You are on page 1of 4

Trái đất nóng lên 1,1 độ C so với thế kỷ trước, hiệu ứng nhà kính cùng với việc

băng ở hai cực

đang tan ra, mực nước biển dâng cao nhanh chóng, khiên các dải đất ven biển có nguy cơ bị

nhấn chìm trong đó có Việt Nam, đang trở thành những mối hiểm họa khôn lường đe dọa cuộc

sống của con người và các loài sinh vật khác trên Trái Đất. Tất cả những mối họa trên đều xuất

phát từ vấn nạn ô nhiễm môi trường, do sự phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp hiện

đại, sự gia tăng dân số và việc con người tàn phá thiên nhiên một cách nghiêm trọng. Đứng

trước những nguy cơ, cũng như những nguyên nhân rõ ràng, vấn đề bảo vệ môi trường đã trở

thành mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức, chính phủ trên toàn thế giới, trong đó có Việt

Nam - quốc gia có tỉ lệ gây ô nhiễm môi trường thuộc hàng top thế giới, cũng như là quốc gia
chịu thiệt hại nặng nề nếu như các vấn đề môi trường trên toàn cầu không được khắc phục.

Môi trường là một tập hợp các yếu tố tự nhiên như nắng, mưa, gió, ánh sáng, cây cối, sinh vật,

sông, hồ, núi non, biển cả,... cùng với các yếu tố nhân tạo như các công trình nhà ở, trường

trạm, các khu nhà máy xí nghiệp, hệ thống giao thông thủy lợi, hệ thống đèn điện,... nhằm phục

vụ cho cuộc sống của con người. Các yếu tố này tác động qua lại với nhau tạo thành một hợp

thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến cuộc sống của con người hoặc các thể tồn tại bên

trong nó, quyết tình trạng, sự phát triển của các khách thể đang hiện diện hoặc góp phần tạo

nên môi trường. Môi trường tự nhiên luôn có các cơ chế tự cân bằng, chuyển hóa theo một quy

luật nhất định để duy trì sự ổn định của các yếu tố cấu thành. Tuy nhiên có một sự thật đáng

buồn hiện nay rằng, con người đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ vì sự mất cân bằng của môi

trường, sự ô nhiễm xảy ra một cách trầm trọng mất kiểm soát, cơ chế tự cân bằng của môi

trường không thể nào đáp ứng được việc môi trường bị tàn phá một cách nghiêm trọng bởi các

hoạt động của con người. Nhiệt độ của Trái Đất tăng một cách nhanh chóng trong vòng một

trăm năm trở lại đây, với mức trung bình là 0,6- 0,7 độ trên năm, theo như báo cáo gần đây

nhất thì con số này là 1,1 độ C, cao một cách bất thường, đã dấy lên nhiều quan ngại của giới

chức trách. Đi kèm với việc nhiệt độ Trái Đất tăng cao ấy là tình trạng băng tan ở hai cực, khiến

cho mực nước biển dâng cao, nhấn chìm các vùng đất cát ven biển, trong đó có cả Việt Nam,

môi trường gây ô nhiễm môi trường biển, thủ đô Hà sống của loài gấu trắng cũng bị sụt giảm

nghiêm trọng, khiến loài này rơi vào nguy cơ tuyệt chủng. Không chỉ vậy, sự nóng lên của Trái

Đất còn gây ra các đợt hạn hán kéo dài, tình trạng thiếu nước sinh hoạt xảy ra ở nhiều nơi trên

thế giới, nạn cháy rừng xảy ra liên miên không thể khống chế được, tiêu biểu nhất là trận cháy
rừng lớn nhất lịch sử nhân loại tại vùng rừng Amazon nơi được mệnh danh là lá phổi xanh của

Trái Đất. Ở Việt Nam, vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà

nước cũng như giới truyền thông, khi chúng ta lần lượt là quốc gia xếp thứ 4 thế giới trong việc

nội thuộc top các thành phố ô nhiễm không khí nhất trên thế giới, chỉ đứng sau các quốc gia có

nền công nghiệp phát triển bậc nhất như Trung Quốc, Anh, Mỹ,... Ngoài ra việc ô nhiễm nguồn

nước sạch, nước ngầm ở nước ta cũng đang ở trong tình trạng báo động, khi mà ngày càng có

nhiều phản ánh về việc rác thải, nước thải nhà máy chưa qua xử lý tràn ra sông suối gây hôi

thối, các loài sinh vật dưới nước không thể sinh sống nổi, người dân thì không dám đứng gần bờ

sông vì mùi quá khủng khiếp.

Việc môi trường sống của con người và các loài sinh vật bị ô nhiễm trầm trọng đã đem đến các

hệ lụy vô cùng đáng tiếc. Trong đó đáng lưu ý nhất đó là việc tác động tiêu cực đến sức khỏe

của con người, theo thống kê ở nước ta mỗi năm có đến 9.000 người chết vì ô nhiễm nguồn

nước, cùng hơn 100.000 ca ung thư mỗi năm do dùng nguồn nước ô nhiễm, thậm chí có những

nơi cả làng mắc bệnh ung thư do dùng chung nguồn nước nhiễm bẩn. Bên cạnh các căn bệnh

quái ác, thì ô nhiễm nguồn nước cũng đem đến cho con người những căn bệnh như tiêu chảy

do nhiễm E. coli, các bệnh viêm da tiếp xúc, dị ứng, đau mắt, nấm móng,... Vấn nạn ô nhiễm

không khí cũng đem đến cho con người nhiều vấn đề về sức khỏe như các bệnh nghiêm trọng

về đường hô hấp như viêm phổi, là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Bên

cạnh đó còn gây tác động xấu đến tim mạch, thần kinh gây ra các biến chứng như nhồi máu cơ

tim, đột quỵ,... Gây ra các bệnh về da, mắt như viêm nhiễm, dị ứng,... cản trở cuộc sống sinh

hoạt của con người. Không chỉ vậy ô nhiễm không khí còn là nguyên nhân gián tiếp gây ra ô

nhiễm nguồn nước, các khí thải như các-bon đi-ô-xít, lưu huỳnh đi-ô-xít sẽ kết hợp với hơi nước

tạo thành các cơn mưa a-xít nguy hại, vừa làm bẩn nguồn nước, vừa gây hại đến sức khỏe của

con người, đồng thời phá hủy cả các công trình xây dựng. Không chỉ vậy ô nhiễm môi trường

còn gián tiếp gây nên các hệ lụy như cháy rừng, gây mất cân bằng sinh thái, hủy hoại môi

trường sống của nhiều loài sinh vật hoang dã, khiến chúng đứng gần với bờ vực của sự tuyệt

chủng. Ô nhiễm nguồn nước sông, biển khiến nhiều loài động thực vật dưới nước bị tiêu diệt

làm giảm sự đa dạng sinh học, cũng như gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Lượng

khói thải ra từ các nhà máy, xí nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân chính hủy hoại

tầng ozon thứ vốn được xem là lớp áo giáp bao bọc bảo vệ cho Trái Đất và cuộc sống của con
người. Sự mỏng đi hoặc các lỗ thủng trên tầng ozon chính là cánh cửa để các tia cực tím nguy

hại chiếu thẳng xuống trái đất, đem đến căn bệnh ung thư da ác tính, với sự tàn phá thị lực của

con người.

Nguyên nhân ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ sự xê dịch tự nhiên của các lục địa dẫn tới các

thảm họa thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần, lục địa chìm xuống mực nước biển dâng

cao hơn,... Các thảm họa này đã có ảnh hưởng một phần đối với sự ổn định của môi trường, tuy

nhiên với khả năng tự cân bằng môi trường vãn có thể tự hồi phục mà không để lại nhiều hậu

quả. Việc ô nhiễm môi trường chủ yếu đến từ các hoạt động của con người trong nhiều thế kỷ,

đặc biệt là khi nền công nghiệp xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của
nhân loại, mà con người còn chưa có ý thức bảo vệ môi trường một cách đúng đắn. Các nhà

máy, xí nghiệp mọc lên như nấm sau mưa đã thải vào khí quyển một lượng lớn các khí độc hại

và bụi bặm, bên cạnh đó con người vì mục đích cá nhân mà tiến hành tàn phá rừng, khai thác

tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, chỉ biết lấy đi nhưng không biết phục hồi, khiến cho

hệ sinh thái bị mất cân bằng nghiêm trọng. Dân số tăng vọt một cách nhanh chóng, đồng nghĩa

với số lượng rác thải sinh hoạt tăng một cách đáng kể, mà ý thức của con người về việc bảo vệ

môi trường còn kém, dẫn tới việc xả rác bừa bãi gây ùn tắc cống rãnh, khiến những dòng sông

xanh trở thành nơi chuyên chứa rác thải, bãi biển xinh đẹp trở thành nơi lềnh phềnh toàn rác,

vừa mất mỹ quan, vừa gây ô nhiễm nghiêm trọng. Cuối cùng hoạt động sản xuất nông nghiệp

cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, khi người nông dân quá

lạm dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu hóa học làm ô nhiễm nguồn đất, nước và cả không

khí.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, bảo vệ môi trường hiện nay chính là một trong những

nhiệm vụ cấp bách hàng đầu, bởi bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng

ta. Nếu chúng ta còn không nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống,

thì tôi tin rằng không đến trăm năm nữa con người sẽ phải chấp nhận sống cùng rác thải, uống

nước bị ô nhiễm, ăn thực phẩm chứa dư lượng chất bảo vệ thực vật, hít không khí toàn bụi mịn

và cuối sức khỏe suy giảm nghiêm trọng vì các căn bệnh quái ác. Ngay từ bây giờ, mỗi một cư

dân trên thế giới đều phải hành động ngay và luôn để bảo vệ cuộc sống của bản thân và con

cháu mai sau. Tích cực trồng cây gây rừng, khôi phục lại lá phổi xanh của Trái Đất một cách toàn

vẹn, có ý thức trong việc vứt rác đúng nơi quy định, trong việc sản xuất nông nghiệp, người
nông dân nên chuyển qua dùng các biện pháp sinh học, thay thế dần việc sử dụng các sản

phẩm hóa học. Trong hoạt động công nghiệp hóa, cần sự vào cuộc của nhà nước trong việc

quản lý chặt chẽ quy trình xử lý chất thải đạt chuẩn, trước khi xả ra ao hồ, sông suối. Để giảm

thiểu lượng khí thải do các phương tiện giao thông, con người nên chuyển qua sử dụng nhiên

liệu xanh, hạn chế dùng phương tiện cá nhân, thay vào đó là rèn luyện thói quen sử dụng

phương tiện giao thông công cộng. Tích cực dọn dẹp vệ sinh nơi cư trú, giữ môi trường sống

được trong lành, sạch đẹp, chuyển sang sử dụng túi giấy, cốc giấy, ống hút thân thiện với môi

trường thay vì dùng túi ni lông và đồ đựng dùng một lần bằng xốp hoặc nhựa. Tích cực tuyên

truyền với mọi người, mọi nhà về tác hại của ô nhiễm môi trường, vận động mọi người tham gia

tích và có ý thức bảo vệ môi trường sống. Sử dụng tiết kiệm điện năng, tắt đèn khi không cần
thiết, nên chuyển qua dùng các loại năng lượng thân thiện với môi trường, có thể tái tạo được

như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, trước tình hình nguồn nước ngày càng trở nên cạn

kiệt, còn các nhà máy nhiệt điện thì sản sinh ra quá nhiều loại khí thải gây ô nhiễm.

Bảo vệ môi trường là vai trò và nghĩa vụ của mỗi một con người, chúng ta không thể bàng

quang trước thực trạng cuộc sống của chúng ta và các thế hệ mai sau đang bị đe dọa bởi chính

sự vô ý thức của mình. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta!

You might also like