You are on page 1of 25

Chương 1: Khái niệm cơ bản của môi trường và tài nguyên

Câu 1: Phân tích tác động của con người đến môi trường?
*Khai thác tài nguyên:
+Nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên xảy ra ở nhiều nơi trên trái đất
ảnh hưởng đến đời sống của thế hệ mai sau
+Quá trình khai thác tài nguyên là quá trình gây ô nhiễm môi trường và
làm đảo lộn nhiều hệ sinh thái trên trái đất gây nguy cơ mất cân bằng sinh thái
Ví dụ: Khai thác tài nguyên rừng
- Làm mất nguồn cung cấp O2 và bộ lọc môi trường không khí
- Làm mất màu xanh của môi trường và làm tăng nhiệt độ không khí
- Mất môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã
- Tăng cường xói mòn đất, bão lụt.
*Sử dụng hóa chất :
+Nông nghiệp: phân bón hóa học, thuốc bảo vệ động vật,…
+Chiến tranh: bom hạt nhân, bom hóa học,…
+Công nghiệp: sử dụng nhiều loại hóa chất ảnh hưởng tới môi trường sống
*Sử dụng nhiên liệu:
- Làm nóng bầu khí quyển của trái đất
- Làm biến đổi môi trường sống theo hướng không có lợi, thiên tai xảy ra
nhiều hơn.
*Đô thị hóa :
- Là quá trình lấn chiếm đất nông nghiệp, đất rừng để xây dựng các công
trình nhà cửa, đó là những bề mặt bằng bê tông xi măng chịu ảnh hưởng của
bức xạ mặt trời rất lớn.
- Xuất hiện nhiều nhà máy với các ống khói cao chọc trời, nhiều mạng
lưới giao thông chằng chịt gây ô nhiễm bụi, ồn, khói thải làm suy giảm môi
trường sống.
*Công nghệ nhân tạo
Phát triển KHCN => khai tác TNTN :
-Ứng dụng KHCN vào trồng trọt, chăn nuôi => phá hủy cấu trúc chu trình vật
chất
1
-Giống mới, biến đổi gen => thay đổi HST, SV ngoại lai,…
-Xả thải freon (1tr tấn/năm) từ công nghệ điện lạnh => thủng tầng ozon
Câu 2: Thế nào là môi trường? Trình bày cấu trúc của môi trường.
-Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết
với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và
phát triển của con người và thiên nhiên
-Cấu trúc của môi trường:
+Thạch quyển(môi trường đất):
 Lớp vỏ trái đất:dày 60-70km(lục địa) và 2-8 km (đáy đại dương)
 Tương đối ổn định về mặt trạng thái
 Thành phần ảnh hưởng cơ bản đến sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sinh
vật sống trên bề mặt trái đất.
+Thủy quyển (môi trường nước):
 Là toàn bộ lượng nước có trên trái đất (đại dương, sông, hồ, suối, nước ngầm,
băng tuyết, hơi nước trong đất và trong không khí).
 Rất quan trọng đối với sự sống con người, giúp ổn định và điều hòa các
yếu tố về khí hậu.
+Khí quyển(môi trường không khí)
 là lớp không khí bao quanh trái đất
 Đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự sống và quyết định
tính chất khí hậu, thời tiết trên trái đất.
+Sinh quyển(môi trường sinh học):
 Bao gồm các cơ thể sống, thạch quyển, thủy quyển và khí quyển tạo nên môi
trường sống của sinh vật.
 Gồm các thành phần hữu sinh và vô sinh có quan hệ chặt chẽ, tương tác phức
tạp với nhau.
 Chứa thông tin sinh học giúp duy trì cấu trúc, cơ chế tồn tại và phát triển của
các vật sống
Câu 3: Trình bày chức năng của môi trường.
-Môi trường là không gian sống của con người.
-Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên.
-Môi trường là nơi chứa đựng phế thải
-Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

2
Câu 4: Khái niệm và phân loại tài nguyên.
-Khái niệm: Tài nguyên là tất cả những gì có trong thiên nhiên và trong xã hội có
thể phục vụ cuộc sống, sản xuất và các hoạt động khác của con người.
-Phân loại:
*Theo nguồn gốc:
-Tài nguyên thiên nhiên như
+ Tài nguyên vật liệu: đất, đá, quặng...
+ Tài nguyên năng lượng: dầu mỏ, than đá, gió, thủy năng
+ Tài nguyên thông tin: thông tin di truyền sinh học động - thực vật
-Tài nguyên con người: sức lao động chân tay, trí thức, tập quán, tín ngưỡng...
*Trong sử dụng cụ thể: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, tài
nguyên sinh vật, tài nguyên lao động,…
*Theo khả năng tái tạo:
- Tài nguyên tái tạo được: Năng lượng mặt trời, nước, gió, tài nguyên sinh vật.
- Tài nguyên không tái tạo được: Than đá, dầu mỏ,...
*Theo sự tồn tại :
- Tài nguyên dễ mất:
+Tài nguyên dễ mất có thể phục hồi : cây trồng, vật nuôi, nguồn nước bẩn
+ Tài nguyên dễ mất không thể phục hồi : năng lượng hóa thạch, năng lượng
nguyên tử
- Tài nguyên không bị mất: tài nguyên vũ trụ, tài nguyên khí hậu, tài nguyên
nước,…
Câu 5: Vì sao bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách
-Môi trường tự nhiên là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá cung cấp đa dạng cho
các hoạt động sản xuất và trong đời sống hằng ngày của con người như: đất, nước,
không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng ánh sáng, gió… cũng như các sản
phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp và văn hóa, du lịch.
-Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn biến nghiêm trọng dẫn đến nhiều
hệ lụy như biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, mưa axit, mức nước biển dâng, sa
mạc hóa. Theo một số nghiên cứu cho thấy, Trái đất đang nóng hơn 40 oC so với kỷ
băng hà cách đây 13.000 năm.
-Và có thể trong 100 năm trở lại đây, nhiệt độ sẽ tăng từ 0.6 – 0.7 oC và ước tính trong
vòng 100 năm tới nhiệt độ sẽ tăng khoảng 1.4 – 5.8oC
Sự nóng lên của trái đất sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của con
người. Khi nhiệt độ tăng cao sẽ xảy ra hiện tượng băng tan và mực nước biển cũng
dâng theo; số cơn bão diễn ra hằng năm tăng cao; làm phá vỡ tầng ozon…

3
-Bên cạnh đó, một số loài động vật còn có thể mất đi môi trường sống của mình và
nếu chúng không kịp thích ứng với sự thay đổi đột ngột này có thể sẽ bị tuyệt chủng.
-Khi môi trường bị ô nhiễm, cuộc sống của con người cũng sẽ bị đe dọa và ảnh hưởng
nặng nề. Con người có thể sẽ mắc các bệnh như  về phổi, tim mạch, gan, trẻ em có thể
chậm phát triển về tư duy…
=>Vì vậy, việc cấp thiết cần phải làm hiện nay đó là giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các
tác động xấu đến môi trường, bảo vệ môi trường và ứng phó với sự cố môi trường;
khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường, khai thác, sử dụng hợp
lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lanh
Câu 6: Trình bày đặc điểm 1 tài nguyên mà anh chị quan tâm ?

TÀI NGUYÊN RỪNG


* Ý nghĩa: Vai trò quan trọng, cung cấp dược liệu, vật liệu, kho dự trữ nguồn tài
nguyên thông tin, điều hòa khí hậu, tạo ra ôxy, điều tiết dòng chảy, chống xói mòn.
* Tài nguyên rừng của thế giới:
- Ðầu thế kỷ 20 diện tích rừng thế giới là 6 tỷ ha
- Năm 1958: 4,4 tỷ ha
- Năm 1973: 3,8 tỷ ha
- Năm 1995: 2,9 tỷ ha
- Năm 2015: 4,0 tỷ ha
* Tài nguyên rừng của Việt Nam:
- Năm 1943 diện tích rừng 14 triệu ha, tỷ lệ che phủ 43%
- Năm 1976 diện tích rừng 11 triệu ha, tỷ lệ che phủ 34%
- Năm 1995 diện tích rừng 8 triệu ha, tỷ lệ che phủ 28%
- Năm 2018 diện tích rừng 14,5 triệu ha, tỷ lệ che phủ 44%
*Thực trạng:
- Tốc độ mất rừng: + Thế giới 20 triệu ha/năm
+ Việt Nam giai đoạn 1975-1990: 200.000 ha/năm
- Nguyên nhân mất rừng: do khai thác bừa bãi, chặt phá rừng, cháy rừng, chuyển đổi
mục đích sử dụng, các chất độc trong chiến tranh.

4
Chương 2: Hệ Sinh Thái
Câu 1: Trình bày khái niệm và cấu trúc của hệ sinh thái?
-Khái niệm: là một hệ thống bao gồm sinh vật và môi trường với các mối quan hệ và
tương tác, tại đó thường xuyên diễn ra các chu trình tuần hoàn vật chất, dòng năng
lượng và dòng thông tin.
-Cấu trúc:
*Nhóm thành phần vô sinh:
+Các chất vô cơ: C, N, P, CO2, H2O, O2 ... tham gia vào các chu trình tuần hoàn
vật chất.
+Các chất hữu cơ : protein, gluxit, lipit, mùn,...
+Chế độ khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và yếu tố vật lý khác
*Nhóm thành phần hữu sinh:
+Sinh vật sản xuất (SV tự dưỡng): các vi khuẩn có khả năng tổng hợp và cây xanh.
Có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng mặt trời.
+ Sinh vật tiêu thụ (SV dị dưỡng): động vật. Sử dụng chất hữu cơ do SV sản xuất
tổng hợp được.
+Sinh vật hoại sinh (SV phân giải): vi khuẩn, nấm. Phân giải các chất hữu cơ để
sống, giải phóng ra các chất vô cơ cho SV sản xuất
Câu 2: phân loại hệ sinh thái?
-Phân loại:
*Hệ sinh thái trên cạn:
 Hoang mạc: ở miền nhiệt đới và ôn đới, với đặc điểm rất ít mưa và biên độ
nhiệt ngày đêm lớn (lượng mưa < 250 mm/năm)
 Savan (thảo nguyên) (lượng mưa: 350 - 500 mm/năm)
 Rừng lá rộng ôn đới: ở miền ôn đới có lượng mưa vừa phải vớirừng lá rộng,
rụng lá theo mùa (lượng mưa: 700 - 1.200 mm/năm).
 Đài nguyên: ở vùng cực băng tuyết quanh năm, chủ yếu là rêu mọc.
 Rừng mưa nhiệt đới: nhiệt độ trung bình năm 24-30oC, lượng mưa 1.800 -
2.200 mm/năm.
*Hệ sinh thái dưới nước:
 Hệ sinh thái nước mặn: Bao gồm biển và đại dương chiếm
khoảng 3/4 bề mặt trái đất. Thực vật sống ở nước mặn rất nghèo, ngược lại
giới động vật lại rất phong phú.

5
- Theo chiều thẳng đứng có thể phân thành:
+ Hệ sinh thái nền đáy
+ Hệ sinh vật nổi
+ Hệ sinh vật tầng giữa
- Theo chiều ngang có thể phân thành:
+ Hệ sinh thái vùng ven bờ.
+ Hệ sinh thái vùng khơi.
 Hệ sinh thái nước ngọt:
- Các hệ sinh thái nước đứng: đầm lầy, ruộng, ao, hồ,…
- Các hệ sinh thái nước chảy: sông, suối,…
Câu 3: Trình bày các tác động của con người đến hệ sinh thái?
-Tác động đến các yếu tố sinh học : gây ra sự cạnh tranh, làm tăng hoặc giảm số loài
ăn thịt, đem các cá thể mang mầm bệnh
-Tác động đến các yếu tố vô sinh : gây ô nhiễm, làm hỏng các nguồn tài nguyên, làm
đơn giản hóa hệ sinh thái
Câu 4:Trình bày vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
-Vòng tuần hoàn vật chất:
*Phân loại vòng tuần hoàn vật chất:
+ Vòng THVC hoàn toàn: được sử dụng trở lại một cách liên tục theo chu trình
kín. Ví dụ vòng THVC của C, N, O,…
+ Vòng THVC không hoàn toàn: Vòng THVC của P
*Trong 1 vòng tuần hoàn vật chất xảy ra 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn biến đổi vật chất ngoài môi trường: vật chất tồn tại trong đất, nước
và không khí.

+ Giai đoạn biến đổi vật chất trong cơ thể sinh vật: vật chất tồn tại trong mô tế
bào của sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ

6
-Dòng năng lượng trong hệ sinh thái:Khởi đầu là năng lượng mặt trời được cây xanh
hấp thụ một phần (khoảng 1-2%), sau đó chuyển sang sinh vật tiêu thụ và cuối cùng
trả về môi trường dưới dạng nhiệt.
- Năng lượng vào cơ thể đảm bảo cho 2 quá trình:
+ Xây dựng cơ thể
+ Bù đắp năng lượng mất đi do lao động
- Dòng năng lượng xảy ra song song và đồng thời với vòng tuần hoàn vật chất và tuân
theo 2 định luật của nhiệt động học.
+ Định luật bảo toàn năng lượng.
+ Định luật về suy thoái dạng năng lượng.
Câu 5: Vẽ và giải thích sơ đồ tổng hợp vòng tuần hoàn vật chất và
dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

7
Sự suy thoái thể hiện qua các bậc dinh dưỡng, từ SV tiêu thụ bậc 1, SV tiêu thụ bậc 2
và SV tiêu thụ bậc 3. Chúng ta thấy rằng là các dạng năng lượng không bao giờ được
bảo toàn 100% . Từ SV tiêu thụ bậc 1 đến SV tiêu thụ bậc 2 thì một phần năng lượng
đã thoát ra môi trường bên ngoài , nó bị suy thoái giữa các bậc dinh dưỡng và đến SV
tiêu thụ bậc 3 thì quá trình đó lại xảy ra , vì bất cứ một dòng năng lượng từ mức độ
dinh dưỡng này sang mức độ dinh dưỡng khác và nguyên liệu của một cơ thể này thì
nó sẽ biến đổi để xây dựng nguyên liệu cho cơ thể khác , quá trình này tiêu hao năng
lượng . Năng lượng tuân theo định luật Suy thoái dạng năng lượng
Câu 6: Hãy nêu 5 khả năng đặc thù giúp sinh vật thích nghi với môi
trường sống xung quanh. Khả năng nào là quan trọng nhất?
Giải thích vì sao?
-5 Khả năng đặc thù:
 Khả năng trao đổi chất
 Khả năng lớn lên
 Khả năng tái sinh sản
 Khả năng bị kích thích
 Khả năng thích nghi : quan trọng nhất bởi vì sự thay đổi của các điều kiện tự
nhiên , điều kiện ngoại cảnh thì bất cứ loài sinh vật nào tồn tại , duy trì và phát
triển là nhờ sự thay đổi bản thân cho phù hợp với điều kiện môi trường
Ví dụ : Thực vật ở sa mạc lá phải tiêu biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước

8
Chương 3: Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí
Câu 1:Phân tích các nguồn gây ô nhiễm MT không khí do tự nhiên và ảnh hưởng
của nó đến môi trường.
-Đất cát sa mạc, đất trồng bị mưa gió bào mòn và thổi tung thành bụi.
- Các núi lửa phun ra bụi nham thạch cùng với nhiều hơi khí từ lòng đất thoát ra.
- Phát tán phấn hoa gây ra những bệnh dị ứng cho con người
-Phát tán bụi vi sinh vật cũng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người
-Quá trình phân hủy tự nhiên các chất hữu cơ, xác chết động thực vật
=>Tổng lượng tác nhân ô nhiễm không khí có nguồn gốc tự nhiên thường rất lớn,
nhưng nó thường phân bố đều trong không gian rộng nên nồng độ của nó không cao
lắm, vả lại con người sống ở đâu thì đã thích nghi với môi trường tự nhiên ở đó, nên
sự ảnh hưởng của chúng đối với cuộc sống của con người là không lớn lắm
Câu 2:Phân tích các nguồn gây ONMT không khí do con người và ảnh hưởng
của nó
đến môi trường.
-Nguồn thải do sinh hoạt:
+Đun nấu, lò sưởi: Dùng than, củi, dầu, khí đốt... gây tiêu thụ O2, thoát ra khói bụi,
khí ô nhiễm CO, CO2. Chất ô nhiễm tập trung trong không gian nhỏ nên nồng độ chất
ô nhiễm khá cao ảnh hưởng đến con người sinh hoạt trong đó.
+Hút thuốc lá: khói thuốc lá là nguyên nhân của bệnh tật và tử vong.
- Rác thải: thức ăn, hoa quả thừa là môi trường thuận lợi cho các côn trùng, vi sinh
vật phát triển, khi phân hủy phát sinh nhiều mùi hôi và các khí ô nhiễm như: CH4,
CO2, H2S, NH3,...
-Nguồn thải do giao thông vận tải:
+Các phương tiện cơ giới sử dụng nhiên liệu là xăng, dầu phát sinh ra nhiều khí ô
nhiễm như CO, CO2, NO, HC khi lưu thông tung bụi, đất cát từ mặt đường vào không
khí
+Sự ô nhiễm do giao thông vận tải phụ thuộc vào chất lượng xe, mật độ xe, cách thức
quy hoạch và vệ sinh đường phố.
-Nguồn thải do sản xuất công nghiệp: gây ô nhiễm bởi 2 quá trình:
+ Quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch để lấy nhiệt.
+ Quá trình bốc hơi, rò rỉ, thất thoát chất độc trên dây chuyền sản xuất.

9
 Nhà máy nhiệt điện: dùng than, dầu, … sinh nhiều bụi, SO2, CO2,… Có ống
khói cao từ 80-250m tạo điều kiện cho chất ô nhiễm phát tán trong không gian
rộng
 Nhà máy hóa chất và phân bón :phát sinh ra nhiều hơi chất độc và bụi, ít có
ống khói cao chủ yếu thải chất ô nhiễm qua cửa sổ, cửa mái, cửa ra vào nên
gây ô nhiễm cho những khu vực lân cận.
 Nhà máy luyện kim: Bụi với các kích cỡ khác nhau và khí độc COx, NOx,
SO2, H2S, HF,…
 Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng: Bụi, các khí CO,NOx, SO2, …
Câu 3:Trình bày nguyên nhân hình thành, ảnh hưởng và biện pháp khắc phục
hiện tượng Hiệu ứng nhà kính.
-Nguyên nhân:
+Do việc đốt nhiên liệu hóa thạch và sự hô hấp của con người và động vật đã thải vào
khí quyển một lượng lớn CO2 ngoài ra lượng CO2 còn được bổ sung do núi lửa
+Do trong khí quyển có chứa nhiều CO2: 55%, CH4: 15%, N2O: 6%, CFC: 20% và
O3: 4%.
+Do bức xạ mặt trời có bước sóng ngắn dễ dàng đi qua lớp không khí chứa hỗn hợp
các khí trên để xuống với TĐ
-Ảnh hưởng:
+ Làm tan băng ở cực Bắc, nâng cao mực nước biển, làm trũng ngập các vùng đất liền
ven bờ.
+ Nhiệt độ tăng làm tăng các trận mưa, bão, lụt, úng ngập gây rât nhiều thiệt hại cho
con người.
+ Tác động làm thay đổi điều kiện sinh trưởng tự nhiên của rừng, các loài động vật và
cây trồng.
+ Nhiều bệnh tật xuất hiện khi thời tiết biến đổi: dịch tả, cúm, viên cuống phổi, nhức
đầu..
-Biện pháp khắc phuc:
+Trồng nhiều cây xanh, không phá rừng bừa bãi.
+Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.
+Tắt nguồn điện khi không sử dụng.
+Sử dụng các nguồn năng lượng sạch.
+Cải tạo nâng cấp hạ tầng.
+Nên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
+Tái sử dụng và tái chế
+Tuyên truyền và nâng cao ý thức về hiệu ứng nhà kính
Câu 4:Trình bày nguyên nhân hình thành, ảnh hưởng và biện pháp khắc phục
hiện tượng Khói quang hóa.

10
-Nguyên nhân: Trong giao thông và công nghiệp thường xuất hiện nhiều khí NO2, nó
sẽ phản ứng với các nhiên liệu không cháy hết, dưới tác dụng của Mặt Trời sẽ tạo ra
các chất ô nhiễm thứ cấp gọi là “khói quang hóa”.

Theo phản ứng dây chuyền như vậy sẽ hình thành ra một loạt các chất mới, sản phẩm
cuối cùng: NO2 lại sinh ra, NO mất đi, O3 được tích lũy, andehit, fomandehit,... xuất
hiện. Tất cả các chất đó tập hợp lại tạo thành khói quang hóa.
-Ảnh hưởng:
+ Con người : làm cay và đau nhức mắt, gây ho, đau đầu, mệt mỏi, xuất huyết
phổi, phù nề, khô cổ họng, làm hẹp đường thở và lão hóa màng phổi
+ Thực vật : làm lá cây chuyển từ xanh sang đỏ, làm lá rụng hàng loạt, cây bị
khô và chết
+ gây nhiều bệnh tật cho gia súc, gia cầm
+ các mặt hàng cao su bị lão hóa rất nhanh
+ các công trình kiến trúc nhanh chóng bị phá hủy
-Khắc phục: Kiểm soát NOx:
+ Phương pháp khử không xúc tác có chọn lọc: pháp này urê được phun vào
ống khí ở nhiệt độ 1600-21000F với sự có mặt của O2, urê phân huỷ, tạo ra NH2. Sau
đó xảy ra phản ứng:NH2 + NO -> N2 + H2O.Phản ứng này làm giảm sự phát thải NO.
+Phương pháp khử sử dụng xúc tác có chọn lọc
+Phương pháp khử bằng xúc tác
+ Phương pháp đốt cháy hoàn toàn: quá trình làm giảm sự phát thải NOx từ khí
thải công nghiệp
+ Các khối bê tông làm sạch không khí.
Câu 5:Trình bày nguyên nhân hình thành, ảnh hưởng và biện pháp khắc phục
hiện tượng mưa axit.
-Nguyên nhân: Mưa axit là mưa mà trong nước mưa có chứa nhiều axit do không khí
bị ô nhiễm gây ra. S và N + O2 trong không khí khi cháy  SO2 và NO2. SO2 và
NO2 dễ hòa tan trong nước  H2SO4 và HNO3 trong không khí.Khi gặp lạnh các
hơi H2SO4 và HNO3 tạo thành mưa và rơi xuống đất.
-Ảnh hưởng: Làm tăng tính axit của đất, hủy diệt rừng và mùa màng, gây nguy hại
cho con người và động vật, hủy diệt sự sống của hệ thủy sinh, làm han gỉ nhà cửa, hư
hỏng công trình.
-Khắc phục:

11
+Cắt giảm lượng khí thải SO2 ( giải pháp toàn cầu)
+ hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch
+ dùng phương tiện giao thông công cộng
Câu 6:Trình bày nguyên nhân hình thành, ảnh hưởng và biện pháp khắc phục
hiện tượng Lỗ thủng tầng ô zôn.
-Nguyên nhân: Trong công nghệ lạnh có sử dụng chất làm lạnh CFC, là hợp chất có
chứa Clo. Khi thoát ra môi trường sẽ khuếch tán lên đến Tầng Bình lưu và bị tấn công
bởi các tia cực tím của Mặt trời sẽ giải phóng ra nguyên tử Clo. Mỗi nguyên tử Clo sẽ
phản ứng với 100.000 phân tử ôzôn gây thủng tầng ôzôn
-Ảnh hưởng:Gây các bệnh ung thư da, mắt cho người. Động vật, thực vật bị mất dần
hệ miễn dịch
-Biện pháp khắc phục : không sản xuất, không sử dụng các thiết bị làm lạnh có chứa
CFC
Cl + O3  ClO + O2
ClO + O3  Cl + 2O2
Câu 7:Trình bày các giải pháp kiểm soát ô nhiễm MTKK.
-Giải pháp qui hoạch:
+ Nghiên cứu các điều kiện khí tượng, địa hình, thủy văn để bố trí công trình cho
hợp lý.
Ví dụ: khu công nghiệp, nhà máy sản xuất đặt ở cuối hướng gió chủ đạo so với khu
dân cư.
+Phải tính đến sự phát triển của đô thị trong tương lai nhằm tránh hiện tượng khu
công nghiệp, nhà máy lọt vào trung tâm đô thị trong mai sau.
-Giải pháp cách li vệ sinh:
+Phải có khoảng cách phù hợp giữa các công trích để đảm bảo sự thông thoáng,
bởi vì ô nhiễm càng giảm khi khoảng cách càng xa.
Ví dụ:Trường học phải xa bến xe, ga tàu, chợ búa. Bệnh viện phải xa các nhà máy hóa
chất.
+Tính toán bề rộng dãi cách li sao cho nồng độ độc hại ở khu dân cư không vượt
quá giới hạn cho phép.
-Giải pháp sinh học
- Cây xanh có tác dụng điều hòa khí hậu, che nắng, thu giữ bụi, lọc sạch không khí,
che chắn giảm bớt tiếng ồn, làm tăng vẻ đẹp và gây cảm giác thoải mái êm dịu cho
con người. Nơi có nhiều cây xanh, nhiệt độ không khí thấp hơn những chỗ trống trãi
2-3*C, nhiệt độ mặt sân cỏ thường nhỏ hơn mặt đất khô 3-6*C.
- Dùng cây xanh làm chỉ thị sinh học để đánh giá chất lượng môi trường (nhìn vào
màu sắc của lá cây để nhận biết mức độ ô nhiễm môi trường không khí).
-Giải pháp công nghệ kỹ thuật:
+Tu bổ, sửa chữa, cải tiến thiết bị, máy móc lạc hậu nhằm giảm bớt sự phát thải chất
ô nhiễm ra môi trường.

12
+Thay thế các nhiên liệu đốt: than, củi, dầu, khí đốt... gay nhiều ô nhiễm bằng các
dạng năng lượng ít ô nhiễm hơn như năng lượng mặt trời, gió, dòng chảy...
+Sử dụng các khí thải để tái sản xuất, dần tiến tới công nghệ sản xuất không có chất
thải, tức là phế thải của nhà máy này là nguyên liệu cho nhà máy kia
+Thay thế chất độc hại dùng trong sản xuất bằng chất không độc hại hoặc ít độc hại
hơn.
+Sử dụng các máy móc thiết bị với công nghệ tiên tiến, hiện đại ít phát sinh ra chất
ô nhiễm
-Giải pháp xử lí chất thải ngay tại nguồn:
 Các biện pháp xử lí bụi
+Sử dụng lưới lọc bụi
+Buồng lắng bụi
+Cyclon tách bụi
+Lọc bụi kiểu ướt
+Túi lọc bụi
 Các biện pháp xử lí khí
+Phương pháp hấp thụ
+Phương pháp hấp phụ(hút bám)
+Phương pháp thiêu đốt
Câu8:Trình bày nguyên nhân hình thành.Ảnh hưởng của khí COx đến môi
trường và sức khỏe con người.Nêu các biện pháp khắc phục.
-Nguồn gốc : quá trình đốt cháy nhiên liệu có chứa cacbon và do sự hô hấp của động
vật
CO
+Tác hại
 Thực vật : xoắn lá, khô héo mầm non, giảm khả năng sinh trưởng
 Con người : gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chân tay mềm nhũn, mặt
xanh tím. Nồng độ cao có thể dẫn đến hôn mê, tử vong
CO2 : ngoài hoạt động của con người, núi lửa còn phát sinh 1 lượng CO2 rất lớn,
khoảng ½ được thực vật và nước biển hấp thụ
+ Ảnh hưởng
 Tích cực : có lợi cho thực vật trong quá trình quang hợp tạo độ phì nhiêu
của cây cối
 Tiêu cực : nồng độ CO2 quá lớn sẽ xảy ra hiện tượng Hiệu ứng nhà kính
+ Biện pháp : Trồng nhiều cây xanh, cần nâng cao ý thức tiết kiệm điện, sử dụng
phương tiện di chuyển bảo vệ môi trường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ môi
trường

13
Câu 9:Trình bày nguyên nhân hình thành.Ảnh hưởng của khí NOx đến môi
trường và sức khỏe con người.Nêu các biện pháp khắc phục.
-Nguyên nhân: xuất hiện nhiều trong giao thông và công nghiệp. Trong không khí nito
và oxy có thể tương tác với nhau khi có nguồn nhiệt cao > 11000C và làm lạnh nhanh.
N2 + xO2  2NOx ( t>= 1100*C, làm lạnh nhanh )
- Tác hại
+NO2 và NO là nguyên nhân gây mưa axit, hiện tượng khói quang hóa.
+NOx làm phai màu thuốc nhuộm vải, làm cứng vải tơ, ni long và gây han rỉ kim
loại.
+NO2 : đối với con người có thể gây bệnh phổi, tim gan,... tùy theo mức độ tiếp xúc
-Khắc phục: Hạn chế tối đa các nguồn nhiệt cao trong môi trường sống
Câu 10:Trình bày nguyên nhân hình thành.Ảnh hưởng của khí SO2 đến môi
trường và sức khỏe con người.Nêu các biện pháp khắc phục.
-Nguyên nhân: quá trình đốt cháy nhiên liệu có chứa lưu huỳnh, đặc biệt là trong công
nghiệp có nhiều lò luyện gang, lò rèn, lò gia công nóng.
-Ảnh hưởng
 Đối với thực vật : làm vàng lá, rụng lá, teo hạt, giảm năng suất cây trồng
 Đối với con người : + Nồng độ thấp gây kích thích hô hấp
+ Nồng độ cao gây các bệnh về hô hấp và gây tử vong
 Là tác nhân gây ra mưa axit ăn mòn các công trình, làm rạn nứt, giảm tuổi thọ
công trình
- Khắc phục
 Khử lưu huỳnh từ than đá
 Khử lưu huỳnh từ dầu khí
Câu 11:Trình bày nguyên nhân hình thành. Ảnh hưởng của khí NH3, H2S đến
môi trường và sức khỏe con người. Nêu các biện pháp khắc phục.
NH3
-Nguồn gốc : sinh ra từ các thiết bị lạnh, các nhà máy phân đạm, sản xuất axit nitric và
do sự bài tiết của con người và ĐV
-Tác hại :
 Đối với thực vật : làm cây lá bị trắng, giảm rễ, thân cây bị lùn, giảm sản lượng
và gây bệnh chết vàng cho cây
 Đối với con người : làm viêm da và đường hô hấp ; gây đau mắt, gây mùi khó
chịu
-Khắc phục
H2S
-Nguồn gốc : do quá trình phân hủy các chất hữu cơ, xác chết động thực vật. Xuất
hiện nhiều ở các bãi rác, khu vệ sinh, hầm khai thác than

14
-Tác hại :
 Thực vật : có hiện tượng rụng lá, thối hoa quả, giảm năng suất cây trồng
 Con người : gây nhức đầu, buồn nôn, sổ mũi, nếu tiếp xúc lâu sẽ làm mất khả
năng nhận biết của khứu giác, nồng độ cao có thể gây tử vong
Câu 12:Bầu khí quyển hiện nay đang nóng dần lên. Tại sao? Cần làm gì để khắc
phục các hiện tượng này.
Nguyên nhân:
 Quá trình công nghiệp hóa : hàng loạt các nhà máy phun khí thải, chất thải trực
tiếp ra môi trường . Khói bụi của hàng tỷ xe cộ dùng nguyên liệu xăng dầu,
những chất thải này phần lớn là CO2 , làm tăng nhiệt độ của bầu khí quyển
 Hiệu ứng nhà kính : Làm thủng tầng ozon, tầng này có tác dụng ngăn cản tia
cực tím chiếu xuống Trái đất, những vùng bị mất tầng ozon đất đai bị sa mạc
hóa và không còn tác dụng giảm nhiệt độ ban ngày để tăng nhiệt độ ban đêm,
thành ra ban ngày rất nóng và ban đêm rất lạnh
 Rừng bị tàn phá : Không đủ cây xanh để phân giải lượng CO2 do quá trình
CNH diễn ra. Mất lớp phủ xanh thực vật nên ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp
xuống mặt đất, hình thành những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa
mưa không có rừng giữ nước nên xảy ra lũ lụt, tới mùa khô thì hết nước nên
xảy ra hạn hán.
Khắc phục:
-Cắt giảm khí nhà kính
-Tăng cường di chuyển bằng phương tiện không khí thải như đi bộ, xe đạp,..., giữ gìn
vệ sinh môi trường sống
-Không chặt cây, cấm phá rừng, trồng nhiều cây xanh
-Hoàn thiện công nghệ sản xuất, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ sản
xuất kín, giảm các khâu sản xuất thủ công, áp dụng cơ giới hóa và tự động hóa trong
dây chuyền sản xuất.
-Sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường như năng lượng MT, gió,..

15
Chương 4: Ô Nhiễm Môi Trường Nước
Câu 1:Trình bày các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nguồn nước?
- Các chỉ tiêu vật lý: nhiệt độ, độ đục, độ trong, độ màu, mùi, vị... đánh giá mặc định
độ nhiễm bẩn nước.
- Các chỉ tiêu hóa học:
+Hàm lượng cặn lơ lừng và hàm lượng cặn khô
+Các chỉ tiêu hàm lượng chất hữu cơ ( chỉ tiêu BOD)
+Chỉ tiêu oxy hòa tan
+Các chỉ tiêu nitơ
+Các chỉ tiêu tổng lượng muối
+Các chỉ tiêu dầu mỡ, hàm lượng các muối kim loại nặng, các chất phóng xạ...
- Các chỉ tiêu sinh học:+Tổng số vi trùng hiếu khí +Tổng số vi trùng kỵ khí +Chỉ
số Coli
Câu 2:Phân tích các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước?
-Nước thải sinh hoạt
+ Nguồn gốc: được tạo ra quá trình sinh hoạt của con người từ các khu dân cư, các
công trình công cộng
+ Lưu lượng: phụ thuộc vào
 Trang thiết bị vệ sinh dùng nước.
 Tiêu chuẩn cấp nước.điều kiện khí hậu,phong tục tập quán.
+ Đặc điểm:
 Chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (BOD cao) các
chất dinh dưỡng N,P,K, chất rắn lơ lửng (SS) là mt thuận lợi cho vi trùng gây
bệnh phát triển.
 Hàm lượng tác nhân ô nhiễm phụ thuộc vào điều kiện sống,và lượng nước sử
dụng,vị trí địa lý.
- Nước thải CN:
+Nguồn gốc: từ các nhà máy,xí nghiệp, xưởng sản xuất, khu CN…
+Lưu lượng: phụ thuộc vào đặc điểm nhà máy, dây chuyền công nghệ bao gồm nước
thải từ quá trình công nghệ, từ quá trình vệ sinh máy móc thiết bị.
+Đặc điểm: chia thành 2 loại
 Nước thải quy ước sạch: làm nguội máy móc, thiết bị, có t0 cao, nồng độ chất
bẩn thấp lưu, lượng lớn chiếm khoảng 80-85% tổng lượng nước cấp cho sản
xuất.
 Nước thải bẩn: từ quá trình sản xuất sản phẩm,thành phần rất đa dạng và phức
tạp chứa các loại cặn lơ lửng, các chất hữu cơ, các chất độc, các chất gây mùi,
các muối khoáng và một số đồng vị phóng xạ
- Hoạt động nông nghiệp:
+ Nguồn gốc: nước từ hệ thống kênh mương tưới tiêu, đồng ruộng, nước thải
từ các chuồng trại chăn nuôi,..
+ Đặc điểm:
 Thành phần khoáng chất trong nước phụ thuộc vào đặc tính đất, chế độ
tưới, cấu tạo hệ thống tưới tiêu,..
16
 Nước chảy tràn do thoát nước từ đồng ruộng cuốn theo chất rắn, thuốc
bảo vệ thực vật, phân bón
-Nước chảy tràn:
+ Nguồn gốc: nước mưa chảy tràn,rửa đường xá,nước từ hệ thống kênh mương
tưới tiêu,đồng ruộng…
+Đặc điểm:
 Nồng độ chất bẩn trong nước mưa phụ thuộc cường độ mưa thời gian,
không gian, độ nhiễm bẩn không khí,điều kiện vệ sinh,độ che phủ.
 Nước chảy tràn do thoát nước từ đồng ruộng cuốn theo chất rắn, thuốc
BVTV, phân bón.
-Hoạt động tàu thuyền:
+Nguồn gốc:
 Hoạt động tàu thuyền trên sông, biển gây ô nhiễm dần do rò rỉ, súc rửa tàu, do
sự cố tai nạn tràn dầu, do nạp và tháo nước dằn tàu.
 Sinh hoạt của con người trên tàu thuyền
+Đặc điểm:
 Nước đáy tàu có BOD, COD chất rắn hòa tan,dầu và các hóa chất ở mức cao.
 Dầu có tác động nguy hiểm đối với môi trường nước, làm thay đổi tính chất
hóa lý của dòng nước, nước có mùi vị, cản trở trao đổi oxi, nhiệt.
 Giống nước thải sinh hoạt ( sinh hoạt của con người trên tàu thuyền )
Câu 3: Phân tích các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước?
- Các hợp chất hữu cơ: 2 loại
 Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học: cacbohidrat, protein, chất béo…
+Nguồn gốc: nước thải từ các khu dân cư, nhà máy chế biến thực phẩm, …
+Tác hại: làm giảm oxi hòa tan trong nước, dẫn đến suy thoái tài nguyên, giảm
chất lượng nước cấp cho sinh hoạt.
 Các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học: hidrocacbon vòng thơm, hợp chất đa
vòng ngưng tụ, các clo hữu cơ….
+Nguồn gốc: Nhà máy sản xuất hóa chất, sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật hữu cơ, nhà máy sản xuất giấy, công nghiệp thuộc da, …
+Tác hại: có khả năng tồn tại lâu dài trong môi trường và trong cơ thể sinh vật,
có độc tính cao, gây tác hại lâu dài đến đời sống con người và động vật.
-Các chất dinh dưỡng: N, P, K, Na, S, Fe
-Nguồn gốc:
 Nguồn thải từ hệ thống cống rãnh trong các khu thị trấn, thành phố, khu
CN.
 Sử dụng phân bón trong nông nghiệp, phần dư bị rửa trôi ra ngoài môi
trường.
 Khu chăn thả gia súc: phân súc vật và các sản phẩm thối rữa, xói mòn.
-Tác hại:
 Dùng nước có nhiều nitrat có thể gây ung thư, gây xanh xao vàng vọt ở
trẻ sơ sinh
 Nồng độ N,P,K cao gây ra sự phú dưỡng. Phú dưỡng là sự gia tăng hàm
lượng N,P trong nước gây sự tăng trưởng của các loài thực vật bậc thấp.
-Các kim loại nặng:
17
 Chì(Pb): độc tính đối với não, có thể gây chết người nếu bị nhiễm độc nặng.
Chì có khả nưng tích lũy lâu dài trong cơ thể.
 Thủy ngân(Hg): gây rối loạn thần kinh, giảm trí nhớ, viêm răng lợi, rối loạn
tiêu hóa. Đối với nữ gây rối loạn kinh nguyệt, dễ bị sẩy thai.
 Asen(As): rất độc, dễ dàng hấp thụ vào cơ thể qua ăn uống, hô hấp, qua da. As
có khả năng gây ung thư da, phổi, xương, sai lệch NST..
 Các kim loại khác: độc tính cao Ca, Cr, Ni..gây hại ngay ở nồng độ thấp.
-Chất rắn:
 Nguồn gốc: do xói mòn, phong hóa địa chất, nước chảy tràn từ đồng ruộng,
nước thải sinh hoạt và CN.
 Tác hại: Gây trở ngại cho việc nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt.
-Màu:
 Nguồn gốc: nước thải có nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc vào tài nguyên
trong nước thải
 Tác hại: giảm khả năng xuyên qua nước của ánh sáng Mặt trời do đó ảnh
hưởng đến hệ sinh thái.
-Mùi vị:
 Nguồn gốc: Do sản phẩm phân hủy các chất hữu cơ trong nước
 Tác hại: Nước có mùi làm giảm giá trị sử dụng của nước và việc xử lý rất tốn
kém.
-Các tác nhân gây bệnh:
 Nguồn gốc: thường là các nhóm sinh vật có nguồn gốc từ phân người bệnh,
phân gia súc: các vi khuẩn, virus, động vật đơn bào, giun kí sinh
 Tác hại: Gây bệnh cho người và động vật: tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, viêm gan
B, viêm não Nhật Bản, nhiễm giun, bệnh ngoài da…
Câu 4: Trình bày khái quát các biện pháp kỹ thuật bảo vệ nguồn nước?
-Điều kiện vệ sinh khi xả nước thải vào nguồn nước:
 Tùy theo mục đích sử dụng nguồn nước mà có yêu cầu chất lượng nước riêng.
 Tiêu chuẩn chất lượng nguồn nước sử dụng thường được đặc trưng bằng nồng
độ giới hạn cho phép (NGC) của các chất bẩn và độc hại trong đó.
 Hiện nay trong quản lý đô thị người ta chia ra 2 loại nguồn nước
+Nguồn loại 1: sử dụng cho cấp nước đô thị, khu dân cư hoặc nhà máy CN
thực phẩm
+Nguồn loại 2: sử dụng cho sinh hoạt văn hóa, nghỉ ngơi, thể thao
 Nước dùng cho NN và nuôi trồng thủy sản có quy định riêng
-Tổ chức giám sát chất lượng nước nguồn:
 Đánh giá các tác động do hoạt động của con người đối với chất lượng nước và
khả năng sử dụng nước cho các mục đích khác nhau
 Xác định chất lượng nước tự nhiên
 Giám sát nguồn gốc và đường di chuyển của các chất bẩn, chất độc hại
 Xác định xu hướng thay đổi chất lượng nước ở phạm vi vĩ mô

18
-Các biện pháp kỹ thuật xử lí nước thải:
*Phương pháp cơ học
 Mục đích: Loại các chất ô nhiễm ra khỏi nước bằng cách gạn, lắng, lọc.
 Phạm vi sử dụng: áp dụng cho giai đoạn xử lý ban đầu trước khi áp dụng các
công đoạn xử lý khác.
 Phương án:
+Song chắn rác: thu vớt rác và các tạp chất rắn lớn
+Bể lắng cát: tách các tạp chất vô cơ lớn như cát, xỉ, tạo điều kiện cho các công
trình xử lý tiếp theo và xử lý bùn cặn làm việc ổn định
+Bể lắng: tách các tạp chất không hòa tan ( phần lớn là cặn hữu cơ), đảm bảo
cho các quá trình sinh học phía sau diễn ra ổn định.
*Phương pháp sinh học
 Mục đích: sử dụng các vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ trong nước.
 Phạm vi áp dụng: dùng để xử lý nước thải chứa nhiều chất hữu cơ không bền
vững.
 Phương án
+Xử lí nước thải trong điều kiện tự nhiên : cánh đồng tưới và cánh đồng lọc, ao
ổn định chất thải
+Xử lí nước thải trong điều kiện nhân tạo : quá trình hiếu khí, yếm khí
*Phương pháp hóa học và hóa lý học
 Mục đích : thu hồi các chất quý hoặc để khử trùng, khử chất độc hoặc các chất
có ảnh hưởng xấu đối với giai đoạn làm sạch sau đó, tăng cường tốc độ cho quá
trình đông tụ và lắng
 Phương án :
+Keo tụ và lắng
+Trung hòa
+Hấp phụ
+Oxy hóa khử
+Tuyển nổi
+Trích ly cốc chiết
+ Clo hóa
- Sử dụng hợp lý nguồn nước
 Cấp nước tuần hoàn và sử dụng lại nước thải
 Xây dựng các hồ và bể chứa nước
 Bảo vệ trữ lượng nước trong quá trình khai thác
 Khai thác nước từ các cực và làm ngọt nước biển

19
Chương 5: Ô NHIỄM ĐẤT, CHẤT THẢI RẮN VÀ CÁC LOẠI Ô NHIỄM KHÁC
Câu 1: Trình bày khái niệm, nguồn gốc phát sinh và tác hại của Chất thải rắn?
-Khái niệm: CTR là chất thải ở thể rắn hoặc sệt được thải ra từ sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác
-Nguồn gốc phát sinh
 Sinh hoạt của con người: chất thải thực phẩm, phân người, nhựa, cao su, vỏ lon
đồ hộp, sắt thép vụn….
 Hoạt động sản xuất công nghiệp
+Nhà máy cơ khí ô tô: sắt thép vụn, giẻ lau, phần thừa vỏ lốp cao su
+Nhà máy dệt: bụi vải sợi, vụn vải…
 Hoạt động sản xuất nông nghiệp
+Trồng trọt: sản phẩm phế thải sau mùa thu hoạch
+Chăn nuôi: tính chất của rác thải rắn giống như rác sinh hoạt
-Ảnh hưởng
 Gây mất mỹ quan đô thị, giảm giá trị du lịch
 Tạo điều kiện cho ruồi, muỗi và các côn trùng gây bệnh phát triển
 Rác phân hủy sẽ sinh ra mùi hôi, khí độc
 Rác cuốn theo gió gây ô nhiễm môi trường không khí
 Rác ngấm theo nước mưa xuống đất gây ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm
 Nơi tồn tại rác sẽ chiếm diện tích sử dụng của con người.
Câu 2: Trình bày khái niệm và các phương pháp xử lý Chất thải rắn?
-Phương pháp xử lí:
a) Đốt rác: Áp dụng cho rác thải dễ cháy, trong quá trình cháy phát sinh ra khí độc
hại, sau khi cháy thể tích giảm đáng kể.
-Nhược điểm: Khi cháy thường sinh ra khí bụi và các khí ô nhiễm, cần có lò đốt công
nghệ tiên tiến để ít tạo ra khói và khí độc.
b) Chôn, ủ rác tạo khí sinh học: Áp dụng rác dễ phân hủy, người ta có thể ủ rác để
tạo ra khí metan làm khí đốt.
-Nhược điểm: dễ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, cần có công nghệ chôn rác hợp lý,
nơi chôn rác phải xa nguồn nước cấp cho con người.
c) Làm phân bón tổng hợp: Các loại rác có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, được
qua các công đoạn chế biến xử lý làm phân bón cho thực vật.
d) Tái sử dụng: Sắp, thép, đồng, nhôm, thủy tinh, giấy, nhựa thu hồi quay trở lại làm
nguồn đầu vào cho quá trình sản xuất. Cần có biện pháp thu gom để tái sử dụng. PP
này vừa mang lại lợi ích kinh tế vừa tiết kiệm TNTN.

20
Câu 3: Thế nào là ô nhiễm đất? Trình bày các nguồn gây ô nhiễm, tác hại và
các biện pháp khắc phục ô nhiễm đất?
-Ô nhiễm đất là quá trình làm biến đổi của rác thải vào đất các chất ô nhiễm làm thay
đổi tính chất và cấu trúc của nó theo chiều hướng không có lợi, mất khả năng đáp ứng
cho các nhu cầu sống cho con người.
-Nguồn gốc:
+Tự nhiên: núi lửa, ngập úng, đất bị mặn do xâm nhập thủy triều, đất bị vùi lấp do cát
bay.
+Nhân tạo: ảnh hưởng chất thải sinh hoạt, chất thải CN, giao thông, hoạt động nông
nghiệp…
 Các hoạt động nông nghiệp:
+Đốt phá rừng làm nương rẫy, trồng cây 1 cách lạc hậu làm phá hủy đất đai
+Lũ lụt làm xói mòn cuốn trôi phù sa
+Tưới tiêu không hợp lý gây thoái hóa đất, phèn hóa đất
+Phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ làm nhiễm bẩn đất
 Hoạt động công nghiệp:
+Chất thải CN: khí thải, nước thải, rác thải
+Hoạt động khai khoáng gây ô nhiễm và suy thoái MT đất
+Hoạt động xây dựng bến bãi, đường xá, nhà máy làm thay đổi địa hình, cản
trở dòng chảy, tạo điều kiện xói mòn đất
 Sinh hoạt:
+Các CTR sinh hoạt thải vào đất làm đất bị nhiễm bẩn
+Nước rò rỉ các bãi rác gây ô nhiễm MT đất
-Tác hại:
+Ô nhiễm đất do kim loại nặng: thông qua chuỗi thức ăn các kim loại nặng trong đất
xâm nhập vào cơ thể con người gây bệnh.
+Ô nhiễm đất do sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV: theo chu trình đất-cây
trồng-động vật-người tích tụ trong cơ thể người và gây độc
+Ô nhiễm đất do chất phóng xạ: theo đường thức ăn thâm nhập vào con người làm
thay đổi cấu trúc tế bào gây bệnh di truyền, bệnh về máu, bệnh ung thư
+Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: gây bệnh ở người như tả, thương hàn, giun sán…
-Biện pháp:
+Thu gom, xử lý triệt để CTR
+Bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm, áp dụng phương pháp kỹ thuật để xử lý khí
thải.
+Xử lý triệt để nước thải trước khi thải ra môi trường
+Hạn chế sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV
+Tích cực chống xói mòn
Câu 4: Khái niệm tiếng ồn? Trình bày các nguồn phát sinh, ảnh hưởng và biện
pháp khắc phục?
-Khái niệm: Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau,
sắp xếp không có trật tự cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và nghỉ
ngơi của con người.
21
-Các nguồn gây phát sinh:
+ giao thông: do các phương tiện cơ giới: ống xả, động cơ, còi, các bộ phận lắp ráp
không chặt chẽ, đóng mở cửa xe, tiếng rít của phanh hãm. Tiếng ồn do máy bay chủ
yếu lúc cất cánh và hạ cánh.
+ xây dựng: do một số máy móc trong xây dựng gây nên (máy dầm, khoan bê tông,
búa hơi...)
+ công nghiệp : từ các máy móc sản xuất, hoạt động gò, hàn, rèn, cán thép,… Trong
công nghiệp thường xảy ra sự va chạm giữa các vật thể rắn với nhau hoặc sự chuyển
động hỗn loạn giữa các dòng khí và hơi.
+ sinh hoạt: Do sử dụng nhiều thiết bị thu phát âm thanh, nơi tập trung đông người,
hoạt động sửa chữa nhà cửa,…
-Ảnh hưởng:
+Ảnh hưởng tới giấc ngủ: giấc ngủ thường bị đánh thức bởi tiếng động bất ngờ gây
nên, không thể ngủ ngon giấc trong môi trường có tiếng ồn quấy nhiễu thường xuyên,
ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất của ngày hôm sau.
+Ảnh hưởng đến sức khỏe: ảnh hưởng đến thính giác, giảm khả năng nghe, gây bệnh
tim mạch, huyết áp, con người thường cáu kỉnh bực bội, giảm sút trí nhớ
+Ảnh hưởng năng suất công việc: gây mất tập trung, sai sót, hiệu quả giảm…
+Ảnh hưởng trao đổi thông tin: tiếp nhận và xử lý thông tin kém, độ chính xác không
cao, không đáng tin cậy…
-Biện pháp:
+Giảm tiếng ồn và chấn động ngay tại nguồn
+Cách âm, cách chấn động, giảm tiếng ồn trên đường lan truyền
+Trồng cây xanh: cây xanh có tác dụng hấp thu tiếng ồn. Dãy cây xanh dày đặc rộng
10-15m có thể giảm tiếng ồn 15-18dB
+Phải có khoảng cách thích hợp giữa nguồn gây ồn và nơi con người sinh hoạt
+Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng để mọi người nhận biết tác hại của tiếng
ồn và có trách nhiệm vấn đề tiếng ồn do mình gây ra.
Câu 5: Thế nào là ô nhiễm nhiệt? Trình bày các nguồn gây ô nhiễm và các
ảnh hưởng của ô nhiễm nhiệt đến môi trường và con người?
-Khái niệm: Ô nhiễm nhiệt là sự đưa vào môi trường một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp các loại nhiệt năng làm thay đổi trạng thái nhiệt tự nhiên, phá vỡ sự cân bằng ổn
định nhiệt truyền thống của các thành phần môi trường.
-Nguồn gốc
 Do con người đun nấu, sản xuất,… đốt nhiên liệu làm nóng trực tiếp bầu khí
quyển nơi con người sinh sống.
 Diện tích cây xanh ngày càng giảm, diện tích các bề mặt xi măng, bê tông ngày
càng tăng nên chịu bức xạ nhiệt mặt trời rất lớn.
 Thiên nhiên: núi lửa,…
 Hiệu ứng nhà kính

22
 Một số máy móc và thiết bị trực tiếp tỏa nhiệt vào môi trường không khí, nước
thải làm mát máy.
-Ảnh hưởng:
*Đối với môi trường:
 Trái đất nóng lên thiên tai xảy ra nhiều hơn, làm mất cân bằng hệ sinh thái.
 - Nhiệt độ không khí tăng lên làm tăng phế phẩm hàng hóa, giảm tuổi thọ các
máy móc thiết bị, đồ dùng và giảm năng suất sản xuất
 - Nhiệt độ tăng làm băng ở 2 cực trái đất tan ra, trôi ra biển làm dâng cao mực
nước biển, lấn chiếm các vùng đất ven bờ.
 Ô nhiễm nhiệt gây ra nhiều biến đổi các sinh vật dưới nước
*Đối với con người:
 nhiệt độ cao gây thoát tuyến mồ hôi, theo đường mồ hôi cơ thể mất nước,
muối, vitamin C, B1 ,… ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, năng suất.
-Biện pháp:
 Tăng cường diện tích cây xanh che phủ trên trái đất
 Sử dụng máy móc hiện đại ít phát sinh nhiệt.
 Sử dụng nguồn năng lượng không sinh ra nhiệt như năng lượng mặt trời,
gió,…
 Hạn chế phát thải CO2 vào không khí để tránh hiện tượng hiệu ứng nhà
kính.
 Tận dụng nhiệt phát sinh ra sử dụng cho mục đích khác như đun nước
nóng, sấy sản phẩm, chuyển nhiệt năng thành điện năng,…
 Áp dụng các biện pháp làm mát truyền thống như: phun nước trong
không khí, đài phun nước, tháp làm mát,… để làm giảm nhiệt độ nơi con
người sinh sống.

23
Chương 6: Môi Trường Và Phát Triển Bền Vững
Câu 1:Thế nào là phát triển bền vững? Trình bày các đặc điểm cơ bản của cuộc sống
hiện tại?
-Khái niệm: Là sự phát triển lâu dài phù hợp với yêu cầu của thế hệ hôm nay mà
không gây ra những nguy hại đến các thế hệ mai sau trong công việc thỏa mãn nhu
cầu riêng và trong việc lựa chọn ngưỡng sống của họ.
-Các đặc điểm cơ bản:
+Có sự phân cực về mức sống giữa các quốc gia và giữa các tầng lớp dân cư
trong từng quốc gia
+Còn tồn tại cuộc sống nghèo đói và suy dinh dưỡng
+Lãng phí trong sinh hoạt và sản xuất kinh doanh
+Tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường

Câu 2: Trình bày các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững?
+Chỉ số về sự phát triển con người (HDI)
+Chỉ số về sự tự do của con người
+Chỉ số tiêu thụ NL tính theo đầu người so với tỉ lệ tăng dân số
Câu 3:Phân tích các vấn đề môi trường cấp bách của Việt Nam?
-Nguy cơ mất rừng và cạn kiệt tài nguyên đã xảy ra nhiều vùng và đe dọa cả nước
-Sự suy giảm nhanh của chất lượng đất và diện tích đất canh tác theo đầu người, việc
sử dụng lãng phí tài nguyên đất đang tiếp diễn
-Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật ở vùng biển ven bờ bị suy giảm, môi
trường biển bắt đầu bị ô nhiễm, trước hết là dầu mỏ
 Biển Việt Nam đang cạn kiệt dần nguồn tài nguyên do việc quản lý và khai
thác không chặt chẽ.
 Chất thải công nghiệp đổ trực tiếp ra sông, ra biển gây ô nhiễm vùng cửa sông
và ven biển.
 Hệ thống rừng ngập mặn, nơi cư trú và sinh đẻ của các loài thủy sản đang bị
tàn phá nặng nề.
-Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái đang
sử dụng không hợp lý dẫn đến sự cạn kiệt và nghèo đi của tài nguyên thiên nhiên
- Ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất đã xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc đến
mức trầm trọng, nhiều vấn đề vệ sinh môi trường phức tạp đã phát sinh ở các khu vực
thành thị, nông thôn.
-Tác hại của chiến tranh, đặc biệt là các hóa chất độc đã và đang gây những hậu quả
nghiêm trọng về mặt môi trường đối với thiên nhiên và con người VN
-Việc gia tăng dân số cả nước, việc phân bố không đồng đều và không hợp lý lực
lượng lao động giữa các vùng và các ngành khai thác tài nguyên là những vấn đề phức
tạp nhất trong quan hệ dân số môi trường

24
-VN đang thiếu nhiều cơ sở vật chất, kỹ thuật, cán bộ luật pháp... để giải quyết các
vấn đề về môi trường trong khi nhu cầu về môi trường và tài nguyên không ngừng
tăng cao, yêu cầu về cải thiện môi trường và chống ô nhiễm môi trường ngày một lớn
và phức tạp.

25

You might also like