You are on page 1of 4

1) Tác hại của thủy ngân đối với đời cơ thể sống : Thủy ngân gây độc

chủ yếu ở hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Hít phải hơi thủy
ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh, tiêu hóa và miễn dịch, độc phổi
và thận, nguy cơ dẫn đến tử vong. Dạng muối vô cơ của thủy ngân
gây ăn mòn da, mắt, đường tiêu hóa và thận. Rối loạn thần kinh và
sự xáo trộn về hành vi xảy ra sau khi nạn nhân hít, ăn phải hoặc tiếp
xúc trực tiếp với da các dạng khác nhau của thủy ngân. Tuy
nhiên, thủy ngân độc hại như thế nào còn tùy vào những yếu tố khác
nhau khi tiếp xúc. Các triệu chứng thường gặp do nhiễm độc thủy
ngân bao gồm run, mất ngủ, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến thần kinh
cơ, đau đầu và rối loạn chức năng nhận thức và vận động. Những
biểu hiện nhẹ và dấu hiệu cận lâm sàng do nhiễm độc thủy ngân có
thể xuất hiện đối với những công nhân tiếp xúc với nồng độ thủy
ngân trong không khí từ 20 μg/m3 trở lên trong thời gian vài năm.
Tác động có hại trên thận cũng đã được báo cáo, bao gồm tăng
protein trong nước tiểu và suy thận.
2) Các nguồn lây nhiễm thủy ngân trong đời sống hiện nay :
- Sử dụng thủy ngân trong trong khai thác vàng với quy mô nhỏ có
thể dẫn nguy hiểm và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng
- Thủy ngân có mặt trong rất nhiều sản phẩm xung quanh chúng ta
bao gồm : pin, các thiết bị đo lường chẳng hạn như nhiệt kế và áp
kế, công tắc và rơle trong thiết bị điện, bóng đèn, hỗn hống dùng
trong nha khoa để khám răng (amalgam), sảqn phẩm làm sáng da
và một số loại mỹ phẩm, và một số dược phẩm
3) Do ô nhiễm môi trường nước mà các loại thủy hải sản thường bị
nhiễm thủy ngân độc hại. Trang Livestrong đã thống kê các loại cá,
hải sản chứa nhiều thủy ngân và các loại chứa ít thủy ngân, để người
tiêu dùng dễ dàng lựa chọn khi ăn. Methylmercury-chất độc nhất
trong số các hợp chất thủy ngân, được hình thành khi thủy ngân vô
cơ hòa tan trong cả nước ngọt và nước biển. Những hợp chất này
dính vào thực vật phù du, tảo đơn bào- chuỗi thức ăn của cá và các
loại thủy hải sản. Khi thủy hải sản, cụ thể là cá, ăn phải thực vật phù
du này, thủy ngân sẽ bị "giữ" lại trong chúng. Và khi trở thành món
ăn của con người, thủy ngân sẽ lại tích tụ trong cơ thể, gây ra nhiều
rủi ro cho sức khỏe của chúng ta. Nghiên cứu mới đây của đại học
Hawaii và Michigan cho biết, 80% methyl thủy ngân ở tầng nước
mặt, nghĩa là tầng trên ấy, bị ánh sáng phá hủy. Do đó cá biển sống
ở vùng "trên" này lại ít nhiễm thuỷ ngân. Còn với các loại cá sống ở
biển sâu, cá săn mồi và cá càng lớn, thì tích lũy thủy ngân càng
nhiều. Nguyên nhân là do cá nhỏ ăn rong rêu (có thuỷ ngân), cá vừa
ăn cá nhỏ, cá lớn lại ăn cá vừa, và cứ thế tích luỹ. -Trong khoa học
gọi hiện tượng này là tích luỹ sinh học
Livestrong đã chỉ ra các cá và thủy hải sản khác có hàm lượng thủy
gân thấp, nên ăn từ 2-3 lần/tuần. Cụ thể Cá cơm, cá đù Đại Tây
Dương, cá bạc má Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, cá vược
đen, cá chim, cá da trơn, cá tuyết, cá bơn, cá Haddock- một loại cá
tuyết, cá tuyết than, cá trích, cá đối, cá rô, cá hồi, cá mòi, cá ngừ.
Thủy sản có mức độ thủy ngân vừa phải, nên ăn 1 lần/tuần, gồm có:
Cá trâu, cá chép, cá mú, cá chim lớn, cá mục heo, cá chày, cá rô đại
dương, cá than, cá tù, cá hồng, cá thu Tây Ban Nha, cá ngừ trắng,
cá ngừ vây vàng, cá vược...
Sau đây là bảng thống kê độ nhiệm thủy ngân của 1 vài loài cá
Loài cá Mức độ thủy ngân trong cá được đo bằng phần
triệu (ppm)
Cá kiếm 0,995 ppm
Cá mập 0,979 ppm
Cá thu vua 0,730 ppm
Cá ngừ mắt to 0,689 ppm
Marlin 0,485 ppm
Cá ngừ đóng hộp 0,128 ppm
Cá tuyết 0,111 ppm
Cá trắng 0,089 ppm
Cá trích 0,084 ppm
Hake 0,079 ppm
Cá hồi 0,071 ppm
Haddock 0,055 ppm
Cá thu Đại Tây Dương 0,050 ppm
Cá da trơn 0,025 ppm
Mực 0,023 ppm
Cá hồi 0,022 ppm
Cá cơm 0,017 ppm
Cá mòi 0,013 ppm

4) Các cách giải độc thủy ngân trong đời sống :


- Nếu bạn bị ngộ độc thủy ngân vô cơ, bác sĩ sẽ tiến hành truyền
dịch ngăn ngừa trụy tim mạch. Bên cạnh đó, bạn sẽ được đặt nội
khí quản để ngăn ngừa tắc nghẽn hô hấp nếu niêm mạc hầu họng
bị tổn thương. Bệnh nhân phải uống thuốc giải độc đặc hiệu ngay
nếu có triệu chứng của sự chuyển đổi thủy ngân hữu cơ thành vô
cơ trong cơ thể.
- Đối với những hộ dân sống quanh khu vực có thủy ngân phát tán
cần thận trọng, thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân theo
khuyến cáo của Bộ y tế. Khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường,
cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự giải độc thủy ngân bằng một số
cách sau:
 Ăn nhiều chất xơ: cơ thể loại bỏ tự nhiên thủy ngân và các chất
độc hại khác thông qua phân. Ăn nhiều chất xơ giúp chúng di
chuyển dễ dàng hơn qua đường tiêu hóa, dẫn đến việc đi vệ
sinh nhiều hơn
 Uống nhiều nước: thủy ngân cũng được loại bỏ trong nước
tiểu, vì vậy uống thêm nước có thể giúp tăng tốc quá trình giải
độc.

 Tránh tiếp xúc: Cách tốt nhất để loại bỏ thủy ngân trong cơ thể
là tránh các nguồn lây nhiễm của nó bất cứ khi nào bạn có thể.
Khi giảm tiếp xúc, mức độ thủy ngân trong cơ thể của bạn cũng
sẽ giảm theo.

You might also like