You are on page 1of 66

MÔI TRƯỜNG BIỂN  

KHÁI NIỆM VÀ CÁC VẤN


ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG
BIỂN  

TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI


ĐẢO VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ BIỂN VÀ
HẢI ĐẢO 
       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

VŨ THANH CA
 
 
 
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM


CƠ BẢN VÀ HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM  
1.1 Khái niệm về môi trường và
môi trường biển.
 Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và sinh vật.
 Thành phần môi trường là yếu tố vật
chất tạo thành môi trường như đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh
sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các
hình thái vật chất khác.
 
 
 
 

1.1 Khái niệm về môi trường và môi


trường biển 
3. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt
động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác
động xấu đối với môi trường, ứng phó
sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm,
suy thoái, phục hồi và cải thiện môi
trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa
dạng sinh học.
4. Phát triển bền vững là phát triển đáp
ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp
ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương
lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà
giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến
bộ xã hội và bảo vệ môi trường. 
       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo

 
 
 
 

5. Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn


cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm
lượng của chất gây ô nhiễm trong chất
thải được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định làm căn cứ để quản lý
và bảo vệ môi trường.
6. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi
của các thành phần môi trường không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây
ảnh hưởng xấu đến con người, sinh
vật. 
       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.1 Khái niệm về môi trường và môi


trường biển
 
 
 
 

8. Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi


ro xảy ra trong quá trình hoạt động của
con người hoặc biến đổi thất thường
của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái
hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
9. Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố
vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì
làm cho môi trường bị ô nhiễm.
10. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng,
khí được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt
động khác.  
       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.1 Khái niệm về môi trường và môi


trường biển
 
 
 
 

11. Chất thải nguy hại là chất thải chứa


yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ
nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ
độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
12. Quản lý chất thải là hoạt động phân
loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu,
tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải
loại chất thải.
13. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại
ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng
được thu hồi để dùng làm nguyên liệu
sản xuất. 
       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  
1.1 Khái niệm về môi trường và môi
trường biển
 
 
 
 

14. Sức chịu tải của môi trường là giới


hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp
nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm.
15. Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật
trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất
định cùng tồn tại và phát triển, có tác
động qua lại với nhau.
16. Đa dạng sinh học là sự phong phú
về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh
thái.
17. Quan trắc môi trường là quá trình
theo dõi có hệ thống về môi trường, các
yếu tố tác động lên môi trường nhằm
cung cấp thông tin phục vụ đánh giá
hiện trạng, diễn biến chất lượng môi
trường và các tác động xấu đối với môi
trường. 
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.1 Khái niệm về môi trường và môi


trường biển
 
 
 
 

18. Thông tin về môi trường bao gồm số


liệu, dữ liệu về các thành phần môi
trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái,
giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên
thiên nhiên; về các tác động đối với môi
trường; về chất thải; về mức độ môi
trường bị ô nhiễm, suy thoái và thông tin
về các vấn đề môi trường khác.
19. Đánh giá môi trường chiến lược là
việc phân tích, dự báo các tác động đến
môi trường của dự án chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển trước khi
phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền
vững. 
 
       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.1 Khái niệm về môi trường và môi


trường biển
 
 
 
 

20. Đánh giá tác động môi trường là


việc phân tích, dự báo các tác động đến
môi trường của dự án đầu tư cụ thể để
đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường
khi triển khai dự án đó.
21. Khí thải gây hiệu ứng nhà kính là
các loại khí tác động đến sự trao đổi
nhiệt giữa trái đất và không gian xung
quanh làm nhiệt độ của không khí bao
quanh bề mặt trái đất nóng lên.
22. Hạn ngạch phát thải khí gây hiệu
ứng nhà kính là khối lượng khí gây hiệu
ứng nhà kính của mỗi quốc gia được
phép thải vào bầu khí quyển theo quy
định của các điều ước quốc tế liên
quan. 
       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.1 Khái niệm về môi trường và môi


trường biển
 
 
 
 

Như vậy:
Môi trường tự nhiên có thể định nghĩa
như là tổ hợp của các yếu tố khí hậu,
sinh thái học, hoá học và thổ nhưỡng
tác động lên con người và các cơ thể
sống khác và xác định các hình thức
sinh tồn của chúng.
Môi trường bao gồm tất cả mọi thứ mà
có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự
trao đổi chất hay các hành vi của con
người và các cơ thể sống hay các loài,
bao gồm ánh sáng, không khí, nước,
đất và các cơ thể sống khác.  
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  


1.1 Khái niệm về môi trường và môi
trường biển
 
 
 
 

Môi trường biển bao gồm tất cả mọi thứ


mà có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến
sự trao đổi chất hay các hành vi của con
người và các sinh vật sống trong biển,
bao gồm ánh sáng, không khí trên biển,
nước biển, đất tại đáy biển (trầm tích
biển) và các cơ thể sống trong biển. 
       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.1 Khái niệm về môi trường và môi


trường biển
 
 
 
 

1.2 Hệ sinh thái biển và đa dạng sinh


học 
 Các hệ sinh thái biển và ven biển có
các giá trị dịch vụ rất quan trọng như
điều chỉnh khí hậu, điều hòa dinh
dưỡng trong vùng biển thông qua
các quá trình sinh địa hóa, nhiều khu
vực của HST còn là nơi cư trú , sinh
đẻ và ương nuôi ấu trùng của nhiều
loài thủy sinh vật không chỉ ở ngay
vùng bờ mà còn từ ngoài khơi vào
theo mùa, trong đó có nhiều loài hải
sản có giá trị kinh tế cao.
 Đa dạng sinh học (FAO): đa dạng
sinh học là tính đa dạng của sự sống
dưới mọi hình thức, mức độ và mọi
tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa
dạng loài và đa dạng hệ sinh thái
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo

 
 
 
 

 Việt Nam nằm trong vùng khí hậu


nhiệt đới gió mùa, rất thuận lợi để
hình thành những khu động, thực vật
có tính đa dạng sinh học cao.
 Các nghiên cứu gần đây cũng cho
thấy biển nước ta có các hệ sinh thái
nhiệt đới điển hình như rạn san hô,
rừng ngập mặn, thảm có biển phân
bố phổ biến ở vùng biển nông ven
bờ suốt từ Bắc tới Nam và các đảo
xa.
 Biển nước ta cung cấp nguồn hải
sản rất quan trọng, nguồn ngoại tệ
thu được cho nền kinh tế quốc gia từ
xuất khẩu hải sản là to lớn, đứng thứ
2 sau ngành dầu khí. Biển và vùng
bờ biển còn có tiềm năng to lớn về
du lịch.
 
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.2 Hệ sinh thái biển và đa dạng sinh


học
 
 
 
 
 Rạn san hô là tập hợp các cá thể
hữu cơ có hình dạng khác nhau gọi
là Polyp. Rạn san hô phát triển là do
các polyp hấp thụ vôi và tạo ra các
xương san hô vươn ra cả lên phía
trên cả ra xung quanh.
 
 
 
 
 
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.2 Hệ sinh thái rạn san hô


 
 
 
 

 Năng suất và tính đa dạng:


- Hiệu suất sinh sản sơ cấp của một
    

rạn san hô là rất cao, giá trị cao nhất


trên mỗi mét vuông ở mức 5-10g/m2
/ngày.
- Các rạn san hô là nơi trú ngụ của
    

nhiều loài cá nhiệt đới hoặc một số loài


cá chuyên sống trong rạn san hô như
cá thia, cá mó…theo nghiên cứu có
4000 loài cá sống tại rạn san hô.
 Vai trò, lợi ích của rạn san hô:
- Do đa dạng sinh học lớn của các rạn
    

san hô nên rạn san hô có vai trò đặc


biệt quan trọng trong hệ sinh thái biển.
- Là nhà của nhiều loài sinh vật khác,
    

trong đó có bọt biển, một số loài thích ti


(san hô và sứa), giun…, một số loài lấy
trực tiếp lấy san hô làm thức ăn. 
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.2 Hệ sinh thái rạn san hô


 
 
 
 

 Các rạn san hô thường tồn tại ở các


khu vực có mức dinh dưỡng thấp và
thường tồn tại cùng với các khu vực
rừng ngập mặn hay thảm cỏ biển
gần đó. Rừng ngập mặn hay thảm
cỏ biển cung cấp chất dinh dưỡng
cho rạn san hô còn rạn san hô bảo
vệ rừng ngập mặn hay thảm cỏ biển
khỏi các tác dụng của sóng.
 Đi cùng với sự suy thoái của rạn san
hô là sự vắng bóng của các loài hải
sản quý và sự suy giảm sản lượng
đánh bắt hải sản
 Ngoài ra rạn san hô còn có tác dụng
chắn sóng tự nhiên, làm lắng đọng
trầm tích, làm vật liệu xây dựng, làm
thuốc và là tài nguyên du lịch
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.2 Hệ sinh thái rạn san hô


 
 
 
 

 Sự suy thoái:Hiện nay rạn san hô


đang bị suy thoái nghiêm trọng, nếu
sự phá hủy tăng lên theo tốc độ hiện
hành thì 70% rạn san hô trên thế
giới sẽ biến mất trong vòng 50 năm
tới. Hughes, (2003) viết “Với dân số
thế giới ngày càng tăng cao và các
hệ thống vận tải lưu trữ ngày càng
phát triển thì ảnh hưởng của con
người đối với các rạn san hô sẽ có
quy mô tăng theo cấp lũy thừa”.
 Nguyên nhân suy thoái:
           Con người
- Các hoạt động của con người tiếp tục
    

là mối đe dọa lớn nhất và duy nhất đối


với các rạn san hô trong các đại dương
của Trái Đất. Cụ thể, sự ô nhiễm, Lạm
dụng nghề cá và hoạt động giao thông
hàng hải 
       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.2 Hệ sinh thái rạn san hô


 
 
 
 

           Do tự nhiên
- Có nhiều nhân tố, trong đó có vai trò
    

của các đại dương như chìm lún điôxít


cacbon, các thay đổi trong khí quyển
Trái Đất, tia cực tím, sự axít hóa đại
dương, virus sinh học, ảnh hưởng của
bão cát, các chất ô nhiễm khác nhau,
ảnh hưởng của sự bùng nổ tảo v.v.
 Giải pháp bảo tồn:
- Một trong những giải pháp bảo tồn và
    

khôi phục các rạn san hô là hạn chế


đánh bắt cá.
- Hiện nay nhiều chính phủ cấm lấy
    

san hô từ các rạn san hô để giảm thiệt


hại do những người lặn dùng bình
dưỡng khí.  
       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.2 Hệ sinh thái rạn san hô


 
 
 
 
- Một phương pháp bảo tồn các rạn
    

san sô ven biển đã ngày càng trở nên


nổi trội là việc tổ chức các khu bảo tồn
biển. Các khu bảo tồn này đã được
thành lập ở Đông Nam Á và nhiều nơi
khác trên thế giới nhằm nỗ lực khuyến
khích quản lý có trách nhiệm và bảo vệ
sinh thái.
- Có thể khôi phục các rạn san hô
    

bằng phương pháp nuôi, cấy.

    VIỆT NAM:
Việt Nam nằm trong vùng đa dạng san
    

hô lớn nhất thế giới, có điều kiện tự


nhiên nói chung là thuận lợi cho sự phát
triển của rạn san hô.  
 
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.2 Hệ sinh thái rạn san hô


 
 
 
 
Mặc dù rạn san hô đóng
          

vai trò quan trọng đối với


môi trường biển Việt Nam,
nhưng hệ sinh thái này
đang bị khai thác quá mức
và có nguy cơ bị hủy diệt.
Một thí dụ về bảo tồn
          

HST rạn san hô là tỉnh


Quảng Ninh. Ngày 2-10-
2006, Sở Thủy sản Quảng
Ninh đã trình UBND tỉnh,
đề nghị UBND tỉnh, trình
Chính phủ, Bộ Thủy sản
cho thành lập Khu bảo tồn
biển Cô Tô - Đảo Trần,
thuộc vùng biển đảo
huyện Cô Tô  
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.2 Hệ sinh thái rạn san hô


 
 
 
 

1.4 Hệ sinh thái thảm cỏ biển 

 Thảm có biển là các loại


thực vật biển có cấu trúc
chính tương tự như các
loại thực vật trên cạn.
Chúng có lá hình oval
hoặc hình đai, dài, mầu
xanh, mọc thành từng
đám như cỏ trên cạn và
nở hoa nhỏ xíu.
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo

 
 
 
 

 Điều kiện tồn tại và phát triển: cần


chất dinh dưỡng và ánh sáng vì vậy
chúng thường mọc ở vùng ven biển
nhiệt đới và ôn đới tại vùng nước
khá nông, sạch, độ chiếu sáng tốt và
không có tác động sóng mạnh.
 Năng suất: là một trong những hệ
sinh thái có năng suất cao nhất.Có
đa dạng sinh học và sản lượng sinh
khối lớn. Đây là nơi ngụ cư của
nhiều loại cá, tôm, cua và nhiều loại
hải sản khác.
 
 

1.4 Hệ sinh thái thảm cỏ biển 


       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo

 
 
 
 

 Chức năng: có tầm quan trọng đặc


biệt trong hệ sinh thái vùng ven bờ,
làm giảm tốc độ dòng chảy, tạo điều
kiện cho bùn cát lắng đọng, làm ổn
định đáy, chóng xói mòn, là nơi ngụ
cư của nhiều loại sinh vật biển, cung
cấp oxy cho nước biển, tốc độ sinh
sản sơ cấp của thảm có biển rất cao.
 Nguyên nhân suy thoái: Do phú
dưỡng nước biển, bùng nổ của tảo
biển, tăng độ đục của nước làm
giảm ánh sáng trong biển, các hoạt
động phá hoại như nạo vét, khai
thác bùn hoặc lấn biển, hoạt động
đánh bắt quá mức.
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.4 Hệ sinh thái thảm cỏ biển


 
 
 
 

 Các giải pháp bảo vệ: Các giải pháp


bảo vệ cỏ biển là giảm lượng dinh
dưỡng thải vào nước biển và mức ô
nhiễm, xây dựng các khu bảo tồn
biển và trồng lại cỏ biển. Trồng cỏ
biển trong các bể sinh cảnh,
aquarium làm tăng sự đa dạng, hài
hoà của sinh cảnh và bền vững của
bể nuôi như là một tiểu hệ sinh thái.
Di trồng phục hồi trong tự nhiên như
là một biện pháp gia tăng đa dạng
sinh học, gia tăng nguồn lợi, gia tăng
sản lượng sinh vật cho một vùng
biển và các vùng lân cận do nguồn
giống các sinh vật non trong thảm cỏ
biển được phát tán
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.4 Hệ sinh thái thảm cỏ biển


 
 
 
 
          Việt Nam
 Theo báo cáo điều tra cơ bản về
quản lý tài nguyên môi trường biển
của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Việt Nam hiện có 15 loài cỏ biển
sống trong các thảm cỏ có tổng diện
tích 5.583 ha. Các loài cỏ biển phát
triển hầu như quanh năm, nhưng tốt
nhất vào mùa xuân, đầu hè, phát
triển kém vào mùa mưa bão. Chúng
phân bố từ vùng triều đến độ sâu 3
-15m, thậm chí 28m.
 Tuy nhiên, cũng như trên thế giới,
thảm cỏ biển Việt Nam đang bị suy
giảm nghiêm trọng. Theo một số
nghiên cứu, diện tích thảm cỏ biển
Việt Nam đã bị suy giảm từ 40% tới
60%.
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.4 Hệ sinh thái thảm cỏ biển


 
 
 
 

 Rừng ngập mặn (RNM)


bao gồm các loài thực
vật bậc cao (sú, vẹt,
mắm, đước, bần,…)
nhưng có khả năng
sống trong vùng nước
mặn.
 
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.4 Hệ sinh thái rừng ngập mặn.


 
 
 
 

 Đặc điểm: Phát triển rất nhanh và


mọc ở những vùng bờ biển có thuỷ
triều lên xuống lớn, trên những vùng
bùn cát mặn thường thiếu oxy và đôi
khi chua,có khả năng thích nghi cao,
có thể tồn tại ở những môi trường
tương đối thất thường, vẫn cần có
nước ngọt, chất dinh dưỡng và oxy
để tồn tại và phát triển.
 
 
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.4 Hệ sinh thái rừng ngập mặn.


 
 
 
 

 Điều kiện tồn tại và phát triển: Độ


mặn vừa phải, nhiệt độ ấm, nước
luân chuyển đều, có sự tiếp xúc với
các dòng chảy tràn từ mặt đất liền.
 Vai trò đối với hệ sinh thái và giá trị
sử dụng: Cung cấp chất dinh dưỡng
cho môi trường biển, là nơi trú ẩn và
sinh sống của một số loài sinh vật
biển, đặc biệt là những sinh vật quý
hiếm (cásấu...), bảo vệ bờ biển khỏi
sóng, bão, xói lở, bảo vệ chất lượng
nước ven bờ, hỗ trợ cho cuộc sống
cộng đồng của dân cư ven biển.
 
 
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.4 Hệ sinh thái rừng ngập mặn.


 
 
 
 

 Nguyên nhân suy thoái: Do lắng


đọng trầm tích, bùn quá mức, nước
bị tù đọng hay bị ô nhiễm, do rừng bị
khai thác quá mức hay bị chuyển đối
thành các hình thức sử dụng đất
khác.
 Bảo tồn: Tăng cường bảo vệ và
trồng mới rừng ngập mặn.
 Việt Nam:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng
    

phù sa dồi dào từ các con sông rất


thuận lợi cho RNM vùng cửa sông ven
biển nước ta phát triển. Dọc ven biển
nước ta có những khu vực RNM rộng
lớn. Điển hình nhất là RNM tại Vườn
Quốc gia Xuân Thuỷ thuộc tỉnh Nam
Định, Vườn Quốc gia Cần Giờ thuộc
TPHCM và rừng ngập mặn Cà Mau.  
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.5 Hệ sinh thái rừng ngập mặn.


 
 
 
 

 Những năm gần đây, mặc dù công


tác bảo vệ và phát triển hệ sinh thái
rừng ngập mặn ven biển đã được
các tỉnh trong khu vực quan tâm
thực hiện. Nhưng rừng ngập mặn
ven biển vẫn bị tác động làm suy
giảm mạnh mẽ.
 Những tổn thất rừng ngập mặn kéo
theo hàng loạt các biến đổi về môi
trường, sinh thái trong khu vực.
Thảm rừng ngập mặn có độ che phủ
cao trở nên trơ trọi, bị chia cắt; môi
trường đất bị ô nhiễm do quá trình
phèn hóa gia tăng ở quy mô lớn; đất
đai bị phát quang làm gia tăng quá
trình rửa trôi do mưa, gia tăng quá
trình lan truyền phèn; giảm đi quá
trình bồi tụ phù sa do mất rừng; đa
dạng sinh học bị suy giảm nhanh
chóng; mất cân bằng sinh thái trong
khu vực.
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.4 Hệ sinh thái rừng ngập mặn.


 
 
 
 

1.6 Hiện trạng môi trường biển Việt


Nam. 

 Hiện trạng:
- Hiện nay, môi trường biển nước ta
          

đang có dấu hiệu bị ô nhiễm và suy


thoái. Chất lượng môi trường biển và
vùng ven bờ tiếp tục suy giảm theo
chiều hướng xấu.  
- Môi trường vùng nước ven bờ đã bị
          

ô nhiễm dầu, kẽm và chất thải sinh hoạt,


nơi cư trú của các loài thủy sản cũng bị
ô nhiễm, hàm lượng hoá chất bảo vệ
thực vật chủng an-drin và en-đrin trong
mẫu sinh vật đáy ở các vùng cửa sông
ven biển phía Bắc đều cao hơn giới hạn
cho phép. 
       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo

 
 
 
 

- Đa dạng sinh học động vật đáy ở


          

các vùng cửa sông ven biển miền Bắc


và thực vật nổi ở miền Trung suy giảm
rõ rệt.
- Hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện ở
          

nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng


7 âm lịch tại vùng biển Nam Trung bộ,
đặc biệt là Khánh Hoà, Ninh Thuận,
Bình Thuận.
 Nguyên nhân:
- Sự gia tăng nồng độ chất dinh
          

dưỡng trong biển.


- Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo
          

sông ra biển như dầu thải, nước thải


chưa xử lý, hoá chất, thuốc trừ sâu…
- Các công trình trên biển càng ngày
          

càng mọc thêm nhiều, tác động mạnh


đến hệ sinh thái biển, chất lượng nước
biển và, trầm tích biển. 
       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.6 Hiện trạng môi trường biển Việt


Nam.
 
 
 
 

- Vận tải biển là một lợi thế về kinh tế


    

nhưng cũng tác động xấu đến môi


trường.như tràn dầu do tàu thuyền, do
xây dựng cảng và ô nhiễm do đóng tàu.
- Do rạn san hô, rừng ngập mặn suy
    

giảm kéo theo đa dạng sinh học bị suy


giảm.
- Chất lượng môi trường biển thay đổi,
    

các nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá


hủy cũng đã gây ra tổn thất lớn về đa
dạng sinh học vùng bờ; giảm số lượng
loài, một số loài bị tiêu diệt... dẫn đến
giảm năng suất khai thác tự nhiên ở
vùng biển.
- Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng
    

này là thiếu kinh phí để xử lý môi trường


và buông lỏng quản lý.  
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

1.6 Hiện trạng môi trường biển Việt


Nam.
 
 
 
 
II. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BIỂN 
 

2.1 Khái niệm về quản lý môi trường


biển
 Theo một số định nghĩa, quản lý môi
trường là quản lý các tương tác của
xã hội loài người với môi trường và
các hậu quả của nó. Ba vấn đề
chính có ảnh hưởng tới nhà quản lý
là chính trị (tạo mạng lưới), các
chương trình (dự án) và các nguồn
tài nguyên (tiền, trang thiết bị v.v.).
 Mục đích: Nhằm bảo vệ môi trường
phục vụ đời sống con người và phát
triển bền vững.
 
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo

 
 
 
 

2.1 Khái niệm quản lý môi trường


biển 
 Nội dung quản lý: xây dựng các thể
chế, chính sách và tổ chức thực hiện
các thể chế, chính sách đó.
 
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.2 Các hoạt động quản lý môi


trường biển quy định trong luật bảo
vệ môi trường năm 2005. 
 Bảo vệ môi trường là một nội dung
của quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế biển nhằm giảm thiểu tác
động xấu đối với môi trường biển và
tăng hiệu quả kinh tế biển.
 
 
 
 

2. Phòng ngừa và hạn chế chất thải


từ đất liền và từ các hoạt động trên
biển; chủ động, phối hợp ứng phó
sự cố môi trường biển.
 Bảo vệ môi trường biển phải trên cơ
sở phân vùng chức năng bảo vệ và
sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
 Nghiêm cấm việc sử dụng các biện
pháp, phương tiện, công cụ có tính
huỷ diệt trong khai thác tài nguyên
và nguồn lợi biển.
 
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.2 Các hoạt động quản lý môi


trường biển quy định trong luật bảo
vệ môi trường năm 2005.
 
 
 
 

5. Nguồn thải từ đất liền, cơ sở sản


xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, khu
dân cư ven biển, trên biển, trên đảo
phải được điều tra, thống kê, đánh giá
và có giải pháp ngăn ngừa, hạn chế tác
động xấu đối với môi trường biển.
6. Chất thải và các yếu tố gây ô nhiễm
khác từ hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, xây dựng, giao thông, vận tải,
khai thác trên biển phải được kiểm soát
và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. 
       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.2 Các hoạt động quản lý môi


trường biển quy định trong luật bảo
vệ môi trường năm 2005.
 
 
 
 

7. Dầu, mỡ, dung dịch khoan, hoá chất


và các chất độc hại khác được sử dụng
trong các hoạt động thăm dò, khai thác
tài nguyên biển sau khi sử dụng phải
được thu gom, lưu giữ trong thiết bị
chuyên dụng và phải được xử lý theo
quy định về quản lý chất thải nguy hại.
8. Nghiêm cấm mọi hình thức đổ chất
thải trong vùng biển nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. 
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.2 Các hoạt động quản lý môi


trường biển quy định trong luật bảo
vệ môi trường năm 2005.
 
 
 
 

9. Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác


khoáng sản, chủ phương tiện vận
chuyển xăng, dầu, hoá chất, chất phóng
xạ và các chất độc hại khác trên biển
phải có kế hoạch, nhân lực, trang thiết
bị bảo đảm phòng ngừa và ứng phó sự
cố môi trường.
10. Lực lượng cứu nạn, cứu hộ quốc
gia, lực lượng cảnh sát biển phải được
đào tạo, huấn luyện, trang bị phương
tiện, thiết bị bảo đảm ứng phó sự cố môi
trường trên biển.  
       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  
2.2 Các hoạt động quản lý môi
trường biển quy định trong luật bảo
vệ môi trường năm 2005.
 
 
 
 

11. Chủ phương tiện vận tải, kho lưu


giữ hàng hoá trên biển có nguy cơ gây
ra sự cố môi trường phải có hình thức
thông báo cho các lực lượng quy định
tại khoản 2 Điều này và tổ chức, cá
nhân liên quan khác được biết và có
phương án phòng tránh sự cố môi
trường.
12. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh ven biển trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm phát hiện, cảnh báo, thông báo
kịp thời về tai biến thiên nhiên, sự cố
môi trường trên biển và tổ chức ứng
phó, khắc phục hậu quả. 
       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.2 Các hoạt động quản lý môi


trường biển quy định trong luật bảo
vệ môi trường năm 2005.
 
 
 
 

Để thực hiện tốt các nôi dung trên cần


    

thực hiện một số công việc:


 Có sự đánh giá đầy đủ  về điều kiện
tự nhiên, tiềm năng phát triển, thực
hiện định kỳ các hoạt động quan
trắc, giám sát những biến động về
tài nguyên và môi trường biển;
 Xây dựng trạm cảnh báo thiên tai,
đánh giá mức độ suy thoái tài
nguyên hệ sinh thái biển;
 Tiếp tục xây dựng và bổ sung hoàn
chỉnh các văn bản pháp quy liên
quan đến phát triển bền vững và dải
ven bờ biển;
 Xây dựng chiến lược, chương trình
hành động, dự án ưu tiên để kiểm
soát ô nhiễm, ngăn ngừa suy thoái
phát triển tài nguyên, cảnh báo thiên
tai và sự cố môi trường trên biển.
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.2 Các hoạt động quản lý môi


trường biển quy định trong luật bảo
vệ môi trường năm 2005.
 
 
 
 

 Cần thực hiện nghiêm túc việc đánh


giá tác động môi trường, cam kết
bảo vệ môi trường và ưu tiên triển
khai các dự án quản lý, bảo vệ tài
nguyên - môi trường biển như xử lý
các chất thải, phục hồi nơi sinh cư
của các loài quý hiếm, đặc hữu và
các hệ sinh thái đặc thù, ứng cứu
các sự cố môi trường, tràn dầu trên
biển;
 Phát triển các mô hình quản lý tổng
hợp biển và dải ven bờ, kết hợp với
quản lý lưu vực thượng nguồn;
 Xây dựng và phát triển các khu bảo
tồn biển để duy trì các giá trị về tự
nhiên, đa dạng sinh học và khoa học
và phát triển du lịch sinh thái.
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.2 Các hoạt động quản lý môi


trường biển quy định trong luật bảo
vệ môi trường năm 2005.
 
 
 
 

2.3 Một số thí dụ về công tác quản lý


môi trường biển. 
 Bảo vệ môi trường rừng ngập mặn.
 Các địa phương có hệ sinh thái rừng
ngập mặn cần tập trung tăng cường
vai trò quản lý nhà nước của các cấp
chính quyền tại địa phương
 Quy hoạch môi trường trong phát
triển kinh tế-xã hội ở các vùng ven
biển gắn với bảo vệ và phát triển hệ
sinh thái rừng ngập mặn.
 Phân vùng sinh thái trong quy hoạch
bảo tồn và phát triển các vùng đất
ven biển, trong đó tập trung tiếp cận
tổng hợp đa ngành, đa mục tiêu
nông-lâm-ngư nghiệp.
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo

 
 
 
 

 Đẩy nhanh tiến độ các


dự án bảo tồn, phát
triển, trồng mới và tái
sinh hệ sinh thái rừng
ngập mặn.
 Nghiêm cấm phân chia
bãi bồi cửa sông để nuôi
trồng thủy sản; quy
hoạch các khu bảo tồn
bảo vệ đa dạng sinh học
của vùng đất ngập
nước.
 Quy hoạch các sân chim
tự nhiên, các rừng đặc
dụng ngập mặn phòng
hộ ven biển có giá trị
như là lá chắn bảo vệ
môi trường
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  


2.3 Một số thí dụ về công tác quản lý
môi trường biển.
 
 
 
 

 Nghiên cứu, tiếp cận, đánh giá mức


độ chịu tải của hệ sinh thái rừng
ngập mặn tránh các tác động bất lợi
đến hệ sinh thái.
 Bảo tồn lâu dài mẫu chuẩn sinh thái
có tầm quan trọng quốc gia, khu vực
và thế giới trên cơ sở các giải pháp
khoa học, kinh tế và xã hội để bảo
vệ hệ sinh thái đất ngập nước.
 Xây dựng cơ cấu xã hội nghề rừng
ổn định, phù hợp với các mục tiêu
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
 
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.3 Một số thí dụ về công tác quản lý


môi trường biển.
 
 
 
 

 Góp phần nâng cao nhận thức của


cộng đồng về các giá trị của rừng và
của hệ sinh thái đất ngập nước và
các phương pháp sử dụng bền vững
tài nguyên đất ngập nước.
2. Dân số tăng và nghèo khó.
 Biển và vùng bờ là nơi giàu có và đa
dạng tài nguyên, chứa đựng nhiều
tiềm năng phát triển kinh tế đa
dạng,nơi tập trung dân số đông dẫn
đến tăng di dân tự do và sử dụng tài
nguyên lãng phí => gây sức ép rất
lớn đến tài nguyên và môi trường
vùng ven bờ.
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.3 Một số thí dụ về công tác quản lý


môi trường biển.
 
 
 
 
 Kết cục là cư dân ven biển rơi vào
vòng luẩn quẩn: nhu cầu sinh kế -
khai thác quá mức - cạn kiệt nguồn
lợi - nghèo khó.
 Nhận thức về môi trường và tài
nguyên biển của đại bộ phận dân cư
ven biển vẫn còn thấp kém.
 Thực tế quản lý cho thấy, không thay
đổi nhận thức của người dân, không
cải thiện sinh kế cho họ, không lôi
cuốn được họ tham gia vào quá trình
quản lý, thì tài nguyên và môi trường
biển tiếp tục bị khai thác huỷ diệt.
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.3 Một số thí dụ về công tác quản lý


môi trường biển.
 
 
 
 

 Do vậy, quản lý môi trường và tài


nguyên biển, không phải là quản lý
tập trung vào "con cá, con tôm" mà
là quản lý hành vi của con người và
điều chỉnh các hành động phát triển
của chính con người!
3. Quản lý môi trường du lịch biển, các
hoạt động khác trên biển và các nguồn
thải đổ ra biển.
 Phát triển du lịch biển bền vững
được đặt ra một cách nghiêm túc,
trên cơ sở tổng kết thực tiễn và
những quyết định đúng đắn của cấp
quốc gia. Việc phát triển du lịch biển
phải trên cơ sở một quy hoạch tổng
thể cho từng giai đoạn 5 năm, 10
năm, 20 năm.
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.3 Một số thí dụ về công tác quản lý


môi trường biển.
 
 
 
 
 Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm
soát ô nhiễm biển hải đảo; các chủ
cơ sở sản xuất kinh doanh trên hải
đảo, chủ phương tiện nổi trên biển
có trách nhiệm báo cáo về chất thải,
và phương án xử lý chất thải cho cơ
quan quản lý Nhà nước về môi
trường; nước thải từ các giàn khoan
thăm dò và khai thác dầu khí,
phương tiện nổi, của các tổ chức, cá
nhân hoạt động tại vùng biển Việt
Nam chỉ được phép xả ra biển sau
khi đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật
môi trường.
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.3 Một số thí dụ về công tác quản lý


môi trường biển.
 
 
 
 

 Nêu cao trách nhiệm bảo vệ môi


trường bằng các biện pháp: Tổ chức
truyền thông chương trình giáo dục
bảo vệ môi trường; tổ chức mít tinh
phát động phong trào làm sạch môi
trường du lịch biển.
 Theo chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020, ngành du lịch biển phải
tăng cường công tác bảo tồn, phát
triển tài nguyên thiên nhiên theo
hướng bền vững, không ngừng nâng
cao nhận thức cho cộng đồng, xác
định đối tượng khách du lịch chất
lượng để vừa bảo vệ môi trường
vừa đảm bảo nguồn thu.
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.3 Một số thí dụ về công tác quản lý


môi trường biển.
 
 
 
 

4. Xây dựng các khu bảo tồn biển:


 Trong điều kiện hiện nay khi nhu cầu
thiết yếu của cuộc sống còn thiếu
thốn., trình độ dân trí còn thấp, kỹ
thuật khai thác còn lạc hậu thì nguồn
lợi hải sản và các hệ sinh thái biển
tiêu biểu còn bị suy thoái là điều
không thể tránh khỏi. Chính vì vậy,
việc nhanh chóng xây dựng khu bảo
tồn thiên nhiên biển là một yêu cầu
bức thiết.
 Các khu bảo tồn biển không chỉ có
chức năng bảo vệ dạng sinh học,
giữ cân bằng sinh thái mà còn có ý
nghĩa lớn cho việc phát triển kinh tế
lâu bền, nghiên cứu khoa học, giáo
dục cộng đồng, giải trí và du lịch sinh
thái.
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.3 Một số thí dụ về công tác quản lý


môi trường biển.
 
 
 
 

 Ngoài ra việc thiết lập các khu bảo


tồn biển có ý nghĩa pháp lý, góp
thêm cơ sở là bằng chứng bảo vệ
chủ quyền của Việt Nam trong phạm
vi vùng biển đặc quyền kinh tế.
5. Quản lý tổng hợp đới bờ biển:
    a, Khái quát về đới bờ:
 Chúng ta biết rằng đới bờ biển là
vùng chuyển tiếp giữa biển và lục
địa, nó mang đặc trưng trên cả ba
phương diện môi trường, sinh thái,
tài nguyên. Đới bờ biển thường
xuyên biến đổi, nhạy cảm, luôn chịu
tác động của tự nhiên và con người.
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.3 Một số thí dụ về công tác quản lý


môi trường biển.
 
 
 
 

 Thuộc tính cơ bản của đới bờ biển:


- Đới bờ biển là một hệ tự nhiên hoàn
    

chỉnh, độc lập, nhưng không cô lập.


- Sự tồn tại của đới bờ biển nhờ các
    

mối tương tác qua lại giữa các hợp


phần bên trong hệ hoặc các quá trình
nội tại hệ.
- Sự phát triển của đới bờ biển nhờ
    

các mối tương tác qua lại giữa nó với


các hệ lân cận hoặc các quá trình bên
ngoài hệ.
- Trong đới bờ biển lại chứa đựng các
    

hệ tự nhiên cấp nhỏ hơn của cửa sông,


các hệ sinh thái. 
       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.3 Một số thí dụ về công tác quản lý


môi trường biển.
 
 
 
 
b) Một nguyên nhân cực kỳ quan trọng
dẫn đến suy thoái môi trường vùng bờ
biển là quản lý đơn ngành.
c) Những khó khăn của địa phương liên
quan đến quản lý vùng ven biển.
- Các kế hoạch, quy hoạch phát triển
kinh tế ven biển thường mang tính chất
đơn ngành, thường ưu tiên cho khai
thác mà thiếu kế hoạch quản lý tài
nguyên và BVMT.
- Thiếu sự điều phối cả về cấu trúc dọc
từ trung ương xuống địa phương và cả
cấu trúc ngang giữa các ngành trong
cùng một địa phương, trên cùng một địa
bàn. 
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.3 Một số thí dụ về công tác quản lý


môi trường biển.
 
 
 
 
- Nhiều vùng ven biển hiện nay ngoài
việc chặt phá rừng ngập mặn ven biển
để làm đầm tôm, còn phá lúa trong nội
đồng và dẫn nước mặn vào để nuôi
tôm.
- Để quản lý vùng ven biển hiện nay, từ
trung ương đến địa phương chưa có
một cơ quan cụ thể nào đứng ra quản lý
và các chế tài để quản lý.
- Vùng ven biển là vùng chồng lẫn lợi
ích giữa các ngành trong cùng một địa
phương. 
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.3 Một số thí dụ về công tác quản lý


môi trường biển.
 
 
 
 

d) Một số giải pháp để bảo vệ môi


trường biển và bờ biển
- Muốn quản lý vùng bờ biển có hiệu
    

quả cần phải dựa trên cơ sở khoa học


vững chắc, phải tính đến những hạn
chế của hệ thống tài nguyên ven bờ
trong bối cảnh cân bằng và thống nhất
với nhu cầu phát triển các ngành khác
nhau.
- Phải chấp nhận quản lý tổng hợp.
    

Muốn vậy, quá trình quản lý cần có sự


tham gia của các bên liên quan như các
cơ quan quản lý nhà nước theo ngành
dọc từ trung ương đến địa phương và
điều phối và giữa các ngành trong cùng
một địa phương, trên cùng một địa bàn
cùng những người dân địa phương chịu
ảnh hưởng trực tiếp của quá trình quản
lý.  
       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.3 Một số thí dụ về công tác quản lý


môi trường biển.
 
 
 
 

- Một trong những giải pháp tiếp cận


    

phát triển có hiệu quả ở vùng bờ là quy


hoạch ven biển một cách hợp lý gắn với
kế hoạch quản lý vùng bờ biển. Hay nói
cách khác là dần dần tiến tới quản lý
tổng hợp đới bờ biển.
- Một trong những yêu cầu của quản lý
    

tổng hợp vùng ven biển là nâng cao


chất lượng cuộc sống của các cộng
đồng phụ thuộc trực tiếp vào các tài
nguyên vùng ven biển mà vẫn gìn giữ
được đa dạng sinh học và năng suất
các hệ sinh thái ven biển.  
       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.3 Một số thí dụ về công tác quản lý


môi trường biển.
 
 
 
 
 Vào những năm 30 của thế kỷ 20, vùng ven biển
Giao Thủy được bảo vệ bởi rừng ngập mặn.
 Dưới áp lực của những hoạt động kinh tế, những
cánh rừng này đã suy giảm nghiêm trọng vào
những năm 60-70.
 Vào những năm 90, với nguồn kinh phí của dự
án 327, một số diện tích bãi bồi ven biển của
huyện đã được trồng rừng ngập mặn nhưng tỷ lệ
sống và thành rừng thấp.
 Các hộ được chọn trồng rừng ngập mặn phải là
hộ nghèo, là hội viên Hội Chữ thập đỏ và có tinh
thần trách nhiệm.
 Mỗi hộ được lựa chọn sẽ được chủ tịch Uỷ ban
nhân dân huyện ra quyết định giao 5 ha đất trong
thời hạn 10 năm để trồng và bảo vệ rừng. Trung
bình mỗi hộ nhận được gần 1 triệu, là một khoản
tiền rất có ý nghĩa với người nghèo.
 Toàn huyện trong những năm 1997 tới 2003 đã
trồng được 2300 ha, trồng xen nhằm đa dạng
hóa rừng ngập mặn với 4062 ha bần, đâng; cây
trồng sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ cây sống
đạt 85 - 90%
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.3 Một số thí dụ về công tác quản lý


môi trường biển.
 
 
 
 
 Khi RNM được phục hồi nó cũng tạo
môi trường thuận lợi cho hải sản tự
nhiên phát triển, tăng cả về số lượng
và chủng loại.
 Vào thời gian nông nhàn, lúc thuỷ
triều cạn, người dân địa phương ra
các bãi triều thuộc trongvùng đệm và
cả vùng lõi của Vuờn quốc gia Xuân
Thuỷ để bắt, mò, đào, làm đăng đó
để bắt các loài hải sản như cua, ốc,
cá bớp và hà.
 Thu nhập trung bình khoảng từ
18.000 - 59.000 đồng/người/ngày.
Nếu tính cho cả vụ, người dân đã
bắt được khoảng 8,5 triệu con.
 Hàng ngày, ở vùng bãi triều ven biển
huyện Giao Thuỷ có khoảng 400
người khai thác ngao, vạng... Do
nhiều người cùng khai thác nên
năng suất chỉ đạt 5 - 7kg/lao động.
Sản lượng khai thác năm 2003 ước
tính khoảng 150 tấn/năm. Có tới
29,4% đến 44% dân số tham gia
đánh bắt thuỷ hải sản,
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.3 Một số thí dụ về công tác quản lý


môi trường biển.
 
 
 
 

 Năm 2001, số hộ tham gia nuôi trồng


hải sản lên tới 10,9% đến 29,4% dân
số trong vùng với thu nhập trung
bình của một hộ là 13.404.800 đến
38.898.600 đồng/năm. Phần lớn
diện tích nuôi trồng hải sản nằm ở
khu ngoài đê biển (1.795,5 ha) với
những hình thức kết hợp: tôm sú -
cua - rong câu và tôm tự nhiên. Diện
tích trung bình mỗi đầm là 16,7 ha
với khoảng 5,4 người chung vốn
cùng làm. Lợi nhuận trung bình đạt
khoảng 10,1 triệu/ha/năm vào năm
2001.
 Nuôi trồng thuỷ sản dẫn tới ô nhiễm
môi trường. Nhiều đợt dịch bệnh
cũng như suy thoái môi trường khiến
cho nhiều đầm tôm thất thu, các chủ
đầm mang nợ, thậm chí dẫn đến
nguy cơ nghèo đói.
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.3 Một số thí dụ về công tác quản lý


môi trường biển.
 
 
 
 

 Mâu thuẫn giữa người nuôi trồng


thuỷ sản và đánh bắt tự nhiên.
 Người nghèo phải đi đến những bãi
xa hơn ở ngoài biển để cuốc ngó và
xẹp hà, nơi mà họ không thể đi bộ
để đến được. Vì vậy cứ 10-15 người
tập hợp nhau lại và họ thuê một
thuyền máy để đi ra bãi ngoài khơi.
Họ phải dậy sớm và phải ở ngoài bãi
lâu hơn. Những người không có khả
năng trả tiền thuyền thì phải ở nhà
và do đó phải phụ thuộc vào nông
nghiệp thuần tuý, nhưng lại chỉ có đủ
gạo ăn 8 tháng/năm.
 Mức sống trung bình của người dân
trong vùng là tương đối cao, từ
198.500 đồng/người/tháng đến
366.200 đồng/người/tháng (năm
2001). Tuy nhiên, trong khi mặt bằng
mức sống người dân được nâng cao
thì một bộ phận người dân vẫn sống
trong nghèo đói (UNDP-GEF
Medium-sized Project Brief, 2000).
Tỷ lệ hộ có mức sống dưới 80.000
đồng/người/tháng (tỷ lệ đói - nghèo)
còn chiếm khoảng từ 10,67% đến
17,16%, tỷ lệ hộ không có khả năng
tài chính chiếm từ 12,96% đến
26,15% dân số
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  


2.3 Một số thí dụ về công tác quản lý
môi trường biển.
 
 
 
 

 Việc khai thác tài nguyên thủy hải


sản bằng những hình thức mang
tính hủy diệt đã diễn ra gay gắt như
dùng xung điện, hóa chất độc hại.
Nguồn lợi chim, thú cũng không nằm
ngoài quy luật đó. Giá thành của
chim trời rất cao, như một đôi mòng
vịt giá 120-150 ngàn đồng, một con
ngỗng giá 5 triệu đồng;
 cách quản lý tập trung của nhà nước
hoặc tư nhân hoá không phải là giải
pháp tối ưu đối với việc làm giảm
suy thoái RNM.
 Một số nghiên cứu cho rằng một
phương pháp quản lý mang tính
thực tế hơn kết hợp cả 3 loại hình
bao gồm quản lý tập trung, tư nhân
hoá và quản lý dựa trên cơ sở cộng
đồng được coi là hợp lý nhất: hệ
thống đê điều phải được nhà nước
quản lý, đầm tôm thì do hộ quản lý
và RNM thì phải do tất cả những
người dân của cộng đồng quản lý.
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.3 Một số thí dụ về công tác quản lý


môi trường biển.
 
 
 
 

 Những bên tham gia chính trong quá


trình quản lý tổng hợp vùng bờ biển
Giao Thủy bao gồm: Cộng đồng cư
dân ven biển; Chính quyền địa
phương (ủy ban nhân dân các cấp);
Các hội, đoàn thể địa phương (và
trung ương có liên quan); Ban quản
lý Vườn quốc gia Xuân Thủy (và các
cơ quan quản lý trực tiếp); và Các
nhà khoa học (tham gia vào các
nghiên cứu khoa học và ứng dụng
phục vụ cho công tác quản lý tổng
hợp vùng ven biển).
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

2.3 Một số thí dụ về công tác quản lý


môi trường biển.
 
 
 
 

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 


 Để dẫn đến tình trạng biển bị ô
nhiễm có nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan.
 Về mặt khách quan, ta chưa có một
hệ thống thể chế chính sách hiệu lực
để làm cơ sở cho quản lý, đội ngũ
cán bộ quản lý còn thiếu về số lượng
và yếu kém về chất lượng, nhận
thức của cộng đồng dân cư ven biển
và trên biển về tầm quan trọng của
việc bảo vệ môi trường còn thấp, cơ
sở vật chất trang thiết bị còn thiếu
thốn; cơ quan nhà nước thực hiện
chức năng quản lý nhà nước tổng
hợp và thống nhất về biển và hải
đảo vừa mới được thành lập và đi
vào hoạt động.
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo

 
 
 
 

 Về mặt chủ quan, công tác quản lý


nhà nước trong việc khai thác, tái
tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường
biển chưa được chú trọng đầy đủ.
 Để thực hiện tốt hơn việc bảo vệ và
cải thiện môi trường biển, cần sớm
hoàn thiện các văn bản dưới Luật
Bảo vệ môi trường cũng như các thể
chế, chính sách phục vụ quản lý nhà
nước về tài nguyên môi trường biển.
Đồng thời, cần khẳng định vai trò
của cơ quan quản lý nhà nước tổng
hợp và thống nhất về biển và hải
đảo của Tổng cục Biển và Hải đảo
Việt Nam.
 

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo  

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ


 
 
 
 

XIN CHÂN THÀNH CẢM


ƠN  

       Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo

You might also like