You are on page 1of 28

ĐỘC CHẤT

Câu 1: Nêu nội dung và nhiệm vụ của độc chất học.


Câu 2: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính của các chất.
Câu 3: Quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ các chất độc diễn ra
như thế nào ?
Câu 4: Nguyên tắc chung của phương pháp vô cơ hóa mẫu, ưu nhược điểm và
ứng dụng của chúng trong phân tích các kim loại độc hại.
Câu 5: Trình bày nguyên nhân gây ngộ độc, cơ chế gây độc, các triệu chứng và
cách xử lý khi bị ngộ độc asen.
Câu 6: Nêu nguyên tắc của các phương pháp phân tích thủy ngân.
Câu 7: Trình bày nguyên nhân gây ngộ độc, cơ chế gây độc, các triệu chứng và
cách xử lý khi bị ngộ độc nitrogen oxyd.
Câu 8: Trình bày độc tính, nguyên nhân nhiễm độc, các triệu chứng và cách xử lý
ngộ độc, nhiễm độc nicotin và thuốc lá. Tìm hiểu các nội dung chính của Luật
phòng, chống tác hại thuốc lá (09/2012/QH13).
Câu 9: Trình bày độc tính, nguyên nhân nhiễm độc, các triệu chứng và cách xử lý
ngộ độc, nhiễm độc các barbiturat.
Câu 10: Trình bày độc tính, nguyên nhân nhiễm độc, các triệu chứng và cách xử
lý ngộ độc, nhiễm độc nicotin và thuốc lá.
Câu 11: Ma túy và một số cách phân loại ma túy ?
Câu 12: Các phương pháp phân tích amphetamin là gì ?
Câu 13: Trình bày nguồn gốc, cơ chế tác động của morphin, heroin đối với cơ thể
Câu 14: Nêu khái niệm chất bảo vệ thực vật ? Cách phân loại ?
Câu 15: Nêu cách sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả ?
Câu 16: Trình bày nguyên tắc xử lý mẫu và phân tích chất bảo vệ thực vật ?
Câu 17: Tác động của dioxin và các thuốc diệt cỏ đối với con người, cách sử trí
khi bị nhiễm độc ?
Câu 18: Trình bày độc tính, nguyên nhân ngộ độc, các triệu chứng và cách xử lý
ngộ độc atropin.
Câu 19: Trình bày nguyên nhân gây ngộ độc, cơ chế gây độc, các triệu chứng và
cách xử lý khi bị ngộ độc chì. Nêu nguyên tắc của phương pháp phân tích chì?
Câu 20: Nguyên tắc loại chất độc ra khỏi cơ thể trong xử lý ngộ độc ?

1
Câu 1: Nội dung và nhiệm vụ của độc chất học:

1. Độc chất học phục vụ xã hội không chỉ bảo vệ con người và môi trường
tránh được các ảnh hưởng nguy hại của các chất độc mà còn tạo điều kiện
phát triển một số tính chất chọn lọc của chất độc trong việc tìm kiếm các
thuốc chứa bệnh (như thuốc chống ung thư...), các chất trừ sâu, diệt cỏ
trong nông nghiệp...
2. Nhiệm vụ của Độc chất học :
 Phục vụ cho công tác phòng bệnh và phòng chống ô nhiễm môi trường:
Cần coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Độc chất
học với một số nội dung chính như sau:
- Xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường đề phỏng nhiễm độc cho
người tiêu chuẩn dư lượng các chất trừ sâu, diệt có trong rau quá, thực
phẩm; giới hạn nồng độ tối đa cho phép các khí độc trong không khi,
các chất ô nhiễm trong đất, trong nước...
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn vệ sinh đã xây dựng.
Hoàn thiện các phương pháp phân tích đã có, để xuất các phương pháp
mới để phát hiện và xác định hàm lượng các chất độc.
- Đề xuất các phương pháp khử độc tránh ô nhiễm môi trường.
- Những nội dung trên đây phải được đặt lên hàng đầu, là biện pháp tích
cực để bảo về sức khoẻ cộng đồng.
 Phục vụ công tác điều trị và cấp cứu ngộ độc
- Khi bị ngộ độc, phân tích chất độc giúp cho việc chuẩn đoán, phát hiện
nhanh nguyên nhân ngộ độc để có biện pháp cấp cứu điều trị chính xác
kịp thời, nâng cao hiệu quả cứu chữa người bệnh.
- Phân tích độc chất không chỉ làm những xét nghiệm phục vụ cho cấp
cứu ngộ độc mà còn giúp phòng ngộ độc thuốc trong quá trình điều trị.
Phân tích độc chất nhằm xác định loại và nồng độ chất độc trong dịch
sinh học như máu, nước tiểu... tương tự như những xét nghiệm sinh
hoá khác phục vụ cho điều trị. Điều này đặc biệt quan trọng đối với
những dược chất có độc tính cao, giới hạn an toàn hẹp hay dễ bị tích
lũy trong cơ thể.
 Phục vụ công tác tư pháp
- Ngoài nhiệm vụ đề phòng nhiễm độc, phục vụ cấp cứu và điều trị khi
bị ngộ độc, phân tích độc chất còn có nhiệm vụ phục vụ các cơ quan tư
pháp khi cần thiết. Đó là những trường hợp nghỉ nạn nhân bị đầu độc
đến tử vong (hay bị ngộ độc nặng).

2
Câu 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính của các chất: gồm các yếu tố chủ
quan và khách quan

+ Các yếu tố chủ quan:

- Loài: mỗi loài có một liều độc riêng, do đó không thể suy từ loài này
sang loài khác, đặc biệt là từ liều cho súc vật suy ra cho người. Liều
độc đối với người không thể xác định bằng thực nghiệm nên chỉ dựa
vào ước lượng và điều tra.
- Tuổi, giới tính, cân nặng: động vật non có thể chịu ảnh hưởng của chất
độc ít hơn động vật già (nếu như cần chuyển hóa qua gan thận) nhưng
cũng có thể nhạy cảm hơn thậm chí rất nhạy cảm với các chất độc tác
dụng lên thần kinh trung ương.
- Độ nhạy cảm của từng cá thể: có nhiều chất độc có liều độc thay đổi
khá rộng như barbiturat từ 1-12g...
- Trạng thái của cơ thể: no đói (khi lẫn thức ăn tác động độc giảm), mệt
nhọc, có thai, bệnh tật thường chịu ảnh hưởng nhiều hơn.

+ Các yếu tố khách quan

- Đường dùng và cách dùng: chất độc tiêm vào máu hay hít thẳng vào
phổi sẽ tác dụng nhanh đến toàn cơ thể. Một số chất độc dùng liều
lượng thấp nhưng trong thời gian dài cũng có thể gây ngộ độc.
- Dạng dùng: dung môi ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu chất độc.
- Tốc độ đưa thuốc vào cơ thể như tiêm cho trẻ em, tiêm thuốc ngủ hay
huyết thanh phải tiêm chậm.
- Việc sử dụng đồng thời với các thuốc khác có thể gây ra tác dụng hiệp
đồng hay đối kháng
- Sự quen thuốc: dùng nhiều lần cơ thể có thể chịu đựng được liều độc
nhất định, một số gây ra nghiện như rượu, cà phê, thuốc lá, ma túy...
hay kháng sinh không còn tác dụng với vi khuẩn.

3
Câu 3: Qúa trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ chất độc:

 Sự hấp thu

 Phân bố của chất độc trong cơ thể


Sau khi hấp thu vào máu, chất độc được phân bố đến cơ quan tổ chức
gây độc, vận chuyển đến các mô dự trữ, hoặc đến các cơ quan khử độc
và cuối cùng là đào thải. Các chất độc thường được vận chuyển trong
máu dưới dạng kết hợp với protein huyết tương.
Quá trình phân bố chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sau:
- Tính chất của chất độc
- Ái lực của chất độc với các loại mô
- Khả năng tích lũy của các tổ chức với chất độc:
- Cấp độ ngộ độc cũng ảnh hưởng đến quá trình phân bố chất độc trong
cơ thể.
 Sự chuyển hóa của các chất độc
- Các chất độc có thể bị chuyển hóa bởi các quá trình sau:
 Oxy hoá khử:
- Trong cơ thể một số chất độc bị oxy hoá. Ví dụ hợp chất nitrit chuyển
thành nitrat, methanol và ethanol bị oxy hoá thành khí CO2 và H2O.
Một số chất độc khác vào cơ thể bị khử: cloral hydrat chuyển thành
tricloroethanol, dẫn xuất nitro chuyển thành dẫn xuất amin..
 Thủy phân:
- Trong cơ thể nhiều hợp chất chứa ester, amid, carbamat như
acetylcholin. atropin... dễ bị phân hủy dưới tác dụng của các enzym
khác nhau.
 Các phản ứng liên hợp:
- Các sản phẩm oxy hóa khử hay thủy phân có thể tiếp tục tham gia các
phản ứng liên kết với các chất nội sinh (đường, acid amin, glutation,
sulfat...) tạo ra các sản phẩm thường phân cực hơn, ít độc hơn và dễ

4
đào thải hơn so với chất độc ban đầu. Có nhiều phản ứng liên hợp khác
nhau.
 Sự thải trừ chất độc:
 Đào thải chất độc qua thận:
- Đây là đường thải trừ quan trọng nhất của các chất tan trong nước
Quá trình thải trừ:
- Lọc thụ động qua cầu thận: hoạt chất dạng tự do, không gắn vào
protein huyết tương được lọc ở đây.
Bài tiết tích cực qua ống thận, quá trình này xảy ra chủ yếu ở ống lượn
gần, do phải có chất vận chuyển nền tại đây có sự cạnh tranh để thải
trừ
- Tái hấp thụ ở ống thận là quá trình khuếch tán thụ đồng qua ống thận,
quá trình này xảy ra ở ống luợn gần và ông lượn xa. Các chất tan trong
lipid, không bị ion hóa ở pH nước tiểu tuy đã thải trừ trong nước tiểu
ban đầu lại được tài hấp thu vào máu.
 Đào thải chất độc qua mật ( qua gan).
- Sau khi xâm nhập vào cơ thể các chất độc sẽ được chuyển hóa ở gan, các
chất chuyển hóa có trọng lượng phân tử lớn hơn 300 sẽ thải trừ qua mật
để theo phân ra ngoài. Phần lớn sau khi bị chuyển hóa thêm ở ruột sẽ
được tái hấp thu vào máu để thải trừ qua thận.

- Một số chất sau khi thải trừ qua mật xuống ruột lại được tái hấp thu về
gan theo đường tĩnh mạch cửa để lại vào vòng tuần hoàn, được gọi là chất
có chu kì ruột – gan. Những chất này tích lũy trong cơ thể, làm kéo dài tác
dụng (morphin, tetracylin, digitalis trợ tim...).

 Đào thải chất độc hóa phổi ( qua hô hấp)


- Các chất độc thể hơi, có tính chất bay hơi thải trừ qua phổi, bao gồm:

+ Các chất bay hơi như rượu, tinh dầu (eucalyptol, menthol).

+ Các chất khí: CO, H2S, HCN...

- Tốc độ thải trừ phụ thuộc vào tốchấp hô hấp, độ hòa tan chất độc trong
máu, lưu lượng máu qua phổi...

 Đào thải chất độc qua các đường khác.

5
Các chất rắn mạnh trong lipid ( các alcaloid, barbiturat, các chất chống
viêm như phi steroid, tetracyclin...), có trọng lượng phân tử dưới 200
thường dễ dàng thải trừ qua sữa.

Ngoài ra một số chất có thể thải trừ qua mồ hôi, nước bọt...

Câu 4: Nguyên tắc chung của phương pháp vô cơ hóa mẫu, ưu nhược điểm,
ứng dụng

1. Nguyên tắc:
- Vô cơ hóa là quá trình oxy hóa đốt cháy chất hữu cơ để giải phóng
kim loại dưới dạng ion. Trong một số trường hợp, quá trình vô cơ
hóa không đốt cháy hoàn toàn được chất hữu cơ thành H2O, CO2
mà chỉ tạo ra được các hợp chất đơn giản, kém bền vững, dễ dàng
bị phá hủy hơn.
- Các phương pháp vô cơ hóa phổ biến là: vô cơ hóa khô (hay
phương pháp đốt) và vô cơ hóa ướt (dùng acid với các tác nhân oxy
hóa khác nhau).
- Mẫu thử trong độc chất có thể là máu, nước tiểu, thực phẩm... Nếu
mẫu thử là máu, nước tiểu thì phải đong trước, nếu cần có thể cho
thêm một ít natri carbonat rồi cô đến khô trên cách thủy. Nếu mẫu
thử rắn như thức ăn, phủ tạng thì phải nghiền nhỏ. Mẫu thử có cồn
thì phải loại cồn bằng cách đun cách thủy ở nhiệt độ thấp (40-50°C)
đề tránh gây nổ khi vô cơ hóa bằng hỗn hợp HCI và KCIO3
2. Phương pháp vô cơ hóa khô
- Phương pháp đốt đơn giản : Dùng để xác định sự có mặt của các
muối của Zn, Cu,Mn, phương pháp này ngày nay ít sử dụng.
- Phương pháp đốt với hỗn hợp Na2CO3 và NaNO3
- Phương pháp này ít được sử dụng vì chỉ thực hiện được với lượng
mẫu thử nhỏ từ 5-10g
3. Phương pháp vô cơ hóa ướt
- Phương pháp vô cơ hóa bằng clo mới sinh:
KCIO3 + 6HCl 3 KCl + 3Cl2 + 3H2O
Cl2 + H2O HCl + [O]
- Oxy nguyên tử sinh ra trong phản ứng sẽ phá hủy HCHC tạo ra
CO2 và H2O
 Nhược điểm:
- Thời gian đốt tương đối lâu
- Vô cơ hóa không được hoàn toàn

6
- Gây mất một số kim loại
4. Phương pháp vô cơ hóa sulfonitric
H2SO4 → H2SO3 + [O]
H2SO3 SO2 + H2O
HNO3 2NO+ H2O +3[O]
NO N2 + 2[O]
Vai trò của acid H2SO4 và HNO3 là oxy hóa các hợp chất hữu cơ, acid
sulfuric có thế năng oxy hóa thấp nên thể hiện tính oxy hóa trước, sau khi
mẫu thử mất nước nhiệt độ sôi mẫu tăng lên làm tăng tác dụng oxy hóa
của acid nitric.
 Ưu điểm :
- Thời gian phá hủy hoàn toàn hợp chất hữu cơ tương đối nhanh.
- Độ nhạy cao đối với nhiều cation
- Thể tích dịch vô cơ hóa thu được tương đối nhỏ.
 Nhược điểm
- Làm mất một lượng đáng kể mẫu dễ bay hơi như các hợp chất chứa
thủy ngân.
5. Vô cơ hóa bằng hỗn hợp acid H2SO4, HNO3, HClO4:
Nguyên tắc:
H2SO4 SO2 + H2O2
HNO3 2NO2 + H2O2
HClO4 Cl2O6 + H2O2
Tác dụng của acid percloric thể hiện chủ yếu ở giai đoạn cuối. Khi nhiệt
độ lên cao (203°C) acid percloric tăng khả năng oxy hóa để phá hủy hợp
chất hữu cơ.
 Ưu điểm
- Oxy hóa được gần như hoàn toàn chất hữu cơ (99%)
- Tốn ít tác nhân oxy hóa
- Rút ngắn thời gian khoảng 2,5-3 lần so với phương pháp
sulfonitric.
- Thể tích dịch vô cơ nhỏ.
 Nhược điểm: làm mất một lượng lớn thủy ngân
6. Vô cơ hóa băng hỗn hợp NH4NO3 và H2SO4 cơ chế giống phương pháp
sulfonitric nhưng có ưu điểm là đỡ nguy hiểm hơn cho người làm việc.
7. Vô cơ hóa băng hỗn hợp H2SO4 và H2O2 Phương pháp này có ưu điểm là
ít tỏa khí độc nhưng nhược điểm giá thành cao.

7
Câu 5: Nguyên nhân cơ chế, triệu chứng, cách xử lý khi ngộ độc arsen

 Nguyên nhân:
- Do cố ý: Thường xảy ra vì arsen rất độc, không mùi, không có bị ngộ độc
trường diễn do đào thải chậm. Do tự tử bằng thuốc trừ sâu hay thuốc diệt
cỏ.
- Do tai biến: do ăn uống các loại thực phẩm vẫn còn chứa các loại trừ sâu
hay diệt cỏ có arsen.
Dùng nhiều thuốc có arsen trong thời gian dài.

- Do nghề nghiệp: công nhân làm việc trong các nhà máy liên quan đến
arsen hoặc các mỏ khai thác arsen.
- Do ô nhiễm môi trường: nước ngầm bị nhiễm arsen.

 Cơ chế gây độc

- Arsen và các hợp chất của arsen ức chế enzym qua sự tương tác với nhóm
thiol (-SH) của enzym (arsen hoá trị 3) thấy thế phosphat (các hợp chất
arsen hoá trị 5).

 Triệu chứng
+ Ngộ độc cấp:
- Tác dụng lên đường tiêu hóa: Sau khoảng thời gian 30 phút đến 2h
có các triệu chứng như rất bỏng thực quản, buồn nôn, nôn, đau
bụng dữ dội, đi tiểu ra máu, viêm đường tiêu hóa xuất huyết, nặng
hơn nữa dẫn đến viêm dạ dày, ha huyết áp và tử vong.
- Tác dụng lên tim phổi: Cơ tim sung huyết, phủ phối, tim đáp nhanh
và chết do trụy tim mạch sau 24h
- Hệ thân kinh co giật, mẽ sảng, suy nhược, tê liệt và phù não.
- Hệ tiết niệu: suy thận.
+ Ngộ độc mạn tính:
- Bi rối loạn tiêu hóa liên tục, đau bụng mệt mỏi, khó chịu,…
- Viêm thần kinh ngoại vi, liệt các đầu chi, rụng tóc, rối loạn sắc tố
da.
- Giảm bạch cầu, thiếu máu
- Ngô độc mạn tính có thể gây ung thư phổi, gan, thận.. sau nhiều
năm phơi nhiễm.
 Điều trị:
+ Ngộ độc cấp:

8
- Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể cũng nhanh càng tốt bằng cách gây
nôn hay rửa dạ dày với lòng trắng trứng.
- Uống than hoạt tính
- Trung hóa chất độc bằng các chất giải độc như dụng dịch sulfua,
muối Fe3+
- Thuốc đặc trị: Dùng Dimercaprol với liệu 5mg/kg tiêm bắp cách 4-
6h.

Chữa triệu chứng bù nước và chất điện giải, tiêm truyền dung dịch
glucose và natri.

+ Ngộ độc mạn tính: điều trị các triệu chứng uống thuốc trợ tim, lợi tiểu
kết hợp với vật lý trị liệu.

Câu 6: Nguyên tắc của pp phân tích thủy ngân

 Định tính
- Tạo hỗn hống với đồng kim loại: có thể thực hiện trực tiếp trên mẫu thử
chưa vô cơ hóa. Acid hóa mẫu bằng acid hydrochloric, cho vào bìnhmột
mảnh đồng kim loại (đã cạo sạch và rửa bằng acid nitric loãng rồi nước
cất), đun nóng khoảng 1 giờ. Nếu có Hg2 + Thì trên bề mặt mảnh đồng sẽ
có lớp thủy ngân kim loại sáng bóng. Để khẳng định có thể làm thêm
phản ứng tạo thủy ngân iodid (màu hồng) từ hỗn hống thủy ngân đồng
trên mảnh đồng kim loại với iod tinh thể hoặc Cu2I2.
- Phản ứng với dithizon: các muối Hg2+ tạo với dithizon một hợp chất
phức màu vàng cam bền vững.
- Phản ứng với dung dịch KI: các muối Hg2+ Cho kết tủa màu đỏ HgI2 với
dung dịch KI ở môi trường trung tính hay acid nhẹ và tận trong thuốc thử
thừa.
- Phản ứng với SnCl2: cho kết tủa trắng (ở pH 2,5) rồi chuyển sang xám.
 Một số phương pháp định lượng thủy ngân.
- Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử: phương pháp hay được sử
dụng nhất để định lượng, phát hiện thủy ngân là phương pháp AAS sử
dụng kỹ thuật hóa hơi lạnh . Lượng thủy ngân có mặt trong mẫu được
chuyển về dạng Hg2 + hòa tan nhiều quá trình vô cơ hóa mẫu bằng các
tác nhân oxy hóa (HNO3 đặc, H2O2 30%, dung dịch KMnO4 5% ...)
Trong môi trường acid mạnh, Hg2+ tác dụng với tác nhân khử (SnCl2 hay
NaBH4 trong môi trường acid mạnh) tạo thành hơi thủy ngân tự do ngay

9
ở điều kiện nhiệt độ thường, có thể phát hiện trực tiếp bằng phương pháp
quang phổ hấp thụ nguyên tử.
- Phương pháp chuẩn độ dithizon:

Nguyên tắc: thủy ngân ở dưới dạng Hg2+ kết hợp với các anion Cl- tạo thành
hợp chất ít phân ly: Hg2+. + 2Cl- = HgCl2 và khi đạt đến điểm tương đương,
phát hiện việc thừa Hg2+ bằng chỉ thị diphenylcarbazol (diphenylcarbazol kết
hợp với Hg2+ thành tủa màu xanh).

- Phương pháp quang phổ hấp thụ UV-VIS:


Nguyên tắc: hòa tan chất phân tử vào một dung môi thích hợp sau đó cho tác
dụng với thuốc thử ở một điều kiện nhất định để tạo ra một phức chất cho phổ
hấp thụ từ ngoại hoặc khả kiến. Sau đó tiến hành đo mật độ quang ở dung dịch
đó.

Câu 7: Nguyên nhân, cơ chế, triệu chứng, các xử lý khi ngộ độc nitrogen
oxyd

 Nguyên nhân:
- Hình thành khi hạt có dữ trữ nitrit cao bị lên men hoặc tồn tại trong khói
thải ra từ xe cộ. Trong tự nhiên, chúng được tạo thành trong quá trình oxy
hóa các hợp chất chứa nitơ như than, dầu diezel, trong quá trình hàn bằng
hồ quang, mạ điện, chạm khắc, cháy nổ... Chúng cũng là các chất trung
gian trong kỹ nghệ sơn mài, thuốc nhuộm và một số hóa chất khác.
 Cơ chế gây độc:
Nitrogen oxyd hủy hoại phổi theo ba cơ chế:
+ Biến đổi thành các acid tương ứng ở đường khí ngoại biên, phá hủy
một số tế bào chức năng và cấu trúc phổi.
+ Khởi đầu quá trình tạo ra các gốc tự do gây oxy hóa protein, peroxyd
hóa lipid làm hủy hoại màng tế bào.
+ Gây giảm đề kháng đối với sự nhiễm trùng do làm thay đổi chức năng
miễn dịch của đại thực bào.
 Triệu chứng:
+ Ngộ độc cấp tính:
Khi bị nhiễm độc nitrogen oxyd có những biểu hiện như ho, khó thở,
buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu… sau đó phù phổi, có thể gây tử vong.
+ Hệ hô hấp: Nồng độ thấp gây kích ứng nhẹ, ho, thở nhanh say vài giờ
hoặc vài ngày dẫn đến viêm phổi, ho nhiều, thở nhanh, giảm oxy huyết,
phù phổi.

10
Với nồng độ cao gây kích ứng mạnh đường hô hấp, co giật, trụy hô hấp và
có thể tắc nghẽn hô hấp.
+ Tim mạch: Mạch yếu, nhanh, ngực sung huyết, có thể trụy tim mạch.
+ Tiêu hóa: Khi uống phải nitrogen oxyd dạng lỏng sẽ gây kích ứng hay
đốt cháy đường tiêu hóa.
+ Máu: NO gây methemoglobin làm giảm khả năng vận chuyển oxy.
+ Da: Ở nồng độ cao gây kích ứng và hoại tử, da ẩm ướt khi tiếp xúc với
NO2 lỏng hay hơi có nồng độ cao có thể bị bỏng da, vàng da do HNO3
hình thành.
+ Thị giác: Dạng khí nồng độ cao có thể gây kích ứng mắt và viêm, tiếp
xúc lâu có thể gây mờ hay mù mắt; dạng lỏng có gây bỏng mắt.

+ Ngộ độc mạn tính:

- Có nguy cơ gây nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em, bệnh phổi tắc nghẽn
mãn tính xảy ra do phế quản bị hủy hoại.
 Điều trị: Không có thuốc để giải độc nitrogen oxyd, cách điều trị chủ yếu
là hỗ trợ hô hấp và tim mạch. Cung cấp oxy và dụng thuốc giúp cho thở
được dễ dàng hơn.

Câu 8: Độc tính nguyên nhân, triệu chứng cách xử lý ngộ độc nicotin. Luật
phòng chống thuốc lá 09/2012/QH13

 Độc tính:
- Nicotin làm tăng huyết áp và nhịp tim ở người. Nicotin cũng có thể
gây ra khả năng xơ vữa tế bao nội mô động mạch vành ở người.
Tổn thương vi mạch có thể xảy ra do tác động của nó lên các thụ
thể nicotinic acetylcholin (nAChRs).
- Khi nicotin được đưa vào cơ thể, nó được hấp thu nhanh vào máu
và có thể vượt qua hàng rào máu não. Chỉ sau 10-20 giây kể từ khi
hít vào, nicotin đã có thể tới được não. Lượng nicotin hít vào cùng
với khói thuốc là một phần nhỏ chất này có trên lá của cây thuốc lá
(hầu hết chất này bị cháy hết khi đốt thuốc).
- Nicotin bị chuyển hóa ở gan bởi enzym cytochrom P450. Phổi và
thận cũng là nơi nicotin bị chuyển hóa. Một trong các chất chuyển
hóa chính từ nicotin là cotinin. Các chất chuyển hóa chính khác
gồm nicotin N-oxyd, nornicotin, nicotin isomethonium, 2-
hydroxynicotin và nicotin glucuronid.

11
- Nicotin đào thải chủ yếu qua nước tiểu (10-20% dạng không
chuyển hóa). Nước bọt, mồ hôi, sữa mẹ cũng có đào thải nicotin.
Thời gian bán thải cảu nicotin trong cơ thể vào khoảng 2 giờ. Tinh
dầu bạc hà (menthol) được cho thêm vào thuốc lá để làm tăng thời
gian bán thải của nicotin trong cơ thể.
- Nicotin tác dụng lên các hạch của hệ thần kinh giao cảm, dẫn đến
liệt. Trên hệ thần kinh trung ương, nicotin kích thích, có thể lên cơn
co giật kiểu strychnin. Tác dụng độc cho người nghiện thuốc lá do
ba yếu tố: nicotin, carbon oxyd và các hydrocarbon đa vòng
 Nguyên nhân và triệu chứng:
+ Ngộ độc cấp
- Nguyên nhân có thể do uống nhầm hay bị đầu độc, hút thuốc lá hay
thuốc lào lần dầu, bôi dung dịch nicotin lên đầu để diệt chấy ...
- Triệu chứng: buồn nôn, tiết nước bọt, đau bụng, nên và tiêu chảy;
nhức đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác và thính giác, thở nhanh,…
- Nếu nặng: rối loạn hô hấp, ngừng thờ, rối loạn tim mạch, hôn mê,
có thể tử vong trong vòng 5 phút đến 4 giờ.
+ Nhiễm độc mạn tính
- Nguyên nhân do nghiện thuốc lá với ba yếu tố gây độc là nicotin,
carbon và chất nhựa không cháy hết chứa các hợp chất hydrocarbon
đa vòng gây ung thư
- Các bệnh liên quan đến hút thuốc gồm: bệnh mạch vành, bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính, ung thư thanh quản, thực quản, khoang họng,
túi mật, tụy, thận và ung thư phổi.
 Xử trí:
- Rửa sạch da nếu tiếp xúc; Rửa dạ dày bằng thuốc tím
- Chữa triệu chứng: hỗ trợ hô hấp, thở oxy, chống trụy mạch, chống
co giật bằng barbituric uống (nếu vẫn còn co giật có thể tiêm).
- Dùng chất kháng độc của nicotin: uống mecamylamin.
- Điều trị triệu chứng kích thích kiểu muscarin (tim đập chậm, khỏ
khè) có thể dùng atropin.
- Thực hiện tốt Luật phòng, chống tác hại thuốc lá (09/2012/QH13),
phá bỏ thói quen hút thuốc, chấm dứt lệ thuộc nicotin.
 Luật phòng chống tác hại thuốc lá 09/2012/QH13: Luật này quy định về
các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, biện pháp kiểm soát nguồn
cung cấp thuốc lá và điều kiện bảo đảm để phòng, chống tác hại của thuốc
lá. Cùng với 9 hành vi bị nghiêm cấm như sau:

12
1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả,
sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói
hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu
thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.
2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người
tiêu dùng dưới mọi hình thức.
3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp
quy định tại Điều 16 của Luật này.
4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.
5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.
6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
7. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại
địa điểm có quy định cấm.
8. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng
cho trẻ em.
9. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.

Câu 9: Độc tính, nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý khi ngộ độc
barbiturat:

 Nguyên nhân: Ngộ độc barbiturat xảy ra chủ yếu do chủ ý tự sát hay bị
đầu độc. Cũng có trường hợp ngộ độc xảy ra trong quá trình gây mê dùng
thiobarbiturat.
 Độc tính: Các dẫn xuất barbiturat có tính chất gây ngủ, dựa vào thời gian
gây ngủ, người ta chia barbiturat làm các loại:
- Tác dụng dài (8-12 giờ): barbital, phenobarbital,…
- Tác dụng trung bình (4-8 giờ): allobarbital, amobarbital,…
- Tác dụng ngăn (1-3 giờ): cyclobarbital, pentobarbital,..
- Tác dụng cực ngắn (0,5-1 giờ) để gây mê: thiopental,
methohexital,...
- Loại tác dụng dài tan nhiều trong nước hơn các loại khác. Loại tác
dụng ngắn và cực ngắn tan mạnh trong lipid và nhanh chóng đi vào
nào gây hôn mê, sau đó nhanh chống phân tán vào các mô khác do
đó thời gian tác dụng ngắn hơn nhiều so với thời gian bản thái của
chúng.
- Các barbiturat hấp thu nhanh qua niêm mạc dạ dày, được chuyển
hóa ở gan sau đó đào thải qua nước tiểu ở nguyên dạng hay sản
phẩm chuyển hóa.

13
- Ở liều cao, các barbiturat ức chế thần kinh trung ương, ức chế trung
tâm vận mạch và hô hấp, gây rối loạn ý thức, rối loạn hô hấp, hạ
huyết áp, làm mất phản xạ họ. Tác dụng này còn tùy thuộc vào
người dùng thuốc như: sự nhạy cảm, tuổi, tình trạng gan thận,
nghiên rượu,…
 Triệu chứng:
- Buồn ngủ, mất dần phản xạ. Nếu nặng mất hết phản xạ gân xương,
giác mạc.
- Đồng tử giãn nhưng vẫn còn phản xạ với ánh sáng.
- Giãn mạch da và có thể hạ thân nhiệt (do giảm chuyển hóa chung)
- Giảm lưu lượng hộ hấp, giảm thông khí phế nang.
- Rối loạn tuần hoàn: hạ huyết áp, trụy tim mạch.
- Nạn nhân hôn mê, chết do liệt hô hấp, phủ não, suy thận cấp.
 Xử trí:
- Loại trừ chất độc: Rửa dạ dày, nếu người bệnh hôn mê trong 6 giờ
đầu thì đặt nội khí quản và rửa dạ dày bằng ống thông (đặt sonde).
Có thể cho uống than hoạt để hấp phụ chất độc hoặc uống sorbitol
1-2g/kg.
- Chống rối loạn hô hấp: hút đờm dãi, thở oxy, hô hấp nhân tạo ở giai
đoạn nặng, mở khí quản nếu cần.
- Tăng đào thải chất độc: Gây lợi tiểu cưỡng bức bằng cách truyền
dung dịch NaC1 0,9% hoặc glucose (4-6 L/ngày). Lợi tiểu thẩm
thấu bằng cách truyền tĩnh mạch chậm dung dịch manitol (100g/L)
để tăng thải barbiturat.
Ngộ độc nặng nên chạy thân nhân tạo.
- Chống suy tuần hoàn: điều chỉnh trao đổi nước, diện giải. Nếu trụy
tim mạch cần chống sốc, truyền noradrenalin, huyết tương, máu.
- Nâng sức đề kháng, dùng kháng sinh để chống bội nhiễm trong
trường hợp bị hôn mê.
- Xử trí khi bị ngộ độc thiobarbiturat: chống rối loạn hô hấp bằng hô
hấp nhân tạo, đặt nội khí quản, cho thở máy; dùng thuốc trợ tim
như noradrenalin, coramin.

Câu 10 giống Câu 8

14
Câu 11: Ma túy và phân loại ma túy:

 Định nghĩa
Ma túy là từ Hán Việt, với nghĩa: “ma” là tê mê, “túy” là say sưa. Đây
cũng là thuật ngữ được dùng khi muốn nói đến các chất gây nghiện thuộc
loại nguy hiểm nhất: thuốc phiện, morphin, heroin, cocain, cần sa và một
số thuốc tổng hợp có tác dụng tương tự morphin được sử dụng trong y tế.
Tóm lại, ma túy là chất đưa đến sự say sưa và mê mẩn, nói cách khác ma
túy là chất gây nghiện.
 Phân loại ma túy:
1. Phân loại theo tác dụng của chất ma tuý:
Danh mục phân loại theo DRE của Mỹ chia ma túy thành 7 nhóm theo
triệu chứng và tác dụng của chúng trên cơ thế:
- Ức chế thần kinh (CNS Depressants): rượu, thuốc an thần, barbiturat..
- Kích thích thần kinh (CNS Stimulants): cocain, methamphetamin,
cafein...
- Chất gây ảo giác (Hallucinogens): peyote, psilocybin, hạt giống rau
muống, các chất tổng hợp như acid lysergic (LSD) và ecstasy
(MDMA)...
- PCP (1-(1-phenylcyclohexyl) piperidin) và chất tương tự.
- Chất giảm đau thuộc nhóm ma tuý (Narcotic analgesics): heroin,
morphin, codein, oxycondin, vicodin, percodan, fentanyl, dilaudid,
demerol...
- Chất xông hít (Inhalants): gasoline, N2O (khí cười), amyl nitrit, ether...
- Cannabis: THC (tetrahydrocannabinol), cannabioid.
2. Phân loại theo nguồn gốc của ma tuý.
Phân loại theo ba nhóm: tự nhiên, bán tổng hợp và tổng hợp. Trong đó các
chất bán tổng hợp và tổng hợp là các chất rất nguy hiểm, có thể gây ảnh
hưởng đến khả năng nhận thức và hành vi của con người.
- Các ma tuý có nguồn gốc tự nhiên bắt nguồn từ thực vật và đòi hỏi ít
hoặc hầu như không qua giai đoạn chế biến. (VD Thuốc phiện,
cannabis và cao côca)
- Các ma tuý bán tổng hợp được tạo ra bằng cách xử lý hoá học các ma
tuý tự nhiên. Việc xử lý hoá học này được dùng để chiết tách hoạt chất
chính hay thay đổi cấu trúc của chúng. (VD :Heroin)
- Các ma túy tổng hợp được sản xuất hoàn toàn thông qua các quy trình
hoá học, bao gồm các chất như: methaqualon (Mandrax), amphetamin,
diazepam, ecstasy...

15
Câu 12: Các pp phân tích amphetamin:

 Xử lý mẫu:
Có thể phân lập amphetamin và dẫn xuất từ mẫu thử (nước tiểu, máu,
dịch dạ dày) bằng hai cách:
- Chiết bằng cloroform ở môi trường kiềm, sau khi chiết, thêm 2 giọt
HCl vào dịch chiết, bốc hơi cách thủy khô.
- Cất kéo hơi nước: lấy 100mL nước tiểu thêm 4g NaOH. Cất kéo hơi
nước vào bình có 10mL H2SO4 0,5N (lấy 100mL).
 Phương pháp phát hiện nhanh:
- Bioland Nanosign AMP là một bộ kit xét nghiệm sắc ký miễn dịch cho
chẩn đoán nhanh và định tính phát hiện chất gây nghiện amphetamin
trong nước tiểu để xác định người bệnh đang sử dụng một số loại thuốc
kích thích có chứa amphetamin. Giới hạn phát hiện 1000ng/mL. Dùng
dưới dạng: dạng que (Strip,100 tests/kit) hay dạng khay (Device, 25
tests/kit).
 Định lượng:
- Lấy dịch chiết cloroform bốc hơi đến gần khô (còn khoảng 1mL).
Thêm nước và đưa pH về khoảng 1,5. Ghi phổ hấp thụ, sẽ có cực đại ở
258 nm và cực tiểu ở 230 nm.
- Chiết bằng n-hexan ở môi trường NaOH. Sau đó chiết lại với 10 mL
HC1 0,8N. Lấy 9mL lớp nước trộn đều với 1,5g ceri (IV) sulfat khan
và 50mL hexan. Đun hồi lưu trong 30 phút. Để nguội, lấy lớp hexan đo
phổ hấp thụ UV. Sản phẩm oxy hoá có cực đại ở 287 nm (với hệ số
hấp thụ riêng 220) và cực tiểu ở 253 nm.

Câu 13: Nguồn gốc, cơ chế tác động của morphin, heroin:

1. Morphin (C7H19NO3) là alcaloid chính trong nhựa opi, kết tinh hình trụ,
vị rất đắng, điểm chảy ở 102°C. Ít tan trong nước, tan trong rượu, tan
trong benzen, trong acid acetic, trong ether tan ở thể vô định hình, không
tan ở thể kết tinh. Morphin thường được dùng dưới dạng muối
hydroclorid, ở thể này tan trong ethanol, tan trong nước. Ngoài ra còn gặp
dưới dạng muối sulfat, nitrat, acetat, lactat, meconat đều dễ tan trong
nước.
 Tác dụng giảm đau: Morphine ức chế vỏ não và các trung khu ở gian
não, ức chế cảm giác đau một cách đặc hiệu và chọn lọc thông qua
hoạt hóa (được gọi là đồng vận) các thụ thể chất gây nghiện đặc biệt là
thụ thể μ có ở tủy sống và các trung tâm thần kinh trên tủy khác.

16
 Tác dụng gây ngủ của morphin chỉ rõ khi dụng liều thấp hơn liều
giảm đau và chỉ rõ ở người cao tuổi. Thuốc ít gây buồn ngủ ở người trẻ
tuổi. Ngược lại có nhiều trường hợp lại thấy bồn chồn, bứt rứt, thậm
chí nếu dùng liều cao cho trẻ em có thể gây co giật
 Tác dụng gây khoái cảm: Với liều điều trị, morphine tạo ra một cảm
giác lâng lâng, khoái cảm, lạc quan, yêu đời, nhìn màu sắc thấy đẹp,
nghe tiếng động thấy dễ chịu, mất cảm giác đói, hết buồn rầu sợ hãi.
 Tác dụng trên hô hấpLiều thấp gây kích thích hô hấp. Liều cao hơn
thì ức chế hô hấp gây thở chậm và sâu.
2. Heroin (C21H23NO5) còn được gọi là bạch phiến, là một opioid nhân tạo,
sản phẩm acetyl hóa của morphin. Dạng tinh thể muối diacetylmorphin
hydroclorid là bột trắng.
 Heroin có tác dụng làm sảng khoái, yêu đời và bớt đau nhức. Do đó
heroin có thể dùng trong y học để trị đau nhức, thuốc này trở thành
một trong những thuốc cấm, thuốc gây nghiện hàng đầu. Heroin có
tác dụng mạnh hơn dễ gây nghiện hơn morphin vì heroin tan trong
mỡ tốt hơn morphin nên đi qua hàng rào máu não nhanh và dễ hơn.
Heroin được tổng hợp để cai nghiện morphin nhưng chất này lại
gây nghiện dễ hơn và nặng hơn nhiều

Câu 14: khái niệm và phân loại chất bảo vệ thực vật:

 KN hóa chất bảo vệ thực vật


- Hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) được chuyển nghĩa từ thuật ngữ
tiếng Anh “pesticide” có nghĩa là thuốc trừ côn trùng gây hại.
- Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp Quốc đã đưa ra
định nghĩa “HCBVTV là bất kỳ hợp chất hay hỗn hợp được dùng với
mục đích ngăn ngừa, tiêu diệt hoặc kiểm soát các tác nhân gây hại, bảo
gồm vật chủ trung gian truyền bệnh của con người hoặc động vật, các
bộ phận không mong muốn của thực vật hoặc động vật gây hại hoặc
ảnh hưởng đến các quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển,
mua bán thực phẩm, nông sản, gỗ và sản phẩm từ gỗ, thức ăn chăn
nuôi hoặc hợp chất được phân tán lên động vật để kiểm soát côn trùng,
nhện hay các đối tượng khác trong hoặc trên cơ thể chúng. HCBVTV
còn được dùng làm tác nhân điều hòa sinh trưởng thực vật, chất làm
rụng lá, chất làm khô cây, tác nhân làm thưa quả hoặc ngăn chặn rụng
quả sớm. Cũng có thể dùng HCBVTV cho cây trông trước cũng như

17
sau khi thu hoạch để bảo vệ sản phẩm không bị hỏng trong quá trình
bảo quản và vận chuyển”.
 Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật
1. Phân loại theo mối nguy

2. Phân loại theo công dụng


- Hóa chất diệt trừ sinh vật gây hại: được gọi theo nhóm sinh vật gây hại
như: Hóa chất trừ sâu (insecticides), Hóa chất trừ nấm (fungicides),
Hóa chất trừ cỏ (herbicides), Hóa chất trừ chuột (rodenticides), Hóa
chất trừ ốc sên (molluscicides), Hóa chất trừ nhện (acaricides), Hóa
chất trừ vi khuẩn (bactericides)...
- Hóa chất điều hòa sinh trưởng thực vật (PGR – plant growth
regulators) là các hóa chất sử dụng để kích thích, làm chậm hoặc ức
chế sự phát triển của thực vật.
- Hóa chất dùng trong bảo quản, xử lý hay chế biến sau thu hái.
3. Phân loại theo cấu tạo hóa học
- HCBVTV nhóm clor hữu cơ (organochlorines)
- HCBVTV nhóm phosphor hữu cơ (organophosphorus)
- HCBVTV nhóm cúc tổng hợp (synthetic pyrethroids)
- HCBVTV nhóm carbamat
- HCBVTV nhóm neonicotinoid
- HCBVTV nhóm macrocyclic lacton
- HCBVTV vô cơ
- HCBVTV có nguồn gốc thực vật...

18
Câu 15: Cách sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật an toàn:

Để đảm bẩo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng HCBVTV cho cây trồng nói
chung và dược liệu nói riêng, cần phải thực hiện các biện pháp sau:

1. Thực hiện biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với mọi loại dịch hại và cây
trồng, chỉ dùng biện pháp hóa học khi những biện pháp khác không có
hiệu quả.
2. Đảm bảo sử dụng HCBVTV theo nguyên tắc bốn đúng.
- Đúng thuốc: Mỗi loại HCBVTV được sử dụng để diệt trừ một tác
nhân gây hại cụ thể và không nên sử dụng cùng một loại thuốc
trong nhiều vụ liên tiếp.
- Đúng liều lượng: Cần sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản
xuất.
- Đúng lúc: Cần phun thuốc vào thời điểm mà dịch hại trên đồng
ruộng dễ bị tiêu diệt nhất, đó là giai đoạn khi sâu còn non hay khi
không có mưa lớn. Ngoài ra, cần ngừng sử dụng trước khi thu
hoạch một thời gian nhất định tùy theo từng loại thuốc.
- Đúng cách: Cần pha thuốc đúng cách và phun thuốc làm sao cho
HCBVTV tiếp xúc được với dịch hại nhiều nhất. Không tự ý hỗn
hợp nhiều loại HCBVTV với nhau để phun trên đồng ruộng.
3. Đảm bảo thời gian cách ly (PHI – Pre Harvest Interval) của từng loại
thuốc trên mỗi loại cây trồng.
4. Đảm bảo an toàn cất giữ những HCBVTV chưa sử dụng hết.
- Những HCBVTV chưa sử dụng hoặc dùng chưa hết phải được cất
giữ trong phòng riêng biệt. Những dụng cụ đong thuốc, bình bơm
thuốc, quần áo bảo hộ lao động phải được giặt giũ, rửa sạch sẽ sau
mỗi đợt phun thuốc và phải cất giữ trong kho riêng.
- Không đổ thuốc dư thừa, chưa dùng hết sang bất kỳ đồ đựng
khác( vỏ chai bia, chai nước mắm,..). Sau khi đã dùng hết thuốc
không được dùng bao bì HCBVTV (chai, túi) vào bất kỳ mục đích
nào khác, phải huỷ và chôn.
5. Đảm bảo an toàn trong lưu thông HCBVTV.

19
Câu 16: nguyên tắc xử lý mẫu và p.tích chất bvtv:

Về nguyên tắc chính, quá trình phân tích HCBVTV thường gồm hai giai đoạn:
giai đoạn xử lý mẫu và giai đoạn phân tích trên thiết bị Ở giai đoạn thứ nhất, các
HCBVTV được tách ra khỏi nền mẫu vào một dịch chiết thích hợp. Nền mẫu
dược liệu rất đa dạng, do đó quá trình xử lý mẫu cần được tối ưu để chiết xuất
được tối đa các HCBVTV trên nhiều loại dược liệu khác nhau. Ở giai đoạn thứ
hai một kỹ thuật phần tích phù hợp được chọn sử dụng để xác định hàm lượng
HCBVTV trong dịch chiết từ đó tính được hàm lượng trong mẫu ban đầu.

1. Chiết bằng dung môi (solvent extraction, SE)


- Các phương pháp đều sử dụng kỹ thuật chiết bằng dung môi và
phối hợp thêm các kỹ thuật làm sạch khác để phân tích HCBVTV.
Mẫu dược liệu được làm khô và chiết băng aceton, sau đó được
chuyển đổi về dung môi toluen trước khi cho qua các cột làm sạch
phù hợp với từng nhóm HCBVTV.
- Chiết bằng dung môi là phương pháp đơn giản, hiệu quả và khá ổn
định. Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều nhược điểm như rất
mất thời gian và tốn công sức; sử dụng lượng lớn dung môi gây ảnh
hưởng đến môi trường; một số dung môi độc hại có thể ảnh hưởng
đến sức khỏe người làm.
2. Chiết siêu tới hạn (Supercritical-fluid extraction, SFE)
- Tổng hợp các ứng dụng SFE trong phân tích các nền mẫu tự nhiên
nếu dựa vào độ tan của các HCBVTV thì người ta thấy phương
pháp SFE rất phù hợp để có thể chiết hầu hết các HCBVTV mà
không phải sử dụng dung môi độc hại.
- Ưu điểm nổi bật nhất của SFE là tính chọn lọc. Dịch chiết từ
phương pháp này thường không cần phải trải qua quá trình làm
sạch trước khi phân tích do đó phương pháp này rất phù hợp cho
các nền mẫu phức tạp. Các chi phí đầu tư thiết bị khá tốn kém và
việc mở rộng ứng dụng trên nền mẫu mới cần có những khảo sát
riêng.
3. Chiết pha rắn (Solid phase extraction, SPE)
- Chiết pha rắn là phương pháp làm sạch được sử dụng phổ biến phối
hợp với các phương pháp chiết bằng dung môi, pha rắn bản chất
styren-divinylbenzen copolymer được dùng để làm sạch mẫu phân
tích HCBVTV nhóm clor hữu cơ, phosphor hữu cơ và nhóm
pyrethroid. Trong khi đó, pha rắn silica gel có thể được dùng để

20
làm sạch mẫu phân tích HCBVTV nhóm clor hữu cơ và nhóm
pyrethroid và Florisil là loại pha rắn được sử dụng rất phổ biến.
- Một số loại nền khác cũng được nghiên cứu sử dụng cho SPE như
nền PS-DVB để chiết 90 HCBVTV hay sử dụng tiểu phân nano của
than để làm pha rắn hoặc sử dụng loại SPE ái lực để tách các thuốc
trừ cỏ sulfonylurea.
4. Chiết với hệ phân tán pha rắn (matrix solid phase dispersion, MSPD)
- Giữa SPE và MSPD có sự tương đồng nhất định về bản chất. Tuy
nhiên ở MSPD, quá trình chiết mẫu và làm sạch mẫu được thực
hiện trong một bước với lượng chất hấp phụ nhỏ, lượng dung môi ít
do đó giảm được chi phí và thời gian phân tích.
5. Vi chiết pha rắn (solid phase microextraction, SPME)
- Phương pháp chiết SPME có độ ổn định và độ chính xác trong phân
tích định lượng thường kém do đó không trở thành một phương
pháp được ứng dụng rộng rãi.
6. Vi chiết pha lỏng (liquid phase microextraction, LPME)
 Kỹ thuật LPME có thể được ứng dụng để phân tích nhiều loại
HCBVTV khác nhau gồm các chất nhóm clor hữu cơ, phosphor
hữu cơ, carbamat, triazin... trong nước và các dịch chiết nước của
mẫu rau quả, đất, dược liệu... Dung môi chiết thường được sử dụng
là toluen, CC14, n-hexan, iso-octan và cyclohexan.
7. Sắc ký thẩm thấu gel (gel permeation chromatography, GPC)
 Trong phân tích HCBVTV, GPC được sử dụng để loại các tạp chất
có khối lượng phân tử lớn.
8. Phương pháp QuEChERS
 Phương pháp QuEChERS dựa trên nguyên tắc chiết lỏng lỏng một
lần bằng acetonitril đã được ổn định pH băng đệm và tách khỏi
nước có trong mẫu nhờ muối magnesi sulfat (MgSO4). Quá trình
làm sạch bằng chiết phân tán pha rắn (dispersive solid phase
extraction, d-SPE) được dùng để loại các acid hữu cơ, nước còn dư
và các thành phần khác nhờ phối hợp chất hấp phụ amin (PSA) và
MgSO4. C18 và GBC được sử dụng khi cần thiết để lần lượt loại
các chất béo và colorophyll. Dịch chiết được tách và phân tích bằng
sắc ký khối phổ.

21
Câu 17: Tác động dioxin & thuốc diệt cỏ, cách xử trí khi ngộ độc:

Các thuốc diệt cỏ nếu sử dụng đúng cách có thể giúp tăng năng suất hoặc rút
ngăn thời gian thu hoạch. Tuy nhiên nếu dùng quá liểu quy định có thể gây chết
người và vật nuôi.

 Các thuốc diệt cỏ dùng trong chiến tranh: Trong chiến tranh các thuốc
diệt cỏ được sử dụng để tàn phá rừng làm rụng lá nhằm tạo ra các vành
đai trắng ngăn sự tấn công của đối phương. Các chất thường được sử
dụng là:
- 2,4-D (acid 2,4-dicloro phenoxy acetic)
- 2,4,5-T (acid 2,4,5-triclorophenoxy acetic)
- Picloram (acid 4-amino-3,5,6-tricloro-2-pyridin carboxylic)
- Acid cacodylic (acid dimethyl arsinic)
- Các hợp chất 2,4 D và 2,4,5 T khi ngộ độc cấp có thể gây viêm
da), uống phải có thể gây mệt mỏi, buồn ngủ, đau bụng, nôn mửa,
tiêu chảy, các nội tạng có thể bị sung huyết, trương lực cơ bị co
cứng có thể tử vong do rung thất.
- Tác dụng chậm có thể gây sút cân, chán ăn, viêm phế quản, phổi,
gan, thận bị tổn thương (gan to, tăng protein niệu...)
 Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm hợp chất bền vững
trong môi trường cũng như trong cơ thể người và các sinh vật.
- Dioxin là sản phẩm phụ của nhiều quá trình sản xuất trong công
nghiệp hóa học liên quan đến clor như hệ thống đốt chất thải, sản
xuất hóa chất và thuốc trừ sâu, dây chuyên tây trăng trong sản xuất
giấy.
- Các dạng chất độc sử dụng được phân biệt theo màu cho thêm vào
như: chất da cam, chất màu trắng dùng để phá hoại rừng làm rụng
lá. Chất màu xanh dùng để phá hoại mùa màng...
- Thời gian bán phân huỷ của dioxin trong cơ thể động vật là 7 năm
hoặc lâu hơn, dioxin gây độc tế bào thông qua thụ thể AhR (Aryl
hydrocarbon receptor). Phức hợp dioxin - thụ thể sẽ kết hợp với
protein vận chuyển để xâm nhập vào trong nhân tế bào. Tại đây
dioxin sẽ gây đóng mở một số gen giải độc quan trọng của tế bào
như Cyp1A, Cyp1B,… dioxin làm tăng nồng độ các gốc ion tự do
trong tế bào. Điều này có thể làm phá huỷ các cấu trúc tế bào, các
protein quan trọng và đặc biệt nó có thể gây đột biến trên phân tử
ADN.

22
- EPA đã công nhận digoxin là một chất gây ung thư cho con người.
Ngoài ra còn có thể liên quan đến một số bệnh nguy hiểm khác
như rám da, đái tháo đường, thiểu năng trí tuệ,....
 Xử trí:
- Nếu bị tiếp xúc ngoài da: cởi bỏ quần áo để rũ sạch, rửa nước hoặc
tắm.
- Rửa mắt, họng băng dung dịch NaHCO3 2%.
- Thận trọng khi hút dạ dày nếu uống phải, dùng than hoạt, tẩy bằng
MgSO4.
- Cho nằm chỗ thoáng, hỗ trợ hô hấp, thở oxy, chống co cứng
trương lực cơ và loạn nhịp.
 Một số thuốc diệt cỏ khác:
- Calci cyanamid ( CaCN2) được sử dụng trong nông nghiệp làm
thuốc rụng lá, phân bón. Có thể bị nhiễm độc qua đường hô hấp,
da hay tiêu hóa.
- Dinitro orthocresol ( DNOC, DOC) DOC được dùng để trừ sâu
diệt cỏ trong nông nghiệp dưới dạng bột hay dung dịch với liều
lượng 10kg/ha. Nó có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường
hô hấp, tiêu hóa và qua da.
Nồng độ cho phép trong không khí là 0,001mg/l, với nồng độ
0,2mg/m3 có thể gây chết, liều gây tử vong khoảng 0,5g với người
50kg.
Xử trí: tránh xa nơi bị nhiễm độc, rửa dạ dày bằng NaHCO3
( nếu uống phải), hỗ trợ hô hấp nếu cần, hạ thân nhiệt bằng chườm
đá, ủ lạnh, tránh dùng thuốc hạ nhiệt, giữ người bệnh yên tĩnh và
điều trị triệu chứng.

Câu 18: Độc tính , nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý ngộ độc atropin:

 Độc tính: Tác dụng dược lý chủ yếu là do các alcaloid: làm
giãn phế quản, giãn động tử, giảm nhu động ruột và dạ dày nêu
những cơ quan này co thắt, làm khô nước bọt, dịch vị, mồ hôi.
 Nguyên nhân: Những trường hợp ngộ độc cấp chủ yếu do nhầm
lẫn: uống phải thuốc nhỏ mắt, thuốc xoa bóp... dùng quá liều thuốc
nhỏ mắt, thuốc uống, cá biệt có trường hợp ngộ độc qua da do dùng
quá nhiều thuốc xoa bóp có chứa atropin.
 Triệu chứng:

23
- Khô miệng rõ rệt, có khi kèm theo khó nói, khó nuốt, khát
nhiều.
- Da nóng và đỏ toàn thân.
- Thân nhiệt tăng, có khi đến 40°C, tim đập nhanh dẫn tới tăng
huyết áp tạm thời.
- Bí đái, có khi táo bón, trướng bụng.
- Giãn đồng tử là dấu hiệu rất quan trọng, rất có giá trị chẩn
đoán.
- Rối loạn tinh thần, nói nhiều, cười nhiều, không ngủ được,
nặng có thể bị ảo giác. Sau đó tê liệt và hôn mê dẫn đến tử
vong sau 5-10 phút.
 Xử trí:
- Nếu uống phải tốt nhất rửa dạ dày ngay. Nên pha vào nước
rửa dạ dày thuốc tím, tanin, than hoạt hoặc lugol.
- Chữa triệu chứng: an thần bằng bacbiturat liều thấp, nằm
nghỉ trong buồng tối Chườm đá để hạ nhiệt. Tiêm dưới da
pilocarpin 5-10mg (hoặc dùng physostigmin I 2mg) để làm
co đồng tử, bớt khô miệng. Duy trì hô hấp, tuần hoàn và cân
bằng nước điện giải.

Câu 19: Nguyên nhân, cơ chế, triệu chứng, xử lý khi ngộ độc chì. Nguyên
tác của pp phân tích chì.

 Nguyên nhân:
a. Do cố ý
- Cố ý đầu độc là rất hiếm vì chì và muối của nó có mùi rất khó
chịu và gây nôn.
- Muối của chì có thể được sử dụng để phá thai.
b. Do tai biến
- Dùng quá liều các thuốc có chì
- Ăn thức ăn đựng trọng hộp bằng thiếc có pha chì. Dụng cụ nấu
ăn, ống nước, chai đựng thuốc bằng thủy tinh có chì.
- Trẻ em mút đồ chơi có chì hay sơn có chì.
- Bụi chì thổi ra từ tường nhà sơn bằng sơn có pha chì.
c. Do nghề nghiệp
Thường gây ngộ độc chì trường diễn do:

24
- Hít phải hơi chì, bụi chì và các hợp chất của nó trong các nhà
máy sản xuất sơn, bình ácquy, mạ kim loại, đúc chữ trong ký nghệ
in...
- Công nhân tiếp xúc với xăng dầu có chì.

 Cơ chế:
- Các muối chì đều rất độc và độc tính của nó rất phức tạp. Chì tác
dụng lên các hệ thống enzym cơ bản, nhất là enzym trong quá trình
vận chuyển tổng hợp heme. Ở đây có một pha quan trọng là chuyển
hoá acid ▲ aminolevulinic (▲-ALA) thành prophorbilinogen nhờ
enzym ▲-ALA dehydrase. Pb 2+ ức chê enzym này làm tích luỹ
▲-ALA trong cơ thể, đồng thời thiếu heme để tổng hợp
hemoglobin. Nếu Pb2+, trong máu trên 0,3 ppm sẽ ngăn cản quá
trình oxy hoá glucose tạo ra năng lượng duy trì sự sống. Nếu hàm
lượng chỉ trong máu trên 0,8 ppm gây thiếu máu do thiếu hụt
hemoglobin.
 Triệu chứng ngộ độc:
- Ngộ độc cấp hay bán cấp
+ Thể chất: Mệt mỏi, khó chịu, kích ứng, biếng ăn, mất ngủ, sụt cân.
+ Hệ tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, đau thượng vị từng cơn, buồn nôn, tiêu
chảy ra phân màu đen sau đó bị táo bón.
+ Hệ thần kinh vận động: gây yếu cơ duỗi, viêm khớp, đau cơ, rối loạn
phối hợp vận động cơ.
+ Hệ thống tạo máu: gây thiếu máu
+ Hệ thống sinh sản: Chì tích lũy gây thoái hóa tinh hoàn, giảm sự sinh
sản tinh trùng nam giới, phụ nữ có thể bị sảy thai hay sinh non, trẻ sinh ra
có trọng lượng thấp.
+ Hệ tiết niệu: rối loạn chức năng của ống thận, viêm thận, xơ hóa tế bào
kẽ, tiểu ít hay bí tiểu, tăng urê huyết.

 Xử trí:
- Trong ngộ độc cấp tính: Loại chất độc khỏi cơ thể: gây nôn, rửa dạ
dày bằng dung dịch natri hoặc magnesi sulfat, uống than hoạt, thụt
tháo... Dùng các chất tạo phức đê giảm nồng độ chì trong máu và
tăng bài tiết qua nước tiểu như tiễm tĩnh mạch chậm hay tiêm
truyền calci EDTA, khởi đầu có thể tiêm dimercaprol (BAL) với
người có tồn thương não hoặc uống DMSA kết hợp calci EDTA với

25
người chưa có tổn thương não Điều trị triệu chứng: động kinh, hôn
mê (nếu có), nếu áp suất nội sọ tăng có thể tiêm dexamethason hay
manitol.
- Để tránh nhiễm độc chì cần phải chú ý cải thiện điều kiện làm việc,
giảm thiểu lượng bụi chì và các hợp chất của nó xâm nhập vào cơ
thể. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho công nhân tiếp xúc với chỉ 6
tháng một lần. Định lượng chỉ trong máu và nước tiểu Xét nghiệm
urê huyết, tìm hồng cầu có chấm trong máu.
 Nguyên tắc pp p.tích chì:
- Kiểm nghiệm chì trong không khí: hút không khí có bụi chì vào
acid nitric rồi dùng phản ứng của chì để định tính và định lượng.
- Xác định chỉ trong phủ tạng, máu và nước tiểu; tủa PbSO4 tạo
thành sau khi vô cơ hoá băng hỗn hợp sulfonitric được hoà tan
trong amoni acetat nóng rồi tiến hành định tính và định lượng.

Câu 20: Nguyên tắc loại chất độc ra khỏi cơ thể:

1. Loại chất độc trực tiếp


Việc loại chất độc trực tiếp thường chỉ có thể thực hiện khi nạn nhân bị
ngộ độc dưới 6 giờ.
 Loại bỏ chất độc trên da, mắt: Thường được tiến hành khi bị nhiễm các
chất độc ăn mòn, acid, kiềm mạnh bằng cách:
- Cởi bỏ quần áo chỗ nhiễm độc, rửa nhiều lần nhưng không chà xát
bằng nước ấm, xà phòng (nếu chất độc là acid). Nếu chất độc
không tan trong nước thì dùng dung môi. Trường hợp chất độc vào
mắt cần rửa mắt nhiều lần với nước sạch hoặc nước muối sinh lý
10-15 phút, nhỏ thuốc giảm đau.
 Loại chất độc qua đường tiêu hóa:
- Gây nôn: Xử lý càng sớm càng tốt ngay sau khi ăn hoặc uống phải
chất độc. Gây nôn bằng kích thích vật lý hoặc dùng các chất gây
nôn (uống ipeca hoà trong một ít nước ấm hoặc tiêm dưới da
apomorphin 5 - 10 mg). Không nên gây nôn trong các trường hợp:
nạn nhân ngộ độc trên 4 giờ (chất độc có thể không còn ở dạ dày),
nạn nhân bị hôn mê, bị động kinh co giật (vì có thể bị ngạt thở khi
gậy nôn, có thể hỗ trợ bằng ống thông khí quản), ...
- Rửa dạ dày: nếu không gây nôn được thì phải rửa dạ dày và thường
được thực hiện khoảng 3-8 giờ sau khi ngộ độc. Rửa dạ dày nhiều
lần cho đến khi nước rửa trong hẳn. Dung dịch để rửa dạ dày có thể

26
là dung dịch kali permanganat 0,1% hoặc dung dịch natri
hydrocarbonat 0,5% (trừ ngộ độc bằng acid vì CO2 giải phóng có
thể gây trướng bụng, thủng dạ dày). Không rửa dạ dày cho nạn
nhân bị bỏng thực quản do ngộ độc acid hoặc base mạnh, ngộ độc
strychnin (do co cứng), uống phải chất dầu hoặc hôn mê sâu (do có
thể ngạt hay viêm phổi).
- Tẩy xổ: sử dụng thuốc tẩy xổ loại nhẹ như natri sulfat, magnesi
sulfat... để kích thích nhu động ruột thải bớt chất độc, giảm hấp thu
chất độc ở ruột, giảm táo bón do dùng than hoạt. Không dùng thuốc
tẩy dầu khi bị ngộ độc các chất độc tan trong dầu phosphor hữu cơ,
DDT...
- Thụt tháo: để rửa đại tràng thường rửa bằng dung dịch NaCl 0,9%
kết hợp với rửa dạ dày.
2. Loại chất độc gián tiếp
 Qua đường hô hấp:
- Có thể loại nhanh chóng một số chất độc ở thể khí hoặc dễ bay hơi
khỏi cơ thể bằng đường hô hấp. Để người bệnh nằm ở nơi thoáng
và làm hô hấp nhân tạo (trừ trường hợp ngộ độc những chất gây
phù phổi: phosgen, clor...). Có thể hỗ trợ hô hấp bằng thở oxy 50%
 Qua đường thận:
Có thể thúc đẩy nhanh quá trình đào thải nhiều chất độc qua nước
tiểu bằng cách:
- Truyền nhiều dịch, có thể cho dung dịch glucose ưu trương (10%
hay 30%), dung dịch Ringer, uống thuốc lợi niệu thẩm thấu manitol
(10% hay 25%). Không dùng khi có suy thận, suy tim, phù phổi
cấp, trụy tim mạch nặng và chú ý bù đắp thích đáng các chất điện
giải.
- Một số chất độc có tính acid yếu thường đào thải nhanh trong môi
trường kiềm (như barbiturat) hoặc giảm tác dụng ở môi trường
kiềm (như phosphor hữu cơ). Do vậy có thể tăng loại trừ chất độc
bằng cách đưa dung dịch kiềm như THAM (trihydroxymethylamin
methan) hay NaHCO3 1-5% vào cơ thể nạn nhân nhưng cần theo
dõi pH của máu để không vượt quá 7,6 (vì nếu kiềm quá sẽ ức chế
hô hấp).
- Chạy thận nhân tạo: Phương pháp này nhanh nhưng rất tốn kém
 Bằng thẩm tách máu hoặc chích máu:

27
- Thẩm tách máu (thường là thẩm phân phúc mạc) cũng là hình thức
lọc máu ngoài thận, tương tự như chạy thận nhân tạo nhưng đơn
giản và ít tốn kém hơn.
- Khi chất độc vào máu để pha loãng chất độc có thể phải chích bớt
máu và truyền nước muối sinh lý hay glucose. Biện pháp này hiệu
quả nhất ở giai đoạn sớm của ngộ độc đặc biệt khi có các triệu
chứng thần kinh, tim mạch và tích nước ở phổi.
- Không dùng trong trường hợp trụy tim mạch (niêm mạc nhợt nhạt,
mạch nhỏ nhanh, huyết áp thấp).

28

You might also like