You are on page 1of 25

BÁO CÁO THỰC HÀNH

DƯỢC LÂM SÀNG


TÌNH HUỐNG SỐ 4

Thành viên nhóm 10


• Nguyễn Mai Hương- tổ 1
• Phạm Thị Thảo- tổ 1
• Nguyễn Hương Giang- tổ 2
• Bùi Diễm Quỳnh- tổ 2
Phân tích ca lâm sàng
I. Phát hiện " vấn đề" trên bệnh nhân

II. Đánh giá bệnh nhân

III. Phân tích việc sử dụng thuốc trên


bệnh nhân
I. Phát hiện "vấn đề" trên
bệnh nhân

Bệnh nhân vào viện với lý do:


Đau nhiều ở đầu gối, đi lại khó khăn

=> Bác sĩ chuẩn đoán: BN bị viêm khớp gối


II. Đánh giá bệnh nhân
• Giới tính: Nữ
• Tuổi: 70
• Tiền sử bệnh: Hen phế quản mãn tính và suy tim
• Tiền sử dùng thuốc:

• Furosemid 40mg 1 viên / ngày, uống vào buổi sáng


• Ramipril 5mg 1 viên / ngày, uống vào buổi sáng
• Prednisolone 5mg 1 viên / ngày, uống vào buổi sáng
• Salbutamol 100 mcg (hít) xịt 2-4 liều/ ngày khi cần
• Salmeterol 50mcg (hít) xịt liều/lần x 2 lần/ ngày

• Sau khi vào viện: Naproxen 550mg, 1 viên/lần x 2 lần/ ngày


• Tình trạng đặc biệt: Người cao tuổi
• Mức độ bệnh, mức độ nguy cơ: Chưa rõ
III. Phân tích việc sử dụng thuốc trên bệnh nhân

1. Phân tích việc lựa chọn thuốc


2. Phân tích liều lượng, cách dùng
3. Phân tích tương tác thuốc -
Tương kỵ
4. Phân tích phản ứng có hại của
thuốc
5. Giám sát điều trị
1. Phân tích lựa chọn thuốc
Salbutamol: thuốc SABA tác dụng
nhanh, dùng trong cắt cơn hen cấp

Prednisolon: corticosteroid được sử


Hen mạn dụng để giảm viêm

Salmeterol: thuốc nhóm LABA có tác


dụng chậm dùng trong duy trì và kiểm
soát hen
Salbutamol dùng trong trường hợp
Hen mạn cắt cơn hen cấp

Prednisolon Salmeterol
Làm tăng hiệu quả
kiểm soát hen mạn tính

Phù hợp với tình trạng của BN


và phác đồ điều trị của BYT 2021
Suy tim
Ramipril: thuốc ức chế men chuyển (ACE-I): ức chế men
xúc tác chuyển Angiotensin I => Angiotensin II làm giảm
nồng độ Angiotensin II gây giãn mạch làm giảm gánh nặng
cho tim
Furosemid: thuốc lợi tiểu tác dụng lên quai Henle: Tăng thải
muối nước, giúp giảm triệu chứng ứ huyết do suy tim

Phù hợp với mục tiêu điều trị cải thiện triệu
chứng và cải thiện huyết động học, điều chỉnh
huyết áp ổn định, giảm tỷ lệ nhập viện, cải thiện
thời gian sống và chất lượng cuộc sống
Naproxen: thuốc thuộc nhóm NSAIDS
thuốc ức chế lên cả 2 loại cyclooxygenase 1 và 2
Viêm khớp (COX1 và COX2) với mức độ ức chế ưu tiên lên
COX2 mạnh hơn COX1
Tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm và ức
chế tiểu cầu kết dính
Giảm nhanh cơn đau nhức, sưng tấy, chống
viêm và duy trì khả năng vận động tại các khớp
Làm chậm hoặc ngừng quá trình tiến triển của
bệnh, ngăn bệnh trở lên nặng hơn.

Phù hợp với phác đồ điều trị của BYT 2014


Liều thông thường 20 - 80 mg, 1 lần /ngày vào
buổi sáng. Nếu không đáp ứng, cho liều tăng
thêm 20 - 40 mg mỗi lần, cách nhau 6 - 8 giờ
BN dùng liều 1 viên 40mg/ngày,uống sáng
2. Phân tích Liều dùng là phù hợp

liều lượng, Liều thường dùng 2,5 - 5 mg, ngày một lần.
liều dùng Liều tối đa 10 mg, ngày một lần
BN uống 1 viên 5mg/ngày, uống sáng
Liều dùng là phù hợp

Liều thông thường naproxen: 250 - 500


mg, ngày uống 2 lần, sáng và chiều
BN uống 1 viên 550mg/lần x 2 lần/ngày
Liều dùng là phù hợp
Liều duy trì
5- 60 mg uống một lần một ngày hoặc cách ngày
BN dùng 1 viên 5mg/ngày,uống sáng
Liều dùng là phù hợp

Liều
100mcg/liều, có thể tăng lên 200mcg nếu cần thiết
BN dùng thuốc 100mcg xịt 2-4 liều/ngày khi cần
Liều dùng phù hợp

Liều 50 mcg/1 lần hít, uống hai lần một ngày,


cách nhau khoảng 12 giờ
BN dùng thuốc 50mcg xịt/ lần x 2 lần/ngày
Liều dùng phù hợp
3. Phân tích tương tác thuốc - Tương kỵ
• Tương tác số 1: Furosemid + Naproxen
Mức độ: Nghiêm trọng
Cơ chế: tương tác dược lực học. Furosemid làm giãn mạch
thận, tăng lưu lượng máu qua thận, tăng độ lọc cầu thận. Còn
NSAIDS ức chế cả COX1 và COX2, làm giảm tổng hợp
prostaglandin. Mà Prostaglandin làm giãn mạch máu. Do
lượng prostaglandin bị giảm sút nên lượng máu đi đến thận
cũng giảm theo
Hậu quả: giảm TD của thuốc lợi
tiểu, hoạt động thận kém hiệu quả.
• Tương tác số 2 : Naproxen + Prednisolone :
Mức độ: Nghiêm trọng
Cơ chế: tương tác dược lực học. Cả 2 thuốc đều làm
giảm tổng hợp prostaglandin do ức chế enzyme
cyclooxygenase, mà Prostaglandin có tác dụng bảo vệ
niêm mạc dạ dày tá tràng

Hậu quả: có thể làm tăng nguy cơ


loét hoặc chảy máu đường tiêu hóa.
Chống chỉ định của
Naproxen:
Người có tiền sử mẫn cảm với
naproxen và các thuốc chống
viêm không steroid khác, những
người có tiền sử viêm mũi dị ứng,
hen phế quản, nổi mày đay sau
khi dùng aspirin, đặc biệt người
đã có dị ứng với aspirin.

Theo DTQGVN 2018- trang 1025


Thay thế thuốc
• Naproxen tương tác với Furosemid ở mức độ nghiêm trọng
• Naproxen tương tác với Prednisolone ở mức độ nghiêm trọng
• Việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có liên
quan đến việc tăng nguy cơ các biến cố tim mạch có hại. Đối với
hầu hết bệnh nhân đã mắc bệnh tim mạch nên sử dụng các
thuốc giảm đau thay thế (ví dụ: NSAID tại chỗ, acetaminophen
hoặc capsaicin tại chỗ , tùy thuộc vào tình trạng đang được điều
trị) bất cứ khi nào có thể
• Chống chỉ định Naproxen với BN có tiền sử mắc hen phế quản

Naproxen Capsaicin
Capsaicin
• Loại thuốc: Thuốc giảm đau, dùng ngoài
• Capsaicin là hoạt chất chiết từ quả chín khô của một số loài ớt
(Capsicum spp.), thuộc họ Cà (Solanaceae).
• Cơ chế: Tác dụng giảm đau của capsaicin là do thuốc làm cạn
kiệt chất P của các sợi thần kinh cảm giác typ C tại chỗ và mất
tính nhạy cảm của các thụ thể vaniloid đặc hiệu như TRPV1
• Liều dùng: Kem bôi da 0,025% .
Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn: Bôi một lớp thuốc mỏng vào nơi
cần tác dụng, 3 - 4 lần/ngày
• Chỉ định: Giảm đau tại chỗ do thoái hóa xương khớp, viêm
khớp dạng thấp, viêm khớp mãn tính
• Chống chỉ định: Có tiền sử mẫn cảm với capsaicin hoặc ớt.
Trẻ em dưới 2 tuổi.
• Thận trọng: Hiện chưa có các nghiên cứu thích hợp về
tác dụng của thuốc ở người cao tuổi, tuy nhiên chưa
phát hiện tác dụng bất lợi nào của thuốc liên quan đến
tuổi người bệnh.
4. Phân tích phản ứng có hại của thuốc
1. Furosemid 40mg
- Tác dụng không mong muốn chủ yếu xảy ra khi điều trị liều cao
-Thường gặp (ADR>1/100): hạ huyết áp thế đứng, giảm kali huyết,
giảm natri huyết, giảm magnesi huyết, giảm calci huyết, tăng acid
uric huyết, nhiễm kiềm do giảm clor huyết.
2. Ramipril 5mg
-Thường gặp, ADR > 1/100
• Thần kinh: Suy nhược, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức
đầu.
• Hô hấp: Ho khan, ho dai dẳng.
• Tiêu hóa: Rối loạn vị giác, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng.
3. Prednisolon 5mg
Những tác dụng không mong muốn thường xảy ra nhiều nhất khi
dùng prednisolon liều cao và dài ngày.
Thường gặp, ADR >1/100
• Thần kinh trung ương: Mất ngủ, thần kinh dễ bị kích động.
Tiêu hóa: Tăng ngon miệng, khó tiêu.
• Da: Rậm lông.
• Nội tiết và chuyển hóa: Ðái tháo đường.
• Thần kinh - cơ và xương: Ðau khớp.
• Mắt: Ðục thủy tinh thể, glôcôm.
• Hô hấp: Chảy máu cam.
4. Salmeterol
Thường gặp:
• Đau đầu
• Đau, run chi, đánh trống ngực
• Tăng huyết áp, phù, xanh xao
• Chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, sốt, mệt mỏi, đau nửa đầu.
• Ban, viêm da tiếp xúc, eczema, mày đay, viêm da ánh sáng.
• Kích ứng họng, buồn nôn, chán ăn, nhiễm Candida miệng - hầu, khô
miệng
• Co cứng cơ, thấp khớp, đau khớp, cứng cơ, dị cảm.
• Viêm kết mạc/viêm giác mạc.
• Nghẹt mũi, viêm phế quản/viêm khí quản, viêm hầu họng, ho, cúm,
nhiễm trùng đường hô hấp do virus, viêm xoang, viêm mũi, hen.
5. Salbutamol
Nói chung ít gặp ADR khi dùng các liều điều trị dạng khí
dung.
Thường gặp, ADR >1/100
• Tuần hoàn: Ðánh trống ngực, nhịp tim nhanh.
• Cơ - xương: Run đầu ngón tay.
6. Capsaicin
Thuốc không gây ADR toàn thân.
Thường gặp, ADR >1/100
• Tại chỗ: Cảm giác ngứa, nóng, rát, nhức nhối tại chỗ bôi thuốc.
• Da: Ban đỏ.
• Hô hấp: Ho
Nhận xét ADR:
• Các thuốc tránh dùng liều cao dài ngày do dễ
gây tác dụng phụ nguy hiểm. Bên cạnh đó các
ADR thường gặp như đau đầu, buồn nôn,
chướng bụng, khó tiêu => cần đề cập để bệnh
nhân nắm được.
• 3 thuốc là salbutamol, salmeterol và naproxen
đều có tác dụng phụ trên hệ tim mạch gây
đánh trống ngực => theo dõi chặt chẽ
5. Giám sát điều trị
Ngưng sử dụng thuốc và thông báo ngay với bác sĩ nếu gặp
các tác dụng không mong muốn kể trên

Theo dõi, kiểm tra khả năng viêm loét dạ dày do sử dụng
Prednisolon dùng lâu ngày

Hướng dẫn BN sử dụng Capsacin đúng cách.


Theo dõi, kiểm tra quá trình điều trị viêm khớp để
xem đáp ứng của BN với thuốc (1 tháng kiểm tra lại)
Tài liệu tham khảo
1. EMC
2. Dược thư quốc gia Việt Nam 2018
3. UpToDate
4. Micromedex
5. Drug.com
6. Medscape
7. Stockley’s Drug Interactions Pocket
Companion 2015
THANK YOU FOR WATCHING

You might also like