You are on page 1of 7

9.

Xiclohexan:

9.1. Tính chất

Là một chất lỏng , mùi dịu, có thể so sánh với clorofom, nếu không tinh khiết thì có
mùi hăng hắc. Điểm chảy: 6,5oC. Điểm sôi: 81oC. Giới hạn nổ: 1,3 – 5%.

Tan trong ete, cồn etylic, không tan trong nước.

Xiclohexan được chiết từ quá trình chế biến một số loại dầu thô hoặc được chế tạo
bằng hidro hóa benzen.

Là một dung môi tốt của nhiều chất.

9.2. Sử dụng và tiếp xúc

Do ít độc lên xiclohexan là chất được dùng làm dung môi thay thế cho benzen.

9.3. Độc tính

Độc tính hệ thống lên cơ quan mục tiêu cụ thể: có thể gây buồn ngủ và chóng mặt.

Nguy cơ hô hấp: hít phải có thể gây ra viêm hoặc phù phổi.

9.4. Chuyển hóa và tác dụng

Sự chuyển hóa của xiclohexan trong cơ thể không tác hại đến cơ quan tạo huyết như
benzen.

Chuyển hóa của xiclohexan đã được nghiên cứu như sau:

- Fabre, Truhaut và Laham (1959) đã tách được 2 chất chuyển hóa trong nước tiểu của
thỏ , cho tiếp xúc liên tục với xiclohexan, là xiclohexanon và xiclohexan không có độc tính
đối với tủy xương.

Trên động vật:

Qua hô hấp: làm chết chuột nhắt ở nồng độ 60 – 70 mg/L (Lazarev) trong 2 giờ. Làm
chết thỏ ở 90mg/L trong 1 giờ (Tréon).

Qua tiêu hóa: liều chết ở thỏ là 5,5 – 6 g/kg.

Qua da: kích ứng, làm dày da, không gây tử vong.
Trên người:

Nhiễm độc cấp tính gây choáng váng, có khuynh hướng ngất, kèm theo các triệu chứng
buồn nôn, nôn.

Trong một số trường hợp đặc biệt, tử vọng có thể xảy ra do liệt trung tâm hô hấp.

9.6. Điều trị

Nếu nuốt phải: Súc miệng, không được gây nôn.

Nếu tiếp xúc lên da: rửa bằng nhiều nước và xà phòng.

Nếu tiếp xúc với mắt: rửa mắt bằng nhiều nước với mí mắt mở rộng. Gỡ bỏ kính áp
tròng.

Trường hợp tai nạn theo đường tiêu hóa: chú ý nguy cơ hô hấp, giữ sạch đường hô hấp,
gọi cho bác sĩ. Trường hợp nôn mửa tự phát: chú ý nguy cơ hít phải, có thể bị suy hô hấp,
gọi cho bác sĩ

9.7. Dự phòng

1. Nồng độ cho phép

Nồng độ tối đa cho phép của Việt Nam: trung bình 8 giờ: 500 mg/m 3, từng lần tối đa:
1.000 mg/m3.

2. Biện pháp kỹ thuật

Để xa các nguồn nhiệt/tia lửa/lửa/các bề mặt nóng.

Tiếp đất/ liên kết tất cả các thùng chứa và thiết bị thu nhận.

Tránh thải sản phẩm hóa chất ra môi trường.

Lưu trữ ở nơi có sự thông thoáng tốt. Giữ thùng chứa luôn đóng kín.

10. Cacbon disunfua (CS2)

10.1. Tính chất


Cacbon disunfua là một chất lỏng không màu, có mùi ete dịu khi ở trạng thái nguyên
chất, các sản phẩm kỹ thuật đều có mùi hôi. CS 2 tan ít trong trong nước, tan nhiều trong cồn
etylic, ete etylic. Tỷ trọng là 1,26, nóng chảy ở -110,8oC, sôi ở 46,5oC, tỷ trọng hơi là 2,67.

Ngay ở nhiệt độ 20oC, CS2 trong không khí cũng rất nguy hiểm.

CS2 tự bốc cháy ở 200oC, nhiệt độ cháy là -30 oC, giới hạn nổ từ 1,3 – 50%, được xem
là có có tính bốc cháy rất cao.

CS2 có thể tự bốc cháy khi tiếp xúc với không khí tạo ra SO 2 và CO2. Khi tiếp xúc với
bề mặt nóng hoặc ngọn lửa nó cũng phân hủy thành SO2 và CO2.

10.2. Sử dụng và tiếp xúc

Mặc dù có độc tính cao những CS 2 vẫn được sử dụng nhiều, người ta đánh giá nó là
một dung môi tuyệt vời, có vai trò quan trọng trong các ngành cao su, dầu mỡ, nhựa, matit…
CS2 cũng được dùng để sản xuất kính quang học, để chiết xuất dầu, lưu hóa cao su…

Cacbon disunfua được dùng nhiều trong nhiều kỹ nghệ tơ nhân tạo visco. 1 kg visco
được sản xuất ra sẽ làm thoát ra từ 20 – 30g CS2, đồng thời giải phóng từ 4 – 6g H2S.

Trong sản xuất, CS2 xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp là chủ yếu, nó cũng có khả
năng thấm qua da nguyên vẹn. Hiếm gặp tại do CS2 qua đường tiêu hóa…

10.3 Độc tính

CS2 là một chất độc thần kinh. Vì vậy những triệu chứng và tổn thương hệ thần kinh
trung ướng và ngoại biên là quan trọng nhất. Nồng độ gây nhiễm độc cấp tính của CS 2 như
sau:

- Từ 0,5 – 0,7 mg/L (160 – 230ppm) chưa thấy triệu chứng cấp tính ở người tiếp xúc.

- Từ 1 – 1,2 mg/L (320 – 390ppm) gây cảm giác khó chịu, nhức đầu sau 8 giờ tiếp xúc,
nhưng còn chịu được.

- Nồng độ 3,6 mg/L (1.150ppm) gây choáng váng.

- Nồng đồ từ 6.4 – 10 mg/L (2.000 – 3.200ppm) gây nhiễm độc nhẹ, dị cảm, thở không
đều trong 30 phút đến 1 giờ.
- Nồng độ 15 mg/L (4.800ppm) gây chết người sau 30 phút.

Với những nồng độ cao hơn, nạn nhân chỉ hít một vài lần là bị ngất ngay…

Các biểu hiện nhiễm độc CS2 khi tiếp xúc ngắn hạn là kích ứng da và mắt. Hơi của CS 2
cũng kích ứng da, mắt, đường hô hấp rồi tiếp theo là gây khó thở, phù phổi. Nuốt phải CS 2
có thể làm cho phổi hít phải hơi CS2 gây bênh viêm phổi hóa học và các triệu chứng về thần
kinh trung ương…

Tiếp xúc liên tiếp dài hạn với CS2 từ 10 mg/m3 trở lên đã thấy có những ảnh hưởng có
hại cho sức khỏe. Các biểu hiện thường gặp là viêm da tiếp xúc , mất mỡ ở da, các ảnh
hưởng phổi và thần kinh trung ương, ngoại vị, nội tiết và tim mạch, gây ra loạn tâm thần,
loạn chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng sinh sản. CS2 có thể gây khuyết tật bẩm sinh…

10.4. Sự chuyển hóa và tác dụng của CS2

CS2 sau khi vào cơ thể chỉ có 30% được giữ lại, một phần được thải qua đường hô hấp,
một phần thải qua da. CS2 hấp thụ qua đường hô hấp nhiều hơn qua da.

CS2 trong cơ thể được chuyển hóa thành dithiocacbamat và thiazolidan cùng nhiều chất
khác vì CS2 phản ứng đặc biệt với các nhóm –SH, -CH, -NH2. Trong nước tiểu chỉ có khoảng
1% lượng CS2 đã hấp thụ được thải ra nguyên vẹn, một phần được thải ra dưới dạng sunfat
vô cơ và hữu cơ cùng các chất chưa biết…

CS2 có tác dụng với một số enzim, can thiệp vào một số quá trình của cơ thể như
chuyển hóa serotonin, sự thải mỡ ở huyết tương liên quan đến xơ vữa động mạch… Nó cũng
gây ra các biên đổi thoái hóa ở thần kinh trung ương và ngoại vi.

Định lượng các chất chuyển hóa của CS 2 trong nước tiểu là một test tiếp xúc có giá trị
trong công tác giám sát sinh học những người tiếp xúc với CS 2 nhằm dự phòng nhiễm độc
CS2.

10.5.Triệu chứng nhiễm độc

1. Nhiễm độc cấp tính

Nhiễm độc cấp tính do CS2 là tai nạn lao động, xảy ra khi người ta hít thở không khí có
CS2 ở nồng độ cao. Nạn nhân có thể gục ngay tại chỗ, hoặc mất tri giác, hôn mê, mất phản
xạ đồng tử và chỉ sau một thời gian ngắn mất phản xạ gân. Trung tâm hô hấp bị phong bế và
có thể dẫn tới tử vong.

Nếu nạn nhân hồi tỉnh được thì sẽ ở trong tình trạng vật vã, mất phương hướng.

Các di chứng tồn tại khá lâu sau khi nạn nhân phục hồi như rối loạn tâm thần, rối loạn
hệ thần kinh trung ương và ngoại vi.

Nhiễm độc bán cấp tính thường xảy ra khi tiếp xúc với nồng độ CS 2 trên 2 mg/L, với
các biểu hiện chính là rối loạn tâm thần, thể trầm uất – thao cuồng. Tiếp xúc với những nồng
độ thấp hơn thường thấy viêm nhiều dây thần kinh.

2. Nhiễm độc mãn tính

Bệnh khởi phát với các triệu chứng yếu mệt, đau đầu, ngủ kém và hay có cơn ác mộng,
dị cảm, yếu chi dưới, ăn kém ngon, đau da dày. Có triệu chứng viêm thần kinh thực vật.

Nếu tiếp xúc trong lao động lâu ngày (vài năm) với nồng độ CS 2 từ 0,3 – 0,5 mg/L có
thể bị viêm nhiều dây thần kinh. Triệu chứng xuất hiện sớm là giảm phản xạ gân chi dưới.
Có thể viêm thần kinh thị giác và rối loạn tiền đình, rối loạn khứu giác, giảm tốc độ dẫn
truyền thần kinh…

Bệnh nhân đau vùng thượng vị, khó chịu, nôn ói do viêm teo dạ dày, loét tá tràng, thiếu
máu nhẹ, thời gian đông máu kéo dài.

Ở phụ nữ có thể thấy viêm tử cung mãn tính, đau bụng kinh và rong kinh, mất nhiều
máu và sảy thai. CS2 qua được nhau thai, nồng độ CS2 ở thai cũng như ở mẹ…

Người ta thấy có mối liên quan giữa tiếp xúc với CS 2 với một số bệnh như xơ vữa động
mạch, xơ cứng cầu thận, bệnh động mạch vành ở nam công nhân, thoái hóa mỡ ở gan…

10.6. Chẩn đoán và điều trị

1. Chẩn đoán

Cần dựa vào yếu tố tiếp xúc và các triệu chứng lâm sàng đã nêu.

Chẩn đoán phân biệt với các bệnh xơ vữa động mạch do nguyên nhân khác, bệnh
Parkinson, u não, giang mai, xơ cứng nhiều nơi, bệnh tâm thần do các nguyên nhân khác…
Ngày nay xét nghiệm chẩn đoán phân biệt được dựa trên nghiệm pháp iot – axit (test
tiếp xúc). Đó là định lượng chất chuyển hóa của CS 2 trong nước tiểu bằng cách đo thời gian
làm mất màu thuốc thử iot – axit khi cho vào nước tiểu. Màu càng mất nhanh khi nồng độ
chất chuyển hóa của CS2 càng cao, vì chất chuyển hóa xúc tác mất màu theo phản ứng sau
đây:

2NaN3 + I2  2NaI + 3N2

2. Điều trị

Trường hợp nhiễm độc cấp tính trước hết phải cho ngừng tiếp xúc, giữ ấm cho cơ thể
nạn nhân, cho hồi sức nếu cần…

Trường hợp nhiễm độc mãn tính nếu bệnh nhân ngừng tiếp xúc kịp thời thì tiên lượng
thuận lợi. Nếu hệ thần kinh trung ương hoặc ngoại biên bị tổn thương thì khả năng khỏi hoàn
toàn là khó khăn, cần phải theo dõi nhiều năm.

Nói chung chỉ điều trị triệu chứng, không có điều trị đặc hiệu.

10.7 Dự phòng

1. Nồng độ cho phép

Việt Nam quy định NĐTĐCP của CS2 (2002):

Trung bình 8 giờ: 15 mg/m3, từng lần tối đa: 25 mg/m3.

Mỹ quy định TLV (1998) là 10 ppm (31 mg/m3).

WHO (1981) khuyến cáo giới hạn tiếp xúc ngắn hạn trong 15 phút không nên vượt quá
60 mg/m3 trong ngày làm việc, nồng độ trung bình cho phép là 10 mg/m 3 đối với nam công
nhân và 3 mg/m3 đối với nữ công nhân ở tuổi sinh đẻ.

2. Biện pháp kỹ thuật

Quan trọng nhất là quy trình sản xuất phải kín, có hệ thống hút hơi tại chỗ, thực hiện
thông gió toàn bộ và cục bộ. Khi có thể, phải thay CS2 bằng các dung môi khác ít độc hơn.

Có biện pháp tự hoàn chỉnh kỹ thuật môi trường qua kiểm tra nồng độ CS 2 trong không
khí nơi làm việc…
3. Biện pháp bảo vệ

Công nhân làm việc có tiếp xúc với CS 2 phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo
vệ có hiệu quả.

4. Biện pháp y học

Quan trọng nhất là giám sát môi trường và giám sát sinh học. Khi tuyển dụng lao động
không bố trí công việc tiếp xúc với CS 2 những người có các bệnh tâm thân, gan, phổi, dạ
dày, xơ vữa động mạch…

Không để phụ nữ tiếp xúc với CS 2 nhất là những người dưới 18 tuổi, có thai, đang cho
con bú, kinh nguyệt không đều, hay bị sảy thai…

Khám định kì phụ thuộc vào điều kiện tiếp xúc và nồng độ chất độc, nếu tiếp xúc nhiều
thì số lần khám trong năm phải tăng lên. Cần khám và làm xét nghiệm các chuyên khoa có
liên quan…Nếu phát hiện có trường hợp nhiễm độc thì phải cho ngừng tiếp xúc ngay, cho
chuyển làm công tác khác không tiếp xúc với CS2.

You might also like