You are on page 1of 9

@samength

CHƯƠNG 1 : ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘC CHẤT

I. Khái niệm và nhiệm vụ của độc chất học


1. Khái niệm độc chất học
Độc chất là môn học nghiên cứu về tính chất lý hóa và tác động của chất độc trong cơ
thể sống, các phương pháp kiểm nghiệm để phát hiện, cách phòng và chống các tác
động có hại của các chất độc.
 Có 3 phương pháp:
- Chiết chất độc.
- Phân tích chất độc.
- Xác định ( chia làm 5 lĩnh vực: lâm sàng, thú ý, pháp y, môi trường, nông
nghiệp)  lâm sàng, pháp y quan trọng nhất.
2. Nhiệm vụ của chất độc
- Góp phần xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh cho môi trường, an toàn thực phẩm.
- Phòng và điều trị nhiễm độc.
II. Chất độc và sự ngộ độc
1. Khái niệm về chất độc
Chất độc là bất kì chất nào khi vào cơ thể trong điều kiện nhất định đều sẽ gây hại
từ nhẹ (đau đầu, nôn) đến nặng (co giât, sốt rất cao) và nặng hơn nữa là tử vong.
2. Phân loại chất độc
 Theo nguồn gốc chất độc:
- Thiên nhiên: động vật, thực vật, vi sinh vật...
- Tổng hợp, bán tổng hợp.
 Theo tính chất lý hóa của chất độc:
- Chất độc ở dạng: rắn, lỏng, khí,...
- Chất độc vô cơ: kim loại, á kim, acid, base,...
- Chất độc hữu cơ: aldehyd, este, h/chất Nitơ, h/c lưu huỳnh,...
 Theo độc tính:
Cấp độ độc Liều
I Không gây độc (Practically nomotoxic) >15g/kg
II Độc tính thấp (Slightly toxic) 5-15g/kg
III Độc tính cao ( Moderateley toxic) 0,5-5g/kg
IV Rất độc (very toxic) 50-500mg/kg
V Cực độc (extremly toxic) 5-50mg/kg
VI Siêu độc (super toxic) <5mg/kg

Theo phương pháp phân tích chất độc:


@samength

- Chất độc tan trong nước hay các dung dịch acid, kiềm.
- Chất độc có thể chiết tách được trong các dung môi hữu cơ.
 Tác động của chất độc trên cơ quan đích.
 Tác dụng đặc biệt của chất độc:
- Chất độc gây ung thư: aflatoxin, nitrosamin,...
- Chất độc gây đột biến gen, quái thai.
 Mục đích sử dụng chất độc: thuốc trừ sâu, chất phụ gia thực phẩm,...
 Cơ chế tác dụng ( phức tạp nên không đưa vào giáo trình).
3. Độc tính
Độc tính là liều lượng được dùng để miêu tả tính chất gây độc của một chất đối với cơ
thể sống và được biểu hiện bằng liều gây chết (LD).
Độc tính có thể cấp thời, có thể lâu dài và biến động từ cơ quan này đến cơ quan khác,
biến động theo lứa tuổi, di truyền, giới tính, tình trạng sức khỏe của sinh vật,...
Khái niệm về liều độc:
Lượng hóa chất vào trong cơ thể một gọi là liều. Liều nhỏ nhất có thể gây độc gọi là
ngưỡng của liều.
Mọi chất đều độc ở một ngưỡng liều nào đó và cũng vô hại với liều rất thấp. Giới hạn
giữa 2 liều đó là phạm vi các tác dụng sinh học (Lưới sinh học ED), tuy nhiên tiếp xúc
lâu dài một chất cũng có thể trở nên rất độc.

TDL ED TD LD
Vô hại HNTD

HNTD: liều tối đa không gây độc


Nếu gấp đôi liều ngưỡng ED thì động vật không chết.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính:
 Yếu tố chủ quan:
- Loài: mỗi loài có một liều riêng.
Vd: Sức khỏe nam kém hơn nữ do cặp NST Y mất dần qua từng năm.
- Giống, phái tính, khối lượng
- Tuổi
- Độ nhạy của từng cá thể: hệ thống miễn dịch do yếu tố di truyền quyết định
Vd: mỗi người sẽ dị ứng với món ăn, mỹ phẩm nào đó,...
- Tình trạng của cơ thể: thể chất, tinh thần,..
@samength

 Yếu tố khách quan:


- Đường dùng: độc tiêm thẳng vào máu sẽ nhanh hơn hít phải.
- Lượng dùng
- Dung môi
- Tốc độ tác dụng
- Tác động hiệp lực đối kháng
- Sự quen thuốc
4. Sự ngộ độc
Ngộ độc là sự rối loạn hoạt động sinh lý của cơ thể dưới tác động của chất độc.
 Nguyên nhân gây ngộ độc:
- Ngộ độc tình cờ
- Tự đầu độc
- Bị đầu độc
- Do ô nhiễm môi trường
- Do thức ăn, nước uống
 Cấp độ ngộ độc: 3 cấp
- Ngộ độc cấp tính: biểu hiện triệu chứng rõ ràng, xuất hiện ngay hoặc vài lần
khi tiếp xúc với chất độc trong thời gian ngắn, thường dưới 24h.
- Ngộ độc bán cấp: xảy ra sau nhiều ngày, có khi 1-2 tuần. Sau khi điều trị sẽ
khỏi nhanh nhưng sẽ để lại di chứng. (Cấp nguy hiểm nhất).
- Ngộ độc mạn tính: xảy ra từ từ sau nhiều lần phơi nhiễm với chất độc do sự
tích tụ của chất độc trong cơ thể.
III. Sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ chất độc
1. Sự hấp thu
Cách thức độc xâm nhập vào cơ thể gọi là đường phơi nhiễm hay đường hấp thu.
Lượng độc xâm nhập vào cơ thể trong một khoảng thời gian phụ thuộc vào đường hấp
thu.
 Có 4 đường hấp thu:
- Qua da và niêm mạc: yếu tố ảnh hưởng đến sự xâm nhập của độc qua da là
nồng độ, tuổi, độ ẩm, diện tích tiếp xúc, da bị xung huyết,...
- Qua đường tiêu hóa: đường chủ yếu xâm nhập của chất độc. Yếu tố ảnh
hưởng là nồng độ, kích thước phân tử, độ hòa tan trong nước, độ ion hóa, ph
của bộ máy tiêu hóa.
Vd: khoang miệng (ph trung tính), dạ dày (ph acid), ruột non (ph kiềm),..
- Qua đường hô hấp: chất độc dạng khí, khí dung, khói bụi,..có thể vào phổi,
phần còn lại sẽ đọng ở miệng, họng, mũi.
- Qua tiêm chích: tiêm chất độc trực tiếp vào máu sẽ gây tác động rất nhanh,
tiêm dưới da và cơ sẽ có tác động chậm hơn vì độc phải qua các mô vào máu.

2. Sự phân bố trong cơ thể


@samength

Phụ thuộc vào 2 yếu tố:


- Bản chất của độc.
- Cấp độ ngộ độc.
3. Sự chuyển hóa (chia làm 2 pha)
 Chuyển hóa pha 1: gồm các phản ứng thủy phân, oxh khử và hydrat hóa epoxid.
Các phản ứng này sẽ tạo ra một nhóm phân cực trên cấu trúc các xenobiotits, giúp cho
xenobiotits trở nên phân cực hơn.
- Phản ứng oxy hóa:
+ Xúc tác bởi enzym của microsom gan và đặc biệt CYP450 và
monooxygenase chứa flavin.
Vd: phản ứng chuyển hóa toulen; oxh benzen và hydro hóa epoxid.
+ Xúc tác bởi các enzym kông thuộc microsom gan (ADH, ALDH, amin
oxydade).
- Phản ứng thủy phân: este, amid,hydrazid và carbonat bị thủy phân bởi nhiều
enzym khác nhau.
- Phản ứng khử: nhóm chức nitro, diazo, carbonyl, anken, sulfoxid,..đều có khả
năng bị khử.
 Chuyển hóa pha 2: sản phẩm pha 1 và xenobiotits (-OH, -COOH, amino,
halogen, epoxid) tiếp tục phản ứng liên kết với các chất chuyển hóa nội sinh (đường,
amin, sulfat,...) tạo ra sản phẩm ít phân cực, ít độc và dễ đào thải hơn chất độc ban
đầu.
Những phản ứng pha 2 đều cần năng lượng và chia thành 2 nhóm:
- Nhóm 1: tác nhân liên hợp được hoạt hóa rồi PỨ với chất độc (hoặc chất
chuyển hóa ở pha 1).
- Nhóm 2: chất độc ( hoặc CCH pha 1) được hoạt hóa rồi liên hợp với 1 acid
amin, chủ yếu là glycin.
Phản ứng liên hợp: sản phẩm chuyển hóa tan trong nước, ít hoặc không có hoạt tính
được đào thải qua nước tiểu hoặc phân. (gồm 9 PỨ liên hợp)
- Liên hợp sulfat: đào thải qua nước tiểu.
- Liên hợp glucosid: kết hợp với UDP-glu để tạo thành sản phẩm dễ tan và đào
thải qua nước tiểu.
- Liên hợp glucuronic: Phản ứng Uridindiphosphat glucuronic (UDPGA), dùng
để giải độc ở gan.
- Liên hợp glutathion: khử độc các chất ưa điện tử (hydrocarbon thơm, dẫn
xuất halogen của hydrocarbon,...)
- Phản ứng metyl hóa: xảy ra trên các nhóm chức amino, hydroxyl hoặc thiol
với S-adenosyl methionin (SAM).
- Liên hợp với nhóm thiol (-SH): vài chất độc liên hợp với thiol ( cystini,
cystein,..) gây rối loạn PỨ enzym và oxh khử của tổ chức.
@samength

- Sự hình thành thiocyanat: acid cyanhydric và các dẫn xuất NaCN,


KCN,...dưới tác dụng của enzym rhodanese sẽ tạo thành thiocyanat kém độc
hơn cyanua 200 lần.
- Phản ứng acyl hóa: gồm acetyl hóa và liên hợp acid amin (glycin).
IV. Sự thải trừ
1. Qua thận (con đường chính)
Đường thải trừ quan trọng nhất của các chất tan trong nước.
Gồm các giai đoạn:
- Lọc thụ động qua cầu thận: chất có kích thước phân tử nhỏ hơn 100 A ° và
không kết hợp protein.
- Sự tái hấp thu ở ống thận (ống lượn gần và ống lượn xa).
- Sự bài tiết xảy ra ở ống thận theo 2 cơ chế: chủ động và bị động.
2. Qua gan/qua mật (chính)
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, độc sẽ chuyển hóa ở gan. Tùy theo khối lượng phân tử,
sản phẩm chuyển hóa sẽ bài tiết qua nước tiểu hay qua mật vào ruột và đào thải qua
phân.
Phần lớn là các chất độc tan trong lipid sẽ bị gan biến đổi và đào thải. Chu trình gan
ruột lặp đi lặp lại làm tăng thời gian bán thải chất độc và gây hại cho gan.
3. Qua hô hấp
Chất độc dạng khí hay dễ bay hơi sẽ thải trừ qua phổi (rượu, halothan,...), tốc độ thải
trừ phụ thuộc vào tốc độ hô hấp, độ hòa tan chất độc trong máu, lưu lượng máu qua
phổi,..
4. Con đường khác
Các chất tan nhiều trong lipid (thuốc trừ sâu), phân cực (rượu etylic, cafein), ít phân
cực (hormon, vitamin,..) đều có thể thải trừ qua sữa.
Một số chất độc đào thải qua mồ hôi, nước bọt, lông, tóc,...
V. Tác động của chất độc
1. Trên bộ máy tiêu hóa
Độc vào đường tiêu hóa gây nôn (ngộ độc Hg, thuốc phiện,..) đó là pứ đầu tiên của cơ
thể; astropin gây khô miệng; bismut gây tiết nước bọt nhiều,..
2. Trên bộ máy hô hấp
 Tại chỗ:
- Nhẹ thì gây ho, khó thở, chảy mũi,...nặng thì gây viêm phế quản, phù phổi,
ngạt thở.
@samength

- Tác động trên nhịp thở: thở chậm do opi, CO, cyanua, cồn; thở nhanh do
belladon, cocain, cafein, amphetamin,...khó thở kiểu hen do phospho hữu cơ.
 Toàn thân:
- Mất khả năng cung cấp oxy cho cơ thể: CO, cyanua, thuốc ngủ,...
- Ức chế hô hấp gây ngạt thở tiến tới ngừng thở: thuốc phiện, tetracloro etylen,...
- Gây xơ hóa phổi: bụi than, talc, silicagen,...
- Ung thư phổi: crom, niken, arsen,...
3. Trên hệ tim mạch
- Làm tăng nhịp tim: cafein, adrenalin, amphetamin,...
- Làm giảm nhịp tim: digtalin, eserin, phospho hữu cơ,..
4. Trên máu
Huyết tương, hồng cầu, bạch cầu,...có thể bị thay đổi dưới tác dụng của chất độc.
5. Trên hệ thần kinh
Phần lớn chất độc đều tác động ít nhiều lên hệ thần kinh gây rối loạn chức năng vận
động.
Vd: adrenalin, aspotrin, nicotin,..gây giãn đồng tử, tim nhanh, co mạch,..
6. Trên thận và hệ tiết niệu
Lượng máu qua thận rất lớn nên một lượng đáng kể thuốc hoặc chất độc cũng được
chuyển qua thận.
- Kim loại nặng (Hg, Pb,..) liều thấp thì tăng glucose và aa trong nước tiểu, liều
cao thì gây hoại tử TB thận, tăng BUN, vô niệu và gây chết.
- Aspirin, acid oxalic, thuốc chống đông máu gây tiểu ra máu.
- Dung môi hữu cơ: clo, sulfamid, CCl4,..gây viêm thận.
- Aminoglycosid (streptomycin, neomycin, kenamycin, gentamycin) gây hoại tử
TB ống thận, dẫn đến suy thận cấp và bí tiểu.
7. Trên gan
Gan là cơ quan chính chịu trách nhiệm chuyển hóa các chất độc.
- Rượu làm xơ hóa gan.
- Gây tắc nghẽn mật: clopromazin, clothizid, imipramin, diazepam, estradiol,...
- Gây viêm gan: phenyl butazol, metyldopa, halothan, papaverin, íoniazid,...
- Ung thư gan: aflatoxin, uretan, vinyl clorid,...
8. Trên hệ sinh sản
Các chất độc gây ra rối loạn chức năng của hệ sinh sản (nam và nữ) và tác động lên
quá trình mang thai, sinh đẻ, bài tiết sữa.
- Ngăn cản sự rụng trứng: chì,..
@samength

- Thuốc trị ung thư tác động lên tuyến sinh dục bằng cách can thiệp vào sự phân
chia tế bào hoặc cản trở sự tạo tinh trùng: busulfan, cyclophosphamid, nitrogen
mustard,...
- Thuốc trị nấm dibromocloropropan (DBCP) tác động lên TB stertoli ở nam
nhưng không gây độc trên thí nghiệm giống cái.
VI. Điều trị ngộ độc
1. Loại chất độc ra khỏi cơ thể: giảm tối đau độc vào máu đồng thời tăng thải
độc ra ngoài.
 Loại trực tiếp: chỉ thực hiện khi ngộ độc <6 giờ.
- Loại bỏ chất độc trên da, mắt: Ở da thì cởi bỏ quần áo, không xà xát, độc không
tan trong nước thì dùng dung môi hữu cơ. Ở mắt thì rửa sạch nước hoặc nước
sinh lý 0,9% từ 5-10p , chất độc là acid hoặc base thì cần duy trì ph= 6,5-7,5
sau khi rửa mắt.
- Loại bỏ chất độc qua đường tiêu hóa: gây nôn ngay sau vài phút nhiễm độc
bằng vật lý (ngoáy họng, móc họng,...) hoặc bằng chất gây nôn (siro ipeca,
apomorphin).
Không gây nôn cho những trường hợp:
- Ngộ độc trên 4 giờ vì phần lớn độc đã không còn ở dạ dày.
- Bệnh nhân hôn mê, động kinh, co giật (ngộ độc strychnin).
- Ngộ độc xăng, kiềm mạnh và acid, hóa chất gây bỏng ở họng và phổi. Nên rửa
dạ dày (3-8h sau khi ngộ độc); tẩy xổ (24h; MgSO4, Na2SO4,..); thụt trực
tràng (nên kết hợp với rửa dạ dày, dùng NaCl 0,9% để rửa đại tràng).
 Loại gián tiếp:
- Qua đường hô hấp: phosgen, Clo, SO2,..
- Qua đường thận: đào thải qua nước tiểu.
- Bằng cách thẩm tách máu hoặc chích máu
2. Phá hủy hay trung hòa chất độc
 Hấp thụ chất độc ở dạ dày, ruột:
- Dùng các chất có khả năng hấp thụ độc.
Vd: than hoạt (4h sau khi ngộ độc), sắt, lithium, metanol,..
 Dùng các chất kháng độc đặc hiệu:
Dùng các chất tương kỵ để ngăn cản hấp thu độc, làm mất hoạt tính hoặc đối kháng
với chất độc. Một số chất điều trị ngộ độc:
- Dimercapto 2,3-propanol: arsen, Hg, muối vàng.
- DMSA (2,3- dimercaptosuccinic acid): arsen, Pb.
- EDTA calci dinatri (kết hợp với KL nặng không gây hạ calci huyết): Pb, Hg.
- Rongalit ( có tính khử mạnh, kết tủa kim loại): Bi, Hg,..
@samength

- N-acetylcystein: acetaminophen (paracetamol).


- Amonium molybdat: Cu.
- Antivenin: trị độc nọc rắn.
- Atropin sulfat: các chất ức chế men cholinesterase.
- Etanol 20%: etylen glycol.
- NaNO3, natri thiosulfat: cyanid (thải qua nước tiểu).
- 2-Pyridin aldoxin iodometylat (2-PAM): thuốc trừ sâu phospho hữu cơ.
- Vitamin K: các chất chống đông máu coumarin, indanedion.
- Xanh metylen 1%: các chất oxh mạnh methemoglobin.
- Nalorphin: các opioid.
 Điều trị chống lại hậu quả bởi gây độc:
1. Điều trị đối kháng:
- Ngăn chặn quá trình chuyển hóa chất độc thành sản phẩm độc hơn.
- Làm tăng thải chất độc.
- Chất đối kháng cạnh tranh với thụ thể gây độc.
- Chất đối kháng ngăn chặn thụ thể gây độc.
- Chất đối kháng hồi phục chức năng bình thường của cơ thể bị ngộ độc.
2. Điều trị triệu chứng:
- Điều trị suy hô hấp, ngạt thở: dùng thuốc kích thích thần kinh (ephedin,
amphetamin, lobelin,...).
- Điều trị rối loạn nhịp tim: tiêm thuốc trợ tim ( camphor, niketamid,...)
- Chống sốc: tiêm truyền tĩnh mạch dd lactat ringer hoặc chất thay thế huyết
tương.
- Điều trị triệuchứng thần kinh: giảm co giật (tiêm IV diazepam,
phenobarbital); hôn mê, ức chế thần kinh (campho, cafein).
- Chống rối loạn nước, điện giải và toan kiềm:
+ Chống mất nước và điện giải: truyền dd glucose 5% và NaCl 9%.
+ Nếu thừa kiềm: dùng thuốc lợi tiểu tăng thải kiềm (acetazolamid) hoặc bù
toan (truyền NH4Cl 0,83%).
+ Nếu toan huyết: truyền NaHCO3 1,5%.
- Chống biến chứng máu:
+ Ngộ độc Nitri tạo methemoglobin: tiêm vitaC.
+ Ngộ độc làm máu chậm đông: tiêm IV depersolon.
+ Trường hợp tan huyết chủ yếu trị bằng truyền máu.
@samength

You might also like