You are on page 1of 14

Mục lục

1.Trình bày khái niệm và các chức năng của môi trường. Nêu ví dụ......................2
2.Trình bày khái niệm và các thành phần của hệ sinh thái. Cho ví dụ minh họa. .3
3.Trình bày về ô nhiễm nước (khái niệm, nguồn gây ô nhiễm, tác nhân và biện
pháp giảm thiểu ô nhiễm)...........................................................................................4
4.Trình bày về ô nhiễm không khí (khái niệm, nguồn gây ô nhiễm, tác nhân và
biện pháp giảm thiểu ô nhiễm)...................................................................................6
5.Trình bày về hiện tượng hiệu ứng nhà kính (hiện tượng, nguyên nhân, tác hại
và biện pháp giảm thiểu)............................................................................................7
6.Trình bày về hiện tượng suy giảm tầng ozon (hiện tượng, nguyên nhân, tác hại
và các biện pháp giảm thiểu)......................................................................................9
7.Trình bày về hiện tượng mưa axit (hiện tượng, nguyên nhân, tác hại và biện
pháp giảm thiểu).......................................................................................................10
8.Trình bày khái niệm và nội dung phát triển bền vững (kinh tế, xã hội, môi
trường).......................................................................................................................12
9.Trình bày các tác động môi trường và biện pháp giảm thiểu tại các cơ sở chế
tạo và sửa chữa ô tô………………………………… 13

1
Đề cương ôn tập kỹ thuật môi trường
1. Trình bày khái niệm và các chức năng của môi trường. Nêu ví dụ
 Khái niệm
- Nghĩa rộng: môi trường là tập hợp các thành pần của thế giới (vô sinh và
hữu sinh, vật chất và phi vật chất) tác động đến sự tồn tại của sinh vật
- Nghĩa hẹp: là tập hợp các yếu tố tự nhiên, nhân tạo, kinh tế, xã hội tác động
đến sự sống, sự phát triển cua từng cá nhân, cộng đồng và toàn thể xã hội
loài người
- "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên."
 Chức năng
- Môi trường là không gian sống của con người và toàn thể sinh vật trên trái
đất. Hằng ngày mỗi người chúng ta cũng cần có những khoảng sống như
nhà ở, nơi nghỉ, sản xuất,… Điều đó đòi hỏi môi trường cần phải có phạm
vi không gian thích hợp với mỗi người. Và không gian này lại đòi hỏi phải
có những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, sinh học, hóa học, cảnh
quan,…Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ
khoa học và công nghệ. Với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ
như hiện nay thì môi trường cũng thay đổi một cách rất lớn và đang theo
chiều hướng xấu và ảnh hưởng rất nhiều đến hệ sinh thái.
- Lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Điều đó được giải thích vị chính môi trường và trái đất là nơi cung cấp sự
ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hóa và phát triển văn hóa
của loài người. Môi trường cung cấp và lưu trữ cho con người những nguồn
gen, các loài động thực vật, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, các
hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo.
- Cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con
người
Loài người chúng ta đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, bắt đầu từ khi
con người biết canh tác đến khi công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
phát triển trong mọi lĩnh vực thì nhu cầu của con người về các nguồn tài
nguyên lại không ngừng tăng lên về cả chất lượng, số lượng và mức phát
triển của xã hội. Và môi trường chính là nguồn tạo ra và chứa đựng những
tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống con người.
+Rừng: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn độ phì nhiêu và đa dạng sinh
học của đất, cung cấp nguồn củi gỗ , dược liệu và cải thiện điều kiện sinh
thái.
+Động, thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý
hiếm.

2
+Các thủy lực: cung cấp dinh dưỡng, nước, nguồn thủy hải sản và nơi vui
chơi giải trí.
+ Không khí, nhiệt độ, nước, gió, năng lượng mặt trời có chức năng duy trì
các hoạt động trao đổi chất.
+Dầu mỏ, quặng, kim loại cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất.
- Chứa đựng chất thải do con người tạo ra trong quá trình sống và lao động
sản xuất: Tại đây dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi trường
mà các chất thải được phân hủy từ những chất phức tạp thành những chất
đơn giản hơn, tham gia vào các quá trình sinh địa hóa. Tuy nhiên với sự gia
tăng dân số đến chóng mặt như hiện nay cộng với quá trình công nghiệp
hóa, đô thị hóa thì lượng chất thải lại tăng lên không ngừng dẫn đến môi
trường bị ô nhiễm ở nhiều nơi do chức năng tái tạo của của môi trường bị
quá tải. Khả năng thu nhận và phân hủy chất thải trong một khu vực nhất
định gọi là khả năng đệm, tuy nhiên khi lượng chất thải bị vượt quá khả
năng đệm hoặc trong chất thải có chứa nhiều chất độc thì vi sinh vật sẽ gặp
nhiều khó khăn trong quá trình phân hủy chất thải, từ đó chất lượng môi
trường sẽ giảm và bị ô nhiễm.
- Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài: Môi
trường bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoàinhư
tầng ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ lại những tia
cực tím có hại cho sức khỏe con người từ năng lượng mặt trời chiếu xuống
trái đất.
 Ví dụ: Rừng cây, sông hồ, mỏ khoáng sản, dầu, khí,…

2. Trình bày khái niệm và các thành phần của hệ sinh thái. Cho ví dụ
minh họa
 khái niệm: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của
quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động
lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo
thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Hệ sinh thái = quần xã sinh vật + môi trường xung quanh + năng lượng mặt
trời
 các thành phần của hệ sinh thái
- thành phần vô sinh(sinh cảnh):
+ các chất vô cơ: nước, CO2, N, photpho,...
+ các chất hữu cơ: prôtein, gluxit, vitamin, hoocmôn,...
+ các yếu tố khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, khí áp...
- thành phần hữu sinh
+ Sinh vật sản xuất(producer):là nhưng sinh vật tự dưỡng(autotrophy) bao
gồm các loài thực vật có màu và mốt số nấm vi khuẩn có khả năng quan hợp

3
hoặc hóa tổng hợp. Chúng là thành pần k thể thiếu trong bất kì hệ sinh thái
nào, là nguồn thức ăn ban đầu được tạo thành để nuôi sống chính những sinh
vật sản xuất sau đó nuôi sống cả thế giới sinh vật còn lại kể cả con người
+ sinh vật tiêu thụ(consumer): là những sinh vật dị dưỡng (heterotrophy) bao
gồm các động vật và vi sinh vật sử dụng các hợp chất hữu cơ lấy trực tiếp
hay gián tiếp từ sinh vật sản xuất
+sinh vật phân hủy(reducer): bao gồm các vi khuẩn và nấm. Chúng phân hủy
các phế thải và xác chết của các vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ
 ví dụ : trong rừng cây có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn đóng
vai trò là bảo vệ cây nhỏ và các động vật trong rừng. Động vật rừng ăn
thực vật hay ăn thịt các loại động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ
thuộc lẫn nhau và tác động với môi trường sống của chúng rất chặt chẽ
tạo thành hệ sinh thái.

3. Trình bày về ô nhiễm nước (khái niệm, nguồn gây ô nhiễm, tác nhân
và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm).
 Khái niệm: nước tồn tại dưới rất nhiều hình thức như nước cống, sông
hồ, thể khí, băng. Ô nhiễm nước là 1 dạng ô nhiễm môi trường, là hiện
tượng nguồn nước bị chất độc xâm chiếm. Những chất này có thể gây
hại k chỉ vs con người mà còn cả những sinh vật sống trong tự nhiên. Ô
nhiễm nc thường rất khó khắc phục. Vì vậy hiện nay phải phòng tránh ô
nhiễm nước ngay từ đầu.
 Nguồn gây ô nhiễm
- Ô nhiễm tự nhiên: Ô nhiễm nguồn nước bởi tự nhiên đến từ việc tuyết
tan, mưa, lũ lụt, gió bão… Ngoài ra còn có thể đến từ các hoạt động
sống của sinh vật, kể cả xác chết. Khi cây cối và sinh vật chết đi, xác
của chúng sẽ bị vi sinh vật phân huỷ thành chất hữu cơ. Một phần
chất hữu cơ sẽ ngấm vào lòng đất và nước ngầm. Điều này gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm rồi dần dần ngấm vào sông hồ, suối, biển…
Lụt lội là một trong những nguyên nhân dễ thấy nhất. Bởi khi đó,
chúng khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh,… Đồng
thời mang theo nhiều chất thải độc hại trở lại môi trường sống. Ngoài
ra, hiện tượng băng tan, nước biển dâng, xâm nhập mặn cũng làm cho
nguồn cung cấp nước bị nhiễm mặn. Thu hẹp lại tài nguyên đất cũng
như con người thiếu nước ngọt để phục phụ sinh hoạt và đời sống. Ô
nhiễm tự nhiên rất ít xảy ra nhưng khi xảy ra thì khá nghiêm trọng. Ô
nhiễm tự nhiên cũng không phải tác nhân gây suy thoái chất lượng
nước.
- Ô nhiễm nhân tạo
+ Sinh hoạt của con người: Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt trong
quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách

4
sạn, cơ quan trường học thải ra môi trường mà không qua xử lý. Thành phần cơ
bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học
(cacbohydrat, protein, dầu mỡ, chất dinh dưỡng, chất rắn), mức sống càng cao
thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
+ Y tế: Các rác thải y tế từ các phòng thí nghiệm, phẫu thuật hay các cơ sở rửa
thực phẩm… luôn mang theo vô vàn mầm bệnh, virus tác động xấu đến sức
khỏe của con người. Nếu như các loại rác thải đó không được xử lý mà thải ra
môi trường sẽ khiến các loại virus lây lan nhanh ra môi trường và ảnh hưởng
trực tiếp tới nguồn nước, sức khỏe con người.
+ sản xuất công nghiệp: Các chất thải, nước thải, từ hoạt động sản xuất công
nghiệp do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các
khu công nghiệp được thành lập, do đó lượng rác thải, nước thải của các hoạt
động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra
môi trường hay các con sông, nguồn nước gây ảnh hưởng tới chất lượng nước
hiện nay. Tại các khu công nghiệp, hay các nhà máy đã xả thải ra hàng nghìn
m3 nước ra ngoài môi trường mỗi ngày mà chưa qua xử lý. Nguy hiểm hơn hết,
tình trạng đáng báo động là tính trạng bệnh ung thư xuất hiện càng ngày càng
nhiều quanh các khu công nghiệp.
+ sản xuất nông nghiệp: Các hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi gia súc và
các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác (thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng
lúa,..) có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt. Trong quá trình sản
xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều gấp
ba lần liều lượng khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng các loại
thuốc trừ sâu đã bị cấm như Thiodol, Monitor... Lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm
xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới lượng nước. Phần lớn vỏ chai
thuốc trừ sâu sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được
gom để bán phế liệu.
 Tác nhân:
- Các hợp chất hữu cơ:
+ Các chất hữu cơ k bền vững: cacbonhydrat, protein, chất béo,...
+ Các chất hữu cơ bền vững: các hợp chất phenol, các loại hóa chất bảo vệ
thực vật, hữu cơ, tanin, lignin, các hydrocacbon đa vòng và ngưng tụ.
- Các ion: Amon(NH4+), Nitrat(NO3-), phosphat(PO43-), sunfat(SO42-),
clorua(Cl-)...
- Các kim loại nặng: chì(Pb), thủy ngân(Hg), asen(As), cadimi, selen, crom,
niken,...
- Các chất rắn, chất màu.
- Các loại nấm: nấm mốc, nấm men, nấm virus,...
- Các loại vi sinh vật: vị khuẩn tự dưỡng, vi khuẩn dị dưỡng,...
 Biện pháp giảm thiểu:
- Người dân cần có ý thức hơn về bảo vệ môi trường sống của mình.
- Các công ty xí nghiệp nên có các bể xử lý nguồn nước thải trước khi xả ra
môi trường.
5
- Các cơ quan chức năng, đoàn thể cần thường xuyên đôn đốc kiểm tra các
công ty để tránh tình trạng vì lợi nhuận mà các công ty không chấp hành
luật bảo vệ môi trường.
- Ngoài ra, người dân cũng nên tự bảo vệ sức khỏe gia đình bằng hệ thống
lọc nước giếng khoan gia đình, máy lọc xử lý nước để có thể loại bỏ hoàn
toàn các chất cặn bẩn, chất độc hại, các kim loại nặng... tạo nước tinh khiết
để uống nước, trực tiếp không cần đun nấu.
- Tiến hành bảo trì, thay thế cũng như sửa chữa nhanh chóng các cơ sở hạ
tầng xử lý nước thải bị rò rỉ và bị lỗi.
- Tại các ngành sản xuất nên đảm bảo có một cơ sở xử lý được thiết kế tốt,
có thể ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước bằng cách làm mát, xử lý, cũng như
loại bỏ tất cả các thành phần độc hại của chất thải thải vào các vùng nước.

4. Trình bày về ô nhiễm không khí (khái niệm, nguồn gây ô nhiễm, tác
nhân và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm).
 Khái niệm: là sự thay đổi lớn trong thành pần của không khí, do nhièu
nguyên nhân có nguy cơ gây tác hại đến động vật và thực vật, đến môi
trường xung quanh và sức khẻo con người.
- Ô nhiễm không khí chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào
không khí, có sự tỏa mùi, lm không khí k sạch, có mùi khó chịu, giảm tầm
nhìn xa.
 Nguồn gây ô nhiễm
- Nguồn ô nhiễm Tự nhiên:
+ Hoạt động núi lửa: núi lửa phun ra nham thạch nóng và nhiều khói bụi gồm
có sunfat(SO2, H2S...), metan(CH4) và các loại khí khác. Các chất này lan tỏa
đi rất xa và tác động mạnh mẽ đến môi trường.
+ Cháy rừng: các đám cháy rừng bởi các quá trình tự nhiên do sấm chớp cọ sát
giữa các thảm thực vật,...phát triển thành nhiều khí đốc như khói, tro bụi,
hyđrocacbon(HC), cacbon đioxit(CO2),...
+ Bão cát: hiện tượng bảo cát thường sảy ra ở các vùng đất khô, không đc che
pủ bởi thảm thực vật, ssặc biệt là các sa mạc. Gió cát cuốn cát bụi đi lên lm ô
nhiễm không khí trg khu vực rộng lớn,
+ Đại dương: nc biển bốc hơi và bụi nc do va đập tự biền mang theo bụi muối(
NaCl, MgCl2, CaCl2,...) lan truyền vào không khí gây ô nhiễm.
+ thực vật: thực vật sản sinh và pát tán vào không khí gây ô nhiễm như các
hợp chất hữu cơ dễ bay hơi( VOCs) các tảo nấm thực vật, pấn hoa,...
+ vi khuẩn, vi sinh vật: trong kk có rất nhiều vi khuẩn, vi sinh vật bám vào bụi,
khí đc gọi là bụi vi sinh. Bên cạch đó chúng còn tham gia quá trình pân hủy
các chất hữu cơ tạo ra các khí có mùi ô nhiễm.
+ Các chất phóng xạ: trg lòng đất có 1 số khoáng sản va kim loại có khả năng
phóng xạ gây ô nhiễm môi trg kk xung quanh.

6
+ từ vũ trụ: trg quá trình vận động của vũ trụ có 1 lượng lớn các hạt vật chất
nhỏ bé thâm nhập vào trái đất gây ô nhiễm môi trg kk đc gọi là bụi vũ trụ.
Nguồn gốc của loại bụi này là từ các thiên thạch, đám mây ngũ sắc, mặt trời...
- Nguồn ô nhiễm nhân tạo
+ đốt nhiện liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp( hóa chất, vật liệu xây
dựng,...)
+ sự bốc hơi, dò rỉ, tổn hao trên dây truyền sản xuất
+ giao thông vận tải bao gồm giao thông đường bộ, đg sắt,...
+ các nguồn ô nhiễm khác như chất đốt trong sinh hoạt( củi, rơm, rạ,...) xây
dựng công trình...
 Tác nhân
- Các loại oxit như CO, CO2, SO2, H2S và các loại khí halogen(clo,brom,..)
- Bụi lơ lửng, bụi nặng, sương mù, bụi lỏng, bụi vsv...
- Các khí quang hóa như ozôn, FAN, FB2N, etylen,...
- Các chất ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm nhiệt đới, tiếng ồn.
 Biện pháp giảm thiểu:
- Giải páp quy hoạch:
+ quy hoạch xây dựng khu đô thị, nhà máy...hợp lý: nhà máy pải ở cuối
hướng gió, k đặt các cơ sở gaya ô nhiễm kk xen các khu dân cư,...
+ xem xét các điều kiện môi trg, thủy văn ... đê quy hoạch các công trình
hợp lý lâu dài.
- Giải páp cạch ly vệ sinh: quy hoạch vành đai bảo vệ quanh các khu
công ngiệp
- Giải páp công nghệ kĩ thuật: hoàn thiện các công nghệ sản xuất, sử
dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, công nghệ sản xuất kín, sản xuất
sạch, giảm các khâu sản xuất thủ công, áp dụng cơ giới hóa và tự
động hóa trg giây truyền sản xuất, sử dụng các nhiên liệu thay thế ít ô
nhiễm.
- Giải páp sử lý khí thải tại nguồn:
+ các pương páp sử lý bụi: sử dụng lưới lọc bụi, buồng lắng bụi, xiclon
tách bụi, lọc bụi bg thiết bị tĩnh điện.
+ các pương páp xử lý khí thải: hấp thụ, thiêu đốt.

5. Trình bày về hiện tượng hiệu ứng nhà kính (hiện tượng, nguyên nhân,
tác hại và biện pháp giảm thiểu).
 Hiện tượng:
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng xảy ra khi năng lượng mặt trời xuyên qua cửa
nhà hoặc mái bằng kính. Nguồn năng lượng này hấp thụ và phân tán thành nhiệt
lượng trong không gian. Điều này khiến toàn bộ không gian bên trong ấm lên
chứ không phải chỉ những chỗ được chiếu sáng. Tuy nhiên quá trình đó diễn ra
không hoàn toàn, luôn có một lượng các tia sóng bức xạ của mặt trời được mặt
đất, đại dương phản xạ trở lại thành bức xạ nhiệt sóng dài và được hấp thụ bởi

7
các khí có trong khí quyển: CO2, NO2, CH4, hơi nước,…đóng vai trò như tầng
kính bao quanh Trái Đất
 Nguyên nhân:
- Khí CO2 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính: CO2 trong khí
quyển giống như tấm kính dày che phủ trái đất và làm cho trái đất giống
như một nhà kính lớn. Nếu không có lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình của
trái đất sẽ là -23 độ C. Tuy nhiên, hiệu ứng này làm cho trái đất nóng lên
38 độ C. Khi khí CO2 ngày càng tăng do các hoạt động khai tác và sinh
hoạt của con người sẽ khiến hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng cao, nhiệt
độ không khí từ đó tăng lên.
- Bên cạnh khí CO2 thì một số khí khác như: ozon, CH4, SO2, CFC, metan,
….cũng là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, sự phát triển của
các ngành công nghiệp cùng gia tăng dân số với tốc độ nhanh chóng cũng
tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ Trái Đất.
 Tác hại
- Các nguồn nc: chất lượng và số lượng của nc uống, nc tưới tiêu, nc cho các
nhà máy pát điện,...có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của
các trận mưa rào và sự tăng khí bốc hơi. Mưa tăng có thể gaya lụt lội
thường xuyên, khí hậu thay đổi có thể lm đầy các lòng chảo nối vs sông
ngòi trên thế giới.
- Các tài nguyên bờ biển: chỉ tại riêng hoa kỳ, mực nc biển dự toán tăng
50cm vào năm 2100, có thể lm mất đi 5000 dặm vuông đất khô ráo và 4000
rặm vuông đất ướt.
- Sinh vật: sự nóng lên của trái đất lm thay đổi điều kiện sống bình thường
của các sinh vật trên trái đất. Một số loài thích nghi vs điều kiện mới sẽ
thuận lợi pát triển. Trong khi có nhiều loại bị thu hẹp về diện tích or bị tiêu
diệt.
- Sức khỏe: nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại
dịch bệnh lan tràn, sức khỏe của con ng bị suy giảm. Số người chết vì nóng
có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi
lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh ruyền nhiễm.
- Lâm nghiệp: nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra
hơn
- Năng lượng và vận chuyển: nhiệt độ ấm tăng nhu cầu lm lạnh và giảm nhu
cầu lm nóng. Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trg mùa đông hơn, nhưng
vận chuyển đg thủy có thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự
giảm mực nc sông.
- Có thể lm tan băng tuyết ở bắc cực và nam cực, do đó mực nc biển sẽ tăng
cao dẫn đến nạn hông thủy
 Biện pháp giảm thiểu
- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch đồng thời tìm kiếm các nguồn năng
lượng thay thế thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời, năng
lượng gió, thủy triều, địa nhiệt,…
8
- Sử dụng điện cũng như các tài nguyên như nước, rừng, khoáng sản,… tiết
kiệm và hiệu quả.
- Ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng bừa bãi cũng là một trong những biện
pháp giảm hiệu ứng nhà kính được quan tâm. Bởi đây là phương pháp giúp
kiểm soát được chất gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất (khí CO2).
- Chuyển đổi mô hình chăn nuôi, trồng trọt và thói quen sinh hoạt phù hợp
với điều kiện khí hậu như xây nhà chống bão, trồng và nuôi những loài có
khả năng chịu mặn cao, trồng cây ngắn ngày,…
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng. Đây là biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính ở Việt
Nam chưa thực sự được chú trọng do điều kiện về kinh tế, tài chính. Với
biện pháp này, cần xây dựng những loại nhà thân thiện, nâng cấp đường sá
để giảm các khí gây hiệu ứng nhà kính.
- Kế hoạch hóa gia đình là biện pháp giúp giảm nhu cầu tiêu thụ về thực
phẩm, quần áo, từ đó cũng có thể giảm các khí gây hiệu ứng nhà kính hiệu
quả.
- Làm việc gần nhà và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng cũng
là biện pháp được đưa ra để khắc phục hậu quả của hiệu ứng nhà kính.
- Đầu tư công nghệ, nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ khoa học trong
việc ứng phó với những hậu quả của hiệu ứng nhà kính.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm giúp mỗi người dân hiểu được hiệu
ứng nhà kính là gì, nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính cũng như có ý thức
hành động nhằm giảm thiểu và khắc phục hậu quả của hiệu ứng nhà kính.

6. Trình bày về hiện tượng suy giảm tầng ozon (hiện tượng, nguyên nhân,
tác hại và các biện pháp giảm thiểu).
 Hiện tượng:
Sự suy giảm tầng ozon là hiện tượng giảm lượng ozon trong tầng bình lưu. Từ
năm 1979 cho đến năm 1990 lượng ozon trong tầng bình lưu đã suy giảm vào
khoảng 5%. Vì lớp ozon ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không cho
xuyên qua bầu khí quyển Trái Đất, sự suy giảm ozon đang được quan sát thấy
và các dự đoán suy giảm trong tương lai đã trở thành một mối quan tâm toàn
cầu, dẫn đến việc công nhận Nghị định thư Montreal hạn chế và cuối cùng chấm
dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất cacbon của clo và flo (CFC
– chlorofluorocacbons) cũng như các chất hóa học gây suy giảm tầng ozon khác
như cacbon tetraclorua, các hợp chất của brom (halon) và metylclorofom.
 Nguyên nhân
- Nguyên nhân đầu tiên là liên quan đến việc sản xuất tủ lạnh trên thế giới.
Dung dịch freon có trg hệ thống dẫn khép kín của tủ lạnh có thể bay hơi
thành thể khí, chất này bay thẳng lên tầng ozon trong khí quyển, pá vỡ kết
cấu tầng này và giảm nồng độ khí ozon
- Đến thập kỷ 90 thì xuất hiện 1 nguyên nhân nữa chính là chất thải công
nghiệp, đặc biệt là NO, CO2,... Những loại khí thải này bền bỉ, dai dẳng
bay vào bầu khí quyển và tiếp tục lm công việc phá hoại tầng ozon. Hiện
9
nay khi nền công nghiệp ngày càng pát triển thì ảnh hưởng của các khí này
đến bầu khí quyển ngày càng tồi tệ
- Việc xả khói bụi và các chất hóa hc từ những pương tiện giao thông hay
những khu công nghiệp hóa chất vào kk cũng gây ảnh hưởng k hề nhỏ đến
tầng ozon
 Tác hại
- Tác động đến con người: Sự suy giảm tầng ozon chính là nguyên nhân gây
ra ung thư da, hình thành khối u ác tính. Bên cạnh đó nếu tiếp xúc với tia
UV sẽ ảnh hưởng xấu, gây các bệnh về mắt
- Làm hủy hoại các sinh vật nhỏ: Thủng tầng o zon sẽ làm mất cân bằng hệ
sinh thái động thực vật biển. Tia UV tăng lên thì sẽ có ảnh hưởng nghiêm
trọng đến quá trình sinh trưởng của các loài tôm, cua, cá,… Làm giảm khả
năng sinh sản của chúng.

- Đối với thực vật, chúng ta sẽ thấy sự thiệt hại của thảm thực vật qua các
yếu tố như quá trình phát triển, thành phần dinh dưỡng,… Khả năng phát
triển của chúng cũng bị suy giảm do hiện tượng này

- Làm giảm chất lượng không khí: Tầng o zon suy giảm kéo theo lượng rất
lớn bức xạ tử ngoại UV-B đến mặt đất, xác phản ứng hóa học từ đó cũng
tăng lên và sẽ dẫn đến ô nhiễm khí quyển.
- Tác động tới vật liệu: bức xạ của tia tử ngoại sẽ lm giảm nhanh tuổi thọ của
các vật liệu, lm mất độ bền chắc. Ngoài ra nó còn đóng góp vào việc tăng
cường hiệu ứng nhà kính
 Biện pháp giảm thiếu

- Hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, sử dụng các loại khí gây thủng tầng
Ozon trong các thiết bị, hoạt động sản xuất
- Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hóa học
- Hạn chế sử dụng xe cá nhân
- Sử dụng các sản phẩm sạch thân thiện môi trường
- Xử lý nghiêm các khu công nghiệp, các nhà máy thải khí độc hại ra môi
trường
- Giáo dục và tuyên truyền cho mọi người để ngăn chặn những hành động
xấu làm thủng tầng ozon.

7. Trình bày về hiện tượng mưa axit (hiện tượng, nguyên nhân, tác hại và
biện pháp giảm thiểu)
 Hiện tượng:
- Theo đó, mưa axit là một hiện tượng xảy ra khi ô nhiễm môi trường không
khí xảy ra. Theo đó, mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ pH dưới 5.6.
Ngoài ra, trong nước mưa còn chứa nitơ và lưu huỳnh. Hai thành phần này

10
được tạo ra trong quá trình sử dụng nguyên liệu như than đá, dầu mỏ làm
chất đốt.
- Mưa axit có 2 loại trạng thái ướt và khô. Trạng thái ướt (lắng đọng ướt) là
khi mưa axit của chứa nước. Ngược lại, mưa axit tạo thành bụi, khí, tuyết,
sương mù là trạng thái khô (lắng đọng khô).
 Nguyên nhân
- Nguyên nhân gây mưa axit có rất nhiều. Mưa axit có thể hình thành do sự
phun trào của núi lửa, khói từ các đám cháy…Tuy nhiên, nguyên nhân trực
tiếp nhất đến từ con người.
- Cụ thể, con người dùng than đá, dầu mỏ là chất đốt. Trong quá trình đốt thì
2 nguyên liệu thiên nhiên này sinh ra một lượng lớn nhiệt và khí thải đó là
lưu huỳnh và khí nitơ. Khi 2 loại chất hoá học này được thải vào không khí
tạo thành phản ứng hoá học, tạo ra axit sunfuric (H2SO4) và axit
nitric(HNO3).
- Hai chất này sẽ lưu lại trên các đám mây. Khi trời mưa, H 2SO4 và HNO3 sẽ
hoà tan với nước mưa và làm độ pH trong nước mưa bị giảm. Khi độ pH bị
giảm xuống dưới 5.6 thì sẽ tạo nên mưa axit. Do độ pH lớn nên có thể hoà
tan các loại bụi kim loại, ôxit chì… khiến nước mưa trở nên độc hại không
chỉ đối với con người mà còn đối với vật nuôi, cây cối.
 Tác hại
- Mưa axit sẽ làm tăng độ chua trong đất khiến đất bị suy thoái, cây cối kém
phát triển. Không những vậy, khi gặp mưa axit, lá cây sẽ bị “cháy”, mầm bị
chết khô, khả năng quang hợp giảm…
- Mưa axit sẽ làm giảm độ pH trong ao hồ. Điều này khiến các sinh vật sinh
sống trong ao hồ suy yếu, thậm chí là chết. Dần dần, ao hồ này sẽ thành
“thuỷ vực chết”.
- Các bức tượng đá cũng không tránh khỏi nguy cơ “diệt vong”. Nếu đá làm
từ đá vôi, đá cẩm thạch chứa canxi cacbonat thì chắc chắn các bức tượng
này sẽ bị phá huỷ.
- Mưa axit còn phản ứng hoá học với các vật liệu kim loại như sắt, đồng,
kẽm…khiến chúng bị giảm tuổi thọ.
- Ngoài việc ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên, mưa axit còn tác động
không nhỏ đến con người. Theo đó, con người có thể mắc các bệnh về
đường hô hấp như ho gà, hen suyễn; hoặc các bệnh khác như nhức đầu, đau
họng, đau mắt… Đặc biệt, mưa axit còn khiến cơ thể con người gián tiếp
hấp thụ và tích tụ kim loại trong cơ thể khi sử dụng các thực phẩm bị nhiễm
kim loại. Bên cạnh đó, mưa axit còn khiến hạn chế tầm nhìn.
 Biện páp giảm thiểu
- Lắp thiết bị khử sunphua tại các nhà máy nhiệt điện.

11
- Kiểm soát lượng khí thải từ các phương tiện giao thông. Cụ thể là làm giảm
lượng oxit nitơ hoặc cải tiến động cơ chuẩn Euro trong các phương tiện
giao thông
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy định hạn chế phát tán SOx và NOx vào bầu khí
quyển.
- Nâng cao chất lượng nguyên liệu đốt. Theo đó, tìm biện pháp loại bỏ lưu
huỳnh và nitơ có trong than đá và dầu mỏ.
- Sử dụng năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường và hydro thay cho
các nguyên liệu truyền thống.

8. Trình bày khái niệm và nội dung phát triển bền vững (kinh tế, xã hội,
môi trường)
 Khái niệm:
- Trong báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" do Hội đồng Thế giới về Môi
trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, phát triển bền vững được định
nghĩa như sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu
cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các
thế hệ mai sau”
- Phát triển kinh tế: Chú trọng vào tăng trưởng kinh tế.
- Phát triển xã hội: Chú trọng vào việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xoá
đói giảm nghèo và giải quyết việc làm.
- Bảo vệ môi trường: Chú trọng vào công tác xử lý, khắc phục ô nhiễm. Phục
hồi và cải thiện chất lượng môi trường, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên.
 Nội dung phát triển bền vững
- Về kinh tế:
+ Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác qua việc thay đổi
công nghệ, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và thay đổi lối sống.
+ Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến ĐDSH và Môi trường
+ Bình đẳng cùng thế hệ trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch
vụ y tế và giáo dục.
+ Xoá đói, giảm nghèo tuyệt đối
+ Công nghệ sạch và sinh thái hoá công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải.
Tái tạo năng lượng đã sử dụng)
- Về xã hội – nhân văn
+ Ổn định dân số

12
+ Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị
+ Giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hoá
+ Nâng cao học vấn, xoá mù chữ
+ Bảo vệ đa dạng văn hoá
+ Bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích
+ Tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định
- Về môi trường
+ Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo
+ Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái
+ Bảo vệ đa dạng sinh học
+ Bảo vệ tầng ôzôn
+ Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính
+ Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm
+ Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, khí, đất, lương thực thực
phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm.
9. Trình bày các tác động môi trường và biện pháp giảm thiểu tại các cơ
sở chế tạo và sửa chữa ô tô.
 Các tác động môi trường:
- Ô nhiễm môi trường không khí: chủ yếu bị ô nhiễm bởi bụi và các khí độc ở
khâu hàn điện, hàn hơi, đúc nhiệt luyện, thử động cơ….Các tác nhân gây ô
nhiễm chủ yếu là khói hàn, hơi dầu mỡ, hơi axit.
- Ô nhiễm nhiệt: Các nhà máy khi thiết bị máy móc hoạt động, luyện kim,
nhiệt luện, để làm mát người ta sử dụng nước làm mát. Ô nhiễm nhiệt thừa chủ
yếu phát sinh từ lò hơi khu gia công nhiệt. Gây ra nhiều biến đổi môi trường
sống ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc các công nhân trong máy và vùng xung
quanh.
- Ô nhiễm tiếng ồn: Trong xưởng luyện kim, chế tạo chi tiết sử dụng phương
pháp gia công áp lực, gia công cơ khí,… các loại tiếng ồn sinh ra từ các công
đoạn này gồm tiếng ồn va chạm và tiếng ồn cơ khí. Các quá trình chấn động,
chuyển động va chạm máy móc thiết bị.
- Ô nhiễm môi trường đất: Trong quá trình nhiệt luyện và luyện kim, lượng
lớn xỉ, chất thải rắn, chất thải hoá học chưa xử lý chôn các hố gây nhiễm độc
đất, thay đổi tính chất đất, thoái hoá đất.
- Ô nhiễm môi trường nước:

13
+ Nước thải sản xuất: Phát sinh trong quá trình rửa xe và vệ sinh xưởng. Lượng
nước ít, chứa thành phần ô nhiễm: Dấu mỡ, chất tẩy, đất cát.
+ Nước thải sinh hoạt: Phát sinh quá trình sinh hoạt cán bộ CNV, có thể phát
tán vi trùng gây bệnh.
+ Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn qua khu vực Xưởng cuốn theo đất
cát, rác, chất rơi vãi trên sàn xuống nước, Không quản lí tốt có thể gây ô nhiễm
 Các biện pháp giảm thiểu.
- Gỉam thiểu nước thải:
+ Nước mưa chảy tràn: so với nước thải, nước mưa được quy ước là nước
sạch và được phép xả thẳng vào hệ thống cống chung của thành phố.
+ Nước thải sản xuất: Nước thải của công nhân sinh hoạt làm việc, phát sinh
từ quá trình rửa xe, vệ sinh được dẫn vào hố ga lắng lọc để giảm bớt cặn lơ lửng
trước khi thoát ra cống chung.
- Giarm thiểu khí thải:
+ Thiết kế nhà xưởng cao giáo, độ thông thoáng tự nhiên tốt, hệ thống gió
cưỡng bức của xưởng gồm các quạt trục đặt trực tiếp lên mái nhà, trang bị quạt
đứng công suất lớn để giảm nồng độ khí độc.
+Bố trí điều hoà thông gió và điều hoà nhiệt độ thích hợp tất cả các khu vực.
- Giarm thiểu chất thải rắn:
+ Chất thải sinh hoạt: thu gom các rác thải, thường xuyên vệ sinh nhà xưởng,
thu gom tạp chất phụ rơi vãi.
+ Chất thải nguy hại như: dầu nhớt, dầu thải được thu gom chứa trong các
thùng phi đặt ở cuối xưởng. Pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang, que thải hàn,
… cần được thu trong thùng có nắp đậy.
- Giarm thiểu ồn, độ rung:
+ Bố trí các bộ phận gây ồn xa nhau, tưởng cách âm giữa các bộ phận,…

14

You might also like