You are on page 1of 10

Thuốc thần kinh hệ beta

Thuốc isoprenalin

Dạng thuốc và hàm lượng

Isoprenalin hydroclorid:

Ống tiêm: 0,2 mg/1 ml

Chỉ định

Thuốc Isoprenaline được chỉ định trong các trường hợp:

 Điều trị rối loạn nhịp tim và ngừng tim: Isoprenaline được dùng để điều trị block tim,
các cơn Adams-Stokes, rối loạn nhịp thất thứ phát sau block nút nhĩ thất và quá mẫn
xoang động mạch cảnh, tình trạng nhịp chậm vĩnh viễn do blốc nhĩ-thất đang chờ xử
lý hoặc trong trường hợp chống chỉ định đặt máy tạo nhịp tim.

 Điều trị sốc: Sử dụng như liệu pháp bổ trợ để tạo ra kích thích tim và giãn mạch
trong điều trị sốc.

 Giảm co thắt phế quản xảy ra khi gây mê nhưng phải dùng hết sức thận trọng.

 Dùng để tăng tuần hoàn phổi, giảm huyết áp động mạch phổi và giảm sức cản tĩnh
mạch phổi trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn.

 Dùng để hỗ trợ chẩn đoán bệnh mạch vành (CAD) và các bất thường khác về tim (hỗ
trợ chẩn đoán phân loại hở van hai lá).

Dược lực học

Isoprenaline tác dụng trực tiếp lên thụ thể beta-adrenergic. Isoprenalin làm giãn phế quản, cơ
trơn dạ dày ruột và tử cung bằng cách kích thích thụ thể beta2-adrenergic. Thuốc cũng làm giãn
mạch ở tất cả các mạch máu. Ngoài ra, khi dùng đường tiêm hoặc hít, isoprenalin ức chế giải
phóng histamin do kháng nguyên gây ra, ức chế chất phản ứng chậm của phản vệ SRS-A, giảm
nhẹ co thắt phế quản, làm tăng dung tích sống của phổi, làm giảm thể tích cặn trong phổi và
làm các dịch tiết ở phổi dễ dàng thoát ra ngoài. Isoprenalin tác động lên các thụ thể beta1-
adrenergic ở tim, làm tăng tần số thông qua nút xoang nhĩ, tăng co bóp cơ tim.

Ở liều điều trị, thuốc ít hoặc không tác dụng lên thụ thể alpha-adrenergic. Tác dụng chủ yếu là
giãn cơ trơn; làm giãn phế quản thường dùng dạng hít, còn tác dụng làm tăng tần số tim chỉ
xuất hiện khi dùng thường xuyên. Trường hợp nhịp tim nhanh và run do isoprenalin gây khó
chịu cho người bệnh, nên giảm liều và dùng thêm ipratropium sẽ duy trì được giãn phế quản
kèm theo giảm tác dụng phụ.

Isoprenalin kích thích thần kinh trung ương nhưng hiếm gặp ở liều điều trị. Isoprenalin làm tăng
thủy phân glycogen ở gan đồng thời tăng tiết insulin, do đó ít làm tăng glucose huyết.

Dược động học

Hấp thu

Tác dụng của thuốc tồn tại vài phút sau khi tiêm tĩnh mạch.

Phân bố

Isoprenaline hầu như không vượt qua hàng rào máu não. Hiện chưa rõ thuốc có phân bố trong
sữa không.

Chuyển hóa

Thuốc chuyển hóa chủ yếu ở gan, phổi và các mô khác, nhờ enzym catecholamin-O-
methyltransferase.

Thải trừ

Ở người lớn bị hen, 75% isoprenaline bài tiết qua nước tiểu sau 15 giờ, khi tiêm tĩnh mạch cả
liều và sau 22 giờ, khi truyền tĩnh mạch 30 phút.

Còn ở trẻ em mắc bệnh nặng, sau khi tiêm tĩnh mạch, 40 - 50% liều dùng bài xuất qua nước tiểu
nguyên dạng và phần còn lại dưới dạng 3-O-methylisoproterenol.

Ở người lớn, trong vòng 48 giờ sau khi uống hoặc hít, 50 - 80% liều bài tiết qua nước tiểu dưới
dạng liên hợp isoprenalin sulfat, khoảng 5 - 15% ở nguyên dạng và dưới 15% ở dạng 3-O-
methylisoproterenol liên hợp hoặc tự do.

Chống chỉ định

Không dùng thuốc Isoprenaline trong các trường hợp:

 Dị ứng với sulfit hoặc isoprenaline hoặc các amin tác dụng giống thần kinh giao cảm
khác hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc.

 Bệnh tim nặng.

 Các loại loạn nhịp nhanh.

 Cường giáp không kiểm soát; hội chứng cường giáp.


 Bệnh mạch vành cấp; tăng huyết áp nặng.

 Người bệnh dễ bị rung thất hoặc nhịp nhanh thất.

 Tiền sử bị loạn nhịp thất.

 Nhịp nhanh hoặc blốc nhĩ thất gây ra do ngộ độc glycosid trợ tim.

 Sử dụng đồng thời với adrenaline.

 Nhồi máu cơ tim.

 Cơn đau thắt ngực.

Liều lượng & cách dùng

Người lớn
Điều trị rối loạn nhịp tim và ngừng tim

Truyền IV

 Điều trị block tim, cơn Adams-Stokes hoặc ngừng tim: Liều khởi đầu 5 mcg/phút
(1,25 mL dung dịch pha loãng mỗi phút), điều chỉnh liều lượng dựa trên đáp ứng của
bệnh nhân (thường dao động từ 2–20 mcg/phút).

Tiêm IV

 Điều trị block tim, cơn Adams-Stokes hoặc ngừng tim: Liều khởi đầu 0,02 – 0,06 mg
(1 – 3 mL dung dịch đã pha loãng). Liều duy trì từ 0,01 – 0,2 mg (0,5 – 10 mL dung
dịch đã pha loãng).

 Để điều trị block tim hoàn toàn sau khi đóng lỗ thông liên thất: 0,04 – 0,06 mg.

Tiêm IM

 Liều khởi đầu 0,2 mg (1 mL thuốc tiêm 0,2 mg/mL bán sẵn trên thị trường không cần
pha loãng), các liều duy trì từ 0,02 – 1 mg.

Điều trị sốc

Truyền IV

 0,5 – 5 mcg/phút (0,25 – 2,5 mL/phút dung dịch đã pha loãng). Trong giai đoạn sốc
nặng, sử dụng tốc độ > 30 mcg/phút.

Tiêm IV
 Liều ban đầu từ 0,01 – 0,02 mg (0,5 – 1 mL dung dịch đã pha loãng); có thể lặp lại
liều nếu cần thiết.

Giảm co thắt phế quản

 Tiêm IV liều 0,01 – 0,02 mg, lặp lại khi cần thiết.

 Chẩn đoán CAD và các bất thường về tim khác

 Truyền IV với tốc độ 1 - 3 mcg/phút trong chẩn đoán CAD hoặc tổn thương hoặc với
tốc độ 4 mcg/phút để hỗ trợ chẩn đoán phân loại hở van hai lá.

Trẻ em
Điều trị rối loạn nhịp tim và ngừng tim

AHA khuyến nghị tốc độ ban đầu là 0,1 mcg/kg mỗi phút ở trẻ em và tốc độ tiếp theo thường
dao động từ 0,1 - 1 mcg/kg mỗi phút.

Để điều trị block tim hoàn toàn sau khi đóng lỗ thông liên thất, dùng liều tiêm tĩnh mạch 0,01 –
0,03 mg ở trẻ sơ sinh.

Tác dụng phụ

Thường gặp

Bồn chồn, lo lắng, đau đầu, chóng mặt, yếu cơ, buồn nôn, nôn, nhịp nhanh, đánh trống ngực,
đau vùng trước tim, đau kiểu đau thắt ngực, khó thở, tăng glucose huyết thanh, giảm kali huyết
thanh, da bừng đỏ, run, ra mồ hôi.

Ít gặp

Không có thông tin.

Hiếm gặp

Không có thông tin.

Lưu ý

Lưu ý chung

Người cao tuổi, đái tháo đường, bệnh thận, bệnh tim mạch (đặc biệt là thiểu năng mạch vành,
rối loạn nhịp tim và tăng huyết áp), cường giáp. Sử dụng thuốc quá nhiều và kéo dài sẽ giảm tác
dụng.
Isoprenaline chỉ được dùng trong phản vệ ở người bệnh được điều trị với thuốc chẹn beta.
Ngoài trường hợp đó ra, bao giờ cũng phải dùng adrenalin để điều trị phản vệ.

Cần theo dõi điện tâm đồ và giảm liều trong trường hợp tăng kích thích cơ tâm thất (ngoại tâm
thu đa hình, nhịp bùng phát lặp đi lặp lại hoặc nhịp nhanh thất).

Isoprenaline nên được sử dụng thận trọng cho bệnh nhân giảm thể tích.

Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân dưới tác dụng của digitalis.

Thận trọng trong các trường hợp rối loạn co giật.

Thận trọng khi dùng liều đủ để nhịp tim lớn hơn 130 nhịp/phút.

Thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân phản ứng với các amin giống giao cảm một cách
bất thường.

Lưu ý với phụ nữ có thai

Thuốc đã được dùng nhiều năm cho phụ nữ mang thai mà không gây hậu quả xấu rõ rệt. Vì vậy,
nếu cần thiết, có thể dùng thuốc cho phụ nữ mang thai khi không có thuốc thay thế an toàn
hơn.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Chưa có thông tin về sự bài tiết ra sữa. Khi dùng cho phụ nữ cho con bú cần thận trọng.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

Sử dụng isoprenaline không liên quan đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Quá liều

Quá liều và xử trí


Quá liều và độc tính

Triệu chứng: Run, buồn nôn, nôn, hạ huyết áp, nhức đầu, tăng tần số tim, kích thích hệ thần
kinh trung ương.
Cách xử lý khi quá liều Isoprenaline

Ngừng ngay thuốc, hỗ trợ các chức năng sống cho đến khi người bệnh ổn định. Thuốc chẹn
beta-adrenergic có thể làm giảm tác dụng độc và phải theo dõi sát tần số tim.

Truyềnhuyết tương hoặc máu toàn phần nếu cần thiết.

Thẩm phân máu không có tác dụng trong trường hợp này.
Thuốc salbutamol
Công dụng

Điều trị triệu chứng cơn hen cấp tính.


Điều trị triệu chứng đợt kịch phát trong bệnh hen hoặc bệnh phế quản mạn tính tắc nghẽn còn
phục hồi được.
Dự phòng cơn hen do gắng sức.
Thăm dò chức năng hô hấp để kiểm tra tính phục hồi của tắc phế quản.
Liều dùng

Liều lượng:
Khí dung định liều hít qua miệng:
Liều lượng sau đây được tính theo salbutamol, 1,2 mg salbutamol sunfat tương đương với 1 mg
salbutamol.
Điều trị cơn hen cấp (cơn co thắt phế quản): Ngay khi có triệu chứng đầu tiên, dùng bình xịt khí
dung chứa hỗn dịch salbutamol 100 microgam/liều (dưới dạng salbutamol sulfat 120
microgam/ liều) hoặc chứa salbutamol 90 microgam/liều (dưới dạng bột salbutamol sulfat 110
microgam/liều) cho người bệnh hít 1 đến 2 lần hít. Liều này thường đủ; nếu các triệu chứng
không hết, có thể vài phút sau cho hít lại, cho tới 4 lần/ngày.
Dự phòng cơn co thắt phế quản do gắng sức: Cho 2 xịt 15 - 30 phút trước khi gắng sức.
Hít qua phun sương: Liều ban đầu đối với người lớn và trẻ em 2 - 12 tuổi cân nặng ít nhất 15 kg
là 2,5 mg, 3 hoặc 4 lần/ngày. Trẻ em 2 - 12 tuổi có thể dùng liều ban đầu thấp hơn, như 0,63 mg
hoặc 1,25 mg, 3 hoặc 4 lần/ngày. Nhà sản xuất không khuyến cáo dùng nhiều lần hoặc dùng liều
cao. Đối với trẻ em 2 đến 12 tuổi cân nặng dưới 15 kg mà cần liều salbutamol dưới 2,5 mg, phải
dùng dung dịch hít salbutamol 0,5% để chuẩn bị liều thích hợp. Có thể dùng chế phẩm trẻ em
dùng liều đơn chứa 0,63 mg hoặc 1,25 mg salbutamol cho mỗi 3 ml.
Liều thông thường ban đầu của dung dịch salbutamol hít liều đơn qua phun sương để điều trị
triệu chứng đợt cấp co thắt phế quản ở người lớn và thiếu niên từ 12 tuổi trở lên là 2,5 mg, 3
hoặc 4 lần/ngày. Ở người bệnh dùng salbutamol phun sương, tốc độ lưu lượng máy phun phải
được điều chỉnh để salbutamol được cung cấp trong một thời gian khoảng 5 - 15 phút. Nhà sản
xuất không khuyến cáo dùng liều cao hơn 2,5 mg hoặc dùng nhiều hơn 4 lần/ngày. Lúc đó phải
đi khám bệnh ngay.
Uống: (thường ưa dùng đường hít hơn):
Người lớn > 18 tuổi: 4 mg (người cao tuổi và người nhạy cảm với thuốc, 2 mg) ngày uống 3 - 4
lần; tối đa một liều 8 mg (nhưng không chắc đã thêm hiệu quả hoặc dung nạp được).
Trẻ em 1 tháng - 2 năm tuổi: 100 microgam/kg (tối đa 2 mg), ngày 3 - 4 lần.
Trẻ em 2 - 6 tuổi: 1 - 2 mg/lần, ngày 3 - 4 lần.
Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: 2 mg/lần, ngày 3 - 4 lần.
Trẻ từ 12 - 18 tuổi: 2 - 4 mg/lần, ngày 3 - 4 lần.
Tiêm: Salbutamol tiêm thường thực hiện ở bệnh viện và không khuyến cáo dùng cho trẻ em.
Người lớn: Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, 500 microgam, tiêm lặp lại cách nhau 4 giờ khi cần.
Tiêm tĩnh mạch chậm 250 microgam trong 5 phút (pha loãng tới nồng độ 50 microgam/ml), lặp
lại nếu cần. Người lớn: 250 microgam, truyền tĩnh mạch dung dịch 5 mg/500 ml (10
microgam/ml) với tốc độ 3 - 5 microgam/phút, phụ thuộc vào từng bệnh, lặp lại nếu cần. Trẻ 1
tháng - 2 tuổi, 5 microgam/kg một liều đơn. Trẻ từ 2 – 18 tuổi, 15 microgam/kg (tối đa 250
microgam) một liều đơn.
Truyền tĩnh mạch liên tục:
Người lớn: 250 microgam, truyền tĩnh mạch dung dịch 5 mg/500 ml (10 microgam/ml) với tốc
độ 3 - 20 microgam/phút, phụ thuộc vào từng người bệnh, lặp lại nếu cần.
Trẻ em từ 1 tháng - 18 tuổi: 1 - 2 microgam/kg/phút, điều chỉnh liều tuỳ theo đáp ứng và tần số
tim, cho tới tối đa 5 microgam/kg/phút. Nếu liều cao hơn 2 microgam/kg/phút, phải thực hiện
ở phòng điều trị tăng cường.
Không sử dụng trong trường hợp sau

Dị ứng với một trong các thành phần của thuốc.


Chống chỉ định dùng salbutamol phối hợp cố định với ipratropium bromid cho người có tiền sử
mẫn cảm với lecithin đậu nành hoặc thực phẩm có liên quan đến đậu nành, đậu phộng.
Điều trị dọa sẩy thai trong 3 - 6 tháng đầu mang thai.
Tác dụng không mong muốn

Nói chung ít gặp ADR khi dùng các liều điều trị dạng khí dung.
Thường gặp, ADR >1/100
Tuần hoàn: Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh.
Cơ - xương: Run đầu ngón tay.
Hiếm gặp, ADR <1/1 000
Hô hấp: Co thắt phế quản, khô miệng, họng bị kích thích, ho và khản tiếng.
Chuyển hóa: Hạ kali huyết.
Cơ - xương: Chuột rút.
Thần kinh: Dễ bị kích thích, nhức đầu.
Phản ứng quá mẫn: Phù, nổi mày đay, hạ huyết áp, trụy mạch.
Salbutamol dùng theo đường uống hoặc tiêm có thể dễ gây run cơ, chủ yếu ở các đầu chi, hồi
hộp, nhịp xoang nhanh. Tác dụng này ít thấy ở trẻ em. Dùng liều cao có thể gây nhịp tim nhanh.
Cũng đã thấy có các rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn). Khi dùng khí dung, có thể gây co thắt phế
quản (phản ứng nghịch thường).
Tác dụng thuốc khác

Tương tác thuốc


Atomoxetin: Tăng nguy cơ tác dụng phụ tim mạch khi tiêm salbutamol cùng với atomoxetin.
Digoxin: Salbutamol có khả năng làm giảm nồng độ digoxin huyết tương.
Methyldopa: Tụt huyết áp cấp khi truyền salbutamol cùng với methyldopa.
Các thuốc khác: Acetazolamid, corticosteroid, thuốc lợi tiểu quai, thiazid, theophylin: Tăng nguy
cơ giảm kali huyết khi dùng liều cao thuốc giống thần kinh giao cảm beta2.
Phụ nữ có thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai


Salbutamol đã được chứng minh gây quái thai ở chuột khi tiêm dưới da với liều tương ứng gấp
14 lần liều khí dung ở người. Nhà sản xuất cho rằng chỉ nên dùng khi lợi nhiều hơn hại. Trong
thời gian đưa ra thị trường, một số dị dạng bẩm sinh gồm có hở hàm ếch hoặc khuyết tật ở các
chi đã được báo cáo ở con của người bệnh đã được điều trị bằng salbutamol nhưng mối liên
quan giữa dùng salbutamol và xuất hiện dị tật bẩm sinh chưa được xác định. Trong lâm sàng, đã
có một thời gian dài dùng salbutamol trong khi mang thai, để có thể kết luận tính vô hại của
salbutamol dùng khi mang thai. Như vậy, có thể dùng salbutamol hít hoặc tiêm khi mang thai.
Dùng salbutamol khi mang thai, nhịp tim thai và mẹ có thể nhanh, rất hãn hữu kéo dài khi sinh.
Glucose huyết rất hiếm bị rối loạn sau khi sinh. Khi dùng thuốc trước khi chuyển dạ, cần chú ý
đến tác dụng dãn mạch ngoại biên của các thuốc chủ vận beta2 và đờ tử cung.
Chưa có công trình nghiên cứu quy mô nào ở người mang thai. Tuy vậy, khi dùng cần thận
trọng.
Thời kỳ cho con bú
Các thuốc kích thích beta có bài tiết vào sữa mẹ, có thể làm đứa trẻ bú mẹ có tim đập nhanh và
tăng glucose huyết. Nên thận trọng khi dùng thuốc.
Dược động học

Hấp thu: Thay đổi tuỳ theo đường dùng:


Sau khi hít qua miệng, salbutamol hấp thu từ đường hô hấp trong vài giờ. Ở người hen dùng
dung dịch hít salbutamol sulfat, dưới 20% của một liều thuốc duy nhất được hấp thu khi cho
theo thở ngắt quãng áp lực dương (IPPB) hoặc phun sương; lượng còn lại của liều tìm thấy
trong bình phun sương, máy và không khí thở ra. Lượng thuốc cung cấp cho phổi phụ thuộc vào
các yếu tố của người bệnh, tia phun sương và áp lực phun. Đa số liều hít qua miệng được nuốt
và hấp thu qua đường tiêu hóa. Khi dùng một dung dịch salbutamol gắn phóng xạ nhỏ giọt trực
tiếp vào phế quản qua ống nội soi phế quản, salbutamol gắn phóng xạ đạt tối đa trong huyết
tương trong vòng 10 phút; tuy vậy, ở các nghiên cứu khác, sau khi hít salbutamol qua miệng,
nồng độ đỉnh salbutamol trong huyết tương đạt được trong vòng 2 - 5 giờ.
Sau khi cho một liều salbutamol 3 mg qua phun sương ở người lớn, nồng độ đỉnh salbutamol
trong huyết tương đạt được 2,1 nanogam/ml trong vòng 0,5 giờ. Khí đẩy tetrafluoroethan hấp
thu rất nhanh kèm theo thời gian đạt được nồng độ đỉnh rất ngắn. Trong một nghiên cứu về
sinh khả dụng của một liều đơn ở người lớn khoẻ mạnh dùng salbutamol có liều định lượng
hoặc khí dung hít salbutamol sulfat, kết quả cho thấy nồng độ tương tự salbutamol thấp trong
máu đối với hai chế phẩm.
Sau khi dùng một liều đơn dung dịch uống 4 mg salbutamol cho người lớn khoẻ mạnh, nồng độ
đỉnh trong huyết tương đạt được 18 nanogam/ml. Ở người khoẻ mạnh, nồng độ salbutamol ổn
định trong huyết tương đạt được trong vòng 2 ngày khi dùng viên nén thông thường hoặc viên
nén giải phóng chậm.
Salbutamol sulfat hấp thu nhanh và tốt sau khi uống. Sinh khả dụng khi uống viên salbutamol
sulfat giải phóng chậm bằng khoảng 80% sinh khả dụng của viên thường khi dùng liều đơn.
Thức ăn làm giảm tốc độ hấp thu viên salbutamol sulfat giải phóng chậm. Tuy viên giải phóng
chậm chưa được nghiên cứu ở trẻ em, ngoại suy từ dữ liệu nghiên cứu người lớn cũng cho thấy
sinh khả dụng của viên thường và viên giải phóng chậm tương tự khi ở trạng thái ổn định và
sinh khả dụng giảm khi dùng liều đơn. Nồng độ đỉnh salbutamol huyết tương đạt được trong
vòng 2,5 và 2 giờ sau khi dùng viên thường và dung dịch uống, đối với từng thứ. Nồng độ đỉnh
salbutamol huyết tương đạt được trong vòng 6 giờ sau khi dùng viên salbutamol giải phóng
chậm.
Salbutamol tiêm dưới da đạt nồng độ đỉnh hầu như tức thì, nhanh hơn uống. Sinh khả dụng
100%, 20 - 30% liều được chuyển hóa. Giãn phế quản bắt đầu trong vòng 5 - 15 phút sau khi hít
qua miệng salbutamol hoặc salbutamol sulfat qua khí dung có định liều hoặc qua một máy hít
đặc biệt qua miệng. Tác dụng tối đa trong 0,5 - 3 giờ và thường kéo dài từ 2 đến 5 giờ.
Giãn phế quản thường bắt đầu trong vòng 5 phút sau khi phun sương salbutamol, tác dụng tối
đa khoảng 1 - 2 giờ và thường kéo dài 3 - 4 giờ, đôi khi tới 6 giờ hoặc lâu hơn. Tác dụng giãn
phế quản nhanh được cho là do tác dụng tại chỗ của salbutamol.
Giãn phế quản bắt đầu trong vòng 30 phút sau khi uống viên thường, tác dụng tối đa 2 - 3 giờ
và có thể kéo dài tới 4 - 6 giờ. Thời gian tác dụng của viên giải phóng chậm salbutamol sulfat
kéo dài tới 12 giờ, của dung dịch salbutamol sulfat uống kéo dài tới 6 giờ.
Phân bố: Nghiên cứu trên động vật cho thấy salbutamol qua hàng rào máu - não, nồng độ ở não
đạt khoảng 5% nồng độ huyết tương. Ở các tuyến ngoài hàng rào máu - não (tuyến tùng, yên),
thuốc đạt nồng độ gấp 100 lần nồng độ trong toàn não bộ. Salbutamol qua nhau thai nhưng
không rõ có vào sữa mẹ không.
Thải trừ: Salbutamol qua chuyển hóa bước đầu ở gan và có thể cả ở thành ruột nhưng không
chuyển hóa ở phổi; chất chuyển hóa chính là chất liên hợp sulfat không có hoạt tính.
Salbutamol thải trừ nhanh, chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa và không đổi;
một tỷ lệ nhỏ thải trừ qua phân.
Nửa đời huyết tương salbutamol dao động từ 4 đến 6 giờ.

Dược lực học

Salbutamol (còn gọi là albuterol ở Hoa Kỳ) là một amin tổng hợp có tác dụng giống thần kinh
giao cảm. Salbutamol kích thích chọn lọc thụ thể beta, dẫn đến hoạt hóa enzym adenyl cyclase,
tăng sản xuất AMP vòng, tăng hoạt tính của protein kinase A phụ thuộc AMP vòng, ức chế
phosphoryl hóa myosin và làm giảm nồng độ Ca2+ trong tế bào, dẫn đến làm giãn cơ trơn tử
cung cũng như cơ trơn phế quản. Thuốc có tác dụng kích thích ưu tiên các thụ thể beta,-
adrenergic trên phế quản, tử cung, mạch máu hơn các thụ thể beta,-adrenergic trên tim.

You might also like