You are on page 1of 7

BÀI TIỂU LUẬN

VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG


ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

TỔ 3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Vấn đề môi trường tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Thực trạng ô nhiễm môi trường địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Giải pháp để nhằm khắc phục hiện trạng ô nhiễm môi trường tỉnh Sóc Trăng.
2. Mục tiên nghiên cứu:
- Tìm hiểu nguyên nhân và hiện trạng gây ra ô nhiễm môi trường tại tỉnh Sóc
Trăng.
- Đưa ra các dẫn chứng về vấn đề ô nhiễm môi trường tại tỉnh Sóc Trăng.
- Đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại tỉnh Sóc
Trăng.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, tham khảo các nghiên cứu đã
được công bố trước đó và sách báo điện tử có chọn lọc
để đưa ra các cơ sở
lý luận, dẫn rõ các thực trạng và đề xuất giải pháp cho đề tài đã chọn.
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: sử dụng tài liệu thứ trên internet,
sách báo, tạp chí,... để phục vụ cho tiểu luận này.
4. Nội dung nghiên cứu:
- Nội dung xoay quanh các vấn đề ô nhiễm môi trường tại tỉnh Sóc Trăng do
hoạt động của con người gây ra, nêu lên tầm ảnh hưởng của ô nhiễm môi
trường tới đời sống của con người. Đưa ra các thực trạng thường xảy
ra, từ đó đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao ý thức của mọi cá nhân trong
việc bảo vệ môi trường.

I. CÁC KHÁI NIỆM


1. Khái niệm về môi trường:
- Hiểu một cách thông thường rằng: “Môi trường là tập hợp các vật thể, hoàn cảnh
và ảnh hưởng bao quanh một đối tượng nào đó”.
- Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
- Môi trường bao gồm các yếu tố sau đây: không khí, nước, đất, âm
thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, hệ sinh
thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh
quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình
thái vật chất khác.
- Trong đó:
+ Yếu tố tự nhiên: là các yếu tố xuất hiện và tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của
con người như: không khí, đất, nước, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên...
+ Yếu tố vật chất nhân tạo: là các yếu tố do con người tạo ra, tồn tại và phát triển
phụ thuộc vào ý chí của con người như: khu dân cư, khu sản xuất, di tích lịch sử,...
 Không khí, đất, nước, khu dân cư... là các yếu tố cơ bản duy tr
sự sống của con người, còn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh... có tác
dụng làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú và sinh động.
2. Khái niệm ô nhiễm môi trường:
- Ô nhiễm môi trường là khái niệm được định nghĩa dưới nhiều góc độ
khác nhau.
+ Dưới góc độ sinh học: “chỉ tình trạng của môi trường trong đó những chỉ số hoá
học, lí học của nó bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi”.
+ Dưới góc độ kinh tế học: “ô nhiễm môi trường là sự thay đổi không có lọi cho
môi trường sống về các tính chất vật lí, hoá học, sinh học mà qua đó có thể gây tác
hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khoẻ của con người, các loài động thực vật và các
điều kiện sống khác”.
+ Dưới góc độ pháp lý, căn cứ theo Điều 3 Luật bảo về môi trường năm 2014: “ Ô
nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
quy chuẩn kĩ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến
con người và sinh vật”.
- Tóm lại, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây nguy hại
đến sức khỏe của con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc thậm chí
làm giảm chất lượng môi trường.

II. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

III. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG


- Nguyên nhân chính của ô nhiễm môi trường thường bắt nguồn từ hoạt động xả
thải của con người trong đời sống hàng ngày, sinh hoạt và quá trình sản xuất.
Ngoài ra, một số hoạt động tự nhiên cũng đóng góp vào ô nhiễm môi trường. Vấn
đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện đang nhận được sự quan tâm lớn.
- Trong thời gian qua, do tác động từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, biến
đổi khí hậu đã làm cho nguồn nước mặt tại một số đoạn sông, kênh rạch trên địa
bàn tỉnh Sóc Trăng bị ô nhiễm; đồng thời tình trạng khoan giếng khai thác nước
dưới đất tự phát, quá mức, không tráng lấp theo quy định để lại nhiều hệ lụy ...
- Theo báo cáo kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất lần đầu của cơ quan chức
năng tỉnh Sóc Trăng mới đây cho thấy, môi trường đất tại nhiều khu vực trên địa
bàn tỉnh đang bị ô nhiễm, trong đó nghiêm trọng nhất là tại khu vực nuôi tôm,
thâm canh sử dụng nhiều phân bón.
IV. HẬU QUẢ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG GÂY NÊN
Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những vấn đề
về sức khỏe sau đó là gây ra các trận thiên tai do biến đổi khí hậu và sự đa dạng
sinh học trong tự nhiên.
1. Các bệnh về đường hô hấp
- Ô nhiễm không khí là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề về đường hô
hấp. Không khí bị ô nhiễm có sự biến đổi lớn về thành phần. Trong đó có chứa các
loại bụi mịn/siêu mịn, khí SO₂, NO₂,... không phù hợp cho quá trình hô hấp của
con người.
- Trẻ em và người già tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể làm giảm chức năng
của phổi, nhiễm trùng đường hô hấp hay năng hơn là hen suyễn.
2. Dị ứng
- Viêm mũi dị ứng: Gây ra bởi sự thay đổi của thời tiết, khói bụi mà đặc biệt là các
loại bụi mịn cùng các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn,...
- Viêm da cơ địa: Đây là bệnh mãn tính cũng có xu hướng tăng lên theo tình hình ô
nhiễm không khí do đô thị hóa và công nghiệp hóa.
3. Ung thư
Theo nghiên cứu, 75 - 80% các ca mắc ung thư đều có liên quan đến môi trường
sống và chỉ có 10% là do rối loạn bên trong cơ thể. Số liệu này chỉ ra rằng, chính
những thứ chúng ta có thể kiểm soát được đang gây hại đến sức khỏe, trong đó có
ô nhiễm môi trường.
- Ung thư do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm: Nước chứa các kim loại nặng, thuốc
trừ sâu, nước bị ô nhiễm lâu ngày chứa Asen…. Nguyên nhân này gây ra đến 90%
ca ung thư tử vong tại Việt Nam.
- Ô nhiễm không khí được nghiên cứu là có liên quan đến bệnh ung thư vú.Các hạt
bụi mịn, khi sulfat từ khói thải xe cùng với NO ₂ là nguyên nhân làm gia tăng ung
thư phổi.
4. Hiện tượng nóng lên toàn cầu
Các hoạt động sản xuất như đốt nhiên liệu hóa thạch, thải khói bụi sản xuất vận tải,
chặt phá rừng,... Các khí được sản sinh ra làm nhiệt độ bị giữ lại trong tầng khí
quyền nên khiến nhiệt độ tăng “chóng mặt”. Hậu quả là:
- Làm tan chảy băng ở 2 cực, khiến nước biển tăng cao.
- Biến đổi gây ra thiên tai: lũ lụt, bão, sa mạc hóa,...
- Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật sống trên trái đất.
5. Một số loài động vật bị tuyệt chủng
Những sự thay đổi lớn về khí hậu do hậu quả của ô nhiễm môi trường đang phá
hủy sự sống của nhiều loại động thực vật. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, trong
số 17.903 loài thực vật thì đã có hơn 1.550 loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Một loại động vật là bò biển đã giảm dưới mức đáng báo động là 250 con ở Đông
Phi do ảnh hưởng của khai thác dầu khí và ô nhiễm niken từ quá trình này tại Thái
Bình Dương. Ngoài ra còn có bào ngư ( giảm 44% do sóng nhiệt), san hô cứng ở
Caribe (giảm 80% so với 1990 do hiện tượng tẩy trắng).
6. Đất bị xói mòn
Xói mòn đất là hiện tượng đất dễ bị rửa trôi dưới tác dụng của nước, giói, hoạt
động khai thác. Hiện tượng này bắt nguồn từ hiện tượng ô nhiễm môi trường đất. Ô
nhiễm làm đất bị thay đổi cấu trúc dẫn đến xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng
trong đất khi có mưa lớn diễn ra.
7. Mất nguồn thu từ du lịch
Đối với một số quốc gia thì du lịch được xem là ngành kinh tế tỷ đô. Tuy
nhiên hậu quả của ô nhiễm môi trường đang trực tiếp gây ra những ảnh hưởng
tiêu cực đến nguồn thu này. Dưới đây là một số ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
đến ngành du lịch:
- Rác thải nhựa gây giảm mỹ quan du lịch.
- Ô nhiễm không khí gây ra các vấn đề sức khỏe là nguyên nhân khiến Thái Lan bị
nhiều khách du lịch quay lưng.
- Ô nhiễm nguồn nước gây mất mỹ quan tại những địa điểm du lịch biển.
8. Giảm sản lượng nông nghiệp
Sự biến đổi của môi trường gây ra hậu quả như:
- Giảm chất lượng đất cho nông nghiệp: Hiện tượng xói mòn, rửa trôi chất dinh
dưỡng trong đất, hạn hán, lũ lụt,... Từ đó làm mất đi khả năng trồng trọt.
- Thêm vào đó ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí làm ảnh hưởng đến năng
suất cây trồng, giảm sản lượng, đột biến,...
V. GIẢI PHÁP

1. TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO Ý THỨC


Thông qua các hoạt động cụ thể như vẽ tranh và làm báo tường để trưng bày tại
các trung tâm văn hóa, trường học hay đăng tải lên các diễn đàng trên mạng xã hội
của tỉnh để người dân và học sinh nhận thức về tình trạng ô nhiễm của tỉnh mà hạn
chế các hoạt động thiếu ý thức của mình.

2. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Các cơ quan, lực lượng thanh tra môi trường và cảnh sát môi trường của tỉnh cần
hợp tác nâng cao công tác thanh tra, giám sát về thực trạng môi trường của tỉnh. Từ
đó, biết rõ tình trạng mà kịp thời tìm cách xử lí.

3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ MÔI TRƯỜNG


Các cơ quan, tổ chức của tỉnh nên mở các hoạt động dọn vệ sinh cũng như trồng
cây xanh để tạo điều kiện cho người dân, học sinh trực tiếp tham gia hoạt động dọn
dẹp môi trường giúp hạn chế sự ô nhiễm.

4. TĂNG MỨC PHẠT VÀ LÊN ÁN CÁC HÀNH VI GÂY ẢNH HƯỞNG


XẤU ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Các hành vi thải chất thải, khí thải của các nhà máy, cá nhân ra sông hồ, không
khí cần được lên án mạnh mẽ và tăng mức tiền phạt nhằm răng đe những người
thực hiện hành vi ấy.

VI. KẾT LUẬN


Qua các thực trạng đã đưa ra cho thấy ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng báo
động hiện nay. Tình trạng phá hoại môi trường đang xảy ra hằng ngày do người
dân còn chưa có đủ ý thức về bảo vệ môi trường. Do vậy, để bảo vệ môi trường
cần có sự tham gia của tất cả mọi công dân. Toàn dân họp sức bảo vệ môi trường
sẽ không còn là lựa chọn nữa mà là điều cần thiết đối với mỗi cá nhân bởi vì chúng
ta đều sống chung trên một Trái Đất – nơi có sự sống.

You might also like