You are on page 1of 3

A.

2 công cụ đánh giá đau trong ICU với bệnh nhân không giao tiếp được:
- CPOT
- BPS
- Chú ý khi sử dụng 2 bảng điểm này: Quan sát bệnh nhân lúc nghỉ ngơi trong 1 phút, ghi nhận dấu chứng
cao nhất trong suốt lần quan sát
- Mục tiêu điểm: CPOT 0-1, BPS 3

B. Nguyên tắc ngăn ngừa đau trong ICU


- Cho thuốc giảm đau trước khi gây đau ( rút sonde, làm catheter…)
- Dùng giảm đau trước an thần.
- Nhận ra các hoạt động nào gây đau: Xoay trở sau lâu ngày bất động > Rút dẫn lưu ngực > Rút dẫn lưu vết
thương > Đặt Catheter ĐM > CS vết thương> Hút NKQ > ……

C. 4 khoang trong cơ thể: Khoang sọ não, khoang ngực, khoang bụng, khoang chi. Khi có trên 2 khoang tăng áp
lực thì gọi là “ Hội chứng chèn ép đa khoang”

D. Sử dụng Fentanyl:
- Fentanyl truyền tĩnh mạch liều 25 – 50 mcg/ giờ.
- Fentanyl bolus 12,5 mcg/ 5 phút cho đau nhẹ (BPS: 3 – 4, CPOT:2 – 3)
- Fentanyl bolus 25 mcg/ 5 phút cho đau vừa (BPS: 5-6, CPOT: 4-6)
- Fentanyl bolus 50 mcg/ 5 phút cho đau nặng (BPS: 7-12, CPOT: 6-8)
- Bolus lặp lại cho đến khi đạt được hiểu quả kiểm soát đau.
- Nếu phải bolus > 2 lần, thì tăng 12,5 – 25 mg/giờ mỗi giờ.
- Liều tối đa : 100 – 200mcg/giờ.
- Chú ý triệu chứng phụ: Nhịp nhanh

E. Kích động:
- Đánh giá mức độ an thần, kích động theo thang điểm RASS
1. Quan sát bệnh nhân:
 Bệnh nhân tỉnh, bức rức, hay kích động . ( điểm đánh giá từ 0 - +4 )
2. Nếu không tỉnh, gọi tên bệnh nhân, yêu cầu mở mắt nhìn người gọi:
 Bệnh nhân thức, mở mắt và duy trì, ánh mắt có tiếp xúc. ( điểm –1)
 Bệnh nhân mở mắt và có tiếp xúc, nhưng không duy trì. ( điểm –2)
 Bệnh nhân có bất cứ của động nào nhưng không mở mắt. ( điểm –3)
3. Khi không đáp ứng với âm thanh, kích thích vật lý bệnh nhân bằng cách vỗ mạnh lên vai hay day
xương ức:
 Bênh nhân có bất cứ cử động nào với kích thích. ( điểm –4)
 Bệnh nhân không có bất cứ cử động nào. ( điểm –5)
4. Mục tiêu RASS: -1 => +1
- Khuyến cáo an thần/ICU
1. Ưu tiên số 1: Propofon
 Bắt đầu truyền propofol 5 – 10 mcg/kg/phút.
 Bolus 0,03 – 0,15 mg/kg ( liều tối đa bolus 10 – 20 mg ) để kiểm soát kích động.
 Điều chỉnh propofol 5 – 10 mcg/kg/phút mỗi 5 phút cho đến khi kiểm soát được an thần mục
tiêu.
 Liều tối đa 60 mcg/kg/phút.
 Giảm 1⁄2 liều nếu như huyết áp < 90/60 mmHg.( Chưa cần dừng lại ngay)
 Bệnh nhân an thần quá mức: Giảm 10 mcg/kg/phút mỗi 10 phút cho đếm khi đạt được mục tiêu
an thần.
 Nên đi đường riêng và tính năng lượng dinh dưỡng lipid
2. Ưu tiên số 2: Midazolam
• Liều khởi đầu 1 – 3 mg/giờ.
• Bolus ( liều như trên ) để kiểm soát nhanh kích động.
• Nếu bệnh nhân cần bolus > 2 liều, tăng 1 – 2 mg/ giờ mỗi giờ.
• Liều tối đa : 10mg/giờ.
• An thần quá mức: giảm 1⁄2 - 1/3 liều trước đó
• Kiểm soát kích động nhanh:
• Midazolam bolus 1 – 2 mg mỗi 10phút để kiểm soát kích động nhẹ ( RASS +1 đến +2)
• Midazolam bolus 2 - 5mg mỗi 10phút để kiểm soát kích động dữ dội (RASS +3 đến + 4 ).

F. Sảng:
- Được coi là dấu hiệu sinh tồn thứ 6, là tiền triệu của 1 nguyên nhân nào đó mà nếu bỏ qua sẽ làm ân hận
cho bác sĩ điều trị.
- Phân loại sảng:
a. Bệnh nhân sảng kèm theo triệu chứng kích động, hung hăng.
b. Bệnh nhân sảng kèm theo triệu chứng thờ ơ, không tiếp xúc hay ít tiếp xúc với môi trường
xung quanh
c. Bệnh nhân có triệu chứng sảng với trạng thái dao động khi thì kích động khi thì thờ ơ vô
cảm.
- Nguyên nhân sảng: Tình trạng nhiễm trùng nặng lên, thiếu máu, thiếu nước, rối loạn chuyển hóa ( hạ,
tăng đường huyết, suy thượng thận..), thuốc, tai biến tim- não, giảm oxy máu, thiếu hụt vitamin….
- Điều trị:
1. Không dùng thuốc
Các yếu tố tổng quát:
 Cung cấp lại khả năng nghe nhìn cho bệnh nhân: máy trợ thính, kính mắt.
 Tăng cường giao tiếp nhân viên y tế cũng như thân nhân bệnh nhân với bệnh nhân
 Giúp bệnh nhân nhận biết ngày giờ, không gian xung quanh.
 Phải hạn chế tiếng ồn.
 Điều chỉnh rối loạn giấc ngủ.
 Vận động sớm ngay khi có thể.
 Điều chỉnh lại các rối loạn chuyển hóa.
 Chẩn đoán và điều trị sớm nhiễm trùng.
 Đạt được và duy trì tốt việc cung cấp đầy đủ oxi.
 Đánh giá và giảm đau tốt.
 Rút các đường truyền và các ống thông sớm khi không cần thiết
 sớm nhất có thể.
 Không cố định hay cách ly bệnh nhân khi thật không cần thiết.
 Tránh sử dụng thuốc gây Sảng ngay khi có thể.
2. Dùng thuốc:
 Sảng tăng động – Hyperactive delirium.
- 1st Line: Quetiapine + Haloperidol ( PRN).
- 2nd Line: Olanzapine
- Thêm vào hay chuyển sang: Clonidine, Propofol liều thấp, Benzodiazepine.
 Sảng giảm động – Hypoactive delirium.
- 1st Line: Risperidone.
- 2nd Line: Haloperidol ( chỉ sử dụng liều thấp )
- Có thể xem xét Methylphenidate nếu không có đáp ứng.
 Do các Benzodiazepine: bắt đầu lại với benzodiazepine và sau đó điều chỉnh liều từ vài ngày đến
vài tuần với liều thấp nhất có hiệu quả. Lorazepam là thuốc thích hợp.
 Do các Opioid: Bắt đầu lại với opioid và sau đó điều chỉnh liều từ vài ngày đến vài tuần với liều
thấp nhất có hiệu quả. Methadone là thuốc thích hợp.
 Do rượu: sử dụng benzodiazepine và sau đó điều chỉnh liều từ vài ngày với liều thấp nhất có hiệu
quả.
3. Các thuốc điều trị sảng có tác dụng phụ kéo dài khoảng QT, vì vậy cần thiết làm điện tim trước dùng
thuốc.

G. Trả lời câu hỏi


- BN sử dụng Fen+ Mida nguy cơ sảng tăng cao, nên tách riêng.
- An thần cho bệnh nhân CTSN: RASS -4 đến -5, kiểm soát bằng điện não.

You might also like