SỌ MẶT
GIAI ĐOẠN 8-18 TUỔI

Chuyên ngành: Răng - Hàm - Mặt


Mã số: 62720601

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:


1. GS.TS. HOÀNG TỬ HÙNG
2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.

Ký tên
i

MỤC LỤC
Mục lục i
Danh mục chữ viết tắt iii
Danh mục hình iv
Danh mục bảng vi
Danh mục biểu đồ viii

ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………… 1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................... 4

1.1.Sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi………………………… 4
1.1.1.Nhắc lại giải phẫu học và cơ chế tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt……………… 4
1.1.2.Các giai đoạn tăng trưởng cơ thể sau sinh………………………………………….. 10
1.1.3.Tăng trưởng hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi…………………………………… 11
1.1.4.Thay đổi hình dạng và vị trí của xương…………………………………………….. 11
1.2.Theo dõi sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt trong giai đoạn 8-18 tuổi……… 13
1.3.Phương pháp đánh giá trưởng thành xương – tuổi xương………………………... 14
1.3.1.Khái niệm trưởng thành xương – tuổi xương……………………………………….. 14
1.3.2.Phương pháp đánh giá trưởng thành xương bàn-cổ tay (BCT)……………………... 14
1.3.3.Phương pháp đánh giá trưởng thành xương đốt sống cổ (ĐSC)…………………….. 18
1.4.Nghiên cứu sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt trên phim sọ nghiêng………. 25

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................... 30

2.1.Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………... 30


2.1.1.Mẫu 1: xác lập công thức tuổi xương đốt sống cổ (TXĐSC)………………………. 30
2.1.2.Mẫu 2: khảo sát sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo
tuổi năm sinh và tuổi xương đốt sống cổ…………………………………………………. 30
2.1.3.Tiêu chuẩn chọn mẫu……………………………………………………………….. 31
2.1.4.Tiêu chuẩn loại trừ …………………………………………………………………. 32
2.2.Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 32
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………. 32
2.2.2.Quy trình nghiên cứu……………………………………………………………….. 32
2.2.3.Phương tiện nghiên cứu…………………………………………………………….. 42
2.2.4.Tiến trình thực hiện ...……………………………………………………………….. 42
2.2.5.Đánh giá độ tin cậy và chính xác của phương pháp nghiên cứu……………………. 44
2.2.6.Sơ đồ nghiên cứu……………………………………………………………………. 45
2.3.Các biến nghiên cứu…………………………………………………………………. 46
2.4.Xử lý số liệu thống kê………………………………………………………………... 46
2.5.Đạo đức nghiên cứu y học ………………………………………………………….. 47

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ………………………………………………………………. 48

3.1. Xác lập công thức tuổi xương đốt sống cổ…………………………………………. 48
3.2. Khảo sát sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt………………………………….. 50
ii

3.2.1.Mẫu nghiên cứu khảo sát sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt ………..………… 50
3.2.2. Các giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ theo tuổi năm sinh…………………………. 52
3.2.3.Kích thước xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi năm sinh và tuổi
xương đốt sống cổ………………………………………………………………………… 54
3.2.4.Tốc độ tăng trưởng kích thước xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo
tuổi năm sinh và tuổi xương đốt sống cổ …………………………………………………. 61

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………….. 79

4.1.Công thức tuổi xương đốt sống cổ …………………………………………………. 79


4.1.1.Đánh giá tăng trưởng hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi xương đốt 79
sống cổ……………………………………………………………………………………
4.1.2. Phương pháp xác định tuổi xương đốt sống cổ …………………………………... 82
4.1.3. Xác lập công thức tuổi xương đốt sống cổ cho nhóm người Việt………………… 84
4.2. Kích thước xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi năm sinh 88
và tuổi xương đốt sống cổ ……………………………………………………………...
4.2.1.Chọn lựa các biến số nghiên cứu về kích thước xương hệ thống sọ mặt ………… 88
4.2.2.Các giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ theo tuổi năm sinh………………………… 91
4.2.3.Thay đổi kích thước xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi năm
sinh và tuổi xương đốt sống cổ …………………………………………………………. 91
4.3.Tốc độ tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi năm
sinh và tuổi xương đốt sống cổ ………………………………………………………... 95
4.3.1.Tốc độ tăng trưởng theo tuổi năm sinh……………………………………………. 95
4.3.2.Tốc độ tăng trưởng theo tuổi xương đốt sống cổ…………………………………. 95
4.3.3.Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong điều trị CHRM………………………….. 104
4.4. Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài…………………………………………………… 108
4.5.Hạn chế của đề tài………………………………………………………………….. 108

KẾT LUẬN…………………………………………………………………………….. 110

KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………….. 112

CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AH (Anterior height) : Chiều cao trước của thân đốt sống cổ


BCT : Bàn-cổ tay
C2, 3, 4, 5, 6 : Đốt sống cổ thứ 2, 3, 4, 5, 6
Cap (Capping) : Giai đoạn tạo chỏm
CHRM : Chỉnh hình răng mặt
DP (Distal phalange) : Đốt xa xương ngón tay
ĐSC : Đốt sống cổ
H (H1,H2) (Hamate bone) : Xương móc (giai đoạn 1,2)
MP (Middle phalange) : Đốt giữa xương ngón tay
NS : Tuổi năm sinh
PH (Posterior height) : Chiều cao sau của thân đốt sống cổ
Pis (Pisiform bone) : Xương đậu
PP (Proximal phalange) : Đốt gần xương ngón tay
R (Radius) : Xương quay
Ru (Radius Union) : Giai đoạn kết dính ở xương quay
S (Sesamoid bone) : Xương vừng
SMI (Skeletal maturity index /indicator) : Đặc điểm trưởng thành xương
TX : Tuổi xương
TXĐSC : Tuổi xương đốt sống cổ
U (Union) : Giai đoạn kết dính
XHD : Xương hàm dưới
XHT : Xương hàm trên
iv

DANH MỤC HÌNH


STT Số hình Nội dung Trang

1 1.1 Hệ thống xương sọ mặt nhìn thẳng và nhìn nghiêng 4


2 1.2 Những vùng tăng trưởng sụn của hệ thống sọ mặt 6
3 1.3 Các khớp sụn ở nền sọ 6
4 1.4 Khớp sụn bướm-chẩm 6
5 1.5 Hệ thống các đường khớp vùng đầu mặt 7
6 1.6 Các đường khớp của khối xương mặt 8
7 1.7 Tăng trưởng vòm sọ theo cơ chế đắp xương và tiêu xương 8
8 1.8 Mở rộng xoang trán bằng cơ chế đắp và tiêu xương bề mặt 9
9 1.9 Tiêu xương và đắp xương phía sàn mũi và khẩu cái 9
10 1.10 Quá trình tái tạo xương bề mặt của phức hợp mũi-hàm trên 9
11 1.11 Quá trình tạo xương hàm dưới 10
12 1.12 Đường cong tăng trưởng chiều cao theo Bjork 10
13 1.13 Quá trình tái tạo và dịch chuyển xương 11
14 1.14 Tái tạo xương tại đường khớp nền sọ trước và phức hợp mũi-hàm
trên 13
15 1.15 Giai đoạn mở rộng đầu xương 15
16 1.16 Giai đoạn tạo chỏm 15
17 1.17 Giai đoạn kết dính đầu xương và thân xương 16
18 1.18 Các giai đoạn trưởng thành xương bàn-cổ tay trên đường tăng
trưởng chiều cao theo Fishman 18
19 1.19 Sáu giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ 19
20 1.20 Phương pháp của Baccetti 20
21 1.21 Sơ đồ đo đạc kích thước đốt sống cổ theo Mito 21
22 1.22 Sáu giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ liên quan đỉnh tăng
trưởng XHD 22
23 1.23 Sơ đồ đo đạc kích thước đốt sống cổ theo Chen 22
24 2.1 Phim bàn-cổ tay và phim sọ nghiêng của một cá thể trong mẫu
được chụp cùng thời điểm 31
25 2.2 Giai đoạn mở rộng đầu xương ở vị trí đốt gần ngón III (PP3)
(SMI1) 33
26 2.3 Giai đoạn mở rộng đầu xương ở vị trí đốt giữa ngón III (MP3)
(SMI2) 33
27 2.4 Giai đoạn khoáng hóa xương vừng (SMI4) 33
28 2.5 Giai đoạn tạo chỏm ở vị trí đốt giữa ngón III (MP3 cap) (SMI6) 34
29 2.6 Giai đoạn kết dính đầu xương và thân xương ở vị trí đốt xa
v

ngón III (DP3u) (SMI8) 34


30 2.7 Giai đoạn kết dính đầu xương và thân xương ở vị trí đốt gần
ngón III (PP3) (SMI9) 34
31 2.8 Giai đoạn kết dính đầu xương và thân xương ở vị trí đốt giữa
ngón III (PP3u) (SMI10) 34
32 2.9 Giai đoạn kết dính đầu xương và thân xương ở xương quay
(SMI11) 35
33 2.10 11 chỉ thị trưởng thành xương bàn-cổ tay (SMI) 35
34 2.11 Các số đo đốt sống cổ 36
35 2.12 Các số đo đốt sống cổ trong công thức tính tuổi xương đốt 39
sống cổ
36 2.13 8 điểm chuẩn (S, Na, Ba, Ar, Go, A, Gn, Me) và 8 số đo kích 41
hệ thống sọ mặt (S-Na, S-Ba, S-A, Ar-A, S-Gn, Ar-Gn, S-Go,
N-Me)
37 4.1 Sự cốt hóa xương đốt sống 80
38 4.2 Hình ảnh đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng CHRM 81
39 4.3 Sự thay đổi hình ảnh đốt sống cổ trong giai đoạn 8-18 tuổi 81
40 4.4 Hình ảnh đốt sống cổ theo Baccetti (2005) 82
41 4.5 Năm giai đoạn tuổi xương ĐSC của cá thể nữ mã số 150 87
42 4.6 Sơ đồ hướng tăng trưởng kích thước sọ mặt 90
43 4.7 Chiều cao tầng mặt sau và trước ở bệnh nhân cắn hở 94
44 4.8 Sơ đồ tương quan nền sọ, xương hàm trên, xương hàm dưới 98
45 4.9 Sơ đồ tương quan chiều cao tầng mặt và đốt sống cổ 99
46 4.10 Sơ đồ tương quan giữa XHT và XHD theo chiều trước sau 100
47 4.11 Sơ đồ tương quan sọ mặt trong sai hình xương hạng II 102
48 4.12 Sơ đồ tương quan sọ mặt trong sai hình xương hạng III 103
49 4.13 Góc nền sọ ở động vật đi bằng bốn chân, hướng tăng trưởng
theo chiều ra trước của khối mặt 103
50 4.14 Góc nền sọ ở con người, hướng tăng trưởng theo chiều đứng
của khối mặt 103
51 4.15 Quá trình tiến hóa tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân của
con người 104
vi

DANH MỤC BẢNG


STT Số bảng Nội dung Trang

1 2.1 11 giai đoạn (11 chỉ thị) trưởng thành xương bàn-cổ tay theo
Fishman 32
2 2.2 Phân nhóm của mẫu 1 36
3 2.3 Biến số về kích thước và góc độ của thân đốt sống cổ 37
4 2.4 Số đo đốt sống cổ trong công thức tính tuổi xương đốt sống cổ 38
5 2.5 Biến số về kích thước hệ thống sọ mặt 40
6 2.6 Biến số về tốc độ tăng trưởng các kích thước hệ thống sọ mặt 42
7 3.1 Tương quan giữa 39 biến độc lập với 5 giai đoạn tuổi xương 48
8 3.2 Hệ số tương quan R giữa 39 biến và 5 giai đoạn tuổi xương 49
10 3.3 Phân bố phim sọ nghiêng theo tuổi xương đốt sống cổ 51
11 3.4 Phân bố phim sọ nghiêng theo tuổi năm sinh 51
12 3.5 Phân bố phim sọ nghiêng theo tuổi năm sinh và tuổi xương
đốt sống cổ 52
13 3.6 Các giai đoạn TXĐSC theo tuổi năm sinh ở nam và nữ 53
14 3.7 Kích thước nền sọ ở nam và nữ theo tuổi năm sinh 55
15 3.8 Kích thước xương hàm trên ở nam và nữ theo tuổi năm sinh 56
16 3.9 Kích thước xương hàm dưới ở nam và nữ theo tuổi năm sinh 57
17 3.10 Chiều cao tầng mặt ở nam và nữ theo tuổi năm sinh 58
18 3.11 Kích thước nền sọ ở nam và nữ theo tuổi xương đốt sống cổ 59
19 3.12 Kích thước xương hàm trên ở nam và nữ theo tuổi xương
đốt sống cổ 59
20 3.13 Kích thước xương hàm dưới ở nam và nữ theo tuổi xương
đốt sống cổ 60
21 3.14 Chiều cao tầng mặt ở nam và nữ theo tuổi xương đốt sống cổ 60
22 3.15 Tỉ lệ chiều cao tầng mặt sau và trước theo tuổi xương đốt sống cổ 61
23 3.16 Tốc độ tăng trưởng kích thước nền sọ theo tuổi năm sinh giữa
nam và nữ 62
24 3.17 Tốc độ tăng trưởng kích thước XHT theo tuổi năm sinh giữa
nam và nữ 63
25 3.18 Tốc độ tăng trưởng kích thước XHD theo tuổi năm sinh giữa
nam và nữ 64
26 3.19 Tốc độ tăng trưởng chiều cao tầng mặt theo tuổi năm sinh giữa
nam và nữ 65
27 3.20 Tốc độ tăng trưởng kích thước nền sọ theo tuổi xương giữa
vii

nam và nữ 69
28 3.21 Tốc độ tăng trưởng kích thước XHT theo tuổi xương giữa
nam và nữ 69
29 3.22 Tốc độ tăng trưởng kích thước XHD theo tuổi xương giữa
nam và nữ 70
30 3.23 Tốc độ tăng trưởng chiều cao tầng mặt theo tuổi xương giữa
nam và nữ 70
31 4.1 Tương ứng 5 giai đoạn tuổi xương của nghiên cứu với các
giai đoạn tuổi xương của Baccetti và Fishman 86
viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


STT Số Nội dung Trang
biểu đồ
1 3.1 Tuổi xương đốt sống cổ theo tuổi năm sinh 53
2 3.2 Tuổi xương ĐSC trung bình (± ĐLC) theo tuổi năm sinh ở nữ 54
3 3.3 Tuổi xương ĐSC trung bình (± ĐLC) theo tuổi năm sinh ở nam 54
4 3.4 Tốc độ tăng trưởng kích thước nền sọ trước (S-Na) và sau (S-Ba)
theo tuổi năm sinh ở nam và nữ 66
5 3.5 Tốc độ tăng trưởng kích thước XHT (S-A và Ar-A) theo tuổi năm
sinh ở nam và nữ 66
6 3.6 Tốc độ tăng trưởng kích thước XHD (S-Gn và Ar-Gn) theo tuổi
năm sinh ở nam và nữ 67
7 3.7 Tốc độ tăng trưởng chiều cao tầng mặt sau (S-Go) và trước (Na-
Me) theo tuổi năm sinh ở nam và nữ 67
8 3.8 Tốc độ tăng trưởng kích thước nền sọ trước (S-Na) và sau (S-Ba)
theo tuổi xương ĐSC ở nam và nữ 71
9 3.9 Tốc độ tăng trưởng XHT (S-A và Ar-A) theo tuổi xương ĐSC
ở nam và nữ 71
10 3.10 Tốc độ tăng trưởng XHD (S-Gn và Ar-Gn) theo tuổi xương ĐSC
ở nam và nữ 72
11 3.11 Tốc độ tăng trưởng chiều cao tầng mặt sau (S-Go) và trước
(Na-Me) theo tuổi xương ĐSC ở nam và nữ 72
12 3.12 Tốc độ tăng trưởng các kích thước sọ mặt theo tuổi xương ĐSC ở
nam 73
13 3.13 Tốc độ tăng trưởng các kích thước sọ mặt theo tuổi xương ĐSC ở
nữ 73
14 3.14 Tốc độ tăng trưởng kích thước XHT và XHD theo tuổi xương
ĐSC ở nam 74
15 3.15 Tốc độ tăng trưởng kích thước XHT và XHD theo TXĐSC ở nữ 74
16 3.16 Tốc độ tăng trưởng kích thước XHT theo TXĐSC của 14 cá thể 76
17 3.17 Tốc độ tăng trưởng kích thước XHD theo TXĐSC của 14 cá thể 77
18 3.18 Tốc độ tăng trưởng kích thước XHT và XHD theo TXĐSC của
14 cá thể 78
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự tăng trưởng của hệ thống sọ mặt là một trong những mối quan tâm hàng đầu của
các Bác sĩ Chỉnh hình răng mặt. Hiểu rõ sự tăng trưởng của hệ thống sọ mặt giúp
Bác sĩ có thể can thiệp điều trị vào những thời điểm thích hợp, giúp đạt hiệu quả cao
nhất cho bệnh nhân về mặt chức năng và thẩm mỹ.
Giai đoạn từ 8-18 tuổi có sự tăng tốc tăng trưởng của toàn cơ thể để đạt được những
thay đổi hình thái từ trẻ em trở thành người trưởng thành. Từ lúc sinh ra, nam và nữ
tăng trưởng gần như nhau cho đến thời điểm khởi phát tăng trưởng dậy thì. Hiện
tượng dậy thì ở nam diễn ra muộn hơn nữ nhưng tốc độ tăng trưởng thường lớn hơn
nữ và thời gian tăng trưởng kéo dài hơn. Điều này làm cho sự phân biệt ngày càng
rõ giữa nam và nữ [8], [13]. Ngoài ra, giữa các cá thể trong cùng giới tính cũng
không giống nhau về tốc độ và thời điểm tăng trưởng [41], [127]. Như vậy, trong
giai đoạn từ 8-18 tuổi có sự khác biệt giữa các cá thể cũng như khác biệt giới tính
về thời gian, thời điểm và tốc độ tăng trưởng. Trong giai đoạn này, các cơ quan
trong cơ thể đều thay đổi để đáp ứng với sự tăng trưởng chung của cơ thể. Qui luật
tăng trưởng của hệ thống sọ mặt như thế nào đã trở thành một câu hỏi lớn vì giai
đoạn từ 8-18 tuổi cũng là giai đoạn diễn ra đa số các quá trình điều trị chỉnh hình
răng mặt. Đối với các bất hài hòa xương hàm, để điều trị đạt hiệu quả cao, các can
thiệp cần thực hiện trong giai đoạn xương hàm còn tăng trưởng.
Có hai căn cứ để khảo sát sự tăng trưởng của cơ thể nói chung và sự tăng trưởng
của hệ thống sọ mặt nói riêng, đó là khảo sát theo tuổi năm sinh và theo tuổi xương.
Tuy vậy, giai đoạn 8-18 tuổi là giai đoạn thể hiện khác biệt giới tính và cá thể nên
tuổi năm sinh và sự tăng trưởng có thể không liên quan chặt chẽ với nhau như
những giai đoạn trước đó. Sự tăng trưởng trong giai đoạn này phụ thuộc vào mức
độ trưởng thành xương hay tuổi xương của từng cá thể hơn là phụ thuộc vào tuổi
năm sinh [33], [64].
Trong Chỉnh hình răng mặt, phương pháp đánh giá tuổi xương bàn-cổ tay trên phim
X quang là một phương pháp kinh điển và từng là chuẩn vàng để đánh giá mức độ
trưởng thành xương của hệ thống sọ mặt. Năm 1972, Lamparski đưa ra phương
2

pháp đánh giá trưởng thành xương trên phim sọ nghiêng bằng việc quan sát sự thay
đổi các đốt sống cổ [48]. Phương pháp này đã được sự hưởng ứng tích cực của các
nhà nghiên cứu, đặc biệt là của chuyên khoa Chỉnh hình răng mặt. Các công trình
nghiên cứu của Hassel và Farman (1995); Garcia- Fernandez (1998); Kucukkeles
(1999); Mito, San Roman (2002); Gandini, Kamal, Uysal Grippaudo và Flores- Mir
(2006); Soegiharto, Akhal (2008); Wong, Stiehl và Muller (2009); Chen, Litsas và
Ari-Demirkaya (2010) đều đã khẳng định phương pháp này có độ tin cậy và có
tương quan cao như phương pháp đánh giá trưởng thành xương bàn-cổ tay [26],
[69], [96], [149], [141]… Ưu điểm nổi bật của nó là hạn chế nhiễm tia X cho bệnh
nhân vì có thể khảo sát đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng (là phim thường quy trong
Chỉnh hình răng mặt) mà không cần phải chụp thêm phim bàn-cổ tay [32], [127].
Năm 2002, San Roman đã thiết lập công thức tính tuổi xương đốt sống cổ cho
người da trắng. Mito (2003) đã đưa ra công thức tính tuổi xương đốt sống cổ cho
người Nhật Bản và Chen (2010) cũng lập phương trình hồi quy để tính tuổi xương
đốt sống cổ cho người Trung Quốc [52], [118], [132]... Để áp dụng phương pháp
đánh giá tuổi xương đốt sống cổ giúp xác định các giai đoạn trưởng thành xương
của người Việt trong điều trị Chỉnh hình răng mặt, trước tiên, cần lập công thức tính
tuổi xương đốt sống cổ.
Khái niệm về các giai đoạn tăng trưởng, đỉnh tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt
là những khái niệm cơ bản của điều trị dự phòng và điều trị can thiệp trong Chỉnh
hình răng mặt. Nghiên cứu về sự tăng trưởng hệ thống sọ mặt trong giai đoạn vị
thành niên, Bambha đã kết luận thời điểm tăng trưởng hệ thống sọ mặt giai đoạn 9-
17 tuổi có liên quan với tuổi xương: trẻ trưởng thành sớm có đỉnh tăng trưởng mặt
sớm, trẻ trưởng thành trễ có đỉnh tăng trưởng mặt trễ, nhóm trưởng thành trung bình
có đỉnh tăng trưởng mặt rất biến thiên [33]. Lewis (1982) nhận định đỉnh tăng
trưởng của xương hàm dưới giai đoạn dậy thì ở nữ sớm hơn nam từ 1,5-2 năm, và
có tương quan với tuổi xương bàn-cổ tay [102]. O’Reilly và Yanniello (1988) cho
thấy các giai đoạn trưởng thành của đốt sống cổ liên quan với sự tăng trưởng xương
hàm dưới trong thời kỳ dậy thì [124].
3

Ở Việt nam nhiều tác giả đã nghiên cứu về sự tăng trưởng hệ thống sọ mặt trên
phim sọ nghiêng ở các nhóm tuổi năm sinh khác nhau. Trần Thúy Nga nghiên cứu
sự tăng trưởng hệ thống sọ mặt của trẻ từ 3-5 tuổi [18]; Đống Khắc Thẩm nghiên
cứu ở trẻ từ 3-13 tuổi [22]; Lê Võ Yến Nhi đề cập đến sự tăng trưởng của trẻ từ 10-
14 tuổi [16] và Nguyễn Tuyết Oanh nghiên cứu sự tăng trưởng xương hàm dưới của
trẻ từ 4-12 tuổi [20]. Tuy vậy, những nghiên cứu trên chưa đưa ra được các giai
đoạn tăng trưởng hệ thống sọ mặt theo tuổi xương đốt sống cổ trong giai đoạn từ 8-
18 tuổi. Đó là lý do chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu tuổi xương
đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng và ứng dụng khảo sát sự tăng trưởng xương của
hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi”. Đề tài được thực hiện với các mục tiêu như
sau:
1. Xác lập công thức tính tuổi xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng dựa theo tiêu
chuẩn trưởng thành xương bàn-cổ tay.
2. Khảo sát kích thước xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi trên phim sọ
nghiêng theo tuổi năm sinh và tuổi xương đốt sống cổ.
3. Khảo sát tốc độ tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi trên phim
sọ nghiêng theo tuổi năm sinh và tuổi xương đốt sống cổ.
4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. SỰ TĂNG TRƯỞNG XƯƠNG HỆ THỐNG SỌ MẶT GIAI ĐOẠN 8-18
TUỔI
1.1.1. Nhắc lại giải phẫu học và cơ chế tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt
1.1.1.1. Giải phẫu học
Hệ thống xương sọ mặt gồm có 23 xương: xương trán, xương sàng, 2 xương đỉnh,
xương chẩm, xương bướm, 2 xương thái dương, 2 xương xoăn mũi dưới, 2 xương
lệ, 2 xương mũi, xương lá mía, 2 xương hàm trên, 2 xương gò má, 2 xương khẩu
cái, xương hàm dưới, xương móng [14], [5] (Hình 1.1). Các xương này chia thành 2
khối:

Hình 1.1: Hệ thống xương sọ mặt nhìn thẳng và nhìn nghiêng

“Nguồn: Netter, 1996” [14]

Khối xương sọ não (8 xương đầu tiên của hệ thống sọ mặt) tạo nên hộp sọ chứa não
bộ, cơ quan thính giác-thăng bằng. Phần trên của hộp sọ là vòm sọ và phần dưới là
nền sọ. Nền sọ ngăn cách não bộ phía trên với khối xương mặt, ổ mắt, ổ mũi, hầu,
đốt sống ở dưới. Khối xương mặt (15 xương còn lại của hệ thống sọ mặt). Các
xương hệ thống sọ mặt kết nối nhau bởi các khớp bất động trừ khớp thái dương hàm
là khớp động duy nhất [5], [14].
5

1.1.1.2. Cơ chế tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt


Hệ thống sọ mặt tăng kích thước theo ba chiều trong không gian. Sự tăng trưởng
của hệ thống sọ mặt là nhờ sự tăng trưởng của các thành phần cấu tạo thành. Tuy
nhiên thời điểm tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng của các thành phần của hệ thống
sọ mặt không giống nhau. Sự tăng trưởng diễn ra theo ba cơ chế: (1) tăng trưởng
sụn, (2) tăng trưởng ở đường khớp và (3) tăng trưởng tái tạo bề mặt [71].
* Tăng trưởng sụn: Tăng trưởng sụn là tăng trưởng bằng cách phân chia tế bào sụn
và chuyển dần thành xương bởi quá trình cốt hóa. Vùng sọ mặt có kiểu tăng trưởng
sụn chủ yếu là vùng nền sọ, vách mũi và vùng đầu lồi cầu xương hàm dưới (Hình
1.2).
Ở nền sọ, tăng trưởng sụn nhờ các khớp sụn. Các khớp sụn có thể ở vị trí trong các
xương hoặc giữa các xương. Các khớp sụn trong xương như khớp sụn trong xương
bướm, trong xương sàng và trong xương chẩm. Các khớp sụn giữa các xương như
khớp sụn bướm-sàng và khớp sụn bướm-chẩm (Hình 1.3). Các khớp sụn này hóa
xương ở những thời điểm khác nhau: khớp sụn trong xương sàng và xương bướm
hóa xương lúc sinh, trong khi khớp sụn trong xương chẩm hóa xương trước 5 tuổi.
Khớp sụn bướm-sàng hóa xương khoảng 6 tuổi và khớp sụn bướm-chẩm có thể hóa
xương ở tuổi 13-15 [41], [61], [71]. Sự tăng trưởng của các khớp sụn này làm kích
thước nền sọ tăng trưởng nhanh để phù hợp phần nào với sự tăng trưởng nhanh của
mô não trong giai đoạn sau sinh. Sự tăng trưởng ở khớp sụn bướm-sàng làm tăng
kích thước nền sọ trước trong khi sự tăng trưởng ở khớp sụn bướm-chẩm sẽ làm
tăng kích thước nền sọ sau. Sụn bướm chẩm là một sụn tăng trưởng đặc biệt có cấu
trúc như hai đĩa sụn tăng trưởng ở đầu xương dài (Hình 1.4). Như vậy, ở giai đoạn
trễ còn sự tăng trưởng sụn ở khớp sụn bướm-chẩm sẽ làm tăng kích thước nền sọ
sau.
Sự tăng trưởng sụn vách mũi sẽ đẩy mũi ra trước dọc theo nền sọ trước và tăng
trưởng sụn lồi cầu sẽ làm tăng chiều dài và chiều cao xương hàm dưới.
6

Hình 1.2: Những vùng tăng trưởng sụn của hệ thống sọ mặt
(a) sụn bướm-chẩm, (b) sụn vách mũi, (c) lồi cầu xương hàm dưới
“Nguồn: Foster, 1982” [71]

Hình 1.3: Các khớp sụn ở nền sọ: (a) xương trán, (b) xương sàng, (c) xương tiền
bướm, (d) nền bướm, (e) nền chẩm, (f) đường khớp sụn bướm sàng, (g) đường khớp
sụn giữa xương bướm, (h) đường khớp sụn bướm chẩm
“Nguồn: Bộ Môn CHRM, 2004” [3]

Hình 1.4: Khớp sụn bướm-chẩm “Nguồn: Enlow, 1996” [61]


7

* Tăng trưởng ở đường khớp: Sự tăng trưởng ở đường khớp vùng đầu mặt làm gia
tăng kích thước đầu mặt theo ba chiều không gian. Trong giai đoạn đầu, vùng
xương sọ tăng trưởng nhanh để thích nghi với sự tăng trưởng nhanh của mô não, sự
tăng trưởng này diễn ra ở các đường khớp ngang, trước sau, thái dương, chẩm, đỉnh
(hay còn gọi là các thóp) (Hình 1.5).
.

Xương khẩu cái

Xương gò má
Xương hàm trên
Xương bướm

Xương thái dương

Xương chẩm

Hình 1.5: Hệ thống các đường khớp vùng đầu mặt


“Nguồn: Foster, 1982” [71]

Khối xương mặt được bao quanh bởi các đường khớp cho phép sự tăng trưởng theo
chiều trước sau, chiều đứng và chiều rộng. Hệ thống các đường khớp của khối
xương mặt bao gồm các đường khớp ở hai bên như đường khớp trán-hàm trên, trán-
gò má, gò má-hàm trên, bướm-khẩu cái và khẩu cái-hàm trên; hệ thống đường khớp
ở đường giữa như khớp giữa khẩu cái, khớp giữa hàm trên (Hình 1.6).
8

Hình 1.6: Các đường khớp của khối xương mặt

* Tăng trưởng tái tạo bề mặt:


Tăng trưởng tái tạo là quá trình đắp xương/ tiêu xương ở màng xương ngoài/ màng
xương trong (Hình 1.7). Ở vòm sọ, tăng trưởng tái tạo cũng là cơ chế tăng trưởng
chính giúp thích ứng với sự gia tăng kích thước của các thùy não khi các đường
khớp giữa các xương vòm sọ đã hóa xương. Sự tăng chiều dài nền sọ trước còn do
đắp xương mặt ngoài và tiêu xương mặt trong làm tăng kích thước xoang trán ở giai
đoạn trễ sau này (Hình 1.8) [41], [61], [71], [127].
Ngoài ra, sự thay đổi chiều dài cũng như độ gập góc nền sọ sau còn là do hiện
tượng đắp xươngvà tiêu xương bề mặt.

Hình 1.7: Tăng trưởng vòm sọ theo cơ chế đắp xương và tiêu xương

“Nguồn: Enlow, 1996” [61]


9

Hình 1.8: Mở rộng xoang trán bằng cơ chế đắp và tiêu


xương bề mặt “Nguồn: Enlow, 1996” [61]

Tăng trưởng tái tạo cũng là cơ chế tăng trưởng chính của hệ thống xương mặt ở giai
đoạn trễ khi sự tăng trưởng sụn và tăng trưởng ở các đường khớp đã chậm lại [41],
[61], [71].
Để tăng chức năng hô hấp, vùng xoang mũi cũng được mở rộng: sàn mũi bị đẩy tịnh
tiến xuống dưới và có hiện tượng tiêu xương bề mặt. Đồng thời có hiện tượng đắp
xương phía khẩu cái xương hàm trên. Mặc dầu có hiện tượng đắp xương phía khẩu
cái xương hàm trên nhưng chiều cao vòm họng vẫn tiếp tục tăng theo tuổi. Đó là do
sự tăng trưởng đáng kể của xương ổ răng kèm theo quá trình mọc răng sữa và răng
vĩnh viễn (Hình 1.9). Ngoài những vị trí thành lập xương đặc biệt như trên, một số
vị trí của khối xương hàm trên vẫn có quá trình đắp xương/ tiêu xương bề mặt (Hình
1.10) [61].

Hình 1.9: Tiêu xương và đắp xương phía sàn mũi và khẩu cái
“Nguồn: Bộ Môn CHRM, 2004” [3]

Tiêu xương bề mặt

Đắp xương bề mặt

Hình 1.10: Quá trình tái tạo xương bề mặt của phức hợp mũi-hàm trên
“Nguồn: Enlow, 1996” [61]
10

Quá trình tạo xương ở bờ sau và tiêu xương ở bờ trước nhánh đứng xương hàm
dưới giải thích cho sự tăng trưởng theo chiều trước sau của nhánh đứng và thân
xương hàm dưới. Quá trình này làm tăng chiều dài phía sau của thân xương hàm
dưới kéo dài thân xương hàm dưới ở vùng răng cối tạo khoảng cho răng cối vĩnh
viễn mọc (Hình 1.11).

Hình 1.11: Quá trình tái tạo xương hàm dưới


(vùng lồi cầu, mỏm vẹt, vùng cằm, bờ trước và
bờ sau nhánh đứng xương hàm dưới)
(+): tạo xương, (-): tiêu xương
1.1.2. Các giai đoạn tăng trưởng cơ thể sau sinh
Sự tăng trưởng là quá trình diễn ra trong suốt cuộc đời của con người mặc dầu tốc
độ tăng trưởng giảm đáng kể sau tuổi 20. Sự tăng trưởng cơ thể trong 20 năm đầu
tiên thường được chia thành 4 giai đoạn: trẻ em, thiếu niên, vị thành niên và trưởng
thành. Giai đoạn trẻ em (từ lúc mới sinh đến 2 tuổi) là giai đoạn đầu tiên sau sinh.
Tiếp theo là giai đoạn thiếu niên (khoảng từ 2-10 tuổi). Giai đoạn vị thành niên
(khoảng 10-18 tuổi) với đặc trưng là thời kỳ dậy thì. Cuối cùng là giai đoạn trưởng
thành sau 18 tuổi. Mặc dầu mỗi cá nhân đều qua 4 giai đoạn tăng trưởng nhưng giai
đoạn vị thành niên có độ biến thiên đáng kể về thời điểm, thời gian và tốc độ tăng
trưởng (Hình 1.12) [10], [41], [48], [127].

Hình 1.12: Đường cong tăng trưởng chiều cao theo Bjork
11

1.1.3. Tăng trưởng hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi


Giai đoạn 8-18 tuổi có sự gia tăng nhu cầu thức ăn, oxy của toàn cơ thể. Hệ thống
hàm mặt cũng có sự tăng trưởng đáng kể để phù hợp với sự gia tăng chức năng của
hệ thống hô hấp và tiêu hóa. Có sự tăng trưởng mạnh vùng mũi-đường thở theo
chiều đứng để phù hợp với một cơ thể đang tăng trưởng nhanh với kích thước gia
tăng của phổi. Đây cũng là giai đoạn có sự tăng trưởng mạnh vùng hệ thống nhai,
vùng răng-xương ổ răng và những thành phần vùng miệng-hầu để đạt đến kích
thước và hình thể ở người trưởng thành. Các chức năng ăn nhai, nuốt và thở, chức
năng nhìn, ngửi, nghe, nói…đã tác động lên sự tăng trưởng của khối mặt.
Xương hàm trên dịch chuyển ra trước và xuống dưới làm nới rộng vùng hầu mũi và
hầu họng. Nhánh đứng xương hàm dưới cũng tái tạo hình dạng và kích thước.
Nhánh đứng dài và rộng hơn để tăng thể tích cơ nhai bám vào và phù hợp với sự
tăng chiều rộng của khoảng hầu, tăng kích thước phức hợp mũi-hàm trên theo chiều
đứng [33], [44]. Xương hàm dưới sẽ bị hạ thấp vì có sự tăng chiều cao nhánh đứng
và tăng chiều dài thân xương hàm dưới. Bộ răng vĩnh viễn mọc hoàn toàn là một
bước chuẩn bị cho bộ máy tiêu hóa phát triển. Xương hàm dưới và lưỡi cũng thay
đổi vị trí để đảm bảo khoảng trống vùng mũi hầu. Như vậy, xương hàm dưới tăng
trưởng xuống dưới và ra trước để thích nghi với các chức năng này.
1.1.4. Thay đổi hình dạng và vị trí của xương
Xương thay đổi hình dạng và vị trí nhờ một hoặc hai quá trình: quá trình tái tạo và
quá trình dịch chuyển (Hình 1.13).

Hình 1.13: Quá trình tái tạo và dịch


chuyển xương
“Nguồn: Enlow, 1996” [61]
12

1.1.4.1. Quá trình tái tạo


Quá trình tái tạo gồm hai hiện tượng: đắp xương và tiêu xương. Mặc dầu những
thay đổi này có thể diễn ra đồng thời nhưng không có nghĩa tương đương về lượng
hoặc ngược nhau về hướng. Quá trình tái tạo làm thay đổi kích thước và hình dạng
xương dẫn đến sự thay đổi vị trí của xương trong không gian. Mặc dầu chức năng
tái tạo liên quan với sự tăng trưởng giai đoạn vị thành niên, tuy nhiên quá trình tái
tạo xương vẫn tiếp tục ở người trưởng thành và người lớn tuổi nhưng với mức độ
giảm để vẫn thích nghi với những thay đổi chức năng [41], [61].
1.1.4.2. Quá trình dịch chuyển hay tịnh tiến
Có hai quá trình dịch chuyển: dịch chuyển nguyên phát và dịch chuyển thứ phát.
Dịch chuyển nguyên phát khi hai xương kế cận đẩy tách ra nhau tại đường khớp
giữa hai xương. Dịch chuyển thứ phát là khi xương này thay đổi kích thước và hình
dạng làm dịch chuyển một xương khác ở vị trí xa hơn. Quá trình dịch chuyển diễn
ra ở các đường khớp và quá trình dịch chuyển có thể diễn ra đồng thời với quá trình
tái tạo.
Ví dụ phức hợp mũi-hàm trên tiếp xúc với nền sọ theo các đường khớp ở nền sọ
trước. Toàn bộ phức hợp mũi-hàm trên sẽ dịch chuyển xuống dưới và ra trước nhờ
sự tăng trưởng nới rộng của các đường khớp ở vùng tầng giữa mặt với nền sọ trước.
Như vậy quá trình dịch chuyển sẽ đẩy phức hợp mũi-hàm trên xuống dưới và ra
trước và đồng thời một lượng xương được tái tạo tương ứng (ở vị trí đường khớp
với nền sọ) theo hướng ngược lại lên trên và ra sau (Hình1.14) [41], [61], [71],
[127].
Tương tự, ở mặt đang phát triển toàn bộ xương hàm dưới dịch chuyển khỏi ổ khớp
xương thái dương nhờ sự phát triển của phức hợp cơ, mô mềm ở vùng này. Lúc này
lồi cầu và nhánh đứng xương hàm dưới sẽ tăng trưởng tái tạo theo hướng lên trên và
ra sau. Vì lồi cầu khớp với hõm khớp xương thái dương nên khi lồi cầu tăng trưởng
lên trên và ra sau, làm dịch chuyển toàn bộ xương hàm dưới theo hướng xuống dưới
và ra trước (Hình 1.11).
13

Vậy nền tảng của quá trình tăng trưởng là (1) quá trình dịch chuyển - đẩy các xương
tách xa nhau nhờ lực căng của mô mềm hoặc nhờ hoạt động của những vùng chức
năng và (2) quá trình tái tạo xương tại các đường khớp giữa các xương và quá trình
tái tạo ở những vị trí của các xương khác nhau. Đây là những vị trí chìa khóa để tác
động điều trị lên quá trình tăng trưởng [41], [61], [127].

Hình 1.14: Tái tạo xương tại đường khớp nền sọ trước và phức hợp mũi-hàm trên
“Nguồn: Enlow, 1996” [61]
1.2. THEO DÕI SỰ TĂNG TRƯỞNG HỆ THỐNG SỌ MẶT TRONG GIAI
ĐOẠN 8-18 TUỔI
Người ta thường theo dõi sự tăng trưởng của cơ thể nói chung và sự tăng trưởng của
hệ thống sọ mặt nói riêng theo tuổi năm sinh. Tuổi năm sinh thường liên quan với
mức độ tăng trưởng của cơ thể [1], [41], [127].
Tuy nhiên giai đoạn 8-18 tuổi có sự tăng tốc tăng trưởng của toàn cơ thể để đạt
được những thay đổi hình thái đáng kể từ trẻ em trở thành người trưởng thành. Hệ
thống sọ mặt cũng tăng tốc tốc tăng trưởng trong giai đoạn này [33], [123]. Trong
giai đoạn 8-18 tuổi, tuổi năm sinh và sự tăng trưởng thường không liên quan chặt
chẽ với nhau như những giai đoạn trước đó. Ví dụ, có cá thể ở tuổi 12 đã đạt đỉnh
tăng trưởng và sau đó tốc độ tăng trưởng chậm lại nhưng có cá thể đạt đỉnh tăng
trưởng ở lứa tuổi 10 và sự tăng trưởng đã chậm lại trước lứa tuổi 12. Những cá thể
đạt đỉnh lúc 14 tuổi sẽ còn tăng trưởng kéo dài hơn. Sự tăng trưởng trong giai đoạn
này phụ thuộc vào mức độ trưởng thành xương của cơ thể hơn là phụ thuộc vào tuổi
năm sinh. Mức độ trưởng thành xương đánh giá chính xác hơn mức độ trưởng thành
của cơ thể.
14

Theo dõi sự tăng trưởng của hệ thống sọ mặt theo mức độ trưởng thành xương có
thể giúp xác định mức độ tăng trưởng khác biệt giữa các cá thể vì mức độ tăng
trưởng trung bình theo tuổi năm sinh khó có thể cho thấy sự khác biệt này.
Phương pháp đánh giá trưởng thành xương bàn-cổ tay trên phim X quang từng được
xem là chuẩn vàng để đánh giá mức độ trưởng thành xương hệ thống sọ mặt. Gần
đây, phương pháp đánh giá trưởng thành xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng
được quan tâm nhiều và ứng dụng phương pháp này để xác định thời điểm tối ưu
trong các điều trị CHRM [32], [127].
1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRƯỞNG THÀNH XƯƠNG – TUỔI
XƯƠNG
1.3.1. Khái niệm trưởng thành xương – tuổi xương
Tuổi xương là thước đo mức độ trưởng thành của mô xương. Có hai phương pháp
đánh giá mức độ trưởng thành xương sử dụng trong ngành Chỉnh hình răng mặt là
phương pháp đánh giá trưởng thành xương bàn-cổ tay trên phim X quang và
phương pháp đánh giá trưởng thành xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng.
1.3.2. Phương pháp đánh giá trưởng thành xương bàn-cổ tay (BCT)
Ở xương dài, giữa đầu và thân xương là cổ xương - nơi có đĩa sụn tăng trưởng, giữ
vai trò tăng trưởng chiều dài xương. Khi đầu xương liền với thân xương chứng tỏ
xương ngưng tăng trưởng chiều dài hay xương đã trưởng thành [21].
Có thể phân thành hai nhóm phương pháp đánh giá trưởng thành xương bàn-cổ tay.
1.3.2.1. Phương pháp so sánh:
* Phương pháp của Greulich và Pyle: Greulich và Pyle (1959) đã đưa ra bản Atlas
gồm những hình chụp X quang của xương bàn-cổ tay điển hình từ lúc 3 tháng đến
17 tuổi. Khi đánh giá tuổi xương của bệnh nhân theo phương pháp này, hình ảnh X
quang xương tay của bệnh nhân được so sánh với những hình ảnh tương ứng trong
Atlas và định tuổi theo những chuẩn đó [81].
*Phương pháp so sánh và cho điểm số: Acheson (1954, 1957) chia sự phát triển
xương thành các giai đoạn 1, 2, 3… sẽ được cho điểm 1, 2, 3…Tổng số điểm khác
nhau tương ứng với số tuổi xương khác nhau [144].
15

Tanner và Whitehouse (1962) sử dụng hệ thống thang điểm sinh học - sự thay đổi
hình dạng và độ đậm đặc của xương từ lúc bắt đầu xuất hiện cho đến tình trạng
xương trưởng thành, để xác định tuổi xương của từng cá thể. Trưởng thành xương
là quá trình liên tục được chia thành những giai đoạn cụ thể. Mỗi giai đoạn được
xác định bằng
một điểm số. Tổng số điểm của các xương sẽ cho biết mức độ trưởng thành xương
của mỗi cá thể [144].
1.3.2.2. Phương pháp dùng những đặc điểm chuyên biệt:
Phương pháp này đánh giá dựa vào sự trưởng thành xương của từng cá thể trong
giai đoạn tăng trưởng dậy thì. Các đặc điểm chuyên biệt thường là thời điểm bắt đầu
cốt hóa xương vừng, tình trạng cốt hóa của xương móc, các giai đoạn phát triển của
đốt gần, đốt giữa và đốt xa của các xương ngón tay và xương bàn tay… Các giai
đoạn trưởng thành của xương ngón tay, xương bàn tay theo tương quan giữa đầu
xương và thân xương gồm 3 giai đoạn theo thứ tự: giai đoạn mở rộng đầu xương:
đầu xương có cùng chiều rộng với thân xương; giai đoạn tạo chỏm: đầu xương bao
quanh thân xương như cái mũ chụp lên thân xương và cuối cùng là giai đoạn kết
dính: đầu xương dính với thân xương (Hình 1.15-1.17):

Hình 1.15: Giai đoạn mở rộng đầu xương


“Nguồn: Fishman, 1982” [65]

Hình 1.16: Giai đoạn tạo chỏm

“Nguồn: Fishman, 1982” [65]


16

Hình 1.17: Giai đoạn kết dính đầu xương và thân xương
“Nguồn: Fishman, 1982” [65]

Hai phương pháp điển hình:


* Phương pháp của Bjork (1972), Grave và Brown (1976): Theo Bjork, Grave và
Brown, đặc điểm trưởng thành xương để xác định tuổi xương trong giai đoạn từ 8-
18 tuổi gồm 9 giai đoạn [79]:
Giai đoạn PP2: Đầu xương của đốt gần ngón II có cùng chiều rộng với thân xương.
Giai đoạn này diễn ra khoảng 3 năm trước đỉnh tăng trưởng dậy thì.
Giai đoạn MP3: Đầu xương của đốt giữa ngón III có cùng chiều rộng với thân
xương.
Giai đoạn Pis, H1 và R: Giai đoạn Pis: cốt hóa xương đậu; giai đoạn H1: cốt hóa
mấu móc của xương móc; giai đoạn R: giai đoạn đầu xương và thân xương quay có
cùng chiều rộng. Ba đặc điểm này có thể thay đổi theo từng người nhưng thường
diễn ra cùng thời gian trong quá trình tăng trưởng.
Giai đoạn S và H2: Giai đoạn S: dấu hiệu cốt hóa đầu tiên của xương vừng ở vùng
khớp bàn - ngón của ngón I; giai đoạn H2: tiếp tục cốt hóa mấu móc của xương
móc. Hai giai đoạn này rất gần ngay trước đỉnh tăng trưởng dậy thì.
Giai đoạn MP3 cap, PP1 cap, R cap: đầu xương có dạng mũ chụp phủ lên thân
xương ở đốt giữa ngón III (MP3 cap), ở đốt gần ngón I (PP1 cap), và ở đầu xương
quay (R cap). Các giai đoạn này diễn ra ngay đỉnh tăng trưởng dậy thì.
Giai đoạn DP3u: Kết dính đầu xương và thân xương ở đốt xa ngón III. Giai đoạn
này đã qua đỉnh tăng trưởng dậy thì.
Giai đoạn PP3u: Kết dính đầu và thân xương ở đốt gần ngón III
Giai đoạn MP3u: Kết dính đầu xương và thân xương ở đốt giữa ngón III.
Giai đoạn Ru: Kết dính đầu xương và thân xương quay. Đây là giai đoạn hoàn tất
quá trình cốt hóa của tất cả các xương bàn-cổ tay và sự tăng trưởng xương hoàn tất.
17

* Phương pháp của Fishman: Fishman (1982) đã phát triển hệ thống đánh giá sự
trưởng thành xương dựa vào 11 đặc điểm gọi là những đặc điểm trưởng thành
xương (SMI). 11 đặc điểm này đánh giá toàn bộ giai đoạn tăng trưởng của trẻ trong
giai đoạn dậy thì. Đây là những đặc điểm trên những vị trí của ngón cái (ngón I),
ngón giữa (ngón III), ngón út (ngón V) và xương quay [65]. Hệ thống đánh giá của
Fishman cũng sử dụng bốn giai đoạn trưởng thành xương: giai đoạn mở rộng đầu
xương, giai đoạn tạo chỏm, giai đoạn kết dính đầu xương với thân xương, giai đoạn
cốt hóa xương vừng. Sự xuất hiện xương vừng trên phim X quang là một đặc điểm
đánh giá đỉnh tăng trưởng giai đoạn dậy thì sắp diễn ra. Giai đoạn này xuất hiện sau
giai đoạn mở rộng đầu xương nhưng trước giai đoạn tạo chỏm. Đặc điểm trưởng
thành xương của từng cá thể diễn tiến theo thứ tự thời gian như sau:
Giai đoạn PP3 (SMI 1): mở rộng đầu xương ở vị trí đốt gần ngón III.
Giai đoạn MP3 (SMI 2): mở rộng đầu xương ở vị trí đốt giữa ngón III.
Giai đoạn MP5 (SMI 3): mở rộng đầu xương ở vị trí đốt giữa ngón V.
Giai đoạn S (SMI 4): dấu hiệu cốt hóa đầu tiên của xương vừng.
Giai đoạn DP3cap (SMI 5): đầu xương có dạng mũ chụp phủ lên thân xương ở đốt
giữa ngón tạo chỏm ở vị trí đốt xa ngón III.
Giai đoạn MP3cap (SMI 6): đầu xương có dạng mũ chụp phủ lên thân xương ở vị
trí đốt giữa ngón III.
Giai đoạn MP5cap (SMI 7): đầu xương có dạng mũ chụp phủ lên thân xương ở vị
trí đốt giữa ngón V.
Giai đoạn DP3u (SMI 8): kết dính đầu xương và thân xương ở vị trí đốt xa ngón III.
Giai đoạn PP3u (SMI 9): kết dính đầu xương và thân xương ở vị trí đốt gần ngón
III.
Giai đoạn MP3u (SMI 10): kết dính đầu và thân xương ở vị trí đốt giữa ngón III.
Giai đoạn Ru (SMI 11): kết dính đầu xương và thân xương ở vị trí xương quay.
Theo phân loại của Fishman, quá trình tăng trưởng xương trong giai đoạn dậy thì
gồm 11 đặc điểm trưởng thành xương (SMI) (Hình 1.18). Giai đoạn tạo chỏm ở vị
trí đốt xa ngón III diễn ra trước đỉnh tăng trưởng dậy thì chưa đến một năm, giai
18

đoạn tạo chỏm ở vị trí đốt giữa ngón III diễn ra ngay sau đỉnh tăng trưởng dậy thì
và giai đoạn tạo chỏm ở vị trí đốt giữa ngón V diễn ra trước một năm rưỡi sau đỉnh
tăng trưởng dậy thì.

Hình 1.18: Các giai đoạn trưởng thành xương bàn-cổ tay trên đường tăng trưởng
chiều cao theo Fishman

1.3.3. Phương pháp đánh giá trưởng thành xương đốt sống cổ (ĐSC)
1.3.3.1. Các phương pháp đánh giá trưởng thành xương đốt sống cổ: Có nhiều
phương pháp đánh giá trưởng thành xương đốt sống cổ khác nhau.
* Phương pháp của Lamparski: vào năm 1972, lần đầu tiên Lamparski nghiên cứu
trên 72 nữ và 69 nam từ 10-15 tuổi, đưa ra một loạt các tiêu chuẩn để định tuổi
xương dựa vào sự thay đổi hình thể của thân đốt sống cổ từ C2 đến C6. Tác giả đã
thiết lập bảng đối chiếu sự thay đổi hình thể xương đốt sống cổ theo tuổi năm sinh
[48]. Theo Lamparski, sự trưởng thành đốt sống cổ trong giai đoạn dậy thì trải qua 6
giai đoạn:
Giai đoạn 1: Bờ dưới thân đốt sống cổ phẳng, bờ trên hình thuôn từ sau ra trước.
Giai đoạn 2: Bờ dưới thân đốt sống cổ C2 có dạng lõm, tăng chiều cao bờ trước C2.
Giai đoạn 3: Bờ dưới C3 có dạng lõm, bờ dưới của các đốt sống còn lại vẫn phẳng.
Giai đoạn 4: Bờ dưới C4 có dạng lõm, bờ dưới C3 lõm nhiều hơn, C5 và C6 có bờ
dưới bắt đầu hơi lõm, thân các đốt sống cổ đều có dạng hình chữ nhật.
19

Giai đoạn 5: Thân các đốt sống cổ có dạng gần như hình vuông, khoảng trống giữa
các đốt sống nhỏ hơn, bờ dưới của cả sáu đốt sống cổ đều lõm rõ.
Giai đoạn 6: Tất cả thân các đốt sống cổ có chiều cao tăng, chiều cao lớn hơn chiều
rộng, bờ dưới lõm sâu hơn (Hình 1.19).

Đốt

Sống

Cổ

Hình 1.19: Sáu giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ

“Nguồn: O’Reilly, 1988” [124]

*Phương pháp của Hassel và Farman: Hassel và Farman (1995) so sánh sự thay
đổi các giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ với xương bàn-cổ tay và đã phân
sáu giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ theo Lamparski tương ứng 11 giai
đoạn trưởng thành xương bàn-cổ tay theo Fishman [88].
Giai đoạn khởi đầu: tương ứng SMI 1, 2. Quá trình tăng trưởng chỉ mới bắt đầu.
Mức độ tăng trưởng giai đoạn này vẫn còn 80-100%.
Giai đoạn tăng tốc: tương ứng SMI 3, 4. Mức độ tăng trưởng còn lại 65-85%.
Giai đoạn chuyển tiếp: tương ứng SMI 5, 6. Mức độ tăng trưởng còn lại 25-65%.
Giai đoạn giảm tốc: tương ứng SMI 7, 8. Mức độ tăng trưởng chỉ còn lại 10-25%.
Giai đoạn trưởng thành: tương ứng SMI 9, 10. Chỉ còn 5-10% mức tăng trưởng.
Giai đoạn hoàn tất: tương ứng SMI 11. Sự tăng trưởng xem như là hoàn tất. Rất ít
hoặc không còn sự tăng trưởng nào trong giai đoạn này.
* Phương pháp Baccetti (2002): Baccetti và cộng sự năm 2002 đã đưa ra một phân
loại mới về các giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ trong giai đoạn dậy thì. Phân
loại này dựa trên phân loại của O’Reilly và Yanniello (1998) kết hợp với phương
pháp của Hassel và Farman [31]. Baccetti chỉ đánh giá trên C2, C3, C4 vì các đốt
sống cổ này có thể thấy được trên phim sọ nghiêng khi bệnh nhân có mặc áo chì bảo
20

vệ. Tác giả đã chia thành chín hình ảnh, phân thành năm giai đoạn (Hình 1.20).
Năm giai đoạn tăng trưởng đốt sống cổ trong phân loại của Baccetti như sau:

I II III IV V

Hình 1.20: Phương pháp của Baccetti


“Nguồn: Baccetti, 2002” [31]
Giai đoạn I: Bờ dưới thân đốt sống cổ C2, C3, C4 phẳng (hoặc bờ dưới C2 cong
lõm); C3, C4 có dạng hình thang (bờ trên thân đốt sống cổ thuôn dần từ sau ra
trước). Đỉnh tăng trưởng xương hàm dưới sẽ diễn ra sau giai đoạn này khoảng 1
năm.
Giai đoạn II: Bờ dưới C2, C3 đều cong lõm; C3, C4 có dạng hình thang hoặc hình
chữ nhật ngang. Đỉnh tăng trưởng của xương hàm dưới sẽ diễn ra 1 năm sau giai
đoạn này.
Giai đoạn III: Bờ dưới C2, C3, C4 đều cong lõm; C3, C4 có dạng hình chữ nhật
ngang. Đỉnh tăng trưởng xương hàm dưới đã diễn ra trong 1- 2 năm trước giai đoạn
này.
Giai đoạn IV: Bờ dưới thân C2, C3, C4 cong lõm; thân C3 hoặc/ và C4 có dạng
hình vuông. Đỉnh tăng trưởng xương hàm dưới đã diễn ra ít nhất 1năm trước giai
đoạn này.
Giai đoạn V: Bờ dưới C2, C3, C4 cong lõm; C3 hoặc/ và C4 có dạng hình chữ nhật
đứng. Đỉnh tăng trưởng xương hàm dưới đã diễn ra ít nhất hai năm trước giai đoạn
này.
Theo Baccetti, đỉnh tăng trưởng dậy thì của xương hàm dưới sẽ diễn ra trong giai
đoạn II - III và phải sau giai đoạn I - II.
* Phương pháp của Mito (2002): Mito chỉ dựa trên đốt sống cổ C3 và C4 và đưa ra
công thức tính tuổi xương đốt sống cổ (TXĐSC) như sau (Hình 1.23):
TXĐSC= -0,2 + 6,2 x AH3/AP3 + 5,9 x AH4/ AP4 + 4,74 x AH4/ PH4
21

Trong đó: AH3, AH4: chiều cao bờ trước của thân đốt sống cổ C3, C4. AP3, AP4:
chiều dài trước sau của thân đốt sống cổ C3, C4.
Tỉ lệ AH3/AP3 và AH4/ AP4 tăng nhanh trong giai đoạn 12 tuổi và tỉ lệ AH4/ AP4
tiếp tục tăng cho đến khoảng 14 tuổi.
Hình 1.21: Sơ đồ đo đạc kích thước đốt
sống cổ theo Mito
“Nguồn: Mito, 2002” [117]

* Phương pháp của Baccetti (2005):


Năm 2005, Baccetti và cộng sự đã nghiên cứu mối liên quan giữa sự tăng trưởng
xương hàm dưới và đốt sống cổ [32] để xác định thời điểm điều trị CHRM tối ưu.
Baccetti chia thành sáu giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ như sau (Hình 1.22):
Giai đoạn I: Bờ dưới C2, C3, C4 đều phẳng, thân C3 và C4 có dạng hình thang.
Đỉnh tăng trưởng xương hàm dưới sẽ diễn ra sau giai đoạn này khoảng 2 năm.
Giai đoạn II: Bờ dưới C2 lõm, thân C3 và C4 vẫn có dạng hình thang. Đỉnh tăng
trưởng xương hàm dưới sẽ diễn ra sau giai đoạn này khoảng 1 năm.
Giai đoạn III: Bờ dưới C2, C3 lõm; thân C3, C4 có dạng hình thang hoặc chữ nhật
ngang. Đỉnh tăng trưởng xương hàm dưới sẽ diễn ra 1 năm sau giai đoạn này.
Giai đoạn IV: Bờ dưới C2, C3, C4 lõm; thân C3 và C4 có dạng hình chữ nhật
ngang. Đỉnh tăng trưởng xương hàm dưới đã diễn ra khoảng 1- 2 năm trước giai
đoạn này.
Giai đoạn V: Bờ dưới C2, C3, C4 lõm rõ; thân C3 hoặc/và C4 có dạng hình vuông.
Đỉnh tăng trưởng xương hàm dưới đã diễn ra ít nhất 1 năm trước giai đoạn này.
Giai đoạn VI: Bờ dưới C2, C3, C4 lõm rõ; thân C3 hoặc/và C4 có dạng hình chữ
nhật đứng. Đỉnh tăng trưởng xương hàm dưới đã diễn ra ít nhất 2 năm trước giai
đoạn này.
22

Đỉnh tăng trưởng XHD

> 2 năm
2 năm
> 1 năm
1 năm
< 1năm
< 1- 2 năm

I II III IV V VI
Hình 1.22: Sáu giai đoạn
VI trưởng thành đốt sống cổ liên quan đỉnh tăng trưởng XHD
“Nguồn: Baccetti, 2005” [32]
* Phương pháp của Chen L. (2010): Chen (2010) đã chọn 3 số đo: H4/ W4, AH3/
PH3, α2 (Hình 1.23) có tương quan cao với các đặc điểm trưởng thành xương bàn-
cổ tay (SMI) để xác định 4 giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ theo công thức [51]:
TXĐSC = -4,13 + 3,57 x H4/W4 + 4,07 x AH3/ PH3 + 0,03 x α2

Hình 1.23: Sơ đồ đo đạc kích thước đốt sống cổ theo Chen


“Nguồn: Chen, 2010” [51]
Trong đó: H4, W4: chiều cao và chiều rộng thân C4; AH3, PH3: Chiều cao phía
trước và phía sau của thân C3; α2: Góc hợp bởi bờ dưới sau đốt sống cổ và đường
C2p- C2a
Theo kết quả của Chen:
TXĐSC I < 1,74 tương ứng SMI 1-3: giai đoạn tăng tốc tăng trưởng;
1,74 < TXĐSC II < 2,62 tương ứng SMI 4-7: giai đoạn tốc độ tăng trưởng cao
2,62 < TXĐSC III < 3,52 tương ứng SMI 8-9: giai đoạn giảm tốc tăng trưởng
TXĐSC IV > 3,52 ương ứng SMI 10-11: giai đoạn tăng trưởng hoàn tất
23

* Phương pháp của Fudalej và Bollen (2010): Fudalej và Bollen phân các giai
đoạn trưởng thành đốt sống cổ theo hình dạng thân C2, C3 và C4 như sau:
Giai đoạn I: thân đốt sống cổ C3, 4 phẳng. Giai đoạn II: C3 lõm ≥ 1mm; C4 phẳng.
Giai đoạn III: C2, C3, C4 lõm ≥ 1mm; C3/C4 có hình thuôn hoặc hình chữ nhật
ngang. Giai đoạn IV: C3/ C4 hình vuông hoặc hình chữ nhật ngang. Giai đoạn V:
C3/ C4 hình chữ nhật đứng [74].
(Phẳng: bờ dưới lõm ≤ 1mm; hình thuôn: tỉ lệ bờ sau/ bờ trước > 1,2; hình vuông: tỉ
lệ bờ sau/ bờ trước = 0,8-1,2 và tỉ lệ bờ dưới/ bờ trước = 0,85- 1,15; hình chữ nhật
ngang: tỉ lệ bờ dưới/ bờ trước > 1,15; hình chữ nhật đứng: tỉ lệ bờ dưới/ bờ trước
<0,85)
Tóm lại: có nhiều phương pháp đánh giá trưởng thành xương đốt sống cổ khác nhau
dựa theo sự thay đổi hình thái của thân đốt sống cổ từ C2 đến C4.
1.3.3.2. Độ tin cậy của phương pháp đánh giá trưởng thành xương đốt sống cổ
Hellsing (1991) kết luận có mối tương quan có ý nghĩa giữa chiều cao, chiều rộng
thân đốt sống cổ với chiều cao cơ thể trong thời kỳ dậy thì. Sự tăng trưởng đốt sống
cổ có thể dùng đánh giá trưởng thành xương mà không cần chụp thêm phim bàn-cổ
tay [89].
Năm 2002, Mito và cộng sự xác định mối tương quan giữa tuổi xương đốt sống cổ
và bàn-cổ tay là 0,869 (p<0,05) lớn hơn tương quan giữa tuổi xương đốt sống cổ và
tuổi năm sinh là 0,705 [117]. San Roman cho thấy chiều cao và độ lõm bờ dưới thân
đốt sống cổ có tương quan với các giai đoạn trưởng thành xương bàn-cổ tay [132].
Năm 2006, Gandini và Kamal kết luận phương pháp ĐSC có độ tin cậy cao như
phương pháp BCT và ưu điểm hơn là giảm nhiễm tia X [96], [149]. Uysal cho rằng
các giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ là những đặc điểm có thể sử dụng để
đánh giá giai đoạn tăng trưởng dậy thì [149]. Grippaudo kết luận phương pháp ĐSC
có thể đánh giá chính xác sự trưởng thành xương do đó có thể thay thế phương pháp
BCT [82]. Flores-Mir so sánh phương pháp phương pháp ĐSC và BCT cho thấy độ
kiên định của phương pháp BCT là 0,985 và phương pháp ĐSC là 0,889. Giá trị
24

tương quan Spearman là 0,72 (p< 0,01) giữa các giai đoạn của hai phương pháp
[69].
Soegiharto (2008) cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai phương pháp
BCT và ĐSC khi phân biệt bệnh nhân chưa đến đỉnh hoặc đã qua đỉnh tăng trưởng.
Sử dụng phương pháp ĐSC sẽ tránh nhiễm thêm tia X cho bệnh nhân [140].
Akhal (2008), Wong (2009) kết luận phương pháp ĐSC có tương quan cao với
BCT. Tuổi năm sinh không đánh giá được mức độ trưởng thành xương. Phương
pháp ĐSC là đặc điểm chính xác về sự tăng trưởng xương trong giai đoạn dậy thì,
giúp xác định thời điểm cần thay đổi tăng trưởng để có thể đạt hiệu quả tối ưu cho
bệnh nhân [26], [153]. Stiehl và Muller (2009) nghiên cứu cho thấy có mối tương
quan có ý nghĩa giữa hai phương pháp ĐSC và BCT [141].
Năm 2010, Chen đưa ra công thức xác định giai đoạn đốt sống cổ theo kích thước
thân C3, C4 và độ cong lõm bờ dưới thân C2 [52]. Theo Chen có bốn giai đoạn tăng
trưởng đốt sống cổ tương ứng các giai đoạn tăng trưởng xương bàn-cổ tay
(Fishman). Còn Litsas kết luận ĐSC là phương pháp đáng tin cậy như BCT [105].
Hầu hết các nghiên cứu đều kết luận phương pháp ĐSC đáng tin cậy và có thể thay
thế phương pháp BCT khi đánh giá tăng trưởng hệ thống sọ mặt quanh giai đoạn
dậy thì. Tuy nhiên một nghiên cứu kết luận hoàn toàn trái ngược. Gabriel (2009)
nghiên cứu tính lập lại của phương pháp ĐSC theo Baccetti 2002 trên 30 phim sọ
nghiêng (15 nam, 15 nữ) đã kết luận tính thống nhất thấp giữa các bác sĩ khi đánh
giá và độ kiên định của từng bác sĩ giữa hai lần đánh giá không cao và cần thận
trọng khi đánh giá trưởng thành đốt sống cổ nhất là giai đoạn I theo phân loại của
Baccetti 2002 [78].
Tóm lại: các nghiên cứu kết luận phương pháp đánh giá trưởng thành xương đốt
sống cổ có tương quan cao và có độ tin cậy như phương pháp bàn-cổ tay. Tuy
nhiên, tính thống nhất và độ kiên định của phương pháp đánh giá trưởng thành
xương đốt sống cổ theo phương pháp định tính không cao. Có lẽ vì vậy mà gần đây
các tác giả đã hướng đến việc xác định tuổi xương đốt sống cổ bằng phương pháp
định lượng.
25

1.4. NGHIÊN CỨU SỰ TĂNG TRƯỞNG HỆ THỐNG SỌ MẶT TRÊN PHIM


SỌ NGHIÊNG
Các nghiên cứu trên thế giới

Nanda RS. (1955) nghiên cứu tốc độ tăng trưởng sọ mặt của 10 nam và 5 nữ tuổi từ
4-20 đã kết luận: đường cong tăng trưởng mặt đặc trưng theo đường cong tăng
trưởng cơ thể hơn là theo tăng trưởng sọ - là tăng trưởng thần kinh. Nền sọ trước là
sự kết hợp giữa tăng trưởng thần kinh và tăng trưởng cơ thể. Mặc dầu có đỉnh tăng
trưởng dậy thì, nhưng các kích thước không tăng trưởng cùng tốc độ và thời điểm
nên có nhiều dạng mặt khác nhau. Đỉnh tăng trưởng dậy thì các kích thước sọ mặt
chậm hơn đỉnh tăng trưởng chiều cao cơ thể. Ở nữ, các kích thước sọ mặt tăng
trưởng ít hơn nam trong giai đoạn vị thành niên [120].
Coben (1955), nghiên cứu trên 25 nam và 22 nữ ở hai giai đoạn 8 tuổi và 16 tuổi
cho thấy có sự thay đổi kích thước và hình dạng các cấu trúc sọ mặt. Không nên
nghiên cứu một cấu trúc riêng lẻ mà cần nghiên cứu sự tương tác của các thành
phần sọ mặt. Không thể quyết định sự bình thường/ bất thường hoặc hài hòa/ bất hài
hòa nếu không đánh giá toàn bộ phức hợp sọ mặt. Góc nền sọ duỗi gây lùi hàm dưới
dẫn đến sai hình xương hạng II. Ngược lại, góc nền sọ gập gây nhô hàm dưới, dẫn
đến sai hình xương hạng III. Nếu nền sọ trước ngang, tầng mặt sau ở vị trí cao hơn,
dễ đưa đến mặt phẳng hàm dưới dốc, hàm dưới lùi. Ngược lại nếu nền sọ trước dốc,
tầng mặt sau ở vị trí hạ thấp hơn dễ đưa đến mặt phẳng hàm dưới ngang hơn (hay
mặt phẳng hàm dưới đóng). Trong hai giai đoạn 8 và 16 tuổi, độ nhô tầng mặt giữa
tăng ít trong khi tầng mặt dưới tăng nhiều. Chiều cao tầng mặt sau tăng nhiều hơn
tầng mặt trước. Góc mặt phẳng hàm dưới ngang hơn. Sai hình không chỉ liên quan
đến bất hài hòa về kích thước mà còn liên quan đến vị trí, hướng tăng trưởng. Kết
quả cho thấy kích thước bất thường ở một vùng hoặc hai vùng nào đó nhưng sự kết
hợp các bất thường có thể tạo một tổng thể hài hòa [54].
Bambha (1963), nghiên cứu về mối liên quan giữa tăng trưởng hệ thống sọ mặt và
tuổi xương của 22 nam và 28 nữ từ 9-17 tuổi đã xác định: trẻ trưởng thành sớm có
26

đỉnh tăng trưởng mặt sớm, trẻ trưởng thành trễ có đỉnh tăng trưởng mặt trễ, nhóm
trưởng thành trung bình có đỉnh tăng trưởng mặt rất biến thiên [33].
Bergersen (1966), nghiên cứu dọc hướng tăng trưởng của mặt từ 3-16 tuổi trên 16
đối tượng (8 nam, 8 nữ), kết luận: độ dốc bờ dưới xương hàm dưới liên quan hướng
tăng trưởng của cằm. Bờ dưới xương hàm dưới hướng ngang, cằm tăng trưởng ra
trước. Nếu cằm tăng trưởng xuống dưới, mức độ tăng trưởng cằm sẽ ít hơn, tầng
mặt dưới ít nhô và dài. Nếu cằm tăng trưởng ra trước, mức độ tăng trưởng cằm
nhiều hơn, tầng mặt dưới nhô nhiều và ngắn hơn. Không có mối tương quan giữa
hướng hoặc cường độ tăng trưởng của cằm với độ cắn phủ từ giai đoạn trẻ em đến
người trưởng thành [35].
Dermaut (1978), nghiên cứu 24 nữ trong giai đoạn vị thành niên (8-18 tuổi) cho
thấy có độ biến thiên cao về mức độ và thời điểm tăng trưởng chiều cao tầng mặt
trước. Dậy thì sớm, đỉnh tăng trưởng mặt diễn ra sớm và ngược lại. Tốc độ tăng
trưởng tối đa chiều cao tầng mặt trước trên và trước dưới thường diễn ra ở tuổi 11-
12 và 12-13 [58].
Fishman (1982) nghiên cứu đánh giá tốc độ tăng trưởng hàm trên, hàm dưới và
chiều cao cơ thể theo các giai đoạn trưởng thành xương bàn-cổ tay trong giai đoạn
vị thành niên. Fishman đã nhấn mạnh vai trò đánh giá trưởng thành xương theo các
đặc điểm trưởng thành xương bàn-cổ tay mang tính chất đặc trưng cá thể, có thể áp
dụng trong chẩn đoán và điều trị cho từng bệnh nhân cụ thể [65].
Lewis (1982, 1985), nghiên cứu tăng trưởng xương hàm dưới trong giai đoạn vị
thành niên trên 67 cá thể (34 nam, 33 nữ) đã kết luận: mỗi cá thể có ít nhất 2 năm
trước và 2 năm sau đỉnh tăng trưởng. Đỉnh tăng trưởng xương hàm dưới ở nữ sớm
hơn nam 1.5-2năm và khoảng dậy thì ở nam rộng hơn nữ. Có tương quan giữa đỉnh
tăng trưởng xương hàm dưới với tuổi xương bàn-cổ tay. Thời điểm xuất hiện đỉnh
tăng trưởng của nền sọ, xương hàm dưới không liên quan chặt chẽ với điểm cốt hóa
xương vừng, đỉnh tăng tốc chiều cao cơ thể tối đa hoặc thời điểm xuất hiện kinh
nguyệt. Không có sự khác biệt đỉnh tăng trưởng ở cá thể dậy thì sớm hoặc trễ [102],
[103].
27

O’Reilly và Yanniello (1988) nghiên cứu trên 13 nữ da trắng từ 9-15 tuổi, cho thấy
các giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ liên quan với sự tăng trưởng xương hàm
dưới trong thời kỳ dậy thì [124].
Nanda SK. (1992), nghiên cứu dọc trên phim sọ nghiêng ở 18 nữ (3-18 tuổi) cho
thấy nền sọ trước có tốc độ tăng trưởng cao và hoàn tất sớm hơn hàm trên và hàm
dưới. 90% kích thước nền sọ trước đạt lúc 5 tuổi, chiều dài hàm trên đạt lúc 7 tuổi
và hàm dưới đạt lúc 10 tuổi. Sự thay đổi tương quan giữa nền sọ trước, hàm trên và
hàm dưới là do tốc độ và thời điểm tăng trưởng không giống nhau giữa các thành
phần sọ mặt [122].
Ursi (1993) nghiên cứu dọc sự tăng trưởng sọ mặt ở 32 đối tượng (16 nam, 16 nữ)
từ 6-18 tuổi cho thấy kích thước nền sọ trước ở nam lớn hơn nữ nhưng góc nền sọ
không khác biệt. Chiều dài xương hàm trên và dưới tương đương giữa nam và nữ
đến 14 tuổi. Sau đó các chiều dài này ổn định ở nữ nhưng tăng ở nam. Hướng tăng
trưởng mặt của hai giới tương tự nhưng nữ có khuynh hướng tăng trưởng theo chiều
ngang [148].
Bishara (1997), nghiên cứu dọc sự thay đổi của 3 dạng mặt thông thường kết luận:
đa số dạng mặt có khuynh hướng duy trì theo thời gian (77% có cùng dạng mặt từ
5-25 tuổi). Trong cùng một dạng mặt, có sự biến thiên rất lớn giữa các cá thể về
kích thước và tương quan giữa các thành phần sọ mặt cũng như có sự khác biệt
đáng kể giữa nam và nữ [40].
Jamison (1998), nghiên cứu trên 35 cá thể (20 nam, 15 nữ) từ 8-17 tuổi cho thấy:
các kích thước thay đổi ở nam và nữ như sau: hàm trên tăng 7,5 và 5,1mm, nền sọ
tăng 1,70 và 0,40, tương quan hai xương hàm giảm 0,60 và 10. Thay đổi tương quan
hai hàm không khác biệt đáng kể trong 3 giai đoạn (trước đỉnh, ngay đỉnh và sau
đỉnh tăng trưởng) và tăng trưởng mặt không thể dự đoán từ tăng trưởng chiều cao
cơ thể [93].
Franchi (2000), nghiên cứu trên mẫu gồm 24 cá thể (15 nữ, 9 nam) tuổi từ 3-18 kết
luận chiều cao cơ thể và chiều dài xương hàm dưới thay đổi theo các giai đoạn
trưởng thành xương đốt sống cổ [72].
28

Takeshita (2001), nghiên cứu tăng trưởng hệ thống sọ mặt của 20 nam và 20 nữ từ
4-18 tuổi theo 6 giai đoạn tăng trưởng (4-6 tuổi, 6-8 tuổi, 8-10 tuổi, 10-12 tuổi, 12-
14 tuổi, 14-18 tuổi), kết luận: ở nam, đỉnh tăng trưởng của nền sọ từ 10-12 tuổi,
hàm trên từ 8-10 tuổi và hàm dưới từ 12-14 tuổi; ở nữ, hầu như không thay đổi từ 4-
12 tuổi và hoàn tất lúc 12 tuổi, sớm hơn nam vài năm. Thời điểm và cường độ tăng
trưởng ở nữ khác nam mặc dầu dạng tăng trưởng tương tự. Hàm dưới thay đổi hình
dạng ít hơn thay đổi kích thước. Hàm trên, đặc biệt phần trước thay đổi hình dạng
rõ nét nhất và kéo dài đến tuổi trưởng thành. Nền sọ tăng trưởng kéo dài đến 14 tuổi
ở nam [143].
Thordarson (2006), nghiên cứu dọc 55 nam và 56 nữ (ở 6 và 16 tuổi) cho thấy độ
nhô hàm dưới tăng nhưng tương quan hai hàm theo chiều trước sau, góc hàm dưới
và góc nền sọ giảm ở cả hai giới [146].
Jiuhui (2007), nghiên cứu dọc tăng trưởng hệ thống sọ mặt bằng phương pháp phân
tích tỉ lệ theo sơ đồ lưới trên 28 đối tượng (13 nam, 15 nữ) ở tuổi 13 và 18. Kết quả
cho thấy ở nữ, các vùng sọ mặt tăng trưởng tỉ lệ với hình chữ nhật lõi của sơ đồ
lưới, trong khi ở nam, nền sọ trước có hướng lên trên và ra trước, vùng cằm và bờ
dưới thân xương hàm dưới có hướng xuống dưới và ra trước [94].
Nhìn chung, các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới cho thấy đỉnh tăng trưởng
mặt liên quan đỉnh tăng trưởng chiều cao cơ thể, liên quan tuổi xương bàn-cổ tay và
tuổi xương đốt sống cổ. Đỉnh tăng trưởng mặt của nữ diễn ra sớm hơn nam.
Các nghiên cứu tại Việt nam
Ở Việt nam có các nghiên cứu về sự tăng trưởng hệ thống sọ mặt từ 3-5 tuổi của
Phan Thị Thanh Yên, Trần Thúy Nga; từ 10-14 tuổi của Lê Võ Yến Nhi; sự tăng
trưởng của xương hàm dưới từ 4-12 tuổi của Nguyễn Tuyết Oanh và sự tăng trưởng
hệ thống sọ mặt với mối liên quan với nền sọ ở trẻ từ 3-13 tuổi của Đống Khắc
Thẩm. Các nghiên cứu tại Việt nam đã đưa ra các số liệu, khuynh hướng tăng
trưởng và mối liên quan giữa các thành phần hệ thống sọ mặt trong từng giai đoạn
tuổi năm sinh tuy nhiên vẫn chưa đề cập đến sự tăng trưởng của hệ thống sọ mặt
theo tuổi xương đặc biệt tuổi xương đốt sống cổ [16], [18], [20], [22], [25].
29

Tóm tắt phần tổng quan tài liệu:


- Giai đoạn 8-18 tuổi với đặc trưng nổi bật là thời kỳ dậy thì với sự tăng tốc tăng
trưởng của toàn cơ thể. Hệ thống sọ mặt cũng có những tăng trưởng đáng kể nhưng
có sự khác biệt giới tính cũng như sự khác biệt cá thể về thời gian và tốc độ tăng
trưởng. Trong giai đoạn này, sự tăng trưởng thường không liên quan chặt chẽ với
tuổi năm sinh như những giai đoạn trước đó mà phụ thuộc vào tuổi xương.
- Phương pháp đánh giá tuổi xương bàn-cổ tay trên phim X quang là chuẩn vàng để
đánh giá mức độ trưởng thành xương của hệ thống sọ mặt. Tuy nhiên, hiện nay
phương pháp xác định tuổi xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng để đánh giá sự
tăng trưởng hệ thống sọ mặt được quan tâm nhiều vì phương pháp này có độ tin cậy
cao như phương pháp đánh giá trưởng thành xương bàn-cổ tay và hạn chế nhiễm tia
X cho bệnh nhân.
30

CHƯƠNG 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Công trình nghiên cứu được thực hiện từ năm 2010 đến 2014 tại Khoa Răng Hàm
Mặt, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu gồm các trẻ
từ 8-18 tuổi đến khám, theo dõi và chăm sóc răng miệng từ năm 2000 đến 2012.
Công trình gồm hai nghiên cứu độc lập, kế tiếp và bổ sung cho nhau.
- Nghiên cứu thứ nhất: Xác lập công thức tuổi xương đốt sống cổ dựa vào tiêu
chuẩn trưởng thành xương bàn-cổ tay (theo phương pháp Fishman). Nghiên cứu thứ
nhất được tiến hành trên mẫu nghiên cứu 1 với phương pháp nghiên cứu cắt ngang.
- Nghiên cứu thứ hai: Khảo sát sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn từ
8-18 tuổi qua khảo sát kích thước và tốc độ tăng trưởng theo tuổi năm sinh và tuổi
xương đốt sống cổ theo phương pháp nghiên cứu dọc. Tuổi xương đốt sống cổ được
tính dựa theo công thức được xác lập từ nghiên cứu thứ nhất. Nghiên cứu thứ hai
được tiến hành trên mẫu nghiên cứu 2, độc lập với mẫu 1.
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Mẫu 1: xác lập công thức tuổi xương đốt sống cổ
Mẫu 1 gồm 180 cá thể (91 nam, 89 nữ) từ 7-18 tuổi được chọn theo phương pháp
chọn mẫu thuận tiện từ:
- nhóm nghiên cứu tham gia chương trình “Theo dõi và chăm sóc răng miệng đặc
biệt trong 15 năm (1996-2010)” do Bộ Y Tế quản lý, được thực hiện tại Khoa Răng
Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (*).
- và nhóm bệnh nhân đến khám và điều trị Chỉnh hình răng mặt tại Khoa Răng
Hàm Mặt - Đại học Y Dược TPHCM trong giai đoạn từ tháng 8/2010 đến 12/2012.
Mỗi cá thể được chụp phim X quang sọ nghiêng và phim bàn-cổ tay tại cùng thời
điểm (Hình 2.1).
2.1.2. Mẫu 2: khảo sát sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18
tuổi theo tuổi năm sinh và tuổi xương đốt sống cổ
Từ nhóm nghiên cứu dọc tham gia chương trình “Theo dõi và chăm sóc răng miệng
đặc biệt trong 15 năm (1996-2010)” do Bộ Y Tế quản lý, được thực hiện tại Khoa

(*) Chương trình do Hoàng Tử Hùng khởi xương và chủ trì


31

Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Chọn các cá thể trong
nhóm nghiên cứu dọc với điều kiện có đủ ít nhất 5 phim sọ nghiêng kéo dài từ 8 đến
18 tuổi (các phim sọ nghiêng được lấy từ nguồn hồ sơ lưu trữ của Khoa Răng Hàm
Mặt, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh). Vẽ nét hình thái đốt sống cổ để
xác định tuổi xương đốt sống cổ theo công thức được rút ra từ nghiên cứu thứ nhất.
Chọn được 508 phim của 78 cá thể (47 nam, 31 nữ) trải qua 4-5 giai đoạn tuổi
xương đốt sống cổ để đo đạc các số đo sọ mặt.

Hình 2.1: Phim bàn-cổ tay và phim sọ nghiêng của một cá thể trong mẫu 1 được
chụp cùng thời điểm

2.1.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu


Mẫu được chọn phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau đây:
- Cha mẹ, ông bà nội ngoại là người Việt nam, dân tộc Kinh
- Không có những bất thường vùng hàm mặt
- Có đầy đủ thông tin cá nhân: tên họ, giới tính, năm sinh, ngày chụp phim
- Các phim sọ nghiêng chất lượng tốt với các răng ở tư thế lồng múi tối đa. Các
phim sọ nghiêng phải thấy rõ hình ảnh của mô xương, răng và hình ảnh các thân đốt
sống cổ C2, C3 và C4.
32

- Các phim bàn-cổ tay chất lượng tốt, thấy rõ các ngón I, III, V và xương quay.
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ:
Các cá thể bị loại ra khỏi mẫu nghiên cứu khi:
- Không có đầy đủ thông tin cá nhân
- Các phim sọ nghiêng và phim bàn-cổ tay không có chất lượng tốt
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu thứ nhất: thiết kế nghiên cứu cắt ngang
Nghiên cứu thứ hai: thiết kế nghiên cứu dọc
2.2.2. Quy trình nghiên cứu:
2.2.2.1. Xác lập công thức tuổi xương đốt sống cổ (nghiên cứu thứ nhất):
* Xác định các giai đoạn trưởng thành xương bàn-cổ tay của 180 cá thể của mẫu 1:
Từ 180 phim bàn-cổ tay của 180 cá thể trong mẫu 1, xác định các giai đoạn trưởng
thành xương bàn-cổ tay theo Fishman. Mười một đặc điểm trưởng thành xương
bàn-cổ tay theo Fishman (từ SMI 1 đến SMI 11) ở các vị trí xương ngón III, xương
ngón V, xương vừng và xương quay với các giai đoạn trưởng thành xương từ giai
đoạn mở rộng đầu xương, giai đoạn tạo chỏm đến giai đoạn kết dính đầu xương và
thân xương (Bảng 2.1 và hình 2.2-2.10).
Bảng 2.1: 11 giai đoạn trưởng thành xương bàn-cổ tay theo Fishman

SMI Mô tả
SMI 1 Giai đoạn mở rộng đầu xương ở vị trí đốt gần ngón III (PP3)
SMI 2 Giai đoạn mở rộng đầu xương ở vị trí đốt giữa ngón III (MP3)
SMI 3 Giai đoạn mở rộng đầu xương ở vị trí đốt giữa ngón V (MP5)
SMI 4 Giai đoạn cốt hóa xương vừng
SMI 5 Giai đoạn tạo chỏm ở vị trí đốt xa ngón III (DP3cap)
SMI 6 Giai đoạn tạo chỏm ở vị trí đốt giữa ngón III (MP3cap)
SMI 7 Giai đoạn tạo chỏm ở vị trí đốt giữa ngón V (MP5cap)
SMI 8 Giai đoạn kết dính đầu xương và thân xương ở vị trí đốt xa ngón III
(DP3u)
SMI 9 Giai đoạn kết dính đầu xương và thân xương ở vị trí đốt gần ngón III
(PP3u)
SMI 10 Giai đoạn kết dính đầu và thân xương ở vị trí đốt giữa ngón III (MP3u)
SMI 11 Giai đoạn kết dính đầu xương và thân xương ở vị trí xương quay (Ru)
33

Hình 2.2: Giai đoạn mở rộng đầu xương ở vị trí đốt gần ngón III (PP3) (SMI 1)
“Nguồn: Canal, 1993” [155]

Hình 2.3: Giai đoạn mở rộng đầu xương ở vị trí đốt giữa ngón III (MP3) (SMI 2)
“Nguồn: Canal, 1993” [155]

Hình 2.4: Giai đoạn cốt hóa xương vừng (SMI 4)

“Nguồn: Fishman, 1982” [65]


34

Hình 2.5: Giai đoạn tạo chỏm ở vị trí đốt giữa ngón III (MP3 cap) (SMI 6)
“Nguồn: Canal, 1993” [155]

Hình 2.6: Giai đoạn kết dính đầu và thân xương ở đốt xa ngón III (DP3u) (SMI 8)
“Nguồn: Canal, 1993” [155]

Hình 2.7: Giai đoạn kết dính đầu và thân xương ở đốt gần ngón III (PP3u) (SMI 9)
“Nguồn: Canal, 1993” [155]

Hình 2.8: Giai đoạn kết dính đầu và thân xương ở đốt giữa ngón III (PP3u) (SMI 10)
“Nguồn: Canal, 1993” [155]
35

Hình 2.9: Giai đoạn kết dính đầu xương và thân xương ở xương quay (SMI 11)
“Nguồn: Canal, 1993” [155]

Đặc điểm

trưởng thành

xương

Hình 2.10: 11 đặc điểm trưởng thành xương bàn-cổ tay (SMI)
“Nguồn: Fishman, 1982” [65]

Mười một đặc điểm trưởng thành xương bàn-cổ tay của Fishman được chia thành 5
nhóm tương ứng với các giai đoạn tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì (theo Hassel
và Farman [88]) và như vậy mẫu 1 sẽ được phân nhóm như sau (Bảng 2.2):
36

Bảng 2.2. Phân nhóm của mẫu 1:

Phân nhóm Theo SMI Đặc điểm tăng trưởng


I (N= 46) SMI 1, 2, 3, 4 Giai đoạn khởi đầu và tăng tốc
II (N= 27) SMI 5, 6 Giai đoạn chuyển tiếp
III (N= 24) SMI 7, 8 Giai đoạn giảm tốc
IV (N=19) SMI 9, 10 Giai đoạn trưởng thành
V (N=64) SMI 11 Giai đoạn hoàn tất

* Xác định các đặc điểm kích thước, góc độ thân đốt sống cổ của 180 cá thể mẫu 1:
Trên 180 phim sọ nghiêng của 180 cá thể mẫu 1, vẽ nét thân đốt sống cổ C2, C3 và
C4. Có 39 đặc điểm hình thái thân đốt sống cổ C2, C3, C4 được đo đạc (Bảng 2.3
và hình 2.11).

Hình 2.11: Các số đo đốt sống cổ


37

Bảng 2.3: Biến số về kích thước, góc độ và tỉ lệ các kích thước của thân đốt sống cổ
STT Biến số Đơn vị Mô tả
1 α2 độ Góc lõm trước bờ dưới thân C2
2 α3 độ Góc lõm trước bờ dưới thân C3
3 α4 độ Góc lõm trước bờ dưới thân C4
4 α2’ độ Góc lõm sau bờ dưới thân C2
5 α3’ độ Góc lõm sau bờ dưới thân C3
6 α4’ độ Góc lõm sau bờ dưới thân C4
7 h3 mm Chiều cao thân C3
8 w3 mm Chiều rộng thân C3
9 ah3 mm Chiều cao trước thân C3
10 ph3 mm Chiều cao sau thân C3
11 h4 mm Chiều cao thân C4
12 w4 mm Chiều rộng thân C4
13 ah4 mm Chiều cao trước thân C4
14 ph4 mm Chiều cao sau thân C4
15 AB3 mm Chiều dài bờ dưới thân C3
16 BC3 mm Chiều dài bờ trước thân C3
17 CD3 mm Chiều dài bờ trên thân C3
18 DA3 mm Chiều dài bờ sau thân C3
19 AB4 mm Chiều dài bờ dưới thân C4
20 BC4 mm Chiều dài bờ trước thân C4
21 CD4 mm Chiều dài bờ trên thân C4
22 DA4 mm Chiều dài bờ sau thân C4
23 d1 mm Khoảng gian đốt sống trước giữa C2 và C3
24 d2 mm Khoảng gian đốt sống sau giữa C2 và C3
25 d3 mm Khoảng gian đốt sống trước giữa C3 và C4
26 d4 mm Khoảng gian đốt sống sau giữa C3 và C4
27 AB2 mm Chiều dài bờ dưới thân C2
28 h3/w3 Tỉ lệ chiều cao, chiều rộng thân C3
29 h4/w4 Tỉ lệ chiều cao, chiều rộng thân C4
30 ah3/ph3 Tỉ lệ chiều cao trước, sau của thân C3
31 ah4/ph4 Tỉ lệ chiều cao trước, sau của thân C4
32 AB3/BC3 Tỉ lệ chiều dài bờ dưới, bờ trước của thân C3
33 AB3/CD3 Tỉ lệ chiều dài bờ dưới, bờ trên của thân C3
34 DA3/BC3 Tỉ lệ chiều dài bờ sau, bờ trước của thân C3
35 DA3/AB3 Tỉ lệ chiều dài bờ sau, bờ dưới của thân C3
36 AB4/BC4 Tỉ lệ chiều dài bờ dưới, bờ trước của thân C4
37 AB4/CD4 Tỉ lệ chiều dài bờ dưới, bờ trên của thân C4
38 DA4/BC4 Tỉ lệ chiều dài bờ sau, bờ trước của thân C3
39 DA4/AB4 Tỉ lệ chiều dài bờ sau, bờ dưới của thân C4
38

* Xác lập công thức tuổi xương đốt sống cổ: tìm phương trình tương quan giữa 39
đặc điểm hình thái đốt sống cổ với 5 giai đoạn tuổi xương

2.2.2.2. Khảo sát sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi
(nghiên cứu thứ hai):
* Vẽ nét hình thái đốt sống cổ của nhóm nghiên cứu dọc tham gia chương trình
“Theo dõi và chăm sóc răng miệng đặc biệt trong 15 năm (1996-2010)” (do Bộ Y
Tế quản lý, được thực hiện tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh) để xác định tuổi xương đốt sống cổ theo công thức tính tuổi xương
đốt sống cổ đã được xác định từ nghiên cứu thứ nhất:
- Công thức tính tuổi xương đốt sống cổ [24]:
TXĐSC= 1,92+ 0,04 * α2 + 0,03 * α4 –1,12*AB3/CB3 + 3,17 * h4/w4
- Đo đạc 4 đặc điểm hình thái đốt sống cổ theo công thức tính tuổi xương đốt sống
cổ (bảng 2.4 và hình 2.12):

Bảng 2.4: Số đo đốt sống cổ trong công thức tính tuổi xương

STT Biến số Đơn vị Mô tả


1 α2 độ Góc lõm trước bờ dưới thân C2
2 α4 độ Góc lõm rước bờ dưới thân C4
3 AB3/CB3 Tỉ lệ chiều dài bờ dưới, bờ trước của thân C3
4 h4/w4 Tỉ lệ chiều cao, chiều rộng thân C4
39

Hình 2.12: Các số đo đốt sống cổ trong công thức tính tuổi xương
*Chọn được 78 cá thể trải qua 4-5 giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ, với 508 phim
sọ nghiêng (mẫu 2) để đo đạc các số đo sọ mặt:
- Khảo sát sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt của 78 cá thể qua khảo sát kích
thước và tốc độ tăng trưởng theo tuổi năm sinh và tuổi xương đốt sống cổ như sau:
a, Khảo sát kích thước xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi năm
sinh và tuổi xương đốt sống cổ:
Kích thước xương hệ thống sọ mặt gồm các kích thước nền sọ, xương hàm trên,
xương hàm dưới và chiều cao các tầng mặt (Bảng 2.5 và hình 2.13).
40

Bảng 2.5: Biến số về kích thước hệ thống sọ mặt


Số TT Biến số Đơn vị Định nghĩa
Nền sọ
1 S-Na mm Kích thước nền sọ trước
2 S-Ba mm Kích thước nền sọ sau
Xương hàm trên
3 S-A mm Kích thước xương hàm trên từ S
4 Ar-A mm Kích thước xương hàm trên từ Ar
Xương hàm dưới
5 S-Gn mm Kích thước xương hàm dưới từ S
6 Ar-Gn mm Kích thước xương hàm dưới từ Ar
Chiều cao tầng mặt
7 S-Go mm Chiều cao tầng mặt sau
8 Na-Me mm Chiều cao tầng mặt trước

b, Khảo sát tốc độ tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi
năm sinh và tuổi xương đốt sống cổ:
-Tốc độ tăng trưởng của các kích thước sọ mặt được tính theo công thức [65]:

Trong đó:
M1: kích thước ở thời điểm t1
M2: kích thước ở thời điểm t2
M tb: kích thước trung bình = (kích thước ở t2 + kích thước ở t1): 2
41

Hình 2.13: 8 điểm chuẩn ( S, Na, Ba, Ar, A, Gn, Go, Me) và 8 số đo kích thước hệ
thống sọ mặt (S-Na, S-Ba, S-A, Ar-A, S-Gn, Ar-Gn, S-Go, Na-Me)

- Các biến số về tốc độ tăng trưởng các kích thước hệ thống sọ mặt như sau (Bảng
2.6):
42

Bảng 2.6: Biến số về tốc độ tăng trưởng các kích thước hệ thống sọ mặt
Số TT Biến số Đơn vị Định nghĩa
Nền sọ
1 S-Na % Tốc độ tăng trưởng kích thước nền sọ trước
2 S-Ba % Tốc độ tăng trưởng kích thước nền sọ sau
Xương hàm trên
3 S-A % Tốc độ tăng trưởng kích thước XHT từ S
4 Ar-A % Tốc độ tăng trưởng kích thước XHT từ Ar
Xương hàm dưới
5 S-Gn % Tốc độ tăng trưởng kích thước XHD từ S
6 Ar-Gn % Tốc độ tăng trưởng kích thước XHD từ Ar
Chiều cao tầng mặt
7 S-Go % Tốc độ tăng trưởng chiều cao tầng mặt sau
8 Na-Me % Tốc độ tăng trưởng chiều cao tầng mặt trước

2.2.3. Phương tiện nghiên cứu


- Loại phim đã được sử dụng: Phim tia X hiệu Kodak Dental Film cỡ 8x10 inch
(T.MartTMCAT 2589852) (20,3x25,4cm) được tăng cường độ nhạy của phim tia X
bằng cassette hiệu Kodak Lanex Regular Screen 8x10 inch có chứa cửa sổ để ghi
mã số của cá thể nghiên cứu.
- Máy chụp phim: hiệu PANEX-EX số hiệu X100 EC-9405 (Nhật), với loại ống đầu
dài 65KVP, 10mA trong thời gian từ ½ đến 11/2 giây. Khoảng cách từ đầu đèn đến
mặt phẳng dọc giữa của bệnh nhân là 1,52m.
- Đèn đọc phim
- Giấy vẽ nét chuyên dùng trong CHRM (Cephalometric tracing paper cỡ 8x10 inch
hiệu GAC)
2.2.4.Tiến trình thực hiện:
* Chụp phim:
- Chụp phim sọ nghiêng: cá thể chụp phim ở tư thế đứng, đầu được giữ cố định
trong giá giữ đầu, sao cho mặt phẳng Frankfort song song với sàn nhà, hai môi ở tư
thế nghỉ tự nhiên, các răng ở tư thế cắn khít trung tâm. Đầu bên trái của cá thể tiếp
xúc với phim để giảm độ phóng đại và độ méo lệch. Chùm tia X đi qua tai ngoài
vào thẳng góc với phim.
43

- Chụp phim bàn-cổ tay: các cá thể được chụp phim bàn tay trái, bàn tay trái áp sát
với cassette chụp phim. Chùm tia X đi vào thẳng góc với bàn tay.
- Tất cả các cá thể đều được mặc áo chì bảo hộ khi chụp phim.
- Kỹ thuật chụp phim sọ nghiêng và phim bàn-cổ tay được chuẩn hóa để có thể so
sánh các phim của bệnh nhân ở những thời điểm khác nhau.
* Vẽ nét và định điểm chuẩn
Tất cả các phim sọ nghiêng đạt yêu cầu nghiên cứu đều do nhà nghiên cứu - cán bộ
giảng của Bộ Môn CHRM - Khoa Răng Hàm Mặt - Đại Học Y Dược tp HCM vẽ
nét trên giấy vẽ chuyên dùng trong CHRM với viết chì đường kính 0,5mm. Đặt
phim lên hộp đèn đọc phim với mặt quay sang phải; sử dụng giấy vẽ nét 0,003
matte và vẽ nét các cấu trúc cần nghiên cứu theo phương pháp vẽ nét trong CHRM
đã được thống nhất trên thế giới (nếu cấu trúc có hai hình ảnh, vẽ theo đường giữa
của hai hình). Trong trường hợp thấy không chắc chắn khi xác định hình ảnh khi vẽ,
tham khảo các phim chụp trước hoặc sau của cùng một cá thể đó.
Các điểm chuẩn trên phim sọ nghiêng (Hình 2.13):
S (Sella Turcica) : điểm giữa hố yên xương bướm
Na (Nasion) : điểm trước nhất trên đường khớp trán-mũi theo mặt phẳng dọc
giữa
Ba (Basion) : điểm dưới nhất của bờ trước lỗ chẩm
Ar (Articular) : giao điểm giữa bờ sau nhánh đứng xương hàm dưới và bờ dưới
nền sọ sau
Go (Gonion) : điểm dưới nhất và sau nhất của góc hàm dưới
Gn (Gnathion) : điểm trước nhất và dưới nhất của xương hàm dưới vùng cằm
Me (Menton) : điểm thấp nhất của xương hàm dưới vùng cằm
A : điểm sau nhất của xương ổ răng hàm trên
* Đo đạc
Các phim đo kích thước và góc độ của đốt sống cổ, kích thước của hệ thống sọ mặt
được vẽ đúng chuẩn và scan vào máy vi tính với tỉ lệ 1:1. Dùng phần mềm Autocad
44

để đo các khoảng cách và góc độ. Với mỗi phim đo đốt sống cổ, 39 giá trị được đo
đạc. Với mỗi phim đo sọ mặt, 8 số đo khoảng cách được thực hiện.
2.2.5. Đánh giá độ tin cậy và chính xác của phương pháp nghiên cứu
Các sai lầm đi kèm với phương pháp nghiên cứu phim sọ nghiêng có thể là do sự
phóng đại trên phim tia X, việc vẽ nét, định điểm chuẩn và đo đạc.
Độ phóng đại của phim tia X là 9,5%. Do khoảng cách từ nguồn tia X đến mặt
phẳng dọc giữa của bệnh nhân và từ mặt phẳng dọc giữa đến phim được chuẩn hóa
nên độ phóng đại được duy trì ở mức 9,5%. Tất cả số liệu đo đạc sẽ trả về kích
thước thật tương đối nếu trừ đi độ phóng đại. Số liệu được trình bày trong nghiên
cứu là số liệu thô, chưa trừ độ phóng đại.
Đối với nghiên cứu thứ nhất, công thức tuổi xương được xác lập phụ thuộc các giá
trị về tỉ lệ (AB3/BC3, h4/w4) và góc độ (α2, α4) giúp tránh được ảnh hưởng của độ
phóng đại. Đối với nghiên cứu thứ hai, các kết quả nghiên cứu về tăng trưởng sọ
mặt tập trung vào khảo sát tốc độ tăng trưởng hơn là kích thước tuyệt đối cũng giảm
thiểu ảnh hưởng của độ phóng đại.
Để hạn chế sai lầm do vẽ nét, định điểm chuẩn và đo đạc, tất cả các phim được thực
hiện đo đạc các giai đoạn bởi nhà nghiên cứu (là giảng viên của bộ môn CHRM,
Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh).
Để đánh giá độ kiên định của người vẽ nét, định điểm chuẩn và đo đạc, chọn ngẫu
nhiên 20 phim (mẫu 1) và 51 phim (mẫu 2) để vẽ và đo lại sau 2 tuần với phương
pháp như đã nêu ở trên. So sánh các số liệu thu thập lần thứ hai với lần đầu. Sự nhất
trí và độ kiên định của hai người nghiên cứu được xác định bằng chỉ số Kappa. Kết
quả cho thấy sự nhất trí giữa hai người nghiên cứu và độ kiên định của người
nghiên cứu đều lớn hơn 95%. Điều này cho thấy nhà nghiên cứu có độ kiên định
cao và số liệu đo đạc là đáng tin cậy.
45

2.2.6. Sơ đồ nghiên cứu


NGHIÊN CỨU 1

180 (91 nam, 81 nữ), 8-18 tuổi

180 phim bàn-cổ tay 180 phim sọ nghiêng

Tuổi xương bàn-cổ tay 39 biến đốt sống cổ


(Fishman)

Xác lập công thức


tuổi xương đốt sống cổ

NGHIÊN CỨU 2

78 (31 nam, 47 nữ); 4-5 giai đoạn TXĐSC

Khảo sát tăng trưởng


xương hệ thống sọ mặt

Kích thước Tốc độ tăng trưởng

Tuổi năm sinh Tuổi xương ĐSC Tuổi năm sinh Tuổi xương ĐSC
46

2.3. CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU


* Mẫu 1:

Biến số độc lập: 39 số đo kích thước, góc độ và tỉ lệ các kích thước của thân đốt
sống cổ C2, C3 và C4 (Bảng 2.3)
Biến số phụ thuộc: Năm giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ
* Mẫu 2:
Biến số độc lập: 4 số đo hình thái đốt sống cổ (Bảng 2.4), 8 số đo kích thước và 8
số đo tốc độ tăng trưởng các kích thước sọ mặt (Bảng 2.5, 2.6)
Biến số phụ thuộc: Tuổi năm sinh, tuổi xương đốt sống cổ, giới tính
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU THỐNG KÊ
Thu thập số liệu: Các số liệu, dữ kiện được nhập vào máy tính và lưu giữ lại.
Xử lý số liệu: Số liệu thu thập được phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS for
Windows, phiên bản 11.5.
Mẫu 1: Tìm phương trình tương quan giữa 5 giai đoạn tuổi xương với các số đo
hình thái đốt sống cổ:
- Thống kê mô tả: 39 biến số định lượng (số đo kích thước, góc độ và tỉ lệ các kích
thước của thân đốt sống cổ C2, C3 và C4) được tính giá trị trung bình, độ lệch
chuẩn, giá trị tối thiểu, giá trị tối đa.
- Tính hệ số tương quan giữa các biến kỳ vọng, phân tích ANOVA, phân tích hồi
quy đa biến và cộng tuyến (Co-linearity diagnostics) giữa các biến độc lập.
Mẫu 2: Tính trung bình, độ lệch chuẩn kích thước và tốc độ tăng trưởng các số đo
hệ thống sọ mặt:
- Thống kê mô tả: Các biến số định lượng được tính giá trị trung bình, độ lệch
chuẩn, giá trị tối thiểu, giá trị tối đa theo tuổi năm sinh, tuổi xương đốt sống cổ và
giới tính.
- Thống kê so sánh:
+ Sử dụng kiểm định t-test hai mẫu độc lập và ANOVA để xác định sự khác

biệt giữa nam và nữ ở các giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ.
47

+ Các phép kiểm đều được sử dụng với độ tin cậy 95% và được kết luận dựa
vào giá trị p: Nếu p ≤ 0,05: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
Nếu p > 0,05: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU Y HỌC
2.5.1.Nguồn tư liệu nghiên cứu:
Mẫu nghiên cứu là những phim sọ nghiêng và phim bàn cổ tay được lấy từ nguồn
hồ sơ lưu trữ của Khu điều trị và Phòng tư liệu nghiên cứu Hình Thái Học Khoa
Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhóm nghiên cứu dọc trong nghiên cứu này thuộc chương trình “Theo dõi và chăm
sóc răng miệng đặc biệt trong 15 năm (1996-2010)” do Bộ Y Tế quản lý, được thực
hiện tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh do Hoàng
Tử Hùng khởi xướng và chủ trì.
2.5.2. Việc đảm bảo an toàn, không gây hại và quyền của người tham gia:
Hàng năm trẻ tham gia chương trình nghiên cứu này được khám răng miệng, chữa
các răng sâu, thoa gel fluoride 1,23% APF tại chỗ mỗi 6 tháng. Trẻ được phát bàn
chải và kem đánh răng có fluor nồng độ 400ppm và được hướng dẫn cách chải răng.
Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều có phiếu đồng ý tham gia chương trình của cha
mẹ hoặc người giám hộ; có quyền rút khỏi nghiên cứu mà không cần báo trước.
Mỗi trẻ được lập phiếu khám và điều trị răng miệng, đo chiều cao và cân nặng, đo
đầu mặt trực tiếp, thực hiện chụp ảnh mặt thẳng và nghiêng, lấy dấu và đổ mẫu
thạch cao hai hàm (6 tháng một lần), chụp phim sọ thẳng sọ nghiêng và bàn tay (1
năm một lần) (*).

(*): Liều chiếu xạ cho mỗi lần chụp < 0,003 mSv và liều chiếu xạ toàn thân cho phép trong một
năm đối với mỗi cá thể là 1mSv ( Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ và văn bản hướng dẫn
thi hành. Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia – Hà Nội , 1998 trang 16).
48

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ


Với nghiên cứu “Xác lập công thức tuổi xương đốt sống cổ ”(trên 180 cá thể) từ đó
tiến hành nghiên cứu “Khảo sát sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-
18 tuổi theo tuổi năm sinh và tuổi xương đốt sống cổ ”(trên 78 cá thể). Kết quả
nghiên cứu sẽ được trình bày theo các nội dung sau:
* Nội dung 1: Xác lập công thức tuổi xương đốt sống cổ
* Nội dung 2: Khảo sát sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi
theo tuổi năm sinh và tuổi xương đốt sống cổ bao gồm:
- Mẫu tăng trưởng hình thái hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi
- Các giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ theo tuổi năm sinh
- Kích thước xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi năm sinh
và tuổi xương đốt sống cổ
- Tốc độ tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi
năm sinh và tuổi xương đốt sống cổ
3.1. XÁC LẬP CÔNG THỨC TUỔI XƯƠNG ĐỐT SỐNG CỔ
Trong mẫu 1, khi phân tích tương quan giữa 39 biến số về số đo đốt sống cổ với 5
giai đoạn tuổi xương, chúng tôi thấy có 27 biến có tương quan dương, 8 biến tương
quan âm và 4 biến không có tương quan (Bảng 3.1).
Bảng 3.1: Tương quan giữa 39 biến độc lập với 5 giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ

Tương quan Biến độc lập


Dương α2’, α3’, α4’, α2, α3, α4, h3, ah3, ph3, h4, w4, ah4, ph4, AB3,
BC3, CD3, DA3, AB4, BC4, CD4, DA4, AB2, h3/w3, h4/w4,
ah4/ph4, DA4/AB4, DA3/AB3
Âm d1, d3, d4, AB3/BC3, DA3/BC3, AB3/CD3, DA4/BC4,
AB4/BC4
Không w3, d2, ah3/ph3, AB4/CD4

Hệ số tương quan R giữa 39 biến với 5 giai đoạn tuổi xương được xếp theo thứ tự
giảm dần (Bảng 3.2).
49

Bảng 3.2: Hệ số tương quan R giữa 39 biến và 5 giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ

Biến số R Biến số R Biến số R


α2 0,861 ph4 0,903 AB2 0,445
α3 0,848 AB3 0,317 h3/w3 0,812
α4 0,847 BC3 0,918 h4/w4 0,898
α2’ 0,757 CD3 0,149 ah3/ph3 -
α3’ 0,740 DA3 0,906 ah4/ph4 0,664
α4’ 0,739 AB4 0,426 AB3/BC3 -0,898
h3 0,917 BC4 0,904 AB3/CD3 -0,121
w3 - CD4 0,445 DA3/BC3 -0,749
ah3 0,545 DA4 0,905 DA3/AB3 0,882
ph3 0,904 d1 -0,748 AB4/BC4 -0,884
h4 0,925 d2 - AB4/CD4 -
w4 0,608 d4 -0,578 DA4/BC4 -0,662
ah4 0,910 d3 -0,794 DA4/AB4 0,884
Sử dụng phương pháp đưa vào/ rút ra bằng phần mềm SPSS trong phân tích hồi quy
đa biến, xác định được 2 nhóm biến số có tương quan rất ý nghĩa với 5 giai đoạn
tuổi xương gồm: (1) Nhóm 1: ah4/ph4, AB3/BC3, h4/w4
(2) Nhóm 2: α2, α4, AB3/BC3, h4/w4, ah4/ph4.
Tuy nhiên, khi phân tích cộng tuyến giữa các biến trong mỗi nhóm, các biến trong
nhóm 2 không có hiện tượng cộng tuyến. Trong số các biến nhóm 2, những biến có
hệ số tương quan cao trên 0,85 được chọn và loại bỏ biến có hệ số tương quan thấp
dưới 0,85 là ah4/ph4 (R=0,664).
Một phương trình hồi quy đa biến thiết lập mối tương quan giữa 5 giai đoạn tuổi
xương (tương ứng với 5 giai đoạn tăng trưởng trong thời kỳ dậy thì) với các số đo
hình thái đốt sống cổ như sau:
TXĐSC = 1,92–1,12*AB3/BC3+0,04 * α2 + 0,03 * α4 + 3,17 * h4/w4
Với r = 0,957, r2 = 0,916 và r2 hiệu chỉnh = 0,914.
50

Với 5 giai đoạn tuổi xương tương ứng của phương trình, các giá trị đo đạc của đốt
sống cổ như sau:
Với những giá trị TXĐSCI < 2,55 : Giai đoạn TXĐSC I
2,55 ≤ TXĐSC < 3,33 : Giai đoạn TXĐSC II
3,33 ≤ TXĐSC < 4,36 : Giai đoạn TXĐSC III
4,36 ≤ TXĐSC < 5,39 : Giai đoạn TXĐSC IV
TXĐSC ≥ 5,39 : Giai đoạn TXĐSC V

3.2. KHẢO SÁT SỰ TĂNG TRƯỞNG XƯƠNG HỆ THỐNG SỌ MẶT


3.2.1. Mẫu nghiên cứu khảo sát sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt
3.2.1.1. Số lượng cá thể của mẫu 2
Từ công thức tính tuổi xương đốt sống cổ được rút ra từ nghiên cứu thứ nhất, xác
định tuổi xương đốt sống cổ cho các cá thể của nhóm nghiên cứu dọc. 78 cá thể (47
nam, 31 nữ) (với 508 phim sọ nghiêng) trải qua từ 4-5 giai đoạn tuổi xương đốt
sống cổ được chọn vào mẫu 2 để đánh giá tăng trưởng.
3.2.1.2. Số lượng phim sọ nghiêng của mẫu 2 (theo tuổi xương đốt sống cổ và
tuổi năm sinh)
Mẫu nghiên cứu đánh giá tăng trưởng dựa trên phim sọ nghiêng vì vậy số lượng dữ
liệu phân tích chính là số lượng phim sọ nghiêng.
Phân bố số phim sọ nghiêng theo tuổi xương đốt sống cổ, theo tuổi năm sinh, theo
tuổi xương đốt sống cổ và tuổi năm sinh được trình bày trong bảng 3.3, 3.4 và 3.5.
- Với 508 phim sọ nghiêng của 78 cá thể của mẫu 2, có 309 phim của 47 cá thể nam
chiếm tỉ lệ 60,8% và 199 phim của 31 cá thể nữ chiếm tỉ lệ 60,8%. Nếu phân bố số
phim sọ nghiêng theo tuổi xương đốt sống cổ, số lượng mẫu của từng giai đoạn tuổi
xương ở nam và nữ đều lớn hơn 30.
51

Bảng 3.3: Phân bố phim sọ nghiêng theo tuổi xương đốt sống cổ

TXĐSC I II III IV V Tổng


Nam 95 49 55 53 57 309 (60,8%)

Nữ 32 33 31 40 63 199 (39,2%)

Tổng 127 82 86 93 120 508 (100%)

- Nếu phân bố số phim sọ nghiêng theo tuổi năm sinh, số lượng mẫu của nữ ở các
lứa tuổi đều nhỏ hơn 30 (đặc biệt thấp ở lứa tuổi 8, 9, 10, 18). Ở nam số lượng mẫu
thấp ở lứa tuổi 8, 9.
Bảng 3.4: Phân bố phim sọ nghiêng theo tuổi năm sinh

Tuổi NS 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Tổng
Nam 9 6 24 26 34 35 30 44 34 35 32 309 (60,8%)

Nữ 7 2 14 22 25 24 25 28 25 17 10 199 (39,2%)

Tổng 16 8 38 48 59 59 55 72 59 52 42 508 (100%)

- Phân bố số phim sọ nghiêng theo tuổi năm sinh và tuổi xương đốt sống cổ được
trình bày trong bảng 3.5. Ở nam, giai đoạn TXĐSC I trong khoảng từ 8 đến 14 tuổi
nhưng đa số tập trung ở lứa tuổi từ 10 đến 12; giai đoạn TXĐSC V trong khoảng từ
15 đến 18 tuổi nhưng đa số tập trung ở lứa tuổi từ 17 đến 18. Ở nữ, giai đoạn
TXĐSC I có thể ở lứa tuổi 8 đến 13 nhưng đa số tập trung từ 10 đến 11 tuổi và giai
đoạn TXĐSC V có thể ở lứa tuổi 13 đến 18 nhưng đa số tập trung từ 15 đến 17 tuổi.
52

Bảng 3.5: Phân bố phim sọ nghiêng theo tuổi năm sinh và tuổi xương đốt sống cổ

Tuổi xương đốt sống cổ


Giới tính Tuổi năm sinh Tổng số
I II III IV V
8 9 0 0 0 0 9
Nam
9 6 0 0 0 0 6
10 22 2 0 0 0 24
11 20 6 0 0 0 26
12 23 7 4 0 0 34
13 12 17 6 0 0 35
14 3 13 10 4 0 30
15 0 3 27 11 3 44
16 0 1 6 21 6 34
17 0 0 2 13 20 35
18 0 0 0 4 28 32
Tổng
95 49 55 53 57 309
8 6 1 0 0 0 7
Nữ
9 2 0 0 0 0 2
10 9 4 1 0 0 14
11 12 8 2 0 0 22
12 2 13 8 2 0 25
13 1 6 10 6 1 24
14 0 1 4 17 3 25
15 0 0 5 9 14 28
16 0 0 1 4 20 25
17 0 0 0 1 16 17
18 0 0 0 1 9 10
32 33 31 40 63 199
Tổng
Tổng số mẫu
127 82 86 93 120 508

3.2.2. Các giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ theo tuổi năm sinh
Phân bố tuổi xương đốt sống cổ theo tuổi năm sinh của nghiên cứu khảo sát tăng
trưởng được trình bày trong bảng 3.6, biểu đồ 3.1, 3.2 và 3.3.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, giai đoạn TXĐSC I ở nam diễn ra trung bình lúc 11
tuổi trong khi ở nữ lúc 10 tuổi; TXĐSC II trung bình 13 tuổi ở nam và ở nữ lúc 11
tuổi rưỡi; TXĐSC III là 14,5 tuổi (nam) và 13 tuổi (nữ); TXĐSC IV là 16 tuổi ở
nam và 14 tuổi rưỡi ở nữ và cuối cùng ở nam TXĐSC V trung bình lúc 17 tuổi và
16 tuổi ở nữ.
53

Nhìn chung, các giai đoạn tuổi xương ở nữ thường diễn ra trước nam trung bình từ
1-1,5 tuổi tính theo tuổi năm sinh. Khoảng thời gian của một giai đoạn tuổi xương
kéo dài từ 1,5 - 2 năm ở cả nam và nữ. Nữ trưởng thành trễ có thể có tuổi xương
tương tự nam trưởng thành trung bình hoặc sớm.
Bảng 3.6: Các giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ theo tuổi năm sinh ở nam và nữ

Tuổi Nam Nữ Chênh lệch


xương N=309 TB ĐLC N=199 TB ĐLC
đốt sống cổ
I 95 11,05 1,60 32 10,16 1,32 0,89
II 49 12,94 1,31 33 11,66 1,26 1,28
III 55 14,50 1,19 31 13,06 1,39 1,44
IV 53 16,02 1,01 40 14,53 1,36 1,49
V 57 17,30 0,85 63 16,20 1,18 1.10

TXĐSC

Biểu đồ 3.1: Tuổi xương đốt sống cổ theo tuổi năm sinh
54

Nữ

TXĐSC

Biểu đồ 3.2 : Tuổi xương đốt sống cổ trung bình (± ĐLC) theo tuổi năm sinh ở nữ

Nam

TXĐSC

Biểu đồ 3.3: Tuổi xương đốt sống cổ trung bình (± ĐLC) theo tuổi năm sinh ở nam

3.2.3. Kích thước xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi năm sinh
và tuổi xương đốt sống cổ
3.2.3.1. Kích thước xương hệ thống xương sọ mặt theo tuổi năm sinh
Trong giai đoạn 8-18 tuổi, hầu như tất cả các kích thước hệ thống sọ mặt (nền sọ,
xương hàm trên, xương hàm dưới và chiều cao tầng mặt) tăng dần từ 8-18 tuổi ở cả
nam lẫn nữ (Bảng 3.7, 3.8, 3.9 và 3.10).
Kích thước nền sọ: Kết quả cho thấy kích thước nền sọ trước (S-Na) của nam và nữ
không khác biệt có ý nghĩa thống kê nếu tính theo tuổi năm sinh (trừ lứa tuổi 17).
55

Tuy nhiên kích thước nền sọ sau (S-Ba) của nam lớn hơn nữ có ý nghĩa thống kê từ
lứa tuổi 13 đến 18 tuổi (với p< 0,05 hoặc p< 0,01) (bảng 3.7).

Bảng 3.7: Kích thước nền sọ ở nam và nữ theo tuổi năm sinh

Nền sọ Tuổi Nam Nữ P


(mm) NS N=309 TB ĐLC N=199 TB ĐLC
8 9 65,31 2,22 7 63,80 1,29 -
9 6 64,42 1,23 2 63,00 2,55 -
10 24 65,83 2,75 14 65,49 1,60 NS
11 26 67,26 2,79 22 66,57 2,36 NS
12 34 67,33 2,74 25 67,34 1,53 NS
S-Na 13 35 68,30 3,32 24 68,47 1,98 NS
14 30 68,63 3,06 25 68,72 1,99 NS
15 44 70,55 3,85 28 69,68 1,99 NS
16 34 71,39 3,69 25 70,10 2,19 NS
17 35 72,02 3,76 17 70,18 2,65 *
18 32 72,94 4,05 10 72,54 2,04 NS
8 9 44,86 1,23 7 41,54 3,23 -
9 6 46,10 2,25 2 42,00 0,71 -
10 24 46,32 2,29 14 44,41 3,14 NS
11 26 47,74 2,73 22 46,64 2,99 NS
12 34 48,64 2,73 25 47,15 2,99 NS
S-Ba 13 35 50,18 2,95 24 47,88 2,93 **
14 30 50,93 2,99 25 49,11 2,53 *
15 44 52,23 2,96 28 49,41 3,09 **
16 34 52,56 3,29 25 50,78 3,22 *
17 35 52,86 3,18 17 50,32 3,56 *
18 32 53,43 3,11 10 49,88 4,15 *
Kiểm định t; (*) p<0,05; (**) p<0,01; NS: không có ý nghĩa thống kê
56

Kích thước xương hàm trên: Kích thước xương hàm trên từ S (S-A) có sự khác biệt
giữa nam và nữ (với p<0,05) từ 15-18 tuổi trong khi kích thước xương hàm trên từ
Ar (Ar-A) không có sự khác biệt giữa nam và nữ (bảng 3.8).

Bảng 3.8: Kích thước xương hàm trên ở nam và nữ theo tuổi năm sinh

XHT Tuổi Nam Nữ P


(mm) NS N=309 TB ĐLC N=199 TB ĐLC
8 9 79,66 1,65 7 75,46 2,12 -
9 6 79,16 2,25 2 77,30 4,67 -
10 24 80,80 2,98 14 79,66 2,06 NS
11 26 82,96 3,61 22 82,13 2,21 NS
12 34 83,79 3,69 25 83,66 2,24 NS
S-A 13 35 86,43 4,79 24 84,92 2,49 NS
14 30 87,30 4,53 25 86,28 2,44 NS
15 44 89,79 4,98 28 86,67 2,65 *
16 34 90,54 5,45 25 87,55 2,09 *
17 35 91,76 4,83 17 88,08 3,02 *
18 32 93,23 4,89 10 88,63 3,04 *
8 9 79,26 2,13 7 76,87 4,47 -
9 6 79,82 3,37 2 79,30 2,68 -
10 24 80,60 3,23 14 81,49 3,10 NS
11 26 82,79 3,07 22 82,66 3,30 NS
12 34 83,28 3,89 25 84,28 2,95 NS
Ar-A 13 35 86,75 4,15 24 84,90 3,11 NS
14 30 87,49 3,99 25 86,96 3,63 NS
15 44 89,34 4,0 28 87,71 3,55 NS
16 34 90,35 4,34 25 88,58 3,79 NS
17 35 91,69 3,82 17 89,84 3,51 NS
18 32 92,57 4,08 10 90,30 4,08 NS
Kiểm định t; (*) p< 0,05; NS: không có ý nghĩa thống kê
57

Kích thước xương hàm dưới: Kích thước xương hàm dưới từ S (S-Gn) cũng có sự
khác biệt giữa nam và nữ (với p<0,05) từ 15-18 tuổi trong khi kích thước xương
hàm dưới từ Ar (Ar-Gn) hầu như không có sự khác biệt giữa nam và nữ ngoại trừ
lứa tuổi 13 và 15 (bảng 3.9).

Bảng 3.9: Kích thước xương hàm dưới ở nam và nữ theo tuổi năm sinh
XHD Tuổi Nam Nữ P
(mm) NS N=309 TB ĐLC N=199 TB ĐLC
8 9 115,01 1,39 7 106,97 5,13 -
9 6 117,57 3,25 2 109,05 4,03 -
10 24 118,21 3,88 14 114,31 3,48 **
11 26 121,28 5,98 22 118,91 4,39 NS
12 34 123,54 5,57 25 121,15 5,06 NS
S-Gn 13 35 126,85 6,60 24 125,04 4,86 NS
14 30 129,47 6,53 25 126,78 4,80 NS
15 44 134,17 7,20 28 127,9 4,50 **
16 34 135,54 7,61 25 130,23 4,93 **
17 35 137,77 7,76 17 129,61 5,58 **
18 32 139,65 7,09 10 131,14 4,94 **
8 9 98,37 2,51 7 93,00 6,21 -
9 6 100,67 2,40 2 95,30 0,71 -
10 24 101,43 3,52 14 101,14 3,70 NS
11 26 103,98 4,88 22 102,93 3,91 NS
12 34 106,03 4,90 25 105,24 4,29 NS
Ar-Gn 13 35 108,75 5,02 24 108,38 4,74 *
14 30 110,79 4,93 25 110,21 4,36 NS
15 44 114,31 5,51 28 111,66 4,64 **
16 34 115,78 5,74 25 113,18 4,51 NS
17 35 117,65 5,92 17 113,59 3,96 NS
18 32 118,68 5,99 10 115,49 3,83 NS
Kiểm định t; (*) p< 0,05; (**) p< 0,01; NS: không có ý nghĩa thống kê
58

Chiều cao tầng mặt: Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao tầng mặt sau (S-Go)
của nam lớn hơn nữ có ý nghĩa thống kê (p<0,05 hoặc p<0,01) ở lứa tuổi từ 15 đến
18. Chiều cao tầng mặt trước (Na-Me) của nam lớn nữ có ý nghĩa thống kê ở các
lứa tuổi 10, 13-18 (với p<0,05 hoặc p<0,01) (bảng 3.10).
Bảng 3.10: Chiều cao tầng mặt ở nam và nữ theo tuổi năm sinh

Tầng Tuổi Nam Nữ p


mặt NS
N=309 TB ĐLC N=199 TB ĐLC
(mm)
8 9 69,42 1,31 7 65,97 4,92 -
9 6 72,68 6,70 2 67,60 3,54 -
10 24 70,80 4,67 14 70,38 4,40 NS
11 26 73,58 4,73 22 73,43 4,49 NS
12 34 74,71 5,23 25 75,20 4,23 NS
S-Go 13 35 78,53 5,59 24 76,83 5,54 NS
14 30 80,75 6,51 25 79,86 4,45 NS
15 44 83,77 6,48 28 80,45 4,93 *
16 34 85,38 6,49 25 82,04 5,47 *
17 35 88,26 6,71 17 82,43 5,45 **
18 32 90,00 6,12 10 80,96 7,14 **
8 9 113,36 2,52 7 104,80 4,53 -
9 6 115,52 4,76 2 105,65 2,33 -
10 24 115,66 4,92 14 109,69 4,17 **
11 26 117,89 6,55 22 115,15 4,21 NS
12 34 120,11 5,87 25 116,51 5,03 NS
Na-Me 13 35 122,74 7,41 24 119,30 4,78 *
14 30 124,95 7,50 25 120,75 5,61 **
15 44 130,42 7,56 28 122,89 4,54 **
16 34 131,23 7,89 25 125,36 5,54 **
17 35 132,88 8,12 17 123,38 5,76 **
18 32 134,91 7,36 10 126,60 3,48 **
Kiểm định t; (*) p< 0,05; (**) p< 0,01; NS: không có ý nghĩa thống kê
Tóm lại, kích thước nền sọ sau và chiều cao tầng mặt trước của nam thường lớn hơn
nữ từ lứa tuổi 13 (với p<0,05 hoặc p<0,01). Chiều cao tầng mặt sau có khác biệt
giữa nam và nữ từ lứa tuổi 15. Các kích thước xương hàm trên và xương hàm dưới
từ S (S-A và S-Gn) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ từ lứa tuổi
15 trong khi kích thước xương hàm trên và xương hàm dưới từ Ar (Ar-A và Ar-Gn)
hầu như không có sự khác biệt giữa nam và nữ.
59

3.2.3.2. Kích thước xương hệ thống sọ mặt theo tuổi xương đốt sống cổ
Nếu theo dõi các kích thước xương hệ thống sọ mặt trong giai đoạn 8-18 tuổi theo
tuổi xương đốt sống cổ, kết quả cho thấy tất cả các kích thước đều tăng từ giai đoạn
TXĐSC I đến TXĐSC V ở cả nam lẫn nữ.
Kích thước nền sọ: Kích thước nền sọ của nam luôn lớn hơn nữ với p<0,05 hoặc
p<0,01 (ngoại trừ số đo S-A ở giai đoạn TXĐSC I) (bảng 3.11).
Bảng 3.11: Kích thước nền sọ ở nam và nữ theo tuổi xương đốt sống cổ

Nền sọ Nam Nữ p
(mm) TXĐSC N=309 TB ĐLC N=199 TB ĐLC

I 95 66,27 2,65 32 66,60 2,45 NS


S-Na II 49 68,64 3,06 33 67,12 2,23 *
III 55 69,99 3,69 31 68,31 2,16 *
IV 53 71,40 3,62 40 69,07 2,30 **
V 57 72,09 3,75 63 69,72 2,60 **
I 95 46,99 2,56 32 44,00 3,51 **
S-Ba II 49 49,95 2,46 33 46,84 2,91 **
III 55 52,23 2,99 31 47,88 3,26 **
IV 53 52,27 3,26 40 48,98 3,16 **
V 57 52,71 3,00 63 49,77 2,99 **
Kiểm định t; (*) p<0,05; (**) p<0,01; NS: không có ý nghĩa thống kê
Kích thước xương hàm trên: Kích thước xương hàm trên của nam luôn lớn hơn nữ
với p< 0,01 hoặc p< 0,001 (ngoại trừ Ar-A ở giai đoạn TXĐSC I) (Bảng 3.12)
Bảng 3.12: Kích thước xương hàm trên ở nam và nữ theo tuổi xương đốt sống cổ

XHT Nam Nữ p
(mm) TXĐSC N=309 TB ĐLC N=199 TB ĐLC

I 95 81,77 3,65 32 79,78 3,36 **


S-A II 49 86,19 4,09 33 82,88 2,84 ***
III 55 89,73 5,02 31 84,88 2,77 ***
IV 53 91,00 5,03 40 86,22 2,70 ***
V 57 92,16 4,62 63 87,64 2,68 ***
I 95 81,65 3,31 32 80,67 3,70 NS
Ar-A II 49 86,16 3,95 33 83,29 3,02 ***
III 55 89,59 4,39 31 85,56 3,02 ***
IV 53 90,78 4,09 40 86,85 3,67 ***
V 57 91,73 3,64 63 89,15 3,86 ***
Kiểm định t; (**) p< 0,01;(***) p< 0,001; NS: không có ý nghĩa thống kê
60

Kích thước xương hàm dưới và chiều cao tầng mặt: Kích thước xương hàm dưới và
chiều cao tầng mặt của nam luôn lớn hơn nữ với p< 0,01 hoặc p< 0,001 (Bảng 3.13
và 3.14)
Bảng 3.13: Kích thước xương hàm dưới ở nam và nữ theo tuổi xương đốt sống cổ

XHD Nam Nữ
TXĐSC p
(mm) N=309 TB ĐLC N=199 TB ĐLC

I 95 119,84 6,67 32 114,26 5,72 ***


II 49 127,18 6,21 33 120,25 5,27 ***
S-Gn III 55 133,39 7,73 31 123,81 5,58 ***
IV 53 135,65 8,18 40 127,00 5,29 ***
V 57 137,45 7,96 63 129,08 7,21 ***
I 95 103,00 4,62 32 99,33 5,26 **
II 49 109,18 5,24 33 104,34 4,41 ***
Ar-Gn III 55 113,84 5,91 31 107,69 4,15 ***
IV 53 116,38 5,99 40 110,61 4,58 ***
V 57 117,17 5,69 63 113,74 4,35 ***
Kiểm định t; (**) p< 0,01;(***) p< 0,001

Bảng 3.14: Chiều cao tầng mặt ở nam và nữ theo tuổi xương đốt sống cổ

Tầng mặt Nam Nữ p


TXĐSC
(mm) N=309 TB ĐLC N=199 TB ĐLC

I 95 73.17 5.14 32 68.39 4.71 ***


II 49 77.99 5.66 33 73.89 4.18 ***
S-Go III 55 83.62 7,28 31 76.89 4.53 ***
IV 53 86.23 6.93 40 79.44 4.92 ***
V 57 87.72 7.11 63 82.73 4.23 ***
I 95 117.31 5.53 32 110.88 5.32 ***
II 49 122.92 7.05 33 115.49 5.45 ***
Na-Me III 55 129.32 8.08 31 119.06 4.88 ***
IV 53 132.07 7.92 40 121.82 5.62 ***
V 57 132.83 8.24 63 124.19 5.58 ***
Kiểm định t;(***) p< 0,001
3.2.3.3. Tỉ lệ chiều cao tầng mặt theo tuổi xương đốt sống cổ
Tỉ lệ chiều cao tầng mặt sau và chiều cao tầng mặt trước tăng từ giai đoạn TXĐSC I
đến TXĐSC V có ý nghĩa thống kê (ở mức p< 0,001) ở cả nam lẫn nữ (Bảng 3.15).
61

Bảng 3.15: Tỉ lệ chiều cao tầng mặt sau và trước từ TXĐSC I-V

Giới TXĐSC I TXĐSC V p


Tỉ lệ (%)
tính N TB ĐLC TB ĐLC
S-Go/ Na-Me Nam 309 0.62 0.04 0.66 0.05 ***

Nữ 199 0.63 0.04 0.67 0.04 ***

Kiểm định t;(***) p< 0,001

3.2.4. Tốc độ tăng trưởng kích thước xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi
theo tuổi năm sinh và tuổi xương đốt sống cổ
3.2.4.1. Tốc độ tăng trưởng theo tuổi năm sinh
Nếu khảo sát các kích thước xương hệ thống sọ mặt (là các giá trị tuyệt đối) trong
giai đoạn 8-18 tuổi, dù theo tuổi năm sinh hay tuổi xương đốt sống cổ, đều có sự
tăng dần các kích thước từ 8-18 tuổi hoặc từ giai đoạn TXĐSC I-V (Phần 3.2.3.1 và
3.2.3.2). Trong khi khảo sát tốc độ tăng trưởng, chúng ta sẽ thấy có sự tăng, giảm
tốc độ do đó đường biễu diễn tốc độ tăng trưởng sẽ có những đỉnh tăng trưởng khác
nhau.
Tốc độ tăng trưởng các kích thước hệ thống sọ mặt trong giai đoạn 8-18 tuổi theo
tuổi năm sinh ở nam và nữ rất thay đổi. Các biểu đồ đánh giá tốc độ tăng trưởng
các kích thước sọ mặt cho thấy có thể có đến hai hoặc ba đỉnh tăng trưởng khác nhau
trong giai
đoạn từ 8-18 tuổi (Bảng 3.16 - 3.19 và biểu đồ 3.4 - 3.7).
62

Bảng 3.16: Tốc độ tăng trưởng kích thước nền sọ theo tuổi năm sinh giữa nam và nữ

Tốc độ Nền sọ
tăng trưởng (%) S-Na S-Ba
Nam Nữ p Nam Nữ p
Tuổi NS
N=262 TB ĐLC N=168 TB ĐLC N=262 TB ĐLC N=168 TB ĐLC
9 2 0,75 0,86 0 - - - 2 1,41 3,96 0 - - -
10 10 1,93 1,84 5 1,51 0,81 NS 10 1,98 1,29 5 2,88 3,35 NS
11 17 1.26 0,85 10 1,46 0,90 NS 17 3,06 1,87 10 3,10 2,36 NS
12 28 1,12 0,79 25 1,74 1,22 * 28 3,06 2,36 25 2,27 2,05 NS
13 30 1,38 1,18 23 1,22 0,95 NS 30 2,49 2,04 23 2,03 1,64 NS
14 30 1,46 0,98 25 0,98 1,10 NS 30 2,42 1,67 25 1,67 1,13 NS
15 44 1,54 1,29 28 0,98 0,92 * 44 2,41 1,88 28 1,67 1,63 NS
16 34 1,44 1,34 25 0,76 0,76 * 34 1,52 1,77 25 1,82 1,95 NS
17 35 0,95 0,72 17 0,38 0,53 ** 35 0,97 0,99 17 0,86 0,97 NS
18 32 0,59 0,59 10 0,12 0,14 * 32 0,94 0,8 10 0,24 0,29 **
Kiểm định t; (*) p< 0,05;(**) p< 0,01; NS: không có ý nghĩa thống kê
63

Bảng 3.17: Tốc độ tăng trưởng kích thước XHT theo tuổi năm sinh giữa nam và nữ

Tốc độ Xương hàm trên


tăng trưởng (%) S-A Ar-A
Nam Nữ p Nam Nữ p
Tuổi NS
N=262 TB ĐLC N=168 TB ĐLC N=262 TB ĐLC N=168 TB ĐLC
9 2 0,50 0,38 0 - - - 2 0,42 0,07 0 - - -
10 10 2,19 1,02 5 2,56 2,13 NS 10 2,02 1,11 5 1,91 1,36 NS
11 17 2,35 1,22 10 2,78 0,87 NS 17 1,44 1,09 10 2,54 0,53 **
12 28 2,10 1,07 25 2,03 1,18 NS 28 2,04 1,55 25 1,81 1,20 NS
13 30 2,76 1,78 23 2,01 1,20 NS 30 3,43 2,26 23 1,71 0,86 **
14 30 1,93 1,46 25 1,1 0,87 * 30 1,88 1,09 25 1,55 1,23 NS
15 44 2,29 1,65 28 1,16 1,17 ** 44 1,86 1,42 28 1,12 1,09 *
16 34 1,34 1,31 25 0,86 0,78 NS 34 1,59 1,41 25 0,87 0,82 *
17 35 1,41 1,30 17 0,40 0,48 ** 35 0,95 0,98 17 0,36 0,46 **
18 32 0,94 1,24 10 0,24 0,27 * 32 0,84 0,95 10 0,4 0,46 NS
Kiểm định t; (*) p< 0,05;(**) p< 0,01; NS: không có ý nghĩa thống kê
64

Bảng 3.18: Tốc độ tăng trưởng kích thước XHD theo tuổi năm sinh giữa nam và nữ
Tốc độ Xương hàm dưới
tăng trưởng (%) S-Gn Ar-Gn
Nam p Nam p
Tuổi NS Nữ
N=262 TB ĐLC N=168 TB ĐLC N=262 TB ĐLC N=168 TB ĐLC
9 2 0,61 3,96 0 - - - 2 3,05 4,17 0 - - -
10 10 1,95 1,04 5 2,25 1,86 NS 10 2,35 1,60 5 3,66 2,22 NS
11 17 2,74 1,09 10 2,99 0,98 NS 17 2,26 1,26 10 2,71 0,76 NS
12 28 2,33 1,35 25 2,55 1,29 NS 28 2,58 1,38 25 2,43 1,34 NS
13 30 2,41 1,73 23 2,49 1,3 NS 30 2,29 1,91 23 2,58 1,20 NS
14 30 2,61 1,51 25 1,69 0,84 ** 30 2,32 1,52 25 1,77 1,11 NS
15 44 3,15 1,50 28 1,57 1,15 ** 44 2,92 1,52 28 1,64 1,28 **
16 34 1,79 1,18 25 1,39 1,03 NS 34 1,82 1,12 25 1,34 0,95 NS
17 35 1,69 1,02 17 0,78 0,73 ** 35 1,60 1,17 17 0,51 0,78 **
18 32 1,05 0,72 10 0,6 0,82 NS 32 1,01 0,88 10 0,8 0,54 NS
Kiểm định t;(**) p< 0,01; NS: không có ý nghĩa thống kê
65

Bảng 3.19: Tốc độ tăng trưởng chiều cao tầng mặt theo tuổi năm sinh giữa nam và nữ
Tốc độ Tầng mặt
tăng trưởng (%) S-Go Na-Me
Nam p Nam Nữ p
Tuổi NS Nữ
N=262 TB ĐLC N=168 TB ĐLC N=262 TB ĐLC N=168 TB ĐLC
9 2 0,84 4,09 0 - - - 2 1,77 2,09 0 - - -
10 10 1,70 1,34 5 2,22 4,27 NS 10 2,23 1,44 5 1,95 1,08 NS
11 17 2,64 1,94 10 2,99 1,80 NS 17 1,82 1,02 10 3,03 1,70 *
12 28 2,77 1,84 25 2,89 1,90 NS 28 2,44 1,19 25 2,38 1,03 NS
13 30 2,95 2,49 23 3,02 2,15 NS 30 2,25 1,52 23 1,86 1,03 NS
14 30 3,57 2,86 25 2,61 1,73 NS 30 2,79 1,66 25 1,79 1,77 *
15 44 3,87 2,35 28 2,3 1,86 ** 44 2,96 1,52 28 2,09 1,26 *
16 34 3,34 2,14 25 1,74 1,51 ** 34 2,10 1,50 25 1,43 1,11 NS
17 35 2,62 2,23 17 1,08 1,24 ** 35 1,52 1,20 17 0,66 0,74 **
18 32 1,67 1,30 10 0,75 1,12 * 32 1,07 1,02 10 0,66 0,91 NS
Kiểm định t; (*) p< 0,05;(**) p< 0,01; NS: không có ý nghĩa thống kê
66

Biểu đồ 3.4: Tốc độ tăng trưởng kích thước nền sọ trước (S-Na) và sau (S-Ba) theo
tuổi năm sinh ở nam và nữ

Biểu đồ 3.5: Tốc độ tăng trưởng kích thước XHT (S-A và Ar-A) theo tuổi năm sinh
ở nam và nữ
67

Biểu đồ 3.6: Tốc độ tăng trưởng kích thước XHD (S-Gn và Ar-Gn) theo tuổi năm
sinh ở nam và nữ

Biểu đồ 3.7: Tốc độ tăng trưởng chiều cao tầng mặt sau (S-Go) và trước (Na-Me)
theo tuổi năm sinh ở nam và nữ
68

3.2.4.2. Tốc độ tăng trưởng kích thước xương hệ thống sọ mặt theo tuổi xương
đốt sống cổ
Tốc độ tăng trưởng các kích thước hệ thống sọ mặt trong giai đoạn 8-18 tuổi theo
tuổi xương đốt sống cổ ở nam và nữ được trình bày trong bảng 3.20 - 3.23 và biểu
đồ 3.8 - 3.11.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng của tất cả các kích thước sọ mặt ở
đa số các giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa nam và nữ (trừ S-Na giai đoạn TXĐSC IV, S-Ba ở giai đoạn TXĐSC V, S-
Gn giai đoạn III và Na-Me giai đoạn III).
Đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng các kích thước nền sọ sau, xương hàm trên và
xương hàm dưới của nam và nữ gần như tương tự nhau. Nhìn chung trong giai đoạn
TXĐSC I-V, ở nam và nữ đỉnh tăng trưởng của nền sọ sau (S-Ba) ở giai đoạn
TXĐSC II, đỉnh tăng trưởng của xương hàm trên ở giai đoạn TXĐSC I-II và xương
hàm dưới ở giai đoạn TXĐSC II. Đỉnh tăng trưởng chiều cao tầng mặt trước và sau
của nam diễn ra ở giai đoạn TXĐSC III còn ở nữ diễn ra sớm hơn ở giai đoạn
TXĐSC I-II.
69

Bảng 3.20: Tốc độ tăng trưởng kích thước nền sọ theo tuổi xương đốt sống cổ giữa nam và nữ

Tốc độ Nền sọ
tăng trưởng (%) S-Na S-Ba
Nam Nữ p Nam Nữ p
Tuổi xương ĐSC N=194 TB ĐLC N=113 TB ĐLC N=194 TB ĐLC N=113 TB ĐLC
I 23 2,82 1,81 3 3,00 1,37 - 23 4,34 3,07 3 2,29 0,01 -
II 42 2,26 1,47 23 2,34 1,25 NS 42 4,75 2,63 23 3,34 0,01 NS
III 46 2,06 1,49 28 1,82 1,42 NS 46 3,60 2,44 28 2,96 2,54 NS
IV 45 2,41 2,24 31 1,40 1,05 * 45 2,34 1,99 31 2,20 1,66 NS
V 38 0,89 0,74 28 0,86 0,81 NS 38 1,13 1,01 28 1,87 1,50 *
Kiểm định t; (*) p<0,05; NS: không có ý nghĩa thống kê

Bảng 3.21: Tốc độ tăng trưởng kích thước XHT theo tuổi xương đốt sống cổ giữa nam và nữ

Tốc độ Xương hàm trên


tăng trưởng (%) S-A Ar-A
Nam Nữ p Nam Nữ
Tuổi xương ĐSC N=194 TB ĐLC N=113 TB ĐLC N=194 TB ĐLC N=113 TB ĐLC p
I 23 4,04 0,77 3 4,00 0,00 - 23 3,85 2,59 3 3,29 0,01 -
II 42 4,02 2,22 23 3,64 1,84 NS 42 4,46 2,62 23 3,44 0,34 NS
III 46 3,21 2,12 28 2,30 1,58 NS 46 3,03 2,22 28 2,27 1,73 NS
IV 45 2,23 1,61 31 1,88 1,36 NS 45 2,04 1,72 31 1,85 1,42 NS
V 38 1,40 1,27 28 1,16 0,94 NS 38 1,12 1,11 28 1,26 0,99 NS
Kiểm định t; (*) p<0,05; NS: không có ý nghĩa thống kê
70

Bảng 3.22: Tốc độ tăng trưởng kích thước XHD theo tuổi xương đốt sống cổ giữa nam và nữ

Tốc độ Xương hàm dưới


Tăng trưởng (%) S-Gn Ar-Gn
Nam Nữ p Nam Nữ p
Tuổi xương ĐSC N=194 TB ĐLC N=113 TB ĐLC N=194 TB ĐLC N=113 TB ĐLC
I 23 3,79 0,06 3 4,07 0,01 - 23 3,85 0,02 3 4,26 0,01 -
II 42 4,41 1,91 23 4,49 1,83 NS 42 4,52 2,44 23 4,47 1,88 NS
III 46 4,10 2,07 28 3,15 1,74 * 46 3,68 2,11 28 2,84 1,66 NS
IV 45 2,93 1,81 31 2,72 1,80 NS 45 2,88 1,82 31 2,57 1,69 NS
V 38 1,79 0,99 28 1,50 1,01 NS 38 1,68 1,05 28 1,57 0,98 NS
Kiểm định t; (*) p<0,05; NS: không có ý nghĩa thống kê

Bảng 3.23: Tốc độ tăng trưởng chiều cao tầng mặt theo tuổi xương đốt sống cổ giữa nam và nữ

Tốc độ Chiều cao tầng mặt


Tăng trưởng (%) S-Go Na-Me
Nam Nữ p Nam Nữ p
Tuổi xương ĐSC N=194 TB ĐLC N=113 TB ĐLC N=194 TB ĐLC N=113 TB ĐLC
I 23 4,19 0,01 3 4,89 0,01 - 23 3,55 0,06 3 3,84 0,01 -
II 42 4,99 2,83 23 4,90 2,86 NS 42 4,16 2,17 23 3,57 1,79 NS
III 46 5,44 3,41 28 4,06 2,80 NS 46 4,30 2,16 28 3,16 2,04 *
IV 45 4,62 2,78 31 3,42 2,26 NS 45 3,22 2,08 31 2,67 1,32 NS
V 38 2,50 2,20 28 2,27 1,73 NS 38 1,51 1,34 28 1,76 1,50 NS
Kiểm định t; (*) p<0,05; NS: không có ý nghĩa thống kê
71

TXĐSC TXĐSC

Biểu đồ 3.8: Tốc độ tăng trưởng kích thước nền sọ trước (S-Na) và sau (S-Ba) theo
tuổi xương đốt sống cổ ở nam và nữ

TXĐSC TXĐSC

Biểu đồ 3.9: Tốc độ tăng trưởng của kích thước XHT (S-A và Ar-A) theo tuổi
xương đốt sống cổ ở nam và nữ
72

TXĐSC TXĐSC

Biểu đồ 3.10: Tốc độ tăng trưởng XHD (S-Gn và Ar-Gn) theo tuổi xương đốt sống
cổ ở nam và nữ

TXĐSC TXĐSC

Biểu đồ 3.11: Tốc độ tăng trưởng chiều cao tầng mặt sau (S-Go) và trước (Na-Me)
theo tuổi xương đốt sống cổ ở nam và nữ
3.2.4.3. Tốc độ tăng trưởng kích thước xương hệ thống sọ mặt ở từng giới theo
tuổi xương đốt sống cổ
Tốc độ tăng trưởng của nền sọ trước và sau, xương hàm trên và dưới, chiều cao tầng
mặt theo tuổi xương đốt sống cổ ở từng giới được trình bày theo biều đồ 3.12 -
3.13. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng theo tuổi xương đốt sống cổ của các kích thước
73

sọ mặt của nam diễn ra hơi trễ hơn nữ. Chiều cao tầng mặt sau (S-Go) có tốc độ
tăng trưởng cao nhất và thấp nhất là nền sọ trước (S-Na).

TXĐSC

Biểu đồ 3.12: Tốc độ tăng trưởng các kích thước sọ mặt theo tuổi xương đốt sống
cổ ở nam

Nữ

TXĐSC

Biểu đồ 3.13: Tốc độ tăng trưởng các kích thước sọ mặt theo tuổi xương đốt sống
cổ ở nữ
74

3.2.4.4. Tốc độ tăng trưởng kích thước xương hàm trên và xương hàm dưới ở
từng giới theo tuổi xương đốt sống cổ
Nhìn chung xương hàm dưới có tốc độ tăng trưởng lớn hơn xương hàm trên trong
giai đoạn TXĐSC I-V. Tuy nhiên, đỉnh tăng trưởng của xương hàm dưới diễn ra trễ
hơn xương hàm trên ở cả nam và nữ (Biểu đồ 3.14 và 3.15).

TXĐSC

Biểu đồ 3.14: Tốc độ tăng trưởng kích thước xương hàm trên và xương hàm dưới
theo tuổi xương đốt sống cổ ở nam

TXĐSC

Biểu đồ 3.15: Tốc độ tăng trưởng kích thước xương hàm trên và xương hàm dưới
theo tuổi xương đốt sống cổ ở nữ
75

3.2.4.5. Tốc độ tăng trưởng kích thước xương hàm trên và xương hàm dưới ở
từng cá thể theo tuổi xương đốt sống cổ
Mặc dầu khi khảo sát tốc độ tăng trưởng theo tuổi xương đốt sống cổ, chúng ta thấy
được quy luật tăng trưởng: nhìn chung, các kích thước hệ thống sọ mặt đều có đỉnh
tăng trưởng trong giai đoạn 8-18 tuổi. Đỉnh tăng trưởng của các kích thước hệ thống
sọ mặt thường ở trong giai đoạn TXĐSC I-III. Đỉnh tăng trưởng trung bình của
xương hàm trên ở giai đoạn TXĐSC I-II và xương hàm dưới ở giai đoạn TXĐSC II-
III.
Tuy nhiên, trong mẫu nghiên cứu khảo sát tăng trưởng có cá thể mã số 2 và mã số
665 có đỉnh tăng trưởng xương hàm trên và dưới ở giai đoạn TXĐSC IV (Biểu đồ
3.16-3.17).
Dạng tăng trưởng xương hàm trên và xương hàm dưới của cùng một cá thể gần
tương tự nhau (Biểu đồ 3.18).
76

% S-A % case 662


6 2 7 662
5 6

4 5
4
3
3
2
2
1 1
0 TXĐSC
CVBA 0
TXĐSC
CVBA
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

% case 182 182 % case 663 663


6 8
5 7
6
4 5
3 4
3
2
2
1
TXĐSC 1
0
TXĐSC
CVBA
0 CVBA
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

% case 196 196 % case 665 665


4 6
5
3
4
2 3
2
1
1
0
TXĐSC
CVBA 0 TXĐSC
CVBA
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

% case 601 % case 667 667


6 601 9
8
5 7
4 6
5
3 4
2 3
2
1
0
TXĐSC
CVBA
1 TXĐSC
0 CVBA
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

% case 613 613 % case 740 740


3 4

3
2
2
1
1
0
TXĐSC
CVBA 0 TXĐSC
CVBA
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

% case 631 % case 10


6 631 6 10
5 5
4 4
3 3
2 2
1 1
TXĐSC 0
0 CVBA
TXĐSC
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5CVBA

% case 637
9 637
8
7
6
5
4
3
2
1 TXĐSC
CVBA
TXĐSC
0
1 2 3 4 5

Biểu đồ 3.16: Tốc độ tăng trưởng kích thước xương hàm trên (S-A) của 14 cá thể

theo tuổi xương đốt sống cổ


77

% case 662
8 662
7
6
5
4
3
TXĐSC 2
1 TXĐSC
0 CVBA
1 2 3 4 5

% case 182 182


%
9
case 663 663
7
8
6 7
5 6
4 5
3 4
2 3
1 2 TXĐSC
0 TXĐSC 1
0 CVBA
1 2 3 4 5CVBA 1 2 3 4 5

% case 196 % case 665


5 196 5 665
4 4
3 3
2 2
1
TXĐSC 1
TXĐSC
0 CVBA 0 CVBA
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

% case 601 % case 667


6 601 7 667
5 6
5
4
4
3
3
2
2
1 TXĐSC 1 TXĐSC
0 CVBA 0 CVBA
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

% case 613 613 % case 740 740


5 6

4 5
4
3
3
2
2
1
TXĐSC 1 TXĐSC
0 CVBA 0 CVBA
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

% case 631 % case 10


8 631 7 10
7 6
6 5
5 4
4
3
3
2 2
1 TXĐSC 1 TXĐSC
0 CVBA 0 CVBA
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

% case 637 % case 608


9 637 9 608
8 8
7 7
6 6
5 5
4 4
3 3
2 2
1 TXĐSC 1 TXĐSC
0 CVBA 0 CVBA
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

Biểu đồ 3.17: Tốc độ tăng trưởng kích thước xương hàm dưới (S-Gn) của 14 cá thể
theo tuổi xương đốt sống cổ
78

% %
10 2 10 637
9
8 8
7
6 S-A 6 S -A
5
4 S-Gn 4 S -G n

2 3
2
0 1
1 2 3 4 5 TXĐSC 0 TXĐSC
CVBA 1 2 3 4 5 CVBA

% 182 % 662
8 8
7
6 6
4 S -A 5 S -A
4
2 S -G n S -G n
3
0 2
1
1 2 3 4 5
TXĐSC
CVBA
0 TXĐSC
1 2 3 4 5 CVBA

%
196 9 663
% 8
7
6 6
S -A 5 S -A
4
4 S -G n
S -Gn
2 3
2
0 1
TXĐSC 0 TXĐSC
1 2 3 4 5 CVBA 1 2 3 4 5 CVBA

% 601 % 665
601 6
6 5
4 S -A
4 S -A
3 S -G n
S -G n 2
2
1
0 0 TXĐSC
TXĐSC 1 2 3 4 5 CVBA
1 2 3 4 5 CVBA
-2

%
613 10 667
%
8
6
S -A S -A
6
4 S -G n
S -Gn 4
2
2
0
TXĐSC 0 TXĐSC
1 2 3 4 5 CVBA 1 2 3 4 5 CVBA

% 631 % 740
8
6
6
S -A 4 S -A
4 S -G n S -G n
2
2

0 TXĐSC 0 TXĐSC
1 2 3 4 5 CVBA 1 2 3 4 5 CVBA

% %
9
8 10 8
608
7
6 7
5 S -A 6
S -A
4 5
3 S -G n 4 S -G n
2 3
1 2
0 1
1 2 3 4 5 TXĐSC
CVBA 0 TXĐSC
1 2 3 4 5 CVBA

Biểu đồ 3.18: Tốc độ tăng trưởng kích thước xương hàm trên và xương hàm dưới
của 14 cá thể theo tuổi xương đốt sống cổ
79

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN


Phần bàn luận của nghiên cứu sẽ được trình bày theo 3 mục tiêu nghiên cứu:
- Công thức tuổi xương đốt sống cổ
- Kích thước xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi trên phim sọ nghiêng theo
tuổi năm sinh và tuổi xương đốt sống cổ
- Tốc độ tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi trên phim sọ
nghiêng theo tuổi năm sinh và tuổi xương đốt sống cổ
4.1. CÔNG THỨC TUỔI XƯƠNG ĐỐT SỐNG CỔ
4.1.1. Đánh giá tăng trưởng hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo TXĐSC
Giai đoạn 8-18 tuổi có sự tăng tốc tăng trưởng của cơ thể để đạt đến đỉnh tăng
trưởng dậy thì. Sau khi đạt đỉnh tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng giảm dần đến giai
đoạn trưởng thành khoảng 17-18 tuổi với sự tăng trưởng gần như hoàn tất. Thời kỳ
dậy thì là thời kỳ tăng tốc tăng trưởng của hầu hết các cơ quan trong cơ thể nhưng
mỗi cơ quan hoạt động theo những cách khác nhau do sự khác biệt về cấu trúc, chức
năng và vị trí. Đỉnh tăng trưởng dậy thì không diễn ra ở một thời điểm nhất định,
luôn thay đổi ở mỗi cá thể. Vì vậy quá trình tăng trưởng tính theo tuổi năm sinh
thường không phải là dấu hiệu phản ánh tình trạng tăng trưởng của từng cá thể.
Trong giai đoạn này tuổi xương thường được sử dụng để ước lượng sự tăng trưởng
của cơ thể vì tuổi xương đánh giá tương đối chính xác tình trạng tăng trưởng hệ
xương của cơ thể [24], [41], [60], [127].
- Xác định tuổi xương là cần thiết đối với Bác sĩ CHRM đặc biệt khi cần tác động
những điều trị bất hài hòa xương hàm trong giai đoạn vị thành niên. Một công cụ
chẩn đoán xác định tuổi xương là dựa vào phim X quang bàn-cổ tay như phương
pháp Greulich và Pyle, phương pháp TW2, TW3, phương pháp của Bjork, phương
pháp của Fishman… [24], [41], [60], [127]. Phương pháp xác định tuổi xương trên
phim X quang bàn-cổ tay là một phương pháp kinh điển, khoa học và được xem là
chuẩn vàng để xác định tuổi xương của mỗi cá thể. Tuy nhiên, một bệnh nhân điều
trị CHRM cần chụp nhiều phim sọ nghiêng để chẩn đoán, theo dõi tăng trưởng và
theo dõi điều trị. Phim sọ nghiêng là phim thường quy đối với bệnh nhân CHRM.
80

Vì vậy, nếu có thể đưa ra được một phương pháp xác định tuổi xương trên cùng một
phim sọ nghiêng và phương pháp này cũng có độ tin cậy cao như phương pháp bàn-
cổ tay thì thực sự thuận lợi vì tránh nhiễm thêm tia X và giảm chi phí cho bệnh
nhân.
- Đốt sống cổ cũng trải qua những thay đổi hình thái trong giai đoạn tăng trưởng
dậy thì. Có năm trung tâm cốt hóa cấp II xuất hiện trên mỗi thân đốt sống trong giai
đoạn dậy thì (một ở trên mỏm gai, hai ở trên hai mỏm ngang và hai ở trên bề mặt
trên và dưới của mỗi thân đốt sống). Sự tăng trưởng của thân đốt sống cổ diễn ra từ
lớp sụn ở bề mặt trên và dưới của mỗi đốt sống. Các trung tâm cốt hóa cấp II sát
nhập vào với nhau khi sự tăng trưởng đốt sống cổ hoàn tất (Hình 4.1) [7]. Trên
phim X quang sọ nghiêng CHRM có thể thấy rõ hình ảnh đốt sống cổ (Hình 4.2) và
có thể quan sát được sự thay đổi hình ảnh đốt sống cổ trong giai đoạn tăng trưởng
dậy thì (Hình 4.3). Nhiều nghiên cứu kết luận phương pháp đánh giá trưởng thành
xương đốt sống cổ có tương quan cao và có độ tin cậy như phương pháp đánh giá
trưởng thành xương bàn-cổ tay trong giai đoạn vị thành niên. Chính vì những lý do
trên, nhiều tác giả đã nghiên cứu tìm xem có mối liên quan giữa sự tăng trưởng đốt
sống cổ với hệ thống sọ mặt trong giai đoạn dậy thì. Từ đó, phương pháp đánh giá
trưởng thành xương đốt sống cổ với mối liên quan với sự tăng trưởng hệ thống sọ
mặt đã ra đời và phát triển [26], [69], [76], [132].

Hình 4.1: Sự cốt hóa xương đốt sống “Nguồn: Nguyễn Trí Dũng, 2001” [7]
81

Hình 4.2: Hình ảnh đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng CHRM

Hình 4.3: Sự thay đổi hình ảnh đốt sống cổ trong giai đoạn 8-18 tuổi (cá thể mã số 2
trong mẫu nghiên cứu)
82

4.1.2. Phương pháp xác định tuổi xương đốt sống cổ


Có thể phân thành hai nhóm phương pháp xác định tuổi xương đốt sống cổ:
Phương pháp định tính, so sánh hình ảnh sự thay đổi thân đốt sống cổ của đối tượng
nghiên cứu với hình ảnh chuẩn hoặc tiêu chuẩn định tính như độ cong lõm bờ dưới
thân đốt sống cổ, hình dạng thân đốt sống cổ (hình thang, hình chữ nhật ngang, hình
vuông hay hình chữ nhật đứng). Điển hình là phương pháp của Lamparski (1972),
Hassel và Farman (1995), O’Reilly và Yanniello (1998), Franchi (2000), Bacetti
(2005) [32], [72], [88], [124].
Ví dụ các đặc điểm định tính theo Baccetti (2005) như sau: thân đốt sống cổ C3 và
C4 có dạng hình thang (ở giai đoạn CS1) chuyển sang hình chữ nhật ngang (ở giai
đoạn CS4) và cuối cùng có dạng hình vuông và hình chữ nhật đứng (ở giai đoạn
CS5 và CS6). Bờ dưới của thân các đốt sống cổ có dạng phẳng rồi hơi lõm và lõm
rõ từ CS1 đến CS6 (Hình 4.4):

I II III IV V VI

Hình 4.4: Hình ảnh đốt sống cổ theo Baccetti (2005)


“Nguồn: Baccetti, 2005” [32]
Phương pháp định lượng: đo đạc kích thước, góc độ hoặc tỉ lệ các kích thước của
thân đốt sống cổ. Điển hình là phương pháp của San Roman (2002), Mito (2002),
Fudalej và Bollen (2010), Chen (2010) [52], [74], [117], [132].
So với xương bàn-cổ tay, đốt sống cổ ít có chỉ báo trưởng thành xương hơn và
những dấu hiệu thay đổi hình thái khó xác định hơn. Các phương pháp xác định giai
đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ bằng định tính trong giai đoạn vị thành niên
đã cho thấy sự thay đổi hình thái thân đốt sống cổ từ hình chêm đến hình chữ nhật
83

ngang, hình vuông và cuối cùng là hình chữ nhật đứng. Phương pháp định tính có
ưu điểm là giúp xác định nhanh các giai đoạn trưởng thành do đó dễ áp dụng (vì
không cần phải vẽ nét và đo đạc). Tuy nhiên nếu so sánh với hình ảnh chuẩn hoặc
những thay đổi hình dạng bằng phương pháp định tính sẽ mang tính chất chủ quan
hơn vì thường khó phân biệt hình ảnh chuyển tiếp giữa hai giai đoạn tăng trưởng kế
cận nhau hoặc các hình ảnh đốt sống cổ của đối tượng nghiên cứu vừa ở giai đoạn
trước vừa ở giai đoạn sau. Thật sự rất khó xác định nếu nhà thực hành không có
nhiều kinh nghiệm. Chính vì những lý do đó mà các phương pháp định lượng đã ra
đời để giúp xác định các giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ một cách khách
quan hơn.
Đã có nhiều phương pháp định lượng xác định giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ của
tác giả Mito (2002), San Roman (2002), Fudalej và Bollen (2010), Chen (2010).
- Công thức định lượng của Mito: (TXĐSC= -0,2 + 6,2 x AH3/AP3 + 5,9 x AH4/
AP4 + 4,74 x AH4/ PH4), tuổi xương đốt sống cổ chỉ phụ thuộc vào chiều cao
(AH3, AH4, PH4) và chiều trước sau (AP3, AP4) của thân đốt sống cổ C3 và C4
chứ không phụ thuộc vào độ cong lõm của bờ dưới thân các đốt sống cổ [117]. Thật
sự trong quá trình tăng trưởng của đốt sống cổ trong giai đoạn dậy thì, không chỉ
kích thước thân đốt sống cổ tăng mà độ cong lõm của bờ dưới thân đốt sống cũng
lõm rõ trong giai đoạn này (do các trung tâm cốt hóa cấp II ở thân đốt sống cổ là lớp
vòng sụn tăng trưởng ở bề mặt trên và dưới của mỗi thân đốt sống. Vì vậy, khi đốt
sống cổ tăng trưởng, chiều cao thân đốt sống sẽ tăng và bờ dưới thân đốt sống cổ sẽ
lõm rõ). Hơn nữa, tác giả cũng không đưa ra những đặc trưng tăng trưởng của từng
giai đoạn. Định lượng tuổi xương theo Mito (2002) chủ yếu giúp dự đoán tăng
trưởng của xương hàm dưới, không đánh giá mức độ tăng trưởng của các thành
phần khác của hệ thống sọ mặt.
- Phương pháp định lượng theo San Roman, Fudalej và Bollen dựa vào các đặc
điểm định lượng về hình dạng thân các đốt sống cổ (hình thang, hình chữ nhật
ngang, hình vuông, hình chữ nhật đứng) để đưa ra được đặc trưng tăng trưởng của
từng giai đoạn tuổi xương. Tuy nhiên rất khó có thể xác định chính xác giai đoạn
84

trưởng thành xương của một cá thể khi cá thể đó không hội đủ tất cả các tiêu chí của
một giai đoạn hoặc các tiêu chí đánh giá kéo dài qua cả hai giai đoạn.
- Công thức định lượng của Chen (2010) [52] có vẻ hợp lý nhất vì các giai đoạn
tuổi xương phụ thuộc vào chiều cao và chiều trước sau của thân đốt sống cổ C3, C4
và cũng phụ thuộc vào độ cong lõm của bờ dưới thân đốt sống cổ C2. Tác giả cũng
đưa ra được những đặc trưng tăng trưởng của từng giai đoạn tuổi xương. Tuy nhiên
theo phân loại của Chen chỉ có 4 giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ và nếu phân loại
ít giai đoạn như vậy, khi đánh giá một quá trình tăng trưởng khó có thể thấy được
đỉnh tăng trưởng thật sự. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã áp dụng công thức xác định
tuổi xương theo Chen (2010) trên một nhóm nghiên cứu nhỏ nhưng sai số khá cao.
Có lẽ có sự khác biệt chủng tộc khi áp dụng công thức định lượng theo Chen. Chính
vì lý do đó, chúng tôi thực hiện một nghiên cứu nhằm tìm ra công thức định lượng
tuổi xương đốt sống cổ để có thể bước đầu áp dụng được cho đối tượng người Việt.
Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn phương pháp đánh giá trưởng thành xương
bàn-cổ tay theo Fishman làm chuẩn vàng để tham chiếu. Ưu điểm của phương này
là đơn giản, dễ áp dụng và các tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng.
4.1.3. Xác lập công thức tuổi xương đốt sống cổ cho nhóm người Việt
- Khảo sát sự thay đổi hình thái thân đốt sống cổ C2, C3 và C4:
Để xác định tuổi xương đốt sống cổ trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ dựa vào
hình thái thân đốt sống cổ C2, C3 và C4 chứ không dựa vào tất cả các đốt sống cổ
hoặc dựa vào những đốt sống cổ khác. Thân đốt sống cổ C1 khó thấy rõ trên phim
sọ nghiêng vì hình ảnh bị chập. Thân đốt sống cổ C5, C6 và C7 không thấy được
trên phim sọ nghiêng đặc biệt khi bệnh nhân chụp phim sọ nghiêng có mặc áo chì
bảo vệ. Lamparski (1972), O’Reilly và Yanniello (1998) và Franchi (2000) quan
sát sự thay đổi của các đốt sống cổ từ C2-C6. Tuy nhiên các tác giả Hassel và
Farman (1995), Baccetti (2005), Fudalej và Bollen (2010), Chen (2010)… chỉ quan
sát sự thay đổi của thân đốt sống cổ C2, C3 và C4.
- Công thức tuổi xương đốt sống cổ:
85

Để xác định phương trình tương quan giữa những đặc điểm hình thái đốt sống cổ
với các giai đoạn tuổi xương, tất cả các biến số liên quan với đốt sống cổ C2, C3 và
C4 đều được phân tích bao gồm 39 biến số [51], [52]. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
trong số 39 biến số định lượng về hình thái đốt sống cổ, có 27 biến số có tương
quan dương với TXĐSC, 8 biến có số tương quan âm và 4 biến số không có tương
quan (Bảng 3.1). Có nhiều biến có hệ số tương quan tương đối cao, cao nhất là
0,918 và 17 biến có hệ số tương quan R > 0,812 (Bảng 3.2). Các biến số w3,
ah3/ph3, d2, AB4/BC4 không tương có quan ý nghĩa với TXĐSC. Các biến số theo
chiều ngang (w3, AB3, CD3, w4, AB4, CD4) không tương quan hoặc ít tương quan
với TXĐSC trong khi các biến số theo chiều đứng (h3, BC3, DA3, h4, BC4, DA4)
có tương quan cao với TXĐSC. Điều này cho thấy sự tăng trưởng đốt sống cổ theo
chiều ngang hoàn tất ở giai đoạn sớm, sự tăng trưởng đốt sống cổ trong giai đoạn vị
thành niên diễn ra chủ yếu theo chiều đứng. Các góc giữa bờ dưới đốt sống cổ (C2,
C3 và C4) với mặt phẳng ngang ở phía trước và phía sau (α2, α3, α4, α2’, α3’, α4’)
cũng tăng dần tương quan với các giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ.
Sau đó, bằng phương pháp đưa vào/ rút ra trong phân tích hồi quy đa biến, chúng
tôi đã xác định mối tương quan giữa các biến độc lập và các giai đoạn tuổi xương
đốt sống cổ bằng phương trình như sau:

TXĐSC= 1,92+ 0,04 * α2 + 0,03 * α4 –1,12*AB3/CB3 + 3,17 * h4/w4 (*)

Trong đó: α2: Góc lõm trước bờ dưới thân đốt sống cổ C2
α4: Góc lõm trước bờ dưới thân đốt sống cổ C4
AB3/BC3: Tỉ lệ chiều dài bờ dưới và bờ trước của thân đốt sống cổ C3
h4/w4: Tỉ lệ chiều cao và chiều rộng thân đốt sống cổ C4.
Công thức (*) cũng đã được kiểm định là có tương quan tuyến tính giữa các biến
độc lập và biến phụ thuộc. Các biến độc lập trong phương trình không có tương
quan cộng tuyến lẫn nhau. Các biến độc lập đều có hệ số tương quan cao với biến
phụ thuộc (R> 0,85 với p<0,05). Với r = 0,957, r2 = 0,916 và r2 hiệu chỉnh = 0,914,
phương trình (*) là rất phù hợp.
86

- Biến số α2, α4, AB3/CB3, h4/w4 có tương quan rất cao với các giai đoạn tuổi
xương đốt sống cổ. Đây là những số đo góc (α2, α4) và tỉ lệ (AB3/CB3, h4/w4).
Các biến số này bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi hình dạng, không bị ảnh hưởng bởi sự
thay đổi kích thước thân đốt sống cổ. Như vậy hạn chế được sai lầm do độ phóng
đại của các máy chụp phim khác nhau.
Với công thức (*), ta thấy khi kích thước thân đốt sống cổ C3, C4 tăng và độ lõm
các góc α2, α4 tăng thì tuổi xương đốt sống cổ tăng. Điều này phù hợp với sự tăng
trưởng của thân đốt sống cổ trong giai đoạn dậy thì. Sự tăng trưởng của lớp sụn bề
mặt làm tăng kích thước thân đốt sống cổ đặc biệt là tăng chiều cao. Hơn nữa các
vòng sụn nằm xung quanh bề mặt trên và dưới thân đốt sống nên ngoài việc tăng
chiều cao thân đốt sống, độ lõm của bờ dưới thân đốt sống cũng tăng có nghĩa là
góc α2, α4 cũng tăng.
Theo công thức tính tuổi xương đốt sống cổ được xác lập, đốt sống cổ trưởng thành
sẽ trải qua 5 giai đoạn tương ứng 11 giai đoạn trưởng thành xương bàn-cổ tay
(Fishman) và tương ứng 6 giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ (Baccetti)
(Bảng 4.1).
Bảng 4.1: Tương ứng 5 giai đoạn tuổi xương của nghiên cứu với Baccetti và
Fishman:
Nghiên cứu Baccetti Fishman
TXĐSC I CVS I, II SMI 1,2,3,4
TXĐSC II CVS III SMI 5,6
TXĐSC III CVS IV SMI 7,8
TXĐSC IV CVS V SMI 9,10
TXĐSC V CVS VI SMI 11

Trong nghiên cứu của chúng tôi, giai đoạn TXĐSC I tương ứng giai đoạn SMI
1,2,3,4 theo Fishman là giai đoạn khởi đầu và bắt đầu tăng tốc tăng trưởng. Giai
đoạn TXĐSC II tương ứng giai đoạn SMI 5,6 là giai đoạn chuyển tiếp hay đạt đỉnh
tăng trưởng. Giai đoạn TXĐSC III tương ứng giai đoạn SMI 7,8 là giai đoạn giảm
tốc tăng trưởng. Giai đoạn TXĐSC IV tương ứng giai đoạn SMI 9,10 là giai đoạn
87

trưởng thành và giai đoạn TXĐSC V tương ứng giai đoạn SMI 11 là giai đoạn hoàn
tất tăng trưởng.
Lúc đầu chúng tôi thiết lập phương trình tương quan dựa trên phân loại thành 6 giai
đoạn tuổi xương (giai đoạn I tương ứng SMI 1,2; giai đoạn II tương ứng SMI 3,4;
giai đoạn III tương ứng SMI 5,6; giai đoạn IV tương ứng SMI 7,8; giai đoạn V
tương ứng SMI 9,10; giai đoạn VI tương ứng SMI 11). Theo phân nhóm này kết
quả cho thấy, có những khoảng chồng lắp nhau ở hai giai đoạn đầu tiên nên chúng
tôi đã xác nhập 2 giai đoạn đầu tiên thành một giai đoạn TXĐSC I. Chính vì vậy,
kết quả sau cùng chỉ còn 5 giai đoạn tuổi xương: TXĐSC I, II, III, IV và V.
TXĐSC I: TXĐSC < 2,547: quá trình tăng trưởng bắt đầu và sẽ vào giai đoạn tăng
tốc
TXĐSC II: 2,547 ≤ TXĐSC < 3,333: giai đoạn chuyển tiếp (đạt đỉnh tăng trưởng)
TXĐSC III: 3,333 ≤ TXĐSC < 4,356: giai đoạn giảm tốc tăng trưởng
TXĐSC IV: 4,356 ≤ TXĐSC < 5,392: giai đoạn trưởng thành
TXĐSC V: 5,392 ≤ TXĐSC: giai đoạn hoàn tất, sự tăng trưởng còn lại rất ít.
Như vậy, TXĐSC là một chỉ số có thể đánh giá chi tiết và khách quan mức độ
trưởng thành xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng.
Sau đây là 5 giai đoạn TXĐSC của cá thể trong mẫu nghiên cứu (Hình 4.6):

Hình 4.5: Năm giai đoạn tuổi xương tuổi xương đốt sống cổ của cá thể nữ mã số 150
88

4.2. KÍCH THƯỚC XƯƠNG HỆ THỐNG SỌ MẶT GIAI ĐOẠN 8-18 TUỔI
THEO TUỔI NĂM SINH VÀ TUỔI XƯƠNG ĐỐT SỐNG CỔ
4.2.1. Chọn lựa các biến số nghiên cứu về kích thước xương hệ thống sọ mặt
Có 6 đặc điểm trên phim sọ nghiêng của hệ thống sọ mặt được sử dụng phổ biến
trong Chỉnh hình răng mặt là nền sọ trước, nền sọ sau, xương hàm trên, xương hàm
dưới, tầng mặt trước và tầng mặt sau.
Nền sọ trước (S-Na) và nền sọ sau (S-Ba):
Nền sọ trước và nền sọ sau là những cấu trúc trên phim sọ nghiêng, được sử dụng
phổ biến trong CHRM để xác định kích thước của nền sọ. Nền sọ trước và nền sọ
sau còn là những mặt phẳng tham chiếu ổn định để đánh giá sự thay đổi của các cấu
trúc xương mặt [3], [41], [127].
Tầng mặt trước (Na-Me) và tầng mặt sau (S-Go):
Tầng mặt trước và tầng mặt sau cũng là những cấu trúc trên phim sọ nghiêng để
đánh giá những tương quan theo chiều đứng của cấu trúc sọ mặt. Phân tích hai đặc
điểm này là rất cần thiết giúp xác định bất hài hòa theo chiều đứng cũng như giúp
thiết lập những kế hoạch điều trị phù hợp. Các biến số chiều cao tầng mặt sau (S-
Go) và chiều cao tầng mặt trước (Na-Me) được nhiều tác giả sử dụng (Franchi
2000, Gu 2007, Baccetti 2005…). Các biến số này cũng là những số đo trên phim sọ
nghiêng thường được sử dụng để đánh giá chiều cao tầng mặt trong các chẩn đoán
và lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân CHRM [3], [41], [60], [127].
Xương hàm trên và xương hàm dưới:
Xương hảm trên và xương hàm dưới là những cấu trúc của hệ thống sọ mặt mà
ngành Chỉnh hình răng mặt đặc biệt quan tâm vì các can thiệp chỉnh hình răng mặt
chủ yếu tác động lên răng và xương hàm (bao gồm xương hảm trên và xương hàm
dưới).
- Để đánh giá xương hàm trên phim sọ nghiêng, có nhiều số đo khác nhau như: S-A
(Bambha, Fishman), Ar-A (Fishman), SNA (Steiner), A-NPog (Downs), Co-A (Mc
Namara)…Tương tự, cũng có nhiều số đo đánh giá xương hàm dưới như: S-Gn
(Fishman, Franchi), Ar-Gn (Fishman, Lewis), Ar-Pog (Chen), Co-Gn (Franchi, Gu),
89

Ar-Go (Lewis), Go-Gn (Franchi, Lewis), SNB (Steiner), NPog-FH (Downs), Co-Gn
(Mc Namara)… [33], [41], [65], [93], [127].
- Số đo SNA, SNB là 2 số đo trong phân tích Steiner dùng để đánh giá tương quan
theo chiều trước sau của xương hàm trên và xương hàm dưới so với nền sọ trước.
Đây là những giá trị được sử dụng khá phổ biến trong giảng dạy cũng như phân tích
sọ mặt của các bác sĩ CHRM. Tuy nhiên trong nghiên cứu chúng tôi không sử dụng
2 số đo này. Đây là những số đo góc, bị ảnh hưởng bởi 3 điểm chuẩn (S, N, A hoặc
S, N, B). Trong quá trình tăng trưởng, vị trí các điểm chuẩn này đều bị thay đổi do
đó khi SNA hoặc SNB thay đổi rất khó xác định mức độ thay đổi thực sự của từng
vị trí.
- Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng kích thước xương hàm trên từ S (S-A) và
từ Ar (Ar-A), kích thước xương hàm dưới từ S (S-Gn) và từ Ar (Ar-Gn). Điểm A và
Gn tượng trưng vị trí phía trước của xương hàm trên và xương hàm dưới. Điểm S là
điểm chuẩn ở nền sọ, điểm Ar là điểm chuẩn ở vùng nền sọ - xương hàm dưới và là
những điểm chuẩn dễ xác định trên phim sọ nghiêng. Khi so sánh tốc độ tăng
trưởng giữa xương hàm trên và xương hàm dưới theo tuổi xương đốt sống cổ, chúng
tôi chọn biến số S-A và S-Gn vì điểm S là điểm tương đối ổn định và ít thay đổi
nhất trong quá trình tăng trưởng. Như vậy, khi S-A và S-Gn thay đổi có nghĩa là
điểm A và Gn thay đổi. Khi S-A và S-Gn tăng có nghĩa là điểm A và Gn vừa dịch
chuyển xuống dưới và ra trước hay nói cách khác, kích thước xương hàm trên và
xương hàm dưới vừa tăng theo cả chiều trước sau và chiều đứng (Hình 4.5).
Ngoài ra, khi so sánh tốc độ tăng trưởng nền sọ trước, nền sọ sau, xương hàm trên
và xương hàm dưới, các biến số S-Na, S-Ba, S-A, S-Gn được sử dụng. Các biến số
này đều có cùng chung điểm S ở vị trí ít thay đổi nhất trong quá trình tăng trưởng.
Như vậy sự khác biệt giữa các biến số chính là do sự thay đổi các điểm Na, Ba, A
và Gn. Điều này sẽ giảm thiểu những biến thiên do quá trình tăng trưởng của các
cấu trúc sọ mặt khác nhau cũng như giảm các sai số do xác định các điểm chuẩn và
đo đạc các kích thước.
90

Khi nghiên cứu sự tăng trưởng của hệ thống sọ mặt, thường chia thành từng vùng
riêng biệt như vùng nền sọ, vùng xương hàm trên và xương hàm dưới để dễ phân
tích và đánh giá mặc dầu thực tế các thành phần sọ mặt tăng trưởng không thể tách
rời nhau và có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình tăng trưởng [24],
[44], [54], [61]. Trong giới hạn của nghiên cứu này chúng tôi chỉ đánh giá sự tăng
trưởng của từng vùng với một hoặc hai biến số đại diện, chúng tôi không đánh giá
nhiều biến số cũng như không thể phân tích sự tương tác lẫn nhau giữa các thành
phần sọ mặt.

Na
S

Ba A

Go

Gn

Hình 4.6: Sơ đồ hướng tăng trưởng các kích thước sọ mặt


91

4.2.2. Các giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ theo tuổi năm sinh
- Theo kết quả nghiên cứu, 5 giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ của nam đều diễn ra
trễ hơn nữ khoảng từ 1-1,5 năm theo tuổi năm sinh. Điều này cũng gần tương tự với
nhận định cho rằng nam bước vào tuổi dậy thì trễ hơn nữ từ 1-2 năm (Fishman,
1982; (English, 2009; Proffit, 2013) hoặc 1.5-2năm (Lewis, 1985) [60], [65], [103],
[127]. Đây là sự khác biệt giới tính về thời điểm tăng trưởng giai đoạn vị thành
niên. Nếu xác định theo tuổi xương hoặc mức độ trưởng thành xương, có thể không
thấy sự khác biệt này, nhưng khi quy về tuổi năm sinh có sự khác biệt rõ về thời
điểm bước vào giai đoạn tăng trưởng dậy thì giữa nam và nữ. Tuy nhiên một số tác
giả xác định thời điểm các giai đoạn tuổi xương trung bình trên mẫu gồm cả nam
lẫn nữ chứ không phân biệt giữa nam và nữ như Franchi (2000), Baccetti (2002),
Gu (2007)…Có lẽ các tác giả nghiên cứu trên mẫu nhỏ (Gu nghiên cứu trên 13 nam
và 7 nữ, Baccetti trên 18 nam và 12 nữ, Franchi trên 15 nam và 9 nữ) và như vậy
không thể thấy được sự khác biệt giới tính trong giai đoạn tăng trưởng này. Hoặc
cũng có thể các tác giả không quan tâm đến tuổi năm sinh khi đã đánh giá sự tăng
trưởng theo tuổi xương.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian trung bình của một giai đoạn tuổi xương
kéo dài khoảng 1,3-1,9 năm ở nam và khoảng 1,4-1,7 năm ở nữ như vậy một giai
đoạn tuổi xương trung bình ở nam kéo dài hơn ở nữ. Kết quả này cũng tương tự kết
luận của Lewis (1982) cho rằng mỗi cá thể có ít nhất 2 năm trước và 2 năm sau đỉnh
tăng trưởng nhưng khoảng tăng trưởng thời kỳ dậy thì ở nam rộng hơn nữ. Tuy
nhiên, theo Franchi (2000), Baccetti (2002), Gu (2007) thời gian trung bình của một
giai đoạn tuổi xương ở nam và nữ kéo dài khoảng 1- 1,5 năm và các tác giả này tính
thời gian trung bình tuổi xương cho cả nam và nữ chứ không phân biệt ở từng giới.
4.2.3. Thay đổi kích thước hệ thống sọ mặt từ 8-18 tuổi theo tuổi năm sinh và
tuổi xương đốt sống cổ
Khi đánh giá sự thay đổi kích thước hệ thống sọ mặt trong giai đoạn 8-18 tuổi, tất
cả các kích thước tăng dần từ 8-18 tuổi hoặc từ giai đoạn TXĐSC I-V. Có sự khác
biệt kích thước sọ mặt giữa nam và nữ dù đánh giá theo tuổi năm sinh hoặc tuổi
92

xương đốt sống cổ (Bảng 3.9 - 3.16). Kết quả nghiên cứu cũng tương tự kết luận
của Bishara S.E (1997) cho rằng có sự khác biệt đáng kể về các kích thước sọ mặt
giữa nam và nữ trong giai đoạn từ 5-25 tuổi [39] hoặc trong giai đoạn từ 7-18 tuổi
theo Jamison J.E. (1998) [93].
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, khi đánh giá sự thay đổi kích thước theo
tuổi năm sinh, sự khác biệt giới tính về kích thước sọ mặt theo tuổi năm sinh chủ
yếu ở lứa tuổi 14-18 có thể vì lúc này ở cả hai giới, quá trình tăng trưởng gần như
đã hoàn tất nên mới thấy được sự khác biệt. Ngoài ra, trong mẫu nghiên cứu số
lượng cá thể ở nhóm trước 10 tuổi quá nhỏ nên không so sánh thống kê.
Tuy nhiên, nếu đánh giá sự thay đổi kích thước theo tuổi xương, hầu như tất cả các
kích thước sọ mặt của nam đều lớn hơn của nữ rất có ý nghĩa thống kê (với p< 0,01
hoặc p< 0,001) ở hầu như tất cả các giai đoạn tuổi xương từ TXĐSC I đến TXĐSC
V. Trong khi, nếu đánh giá theo tuổi năm sinh, chỉ một số kích thước sọ mặt ở một
số lứa tuổi của nam lớn hơn nữ có ý nghĩa thống kê (với p< 0,05 hoặc p<0,01). Kết
luận này cũng tương tự Fishman (1982) cho rằng đánh giá tăng trưởng sọ mặt trong
giai đoạn vị thành niên bằng tuổi xương chính xác hơn tuổi năm sinh [65] cũng như
theo Fudalej và Bollen (2010) các kích thước sọ mặt có sự khác biệt giới tính rõ
trong giai đoạn dậy thì nếu đánh giá theo tuổi xương đốt sống cổ [74]. Như vậy có
thể kết luận, các dữ liệu đánh giá tăng trưởng thu thập theo tuổi xương thấy rõ sự
khác biệt giới tính và có tính đồng nhất cao hơn các dữ liệu thu thập theo tuổi năm
sinh.
Theo kết quả nghiên cứu, trong giai đoạn TXĐSC I-V, ở vùng nền sọ, kích thước
nền sọ trước (S-Na) tăng trung bình khoảng 5,82mm ở nam và 3,12mm ở nữ; kích
thước nền sọ sau (S-Ba) tăng 5,72mm ở nam và 5,77mm ở nữ. Trong giai đoạn này,
các khớp sụn và các đường khớp vùng nền sọ trước đã hóa xương, kích thước nền
sọ trước (S-Na) tăng là do sự dịch chuyển ra trước và lên trên của điểm Nasion bằng
quá trình tái tạo xương bề mặt vùng xương trán do sự mở rộng của xoang trán trong
giai đoạn tăng trưởng dậy thì. Kích thước nền sọ sau (S-Ba) tăng là do sự dịch
93

chuyển xuống dưới của điểm Basion (Ba) nhờ quá trình tăng trưởng trễ ở vùng
khớp sụn bướm chẩm [24], [41], [61].
Kích thước xương hàm trên từ S (S-A) tăng trung bình khoảng 10,39mm ở nam và
7,86mm ở nữ. Kích thước xương hàm dưới (S-Gn) tăng trung bình khoảng
17,61mm ở nam và 14,82mm ở nữ, kết quả này cũng gần tương tự nghiên cứu của
Franchi (2000) cho rằng xương hàm dưới (S-Gn) tăng trung bình 15,3mm trong giai
đoạn tuổi xương I-VI ở cả hai giới (Franchi chia thành 6 giai đoạn tuổi xương đốt
sống cổ trong giai đoạn dậy thì) [72].
Chiều cao tầng mặt sau (S-Go) theo kết quả nghiên cứu tăng trung bình khoảng
14,55mm ở nam và 14,34mm ở nữ trong giai đoạn TXĐSC I-V. Trong khi đó, chiều
cao tầng mặt sau (S-Go) theo Franchi (2000) tăng trung bình 12,4mm ở cả hai giới
nhưng theo Gu (2007) chỉ tăng 9mm [83]. Sự khác biệt các kích thước đo đạc giữa
các nghiên cứu có chăng do sự phóng đại của phim sọ nghiêng mà trong các nghiên
cứu không thấy các tác giả đề cập đến hoặc sự khác biệt chủng tộc của các nghiên
cứu khác nhau. Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ phóng đại của phim sọ nghiêng
là 9,5%. Kết quả nghiên cứu là giá trị đo đạc chưa trừ độ phóng đại.
Chiều cao tầng mặt trước (Na-Me) của nghiên cứu này tăng trung bình 15,52mm ở
nam và 13,31mm ở nữ trong giai đoạn TXĐSC I-V. Kết quả cũng gần tương tự
nghiên cứu của Franchi (2000) là chiều cao tầng mặt trước (Na-Me) tăng trung bình
14,1mm ở cả hai giới.
Như vậy, trong kích thước sọ mặt, kích thước xương hàm dưới và chiều cao các
tầng mặt gia tăng đáng kể. Kích thước nền sọ thay đổi ít nhất.
* Sự thay đổi tỉ lệ chiều cao tầng mặt theo tuổi xương đốt sống cổ
Theo kết quả nghiên cứu, trong giai đoạn từ TXĐSC I-V, chiều cao tầng mặt sau (S-
Go) và trước (Na-Me) ở nam và nữ đều tăng đáng kể. Nếu chiều cao tầng mặt sau
và trước tăng tương đương thì tỉ lệ chiều cao tầng mặt sau và trước sẽ không thay
đổi. Tuy nhiên tỉ lệ chiều cao tầng mặt sau và trước tăng có ý nghĩa thống kê
(p<0,001) ở cả nam và nữ trong giai đoạn TXĐSC I-V. Điều này có nghĩa sự tăng
trưởng của khối mặt phía sau nhiều hơn đáng kể so với phía trước ở cả hai giới
94

(Bảng 3.16). Kết quả này cũng tương tự kết luận Coben (1955) cho rằng chiều cao
tầng mặt sau tăng nhiều hơn chiều cao tầng mặt trước [54].
Phân tích tỉ lệ chiều cao tầng mặt sau/trước có ý nghĩa trong chẩn đoán, lập kế
hoạch và theo dõi quá trình điều trị CHRM. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ chiều
cao tầng mặt sau/trước thay đổi từ 62-63% đến 66-67% trong giai đoạn TXĐSC I-
V. Ở người trưởng thành tỉ lệ chiều cao tầng mặt sau/ trước trung bình là 65-66%, tỉ
lệ này nhỏ hơn 65% gợi ý một tình trạng cắn hở do xương (Hình 4.7) [41], [127]. Ở
giai đoạn đầu của lứa tuổi vị thành niên, nếu bệnh nhân cắn hở có tỉ lệ chiều cao
tầng mặt sau/trước nhỏ (62-63%) không có nghĩa bệnh nhân cắn hở do xương vì
trong quá trình tăng trưởng tỉ lệ này có khuynh hướng gia tăng. Như vậy, cần lưu ý
đến khuynh hướng tăng trưởng này khi chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị cho
những bệnh nhân cắn hở ở lứa tuổi vị thành niên.

Na
.
S

Go

Me

Hình 4.7: Chiều cao tầng mặt sau và trước ở bệnh nhân cắn hở
95

4.3. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG XƯƠNG HỆ THỐNG SỌ MẶT GIAI ĐOẠN


8-18 TUỔI THEO TUỔI NĂM SINH VÀ TUỔI XƯƠNG ĐỐT SỐNG CỔ
Khi đánh giá tăng trưởng bằng các số đo kích thước, chỉ thấy có sự tăng dần kích
thước theo thời gian nhưng khó thấy được mức độ thay đổi nhiều hay ít. Trong khi
nếu đánh giá tăng trưởng bằng các số đo tốc độ, sẽ thấy rõ hơn mức độ tăng trưởng,
có hay không sự tăng trưởng nhảy vọt để đạt đỉnh tăng trưởng của các kích thước sọ
mặt trong giai đoạn nghiên cứu.
4.3.1. Tốc độ tăng trưởng theo tuổi năm sinh
Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng của kích thước nền sọ, xương hàm
trên, xương hàm dưới và chiều cao tầng mặt theo tuổi năm sinh rất thay đổi trong
giai đoạn từ 8-18 tuổi. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với kết luận của Nanda
(1995) và Bishara (1997) cho rằng tăng trưởng hệ thống sọ mặt trong giai đoạn vị
thành niên có sự biến thiên rất cao [123]. Cũng như Dermaut (1978), kết luận mức
độ và thời điểm tăng trưởng của chiều cao tầng mặt trước rất biến thiên trong giai
đoạn vị thành niên từ 8-18 tuổi [58]. Mỗi cá thể bước vào giai đoạn tăng trưởng dậy
thì ở những thời điểm khác nhau, thời gian kéo dài giai đoạn này có thể ngắn hoặc
dài và mức độ tăng trưởng của mỗi cá thể cũng không giống nhau. Do vậy, nếu tính
trung bình tốc độ tăng trưởng theo từng lứa tuổi năm sinh sẽ rất thay đổi. Đánh giá
tốc độ tăng trưởng theo tuổi năm sinh khó thấy được khuynh hướng tăng trưởng
chung của các kích thước sọ mặt trong giai đoạn này.
4.3.2. Tốc độ tăng trưởng theo tuổi xương đốt sống cổ
4.3.2.1. Sự thay đổi tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn TXĐSC I-V
Sự thay đổi tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn TXĐSC I: Theo công thức tính tuổi
xương, giai đoạn TXĐSC I bao gồm những tất cả những giá trị TXĐSC < 2,55. Tuy
nhiên khi phân tích sự thay đổi các kích thước sọ mặt theo tuổi xương của từng cá
thể trong mẫu nghiên cứu chúng tôi thấy rằng: với khoảng giá trị 1,85 ≤ TXĐSC <
2,55 bắt đầu có sự gia tăng các kích thước sọ mặt.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các kích thước hệ thống sọ mặt có đỉnh tăng trưởng
trong giai đoạn tuổi xương TXĐSC I-V (Biểu đồ 3.8 - 3.11) trong khi nếu đánh giá
96

theo tuổi năm sinh, các đỉnh tăng trưởng rất thay đổi và có thể có nhiều đỉnh tăng
trưởng khác nhau trong giai đoạn 8-18 tuổi (Biểu đồ 3.4 - 3.7). Kết quả nghiên cứu
phù hợp với nhận định của Nanda (1995) cho rằng các kích thước sọ mặt có sự gia
tăng tốc độ tăng trưởng và có đỉnh tăng trưởng trong giai đoạn 8-18 tuổi nếu theo
dõi theo tuổi xương [123]. Bambha (1963) kết luận sự tăng trưởng hệ thống sọ mặt
ở giai đoạn vị thành niên có liên quan với tuổi xương [33]. Còn Fishman (1982)
nhấn mạnh việc đánh giá tăng trưởng các kích thước sọ mặt bằng phương pháp
trưởng thành xương mang tính chất đặc trưng cá thể, có thể áp dụng trong chẩn
đoán và điều trị cho từng bệnh nhân cụ thể [65]. Oreilly và Yaniello (1988) kết luận
sự tăng trưởng xương hàm dưới trong giai đoạn dậy thì liên quan với các giai đoạn
trưởng thành xương đốt sống cổ [124] hay sự tăng trưởng xương hàm dưới chịu ảnh
hưởng tuổi xương hơn là tuổi năm sinh như nhận định của Mitani và Sato (1992)
[116].
4.3.2.2. So sánh tốc độ tăng trưởng theo tuổi xương đốt sống cổ giữa nam và nữ
Tốc độ tăng trưởng theo từng giai đoạn tuổi xương của các kích thước sọ mặt ở nam
và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (trừ một vài giai đoạn) mặc dầu
đỉnh tăng trưởng các kích thước sọ mặt ở nam thường cao hơn nữ (Biểu đồ 3.8 -
3.11) và xét về kích thước tuyệt đối, kích thước sọ mặt của nam luôn luôn tăng
nhiều hơn nữ có ý nghĩa thống kê (Bảng 3.13 - 3.16).
Đỉnh tăng trưởng nền sọ trước thường ở giai đoạn TXĐSC I ở nữ và TXĐSC I và
IV ở nam.
Đỉnh tăng trưởng nền sọ sau thường ở giai đoạn TXĐSC II ở cả nam và nữ.
Đỉnh tăng trưởng xương hàm trên thường ở giai đoạn TXĐSC I ở nữ và TXĐSC II
ở nam.
Đỉnh tăng trưởng xương hàm dưới ở giai đoạn TXĐSC II ở nữ và TXĐSC II-III ở
nam.
Đỉnh tăng trưởng chiều cao tầng mặt sau ở giai đoạn TXĐSC I-II ở nữ và TXĐSC
III ở nam.
97

Đỉnh tăng trưởng chiều cao tầng mặt trước ở giai đoạn TXĐSC I ở nữ và TXĐSC
III ở nam.
Nhìn chung, đỉnh tăng trưởng các kích thước sọ mặt thường diễn ra ở giai đoạn
TXĐSC I-III và thường diễn ra ở nữ sớm hơn nam.
Lewis (1982) nghiên cứu về sự tăng trưởng xương hàm dưới trong giai đoạn vị
thành niên từ 7-18 tuổi đã kết luận đỉnh tăng trưởng của xương hàm dưới ở nữ sớm
hơn nam từ 1,5-2 năm [102]. Theo nghiên cứu của chúng tôi, nếu tính theo tuổi năm
sinh, đỉnh tăng trưởng trung bình của xương hàm dưới ở nam cũng diễn ra chậm
hơn nữ từ 1,5-2,5 năm (vì giai đoạn tuổi xương của nam trễ hơn nữ từ 1-1,5 năm).
Theo Baccetti (2005) cũng như theo Gu (2007), đỉnh tăng trưởng của xương hàm
dưới diễn ra giữa giai đoạn CS3-CS4 (tương ứng giai đoạn tuổi xương TXĐSC II-
III trong nghiên cứu của chúng tôi vì Baccetti và Gu chia thành 6 giai đoạn trưởng
thành đốt sống cổ còn theo nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 5 giai đoạn). Như vậy
thời điểm diễn ra đỉnh tăng trưởng xương hàm dưới theo Baccetti và Gu tương tự
thời điểm diễn ra đỉnh tăng trưởng xương hàm dưới ở nam trong nghiên cứu của
chúng tôi.
4.3.2.3. Tốc độ tăng trưởng các kích thước hệ thống sọ mặt theo tuổi xương ở
từng giới (Biểu đồ 3.12, 3.13)
- Khi so sánh biểu đồ tốc độ tăng trưởng của nền sọ trước, xương hàm trên và
xương hàm dưới ở cả hai giới, ta thấy trong giai đoạn tuổi xương TXĐSC I-V,
xương hàm dưới tăng trưởng với tốc độ cao nhất, tăng trưởng nhiều hơn xương
hàm trên và ít nhất là nền sọ trước. Coben (1955) kết luận độ nhô tầng mặt giữa
tăng nhẹ trong khi độ nhô tầng mặt dưới tăng nhiều [54]. Điều này cũng tương tự
các kết quả nghiên cứu của Bambha (1963) và Nanda (1992). Còn Nanda (1995)
cho rằng sự thay đổi tương quan giữa nền sọ trước, xương hàm trên và xương hàm
dưới là do tốc độ tăng trưởng cũng như thời điểm tăng tốc tăng trưởng không giống
nhau giữa các thành phần sọ mặt [122] (Hình 4.8).
98

Hình 4.8: Sơ đồ tương quan nền sọ, xương hàm trên, xương hàm dưới

- Kết quả nghiên cứu còn cho thấy tốc độ tăng trưởng (cũng như kích thước) của
khối sọ mặt theo chiều đứng (tầng mặt sau và tầng mặt trước) tăng đáng kể. Điều
này càng nhấn mạnh khuynh hướng tăng trưởng theo chiều đứng của khối mặt trong
giai đoạn tuổi xương TXĐSC I-V. Nhận định này cũng không mâu thuẫn với nhận
xét của Bergersen (1972) cho rằng trong giai đoạn tăng trưởng vị thành niên, chiều
cao tầng mặt trước (N-Me) và chiều cao tầng mặt sau (S-Go) tăng trưởng đạt đỉnh
và có liên quan với đỉnh tăng trưởng dậy thì [36].
Để đáp ứng với sự gia tăng hoạt động chức năng vùng hàm mặt trong giai đoạn 8-18
tuổi, kích thước vùng hàm mặt cũng phải gia tăng với sự tăng trưởng theo cả ba
chiều trong không gian. Tuy nhiên, sự tăng trưởng theo chiều ngang của hệ thống sọ
mặt ngừng sớm [41], [127] và không thuộc phạm vi của nghiên cứu này. Kết quả
nghiên cứu cho thấy sự tăng trưởng theo chiều đứng chiếm ưu thế. Nếu sự tăng
trưởng kích thước vùng hàm mặt theo chiều trước sau chiếm ưu thế, sẽ có tình trạng
mất thăng bằng tư thế vùng đầu-mặt-cổ hoặc sẽ có sự gia tăng hoạt động co thắt của
hệ thống cơ-dây chằng vùng này để giữ thăng bằng.
- Như vậy, trong giai đoạn 8-18 tuổi, chiều cao tầng mặt trước (Na-Me) và tầng mặt
sau (S-Go) tăng đáng kể theo các giai đoạn tuổi xương hay theo chiều cao của thân
đốt sống cổ (vì các giai đoạn tuổi xương TXĐSC tăng thì chiều cao thân đốt sống
cổ tăng). Thiết nghĩ nếu chỉ có sự tăng trưởng chiều cao các tầng mặt mà không có
sự gia tăng chiều cao thân các đốt sống cổ, hoặc ngược lại, chiều cao thân đốt sống
99

cổ tăng mà chiều cao các tầng mặt không tăng, liệu có thể đạt được sự thăng bằng tư
thế giữa đầu-mặt-cổ (Hình 4.9). Hoặc nếu không, chắc sẽ có sự co thắt các vùng cơ
đối kháng tương ứng để giữ sự thăng bằng tư thế của vùng đầu-mặt-cổ.
Như vậy, sự tăng trưởng hệ thống sọ mặt không chỉ đáp ứng với các hoạt động chức
năng (phù hợp với nhu cầu tăng tăng trưởng chung của cơ thể), đạt sự hài hòa về
hình thái giữa các cấu trúc sọ mặt mà còn duy trì được sự thăng bằng tư thế vùng
đầu-mặt-cổ.

Hình 4.9: Sơ đồ tương quan chiều cao tầng mặt và đốt sống cổ
Chiều cao đốt sống cổ (1), chiều cao tầng mặt sau (2) và chiều cao tầng mặt trước
(3)
4.3.2.4. Tốc độ tăng trưởng giữa xương hàm trên và xương hàm dưới theo tuổi
xương ở từng giới
Trong CHRM, chúng ta quan tâm nhiều mối tương quan giữa xương hàm trên và
xương hàm dưới theo chiều trước sau (Hình 4.10). Sự thay đổi tương quan hai
xương hàm trong quá trình tăng trưởng sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch điều trị cũng
như kết quả sau điều trị. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng giữa xương hàm trên và
xương hàm dưới của nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng của xương hàm dưới
(S-Gn) nhiều hơn xương hàm trên (S-A) trong giai đoạn tuổi xương TXĐSC I-V và
xương hàm dưới đạt đỉnh tăng trưởng sau xương hàm trên ở cả nam và nữ. Như vậy
100

cuối giai đoạn tuổi xương TXĐSC V, mức độ chênh lệch giữa hai xương hàm sẽ
giảm do sự khác biệt về tốc độ và thời điểm tăng trưởng giữa hai xương hàm.
Xương hàm dưới tăng trưởng trễ hơn và nhiều hơn ở bệnh nhân sai hình xương
hạng II do kém phát triển xương hàm dưới là một yếu tố thuận lợi cho quá trình
điều trị.

XHT XHT XHT

XHD XHD XHD

(A) (B) (C)


Hình 4.10: Tương quan giữa xương hàm trên và xương hàm dưới theo chiều trước
sau:
(A) Xương hạng I: tương quan xương hàm trên và dưới bình thường
(B) Sai hình xương hạng II: xương hàm trên nhô trước so với xương hàm
dưới
(C) Sai hình xương hạng III: xương hàm trên lùi sau so với xương hàm dưới
Kết quả của nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự nhận định của Silveira cho
thấy xương hàm dưới và xương hàm trên có tốc độ tăng trưởng như nhau trong giai
đoạn đầu theo tuổi xương (bàn-cổ tay) nhưng trong các giai đoạn cuối, xương hàm
dưới tăng trưởng vượt qua xương hàm trên [67]. Còn Thordarson (2006) kết luận độ
nhô hàm dưới tăng nhưng tương quan hai xương hàm theo chiều trước sau giảm ở
cả hai giới [146].
- Công trình nghiên cứu đã cho thấy tốc độ tăng trưởng các kích thước hệ thống sọ
mặt thay đổi theo các giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ. Điều này cũng phù hợp với
nhận định của O’Reilly và Yanniello (1988) cho rằng các giai đoạn trưởng thành
xương đốt sống cổ liên quan với sự tăng trưởng xương hàm dưới trong thời kỳ dậy
thì do đó có thể sử dụng các giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ để đánh giá
thời điểm tác động để làm thay đổi tăng trưởng xương hàm dưới [124]. Còn Franchi
101

(2000) cũng kết luận chiều dài xương hàm dưới thay đổi theo các giai đoạn trưởng
thành xương đốt sống cổ [72].
4.3.2.5. Tốc độ tăng trưởng xương hàm trên và xương hàm dưới ở từng cá thể
- Kết quả nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng theo tuổi xương đốt sống cổ đã cho
thấy khuynh hướng tăng trưởng chung của các thành phần sọ mặt trong giai đoạn 8-
18 tuổi. Chúng ta thấy đỉnh tăng trưởng của xương hàm trên và xương hàm dưới
thường ở giai đoạn TXĐSC I-III, tuy nhiên, khi đánh giá đỉnh tăng trưởng của từng
cá thể trong mẫu nghiên cứu, có sự khác biệt giữa các cá thể (cá thể số 2 và 665 có
đỉnh tăng trưởng xương hàm trên và dưới ở giai đoạn TXĐSC IV).
Như vậy nếu theo dõi tăng trưởng dựa vào biểu đồ tăng trưởng hoặc những
giá trị trung bình cần lưu ý: biểu đồ tăng trưởng hoặc những giá trị trung bình chỉ
đúng trong đa số trường hợp, khi áp dụng cho từng cá thể nên thận trọng. Tất cả các
cá thể đều tăng trưởng theo quy luật nhưng mỗi cá thể có thể có nhịp độ tăng
trưởng riêng.

Khi so sánh biểu đồ tốc độ tăng trưởng của hai xương hàm ở mỗi cá thể, chúng ta
thấy dạng tăng trưởng xương hàm trên và xương hàm dưới của cùng một cá thể gần
tương tự nhau. Kết luận này cũng tương tự nhận định của Nanda (1995): có độ biến
thiên cao về mức độ tăng trưởng sọ mặt giữa các cá thể vì vậy cần dự đoán tăng
trưởng ở từng cá thể để có thể ứng dụng trong thực hành lâm sàng [123]. Còn
Bishara (1985) cho rằng đường tăng trưởng sọ mặt có khuynh hướng song song
không kể đến các dạng khác nhau nhưng trong cùng một dạng mặt có sự biến thiên
rất lớn về mức độ tăng trưởng và tương quan giữa các thành phần sọ mặt giữa các
cá thể [39].
Sự khác biệt giữa các cá thể không chỉ do sự khác biệt về kích thước của các cấu
trúc (nền sọ, hàm trên, hàm dưới) mà còn do sự kết hợp tương tác giữa các cấu trúc
hoặc vị trí của các cấu trúc trong không gian không giống nhau giữa các cá thể [61].
Khi nghiên cứu hệ thống sọ mặt chúng ta thường chia thành từng vùng riêng biệt
như nền sọ, phức hợp xương hàm trên, xương hàm dưới tuy nhiên những thành
phần sọ mặt tác động lẫn nhau. Ví dụ: nền sọ trước tăng trưởng nhiều đẩy xương
102

hàm trên ra trước có thể gây ra những sai hình xương hạng II, góc nền sọ tù hơn làm
xương hàm dưới lùi sau cũng có thể gây ra hạng II xương, hoặc nền sọ gập góc
nhiều đẩy xương hàm dưới ra trước cũng có thể gây ra sai hình xương hạng III. Sự
di chuyển xuống dưới của xương hàm trên có thể làm xoay xương hàm dưới ra sau
gây sai hình xương hạng II... (Hình 4.11 - 4.12). Đây chính là những yếu tố làm
tăng tính đa dạng về cấu trúc sọ mặt của các cá thể.
Hơn nữa, nếu đánh giá hệ thống sọ mặt trong quá trình tăng trưởng, sự khác biệt cá
thể càng đa dạng hơn vì ngoài sự tương tác giữa các thành phần sọ mặt về cấu trúc
và vị trí, yếu tố tốc độ và thời điểm tăng trưởng của các cá thể cũng không giống
nhau.
Hơn thế nữa, sự khác biệt hình thái hệ thống sọ mặt còn do các hoạt động chức năng
giữa các cá thể cũng khác nhau. Như vậy sẽ tạo nên những đáp ứng tăng trưởng
khác nhau theo những tình trạng chức năng khác nhau trên những cấu trúc sọ mặt
khác nhau. Trong điều trị lâm sàng CHRM chúng ta cần lưu ý đến những đáp ứng
điều trị khác nhau trên các cá thể khác nhau, mặc dầu cùng sử dụng một biện pháp
can thiệp như nhau.

Hình 4.11: Sơ đồ tương quan sọ mặt trong sai hình xương hạng II
Chiều dài nền sọ (1), xương hàm trên (2), góc nền sọ (3)
103

Hình 4.12: Sơ đồ tương quan sọ mặt trong sai hình xương hạng III
Sự tăng trưởng sọ mặt của mỗi cá thể không chỉ phù hợp với chức năng và hình thái
của mỗi cá thể mà còn là sự đáp ứng của loài trong quá trình tiến hóa lâu dài.
Khuynh hướng tăng trưởng theo chiều thẳng đứng của khối sọ mặt trong giai đoạn
8-18 tuổi (cùng với sự thay đổi hình thái gập góc của nền sọ) ở loài người là một
quá trình tiến hóa từ tư thế đi bằng bốn chân sang tư thế đứng thẳng đi bằng hai
chân của con người (Hình 4. 13 - 4.15).

Hình 4.13: Góc nền sọ ở động vật đi bằng bốn chân, hướng tăng trưởng theo chiều
ra trước của khối mặt

Hình 4.14: Góc nền sọ ở con người, hướng tăng trưởng theo chiều đứng của khối
mặt
104

Hình 4.15: Quá trình tiến hóa tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân của con người
4.3.3. Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong điều trị Chỉnh hình răng mặt
4.3.3.1. Ứng dụng công thức xác định tuổi xương đốt sống cổ trong CHRM
- Trưởng thành xương bàn-cổ tay được xem là chuẩn vàng để đánh giá tăng trưởng
của cơ thể. Quá trình tăng trưởng của hệ thống xương bàn-cổ tay là quá trình tăng
trưởng nhờ các đĩa sụn ở đầu xương, tương tự quá trình tăng trưởng của hệ thống
xương chi của cơ thể, vì vậy phù hợp để đánh giá tăng trưởng chiều cao cơ thể. Mặc
dầu xương bàn-cổ tay và đốt sống cổ đều chịu ảnh hưởng quá trình tăng trưởng
chung của toàn cơ thể trong giai đoạn dậy thì, nhưng sử dụng quá trình trưởng thành
xương đốt sống cổ để đánh giá tăng trưởng hệ thống sọ mặt là phù hợp hơn so với
xương bàn-cổ tay vì đốt sống cổ và vùng đầu mặt ở vị trí liên quan với nhau trong
một tổng thể đầu-mặt-cổ. - Kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự tăng trưởng các thành
phần hệ thống sọ mặt liên quan với các giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ.
Như vậy, với công thức xác định tuổi xương đốt sống cổ của nghiên cứu này, có thể
sử dụng để đánh giá mức độ trưởng thành xương hệ thống sọ mặt. Đây là phương
pháp định lượng nên mang tính khách quan và chuẩn xác hơn các phương pháp định
tính. Hơn nữa, công thức được xác định trên nhóm mẫu người Việt nên bước đầu có
thể áp dụng để xác định tuổi xương cho các cá thể người Việt.
105

4.3.3.2. Xác định đỉnh tăng trưởng xương hàm trong điều trị CHRM
- Những trường hợp có bất hài hòa xương hàm, điều trị CHRM thường gồm hai giai
đoạn: giai đoạn I là điều trị can thiệp để tác động lên xương hàm và giai đoạn II là
điều trị tác động lên các lệch lạc do răng. Điều trị các lệch lạc do xương hàm
thường có hiệu quả trong giai đoạn xương hàm còn tăng trưởng. Khi sự tăng trưởng
xương hàm hoàn tất hoặc chậm lại, các điều trị sai lệch tác động chủ yếu lên răng.
Các bác sĩ thường dựa vào tuổi năm sinh để tiến hành các điều trị CHRM. Thông
thường điều trị CHRM bắt đầu khi bộ răng vĩnh viễn (ngoại từ răng khôn) mọc đầy
đủ khoảng 11-12 tuổi. Đối với những trường hợp có bất hài hòa xương hàm, điều trị
thường bắt đầu sớm hơn khoảng 7-8 tuổi. Tuy nhiên điều trị các bất hài hòa do
xương hàm có hiệu quả trong giai đoạn xương hàm tăng trưởng. Sự tăng trưởng
xương hàm liên quan với tuổi xương hơn là tuổi năm sinh vì có cá thể trưởng thành
sớm lúc 8-9 tuổi nhưng cũng có cá thể trưởng thành trễ lúc 14-15 tuổi vì vậy nếu
dựa vào tuổi năm sinh không được xem là hợp lý. Điều trị các bất hài hòa do xương
dựa vào tuổi xương là thích hợp hơn [3], [41], [127].
- Baccetti (2005) dùng phương pháp định tuổi xương đốt sống cổ để xác định thời
điểm điều trị tối ưu cho các điều trị chỉnh hình xương hàm. Thời điểm điều trị tối ưu
là tác động vào giai đoạn tăng tốc tăng trưởng xương hàm hay giai đoạn xương hàm
gần đạt đỉnh tăng trưởng. Theo Baccetti đỉnh tăng trưởng của xương hàm dưới diễn
ra giữa CS3 và CS4 [32] tương ứng giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ TXĐSC II-III
trong nghiên cứu của chúng tôi.
Đỉnh tăng trưởng xương hàm dưới trong nghiên cứu của chúng tôi thường diễn ra ở
giai đoạn TXĐSC II ở nữ và TXĐSC II-III ở nam. Nhưng đỉnh tăng trưởng xương
hàm trên ở giai đoạn TXĐSC I ở nữ và TXĐSC II ở nam. Tốc độ tăng trưởng của
xương hàm dưới (S-Gn) nhiều hơn và đỉnh tăng trưởng xương hàm dưới diễn ra trễ
hơn xương hàm trên (S-A) ở cả nam và nữ. Tùy theo các dạng sai hình xương khác
nhau, thời điểm tối ưu để tác động điều trị sẽ khác nhau.
Điều trị sai hình xương hạng III do kém phát triển xương hàm trên
106

Điều trị can thiệp sai hình xương hạng III do kém phát triển xương hàm trên: Trong
sai hình xương hạng III do kém phát triển xương hàm trên, điều trị có hiệu quả
trong giai đoạn xương hàm trên đang tăng tốc tăng trưởng hay xương hàm trên đang
vào đỉnh tăng trưởng. Nếu tác động điều trị trễ, khi sự tăng trưởng của xương hàm
trên còn ít hoặc không còn, bất hài hòa tương quan xương hai hàm sẽ càng trầm
trọng hơn theo thời gian vì xương hàm dưới vào đỉnh tăng trưởng thường trễ hơn và
tốc độ cũng như mức độ tăng trưởng nhiều hơn. Như vậy đối với sai hình xương
hạng III, điều trị vào thời điểm nào là thích hợp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đỉnh tăng trưởng xương hàm trên thường ở giai đoạn
TXĐSC I ở nữ và TXĐSC II ở nam. Trong khi đó, đỉnh tăng trưởng xương hàm
dưới thường ở giai đoạn TXĐSC II ở nữ và TXĐSC II-III ở nam. Như vậy nếu điều
trị cần kích thích xương hàm trên, nên tác động vào thời điểm có sự gia tăng tốc độ
tăng trưởng xương hàm trên nghĩa là vào thời điểm TXĐSC I ở nữ hoặc TXĐSC II
ở nam. Ngoài ra, do sự khác biệt về thời điểm và tốc độ tăng trưởng giữa hai xương
hàm, sai hình xương hạng III do kém phát triển xương hàm trên cần hạn chế sự tăng
trưởng của xương hàm dưới. Sai hình xương hạng III cũng cần theo dõi lâu dài hơn
vì sự tăng trưởng trễ hơn của xương hàm dưới.
Sai hình xương hạng III do kém phát triển xương hàm trên thường sẽ kèm khớp cắn
chéo vùng răng trước và hẹp hàm trên. Về nguyên tắc điều trị, cần kích thích sự
tăng trưởng của xương hàm trên để cải thiện khớp cắn chéo răng trước và răng sau
càng sớm càng tốt. Nếu để tình trạng cắn chéo càng lâu, càng ức chế sự tăng trưởng
xương hàm trên và tạo điều kiện cho sự tăng trưởng của xương hàm dưới.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy quá trình tăng trưởng của các cá thể rất biến thiên
(Biểu đồ 3.16 - 3.18). Vì vậy, nếu cá thể sai hình xương hạng III đến khám ở các
giai đoạn trễ hơn, chúng ta vẫn có thể hy vọng còn khả năng tăng trưởng trễ ở bệnh
nhân và tiến hành điều trị thử. Nếu điều trị thành công sẽ vẫn là giải pháp tối ưu cho
bệnh nhân vì sẽ tránh can thiệp phẫu thuật sau này. Tuy nhiên phải giải thích rõ
ràng cho bệnh nhân và bệnh nhân phải hiểu rõ và chấp nhận quá trình điều trị.
Điều trị sai hình xương hạng II do kém phát triển xương hàm dưới
107

Trong sai hình xương hạng II do kém phát triển xương hàm dưới, điều trị có hiệu
quả trong giai đoạn xương hàm dưới đang tăng tốc tăng trưởng hay xương hàm dưới
sắp vào đỉnh tăng trưởng. Vì đỉnh tăng trưởng xương hàm dưới thường ở giai đoạn
TXĐSC II ở nữ và TXĐSC II-III ở nam nên thời điểm điều trị thích hợp sai hình
xương hạng II do kém phát triển xương hàm dưới là TXĐSC II ở nữ hoặc TXĐSC
II-III ở nam. Do mức độ tăng trưởng của xương hàm dưới luôn lớn hơn so với
xương hàm trên và đỉnh tăng trưởng của xương hàm dưới trễ hơn xương hàm trên,
đối với trường hợp bất hài hòa xương hạng II do kém phát triển xương hàm dưới,
không cần điều trị CHRM sớm như trường hợp sai hình xương hạng III do kém phát
triển xương hàm trên. Như vậy, thời điểm tác động điều trị sai hình xương hạng II
trễ hơn sai hình xương hạng III. Hơn nữa, sai hình xương hạng II do kém phát triển
xương hàm dưới không cần theo dõi lâu dài như sai hình xương hạng III do kém
phát triển xương hàm trên.
Trường hợp sai hình xương hạng II do xương hàm dưới kém phát triển thường kèm
một khớp cắn sâu vùng răng trước. Về nguyên tắc điều trị, cần cải thiện khớp cắn
sâu để tạo điều kiện cho xương hàm dưới tiếp tục tăng trưởng hoặc cần phải tác
động khí cụ để kích thích xương hàm dưới tăng trưởng. Như vậy, về thời điểm, điều
trị có hiệu quả trong giai đoạn tăng tốc tăng trưởng xương hàm dưới. Nếu tác động
điều trị quá trễ, sự tăng trưởng của xương hàm dưới còn lại không còn, khó có thể
đạt được tương quan hai hàm bình thường. Trong trường hợp này, cần điều trị bù
trừ nếu có bất hài hòa nhẹ và trung bình hoặc điều trị chỉnh hình phẫu thuật nếu bất
hài hòa nặng. Nếu tác động điều trị quá sớm, quá trình điều trị và theo dõi kéo dài,
sẽ tốn kém chi phí và thời gian của bệnh nhân cũng như mất thời gian theo dõi lâu
dài của bác sĩ cũng như tạo tâm lý mệt mỏi cho trẻ vì phải theo quá trình điều trị
quá lâu.
108

4.4. Ý NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI


Về mặt lý luận, đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá sự tăng trưởng hệ thống sọ mặt
trong giai đoạn có sự tăng tốc tăng trưởng của toàn cơ thể hay giai đoạn tăng trưởng
dậy thì. Nghiên cứu đã theo dõi sự tăng trưởng sọ mặt theo tuổi xương đốt sống cổ
thay vì tuổi năm sinh thông thường và thiết lập một công thức xác định tuổi xương
đốt sống cổ cho nhóm trẻ Việt cũng như cho thấy sự tăng trưởng sọ mặt theo tuổi
xương trong giai đoạn 8-18 tuổi, có thể ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị
CHRM.
Kết quả của nghiên cứu góp phần cùng các công trình nghiên cứu khác của chương
trình “Theo dõi và chăm sóc răng miệng đặc biệt trong 15 năm, từ năm 1996 đến
năm 2010” hình thành một tổng thể nghiên cứu về hình thái học phát triển, đây cũng
là xu hướng nghiên cứu hình thái học hiện đại vì giá trị ứng dụng thực tế và gắn liền
giữa sự thay đổi hình thái và thay đổi về chức năng.
Về mặt thực tiễn, kết quả của nghiên cứu có thể giúp xác định giai đoạn tuổi xương
đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng CHRM mà không cần phải chụp thêm phim X
quang bàn-cổ tay. Giảm thiểu nhiễm tia X cho bệnh nhân và giảm chi phí do chụp
thêm phim. Dựa vào công thức đã xác lập, có thể dễ dàng xác định tuổi xương của
từng bệnh nhân CHRM một cách khách quan, đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả.
Nghiên cứu làm rõ xu hướng tăng trưởng chung của hệ thống sọ mặt trong giai đoạn
8-18 tuổi và tính biến thiên về tăng trưởng giữa các cá thể. Qua đó gợi ý cho bác sĩ
điều trị thời điểm điều trị thích hợp cho các bất hài hòa xương hàm trên từng bệnh
nhân cụ thể.
4.5. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
Bên cạnh những ưu điểm và giá trị to lớn của một nghiên cứu dọc, nghiên cứu này
còn có những hạn chế nhất định về phạm vi thông tin của các cá thể trong mẫu. Một
số đặc điểm không thể khai thác lại nên việc phân tích các đặc điểm nghiên cứu có
mặt chưa toàn diện.
Mẫu theo dõi dọc có số lượng chênh lệch giữa hai giới ở giai đoạn tuổi xương
TXĐSC I. Nghiên cứu này khảo sát sự tăng trưởng của từng vùng riêng lẻ của hệ
109

thống sọ mặt, không đánh giá sự tương tác lẫn nhau giữa các thành phần sọ mặt. Sự
tăng trưởng sau giai đoạn tuổi xương TXĐSC V chưa được phân tích kỹ và sâu.
Đây là những phần khá quan trọng trong nghiên cứu về tăng trưởng cũng như ứng
dụng trong chẩn đoán và điều trị CHRM và cần được phân tích sâu hơn trong những
nghiên cứu tiếp theo.
110

KẾT LUẬN
Công trình “Nghiên cứu tuổi xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng và ứng dụng
khảo sát sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi” cho phép rút ra
những kết luận sau:
1. Công thức tính tuổi xương đốt sống cổ (TXĐSC):
TXĐSC= 1,92+ 0,04 * α2 + 0,03 * α4 –1,12*AB3/CB3 + 3,17 * h4/w4
Giai đoạn TXĐSC I : TXĐSC < 2,55;
Giai đoạn TXĐSC II : 2,55 ≤ TXĐSC < 3,33;
Giai đoạn TXĐSC III : 3,33 ≤ TXĐSC < 4,36;
Giai đoạn TXĐSC IV : 4,36 ≤ TXĐSC < 5,39;
Giai đoạn TXĐSC V : TXĐSC ≥ 5,39
Trong đó: α2: Góc lõm trước bờ dưới thân đốt sống cổ C2
α4: Góc lõm trước bờ dưới thân đốt sống cổ C4
AB3/BC3: Tỉ lệ chiều dài bờ dưới và bờ trước của thân đốt sống cổ C3
h4/w4: Tỉ lệ chiều cao và chiều rộng thân đốt sống cổ C4.
2. Kích thước xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi:
Các kích thước xương hệ thống sọ mặt đều tăng trong giai đoạn từ 8-18 tuổi theo
tuổi xương đốt sống cổ và tuổi năm sinh. Các kích thước thu thập theo tuổi xương
có tính đồng nhất cao hơn theo tuổi năm sinh. Các kích thước của nam luôn lớn hơn
của nữ có ý nghĩa thống kê (p<0,01 hoặc p<0,001) ở hầu hết các giai đoạn tuổi
xương đốt sống cổ.
3. Tốc độ tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi:
Trong khi tốc độ tăng trưởng theo tuổi năm sinh rất thay đổi, tốc độ tăng trưởng
theo tuổi xương đốt sống cổ thường thể hiện theo quy luật: tăng tốc - đạt đỉnh tăng
trưởng - giảm tốc.
Đỉnh tăng trưởng các kích thước hệ thống sọ mặt thường ở giai đoạn TXĐSC I-II;
TXĐSC III (đối với kích thước tầng mặt của nam). Xương hàm dưới tăng trưởng
nhiều nhất và nhiều hơn xương hàm trên; ít nhất là nền sọ trước; tầng mặt sau tăng
trưởng nhiều hơn tầng mặt trước.
111

Nữ đạt đỉnh tăng trưởng sớm hơn nam theo tuổi năm sinh (1-2 năm) và tuổi xương
đốt sống cổ (một giai đoạn tuổi xương).
Sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt của các cá thể rất đa dạng.
112

KIẾN NGHỊ
Kiến nghị và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo:

1/ Phương pháp xác định tuổi xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng trong
Chỉnh hình răng mặt là một phương pháp đã được thực hiện và khẳng định
kết quả trên thế giới. Công trình nghiên cứu đã khẳng định giá trị của tuổi
xương đốt sống cổ đối với nghiên cứu tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt:
nghiên cứu tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn dậy thì cần căn cứ
trên tuổi xương chứ không phải theo tuổi năm sinh.
Trong thực hành lâm sàng CHRM, có thể ứng dụng công thức xác định tuổi
xương đốt sống cổ của nghiên cứu để xác định các giai đoạn tăng trưởng
xương hàm. Tuy nhiên để có thể áp dụng công thức dễ dàng, cần thiết lập
phần mềm để việc đo đạc giá trị tuổi xương mang giá trị thực tiễn hơn.
2/ Kết quả nghiên cứu về công thức xác định tuổi xương đốt sống cổ và sự
tăng trưởng các thành phần hệ thống sọ mặt trong giai đoạn 8-18 tuổi theo
tuổi xương đốt sống cổ giúp xác định thời điểm thích hợp cho các điều trị
cần can thiệp vào quá trình tăng trưởng xương hàm (nhằm kích thích hoặc
kìm hãm sự tăng trưởng). Vì đỉnh tăng trưởng xương hàm trên và dưới
thường ở giai đoạn TXĐSC I-II, điều trị can thiệp CHRM nên tác động vào
trước hoặc trong giai đoạn này để đạt được hiệu quả cho bệnh nhân về mặt
chức năng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, những điều trị CHRM cần tác động lên
tăng trưởng xương hàm chủ yếu ở bệnh nhân hạng II và hạng III, vì vậy cần
nghiên cứu đỉnh tăng trưởng của xương hàm trên và xương hàm dưới ở bệnh
nhân hạng II và hạng III, trong giai đoạn TXĐSC nào để công thức tuổi
xương đốt sống cổ có ý nghĩa áp dụng thực tế hơn?
3/ Việc tăng trưởng trễ của xương hàm dưới là vấn đề mà các bác sĩ CHRM
rất quan tâm nhất là đối với các sai hình xương hạng III. Sự tăng trưởng
xương hàm gần như hoàn tất ở giai đoạn Ru (theo phương pháp xác định tuổi
xương bàn-cổ tay) hoặc giai đoạn TXĐSC V (theo phương pháp xác định
113

tuổi xương đốt sống cổ). Như vậy ở giai đoạn tuổi xương TXĐSC V
(TXĐSC > 5,39) có còn sự tăng trưởng xương hàm dưới? Vấn đề tăng
trưởng trễ của xương hàm dưới là vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn để
có thể ứng dụng trong thực hành lâm sàng CHRM
CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ:

1. (2013), “Xác định giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ bằng phương
pháp định lượng: nghiên cứu trên phim sọ nghiêng độ tuổi 7-18”, Tạp chí Y
học, Phụ bản tập 17(2), tr.223-228.
2. (2013), “Sự thay đổi kích thước chiều cao tầng mặt theo tuổi xương đốt sống
cổ: nghiên cứu dọc trên phim sọ nghiêng giai đoạn 8-18 tuổi”, Tạp chí Y học,
17(3), tr.157-162
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
3. Bộ môn chỉnh hình răng mặt (2004), Kiến thức cơ bản và điều trị dự phòng,
NXB Y học- chi nhánh tp Hồ Chí Minh.
4. Bộ môn giải phẫu học (2006), Bài giảng Giải phẫu học, NXB Y học,
Chương 1.
5. Phạm Đăng Diệu (2001), Giải phẫu đầu-mặt-cổ, NXB Y học, Chương 1.
6. Nguyễn Trí Dũng (2001), Phôi thai người, NXB ĐH Quốc gia tp HCM,
Chương 8, 12.
7. Nguyễn Trí Dũng (2009), Mô học Đại cương, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
Chương 5.
8. Phạm Thị Minh Đức (2007), Sinh lý học, NXB Y học, Bài 13.
9. Ngô Trí Hùng (2006), Bài giảng Giải phẫu học, NXB Y học, Chương 4.
10. Đỗ Kính (1999), Phôi thai học người, NXB Y học, Chương 3.
11. Ngô Thị Quỳnh Lan (2000), Sự phát triển của phức hợp đầu-mặt-cung răng
ở trẻ từ 3đến 5,5 tuổi theo phương pháp nghiên cứu dọc, Luận án tiến sĩ Y
học, Đại học Y Dược TPHCM.
12. Lê Đức Lánh (2002), Đặc điểm hình thái đầu mặt và cung răng ở trẻ em từ
12 đến 15 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y
Dược TPHCM.
13. Phạm Đình Lựu (2009), Sinh lý học Y khoa, NXB Y học, Chương 8.
14. Nguyễn Thị Bích Lý (2011), Xác định tuổi sinh học của người Việt qua
nghiên cứu sự hình thành mô cứng của bộ răng vĩnh viễn trong giai đoạn từ
7-24 tuổi, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM.
15. Netter FH (1996), Atlas giải phẫu người, NXB Y học, 12-16, tr.452-466.
16. Lê Võ Yến Nhi (2009), “Sự tăng trưởng sọ mặt ở trẻ em Việt nam từ 10 đến
14 tuổi theo phân tích Ricketts”, Tạp chí Y học tpHCM, 13(2), tr.21-30.
17. Nguyễn Hải Ninh (2011), Nghiên cứu trên phim toàn cảnh và sọ nghiêng
mối liên quan giữa tuổi răng và tuổi xương đốt sống cổ- lứa tuổi từ 6-17
tuổi, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TPHCM.
18. Trần Thúy Nga (1999), “Sự tăng trưởng của nền sọ ở trẻ em từ 3 đến 5 tuổi
theo phương pháp nghiên cứu dọc trên phim sọ nghiêng ”, Hình thái học, 9
(2), tr.59-63.
19. Nguyễn Thị Kiều Oanh (2008), Tuổi dậy thì và các yếu tố liên quan ở học
sinh nữ 8-11 tuổi tại nội thành tp HCM, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y
Dược TPHCM.
20. Nguyễn Tuyết Oanh (2011), Sự tăng trưởng của xương hàm dưới- nghiên
cứu trên phim X quang sọ nghiêng ở trẻ em từ 4-12 tuổi, Luận văn thạc sĩ y
học, Đại học Y Dược TPHCM.
21. Phan Chiến Thắng (2005), Mô học, NXB Y học, Chương 7, 8.
22. Đống Khắc Thẩm (2009), “Tương quan giữa chiều dài nền sọ trước với
xương hàm trên, xương hàm dưới và chiều cao tầng mặt: Nghiên cứu dọc
trên phim đo sọ ở trẻ từ 3-13 tuổi”, Tạp chí Y học tpHCM, 13(2), tr.10-15.
23. Trương Hoàng Lệ Thủy (2011), Đặc điểm hình thái đầu mặt ở trẻ em từ 6
đến 15 tuổi, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM.
24. Hồ Thị Thùy Trang (2013), “Xác định giai đoạn trưởng thành xương đốt
sống cổ bằng phương pháp định lượng: nghiên cứu trên phim sọ nghiêng độ
tuổi 7-18”, Tạp chí Y học tpHCM, 17(3), tr.223-228.
25. Phan Thị Thanh Yên (1999), Nghiên cứu dọc hệ thống răng-mặt theo phân
tích Downs ở trẻ em từ 3 đến 5 tuổi, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y
Dược TPHCM.
Tiếng Anh
26. Alkhal HA ( 2008), “Correlation between chronological age, cervical
verterbral maturation and Fishman’s skeletal maturity indicators in Southern
Chinese”, The Angle Orthodontist, 78(4), pp.591-696.
27. Arat M (2001), “Craniofacial growth and skeletal maturation: A mixed
longitudinal study”, European Journal of Orthodontics, 23, pp.355-61.
28. Arya BS (1973), “Genetic variability of craniofacial dimensions”, The Angle
Orthodontist, 43(2), pp.207-215.
29. Ashizaka K (2005), “RUS skeletal maturity of children in Beijing”, Annual
of Human Biology, 32(3), pp.316-325.
30. Axelsson S (2003), “A longitudinal cephalometric standards for
neurocranium in Norwegians from 6 to 21 years of age”, European Journal
of Orthodontics, 25, pp.185-98.
31. Baccetti T (2002), “An improved version of the Cervical verterbral
maturation (CVM) method for the assessment of mandibular growth”, The
Angle Orthodontist, 72( 4), pp.316-23
32. Baccetti T (2005), “The Cervical Verterbral Maturation (CVM) method for
the assessment of optimal treatment timing in dentofacial orthopedics”,
Seminar in Orthodontics, 11, pp.119-129.
33. Bambha JK, Van Natta MA (1963), “Longitudinal study of facial growth in
relation to skeletal maturation during adolescence”, Am J Orthod, 39,
pp.481-493.
34. Baydas B (2004),“An investigation of cervicovertebral morphology in
different sagittal growth patterns”. European Journal of Orthodontics, 26(1),
pp.43-49.
35. Bergersen EO (1966), “The directions of facial growth from infancy to
adulthood”. The Angle Orthodontist, 36(1), pp.18-43.
36. Bergersen EO (1972), “The male adolescent facial growth spurt: its
prediction and relation to skeletal maturation”, The Angle Orthodontist,
42(4), 319-37.
37. Bergersen EO (1988), “A longitudinal study of anterior vertical overbite
from 8 to 20 years old”, The Angle Orthodontist, July,pp. 237-56.
38. Bhat M (1985), “Facial variations related to headform type”, The Angle
Orthodontist, 55(4), pp.269-280.
39. Bishara SE (1985), “Longitudinal changes in three normal facial types”,
American Journal of Orthodontics 88 (6), pp.466-502.
40. Bishara SE (1997), “Longitudinal cephalometric standards from 5 years of
age to adulthood”. AJO-DO on CD-ROM, vol 1981, Jan, pp.35-44.
41. Bishara SE (2001),” Texbook of Orthodontics”. W.B.Saunders Company,
Chapter 1, 3, 4, 7, 11.
42. Braga J (2009), “Estimation of pediatric skeletal age using geometric
morphometrics and three dimensional cranial size changes” Int J Legal Med,
121, pp.439-443.
43. Brodie AG (1946), “Facial patterns”, The Angle Orthodontist, 16(3-4), 75-
87.
44. Brodie AG (1971), “Emerging concepts of Facial growth”, The Angle
Orthodontist, 41(2), pp.103-118.
45. Buschang PH (1998), “Childhood and adolescent changes of skeletal
relationships”. The Angle Orthodontist, 63(3), pp.199-208.
46. Buschang PH (2002), “Mandibular skeletal growth and modeling between 10
and 15 years of age”. European Journal of Orthodontics, vol 24, pp.69-79.
47. Cameriere R, Ferrante L (2006), “Carpals and epiphyses of radius and ulna
as age indicators”. Int J Legal Med, 120, pp.143-146.
48. Chance C.A 2006), “Dependence of craniofacial growth on stages of
cervical verterbral maturation and stages of mandibular canine
mineralization”. A thesis presented for the Graduate Studies Council- The
University of Tenessee Health Science Center.
49. Chatzigianni A (2009), “Geometric morphometric evaluation of cervical
verterbrae shape and its relationship to skeletal maturation”. Am J Orthod
Dentofacial Orthop, 136(4), pp.481-9.
50. Chen F (2004), “A New method of predicting mandibular length increment
on the basis of cervical verterbrae”. The Angle Orthodontist, 74( 5), pp.630-
34.
51. Chen L (2008), “Quantitative cervical verterbral maturation assessment in
adolescents with normal occlusion: a mixed longitudinal study”. Am J
Orthod Dentofacial Orthop, 134 720.e1- 720. e7.
52. Chen L (2010), “Quantitative skeletal cvaluation based on cervical verterbral
maturation: a longitudinal study of adolescents with normal occlusion”, Int.
J. Oral Maxillofac. Surg, 39, pp.653-659.
53. Chvatal BA (2005), “Development and testing of multilevel models for
longitudinal craniofacial growth prediction”. Am J Orthod Dentofacial
Orthop, 128, pp. 45-56.
54. Coben SE (1955), “The integration of facial skeletal variants”, The Angle
Orthodontist, 41(6), pp.407-434.
55. Coben SE (1961), “Growth concept”, The Angle Orthodontist, 31 (3),
pp.194-200.
56. Connor JE (2008), “A method to establish the relationship between
chronological age and stage of union from radiographic assessment of
epiphyseal fusion at the knee: an Irish population study”. J. Anat. 2 12,
pp.198-209.
57. Deicke M, Pancherz H (2005), “Is Radius- Union an Indicator for Complete
Facial Growth?” The Angle Orthodontist, 75, pp.295-299.
58. Dermaut LR (1978), “Changes in anterior facial height in girls during
puberty”. The Angle Orthodontist, 48(2), pp.163-71.
59. Dudas M (1973), “The hereditary components of mandibular growth, a
longitudinal twin study”. The Angle Orthodontist, 43(3), pp.314-323.
60. English JD (2009), “Orthodontic review”. Mosby, Chapter 1.
61. Enlow D.H. (1996), “Essentials of facial growth”. W.B.Saunders Company.
62. Falkner F, Tanner JM (1978), “Human growth”. New York, NY. Plenum
Press, Chapter 1-3.
63. Faltin K, Faltin RM, Baccetti T (2003), “Long-term effectiveness and
treatment timing for Bionator therapy”. The Angle Orthodontist, 73, pp.221-
230.
64. Fishman LS (1979), “Chronological versus skeletal age, an evaluation of
craniofacial growth”, The Angle Orthodontist, 49, pp.181-189.
65. Fishman LS (1982), “Radiographic Evaluation of Skeletal Maturation- A
clinically Oriented Method Based on Hand-Wrist Film”, The Angle
Orthodontist, 52(2), pp.88-112.
66. Fishman LS (1987), “Maturation patterns and prediction during
adolescence”. The Angle Orthodontist, July, pp.178-93.
67. Flores- mir C (2004), “Use of Skeletal Maturation Based on Hand-Wrist
Radiographic Analysis as a Predictor of Facial Growth: A Systematic
Review”, The Angle Orthodontist, 74 (1), pp-180- 124.
68. Flores-mir C, Mauricio F.R. (2005), “Association between growth stunning
with dental development and skeletal maturation stage”, The Angle
Orthodontist, 75, 9 pp.35-40.
69. Flores-mir C (2006), “Correlation of skeletal maturation stages determined
by cervical verterbrae and hand-wrist evaluations”, The Angle Orthodontist,
76, pp.1-5.
70. Foley TF (1992), “Facial growth in females 14 to 20 years of age”, Am J
Orthod Dentofacial Orthop,101, pp.248-54.
71. Foster T.D. (1982), “A textbook of orthodontics”, Blackwell Scientific
Publications, Chapter 1, 19.
72. Franchi L (2000), “Mandibular growth as related to cervical verterbral
maturation and body height”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 118(3),
pp.335-340.
73. Franchi L, Baccetti T, McNamara JA (2004), “Post-purpertal assessment of
treatment timing for maxillary expansion and protraction therapy followed
by fixed appliances”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 126, pp.555-568.
74. Fudalej P (2010), “Effectiveness of the cervical verterbral maturation method
to predict postpeak circumpubertal growth of craniofacial structures”, Am J
Orthod Dentofacial Orthop., 137, pp.59-65
75. Gacia-Fernandez P (1998) “The cervical verterbrae as maturational
indicators”. Journal Clinical Orthodontics, 32(4), pp.221-225.
76. Gandini P (2006), “A comparison of hand-wrist bone and cervical verterbrae
analyses in measuring skeletal maturation”, The Angle Orthodontist, 76(6),
pp.983-989.
77. Gilda JE (1974), “Analysis of linear facial growth”, The Angle Orthodontist,
44 (1), pp.1-14.
78. Grabiel DB (2009), “Cervical verterbral maturation method: poor
reproducibility”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 136( 4), 478.e1- e7.
79. Grave KC, Brown T (1976), “Skeletal ossification and the adolescent growth
spurt”, American J. Orthodontics, 69, pp.611-619.
80. Green LJ (1961), “The interrelationships among height, weight and
chronological, dental and skeletal ages”, The Angle Orthodontist, 31(3),
pp.189- 93.
81. Greulich WW, Pyle SI (1959), “Radiographic Atlas of Skeletal Development
of Hand and Wrist”, 2nd ed, Stanford University Press, pp.1-256.
82. Grippaudo C (2006), “Comparative evaluation between cervical verterbral
morphology and hand-wrist morphology for skeletal maturation assessment”,
Minerva Stomatol, 55(5), pp.271-80.
83. Gu Y (2007), “Mandibular growth changes and cervical verterbral
maturation”, The Angle Orthodontist, 77 (6), pp.947-953.
84. Gu Y (2008), “Cephalometric superimpositions-a comparison of anatomical
and metallic implant methods”, The Angle Orthodontist, 78 (6), pp.967-76.
85. Hagg U, Taranger J (1980), “Skeletal stages of the hand and wrist as
indicators of the purbertal growth spurt”. Acta Odontol Scand., 38, pp.187-
200.
86. Harris JE (1962), “A cephalometric analysis of mandibular growth rate”,
American Journal of Orthodontics, 48(3), pp.161-71.
87. Harris JE (1977), “Age and race as factors in craniofacial growth and
development”, J Dent Res, Mar, pp.266-274.
88. Hassel B, Farman AG (1995), “Skeletal maturation evaluation using cervical
vertebrae”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 107, pp.58-66.
89. Hellsing E (1991), “Cervical verterbral dimensions in 8, 11, and 15 year old
children”. Acta Odontol Scand, 49, pp.207-213.
90. Hirschfeld WJ (1971), “Prediction of craniofacial growth: the state of the
art”. American Journal of Orthodontics, 60(5), pp.435-444.
91. Hunter CJ (1966), “The correlation of facial growth with body height and
skeletal maturation at aldolescence”, The Angle Orthodontist, 32(1), pp.44-
54.
92. Isaacson R (1971), “Extreme variation in vertical facial growth and
associated variation in skeletal and dental relations”, The Angle Orthodontist,
41(3), pp.219-29.
93. Jamison JE (1998), “Longitudinal changes in the maxilla and the maxillary-
mandibular relationship between 8 and 17 years of age”, AJO-DO, vol 1982
Sep, pp.217-30.
94. Jiuhui J (2007), “Proportional analysis of longitudinal craniofacial growth
using modified mesh diagrams”, The Angle Orthodontist, 77 (5), pp.794-802.
95. Johnston LE (1985), “ New vistas in Orthodontics”, Lea & Febiger, Chapter
2,3.
96. Kamal M (2006), “Comparative evaluation of hand-wrist radiographs with
cervical verterbrae for skeletal maturation in 10-12 year old children”,
Journal of Indian society of Pedodontics and Preventive Dentistry”, 24(3),
pp.127-135.
97. Karlsen AT (1999), “Morphology and growth in convex profile facial
patterns: a longitudinal study”. The Angle Orthodontist, 69 (4), pp.334- 44.
98. Kerr WJS (1987), “Mandibular form and position related to changed mode of
breathing- a five-year longitudinal study”, The Angle Orthodontist, 59 (2),
pp.91- 96.
99. Knott VB (1973), “Growth of the mandible relative to a cranial base line”,
The Angle Orthodontist, 43(3), pp.305-313.
100. LAVELLE CLB (1979), “A study of craniofacial form”, The Angle
Orthodontist, 49(1), pp.65-71.
101. Lavergne J (1976), “A metal implant study of mandibular rotation”, The
Angle Orthodontist, 46(2), pp.144-150.
102. Lewis AB (1982), “Growth of mandible during pubescence”, The Angle
Orthodontist, 52(4), pp.325-42.
103. Lewis AB (1985), “Pubertal spurts in cranial base and mandible”, The
Angle Orthodontist, 55(1), pp.17-30.
104. Liebgott B (1977), “Factors of human skeletal craniofacial morphology”,
The Angle Orthodontist, 47(3), pp.222-30.
105. Litsas G (2010), “Comparison of cervical bone age to hand-wrist skeletal
age. Relationship with chronological age”, Eur J Paediatr Dent, 11(4),
pp.176-80.
106. Love RJ (1998) “Facial growth in males 16 to 20 years age”, AJO-DO, vol
1990, Mar, pp.200-206.
107. Lux CJ (2005), “Age-related changes in sagittal relationship between the
maxilla and mandible”, European Journal of Orthodontics, vol 27, pp.568-
78.
108. Lusted LB, Keats TE (1967), “Atlas of Roentgenographic measurement”,
2rd edition. Chicago Year Book Medical Publishers, Chapter 3, pp.66-96.
109. Mao JJ (2004), “Growth and development: Hereditary and mechanical
modulations”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 125, pp.676-89.
110. McCane B (2011), “Integration of parts in the facial skeleton and cervical
verterbrae”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 139(1), e13-30.
111. McKeown M (1975), “The influence of environment on the growth of
craniofacial complex-a study on domestication”, The Angle Orthodontist,
45(2), pp.137-140.
112. McNamara JA (1981), “Influence of respiratory pattern on craniofacial
growth”. The Angle Orthodontist, 51(4), pp.269-300.
113. Mecshan I. (1968), “Radiographic Positioning and Related Anatomy”,
Saunders Company, Chapter 4, 6.
114. Melville H (2010), “Genetic basis of potential theurapeutic strategies for
craniosynostosis”, American Journal of Medical Genetics, Part A, 152 A,
ajmg.a.33703.
115. Mew JRC (1986), “Factors influencing mandibular growth”, The Angle
Orthodontist, Jan, pp.31-48.
116. Mitani H, Sato K (1992). “Comparison of mandibular growth with other
variables during puberty”, The Angle Orthodontist, 63( 3), pp.217- 222
117. Mito T (2002), “Cervical verterbrae bone age in girls”, Am J Orthod
Dentofacial Orthop, 122, pp.380-385
118. Mito T. (2003), “Predicting mandibular growth potential with cervical
verterbral bone age”. Am J Orthod Dentofacial Orthop,124, pp.173-7
119. Moss ML (1998), “Space, time and space-time in craniofacial growth”.
AJO-DO, vol 1980, June, pp.591-612.
120. Nanda RS (1955), “The rates of growth of several facial components
measured from serial cephalometric roentgenograms”, Annual meeting of the
American Association of Orthodontists, San Franscico, California, May
1955.
121. Nanda SK (1988), “Circumpubertal growth spurt related to vertical
dysplasia”, The Angle Orthodontist, 59(2), pp.113-122.
122. Nanda SK (1992), “Differential growth of female face in the anteroposterior
dimension”, The Angle Orthodontist, 62(1), pp.23-34.
123. Nanda RS (1995), “Longitudinal growth changes in the sagittal relationship
of maxilla and mandible”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 107, pp.79-90.
124. O’Reilly MT, Yanniello GJ (1988), “Mandibular Growth changes and
maturation of cervical verterbrae- a longitudinal cephalometric study”, The
Angle Orthodontist, April, pp.179-84
125. Ortega AI (2006), “Comparison of TW2 and TW3 skeletal age differences
in Brazilian population”, Journal of Applied Oral Science, 14(2), pp.142-
146.
126. Pileski RCA (1973), “Relationship of the Ulnar Sesamoid Bone and
Maximum mandibular Growth Velocity”, The Angle Orthodontics, 43(2),
pp.162-170.
127. Proffit WR (2013), “Contemporary Orthodontics,. 5th edition, Mosby,
Chapter 2, 4.
128. Rai B, Anand SC (2007), “Relationship of different radiograph: maturity
indicator”, Advances in Medical and Dental Sciences, 1(1), pp.15-18.
129. Richardson A. (1980), “The prediction of facial growth”, The Angle
Orthodontist, 50(2), pp.135-38.
130. Roche AF (1974), “Sex differences in the elongation of the cranial base
during pubescence”. The Angle Orthodontist, 44(4), pp.279-94.
131. Sarnat BG (1983), “Normal and abnormal craniofacial growth”. The Angle
Orthodontist, 53(4), pp.263-289.
132. San Roman P (2002), “Skeletal maturation determined by cervical vertebrae
development”, European Journal of Orthodontics, 24, pp.303-311.
133. Sato K, Mito T, Mitani H (2001), “An accurate method of predicting
mandibular growth potential based on bone maturity”, Am J Orthod
Dentofacial Orthop, 120, pp.286-90.
134. Saunders SR (1997), “A family study of craniofacial dimensions in the
Burlington growth center sample”. AJO-DO, 123(4), pp.394-403.
135. Schudy FF (1964), “Vertical growth versus anteroposterior growth as
related to function and treatment”, The Angle Orthodontist, 34(2), pp.75-92.
136. Sierra AM (1987), “Assessment of dental and skeletal maturity”. The Angle
Orthodontist, July, pp.194-208
137. Smith RJ (1980), “Condylar growth gradients: possible mechanics for spiral
or arcial growth of the mandible”, The Angle Orthodontist, 50(4), pp.274-
279.
138. Smith RJ (1998), “The plan of the human face: A test of three general
concepts”, AJO-DO, 124(1), pp.103-108.
139. Soni P (2008), “Cervical Verterbrae Anomalies- Incidental Findings on
Lateral Cephalograms”. The Angle Orthodontist, 78(1), pp.176-80.
140. Soegiharto BM (2008), “Discrimatory ability of skeletal maturation index
and cervical verterbrae maturation index in detecting peak pubertal growth in
Indonesian and white subjects with receiver operating characteristics
analysis”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 134(2), pp.227-237.
141. Stiehl J (2009), “The development of the cervical verterbrae as an indicator
of skeletal maturity: comparison with the classic method of hand-wrist
radiograph”, Journal of Orofacial Orthopedics, 70, pp.327-325.
142. Subtelny JD (1980), “Oral respiration: Facial maldevelopment and
corrective dentofacial orthopedics”, The Angle Orthodontist, 50(3), pp.147-
64.
143. Takeshita S (2001), “The nature of human craniofacial growth studied with
finite element analytical approach”, Clinical Orthod. Research, 4, pp.148-
160.
144. Tanner JM (2001), “Assessment of Skeletal Maturity and Prediction of
Adult Height”, New York WB Sauders, pp.1-98.
145. Thilander B (2005), “Roentgen-cephalometric standards for a Swedish
population. A longitudinal study between the ages of 5 and 31 years”,
European Journal of Orthodontics, 27, pp.370-89.
146. Thordarson A (2006), “Craniofacial changes in Icelandic children between
6 and 16 years of age- a longitudinal study”, European Journal of
Orthodontics, 28, pp.152-65.
147. Turchetta BJ (2007), “Facial growth prediction: A comparison of
methologies”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 132, pp.439-49.
148. Ursi WJS (1993), “Sexual dimorphism in normal craniofacial growth”, The
Angle Orthodontist, 63(1), pp.47-56.
149. Uysal T (2006), “Chronologic age and skeletal maturation of the cervical
verterbrae and hand-wrist: Is there a relationship?”, Am J Orthod Dentofacial
Orthop, 130, pp.622-8.
150. Verma D (2009), “Reliability of growth prediction with hand- wrist
radiographs”, European Journal of Orthodontics, 31, pp.438-442.
151. Vig KWL (1998), “Nasal obstruction and facial growth: The strength of
evidence for clinical assumptions”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 113,
pp.603-11.
152. Watnick SS (1972), “Inheritance of craniofacial morphology”, The Angle
Orthodontist, 42(4), pp.339-351.
153. Wong RWK (2009), “Use of cervical verterbral maturation to determine
skeletal age”. Am J Orthod Dentofacial Orthop, 136, pp.484. e1-e6.
154. Xue F (2010), “Genes, genetics and Class III malocclusion”, Orthodontics
and Craniofacial research, 13, pp.69-74.
TIẾNG TÂY BAN NHA
155. Canal M, Valenzuela C, Avendano A (1993), Atlas de madurez Osea
Publicaciones Técnicas Mediterráneo, Editorial Universitaria S.A.Santiago
de Chile.
PHỤ LỤC 1: BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT- ANH

Chất dạng xương : Osteoid


Chỉnh hình can thiệp : Interceptive orthodontics
Chỉnh hình phẫu thuật : Orthognathic surgery
Chỉnh hình răng : Orthodontics
Chỉnh hình xương hàm : Maxillo-Facial Orthopedics
Cốt hóa trong màng : Intramembranous ossification
Đắp xương ở màng xương : Periosteal apposition
Đặc điểm trưởng thành xương : Skeletal maturity index
Đầu xương : Epiphysis
Dịch chuyển : Displacement, translation
Dịch chuyển nguyên phát : Primary displacement/ translation
Dịch chuyển thứ phát : Secondary displacement/ translation
Điểu trị bù trừ (ngụy trang) : Compensation, camouflage
treatment
Đỉnh tăng trưởng dậy thì : Puberty growth spurt
Đốt gần xương ngón tay : Proximal phalange
Đốt giữa xương ngón tay : Middle phalange
Đốt ống c : Cervical Vetebrae
Đốt xa xương ngón tay : Distal phalange
Đường khớp chân bướm-hàm trên : Pterygomaxillary suture
Đường khớp gò má-hàm trên : Zygomaticomaxillary suture
Đường khớp trán-hàm trên : Frontomaxillary suture
Giai đoạn tạo chỏm : Capping
Giai đoạn chuyển tiếp : Transition
Giai đoạn giảm tốc : Deceleration
Giai đoạn hoàn tất : Completion
Giai đoạn kết dính đầu với thân xương : Fusion, union
Giai đoạn khởi đầu : Initiation
Giai đoạn mở rộng đầu xương : Epiphyseal widening
Giai đoạn tăng tốc : Acceleration
Giai đoạn tăng trưởng : Stage of growth
Giai đoạn thiếu niên : Childhood
Giai đọan trẻ em : Infancy
Giai đoạn người trưởng thành : Adult
Giai đoạn vị thành niên : Adolescence
Hình chữ nhật : Rectangle
Hình thuôn (hình thang) : Taper
Hình vuông : Square
Hóa xương nội ụn : Endochondral ossification
Khớp ụn : Synchondrosis/synchondrose
Khớp xương : Synostosis
Khung tiền ụn : Cartilage primordium matrix
Lồi cầu XHD : Madibular condyle
Lực căng : Tension
Lực ép : Pressure
Màng ngoài xương : Periosteum
Màng ụn : Perichondrium
Màng trong xương : Endosteum
Mảnh cung đốt ống : Lamina
Mỏm gai : Spinous process
Mỏm ngang : Tranverse process
Nền ọ : Cranial base
Nguyên bào ụn : Chondroblast
Phức hợp mũi-hàm trên : Nasomaxillary complex
Sự phát triển : Development
Sự tăng trưởng : Growth
Sự tăng trưởng au inh : Postnatal growth
Sự tạo hình : Morphogenesis
Sự trưởng thành xương : Bone/skeletal maturation/maturity
Sụn nguyên phát : Primary cartilage
Sụn ọ : Chondrocranium
Sụn thứ phát : Secondary cartilage
Sụn vách mũi : Nasal septum cartilage
Tái tạo : Remodeling
Tăng trưởng đường khớp : Sutural growth
Tăng trưởng kẽ, tăng trưởng gian bào : Interstitial growth
Tăng trưởng màng ngoài và màng trong : Periosteal and endosteal growth
xương
Tăng trưởng từ ụn : Endochondral growth
Tạo ụn : Chondrogenesis
Tế bào hủy xương (hủy cốt bào) : Osteoclast
Tế bào ụn : Chondrocyte, cartilaginous cell
Tế bào tạo xương (tạo cốt bào) : Osteoblast
Tế bào xương : Osteocyte
Thân xương : Diaphysis
Thành lập xương từ màng (xương) : Intramembranous bone formation
Thành lập xương từ ụn : Endochondral bone formation
Thời kỳ dậy thì : Period of puberty
Tốc độ tăng trưởng : Growth velocity
Trẻ em : Infancy
Trung mô : Mesenchyme
Trưởng thành : Maturity/ maturation
Trưởng thành xương : Skeletal maturity
Tu i xương : Bone/skeletal age
Tương quan xương : Skeletal classification, relationship
Xương đậu : Pisiform bone
Xương móc : Hamate bone
Xương ngón tay : Phalange
Xương quay : Radius
Xương vừng : Sesamoid bone
PHỤ LỤC 2: THƯ MỜI

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA RĂNG HÀM MẶT Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

Kính gửi: Ông, Bà: _________________________________


Phụ huynh của cháu: __________________________
Sinh ngày _______ tháng _____ năm _____
Kính thưa Ông, Bà,
Cháu _____ trong năm học (từ năm 1996 - 2009) đã tham gia trong
“CHƯƠNG TRÌNH THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT ĐẾN
NĂM 2010” do Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh thưc
hiện dưới ự quản lý chương trình của Bộ Y Tế.
Tham gia chương trình này cháu được những quyền lợi như au:
- Theo dõi và thăm khám định kỳ 6 tháng một lần
- Cấp bàn chải và kem đánh răng đúng chuẩn
- Được khám, phát hiện, điều trị ớm và miễn phí các bệnh về răng
- Được áp dụng các biện pháp phòng ngừa âu răng như thoa Fluor, trám dự
phòng.
Cháu đã có được bộ răng lành mạnh, nhờ một loạt các biện pháp dự phòng và
điều trị thích hợp, kịp thời kể trên, thông qua đó xác định được các đặc trưng tăng trưởng
vùng đầu mặt và cung răng…
Hiện nay, đã đến thời điểm khám định kỳ để tiếp tục áp dụng các biện pháp
phòng ngừa và điều trị cho cháu. Chúng tôi rất mong ự hợp tác tích cưc của quý phụ
huynh để chương trình đạt kết quả tốt và cũng vì lợi ích của cháu.
Xin quý vị vui lòng đưa cháu đến khám tại Bộ Môn Răng Trẻ Em, Khoa Răng
Hàm Mặt, số 652 Nguyễn Trãi, Q.5 vào các buổi sáng 8 giờ đến 10 giờ 30, và buổi chiều
từ 13 giờ 30 đến 15 giờ 30, trong thời gian từ 26 tháng 05 năm 2010 đến 20 tháng 06
năm 2010 (trừ thứ bảy và chủ nhật) và cầm theo thư này.
Xin quý vị liên hệ : Trong giờ làm việc: Điện thoại: 8552604 – 8558735
Ngoài giờ làm việc:
PGS.TS.Lê Đức Lánh, Điện thoại: 0913.827.025
PGS.TS.Ngô Thị Quỳnh Lan, Điện thoại: 0903.125.864
BS.Trương Hoàng Lệ Thủy, Điện thoại: 0918.444.779
Rất mong ự hợp tác của quý vị.

TRƯỞNG KHOA RHM

GS.TS. Hoàng Tử Hùng


Nhà Giáo Nhân Dân
Chủ Nhiệm Chương Trình
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH MẪU NGHIÊN CỨU 1
Số thứ tự Mã ố Họ và tên Ngày inh Giới

1 3 Nguyễn T Thanh B. 22/07/1993 Nữ


2 10 Lã việt H. 30/01/1993 Nam
3 15 Phạm thúy L. 11/11/1993 Nữ
4 23 Lương thiên P. 08/08/1993 Nam
5 30 Lê đình anh T. 11/02/1993 Nữ
6 31 La ngọc bảo T. 06/04/1993 Nữ
7 33 Ng Thị thu T. 22/12/1993 Nữ
8 34 TrẦn ngọc thanh T. 25/02/1993 Nữ
9 37 Ngô phương T. 18/12/1993 Nữ
10 38 Quách ngọc quỳnh V. 28/11/1993 Nữ
11 43 Nguyễn hoàng D. 16/09/1993 Nam
12 49 Hồ Tuấn Đ. 19/11/1993 Nam
13 50 Hoàng H. 08/11/1993 Nam
14 52 Trầnx hoàng H. 18/12/1993 Nam
15 53 Nguyễn cao trường H. 01/01/1993 Nam
16 55 Nguyễn ngọc N. 14/03/1993 Nam
17 65 Lâm xuân N. 13/05/1993 Nam
18 66 Dương thế P. 01/01/1993 Nam
19 71 Lê hoàng P. 17/02/1993 Nam
20 72 Nguyễn phan T. 24/09/1993 Nam
21 80 Huỳnh tinh T. 08/07/1993 Nam
22 83 Đinh công T. 22/08/1993 Nam
23 85 Nguyễn quốc V. 21/06/1993 Nam
24 92 Đặng thái B. 07/03/1993 Nam
25 93 Nguyễn hoàng C. 10/11/1993 Nam
26 94 Phạm ngọc D. 09/11/1993 Nam
27 96 Nguyễn quanh H. 16/11/1993 Nam
28 98 Đặng bích H. 04/01/1993 Nữ
29 99 Hoàng thiện H. 10/03/1993 Nam
30 105 Vũ tinh K. 14/04/1993 Nam
31 108 Nguyễn nam L. 03/10/1993 Nam
32 110 Hoàng thăng L. 10/08/1993 Nam
33 111 Trần tuấn N. 01/01/1993 Nam
34 113 Giang kiến Q. 15/04/1993 Nam
35 118 Nguyễn chí T. 16/05/1993 Nam
36 121 Trần trọng T. 14/06/1993 Nam
37 130 Nguyễn minh T. 22/12/1993 Nam
38 131 Nguyễn trần quang T. 22/06/1993 Nam
39 135 Vũ ngọc V. 08/08/1993 Nam
40 139 Vũ hoàng C. 19/03/1993 Nam
41 144 Lâm thanh D. 03/06/1993 Nam
42 145 Tăng tưởng D. 14/12/1993 Nam
43 146 Trần vũ chí H. 23/01/1993 Nam
44 151 Nguyễn đình K. 26/12/1993 Nam
45 153 Quang vũ N. 26/11/1993 Nam
46 163 Lê đức hạnh N. 01/05/1993 Nữ
47 164 Hoàng hà T. 08/01/1993 Nam
48 171 Trần vũ khánh T. 14/05/1993 Nữ
49 175 Nguyễn thủy T. 17/09/1993 Nữ
50 177 Lê tự T. 21/07/1993 Nam
51 178 Ngô ngọc A. 10/07/1993 Nữ
52 186 Nguyễn t việt H. 17/03/1993 Nữ
53 194 Lâm tiến P. 14/05/1993 Nam
54 196 Lý công H. 17/07/1993 Nam
55 198 Bùi quỳnh M. 24/09/1993 Nữ
56 199 Nguyễn tường M. 25/10/1993 Nam
57 200 Vũ vân minh Q. 10/11/1993 Nam
58 202 Đào kim N. 15/06/1993 Nữ
59 203 Trần t mộng T. 16/06/1993 Nữ
60 207 Võ t kiều U. 28/10/1993 Nữ
61 212 Từ hì D. 19/05/1993 Nữ
62 1H Trần thị minh A. 16/1/2001 Nữ
63 2H Nguyễn vũ xuân T. 5/3/2001 Nữ
64 3H Lê ong A. 2/7/2000 Nữ
65 4H Nguyễn bảo H. 7/1/2002 Nam
66 5H Nguyễn ngọc minh C. 7/12/2000 Nữ
67 6H Nguyễn thị thu H. 24/3/2000 Nữ
68 7H Nguyễn đức T. 4/10/2003 Nam
69 8H Nguyễn thị minh A. 5/3/2003 Nữ
70 9H Trần đăng K. 10/10/2001 Nam
71 10H Tài thanh T. 8/8/2003 Nữ
72 11H Phạm hạnh N. 29/11/2001 Nữ
73 12H Võ ngọc minh A. 14/12/1997 Nữ
74 13N4 Tài minh Đ. 15/12/2005 Nam
75 14H Nguyễn ngoc minh T. 1/11/2000 Nữ
76 15Đ4 Lương hoàng V. 19/5/2001 Nam
77 16V4 Nguyễn trân tuyết N. 9/1/1999 Nữ
78 17Đ4 Tạ tuyết N. 22/11/2002 Nữ
79 18Tn Lê nguyên N. 18/5/2000 Nữ
80 19Tn Nguyễn bá M. 30/10/2000 Nam
81 20Tn Lê ngô thúy C. 6/5/2001 Nữ
82 21Tn Đỗ thanh H. 27/4/2000 Nữ
83 22Đn Phạm đăng K. 2/5/2001 Nam
84 23Đn Hùynh nhã K. 9/1/1998 Nữ
85 24Đn Trần vũ lan A. 22/2/2003 Nữ
86 25Đn Trương võ thảo N. 10/1/2000 Nữ
87 26Đn Mai lâm phương A. 25/3/1996 Nữ
88 27Đn Tống yến N. 7/9/1999 Nữ
89 28Đn Đào phạm bảo T. 22/7/2001 Nữ
90 29Đn Đinh ng thảo V. 24/10/2000 Nữ
91 30Đn Đỗ thiện thảo T. 7/12/1999 Nữ
92 31Đn Trần ngọc T. 19/4/1999 Nữ
93 32Đn Lê công minh K. 15/9/1999 Nam
94 33Đn Lê hoàng nhã U. 18/8/2000 Nữ
95 34Đn Tăn hoàng A. 20/11/1999 Nữ
96 35Đn Lê hoàng L. 31/10/2000 Nam
97 36Tn Pham nhật M. 9/1/1998 Nam
98 37Tn Nguyễn minh T. 27/10/2000 Nữ
99 38Tn Nguyễn tâm K. 31/5/2001 Nam
100 39Tn Trần đại K. 14/8/2002 Nam
101 40Tn Dương quang D. 2/2/2000 Nam
102 41Tn Trần minh Q. 16/4/2000 Nam
103 42Tn Nguyễn hòang T. 8/10/2004 Nam
104 43Tn Pham t hoàng L. 21/7/2001 Nữ
105 44K2 Đoàn diệu N. 9/2/2001 Nữ
106 45 K2 Hà mỹ D. 6/10/2003 Nữ
107 46 K2 Huỳnh ngọc san S. 25/2/2004 Nữ
108 47 K2 Lê trung H. 26/2/2001 Nam
109 48 K2 Lương hồng T. 20/3/2001 Nữ
110 49 K2 Nguyễn đỗ thúy V. 21/12/2000 Nữ
111 50 K2 Nguyễn phương K. 21/8/2000 Nữ
112 51 K2 Nguyễn trung T. 30/9/2000 Nam
113 52 K2 Phạm tấn T. 10/11/2000 Nam
114 53 K2 Trần thảo V. 20/11/2000 Nữ
115 54 K2 Trần văn V. 24/1/2001 Nam
116 55 K2 Trịnh huỳnh khánh V. 25/2/2002 Nữ
117 56 K2 Văn thảo V. 11/5/2001 Nữ
118 57 K2 Võ lê đoan T. 25/8/2000 Nữ
119 58 K2 Vũ quang H. 2/2/2003 Nam
120 59 K2 Đỗ xuân V. 11/12/2002 Nam
121 60 K2 Đàm thanh T. 9/9/2000 Nữ
122 61 K2 Bằng mỹ H. 16/8/2001 Nữ
123 62 K2 Lê phúc N. 30/3/2000 Nữ
124 63Tn Nguyễn khả P. 31/1/2001 Nam
125 64T2 Phạm thanh V. 22/8/2001 Nữ
126 65T2 Nguyễn anh K. 14/8/1996 Nam
127 66Đ4 Nguyễn huỳnh D. 28/8/2002 Nam
128 67L4 Đoàn Thị ánh T. 5/2/2002 Nữ
129 68H Đỗ ngọc L. 26/3/2000 Nữ
130 69H Phan hạnh N. 14/12/1997 Nữ
131 70H Tô phương M. 4/7/2003 Nữ
132 71H Trương khánh K. 29/7/2003 Nữ
133 72H Tô minh Đ. 21/12/2002 Nam
134 73H Nguyễn vũ phước H. 6/6/2001 Nam
135 74H Trần nguyễn tâm A. 15/3/2001 Nữ
136 75Tn Nguyễn song N. 31/8/2002 Nữ
137 76Tn Đặng đắc T. 18/7/1995 Nam
138 77NC Lê văn T. 17/9/1995 Nam
139 78NC Trần minh T. 3/8/1995 Nam
140 79NC Đỗ huỳnh công T. 25/10/94 Nam
141 80NC Nguyễn như N. 5/6/1994 Nữ
142 81NC Nguyễn huỳnh anh K. 19/2/1994 Nam
143 82NC Chu việt H. 14/5/1995 Nam
144 83NC Nguyễn hải H. 10/7/1993 Nam
145 84NC Trần trọng giáng C. 3/7/1995 Nữ
146 85NC Nguyễn thị thúy A. 14/5/1995 Nữ
147 86NC Trịnh thi thúy H. 14/12/1996 Nữ
148 87NC Nguyễn ngọc bích T. 14/4/1994 Nữ
149 88NC Hùynh minh Đ. 24/9/1994 Nam
150 89NC Nguyễn trân N. 1/2/1995 Nam
151 90NC Nguyễn đăng hoài T. 1995 Nam
152 91NC Nguyễn anh T. 23/12/1996 Nam
153 92NC hoàng thanh T. 19/5/1996 Nam
154 93NC Nguyễn t thanh H. 26/6/1994 Nữ
155 94NC Lê minh H. 2/10/1996 Nam
156 95NC Trần ngọc Y. 1995 Nữ
157 96NC Võ tuấn K. 19/3/1996 Nam
158 97NC Nguyễn vũ N. 1995 Nữ
159 98NC Ông quách trúc Đ. 1995 Nữ
160 99NC Võ việt H. 18/5/2003 Nam
161 100NC Bùi trần như T. 3/12/2000 Nữ
162 101Tn Lý gia A. 10/1/2002 Nam
163 102K2 Nguyễn đình N. 12/1/2004 Nam
164 103 K2 Nguyễn tấn L. 19/7/2000 Nam
165 104 K2 Trần thị đông K. 30/11/2001 Nữ
166 105 K2 Trần tiến T. 21/2/2000 Nam
167 106 K2 Trần văn thanh Q. 16/6/2003 Nam
168 107 K2 Trương văn H. 22/5/2002 Nam
169 108 K2 Vũ quỳnh N. 3/10/2000 Nữ
170 109 K2 Nguyễn bảo K. 18/3/2001 Nam
171 110 K2 Dương kiến Q. 17/12/2000 Nam
172 111 K2 Đặng thị thanh T. 26/3/2003 Nữ
173 112H Đặng thị phương U. 22/10/2004 Nữ
174 113H Hà xuân N. 9/11/2002 Nữ
175 115 K2 Phạm thanh U. 10/6/2002 Nữ
176 116 K2 Trần lê thanh N. 10/3/1996 Nữ
177 117 K2 Trần yến N. 9/10/1999 Nữ
178 118N Trần phương T. 19/4/2003 Nữ
179 121Đn Phạm ngọc thảo M. 2002 Nữ
180 123 K2 Trang bích H. 21/7/2002 Nữ
PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH MẪU NGHIÊN CỨU 2
Số thứ tự Mã ố Họ và tên Ngày inh Giới

1 2 Nguyễn Tuấn K. 23/10/1993 Nam


2 10 Nguyễn Hồng Cẩm B. 22/07/1993 Nữ
3 39 Dương Hoàng Bảo T. 30/01/1993 Nữ
4 46 Nguyễn Thị Ngọc H. 11/11/1993 Nữ
5 68 Nguyễn Huỳnh Thanh X. 08/08/1993 Nữ
6 69 Nguyễn Ngọc Thùy T. 11/02/1993 Nữ
7 78 Ông Ngọc Minh C. 06/04/1993 Nữ
8 90 Tô Lê Quốc B. 22/12/1993 Nam
9 95 Lê Phạm H. 25/02/1993 Nam
10 96 Nguyễn Huỳnh Tuyết H. 18/12/1993 Nữ
11 104 Trương Tấn T. 28/11/1993 Nam
12 107 Thái Chí T. 16/09/1993 Nam
13 116 Nguyễn Đình Nhật H. 19/11/1993 Nữ
14 133 Tô Lê Anh Q. 08/11/1993 Nam
15 135 Nguyễn Dương Minh T. 18/12/1993 Nam
16 150 Phạm Nguyễn Thùy T. 01/01/1993 Nữ
17 165 Nguyễn Võ Minh T. 14/03/1993 Nam
18 166 Nguyễn Ngọc D. 13/05/1993 Nam
19 173 Lưu Trọng V. 01/01/1993 Nam
20 180 Nguyễn Xuân K. 17/02/1993 Nam
21 182 Huỳnh Minh Đ. 24/09/1993 Nam
22 186 Ngô Minh P. 08/07/1993 Nam
23 189 Trần Quang Quỳnh H. 22/08/1993 Nữ
24 192 Trần Nguyễn Quỳnh N. 21/06/1993 Nữ
25 196 Lâm Tiến P. 07/03/1993 Nam
26 199 Nguyễn Xuân T. 10/11/1993 Nữ
27 205 Võ Hoàng T. 09/11/1993 Nam
28 219 Nguyễn Hoàng P. 16/11/1993 Nam
29 259 Võ Ánh M. 04/01/1993 Nam
30 262 Trần Phương Thu A. 10/03/1993 Nữ
31 263 Nguyễn Ngọc Bích T. 14/04/1993 Nữ
32 516 Tiết Mỹ L. 03/10/1993 Nữ
33 518 Huỳnh Phùng Cao A. 10/08/1993 Nam
34 519 Nguyễn Vũ N. 01/01/1993 Nam
35 550 Trần Bảo H. 15/04/1993 Nam
36 553 Mai Nhật M. 16/05/1993 Nam
37 558 Trần Thụy Nhật M. 14/06/1993 Nữ
38 560 Thôi Nguyễn Hồng N. 22/12/1993 Nữ
39 581 Nguyễn Ngọc Bảo T. 22/06/1993 Nam
40 601 Nguyễn Đức A. 08/08/1993 Nam
41 602 Nguyễn Công B. 19/03/1993 Nam
42 603 Nguyễn Thị Phương D. 03/06/1993 Nữ
43 604 Trương Thị Thúy H. 14/12/1993 Nữ
44 608 Nguyễn Thị Ngọc M. 23/01/1993 Nữ
45 612 Lý Mém P. 26/12/1993 Nam
46 613 Đỗ Hồng Q. 26/11/1993 Nam
47 615 Phan Bùi Dạ T. 01/05/1993 Nữ
48 620 Nguyễn Thị Hồng C. 08/01/1993 Nữ
49 622 Nguyễn Thị Thùy A. 14/05/1993 Nữ
50 623 Hoàng Quốc B. 17/09/1993 Nam
51 625 Nguyễn Thanh B. 21/07/1993 Nữ
52 631 Nguyễn Hải H. 10/07/1993 Nam
53 632 Trần Thị Thanh H. 17/03/1993 Nữ
54 633 Chu Việt H. 14/05/1993 Nam
55 637 Đặng Anh K. 17/07/1993 Nam
56 643 Trần Thị Thanh N. 24/09/1993 Nữ
57 648 Đỗ Huỳnh Công T. 25/10/1993 Nam
58 654 Đào Ngọc T. 10/11/1993 Nữ
59 655 Nguyễn Đức T. 15/06/1993 Nam
60 656 Đinh Thanh T. 16/06/1993 Nữ
61 660 Nguyễn Ngọc Thúy V. 28/10/1993 Nữ
62 662 Trần Đức T. 19/05/1993 Nam
63 663 Vũ L. 29/01/1993 Nam
64 665 Lê Văn T. 17/09/1993 Nam
65 667 Phạm Minh C. 03/07/1993 Nam
66 671 Phạm Thị T. 17/03/1993 Nữ
67 675 La Chí H. 28/10/1993 Nam
68 681 Phạm Thị Kim N. 12/12/1993 Nữ
69 691 Đặng Trung T. 19/06/1993 Nam
70 695 Phan Minh N. 19/05/1993 Nam
71 702 Phạm Tuấn A. 11/8/ 1993 Nam
72 703 Vũ Đỗ Bảo A. 09/06/1993 Nam
73 707 Phạm Quang Đ. 08/07/1993 Nam
74 709 Vũ Đỗ Thế H. 12/05/1993 Nam
75 710 Lưu Công H. 20/07/1993 Nam
76 719 Nguyễn Hoàng P. 28/10/1993 Nam
77 725 Đỗ Mạnh T. 13/07/1993 Nam
78 740 Bùi Duy Q. 17/05/1993 Nam

You might also like