You are on page 1of 11

Trình bày tính chất, tác dụng, TDKMM, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và

liều dùng của


1.Thiopental
Tác dụng: tác dụng nhanh ( 1 phút ), thời gian tác dụng ngắn, hồi tỉnh từ 20 phút đến
30 phút sau 1 liều tiêm tĩnh mạch. Do làm giảm chuyển hóa và sử dụng oxygen ở não
nên không làm tăng áp suất hộp sọ, hay dùng cho bệnh nhân phù não.
Tác dụng không mong muốn: suy hô hấp, co thắt thanh phế quản. suy tim, loạn nhịp
tim, hạ huyết áp, buồn ngủ kéo dài.

Chỉ định
Dùng 1 mình trong phẫu thuật ngắn hạn. khởi mê hầu khởi phát tác dụng nhanh, sau
đó mới dùng đến thuốc mê khác để kéo dài tác dụng.

Để khởi mê hoặc gây mê thời gian ngắn có hoặc không dùng thêm thuốc giãn cơ.
Để làm giảm áp lực nội sọ trong phẫu thuật thần kinh (với điều kiện đảm bảo thông
khí hô hấp tốt).
Để khống chế trạng thái co giật, có thể thụt vào hậu môn để khởi mê ở trẻ em.
Phụ trợ cho thôi miên (bệnh tâm thần).
Chống chỉ định
Có tiền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin tiềm tàng hoặc rõ rệt, là chống chỉ định
tuyệt đối với bất kỳ barbiturat nào.
Chống chỉ định tương đối: Không dùng thiopental cho các trường hợp như khó thở
rõ rệt, hen, hạ huyết áp rõ rệt, suy tim, bệnh cơ tim, bệnh đường hô hấp, đau thắt
ngực hoặc nhiễm khuẩn.
Quá mẫn cảm với các barbiturat.
Cách dùng và liều dùng:
+ Dạng dùng: thuốc tiêm bột 0.5g hoặc 1g Thiopental natri với 30mg NaHCO3 khan
kèm 1 ống nước cất pha tiêm.
CD-LD: Người lớn: Khởi mê: từ 3mg đến 5mg/kg. Duy trì mê: tiêm liều tăng dần cho
đến tổng liều từ 0.75g đến 1g ( gây mê từ 40 phút đến 60 phút)
Trẻ em: từ 4mg đến 5mg/kg, tổng liều từ 0.1g đến 0.5g.
2.Ketamin
Tác dụng: gây mê nhanh, giảm đau mạnh ( kéo dài 40 phút )
Tác dụng phụ: mất định hướng, ảo giác, có giấc mơ mạnh mẽ, có thể khắc phục bằng
thuốc tiền mê diazepam. Tăng nhịp tim, tăng huyết áp ( xảy ra ở giai đoạn đầu khởi
mê)
Tăng lưu lượng máu và tăng áp suất nội sọ ( dùng chung diazepam, midazolam sẽ
giảm tác dụng này)…ói mửa, đổ mồ hôi, ban đỏ da, run rẩy.
Suy hô hấp tạm thời nhất là khi tiêm tĩnh mạch nhanh và liều cao
Chỉ định:
Gây mê: các phẫu thuật ngắn, các phẫu thuật sản khoa, bệnh nhân bị sốc ( do làm tăng
huyết áp và kích thích tim), các phẫu thuật cấp cứu.
Giảm đau: thay băng vết bỏng cho trẻ em.
CCĐ: mẫn cảm. Suy tim nặng, cao huyết áp, tiền sử tai biến mạch mãu não.
CD-LD:
Cho người lớn, người cao tuổi và trẻ em:

Gây mê toàn thân:

Liều khởi đầu:

Tiêm tĩnh mạch liều duy nhất 1 - 2 mg/kg trong 60 giây hoặc truyền tĩnh mạch nhỏ
giọt dung dịch ketamin 0,1% trong dextrose 5% hay natri clorid 0,9% với tốc độ
truyền nhỏ giọt trong khoảng 20 ml/phút bằng kỹ thuật nhỏ giọt (microdrop). Không
nên dùng quá 4,5 mg/kg.

Tiêm bắp: 5 - 10 mg/kg, không nên dùng quá 13 mg/kg.

Liều duy trì:

Tiêm tĩnh mạch một lần, tiêm nhắc lại nửa liều khởi đầu nếu cần; hoặc truyền nhỏ
giọt với tốc độ 10 - 50 microgam/kg với tốc độ 1 - 2 mg/phút. Liều duy trì phụ thuộc
vào yêu cầu gây mê của người bệnh và dùng thêm thuốc mê khác. Những vận động
co cứng và giật rung có thể xảy ra trong khi gây mê không có nghĩa là cần phải dùng
thêm ketamin.

Tiêm bắp lặp lại một nửa liều khởi đầu khi cần thiết.

Gây mê thêm vào gây tê tại chỗ: Tiêm tĩnh mạch 5 - 30 mg (tối đa 30 mg) trước khi
dùng thuốc tê tại chỗ. Có thể tiêm nhắc lại khi cần thiết.

Tác dụng dịu thần kinh và giảm đau:

Tiêm tĩnh mạch khởi đầu là 200 - 750 microgam (0,2 - 0,75 mg)/kg trong 2 - 3 phút,
sau đó tiếp tục truyền tĩnh mạch 5 - 20 microgam (0,005 - 0,02 mg)/kg/phút.

Tiêm bắp khởi đầu là 2 - 4 mg/kg, sau đó tiếp tục truyền tĩnh mạch 5 - 20
microgam/kg/phút.
3.Procain HCl
Tính chất: là thuốc tê mang đường nối este, tan trong nước
TD: Tác dugnj gây tê. Do hấp thụ chậm qua niêm mạc nên gây tê bề mặt rất yếu, hấp
thu dễ dàng khi dùng đường tiêm chích. Tác dụng gây tê kém cocain 4 lần, ít độc hơn
3 lần
Tác dụng trên tim: Chống rung tim do làm ổn định màng tế bào, nhưng bị thủy phân
rất nhanh trong cơ thể nên sử dụng dạng amid là procainamid để trị rung tim.
TDP: Dị ứng ( đặc biệt là sốc phản vệ có thể tử vong nên hiện nay giới hạn sử dụng).
Kháng Sulfamide: độc tính: dị ứng, co giật rồi ức chế thần kinh trung ương.
Liều độc gây run rẩy, co giật, suy nhược hệ thần kinh trung ương
CĐ: Gây tê: giảm đau khi bị bong gân, sai khớp, chấn thương.
Chống lão suy: Procain HCL 2% ngăn chặn quá trình lão hóa và tăng khả năng dinh
dưỡng cơ thể người già. Làm chậm hấp thu Penicillin.
CCĐ: mẫn cảm. Phối hợp với Sulfamide kháng khuẩn.
CD_LD:
Gây tê tiêm thấm: dùng dung dịch 0.25-5%.
Gây tê dẫn truyền: dùng dung dịch 0.5-2%, không quá 3mg/kg cân nặng.
Gây tê tủy sống: dùng dung dịch 5-10%. Không dùng gây tê bề mặt
Liều dùng tùy từng trường hợp. Hiện có nhiều thuốc tốt hơn nên ngày càng ít dùng.
4.Phenobarbital
Tác dụng:
Trên thần kinh trung ương: ức chế thần kinh trung ương nên có tác dụng an thần gây
ngủ hoặc gây mê ( tùy theo loại barbiturat, liều lượng, cách dùng)
Làm giãn cơ, chống co giật ( đối kháng với tác dụng co giật của strychnin, pentetrazon
..), chống động kinh cơn lớn
Trên hô hấp: ức chế trung tâm hô hấp ở hành não nên làm giảm biên độ, tần số các
nhịp thở
Trên tuần hoàn: liều gây mê làm giảm lưu lượng tim, hạ huyết áp. Liều độc: ức chế
tim.
TDP: Dùng lâu gây quen thuốc hoặc nghiện thuốc, uể oải, nhức đầu, mất điều hòa
động tác, huyết áp giảm, nổi mẩn.
Với liều gấp từ 5 lần đến 10 lần liều gây ngủ sẽ gây ngộ độc: mất dần phản xạ, đồng
tử giãn, giãn mạch da, thân nhiệt hạ, giảm huyết áp động mạch, nhịp thở chậm và
nông, tím xanh sau đó hôn mê rồi chết do liệt hô hấp, trụy tim mạch, vô niệu, phù não.
CĐ: Các trạng thái mất ngủ nặng
Bệnh động kinh ( cơn lớn ) hoặc các chứng co giật ( do uốn ván, ngộ độc strychnin,
…)
Dùng trong tiền mê. Cơn đau thắt ngực, nhức nửa đầu, rối loạn thần kinh thực vật
CCĐ: Suy hô hấp, suy gan nặng. Mẫn cảm với thuốc.
LD và CD:
- Điều trị mất ngủ: uống từ 100-200mg/lần vào buổi tối ( 30 phút trước khi đi
ngủ ).
- Làm thuốc an thần: từ 10-30mg/lần x 2-3 lần/24h.
- Điều trị động kinh: bắt dầu 50mg/lần x 2-3 lần / ngày, sau tăng dần liều cho
đến khi cắt cơn. ( nhưng không quá 0.6g/ngày ). Sau đó giảm liều dần.
- Liều tối đa người lớn: 300mg/lần; 300mg/24h
- Chú ý: trong thời gian dùng thuốc không lái xe, uống rượu. Trong điều trị động
kinh không ngừng thuốc đột ngột. Cân nhắc kĩ khi dùng cho người có thai. Là
thuốc độc dùng để tự sát, không được kê quá 3 nagyf cho người mất ngủ.
5. Diazepam
TD: Chủ yếu là an thần, chống lo âu, làm dễ ngủ. Chống co giật và làm giãn cơ.
Tăng cường tác dụng của rượu, thuốc ngủ.
TDP: Khi nồng độ trong máu cao hơn liều an thần, đạt tới liều gây ngủ có thể gặp uể
oải, động tác không chính xác, lú lẫn, miệng khô đắng, giảm trí nhớ. Có thể gây dị
ứng ngoài da, rối loạn kinh nguyệt.
CĐ: Các trường hợp lo âu, hồi hộp, khó ngủ do căng thẳng. Động kinh thể nhẹ, sản
giật, uốn ván. Các bệnh về tim mạch ( tăng huyết áp, rối loạn mạch vành ).
Gây mê hồi sức ( lo âu trước khi mổ, kích động sau mổ ).
CCĐ: Nhược cơ ( do tác dụng ức chế thần kinh và giãn cơ).
Suy hô hấp, suy gan. Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, đang cho con bú.
Dị ứng với các dẫn chất benzodiazepin.
CD và LD: Uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, đặt hậu môn.
Khi lo lắng, khó ngủ: từ 5-20mg/ngày chia từ 3-4 lần.
Động kinh: tiêm tĩnh mạch 10mg/lần chia 1-2 lần/ngày.
Bệnh uốn ván: tiêm tĩnh mạch từ 20-30mg/24h chia 2-8 lần/ngày
Chú ý: Dùng đúng chỉ định, chỉ dùng khi thật cần thiết. Kiêng rượu trong thời gian
dùng thuốc
Tránh dùng cho người lái xe hoặc đang vận hành máy móc.
6.Meprobamat
TD: Ức chế thần kinh trung ương: an thần mạnh như barbiturat nhưng tác dụng ngắn
hơn.
Kéo dài tác dụng của thuốc mê, thuốc ngủ. Chống co giật, làm mềm cơ (giãn cơ trung
ương).
TDP: Ít độc nhưng đôi khi cũng gây tai biến. Viêm da đỏ do dị ứng, rối loạn tiêu hóa,
giảm bạch cầu đa nhân. Dùng liều cao có thể chóng mặt, chảy máu mao mạch dưới da.
Nhiễm độc với liều từ 4-5g, hôn mê, trụy tim mạch, trụy hô hấp.
CĐ: An thần chống các trạng thái căng thẳng thần kinh, bồn chồn, lo âu, mất ngủ
Động kinh cơn nhỏ. Dùng chuẩn bị trước khi mổ làm cho người bệnh bớt lo lắng, sợ
hãi
Điều trị suy nhược thần kinh, làm giãn cơ trong các chứng co thắt
CCĐ: Dị ứng với thuốc, thiểu năng phổi, suy hô hấp, phụ nữ cho con bú.
CD và LD: người lớn uống 400mg/ lần x 2-4 lần / ngày.
7. Morphin HCl

Tính chất: Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng hoặc hình kim không màu hoặc khối
vuông không màu, lên hoa ngoài không khí khô. Tan trong nước, khó tan trong
ethanol 96 %, thực tế không tan trong toluen.

Chỉ định
Ðau nhiều hoặc đau không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác:
Ðau sau chấn thương.
Ðau sau phẫu thuật.
Ðau ở thời kỳ cuối của bệnh, đau do ung thư.
Cơn đau gan, đau thận (nhưng morphin có thể làm tăng co thắt).
Ðau trong sản khoa.
Phối hợp khi gây mê và tiền mê.
Chống chỉ định
Suy hô hấp.
Triệu chứng đau bụng cấp không rõ nguyên nhân.
Suy gan nặng.
Chấn thương não hoặc tăng áp lực nội sọ.
Trạng thái co giật.
Nhiễm độc rượu cấp hoặc mê sảng rượu cấp.
Trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
Ðang dùng các chất ức chế monoaminoxidase (IMAO).
Tác dụng: Morphin có tác dụng chọn lọc với tế bào thần kinh trung ương, đặc biệt là vỏ
não. Một số trung tâm bị ức chế ( trung tâm đau, trung tâm hô hấp, trung tâm ho ), trong
khi có trung tâm lại bị kích thích gây co đồng tử, nôn, chậm nhịp tim. Tác dụng của thuốc
thay đổi theo loài, gây hưng phấn ở mèo, chuột nhắt, loài nhai lại, cá…nhưng ức chế rõ ở
người, chó, thỏ, chuột lang.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Khoảng 20% người bệnh buồn nôn và nôn. Phần lớn tác dụng không mong muốn
phụ thuộc vào liều dùng.
Nguy cơ các phản ứng kiểu phản vệ là do morphin có tác dụng giải phóng trực tiếp
histamin.
Nghiện thuốc có thể xuất hiện sau khi dùng liều điều trị 1 - 2 tuần. Có những trường
hợp nghiện chỉ sau khi dùng 2 - 3 ngày.
Hội chứng cai thuốc: Xảy ra trong vòng vài giờ sau khi ngừng một đợt điều trị dài và
đạt tới đỉnh điểm trong vòng 36 - 72 giờ.
Thường gặp, ADR > 1/100
Toàn thân: Ức chế thần kinh.
Nội tiết: Tăng tiết hormon chống bài niệu.
Tiêu hóa: Buồn nôn và nôn (khoảng 20%), táo bón.
Tiết niệu: Bí đái.
Mắt: Co đồng tử.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Thần kinh: Ức chế hô hấp, bồn chồn, khó chịu, yếu cơ.
Gan: Co thắt túi mật.
Hô hấp: Co thắt phế quản.
Tiết niệu: Co thắt bàng quang.
Da: Ngứa.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Tuần hoàn: Hạ huyết áp thế đứng.
Morphin tiêm ngoài màng cứng không có khuynh hướng gây buồn nôn, nôn, co thắt
đường mật, hoặc đường niệu như khi tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc uống.
Liều lượng và cách dùng
Thuốc uống
Nang hoặc viên nén, nên nuốt không nhai.
Liều uống trung bình là 1 nang hoặc 1 viên nén 10 mg. Morphin giải phóng nhanh có
thể dùng ngày 4 lần, nhưng loại giải phóng chậm dùng ngày 2 lần, cứ 12 giờ một lần.
Liều thay đổi tùy theo mức độ đau. Nếu đau nhiều hoặc đã quen thuốc, liều có thể
tăng 30, 60, 100 mg hoặc phối hợp morphin với thuốc khác để được kết quả mong
muốn.
Ðối với người bệnh đã tiêm morphin, liều uống phải đủ cao để bù cho tác dụng giảm
đau bị giảm đi khi uống. Liều có thể tăng 50 - 100%. Cần thay đổi liều theo từng
người bệnh, do có khác nhau lớn giữa các cá thể.
Thuốc tiêm
Liều tiêm dưới da hoặc bắp thường dùng cho người lớn là 10 mg, cứ 4 giờ 1 lần,
nhưng có thể thay đổi từ 5 - 20 mg.
Tiêm tĩnh mạch: Liều khởi đầu 10 - 15 mg, tiêm tĩnh mạch chậm. Truyền tĩnh mạch
liên tục tùy theo trạng thái người bệnh, thông thường 60 - 80 mg/24 giờ.
Tiêm ngoài màng cứng (loại dung dịch không có chất bảo quản) để giảm đau vùng rễ
lưng và đám rối thần kinh ngoài màng cứng. Ðặc biệt hay dùng trong phẫu thuật và
trong sản khoa (đau sau phẫu thuật và đau sau chấn thương).
Ðau cấp tính và đau mạn tính: 0,05 - 0,10 mg/kg (2 - 4 mg cho đến 5 mg). Nếu cần,
có thể dùng lặp lại liều 2 - 4 mg khi tác dụng giảm đau của liều đầu tiên không còn.
Thường sau 6 - 24 giờ.
Morphin tiêm ngoài màng cứng 10 mg/ml chỉ dùng cho người ung thư đã điều trị
kéo dài nên quen thuốc.
Tiêm trong màng cứng (loại dung dịch không có chất bảo quản) chỉ để giảm đau trực
tiếp trên trung ương (tác dụng trực tiếp trên não và tủy).
Ðau cấp tính: 0,02 - 0,03 mg/kg/ngày.
Ðau mạn tính: 0,015 - 0,15 mg/kg/ngày. Liều có thể gấp 10 lần tùy theo tình trạng
người bệnh.
Trẻ em trên 30 tháng tuổi:
Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp: 0,1 - 0,2 mg/kg/1 liều. Tối đa 15 mg; có thể tiêm lặp lại cách
nhau 4 giờ. Tiêm tĩnh mạch: Liều bằng 1/2 liều tiêm bắp.
Người cao tuổi:
Giảm liều khởi đầu.
8. Dolargan
TD: Sau khi uống 15 phút Pethidin đã có tác dụng giảm đau mặc dù không mạnh
bằng morphin ( kém 7-10 lần). Ít gây nôn, không gây táo bón, không giảm ho,
Pethidin cũng gây an thần, làm dịu và ức chế hô hấp như morphin.
Pethidin làm giảm huyết áp, nhất là ở tư thế đứng, do làm giảm sức cản ngoại vi và
làm giảm hoạt động của hệ giao cảm. Khi dùng qua đường tĩnh mạch, Pethidin làm
tăng lưu lượng tim, làm tim đập nhanh, do đó có thể gây nguy hiểm cho người bị bệnh
tim.
Ở đường mật thuốc làm co thắt cơ oddi, vì vậy khi đau đường mật phải dùng thêm
atropin
TDKMM: Pethidin ít độc hơn morphin
Thường gặp: Buồn nôn, nôn, khô miệng
Hiếm gặp: các tác dụng không mong muốn trên thần kinh trung ương như buồn ngủ,
suy hô hấp, ngất
CĐ: giảm dâu, tiềm mê.

Chống chỉ định


Suy hô hấp.
Triệu chứng đau bụng cấp không rõ nguyên nhân.
Suy gan nặng.
Chấn thương não hoặc tăng áp lực nội sọ.
Trạng thái co giật.
Nhiễm độc rượu cấp hoặc mê sảng rượu cấp.
Trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
Ðang dùng các chất ức chế monoaminoxidase (IMAO).
LD và CD: uống hoặc đặt hậu môn 0.05g mỗi lần, ngày dùng 2-3 lần
Tiêm bắp 1ml dung dịch 1%, liều tối đa: 0.05g mỗi lần, 0.15g trong 24h.
9.Fentanyl
TD: giảm đau mạnh gấp 100 lần morphin, tác dụng nhanh ( khoảng 3-5 phút sau khi
tiêm tĩnh mạch) và kéo dài từ 1-2 giờ.
TDKMM: Khoảng 45% trường hợp điều trị với fentanyl có thể xuất hiện tác dụng
không mong muốn
- Toàn thân: chóng mặt, ngủ lơ mơ, lú lẫn, ảo giác, ra mồ hôi, đỏ bừng mặt, sảng
khoái.
- Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, táo bón, co thắt túi mật, khô miệng.
- Tuần hoàn: chậm nhịp tim, hạ huyết áp thoáng qua, đánh trống ngực, loạn nhịp.
- Hô hấp: thở nhanh, suy hô hấp, ngạt thở.
- Cơ xương: co cứng cơ bao gồm cơ lồng ngực, giật rung.
- Mắt: co đồng tử.
CĐ: Giảm đau trong phẫu thuật. Phối hợp với droperidol để giảm đau, an thần.
Phối hợp trong gây mê.
CCĐ: Các trường hợp đau nhẹ( có thể dùng các thuốc giảm đau khác như
paracetamol). Nhược cơ. Thận trọng trong các trường hợp: bệnh phổi mạn tính, chấn
thương sọ não và tăng áp lực sọ não, bệnh tim, trầm cảm, phụ nữ có thai.
Fentanyl được chỉ định đối với phụ nữ cho con bú, mặc dù thuốc có mặt ở trong sữa
mẹ nhưng với liều điều trị fentanyl không ảnh hưởng đến trẻ đang bú.
LD và CD:
- Dùng cho tiền mê: 50-100 µg, có thể tiêm bắp từ 30 phút đến 60 phút trước khi
gây mê.
- Giảm đau trong phẫu thuật: 0.07-1.4µg/kg thể trọng, nhắc lại trong 1-2h nếu
cần.
10.Aspirin
TD: Thuốc Aspirin hay còn được biết đến với tên gọi acid acetylsalicylic. Đây là loại
thuốc giảm đau, hạ nhiệt đồng thời có khả năng chống viêm. Cùng như các thuốc
chống viêm không sterioid khác, Aspirin cũng hoạt động bằng cách ức chế enzym
COX (cyclooxygenase). Từ đó, dẫn đến ức chế tổng hợp các chất hóa học gây viêm,
đau như prostaglandin, thromboxan và các sản phẩm chuyển hóa khác.
TDKMM: Ở một số trường hợp, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ của
thuốc Aspirin như sau:

 Khó thở.
 Sốc phản vệ
 Co thắt phế quản.
 Mất ngủ, bồn chồn, cáu gắt.
 Phát ban, nổi mày đay trên da.
 Tình trạng thiếu máu tan máu.
 Tác động lên thành kinh trung ương gây mệt mỏi.
 Buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày – ruột.
 Thuốc có tác động lên hệ thần kinh – cơ và xương: gây yếu cơ.
 Tình trạng thiếu sắt có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc.
 Người bệnh có thể chảy máu trong, thời gian chảy máu kéo dài, giảm bạch cầu, giảm
tiểu cầu, thiếu máu.
 Gây độc hại trên gan và suy giảm chức năng thận.
CĐ:Thuốc Aspirin được dùng trong những trường hợp như sau:
 Giảm các cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình, đồng thời giúp giảm sốt.
 Chứng viêm cấp và mạn tính như: Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu
niên, viêm (thoái hóa) xương khớp và viêm đốt sống dạng thấp.
 Chống kết tập tiểu cầu mà Aspirin được sử dụng trong một số bệnh lý tim mạch như:
Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, cònn được dùng dự phòng biến chứng tim
mạch ở bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao.
 Điều trị và dự phòng một số bệnh lý mạch não như đột quỵ.
 Chống viêm, hạ sốt và chống huyết khối đối với hội chứng Kawasaki.

CCĐ:
Dị ứng với Aspirin hoặc dị ứng với bất kì các thành phần nào có trong thuốc.

Có triệu chứng hen, bị viêm mũi hoặc nổi mày đay khi dùng Aspirin. Hoặc những các
thuốc chống viêm không steroid khác trước đây.

Từng mắc bệnh hen khi dùng thuốc sẽ tăng nguy cơ gây ra các cơn hen.

Mắc bệnh ưa chảy máu, bị giảm tiểu cầu, loét dạ dày hoặc tá tràng đang hoạt động.
Hoặc người bệnh mắc suy tim mức độ từ vừa đến nặng, bị suy gan/ thận.

1. Cách dùng thuốc Aspirin


Dùng thuốc theo đường uống.

Nên uống thuốc sau bữa ăn (uống lúc bụng no) để giảm thiểu gây nguy cơ loét đường
tiêu hóa.

2. Liều dùng thuốc Aspirin


Tùy theo từng đối tượng, lứa tuổi cũng như tình trạng bệnh mà liều dùng thuốc khác
nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, liều trình bày dưới đây chỉ mang tính chất tham
khảo. Do đó, không tự ý dùng mà phải tuân thủ chính xác liều lượng mà bác sĩ kê đơn.

Người lớn
Giảm đau, hạ sốt: Uống 300 – 900 mg. Lặp lại liều sau mỗi 4 – 6 giờ nếu cần. Liều tối
đa: 4 g/ngày.

Chống viêm (viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp):

 Viêm cấp: Có thể dùng liều 4 – 8 g/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ.
 Viêm mạn tính: Liều đến 5,4 g/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ là đủ hiệu lực điều trị.

Ức chế kết tập tiểu cầu: Dự phòng dài hạn biến chứng tim mạch trên bệnh nhân nguy
cơ cao, dùng liều 75 – 150 mg/ngày.

Trong trường hợp cấp tính, cần sử dụng ngay trong phác đồ trị liệu ban đầu như: Nhồi
máu cơ tim, nhồi máu não, cơn đau thắt ngực không ổn định, dùng liều nạp 150 – 300
mg.

Trẻ em
Chống viêm khớp dạng thấp thiếu niên:

 Trẻ < 25 kg: Ban đầu dùng liều 60 – 130 mg/kg/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ (5 – 6
lần).
 Trẻ ≥ 25 kg: Có thể bắt đầu bằng liều 2,4 – 3,6 g/ngày. Liều duy trì thường dùng là 80
-100 mg/kg/ngày, một số trẻ có thể cần đến liều 130 mg/kg/ngày. Tuy nhiên, do nguy
cơ độc tính, trẻ >25 kg không nên dùng liều quá 100 mg/kg/ngày.

Mắc bệnh Kawasaki:

 Giai đoạn đầu có sốt: Liều trung bình 100 mg/kg/ngày (80 – 120 mg/kg/ngày). Chia
làm 4 lần x 14 ngày hoặc cho tới khi hết viêm. Cần hiệu chỉnh và duy trì nồng độ 20 –
30 mg/ 100 ml huyết tương (phác đồ điều trị ở Mỹ). Tuy nhiên, theo phác đồ của Anh:
Trẻ > 1 tháng tuổi: liều ban đầu <30 – 50 mg/kg/ngày chia làm 4 lần. Trẻ sơ sinh:
dùng liều 32 mg/kg/ngày chia làm 4 lần.
 Giai đoạn dưỡng bệnh: Uống 3 – 5 mg/kg/ngày/ lần.

Nếu không có bất thường ở động mạch vành thì thường phải tiếp tục điều trị tối thiểu
trong 8 tuần. Nếu có bất thường tại động mạch vành, phải tiếp tục điều trị ít nhất 1
năm. Kể cả khi bất thường đó đã thoái lui. Nếu bất thường tồn tại dai dẳng, thì phải
điều trị lâu hơn nữa.
Cần lưu ý rằng, trẻ em nên hạn chế dùng thuốc Aspirin vì nguy cơ mắc hội chứng
Reye.

You might also like