You are on page 1of 31

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Bộ môn Kiểm nghiệm & Độc chất

CHƯƠNG 3: CÁC HỢP CHẤT VÔ


CA LÂM SÀNG SỐ 6

VC.6.2.6 B139 Hoàng Ngọc Hà


B140 Giáp Thị Hạnh
B141 Hoàng Trung Hiếu
B145 Lê Thu Hường
Ca lâm sàng 6

Bệnh nhân có các biểu hiện sau, hãy cho biết bệnh nhân có thể
bị ngộ độc chất nào. Hãy nêu độc tính, cơ chế gây độc,
phương pháp cấp cứu, điều trị và các biện pháp đề phòng
nhiễm độc hợp chất trên.
• Viêm nướu, tiết nước bọt nhiều, hơi thở hôi
• Run tay, đau đầu chi
• Rối loạn tâm thần (nhức đầu, mất ngủ, biếng ăn, dễ kích
động)
CHẨN
ĐOÁN
Run tay, đau đầu chi
(nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, biêng ăn, bồn chồn, Rối loạn tâm thần
mất trí nhớ, dễ bị kích thích)

Tiết nước bọt nhiều Viêm nướu

Từ các biểu hiện trên có thể chẩn đoán rằng bệnh nhân bị
ngộ độc thuỷ ngân ( ngộ độc trường diễn do hít phải hơi
thuỷ ngân )
NỘI DUNG

01 02
Giới thiệu chung
Độc tính
về thủy ngân

03 04 05
Cơ chế gây độc
c Phương pháp cấp Biện pháp đề
cứu, điều trị phòng
THUỶ NGÂN là kim loại nặng, có ánh bạc, có ký hiệu Hg. Ở nhiệt
độ thường, Hg tồn tại trạng thái lỏng và dễ bay hơi, lan rộng ra môi
trường xung quanh
Được ứng dụng trong nhiệt kế, chế tạo bóng đèn, dung môi trong
phòng thí nghiệm, hỗn hợp hàn răng,…

Theo WHO (tổ chức y tế thế giới) thì chất này là một trong mười
nhóm hóa chất độc nhất
Ở dạng kim loại, các hợp chất và muối của Hg rất độc. Khi cơ thể
tiếp xúc, hít thở hay nuốt phải các chất trên sẽ gây tổn thương não
và gan

Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học dễ dàng hấp thụ qua da, hệ
hô hấp và hệ tiêu hóa con người. Hợp chất hữu cơ của Hg độc hơn
hợp chất vô cơ. Hợp chất độc nhất của Hg là metyl thủy ngân, chỉ
cần giọt nhỏ rơi vào da có thể gây tử vong.
Độc tính tùy thuộc vào dạng hợp chất có thủy ngân và
THUỶ NGÂN đường tiếp xúc

• Hơi thuỷ ngân hấp thu nhanh qua đường hô hấp


• Gần 80% hơi thủy ngân hít vào được giữ ngay lại cơ thể,
hấp thu vào phổi và từ đó xâm nhập vào não gây rối loạn
ĐỘC TÍNH thân kinh trung ương.
• Thủy ngân vô cơ khó xâm nhập vào cơ thể (dưới 0,001%)
và ít ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, bào thai

• Thủy ngân dưới dạng ion Hg2+ rất độc.


• Liều độc của HgCl2 với người lớn là 0,2-0,3g. Với liều 0,4
– 1,0 mg hàng ngày và liên tục trong thời gian dài có thể
gây ngộ độc trường diễn
*Cơ chế gây độc của thủy ngân

- Làm thoái hóa tổ chức vì tạo nên các phức hợp protein rất tan, ức chế enzym do tác dụng lên nhóm
SH gây rối loạn chuyển hóa màng tế bào
- Kết quả nghiên cứu cho thấy dù xâm nhập vào cơ thể qua đường nào thì thủy ngân cũng qua máu
và tích lũy nhiều nhất ở thận.
- Hầu hết các dạng thủy ngân sau khi xâm nhập vào các tổ chức đều tích lũy dưới dạng ion Hg 2+

- Thủy ngân (II) không qua được màng sinh học nhưng do có áị lực mạnh với nguyên tử s nên nó dễ
dàng kết họp với các acid amin chứa s của protein (hemoglobin, albumin). Đặc biệt nó làm bất hoạt
các enzym có chứa nhóm thiol cần thiết cho cơ thể theo phản ứng sau:

HS SH + HgCl2 ⇒ S-Hg-S + 2HCl

- Dựa vào đặc tính trên của Hg2+ người ta đưa ra biện pháp điều trị nhiễm độc thủy ngân đặc hiệu
bằng các chất chứa nhóm thiol có ái lực mạnh với thủy ngân như BAL(British anti-Lewisite,
dimercaprol, HS-CH2-CH(SH)-CH2OH), DMSA (2,3 dimercapto succinic acid, HOOC-CH(SH)
CH(SH)-COOH).
Nguyên nhân

Do nghề nghiệp
Do cố ý
Làm việc tiếp
Trường hợp xúc với thủy
đầu độc ngân có thể gây
hiếm vì mùi ngộc độc trường
khó chịu diễn
Do tai biến Do ô nhiễm môi
trường
Nhầm lẫn
hoặc vô ý ăn Thuỷ ngân là
phải cá nhiễm nguyên tố vết
thủy ngân được đưa nhiều
vào sản xuất
Video ngắn về cách xử trí khi bị ngộ độc thủỷ ngân
Vậy khi bị ngộ độc thuỷ ngân cần xử trí như thế nào ?
Xử trí ngộ độc thủy ngân trước
khi đến bệnh viện bao gồm các
bước cơ bản: •Với tình trạng người bệnh
hít phải hơi thủy ngân thì nên nhanh chóng
đưa ra khỏi khu vực có thủy ngân. Nếu là
phòng nhỏ thì cần đóng kín cửa phòng để tránh
thủy ngân phân tán ra ngoài môi trường.
.

Nếu trẻ vô tình nuốt phải thủy ngân lỏng: Trong


lúc chờ đợi đến cơ sở y tế gần nhất, hãy cho trẻ
uống thật nhiều nước .
Với tình trạng thủy ngân tiếp xúc qua da: Cần ngay lập tức thải loại chất độc ở ngoài da bằng
cách:
⮚ Cần vệ sinh, rửa sạch tay bằng xà phòng và nước hoặc rửa mắt bằng nước muối sinh lý.
⮚ Nên thay toàn bộ quần áo đề phòng trường hợp thủy ngân dính vào người.
⮚ Để làm sạch quần áo dính thủy ngân, nên ngâm nước lạnh và nước xà phòng ở nhiệt độ 70 -
80 độ C, ngâm tiếp 20 phút ở nhiệt độ cao trong nước pha chất tẩy rồi mới xả bằng nước.
⮚ Vứt bỏ những dụng cụ thu dọn vừa sử dụng như chổi, sọt đựng rác hay găng tay vào túi ni
lông buộc kín, có ghi chú bên ngoài để tránh trường hợp xấu cho người khác.
Phương pháp điều trị

1, Ngộ độc hơi thuỷ ngân qua đường hô hấp


Theo dõi biến chứng viêm phổi, phù phổi
Cho thở oxy hỗ trợ nếu cần

2.Ngộ độc muối thuỷ ngân qua đường tiêu hoá


-Loại chất độc ra khỏi cơ thể: Rửa dạ dày bằng nước
pha lòng trắng trứng hoặc longarit (sodium
oxymethylen sulfoxylat HO-CH2SO2Na+) để chuyển
muối thủy ngân thành thủy ngân ít hấp thu: uống than
hoạt
- Trung hoà chất độc
- Chữa triệu chứng: Chống viêm thận, chạy thận nhân
tạo; cần thiết có thể thẩm phân máu trong 1-2 tuần;
dùng thuốc trợ tim
Thuốc điều trị

- Thủy ngân kim loại: Dùng Succimer (DMSA) hoặc axit 2,3-dimercapto-1-propanesulfonic
(DMPS) để tăng cường bài tiết thủy ngân qua nước tiểu. Penicillamine cũng có thể tham gia điều trị
nhưng nó có nhiều tác dụng phụ hơn trong khi việc thải trừ thủy ngân lại kém hiệu quả hơn

- Thủy ngân vô cơ: Trong vài phút hoặc vài giờ sau khi uống nếu được sử dụng DMPS tĩnh mạch
hoặc dimercaprol (BAL) tiêm bắp có thể giảm hoặc tránh tổn thương thận nặng. Cần sử dụng thuốc
sớm tránh việc chờ kết quả xét nghiệm.

- Thủy ngân hữu cơ: Dùng DMSA, N-acetylcysteine cũng có thể làm giảm nồng độ thủy ngân trong
các mô, bao gồm cả não.

- BAL có tác dụng phân bổ thủy ngân từ cơ quan khác tới não, do đó trong trường hợp ngộ độc thủy
ngân hữu cơ cần tránh sử dụng BAL.
Nguồn Tổ chức Y Tế Thế Giới
Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc
Vậy để phòng tránh ngộ độc thuỷ ngân cần làm như thế nào ?

TẠI NHÀ

Một số vật dụng chứa thủy ngân (ví dụ như nhiệt kế, thiết bị y tế, một số chất khử
trùng, bóng đèn huỳnh quang,…)

Đọc tên nhãn hiệu sản phẩm để xem chúng có chứa thủy ngân hay không, có ghi
cảnh báo về độc tính tiềm ẩn hoặc có hướng dẫn về cách xử lý sản phẩm khi bị
hỏng hoặc không sử dụng được
CÁ VÀ ĐỘNG VẬT CÓ VỎ

Cá và động vật có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… thường được


xem là một thành phần không thể thiếu của chế độ ăn uống
lành mạnh. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều chứa một lượng
nhỏ methylmercury. Để phòng ngừa, Cục quản lý Thực
phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra các khuyến
cáo như không ăn cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng đế,… vì
chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao. Nên chú ý đến các
cảnh báo của địa phương về sự an toàn của cá được đánh
bắt ở các sông, hồ và khu vực ven biển (Cần bổ sung thông
tin ở Việt Nam).
•Biện pháp xử lý kĩ thuật
•Thay thuỷ ngân bằng hợp chất khác nếu được.
•Chống thuỷ ngân bay hơi và bụi thuỷ ngân bằng thông
gió hợp lý
•Làm việc với thủy ngân phải ở nơi có bàn, tường, nền thật
nhẵn
•Tổ chức kế hoạch và kế hoạch hóa lao động để giảm tiếp
xúc thuỷ ngân

•Biện pháp phòng hộ cá nhân: tạo thói quen làm việc với ý
thức phòng chống độc thủy ngân và các hợp chất của nó; vệ
sinh cá nhân tốt.
•Biện pháp y học: khám đột xuất những người tiếp xúc với
thủy ngân và các hợp chất của nó cần được kiểm tra sức
khỏe toàn diện; khám định kỳ phải thực hiện 6 tháng/ lần
PRETITLE

CÂU HỎI LƯỢNG


GIÁ
CÂU 1
Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ ta cần sử dụng
hoá chất nào sau đây để khử độc thủy ngân ?

A . Muối ăn B . Cacbon

C . Lưu huỳnh D . Vôi sống


ĐÁP ÁN
CÂU 1 : C
CÂU 2
Ngộ độc muối thủy ngân qua đường tiêu
hoá cần xử trí như thế nào ?

A . Loại chất độc ra khỏi cơ thể

B . Trung hoà chất độc

C . Chữa triệu chứng

D . Cả A, B, C
ĐÁP ÁN
CÂU 2 : D
CÂU 3
Hơi thủy ngân hít vào được giữ lại ngay cơ
thể, hấp thu vào phổi bao nhiêu phần trăm ?

A . 30% B . 50%

C . 80% D . 100%
ĐÁP ÁN
CÂU 3 : C
CÂU 4
Khi liên kết với axit amin nào sau đây thì thủy ngân
methyl dễ dàng hấp thu qua đường tiêu hoá ?

A . Cystein B . Alanin

C . Glycin D . Tyrosin
ĐÁP ÁN
CÂU 4 : A
CÂU 5
Liều độc của HgCl2 với người lớn ?

A . 0,1 - 0,2 g B . 0,2 - 0,3 g

C . 0,3 - 0,4 g D . 0,4 - 0,5 g


ĐÁP ÁN
CÂU 5 : B
THANK
YOU
TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://moh.gov.vn/web/phong-chong-benh-nghe-nghiep/thong-tin-hoat-dong/-/asset_publisher/xjpQsFU
ZRw4q/content/cach-xu-ly-tinh-huong-ngo-oc-thuy-ngan?inheritRedirect=false

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/huong-dan-xu-tri-khi-bi-ngo-doc-thuy-ngan/#:~:text=V
%E1%BB%9Bi%20t%C3%ACnh%20tr%E1%BA%A1ng%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20b%E1%BB%87nh,tr
%E1%BA%BB%20u%E1%BB%91ng%20th%E1%BA%ADt%20nhi%E1%BB%81u%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20.

https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ngo-doc-thuy-ngan-slaRg

https://yhoccongdong.com/thongtin/ngo-doc-thuy-ngan-dieu-tri-y-te-va-phong-tranh-tai-nha/

You might also like