You are on page 1of 7

BÀI CHUẨN BỊ NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 5

1. Những thông tin quan trọng về thủy ngân


 Thủy ngân (Mercury) là một nguyên tố kim loại, xuất hiện trong tự nhiên, được
tìm thấy trong không khí, nước và đất.

 Tiếp xúc với thủy ngân dù chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây ra các vấn đề sức
khỏe nghiêm trọng, là mối đe dọa đối với sự phát triển của thai nhi và giai đoạn
đầu đời của trẻ.

 Nhiễm độc thủy ngân gây hại đến hệ thần kinh, tiêu hóa, miễn dịch, ảnh hưởng
tới phổi, thận, da và mắt.

 Thủy ngân đã được WHO liệt kê là một trong mười loại hóa chất hoặc nhóm hóa
chất có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe cộng đồng.

 Con người chủ yếu tiếp xúc với thủy ngân dưới dạng methyl của nó
(Methylmercury). Đây là một hợp chất hữu cơ có trong một số loài cá và động vật
giáp xác.

 Một dạng khác của thủy ngân là ethylmercury. Ethylmercury được sử dụng làm
chất bảo quản trong một số loại vắc-xin và không gây nguy hiểm cho sức khỏe.

2. Thủy ngân là gì?


Thủy ngân là nguyên tố hóa học thuộc nhóm kim loại, ở thể lỏng, có ký hiệu “Hg” và
số nguyên tử 80. Thủy ngân trong tự nhiên có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác
nhau: nguyên tố kim loại, dạng vô cơ (là dạng gây hại cho những người làm các
ngành nghề có nguy cơ tiếp xúc với chất độc hại như công nhân trong nhà máy hóa
chất) và dạng hữu cơ (ví dụ như methylmercury, là chất mà mọi người có thể tiếp xúc
thông qua việc ăn uống). Với những dạng khác nhau của thủy ngân, mức độc tính và
tác động xấu của chúng đối với sức khỏe con người cũng khác nhau.

Thủy ngân được tìm thấy trong tự nhiên bên trong lớp vỏ trái đất. Thủy ngân được
giải phóng ra môi trường từ hoạt động của núi lửa, phong hóa đá và tác động từ con
người. Trong đó, hoạt động sản xuất của con người là nguyên nhân chính khiến cho
thủy ngân thải ra môi trường, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện, lò than, đốt than dân
dụng để sưởi ấm và nấu ăn, trung tâm công nghiệp, lò đốt chất thải, hậu quả do việc
khai thác thủy ngân, vàng và một số kim loại khác.

Trong môi trường tự nhiên, thủy ngân có thể bị vi khuẩn tác động và chuyển thành
dạng methylmercury. Methylmercury gây ra hiện tượng tích lũy sinh học trong cơ thể
của cá và động vật giáp xác (tích lũy sinh học xảy ra khi sinh vật sống có chứa một
chất với nồng độ cao hơn so với môi trường xung quanh). Methylmercury cũng gây ra
sự tích lũy chất độc trong chuỗi thức ăn. Ví dụ, cá săn mồi lớn thường có hàm lượng
thủy ngân cao do ăn phải nhiều loại cá nhỏ hơn đã nhiễm độc thủy ngân thông qua
việc ăn các sinh vật phù du nhỏ hơn nữa.

Con người có thể tiếp xúc với thủy ngân dưới bất kỳ hình thức nào trong nhiều trường
hợp khác nhau. Tuy nhiên phơi nhiễm thủy ngân chủ yếu xảy ra thông qua việc ăn
phải cá và sinh vật giáp xác bị nhiễm methylmercury. Ngoài ra, công nhân làm việc
tại nhà máy công nghiệp cũng có thể hít phải hơi thủy ngân như một tai nạn nghề
nghiệp. Việc nấu nướng và chế biến thức ăn không thể loại bỏ được thủy ngân.

3. Nhiễm độc thuỷ ngân theo những con đường nào:( câu hỏi số 2)
Thủy ngân là một kim loại ở thể lỏng, không tan trong nước và có thể dễ dàng bốc hơi
ở nhiệt độ phòng. Nhiễm độc thủy ngân (hay còn gọi là ngộ độc thủy ngân) là một
dạng ngộ độc kim loại do phơi nhiễm với thủy ngân dưới dạng nguyên tố, dạng bay
hơi hoặc dạng muối vô cơ hoặc hợp chất hữu cơ.

Con người có thể bị nhiễm độc thủy ngân sau một thời gian phơi nhiễm với kim loại
này, các dạng phơi nhiễm có thể gặp bao gồm: phơi nhiễm theo đường tiêu hóa do ăn
các thực phẩm tự nhiên có chứa thủy ngân dạng muối vô cơ hoặc hợp chất hữu cơ như
ăn ngừ vây dài (cá ngừ trăng), cá kiếm, cá mập, cá thu vua và cá ngói (đặc biệt được
đánh bắt tại khu vực Vịnh Mexico)...; phơi nhiễm theo đường không khí do hít thủy
ngân bay hơi (chuyển dạng hơi tại nhiệt độ phòng), là dạng nguy hiểm nhất và rất độc;
phơi nhiễm do tiếp xúc trực tiếp qua da (dạng thủy ngân bay hơi) hoặc do trám răng
bằng hỗn hống, hoặc tiếp xúc với thủy ngân trong môi trường xung quanh (do nghề
nghiệp, sống gần nguồn phơi nhiễm).

Thực tế, những loài cá ở vị trí càng cao trong chuỗi thức ăn, cá săn mồi càng to, sống
ở biển sâu, thì tích lũy thủy ngân hữu cơ trong chúng càng lớn hoặc các thực phẩm có
vỏ như một số loài ốc.

Trong cuộc sống ngày càng hiện đại hiện nay, phơi nhiễm với thủy ngân cũng khá
phổ biến do môi trường làm việc, hoặc tệ hơn là do tai nạn gây rò rỉ, làm hóa hơi và
phát tán kim loại này ra môi trường xung quanh đặc biệt từ các nguồn nguyên liệu
công nghiệp có chứa thành phần thủy ngân như nhiệt kế, áp kế, áp suất kế, van phao,
công tắc thủy ngân, rơ le thủy ngân, sản xuất bóng đèn huỳnh quang và các thiết khác.

4.Dấu hiệu của cơ thể bị nhiễm thuỷ ngân:


Sau khi phơi nhiễm cấp tính với thủy ngân qua đường da, con người có biểu hiện ngộ
độc cấp thủy ngân cấp trên da như dị cảm hoặc ngứa, rát, sưng, đau, hoặc cảm giác
như côn trùng nhỏ bò trên hoặc dưới da, đổi màu da, và bong tróc da.

Nếu phơi nhiễm thủy ngân cấp tính qua đường khí (hít phải khí thủy ngân) hoặc
đường ăn uống, người bị nhiễm độc có thể có các biểu hiện bị ra mồ hôi nhiều, nhịp
tim nhanh, tăng tiết nước bọt và tăng huyết áp. Trẻ em bị ngộ độc có thể có má, mũi
và môi đỏ hồng, rụng tóc, răng và móng, phát ban trên da trong thời gian ngắn, yếu cơ
và tăng nhạy cảm với ánh sáng. Giải thích cho hiện tượng này là do thủy ngân gây ức
chế không hồi phục các enzym (COMT – catechol O methyl transferase) cần thiết cho
quá trình dị hóa catecholamine (là một chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh).

Trẻ em ngộc độc thủy ngân có thể biểu hiện má, mũi và môi đỏ hồng; rụng tóc, răng
và mòng, phát ban thoáng qua, yếu cơ và tăng nhạy cảm với ánh sáng, ngoài ra có thể
gặp rối loạn chức năng thận hoặc các dấu hiệu tâm thần kinh như mất cảm xúc, giảm
trí nhớ hoặc mất ngủ.
5. Cơ thể bị nhiễm độc thuỷ ngân sẽ bị bệnh gì( câu hỏi số 1)
Thủy ngân là nguyên tố (dạng lỏng) ít độc nhưng dạng khí và các hợp chất hữu cơ và
muối vô cơ của nó thì lại vô cùng độc hại. Đây là nguyên nhân gây ra các tổn thương
não và gan khi con người tiếp xúc, hít thở hay ăn phải.

Một trong những hợp chất độc nhất là Dimetyl thủy ngân, độc đến mức chỉ vài
microlit rơi vào da có thể gây tử vong. Phơi nhiễm mức độ cao với methyl thủy ngân
gây ngộ độc được gọi là bệnh Minamata, cơ chế gây bệnh là do chúng tấn công vào
hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, đồng thời ảnh hưởng tới miệng, các cơ hàm
mặt và răng. Phơi nhiễm kéo dài gây ra các tổn thương não và gây tử vong. Ở phụ nữ
mang thai, phơi nhiễm với methyl thủy ngân có thể gây ra sảy thai, khuyết tật, dị tật
bẩm sinh ở thai nhi.

Nhiễm độc thủy ngân gây nhiều nguy hại đến cơ thể tùy theo con đường phơi nhiễm:

 Hít phải thủy ngân gây bệnh phổi nặng cấp tính, khiến bệnh nhân có các triệu
chứng ho, khó thở, đau rát, cảm giác tức ngực, có thể sốt. Những triệu chứng này
thường sẽ dịu bớt đi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, diễn
tiến nặng hơn phù phổi cấp, suy hô hấp, co giật và tử vong.

 Ăn phải thực phẩm có chứa thủy ngân hữu cơ, thường gặp nhất là ở các loại cá
biển, gây nhiễm độc thủy ngân mạn tính. Biểu hiện thường xuất hiện sau nhiều
ngày đến nhiều tuần tùy thuộc vào lượng thủy ngân mà cơ thể hấp thụ phải. Biểu
hiện của thần kinh là dị cảm, thất điều, bệnh nhân bị suy nhược thần kinh, giảm
thính giác và loạn vận ngôn, thu hẹp thị trường, rối loạn tâm thần, run cơ, rối loạn
cử động, thậm chí có thể tử vong.

 Ngộ độc mạn do hít thủy ngân gây tam chứng kinh điển: viêm lợi và chảy nước
miếng, run giật tay và rối loạn tâm thần kinh. Trẻ em thường mất ngủ, hay quên,
tâm lý không ổn định, kém ăn, vẻ buồn bã.

 Nuốt phải thủy ngân vô cơ gây phỏng niêm mạc miệng, đau bụng, buồn nôn, nôn
ra máu. Trường hợp này thường chỉ hay gặp ở trẻ em khi nghịch ngợm không may
nuốt phải pin đồng hồ. Sau vài ngày, bệnh có thể biến chuyển thành hoại tử ống
thận cấp, gây suy thận, rối loạn nước và điện giải có thể gây tử vong.

6. Cách giảm thiểu phơi nhiễm với thuỷ ngân, hạn chế ăn các loại cá biển
nào( câu hỏi 3)
Một số loài cá có hàm lượng thủy ngân cao vượt quá ngưỡng cho phép. Lượng thủy
ngân trong cá và các loại hải sản phụ thuộc vào loài và mức độ ô nhiễm trong môi
trường nước của nó. Nhìn chung, những loài cá lớn và sống lâu sẽ có xu hướng chứa
nhiều thủy ngân nhất. Chúng bao gồm cá mập, cá kiếm, cá ngừ tươi, cá chép, cá thu
vua, cá ngói từ Vịnh Mexico và cá pike phương bắc.

Cá lớn hơn có xu hướng ăn nhiều cá nhỏ hơn chứa một lượng nhỏ thủy ngân. Theo
đó, hàm lượng thủy ngân trong cá sẽ tích tụ trong cơ thể của cá lớn theo thời gian
do chất độc này rất khó đào thải ra bên ngoài. Mức độ thủy ngân trong cá được đo
bằng phần triệu (ppm). Dưới đây là mức thủy ngân trung bình ở các loại cá và hải sản
khác nhau, từ cao nhất đến thấp nhất:
 Cá kiếm: 0,995 ppm

 Cá mập: 0,979 ppm

 Cá thu vua: 0,730 ppm

 Cá ngừ mắt to: 0,689 ppm

 Marlin: 0,485 ppm

 Cá ngừ đóng hộp: 0,128 ppm

 Cá tuyết: 0,111 ppm

 Tôm hùm Mỹ: 0,107 ppm

 Cá trắng: 0,089 ppm

 Cá trích: 0,084 ppm

 Hake: 0,079 ppm

 Cá hồi: 0,071 ppm

 Cua: 0,065 ppm

 Haddock: 0,055 ppm

 Cá thu Đại Tây Dương: 0,050 ppm

 Tôm càng xanh: 0,035 ppm

 Cá da trơn: 0,025 ppm

 Mực: 0,023 ppm

 Cá hồi: 0,022 ppm

 Cá cơm: 0,017 ppm

 Cá mòi: 0,013 ppm

 Hàu: 0,012 ppm

 Sò điệp: 0,003 ppm

 Tôm: 0,001 ppm

 Thủy ngân có trong cá nhiều hay ít phụ thuộc vào khối lượng thức ăn chúng
tiêu thụ. Do đó, các loài cá săn mồi lớn hơn có mức thủy ngân cao hơn các loài
cá nhỏ. Chúng cũng sống lâu hơn, trong thời gian đó thủy ngân tiếp tục được
tích lũy. Lượng thủy ngân lớn tồn động trong những loại cá này hoàn toàn có
khả năng giết chết người tiêu dùng nếu như họ ăn quá nhiều các món chế biến
từ chúng.
 GS. Eric Rimm, giáo sư dịch tễ học và dinh dưỡng tại Trường Y tế Công cộng
Harvard, đảm bảo rằng việc ăn cá mỗi ngày là hoàn toàn tốt đối với đa số
người. Ngoại trừ phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ, người bình thường sẽ
không cần phải quá lo lắng về ngộ độc thủy ngân nếu tiêu thụ những loài cá
chứa nhiều thủy ngân theo đúng định lượng an toàn: không quá 2 phần ăn/
tuần.
 Hiện nay trên thế giới, mức độ được chấp nhận của metyl thủy ngân trong cá
là 1.0 phần triệu. Những loài cá có mức độ thủy ngân trên 1.0 phần triệu là
những loài cá cần tránh dùng quá nhiều trong các bữa ăn. Dưới đây là bảng đo
tiêu chuẩn hàm lượng thủy ngân trong một số loại cá.

https://www.bidvmetlife.com.vn/vn/for-customers/navigating-happiness-together/eat-
happy/nhung-loai-ca-chua-luong-thuy-ngan-rat-cao-can-luu-y/

7. Trong cuộc sống hàng ngày giải độc bằng thuỷ ngân bằng cách nào
a. Làm thể nào để kiểm tra mức thuỷ ngân:

Một số xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân được sử dụng để kiểm tra mức thủy ngân
trong cơ thể, bao gồm:

 Xét nghiệm máu: xét nghiệm máu cho biết bạn có tiếp xúc với thủy ngân trong
những ngày qua hay không. Tuy nhiên, nồng độ của một số loại thủy ngân trong
máu sẽ giảm nhanh chóng trong vòng từ 3-5 ngày.

 Xét nghiệm nước tiểu: trong khoảng thời gian vài tháng, mức độ thủy ngân trong
nước tiểu cũng giảm.

 Xét nghiệm tóc: xét nghiệm tóc có thể cho thấy dấu hiệu tiếp xúc với thủy ngân dài
hạn.

Nếu muốn kiểm tra mức thủy ngân của bản thân, nên báo cho bác sĩ biết về thời gian
bạn tiếp xúc với các nguồn thủy ngân cũng như các triệu chứng bất thường của cơ thể
mà bạn gặp phải.

Dựa trên thời gian tiếp xúc cũng như các triệu chứng, bác sĩ sẽ xác định xem bạn nên
thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu hay tóc sẽ có hiệu quả tốt nhất.
b. Khi nào cần giải độc thuỷ ngân:

Nồng độ thủy ngân trong máu từ 0-9 ng/mL là bình thường. Từ 10-15 ng/mL cho
thấy bạn bị phơi nhiễm thủy ngân nhẹ. Nếu nồng độ thủy ngân trong máu của bạn trên
50 ng/mL cho thấy bạn đã tiếp xúc nhiều với thủy ngân hữu cơ. Mức độ phơi nhiễm
thủy ngân có thể thay đổi dựa trên từng loại thủy ngân liên quan.

Cần phải giải độc thủy ngân khi nồng độ thủy ngân trong máu của bạn tăng lên trên
15 ng/mL. Thận và gan là hai cơ quan có nhiệm vụ lọc các chất độc hại ra khỏi cơ
thể. Nếu chức năng của gan hoặc thận bị suy giảm, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình thải độc. Hệ thống giải độc tự nhiên của cơ thể người rất hiệu quả trong việc loại
bỏ độc tố bao gồm cả thủy ngân qua nước tiểu và phân.

Tuy nhiên, khi hàm lượng thủy ngân cao, nó có thể sẽ vượt quá công suất hoạt động
của gan và thận khiến cho gan và thận phải làm việc quá tải. Nếu mức thủy ngân trong
máu lên tới 50 ng/mL có thể gây độc tính đáng kể trong cơ thể bạn, bạn cần phải giải
độc thủy ngân.

c.Giải độc thuỷ ngân:

Bệnh nhân bị ngộ độc thủy ngân sẽ không cho gây nôn, không rửa dạ dày vì có nguy
cơ bị thủng dạ dày và thủng thực quản. Không dùng than hoạt tính để giải độc vì nó
không có tác dụng hấp thụ thủy ngân.

Nếu bạn bị ngộ độc thủy ngân vô cơ, bác sĩ sẽ tiến hành truyền dịch ngăn ngừa trụy
tim mạch. Bên cạnh đó, bạn sẽ được đặt nội khí quản để ngăn ngừa tắc nghẽn hô hấp
nếu niêm mạc hầu họng bị tổn thương. Bệnh nhân phải uống thuốc giải độc đặc hiệu
ngay nếu có triệu chứng của sự chuyển đổi thủy ngân hữu cơ thành vô cơ trong cơ thể.

Đối với những hộ dân sống quanh khu vực có thủy ngân phát tán cần thận trọng, thực
hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân theo khuyến cáo của Bộ y tế. Khi thấy cơ thể có
dấu hiệu bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự giải độc thủy ngân bằng một số cách sau:

 Ăn nhiều chất xơ: cơ thể loại bỏ tự nhiên thủy ngân và các chất độc hại khác thông
qua phân. Ăn nhiều chất xơ giúp chúng di chuyển dễ dàng hơn qua đường tiêu hóa,
dẫn đến việc đi vệ sinh nhiều hơn.

 Uống nhiều nước: thủy ngân cũng được loại bỏ trong nước tiểu, vì vậy uống thêm
nước có thể giúp tăng tốc quá trình giải độc.

 Tránh tiếp xúc: Cách tốt nhất để loại bỏ thủy ngân trong cơ thể là tránh các nguồn
lây nhiễm của nó bất cứ khi nào bạn có thể. Khi giảm tiếp xúc, mức độ thủy ngân
trong cơ thể của bạn cũng sẽ giảm theo.

 Nếu bạn có lượng thủy ngân rất cao trong cơ thể, thì việc giải độc tại nhà có thể sẽ
không có hiệu quả tốt.
Ngộ độc thủy ngân có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài, do đó, điều quan trọng là
bạn cần phải chia sẻ tình trạng bản thân với bác sĩ để đảm bảo nồng độ thủy ngân
trong máu của bạn trở về phạm vi an toàn.

You might also like