You are on page 1of 4

Adrenalin:

Cấm tuyệt đối tiêm adrenalin chưa được pha loãng vào tĩnh mạch.
Ở người bệnh quá nhạy cảm với adrenalin, nhất là người bị cường giáp.
Ở người bệnh mắc các bệnh tim mạch (thiếu máu cục bộ cơ tim, loạn nhịp hay nhịp nhanh,
bệnh mạch máu có tắc nghẽn (xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, phình động mạch). Ðau
ngực ở người bệnh đã có cơn đau thắt ngực.
Người bệnh bị đái tháo đường hay bị glôcôm góc hẹp.
Người bệnh đang dùng glycosid tim, quinidin, thuốc chống trầm cảm ba vòng.
Nhỏ mũi quá nhiều adrenalin có thể gây ra phản ứng sung huyết trở lại và tăng chảy nước
mũi.
Không được nhỏ dung dịch adrenalin vào mắt người bệnh bị glôcôm góc hẹp hoặc người
bệnh có nguy cơ bị glôcôm góc đóng.
Thời kỳ mang thai
Adrenalin đi qua nhau thai và vào vòng tuần hoàn thai nhi với một lượng rất ít. Người ta
không cho rằng nó có tác dụng gây dị dạng thai nhi ở người.
Thời kỳ cho con bú
Adrenalin được coi là an toàn đối với người cho con bú.

Sulfamid:

Để tránh những nguy cơ (tác dụng phụ) của thuốc gây ra cho người sử dụng và dùng thuốc có
hiệu quả trong điều trị bệnh, khi dùng các sulfamid, cần tuân theo các nguyên tắc sau:

Khi dùng sulfamid, cần uống thuốc với nhiều nước (ví dụ, 1 gam sulfamid phải kèm ít nhất là
0,5 lít nước) hoặc uống kèm natri hydrocarbonat (để làm kiềm hoá nước tiểu), tránh nguy cơ
gây sỏi ở đường tiết niệu do thuốc.

Đối với các sulfamid ngày đầu phải dùng liều cao để đảm bảo đủ nồng độ kìm hãm vi khuẩn.
Những ngày sau giảm dần đến liều đủ duy trì nồng độ kháng khuẩn trong máu để tránh hiện
tượng vi khuẩn kháng thuốc.

Cũng giống như kháng sinh, các sulfamid cần phải dùng đủ thời gian và thường uống từ 7 - 9
ngày liền.

Tác dụng của các sulfamid sẽ bị giảm đi khi nồng độ A.PAB tăng cao, do đó, khi dùng
sulfamid điều trị vết thương (trong điều trị bệnh ngoài da) phải rửa

sạch máu mủ để tránh A.PAB làm giảm tác dụng của thuốc. Nếu không rửa sạch máu mủ thì
thuốc sẽ kém tác dụng hoặc sẽ không có tác dụng điều trị bệnh.
Không dùng phối hợp sulfamid với các thuốc phân huỷ tạo ra A.PAB như novocain... vì nếu
dùng đồng thời với các thuốc này thì sulfamid sẽ bị mất tác dụng kháng khuẩn.

Khi dùng sulfamid, nên phối hợp với các thuốc khác như phối hợp với kháng sinh (để tăng
hiệu quả điều trị), với vitamin (tăng sức đề kháng của cơ thể và bù lại lượng vitamin đã hao
hụt do dùng thuốc).

Gramicidin:
- Điều trị các tổn thương da: Phản ứng dị ứng trên da, viêm da.
- Điều trị nhiễm trùng mắt: Viêm kết mạc, viêm kết mạc dị ứng, viêm kết mạc nhiễm
trùng, viêm giác mạc, viêm thượng củng mạc, nhiễm trùng mắt và mí mắt, viêm mống mắt –
thể mi, viêm màng bồ đào, rosacea hóa sừng, viêm kết mạc rosacea, viêm củng mạc, viêm
loét giác mạc, viêm bờ mi do vi khuẩn, lẹo ở mắt, nhiễm trùng mắt bề ngoài, chàm mi mắt do
nhiễm trùng.
- Điều trị nhiễm trùng tai: Viêm tai ngoài, viêm tai ngoài tiết bã.

- Sử dụng kết hợp với Polymyxin B, Neomycin Sulfat để dự phòng nhiễm khuẩn cho người
bệnh sau phẫu thuật mắt.

Methionine:

. Lưu ý khi dùng thuốc Methionin


Thông báo với Bác sĩ/Dược sĩ nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau đây:

 Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú sữa mẹ


 Đang dùng loại thuốc khác
 Có tiền sử dị ứng với Methionine hoặc một số loại thảo mộc khác
 Bản thân đang mắc bệnh hoặc mắc các vấn đề rối loạn sức khỏe
 Dị ứng với Methionin hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào khác có trong công thức thuốc
 Người bệnh bị nhiễm toan.
 Các đối tượng bị tổn thương gan nặng.

4. Cách dùng thuốc Methionin hiệu quả


4.1. Cách dùng
 Tùy vào chỉ định điều trị mà đường dùng sẽ không giống nhau
 Trường hợp khi dùng theo đường uống thì nên uống trong bữa ăn hoặc khi đang no.
 Hoặc sử dụng theo đường khác thì cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

4.2. Liều dùng


Liều dùng được trình bày trong trường hợp là để điều trị tình trạng quá liều paracetamol.
Để đánh giá liều thì cần phụ thuộc vào nồng độ paracetamol trong huyết tương.

Bắt đầu nên dùng với liều là 2,5 g, cách 4 giờ lại uống 2,5 g. Sử dụng như vậy 3 lần.

Lưu ý, cần tiến hành điều trị chậm nhất là 10 giờ đến 12 giờ sau khi uống paracetamol.

5. Tác dụng phụ


 Buồn nôn, nôn
 Tình trạng ngủ gà, dễ bị kích thích
 Gây nhiễm toan chuyển hóa và tăng nitơ huyết ở người bị suy chức năng thận.
Axit glutamic:
Lưu ý:
 không sử dụng thuốc với liều lượng thấp hoặc cao hơn chỉ định trong thời gian kéo
dài.
 Để giảm tình trạng kích ứng dạ dày, có thể ăn thức ăn khi uống kèm thuốc. Lưu ý nên
uống một cốc nước đầy.
 Dị ứng với axit glutamic ở mức độ mẫn cảm nặng thì không nên dùng vì có thể gây đe
dọa tính mạng.
 Không dùng trên các đối tượng như phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú hoặc những
phụ nữ đang có kế hoạch mang thai. Ngoài ra, không dùng trên trẻ em và người cao
tuổi (> 60 tuổi).
 Lưu ý, không dùng axit glutamic trên đối tượng bị suy gan.

Tác dụng phụ:

 Buồn ngủ, nhầm lẫn.


 Thay đổi tâm trạng.
 Tình trạng cảm thấy khát nước liên tục, mất cảm giác ngon miệng.
 Nhức đầu, chóng mặt.
 Ngoài ra, thuốc còn gây tình trạng buồn nôn.
 Cảm thấy nóng bất thường.
 Nóng, đỏ, hoặc cảm giác ngứa ran, tê.
 Cảm giác lạnh, ấm, đau, hoặc nóng đốt ở nơi bị tiêm thuốc.
Urosulfan:
Thuốc được chỉ định bằng đường uống
Trong thời kỳ cho con bú cần sử dụng Urosulfan, cần ngừng cho bú tự nhiên một thời gian.

Acetylcholine:
 Nhịp tim chậm;
 Đỏ bừng;
 Hạ huyết áp;
 Mờ mắt;
 Khó thở;
 Toát mồ hôi.
 Loét dạ dày tá tràng, hen phế quản
Lưu ý:
Acetylcholin bị thuỷ phân ở đường tiêu hoá nên không dùng đường uống. Thuốc hấp thu
nhanh qua đường tiêm bắp và tiêm dưới da. Không được tiêm tĩnh mạch vì hấp thu quá nhanh
và mạnh dễ gây tai biến hạ huyết áp đột ngột, rối loạn nhịp tim.

You might also like