You are on page 1of 87

ThS.

Trần Thạch Thảo


1
Nội dung
1. Khái niệm độc chất học
2. Chất độc và sự ngộ độc
3. Sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của
chất độc trong cơ thể
4. Tác động của chất độc
5. Điều trị ngộ độc

2
Khái niệm Độc chất học

3
Lịch sử ngành Độc chất
• Chất độc được sử dụng trong các vũ khí săn bắn,
chiến tranh
• Đầu độc, tự sát

4
Lịch sử ngành Độc chất

• Paracelsus (1493 – 1541), 1 bác


sĩ, 1 nhà thực vật học và nhà giả
kim thời Phục hưng được xem là
cha đẻ của ngành Độc dược học.
• Nghiên cứu về phương pháp phân
tích khoa học cho các loại độc
chất, tiên phong trong việc sử
dụng hóa chất và khoáng chất
trong y học. “Mọi thứ đều là chất
• Nghiên cứu về thuốc giải độc và độc, có chất độc
các loại thảo dược trong mọi thứ”
5
• Chiến tranh hóa học
• Ô nhiễm không khí
• Sử dụng thuốc

6
Khái niệm độc chất học
• Nghiên cứu về tính chất lý hóa, tác động của chất
độc trong cơ thể sống.
• Các phương pháp kiểm nghiệm để phát hiện.
• Cách phòng và chống tác động có hại của chất độc.

7
Chất độc và sự ngộ độc

8
Chất độc
• Chất độc: khi đi vào cơ thể trong những điều kiện
nhất định đều gây hại từ mức độ nhẹ đến nặng, có
thể dẫn đến tử vong.
• Phân loại chất độc:
oTheo nguồn gốc
oTính chất lý hóa
oPhương pháp phân tích
oĐộc tính
oTác động của chất độc trên các cơ quan đích của cơ thể
oMục đích sử dụng
9
Độc tính
• Liều lượng được dùng để miêu tả tính chất gây
độc của 1 chất đối với cơ thể sống và được thể
hiện bằng liều gây chết.
• Liều: lượng hóa chất vào trong cơ thể 1 lần.
• Ngưỡng của liều: liều nhỏ nhất có thể gây độc.
• Giới hạn giữa liều điều trị và liều gây độc là
phạm vi các tác dụng sinh học.
• Thuốc có tác dụng tốt nếu dùng đúng liều, có
thể gây độc nếu dùng quá liều.
10
So sánh nồng độ thuốc trong huyết tương
(mg/ml) ở liều độc và trị liệu

Thuốc Nồng độ trị liệu Nồng độ gây độc


(mg/ml) (mg/ml)
Digoxin 0,0010 – 0,0022 > 0,0025

Phenobarbital 15 – 30 > 40

Procainamid 4-8 > 10

Theophyllin 10 - 20 > 20

11
Phân loại độc tính dựa trên LD50 liều đơn
đường uống ở chuột

Độc tính Độc tính Độc tính Không Không gây


Cực độc
cao trung bình thấp gây độc hại

1 50 500 5.000 15.000


mg/kg cân nặng

12
Phân loại độc tính dựa trên liều có thể gây chết
ở người

Độc tính Độc tính Không gây


Siêu độc Cực độc Rất độc
trung bình thấp độc

5 50 500 5.000 15.000


mg/kg cân nặng

13
Một số liều lượng được dùng để xác định độc
lực của chất độc
• ED50 (Effective Dose): liều có tác dụng với 50%
thú vật thử nghiệm
• LD50 (Lethal Dose): liều có thể gây chết 50% thú
vật thử nghiệm
• Liều tối đa không gây độc
• Liều thấp nhất có thể gây độc: gấp đôi liều này
không gây chết động vật
• Liều gây độc: gấp đôi liều này gây chết động vật
• Liều gây chết: liều thấp nhất gây chết động vật.
LD1, LD50, LD100.
14
Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính
Yếu tố chủ quan

vLoài
vGiống, phái tính, khối lượng
vTuổi
vĐộ nhạy cảm của cơ thể
vTình trạng của cơ thể

15
Mỗi loài có 1 liều riêng
Loài Liều độc với người dựa vào sự ước lượng và
điều tra

Giống vật non chịu ảnh hưởng chất độc ít hơn


Tuổi Trẻ con nhạy cảm với chất độc tác động lên trung
tâm thần kinh

Độ nhạy cảm Dùng Na2SO4 để tẩy xổ, liều thay đổi từ 10


của cơ thể – 60 g

16
Khi no, tác động độc giảm
Cơ thể mệt nhọc, có thai: tác dụng độc mạnh
hơn
Bệnh tật ảnh hưởng độc tính:
•Bệnh gan giảm tổng hợp các chất liên kết
có chức năng bảo vệ, tăng tác dụng của
Tình trạng
cơ thể chất độc
•Bệnh thận ảnh hưởng đào thải chất độc
•Kích thích nhu động ruột giảm thời gian
vận chuyển và hấp thu chất độc đường
uống
•Viêm hoặc loét dạ dày tăng hấp thu chất
độc

17
Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính
Yếu tố khách quan
vĐường dùng
vLượng dùng
vDung môi
vTốc độ tác dụng
vTác động hiệp lực hay đối kháng
vSự quen thuốc

18
Tiêm vào máu hay hít vào phổi → tác
Đường dùng
động nhanh chóng

Dùng quá nhiều hoặc lượng thấp trong thời


Lượng dùng
gian dài đều có thể gây độc

Dung môi Giúp chất độc hấp thu nhanh. Phospho hữu
cơ/dầu

19
Tốc độ tác Chất độc đưa vào cơ thể nhanh hay
dụng chậm ảnh hưởng đến độc tính

Độc tính 1 chất tăng hay giảm khi phối hợp


với chất khác
Hiệp lực hay
Hiệp lực: ephedrin và adrenalin
đối kháng
Đối kháng: pilocarpine và atropin,
strychnine và barbiturat

Dùng nhiều một loại chất độc dẫn đến sự


quen thuốc
Sự quen
Rượu, cà phê, thuốc lá, thuốc phiện… dùng
thuốc
lâu sẽ gây nghiện
Vi khuẩn nhờn kháng sinh
20
Sự ngộ độc
• Ngộ độc là sự rối loạn hoạt động sinh lý của cơ
thể dưới tác động của chất độc.
Nguyên nhân gây ngộ độc:
• Ngộ độc tình cờ: do nghề nghiệp, dùng nhầm
chất độc
• Tự đầu độc
• Bị đầu độc
• Do ô nhiễm môi trường
• Do thức ăn, nước uống
21
Cấp độ ngộ độc

• Ngộ độc cấp tính: triệu chứng ngộ độc rõ ràng xuất
hiện ngay (thường < 24 giờ), nguy hiểm.
• Ngộ độc bán cấp: xảy ra sau nhiều ngày, khỏi
nhanh nhưng thường để lại những di chứng thứ
cấp. Vd: ngộ độc oxid carbon.
• Ngộ độc mạn tính: xảy ra từ từ, thường gây ra
những thay đổi rất sâu sắc về cấu trúc và chức
phận của tế bào mà không có triệu chứng rõ rệt.
VD: ung thư, đột biến gen, quái thai, suy giảm
chức năng không hồi phục…
• Cùng một chất độc có thể gây ra các cấp độ ngộ
độc khác nhau
22
Sự hấp thu, phân bố,
chuyển hóa và thải trừ
chất độc trong cơ thể

23
Sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ
Phơi nhiễm

Đi vào cơ thể
Tiêu hóa Da Hô hấp

Hấp thu vào máu và phân


bố đến các mô và cơ quan

Gây độc Tích lũy Bài tiết

Chuyển hóa
24
Sự hấp thu
• Qua da và niêm mạc: chất độc hữu cơ (thuốc trừ
sâu). Yếu tố ảnh hưởng: nồng độ chất độc, tuổi, độ ẩm,
diện tích tiếp xúc chất độc, da bị xung huyết…
• Qua đường tiêu hóa: phụ thuộc nồng độ chất độc,
kích thước phân tử, độ hòa tan, độ ion hóa, pH của bộ
máy tiêu hóa.
• Qua đường hô hấp: chủ yếu đọng ở miệng, họng,
mũi; chỉ những chất độc kích thước rất nhỏ mới vào
phổi. Thường xảy ra trong công nghiệp hóa chất.
• Qua đường tiêm chích: tiêm chất độc trực tiếp vào
máu gây tác động rất nhanh. Tiêm dưới da hoặc cơ có
tác dụng chậm hơn.
25
26
Sự chuyển hóa
Chất độc

Pha I
Pha II

Ít độc hơn Độc hơn Độc hơn

Đào thải Gây độc tế bào Chuyển hóa tiếp

Đào thải

Pha 1: Oxy hóa, oxy hóa khử, thủy phân, hydrat hóa
Pha 2: Phản ứng liên hợp
27
Pha 1
Phản ứng oxy hóa
• Enzym xúc tác:
oMicrosom gan (monooxygenase), * là cytocrom P450
và monooxygenase chứa flavin

28
Phản ứng oxy hóa
oCác enzyme không thuộc microsom gan như alcol
dehydrogenase (ADH), aldehyde dehydrogenase
(ALDH), amin oxidase.

29
Phản ứng khử
oCác nhóm chức: nitro, diazo, carbonyl, anken,
disulfid,… đều có khả năng bị khử.

30
Thủy phân
• Các hợp chất ester, amid, hydrazin và
carbamate bị thủy phân.

Cholinesterase
• Acetylcholin acid acetic + cholin
• Atropin → acid tropic + tropanol (thỏ có enzyme
thủy phân)

31
Pha 2
Các phản ứng liên hợp

Sản phẩm chuyển hóa tan trong nước, ít độc và


dễ đào thải hơn.
Nhóm 1: tác nhân liên hợp được hoạt hóa + chất độc
Nhóm 2: chất độc được hoạt hóa + 1 acid amin (glycin)

32
Các phản ứng liên hợp

• Liên hợp với sulfat

sulfotransferase
Chất độc + PAPS ester sulfat
(PAPS: 3’-Phosphoadenosine-5’-phosphosulfat)
ATP + SO42- (nội sinh) → APS + PP
APS + ATP → PAPS + ADP
PAPS + R-OH → R-O-SO3 + PAP

33
Các phản ứng liên hợp

• Liên hợp với glutathione (Gly-Cys-Glu)


Khử độc tính các chất ái điện tử (hydrocarbon thơm, dẫn
xuất halogen của hydrocarbon, amin thơm…)

34
Các phản ứng liên hợp

• Liên hợp glucuronic


Phản ứng với acid Uridindiphosphat glucuronic (UDP-
glucuronic acid)
- Glucuronic 6-morphin có tác dụng giảm đau mạnh hơn
- Hợp chất glucuronic của N-hydroxyl-acetyl gây ung thư

• Liên hợp glucoside


Phản ứng với UDP-glucose

35
Các phản ứng liên hợp
• Phản ứng methyl hóa
- Xảy ra trên các nhóm chức amino, hydroxyl hoặc thiol
- Chất cho nhóm methyl là S-adenosyl methionine (SAM),
được tạo thành từ phản ứng giữa methionine và ATP

• Liên hợp với thiosulfat


Cyanua + thiosulfate → thiocyanate (giảm độc tính 200
lần)

36
Các phản ứng liên hợp
• Liên hợp với các nhóm thiol (-SH)
- Gây ra sự rối loạn phản ứng của enzyme và quá trình
oxy hóa khử của tổ chức
- Ngộ độc kim loại nặng, acid hữu cơ có halogen…kéo
dài dẫn đến sự thiếu cysteine là 1 aa cần thiết cho sự
tăng trưởng

37
Các phản ứng liên hợp
• Phản ứng acyl hóa
- Acetyl hóa: chất độc acetyl hóa CoA (Coenzym A,
CoASH)
- Liên hợp với acid amin (glycin) dưới xúc tác của N-acyl
transferase

38
Sự thải trừ

Qua thận

Đào thải Qua gan


Chất độc
Qua hô hấp

Qua các đường


khác

39
Qua thận
• Đường thải trừ chính của các chất tan trong nước

40
Qua thận
Cầu thận: lọc thụ động các chất có kích
thước nhỏ (< 100 Ao) và không liên kết
với protein
Ống thận:
v Bài tiết:
- Cơ chế chủ động: tiết ra acid hữu cơ
liên hợp như acid glucuronic, sulfat..
- Cơ chế thụ động: tiết ra các chất có
tính acid hoặc kiềm yếu để thay đổi
pH, các chất ion hóa không thể tái
hấp thu.
v Tái hấp thu: các chất tan trong lipid,
không bị ion hóa được tái hấp thu ở
ống lượn gần và ống lượn xa.
Ứng dụng: kiềm hóa nước tiểu để làm
tăng đào thải phenobarbital và salicylate.

41
Qua gan
• Đào thải phần lớn các chất tan trong lipid

ZEA: Zearalenone

Chu kì ruột gan

42
Qua hô hấp
• Đào thải các chất độc khí hay các chất dễ bay hơi
oChất độc: rượu, ete, tinh dầu, HCN, CO, H2S
oTốc độ đào thải phụ thuộc: tốc độ hô hấp (tăng thông
khí phế nang giúp tăng đào thải chất độc), độ hòa tan
chất độc trong máu (ete > rượu), lưu lượng máu qua
phổi

Qua các đường khác


• Các chất độc đều có thể thải trừ qua sữa.
• Một số đào thải qua mồ hôi, nước bọt, lông, tóc,
móng tay
43
Tác động của chất độc

44
Tác động của chất độc

Gan
Hệ tiêu hóa Hệ hô hấp

Hệ tim mạch Trên máu


45
Tác động của chất độc

Thận và hệ tiết niệu

Hệ thần kinh
Hệ sinh sản 46
Trên bộ máy tiêu hóa

• Thường gây nôn mửa


• Gây tiết nước bọt nhiều: phosphor
hữu cơ, nấm, Pb, Hg, Bi…
• Khô miệng: atropine
• Kích thích đường tiêu hóa: acid, kiềm
• Xuất huyết đường tiêu hóa: thuốc
chống đông máu, dẫn xuất salicylat

47
Trên gan
• Hầu như các trường hợp ngộ độc có tổn thương ở gan
oRượu làm xơ hóa gan
oGây tắc nghẽn mật: clopromazin, clothiazid, imipramine,
sulfanilamide, diazepam, estradiol…
oGây viêm gan: isoniazid, papaverin, imipramine, halothan,
colchicine, metyldopa, phenylbutazon

oGây ung thư gan: aflatoxin,


uretan, vinyl clorid

48
Trên hệ hô hấp
•Tại chỗ
oKích thích biểu mô phổi do phù hay phỏng.
‒ Nhẹ: ho, chảy nước mũi, khó thở, ngứa cổ, ngứa mũi
‒ Nặng: viêm phế quản, phù phổi và ngạt thở
‒ Chất độc: ammoniac, clorin, SO2, HF
oNhịp thở
‒ Thở chậm: opi, cyanua, cồn
‒ Thở nhanh: strychnine, cafein, long não
‒ Thở hen: phosphor hữu cơ

oMùi hơi thở: rượu, ete, aceton


49
Trên hệ hô hấp
•Toàn thân
oLàm mất khả năng cung cấp oxy cho cơ thể: CO, HCN
oỨc chế hô hấp: thuốc phiện, cyanua, thuốc ngủ
oPhù phổi: phosphor hữu cơ
oXơ hóa phổi
oUng thư phổi

50
Trên hệ tim mạch
• Chất trợ tim quá liều gây độc
ocafein, adrenalin, amphetamine: tăng nhịp tim
oDigitalin, phosphor hữu cơ: giảm nhịp tim

• Ngộ độc gan cóc, nhựa da cóc: mạch không đều


• Ngộ độc quinidine, imipramine: ngừng tim
• Acetylcholin: giãn mạch, cựa lõa mạch: co mạch

51
Trên máu
• Các thành phần trong máu: huyết tương, hồng cầu,
bạch cầu, tiểu cầu.
vHuyết tương
oThuốc mê toàn thân (chloroform, ete): giảm pH, dự trữ
kiềm, tăng kali
oNgộ độc clo, phosgene: huyết tương thoát khỏi niêm
mạc, gây phù phổi, máu đặc lại

52
Trên máu
vHồng cầu
oTăng: ngộ độc gây phù phổi (huyết tương thoát ra nhiều,
máu đặc lại)
oBị phá hủy: ngộ độ chì, nhiễm tia X, benzene hoặc dẫn
xuất amin thơm
oNgộ độc CO tạo COHb. Chất oxy hóa (dẫn xuất nitro
thơm, nitrit, clorat…), oxy hóa Fe2+ thành Fe3+, tạo
MetHb, không có khả năng vận chuyển oxy

53
Trên máu
vBạch cầu
• Giảm: ngộ độc benzen
• Tăng: ngộ độc kim loại nặng

vTiểu cầu
• Giảm: ngộ độc benzen

vXuất hiện thành phần mới


• Ngộ độc chì: coproporphyrin
• Ngộ độc acid mạnh: hematoporphyrin

54
Trên máu

55
Trên hệ thần kinh
• Rối loạn chức năng vận động, cảm giác
oThuốc mê toàn thân: tác dụng lên não và tủy sống làm
mất phản xạ, lên hành tủy gây ngừng thở
oThuốc ngủ, thuốc phiện, rượu etylic: gây hôn mê

56
Trên hệ thần kinh
• Rối loạn chức năng vận động, cảm giác
oAmphetamin, long não, atropin, clo hữu cơ: kích thích,
vật vã.
oStrychnin: kích thích tủy sống gây co cứng
oStreptomycin, kanamycin, neomycin: gây điếc

57
Trên hệ thần kinh
• Tác động lên hệ thần kinh thực vật
§ Adrenalin, ephedrine, amphetamine, nicotin: chất cường giao
cảm → giãn đồng tử, tim đập nhanh, co mạch
§ Eserin, acetylcholine, prostigmin: chất cường phó giao cảm →
co đồng tử, tim đập chậm, tăng bài tiết

Hệ thần kinh

Hệ TK động vật Hệ TK thực vật

Hệ giao cảm Hệ phó giao cảm


Chất dẫn truyền TK là Chất dẫn truyền TK là
norepinephrin acetylcholin 58
Trên hệ thần kinh

Sự phóng thích chất Tác động của chất độc


truyền tin thông botulinum
thông thường

Cơ chế của độc tố Botulinum


59
Trên thận và hệ tiết niệu
• Một lượng đáng kể thuốc và
chất độc được vận chuyển đến
thận
oGây hoại tử tế bào thận, vô niệu:
kim loại nặng
oGây tiểu ra máu: aspirin, thuốc
chống đông máu
oViêm thận: dung môi hữu cơ có
chứa clo, sulfamid…
oVô niệu: Hg, sulfamid, mật cá trắm
oSuy thận cấp, bí tiểu:
aminoglycoside (*gentamycin)

60
Trên hệ sinh sản
• Rối loạn chức năng của hệ sinh sản.
Tác động lên quá trình mang thai, Vùng dưới đồi

sinh đẻ và bài tiết sữa


Hormon giải phóng

• Tác động trực tiếp lên tuyến sinh gonadotropin

dục, hoặc gián tiếp thông qua hệ Tuyến yên

nội tiết.
LH FSH
oChì thay đổi sự bài tiết hormone của
vùng dưới đồi và gonadotropin → ngăn TB Laydig TB Stertoli
cản sự rụng trứng và tạo tinh trùng
oThuốc trị ung thư và các tác nhân alkyl
hóa can thiếp sự phân chia tế bào hoặc
cản trở sự tạo tinh trùng

LH: luteinizing hormone 61


FSH: Follicle-strimulating hormone
Điều trị ngộ độc

62
Phương pháp điều trị
• Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể
• Phá hủy hoặc trung hòa chất độc bằng chất giải
độc thích hợp
• Điều trị triệu chứng, chống lại hậu quả gây nên
bởi chất độc.
vKhi có dấu hiệu ngộ độc, cần điều trị triệu
chứng, nâng cao sức đề kháng, sau đó loại trừ
chất độc

63
Điều trị

Loại chất độc ra Phá hủy hay trung Điều trị


khỏi cơ thể hòa chất độc hậu quả

Loại Loại Đối kháng Điều trị


trực tiếp gián tiếp triệu chứng

Hấp phụ chất độc Dùng chất kháng


trong dạ dày, ruột độc đặc hiệu
64
Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể

• Giảm sự hấp thu, tăng đào thải.


• Loại trực tiếp: ngộ độc < 6 giờ.
• Loại gián tiếp.

65
Loại trực tiếp
• Chất độc trên da, mắt
oCởi bỏ quần áo chỗ nhiễm độc
oRửa nhiều lần bằng nước ấm, xà phòng (acid)
oMắt: rửa nhiều lần với nước sạch, nước muối sinh lý
từ 10 – 15 phút, nhỏ thuốc giảm đau
oChất độc acid: duy trì pH = 6,5 – 7,5

66
Loại trực tiếp
• Qua đường tiêu hóa
vGây nôn
Chỉ định: sau khi ăn hoặc uống phải chất độc vài phút
• Kích thích vật lý
• Chất gây nôn:
‒Siro ipeca:
• 15 – 20 ml, pha loãng trong 250 ml nước.
• Sau 30 phút thuốc không tác dụng thì lặp lại,
không quá 2 liều
‒Apomorphin:
• Tiêm dưới da liều 5 – 10 mg
67
Loại trực tiếp
•Qua đường tiêu hóa
vGây nôn
Chống chỉ định:
oNgộ độc > 4 giờ
oBệnh nhân hôn mê, động kinh, co giật
oNgộ độc acid hoặc kiềm mạnh, hóa chất gây bỏng
oChất độc bay hơi

Chỉ gây nôn khi có chỉ định của bác sĩ

68
Loại trực tiếp
•Qua đường tiêu hóa
vRửa dạ dày
Chỉ định
• Khoảng 3 – 8 giờ sau khi ngộ độc
• Dung dịch rửa: kali permanganate 1 ‰ hoặc natri
hydrocarbonat 5 ‰ (không dùng trong ngộ độc acid)
• Thực hiện nhiều lần đến khi nước rửa trong, lấy dịch
rửa để xác định chất độc

69
Loại trực tiếp
•Qua đường tiêu hóa
vRửa dạ dày
Chống chỉ định
• Ngộ độc acid hoặc kiềm mạnh
• Ngộ độc strychnine
• Hôn mê sâu

70
Loại trực tiếp
•Qua đường tiêu hóa
vTẩy xổ
Chỉ định
• Trong 24 giờ sau khi nuốt chất độc
• Dùng thuốc nhuận tràng: Magie sulfat, natri sulfat

Chống chỉ định


• Thuốc tẩy dầu khi ngộ độc các chất độc tan trong dầu

71
Loại trực tiếp
•Qua đường tiêu hóa
vThụt trực tràng
• Kết hợp với rửa dạ dày
• Dùng dd NaCl 9‰

72
Loại gián tiếp
•Qua đường hô hấp
oÁp dụng: chất độc dạng khí hoặc dễ bay hơi
oĐặt nạn nhân ở nơi thoáng mát và làm hô hấp
nhân tạo (trừ chất độc gây phù phổi)
oDùng máy trợ hô hấp nồng độ 50%

73
Loại gián tiếp
•Qua đường thận
oThúc đẩy đào thải chất độc: thuốc lợi tiểu (thuốc
thẩm thấu mannitol, glucose ưu trương, dd Ringer)
oDùng dd kiềm: ngộ độc chất độc có tính acid yếu
(tăng đào thải) hoặc phosphor hữu cơ (giảm tác
dụng). Cần theo dõi pH.
oLọc máu bằng chạy thận nhân tạo.

74
Loại gián tiếp
•Bằng cách thẩm tích máu hay chích máu
oChích máu để thải bớt máu, truyền nước muối sinh
lý hoặc glucose
oChống chỉ định khi trụy tim mạch

75
Phá hủy hay trung hòa chất độc
• Hấp phụ chất độc trong dạ dày, ruột
Dùng chất có khả năng hấp phụ chất độc
qThan hoạt:
‒Hấp phụ hầu hết các chất độc
‒Dùng trong 4 giờ
‒Có thể dùng sau khi gây nôn hoặc rửa dạ dày

qNước lòng trắng trứng, sữa, kaolin, tannin 1 – 2%

76
• Phá hủy hay trung hòa chất độc bằng chất kháng
độc đặc hiệu
Dùng các chất tương kỵ để ngăn cản hấp thu chất
độc, làm mất hoạt tính hoặc đối kháng với tác dụng
của chất độc
vNgộ độc kim loại nặng:
‒Dimercaprol
‒DMSA (2,3-dimercaptosuccinic acid): nhóm thiol liên kết
kim loại As, Pb
‒EDTA calci dinatri: không gây hạ Ca huyết
‒D-Penicilamin: tạo chelat với Pb, Hg
‒Rongalit: tính khử mạnh, kết tủa kim loại nặng
‒Amonium molybdat: ngộ độc Cu
77
vNgộ độc acetaminophen: N-acetylcystein
vNgộ độc độc tố nọc rắn: Antivenin
vNgộ độc anticholinesterase: Atropin sulfat
vNgộ độc etylen glycol, methanol: ethanol 20%
vNgộ độc cyanid: natri nitrit (nitrit + Hb + cyanid →
cyanomethemoglobin ít độc), natri thiosulfate (tạo
thiocyanate dễ đào thải qua nước tiểu)
vNgộ độc thuốc trừ sâu phosphor hữu cơ: 2 – PAM
(2-Pyridin aldoxin iodo metylat)

78
vNgộ độc chất chống đông máu coumarin (warfarin)
và indanedion: vitamin K
vNgộ độc chất oxy hóa mạnh gây MetHb: xanh
metylen 1%, vitamin C
vNgộ độc các opioid: Nalorphin

79
Điều trị hậu quả gây nên bởi chất độc
• Điều trị đối kháng
Trung hòa hoặc đối lập với tác dụng của chất độc
qNgăn chặn quá trình chuyển hóa thành sản phẩm độc hơn
‒Ethanol và 4-methylpyrazol cạnh tranh sử dụng alcol
dehydrogenase, ngăn cản tạo thành chất trung gian từ etylen glycol

qLàm tăng đào thải chất độc: thay đổi bản chất lý hóa của
chất độc, tăng lọc qua tiểu cầu thận và giảm tái hấp thu ở
ống thận
‒Molybden và sulfat + Cu → Cu-Mo-sulfat dễ tan trong nước và đào
thải qua nước tiểu
80
Điều trị hậu quả gây nên bởi chất độc

• Điều trị đối kháng


qCạnh tranh thụ thể với chất độc
‒Naloxon cạnh tranh thụ thể với opioid (morphin)

81
Điều trị hậu quả gây nên bởi chất độc

• Điều trị đối kháng


qNgăn chặn thụ thể của chất độc
‒Atropin ngăn chặn tác dụng của acetylcholine tại synap thần
kinh và ở đầu nối thần kinh – cơ

82
Điều trị hậu quả gây nên bởi chất độc

• Điều trị đối kháng


qPhục hồi chức năng bình thường của cơ thể
‒Ngộ độc chất oxy hóa mạnh: xanh methylene kết hợp NADPH
khử Fe3+ → Fe2+ (MetHb → Hb)

83
Điều trị hậu quả gây nên bởi chất độc

• Điều trị triệu chứng


Rất quan trọng trong ngộ độc
cấp
qĐiều trị suy hô hấp (khó thở,
ngạt thở)
‒Đặt ống nội khí quản, hô hấp nhân
tạo, thở oxy hoặc hỗn hợp
carbogen (ngộ độc clo, brom,
phosgene, SO2… không hô hấp
nhân tạo)
‒Kích thích thần kinh trung ương:
ephedrine, amphetamine,
theophylline hòa tan, lobelin
84
qĐiều trị triệu chứng thần kinh
‒Giảm co giật: tiêm tĩnh mạch diazepam, phenobarbital
‒Điều trị hôn mê, ức chế thần kinh: camphor, cafein

qChống rối loạn nước, điện giải và toan kiềm


‒Chống mất nước và chất điện giải: dung dịch glucose 5%
và dd NaCl 0,9%
‒Thừa kiềm: thuốc lợi tiểu tăng đào thải kiềm
(acetazolamide), hoặc bù toan bằng cách truyền dd
NH4Cl 0,83%
‒Toan huyết: truyền dd NaHCO3 1,5%

85
qChống biến chứng máu
‒Ngộ độc nitrit tạo MetHb: tiêm Vitamin C
‒Ngộ độc làm máu chậm đông: truyền tiểu cầu hoặc máu,
thêm thuốc nhóm corticoid (Depersolon tiêm tĩnh mạch)
‒Tan huyết: truyền máu

86
Cảm ơn các bạn đã
chú ý lắng nghe

87

You might also like