You are on page 1of 14

HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT

I. Đại cương
1. Khái niệm:
- HCBVTV được chuyển nghĩa từ thuật ngữ tiếng Anh“pesticide”có nghĩa là thuốc trừ côn
trùng gây hại.
- Khi được sử dụng, HCBVTV có thể tồn dư trong sản phẩm ở mức an toàn cho người sử
dụng. Theo quy định, mỗi loại HCBVTV đều có giá trị tồn dư tối đa (MRL:Maximum
residue limit).
- Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại HCBVTV làm cho tồn dư HCBVTV tăng vượt quá MRL.
Khi đó, HCBVTV sẽ gây ra các tác dụngko mong muốn cho người sử dụng.
• Theo FAO: HCBVTV là bất kì hợp chất hay hỗn hợp được
- dùng ngăn ngừa, tiêu diệt hoặc kiểm soát các tácnhân gây hại:
+ vật chủ trung gian truyền bệnh
+ các bộ phận không mong muốn của thực vật hoặc động vật gây hại hoặc ảnh hưởng đến
các quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, mua bán thực phẩm, nông sản, gỗ,
thức ăn chăn nuôi hoặc hợp chất được phân tán lên động vật để kiểm soát côn trùng
- làm tác nhân điều hòa sinh trưởng thực vật, chất làm rụng lá, chất làm khô cây, tác nhân
làm thưa quả hoặc ngăn chặn rụng quả sớm.
- dùng HCBVTV cho cây trồng trước,sau khi thu hoạchbảo vệ sản phẩm không bị hỏng
trong quá trình bảo quản và vận chuyển
2. Phân loại:
2.1. Theo mối nguy:
- WHO phân loại HCBVTV dựa vào các nghiên cứu về nguy cơ độc hại, chủ yếu thử nghiệm
trên chuột dựa trên LD50.
2.2. Theo công dụng:
- Hóa chất diệt trừ sinh vật gây hại: trừ sâu (insecticides), trừ nấm (fungicides), trừ cỏ
(herbicides), trừ chuột (rodenticides), trừ ốc sên (molluscicides), trừ nhện (acaricides),
trừ vi khuẩn (bactericides)...
- Hóa chất điều hòa sinh trưởng thực vật (PGR – plant growth regulators) là các HC sử
dụng để kích thích, làm chậm/ức chế sự phát triển của thực vật.
- Hóa chất dùng trong bảo quản, xử lý hay chế biến sau thu hái.
2.3. Theo cấu tạo hóa học:
- Đây là cách phân loại được sử dụng phổ biến vì các HCBVTV có cấu tạo tương tự thường
có tính chất giống nhau do đó Ppchiết và ph/tích cũng giống nhau.
- Hơn nữa, từng nhóm HCBVTV tác động đến sinh vật và con người theo các ng/lý tương
tự nhau.
- Theo cách ph/loại này một số nhóm HCBVTV chính sẽ ngh/cứu sau đây
- Gồm:
+ Nhóm Clor hữu cơ
+ Nhóm Phosphor hữu cơ
+ Nhóm Cúc tổng hợp
+ Nhóm Carbamat
+ Nhóm Neonicotinoid
+ Nhóm Macrocyclic lacton
+ Nhóm HCBVTV khác: Nguồn gốc thực vật và vi sinh; Thuốc diệt cỏ.
3. Nhóm Clor hữu cơ:
- HCBVTV nhóm clor hữu cơ (organnochlorines) là các hợp chất hữu cơ được hình thành
khi thay thế các nguyên tử hydro của các hydrocarbon và dẫn xuất bằng các nguyên tử
clor.
- Trong phân tử có thể tồn tại vòng benzen hoặc dị vòng (O,N hay S)
• Gồm 4 nhóm nhỏ sau:
- diphenyl aliphatic: DDT, dicofon, methoxyclor...
- dẫn xuất của benzen: hexaclorocyclohexan (HCH, lindan là 𝛾-HCH), pentaclophenol...
- hợp chất cyclodien: endrin, dieldrin, heptachlor, aldrin, endosulfan sulfat...
- hợp chất polycloroterpen: toxaphen, polyclorocamphen...
3.1. DDT và các hợp chất tương tự:

- DDT (dicloro diphenyl tricloroethan) là nhóm có chứa clor dạng


bột màu trắng, mùi rất đặc trưng, ko tan trong H2O. DDT là một
loại thuốc trừ sâu có độ bền vững và độc tính cao.
- DDD (dicloro diphenyl dicloroethan).
Methoxychlor (Dimethoxy-DDT) ít độc hơn DDT, ko gây
ung thư, ko tích lũy lâu trong mô mỡ (tích luỹ ở chuột là 2
tuần so với 6 tháng đối với DDT).

3.2. Một số dẫn xuất của benzen:


lindan là 𝛾-HCH pentaclophenol Clorothalonil

3.3. Các cyclodien:


Mirex là dẫn xuất cyclopentadien, đã bị Cục bảo vệ môi trường
Hoa Kỳ cấm sử dụng từ 1976.

- Ví dụ:
Aldrin Endrin Endosulfan Endosulfan sulfat

- Endosulfan
+ Từ 1976 - 2000, hơn 50.000 người của quận Kasargod ở Kerala, Ấn Độ đã tiếp xúc với
endosulfan (một loại thuốc trừ sâu hữu cơ dai dẳng), phun lên các đồn điền điều thuộc sở
hữu của Tập đoàn Plantation Kerala
+ Là nguyên nhân dẫn đến các bệnh từ quái thai, dị dạng, ung thư, vô sinh, tổn thương não
và hệ thần kinh.
3.4. Các polycloroterpen:
Toxaphen là hỗn hợp của khoảng 200 polyclorocamphen được tạo ra
qua quá trình clor hóa camphen (C10H16) với tổng khối lượng Cl
chiếm 67– 69%.
Các hợp chất này có công thức từ C10H11Cl5 đến C10H6Cl12, với công
thức trung bình là C10H10Cl8 (nên còn có tên octaclorocamphen).
 Kết luận:
- HCBVTV nhóm clor hữu cơ phổ tác dụng rộng, rất an toàn với cây trồng ở liều thông
dụng nhưng lại độc với các loài động vật máu nóng.
- Các chất tíchlũy trong cơ thể sinh vật gây độc mạn tính, chúng cũng rất bền trong môi
trường và tồn dư lâu dài.
- Mặc dù có phổ tác dụng rộng nhưng do ô nhiễm môi trường và dư lượng HCBVTV trong
nông sản, sự tích lũy và độc tính cao đối con người và các loài động vật, mà ngày nay đa
số các HCBVTV clor hữu cơ đã bị cấm sử dụng.
3.5. Cơ chế gây độc:
- Cơ chế gây độc phụ thuộc vào dạng cấu tạo của chúng.
- DDT và các chất tương tự: là những chất rất độc trên hệ thần kinh thông qua liên kết với
kênh Na+ trên màng tế bào thần kinh ở trạng thái mở, cho phép kéo dài dòng Na+ vào
bên trong tế bào, gây ảnh hưởng đến sự dẫn truyền các xung thần kinh, dẫn đến tê liệt
và có thể dẫn đến tử vong.
- Một số loại HCBVTV có c/trúc dị vòng hoặc vòng chứa nhiều clor như aldrin, dieldrin...
gắn với các vùng picrotoxinin của acid -aminobutyric dẫn đến ức chế ion Cl- vào trong
tế bào TK. Hậu quả gây kích thích TK. Các chất này cũng ức chế hoạt tính ATPase và một
số enzym khác làm tế bào TK bị nhiễm độc. Côn trùng khi bị nhiễm độc TK lúc đầu có
biểu hiện kích động, co giật và cuối cùng là tê liệt rồi chết.
3.6. Nguyên nhân và triệu chứng:
a. Nguyên nhân:
- có thể do uống nhầm hay cố ý uống (tự tử)
- hay do tiếp xúc dài ngày với chất độc.
b. Triệu chứng:
- Khi bị ngộ độc cấp tính:
+ Nôn mửa, tiêu chảy
+ nhức đầu, co giật, giẫy giụa rồi tê liệt TKTW
+ trụy tim mạch, chết sau vài giờ.
- Nhiễm độc mạn tính:
+ mô mỡ tích lũy dần chất độc
+ làm tổn thương mô thần kinh gây co quắp, tê liệt
+ suy gan thận và rối loạn huyết học.
3.7. Xử trí:
• Trường hợp nhiễm độc qua da, đường hô hấp:
- Đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc, cởi bỏ quần áo, tắm với nhiều nước và xà phòng.
- Nếu dính vào mắt rửa bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hay nước sạch.
- Cho thở oxy nếu cần.
• Nhiễm độc qua đường tiêu hóa:
- Gây nôn hay rửa dạ dày hoặc cho uống thuốc tẩy muối, để bệnh nhân nằm yên tĩnh, cho
thở oxy.
- Không được dùng thuốc tẩy dầu, không uống sữa, dầu ăn hay rượu.
• Các xử trí chủ yếu là:
- Chống toan huyết bằng uống hay tiêm dung dịch kiềm
- Hồi sức, hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn, đặt nội khí quản (nếu cần)
- Chống co giật bằng các barbituric, diazepam, tiêm calci gluconat...
- Ăn ít chất béo, giàu protein và đường
- Giữ ấm, tránh lạnh đột ngột, đề phòng phù phổi.
4. Nhóm phosphor hữu cơ:

- Các hợp chất phosphor hữu cơ (organophosphorus) đc ng/cứu sản xuất từ 1942 khởi
đầu như các vũ khí hóa học như: sarin, tabun.
- Sarin (2-(Fluoro-methylphosphoryl) oxypropan còn gọi là GB (theo NATO), là một chất
độc cực mạnh. Việc s/xuất và tích trữ Sarin đã bị cấm theo Hiệp định vũ khí hóa học năm
1993.
• Cấu tạo:
- Chủ yếu là các hợp chất của phosphor hóa trị 5, là các ester
hoặc amid của H3PO4 hoặc dẫn xuất trong đó R1, R2, R3 có thể là
nhóm alkyl, aryl, amino hay các hợp chất thơm, dị vòng.
- Các nguyên tử O trong phân tử có thể được thay thế bằng S
hay N để tạo ra các dẫn xuất thiophosphat, amidat và cũng được
xếp vào nhóm này.

• Gồm:
• Cơ chế gây độc:
- Các HCBVTV có phổ tác dụng rộng, an toàn với câytrồng, diệt đc nhiều sâu hại, tác dụng
diệt côn trùng nhanh, có độc tính cao với đ/vật máu nóng, nhưng không tích lũy lâu dài
thường đc thải trừ nhanh qua nước tiểu và thời gian tồn dư trong môi trường ko dài.
- Tác động vào TK của côn trùng và người bằng cách ngăn cản sự tạo thành enzym
cholinestase (ChE) làm cho TK hoạt động kém, làm yếu cơ, gây choáng váng và chết. Các
chất nhóm phosphor hữu cơ gây phosphorin hóa enzyme acetylcholinesterase.
- Khi ChE bị ức chế, làm ứ đọng acetylcholin, gâyrối loạn dẫn truyền cholinergic, là mức
chế dẫn truyền các xung TK tới các tế bào cơ, tuyến, não và hạch. Nhiễm độc xảy ra cấp
tính có thể gây nôn, co thắt ruột, nhức đầu, mệt mỏi, co giật, suy hô hấp, hôn mê và tử
vong.
- Tác dụng gây độc chủ yếu tại chỗ (tác dụng lên phổi, tác dụng lên da, mắt...), thường hít
phải tác dụng nhanh hơn uống.
- Nhóm này được sử dụng phổ biến từ 80s/XX, nhưng do độc tính cao nên nhiều chất
trong nhóm này đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế
giới.
• Nguyên nhân:
- Vô tình:
+ có thể do hít phải
+ hay do tiếp xúc qua da (mang vác, rửa tay không sạch sau khi phun)
+ hoặc qua đường tiêu hóa (uống nhầm, ăn rau, hoa quả xử lý bằng các PHC ngắn ngày
trước khi thu hái...
- Chủ ý:
+ trong các vụ tự tử
+ hay do được pha vào rượu để tăng độ rượu.
• Triệu chứng:
- Mùi hơi thở, chất nôn hay chất thấm vào quần áo nạn nhân có mùi hắc như mùi tỏi.
- Mang tính phối hợp điển hình của hai hội chứng:
+ Cường phó giao cảm kiểu muscarin: tăng tiết dịch (nước bọt, mồ hôi...), co thắt phế quản
gây suy hô hấp cấp, nhịp tim chậm có thể ngừng tim, đồng tử co thậm chí còn nhỏ như đầu
kim.
+ Hội chứng thần kinh kiểu nicotin: co giật các thớ cơ (mi mắt, cơ mặt, rụt lưỡi, co cơ cổ và
lưng, có khi co toàn thân) nặng có thể dẫn đến hôn mê.
• Xử trí:
- Rửa dạ dày với nhiều nước ấm
- Tiêm atropin. Nếu nặng có thể dùng đến 20-60mg, tiêm tĩnh mạch 2, 5, 10mg cách 10
phút/lần cho đến khi da nóng, đồng tử giãn 5mm, sau đó tiêm dưới da và duy trì nếu
cần thiết.
- Có thể dùng các oxim như Pralidoxim clorid (2-PAM clorid), obidoxim clorid... để giải
phóng ChE (Cholinesterase).

2-PAM Clorid Obidoxim Clorid

- Nếu cần thiết đặt ống nội khí quản, hỗ trợ hô hấp, chú ý hút đờm dãi.
- Chăm sóc dinh dưỡng trong trường hợp hôn mê và thở máy kéo dài, dùng kháng sinh để
tránh bội nhiễm.
5. Nhóm cúc tổng hợp:
- Pyrethroids có cấu trúc tương tự các pyrethrin tự nhiên có trong một số loại hoa Cúc:
Chrysanthemum cinerariaefolium, Chrysanthemum coccineum
5.1. Các thế hệ:
• Thế hệ thứ nhất được phát triển từ 60s/XX với mục tiêu thay thế các hợp chất nhóm
clor hữu cơ. Tuy nhiên,do kém ổn định trong m/trường dưới tác dụng của ánh sáng nên
hiện ko còn được sử dụng rộng rãi.

• Thế hệ thứ hai (70s/XX): ổn định trong môi trường tốt hơn thế hệ I, được sử dụng nhiều
trong nông nghiệp, tuy nhiên độc tính cao với động vật có vú và con người.

5.2. Cơ chế gây độc:


- Tác động và cơ chế gây độc: nhanh và tương tự DDT.
- Sử dụng phối hợp với HCBVTV nhóm khác nhằm tăng tác dụng.
- Các chất nhóm cúc tổng hợp còn được sử dụng nhiều để làm các thuốc diệt côn trùng
(ruồi, muỗi, gián...), kí sinh trùng (ghẻ, chấy...)
- Liên kết với kênh Na+ trên màng tế bào thần kinh ở trạng thái mở, cho phép kéo dài
dòng Na+ vào bên trong tế bào, gây ảnh hưởng đến sự dẫn truyền các xung thần kinh
làm mất cảm giác, tê liệt, ở liều cao có thể gây tử vong.
- Tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây ngộ độc gan.
- Các chất này thường ít độc qua đường tiếp xúc và qua hô hấp.
6. Nhóm carbamat
6.1. Đại cương:
- Là các ester của acid carbamic (H2N-COOH) và dẫn xuất của acid carbamic.
- Sử dụng thay thế cho các PHC có độc tính cao và nhóm clor hữu cơ dễ tích lũy gây nguy
hiểm.
- Sử dụng rất phổ biến và được phối hợp với các HCBVTV khác để tăng cường phổ tác
dụng.
- Phổ hẹp, hiệu lực ngắn, ít tan trong nước, tan nhiều dung môi hữu cơ, bị kiềm phân hủy.
Không tồn lưu lâu dài trong môi trường.
6.2. Cơ chế gây độc:
- Tác động trực tiếp vào cholinesterase của hệ thần kinh và có cơ chế gây độc giống PHC,
nhưng độ độc hại không bằng PHC.
- Triệu chứng ngộ độc như ngộ độc PHC nên cách xử trí cũng tương tự như với ngộ độc
cấp PHC.
7. Nhóm neonicotinoid:
7.1. Đặc điểm, cấu tạo:
- Nicotin là alcaloid/cây họ Cà, đặc biệt là thuốc lá.
- Nicotin- chất độc thần kinh rất mạnh, ảnh hưởng rõ rệt đến các loài côn trùng, trước
đây nicotin được s dụng rộng rãi như là một loại thuốc trừ sâu.
- Hiện nay, các dẫn xuất của nicotin như imidacloprid được sử dụng thay thế.
- Neonicotinoid là nhóm HCBVTV gây kích thích thần kinh có cấu trúc tương tự nicotin
được sử dụng từ 80s/XX.
7.2. Cơ chế gây độc:
- Gắn với các receptor của acetylcholin, gây độc thần kinh trung ương.
- Đường tiếp xúc qua da có độc tính thấp, có thể gây đỏ và ngứa mắt nhẹ.
- Các chất này phân hủy nhanh trong đường tiêu hóa và loại trừ qua phân, nước tiểu
trong vòng 48 giờ.
- Chưa thấy trường hợp bị ngộ độc cấp tính trên người.
8. Nhóm macrocyclic lacton:
8.1. Đặc điểm cấu tạo:
Là các sản phẩm được lên men tự nhiên từ các loài Streptomyces.
- Abamectin là hỗn hợp có chứa trên 80% avermectin B1a (C48H72O14) và dưới 20%
avermectin B1b (C48H70O14).
- Ivermectin là hỗn hợp của 22,23-dihydro avermectin B1a và 22,23-dihydro avermectin
B1b)
- Emamectin là dẫn xuất abamectin bằng cách thay thế một nhóm hydroxyl (-OH) ở vị trí
4” bởi nhóm epi amino-methyl (NHCH3). Emamectin là hỗn hợp của 10% B1b và 90%
B1a.
- Spinosad gồm 2 spinosoid là spinosyn A và spinosyn D với tỷ lệ 17:3.
8.2. Cơ chế gây độc:
- Tăng giải phóng và gắn acid -aminobutyric vào đầu tế bào thần kinh, dẫn đến làm tăng
Cl- vào trong tế bào làm tê liệt hệ thần kinh.
- Các triệu chứng ngộ độc cấp có thể gặp phải bao gồm hôn mê, giảm huyết áp, suy hô
hấp và tử vong.
9. Các HCBVTV có nguồn gốc thực vật:
- Allicin:
+ Diệt giun sán
+ Xua đuổi và diệt côn trùng: gián, muỗi, ấu trùng muỗi.
- Rotenon: tác dụng tại chỗ gây viêm da, giác mạc, viêm mũi họng.

THUỐC DIỆT CỎ
I. Đại cương:
1. Khái niệm:
- Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm hợp chất bền vững trong môi trường
cũng như trong cơ thể người và các sinh vật.
- Tùy theo số nguyên tử Cl và vị trí không gian của chúng, dioxin có 75 đồng phân PCDD
(polycloro dibenzo dioxin) và 135 đồng phân PCDF (polycloro dibenzo furan) với độc tính
khác nhau.
- Dioxin còn bao gồm nhóm các polycloro biphenyl (là các chất tương tự dioxin) gồm 419
hợp chất trong đó có 29 hợp chất đặc biệt nguy hiểm.
- EPA (Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ) dường như ko có mức độ phơi nhiễm dioxin nào
được coi là an toàn.
- Trong số các hợp chất dioxin, TCDD (tetracloro dibenzo p-dioxin C12H4Cl4O) là nhóm
độc nhất.
- Các dạng chất độc sử dụng được phân biệt theo mầu cho thêm vào như:
+ Chất da cam là hỗn hợp của 2,4 D và 2,4,5 T có chứa tạp chất là dioxin (khoảng 370kg
dioxin trong gần 77 triệu lít), dùng để phá hoại rừng làm rụng lá.
+ Chất màu trắng là hỗn hợp của 2,4 D và picloram, dùng để phá hoại rừng làm rụng lá.
+ Chất màu xanh là hỗn hợp của acid cacodylic và natri cacodylat, dùng để phá hoại mùa
màng...
2. Độc tính:
- Dioxin là một chất gây ung thư cho con người, liên quan đến một số bệnh khác như
bệnh rám da, đái tháo đường, thiểu năng sinh dục cho cả nam và nữ, gây quái thai, thiểu
năng trí tuệ...
- Các hợp chất 2,4 D và 2,4,5 T khi ngộ độc cấp có thể gây viêm da (chủ yếu do dioxin),
uống phải có thể gây mệt mỏi, buồn ngủ, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, các nội tạng có
thể bị xung huyết, trương lực cơ bị co cứng có thể tử vong do rung thất.
3. Xử trí:
- Nếu bị tiếp xúc ngoài da: cởi bỏ quần áo để rũ sạch, rửa nước hoặc tắm. Rửa mắt, họng
bằng dung dịch NaHCO3 2%.
- Thận trọng hút dạ dày nếu uống phải, dùng than hoạt, tẩy bằng MgSO4.
- Cho nằm chỗ thoáng, hỗ trợ hô hấp, thở oxy, chống co cứng trương lực cơ và loạn nhịp.
4. Thuốc diệt cỏ khác:
- Calci cyanamid (CaCN2) - thuốc rụng lá, phân bón. Triệu chứng và cách xử trí tương tự
như nhiễm độc cyanid.
- Dinitro orthocresol (DNOC, DOC) - trừ sâu, diệt cỏ. Nó có thể xâm nhập vào cơ thể qua
đường hô hấp, tiêu hóa và qua da.
- Xử trí: tránh xa nơi bị nhiễm độc, rửa dạ dày bằng NaHCO3 (nếu uống phải), hỗ trợ hô
hấp nếu cần, chườm đá, ủ lạnh, tránh dùng thuốc hạ nhiệt; giữ bệnh nhân yên tĩnh và
điều trị triệu chứng.
II. Sử dụng HCBVTV an toàn và hiệu quả:
1. Thực hiện biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với mọi loại dịch hại và cây trồng, chỉ dùng
biện pháp hóa học khi những biện pháp khác không có hiệu quả.
2. Đảm bảo sử dụng HCBVTV theo nguyên tắc 4 đúng.
- Đúng thuốc: Mỗi loại HCBVTV đc sử dụng để diệt trừ một tác nhân cụ thể, ko nên sử
dụng cùng 1 loại thuốc trong nhiều vụ liên tiếp.
- Đúng liều lượng: Cần sử dụng theo đúng hướng dẫn
- Đúng lúc: Phun vào thời điểm mà dịch hại trên đồng ruộng dễ bị tiêu diệt nhất. Ngừng
sử dụng trước khi thu hoạch một thời gian nhất định.
- Đúng cách: Cần pha thuốc đúng cách và phun thuốc làm sao cho HCBVTV tiếp xúc được
với dịch hại nhiều nhất.
3. Đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc trên mỗi loại cây trồng.
4. Đảm bảo an toàn cất giữ những HCBVTV chưa sử dụng hết:
- HCBVTV chưa sử dụng hoặc dùng chưa hết phải được cất giữ trong phòng riêng biệt, có
khoá cửa chắc chắn, xa nơi ở và chuồng trại.
- Những dụng cụ đong thuốc, bình bơm thuốc... rửa sạch sẽ sau mỗi đợt phun thuốc và
phả icất giữ trong kho riêng.
- Ko đổ thuốc dư thừa, chưa dùng hết sang bất kỳ đồ đựng khác. Ko đc dung bao bì
HCBVTV vào bất kỳ mục đích nào, phải huỷ và chôn.
5. Đảm bảo an toàn trong lưu thông HCBVTV.
III. Phân tích HCBVTV:
- Về nguyên tắc chính, ph/tích HCBVTV thường gồm 2 giai đoạn: giai đoạn xử lý mẫu và
giai đoạn ph/tích trên thiết bị.
- Ở giai đoạn thứ nhất, các HCBVTV đc tách ra khỏi nền mẫu vào dịch chiết thích hợp. Nền
mẫu rất đa dạng, do đó quá trình xử lý mẫu cần được tốiưu để chiết xuất đc tối đa các
HCBVTV.
- Ở giai đoạn thứ hai chọn kỹ thuật ph/tích phù hợp để xác định hàm lượng HCBVTV trong
dịch chiết từ đó tính được hàm lượng trong mẫu ban đầu.
1. Các phương pháp xử lý mẫu:
- Ph/tích dư lượng HCBVTV trong các nền mẫu thường gặp phải khó khăn do sự khác
nhau về thành phần của mẫu.
- Vì thế, mục tiêu của quá trình xử lý mẫu ngoài việc đạt đc tối đa hiệu suất chiết HCBVTV
còn phải làm giảm được càng nhiều tạp chất càng tốt.
- Có rất nhiều kỹ thuật xử lý mẫu đã được sử dụng: chiết bằng dm, chiết siêu tới hạn, vi
chiết pha rắn... và QuEChERS.
• Xử lý mẫu theo Quechers
- QuEChERS (viết tắt của quick, easy, cheap, effective, rugged và safe). Rugged là độ sai
khác: tù thuộc vào thiết bị, môi trg, ng lm TN
- QuEChERS là Pp ph/tích đa dư lượng thuốc trừ sâu trong nhiều loại nền mẫu khác nhau.
- Chuẩn bị mẫu theo QuEChERS có nhiều thuận lợi so với các Pp truyền thống.
- Phương pháp QuEChERS dựa trên nguyên tắc chiết lỏng lỏng một lần bằng ACN đã được
ổn định pH bằng đệm và tách khỏi nước có trong mẫu nhờ MgSO4
- Quá trình làm sạch bằng chiết phân tán pha rắn (d- SPE) để loại các acid hữu cơ, nước
còn dư và các thành phần khác nhờ phối hợp chất hấp phụ amin (PSA) và MgSO4.
- C18 và GBC được sử dụng khi cần thiết để lần lượt loại các chất béo và colorophyll.
- Dịch chiết được tách và phân tích bằng sắc ký khối phổ.
- Khả năng ứng dụng của QuEChERS:
+ Pp QuEChER là Pp hang đầu trong ph/tích HCBVTV trong nhiều nền mẫu khác nhau như
rau quả, ngũ cốc, các sản phẩm thực phẩm, dược liệu...
+ QuEChERS có nhiều ưu điểm: nhanh, dễ thực hiện, ít tốn kém, hiệu quả tốt và ổn định với
nhiều HCBVTV, an toàn cho người ph/tích.
+ Tuynhiên, Pp QuEChERS cần phải phối hợp với các kỹ thuật sắc ký đủ nhạy như GC-
MS/MS và LC-MS/MS.
2. Dư lượng HCBVTV:
- Dư lượng là phần còn lại (tồn dư) của hoạt chất, các SPCH, các thành phần khác có trong
thuốc, tồn tại trên cây trồng, nông sản, đất, nước sau một thời gian dưới tác động của
hệ sống và điều kiện ngoại cảnh.
- Nếu sử dụng đúng cách, mức tồn dư này có thể vẫn an toàn cho người sử dụng.
- Theo quy định, mỗi loại HCBVTV đều có giá trị tồn dư tối đa (MRL: Maximum residue
limit). Mức tồn dư tối đa (Maximum residue limit-MRL) tính theo mg/kg là nồng độ cao
nhất của dư lượng thuốc có trong một đơn vị sản phẩm nông sản hay thực phẩm mà ở
đó có thể được chấp nhận mà không gây hại cho người sử dụng
- Việc lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách các loại
- HCBVTV làm cho tồn dư HCBVTV trong sản phẩm tăng lên vượt quá MRL. Khi đó,
HCBVTV sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn cho người sử dụng.

You might also like