You are on page 1of 17

CUỐI KÌ MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 1
TÀI NGUYÊN VÀ HỆ SINH THÁI

1. RỪNG
- Chúng ta cần phải bảo vệ tài nguyên rừng bởi vì:
o Rừng là bộ máy tái tạo khí oxi, duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học
trên hành tinh.
o Rừng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy, chống xói mòn, bảo vệ đất.
o Là nơi cư trú ĐV-TV và tàng trữ nhiều gen quý hiếm.
o Cung cấp gỗ quý, cùir, phục vụ cho việc sản xuất và tiêu dùng.
o Ngăn chăn lũ, gió bão, phòng hộ đầu nguồn.
o Rừng là khu vực tham quan, du lịch sinh thái.
o Rừng còn là nguồn thu nhập chính của đồng bào dân tộc miền núi.
- Dù rừng đem lại vô vàn giá trị cho con người như thế nhưng thưc trạng về rừng hiện nay
đang vô cùng nghiệm trọng:
o Tốc độ mất rừng trên toàn thế giới là 20 triệu ha/năm.
o Riêng ở Việt Nam, diện tích và chất lượng rừng đang suy giảm nhanh.
o Tỉ lệ che phủ thực vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái.
- Những hậu quả này bắt nguồn từ: (thực trạng)
o Việc lấn chiếm đất xây dựng công trình.
o Cháy rừng, phá rừng, khai thác vừa bãi.
o Gia tăng dân số, di cư.
o Hậu quả chiến tranh do bom đạn và hóa chất
- Là sinh viên cần phải bảo vệ rừng như sau:
o Tuyên truyền, phổ biến , giáo dục , nâng cao nhận thức và quản lý rừng
o Tham gia các sự kiện vì môi trường : Mùa hè xanh,1 cây 1 sự sống ,.
o Ứng dụng kiến thức học được vào khoa học, công nghệ
o Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết, bảo vệ rừng
o Nhắc nhở người than, bạn bè có ý thức bảo vệ rừng.

2. ĐẤT

3. NƯỚC
1. Chức năng cơ bản của Môi trường.
Đối với một cá thể con người, cũng như với cộng đồng nhiều người và cả xã hội loài người,
môi trường sống có thể xem là có 3 chức năng cơ bản:
- Môi trường là không gian sống của con người và thế giới sinh vật.

- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất
của con người.

- Môi trường nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt
động sản xuất của mình.
- Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

CHƯƠNG 2
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
2.1. Khái niệm
Ô nhiễm môi trường không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, nồng độ
các chất ô nhiễm trong môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép hoặc có sự xuất hiện các khí lạ
làm cho không khí không sạch, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, ảnh
hưởng đến sức khỏe con người các động thực vật, cảnh quan và hệ sinh thái.
2.2. Các nguồn gây ô nhiễm không khí
Nguồn ô nhiễm do thiên nhiên:
- Đất cát sa mạc, đất trồng bị mưa gió bào mòn và thổi tung thành bụi, gây ra ô nhiễm diện rộng.
- Núi lửa hoạt động đã mang theo nhiều nham thạch và hơi khi độc tử lỏng đất vào môi trường, đặc
biệt là các khí SO2, CH4 và H2S.
- Sự phân hủy tự nhiên các chất hữu cơ, các xác chết động thực vật sẽ tạo ra nhiều mùi hôi và khí
độc đối với sức khỏe con người. Sản phẩm phân hủy thường sinh ra là H2S, NH3, CO2, CH4, và
sunfua.
- Sự phát tán phẩn hoa, bụi muối biển, bụi phóng xạ trong tự nhiên,... đều là những tác nhân không
có lợi cho cuộc sống của con người và các sinh vật.
- Nơi ẩm thấp, tạo điều kiện cho các VSV gây bệnh phát triển mạnh, sau đó phát tán theo gió, gây ra
bệnh truyền nhiễm.
Các nguồn ô nhiễm nhân tạo.
a/ Nguồn thái do sinh hoạt:
- Hàng ngày con người đã sử dụng một khối lượng khá lớn các nhiên liệu đốt như than, củi, dấu, khi
đốt để dun nấu và phục vụ cho các mục đích khác.
- Hút thuốc lá: Nicotin độc hại, ô nhiễm không khí công cộng, bệnh tật, phơi nhiễm khí độc=? hút
thuốc bị động.
- Rác thải, thức ăn thừa: côn trùng, vi sinh vật phát triển, phân hủy => mất mỹ quan, phát sinh mùi
hôi và các chất ô nhiễm như: CH4, CO2, H2S, NH3,… phát tán theo gió gây ô nhiễm môi trường
=> nguy hiểm đường hô hấp.
b/ Nguồn giao thông:
- Phương tiện cơ giới sử dụng lâu đời, quá thời hạn quy định => nhiều khói đen.
- Nhiên liệu xăng lẫn tạp chất (pha chì), dầu gây khí ô nhiễm CO, CO2, NO, HC,…
- Khi lưu thông, làm bụi, đất, cát từ mặt đường phát tán vào không khí.ư
- Tiếng ồn phát ra từ động cơ, ý thức tham gia giao thông kém.
c/ Nguồn công nghiệp:
- Phát triển công nghiệp hóa theo hướng hiện đại => gia tăng các KCN, nhà máy, giảm diện tích
cây xanh => khí hậu, thời tiết??
- Quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch để lấy nhiệt => phát sinh nhiều khí, bụi công nghiệp.
- Quá trình bốc hơi, rò rỉ, thất thoát chất độc trên dây chuyền sản xuất, kho chứa => phát tán tự
nhiên vào không khí.
d/ Nguồn thải do các hoạt động khác.
- Hoạt động xây dựng.
- Xử lý chất thải (không triệt để).
CHƯƠNG 3
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
3.1. Khái niệm
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất làm nhiễm bẩn nước gây
ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người.
3.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Sinh hoạt của con người:
NGUỒN GỐC: nước thải, chất thải được tạo thành từ sinh hoạt (khu dân cư, dịch vụ, cộng đồng),
nước thải (tắm, giặt, nhà bếp, vệ sinh) và bùn cặn, chất thải,….
PHỤ THUỘC:
- Điều kiện khí hậu, phong tục tập quán.
- Tiêu chuẩn cấp nước.
- Trang thiết bị vệ sinh dùng nước.
ĐẶC ĐIỂM:
- Chứa hàm lượng cao các CHC dễ bị phân hủy sinh học (BOD cao), chất rắn lơ lửng (SS) là môi
trường thuận lợi cho vi trùng gây bệnh phát triển.
- Chứa chất dinh duownghx (N, P) gây phú dưỡng.
Nước thải công nghiệp:
NGUỒN GỐC: nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp từ các công đoạn sản
xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất.
PHỤ THUỘC:
- Loại hình & quy mô sản xuất, dây chuyền công nghệ.
- Nguyên liệu sản xuất, chất lượng sản phẩm.
- Tiêu chuẩn dùng nước trên diện tích đất sản xuất.
ĐẶC ĐIỂM: chia thành 2 loại:– nước thải bẩn.
Nước thải quy ước sạch:
- Nước làm nguội máy móc, thiết bị, có nhiệt độ cao, nồng độ chất bẩn thấp, lưu lượng lớn chiếm 80
– 85% nước cấp cho sản xuất.
Nước thải bẩn: đa dạng lĩnh vực sản xuất => đa dạng nước thải sản xuất.
- Trong nước thải sản xuất có nhiều loại cặn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ, các chất độc, các chất
gây mùi, các muối khoáng và một số đồng bị phóng xạ.
- Nồng độ các chât sô nhiễm có trong nước thải thường rất cao.
Các hoạt động nông nghiệp:
NGUỒN GỐC: nước thải, chất thải từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, chế biến gia súc, gia cầm,…
=> thải nhiều chất ô nhiễm hữu cơ => làm giảm chất lượng nước nguồn.
PHỤ THUỘC:
- Quy mô và phương thức nuôi truồng.
- Hệ thống và chế độ tươi tiêu, tính chất đất,…
=> Thay đổi chế độ nước và cân bằng nước lục địa do tiêu tốn lượng nước rất lớn và không được
hoàn lại.
ĐẶC ĐIỂM:
- Trong chăn nuôi, nước thải chứa lượng lớn các chất rắn (TS), CHC dễ phân hủy (BOD), chất dinh
dưỡng (N, P) và các VSV gây bệnh. => tích lũy trong đất, cây trồng, tan trong mỡ động vật, sữa
mẹ…
Nước chảy tràn:
NGUỒN GỐC:
- Nước mưa chảy tràn.
- Nước rửa đường xá.
- Nước từ hệ thống kênh mương, tưới tiêu, đồng ruộng, bãi rác,…
PHỤ THUỘC:
- Cường độ, thời gian mưa.
- Không gian, độ nhiễm bẩn không khí, điều kiện vệ sinh, độ che phủ,…
- Tần suất rửa đường, hạ tầng hệ thống thoát nước.
ĐẶC ĐIỂM:
- Nước mưa: không khí bị ô nhiễm Sox, Nox => mưa axit
Trận mưa đầu tiên của mùa mưa có: SS: 400 – 1800 mg/l
BOD5: 40 – 120 mg/l
- Nước chảy tràn do thoát nước từ đổng ruộng cuốn theo chất rắn, thuốc bảo vệ T/vật, phân bón.
Hoạt động của tàu thuyền:
NGUỒN GỐC:
- Hoạt động của tàu thuyền trên sông, biển hây ô nhiễm dầu do rò rỉ, súc rửa tàu, do sự cố tai nạn
tràn dầu, do nạp và tháo nước dằn tàu.
- Hoạt động sinh hoạt của còn người trên tàu thuyền.
PHỤ THUỘC:
- Hình thức hoạt động, quy mô chuyển hàng hóa.
- Tần suất vệ sinh, tần suất sự cố tràn dầu.
Tập quán sinh hoạt của con người.
ĐẶC ĐIỂM:
- Nước đáy tàu có BOD, COD, TDS, dầu và các hóa chất ở mức cao.
- Dầu lan làm thay đổi t/c hóa lý của nước, có mùi vị, cản trở trao đổi O2, nhiệt, hủy diệt HST.
Các nguồn ô nhiễm khác:
- Nước rò rỉ từ các bãi chôn lấp chất thải rắn.
- Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.

CHƯƠNG 4
CHẤT TẢI RẮN - ĐẤT - NHIỆT - TIẾNG ỒN
1. CHẤT THẢI RẮN
1.1. Khái niệm
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được sinh ra quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc các hoạt động khác.
Chất thải rắn bao gồm CTR thông thường và CTR nguy hại.
CTR phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là CTR
sinh hoạt.
CTR phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các
hoạt động khác được gọi chung là CTR công nghiệp.
1.2. Nguồn gốc phát sinh và phân loại CTR
- Sinh hoạt (hộ gia đình)
- Thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ,…)
- Khám chữa bệnh (bệnh viên, trạm y tế,…)
- Cơ quan, công sở (trường học, trung tâm hành chính và viên nghiên cứu,…)
- Công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi, đường phố,….)
- Xây dựng và phá hủy công trình (chất thải xây dựng).
- Xử lý chất thải (hệ thống xử lý nước - khí thải).
- Sản xuất công nghiệp (nhà máy, phân xưởng…), nông nghiệp.
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN:
- CTR dễ phân hủy, khó phân hủy
- CTR dễ cháy (hữu cơ), khó cháy (vô cơ)
- CTR có kích thước lớn
- CTR tái chế
- CTR nguy hiểm.
Tiêu chuẩn thải CTR là lượng rác thải phát sinh từ hoạt động của con người trong một ngày.
(kg/đơn vị tính.ngày).
1.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn
- Rác thải khi phát tán sẽ gây mấy mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất.
- Rác phân hủy sẽ gây ra nhiều hôi thối, ảnh hưởng đến chất lượng sống của con người.
- Môi trường sống lý tưởng cho chuột, bọ và các côn trùng, vi trùng phát triển mạnh. Gây bệnh
truyền nhiễm.
- Gây ách tắc hệ thống thoát nước đô thị, khi có mưa lớn sẽ gây ô nhiễm trên diện rộng đường phố.
- Việc thải rác ra môi trường sẽ lãng phí một lượng lớn nguồn tài nguyên thiên nhiên, tỷ lệ thu hồi
tái sử dụng thấp, tăng thêm chi phí thu gom và xử lý.
1.4. Thu gom triệt để chất thải rắn

1.5. Xử lý chất thải rắn


- Tái chế, tái sử dụng.
- Sản xuất phân bón.
- Thiêu đốt.
- Chôn lấp.

2. Ô NHIỄM ĐẤT
2.1. Khái niệm.
Ô nhiễm đất được hiểu là quá trình làm biến đổi hoặc thải vào đất các chất nhiễm làm thay
đổi tính chất và cấu trúc của nó theo chiều hướng không có lợi, mất khả năng đáp ứng cho các nhu
cầu sống của con người.
2.2. Các nguồn gây ô nhiễm đất.
2.2.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Nhiều hệ thống tưới tiêu không hợp lý:
+ Thoái hóa môi trường: tạo nên vùng đất phèn, khó canh tác, giảm năng suất cây trồng.
+ Nước tưới tiêu không phù hợp: dẫn đến sự ô nhiễm đất bởi các tác nhân độc hại, các chất này có
thể
thâm nhập vào nguồn nước →nguy hại đến sức khỏe con người , các loài động động vật, cây lương
thực.
- Sử dụng phân bón hóa học không đúng quy  cách:

→Ô nhiễm đất, cản trở quá trình hoạt động của vi sinh vật trong đất, gây dư thừa các chất có nguồn từ
động thực vật.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: trừ sâu, diệt cỏ có thời gian tồn tại lâu trong môi trường:

→ Mức độ độc hại ngày càng tăng lên theo thời gian.

 - Chế độ canh tác không hợp lý: đốt rừng làm nương rẫy đặc biệt là ở các vùng cao, sản xuất nông nghiệp
theo phương thức lạc hậu trên vùng đất dốc.
→ Tàn phá đất đai, khi mưa sẽ gây lũ lụt, xói mòn cuốn trôi phù sa của một diện tích lớn vùng đồi núi.

→ Đất có thể biến đổi tính năng hình thành nên quá trình đá ong hóa, sa mạc hóa, mất khả năng canh tác.

2.2.2. Hoạt động sản xuất công nghiệp


- Các chất thải từ các ống khói, từ các khu công nghiệp, giao thông:
+ Đưa vào không khí dưới dạng bụi khí và hơi sau đó lắng xuống đất theo chúng.

→ Thay đổi tính chất của đất.

+ Mưa kéo theo các chất ô nhiễm này thường có tính axit cao (pH rất nhỏ, thấp nhất 2,8), àm cho đất bị
chua, đôi khi nó còn tác dụng với các vật chất khác trong đất tạo thành các muối khoáng.

→Làm cho đất bị mặn không còn khả năng canh tác.

- Trong sản xuất công nghiệp: dư thừa nhiều chất thải rắn, lỏng có chứa nhiều tác nhân ô nhiễm không có
lợi cho đất →  Khi thải vào đất sẽ gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm.

2.2.3. Hoạt động sinh hoạt của con người.


- Trong các phân và chất thải sinh hoạt đô thị:
+ Hàm lượng chất hữu cơ lớn.
+ Độ ẩm cao.
→ Đó là môi trường cho các vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh (trực khuẩn ly,
thương hàn, ký sinh trùng. 
- Các bãi rác tự phát, lộ thiên hoặc không hợp vệ sinh:
→ Nguy cơ truyền, thấm và tích tụ các chất ô nhiễm biến đổi trong môi trường đất là rất cao.

2.2.4. Hoạt động khác:


- Các hoạt động xây dựng công trình như xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, bến bãi, đường xá, nhà máy
→ Phá hủy thảm thực vật và cảnh quan đô thị, làm thay đổi địa hình ảnh hưởng tới dòng chảy, tạo
điều kiện xói mòn đất.
- Các hoạt động khai khoáng: sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên
     + Cảnh quan.
         + Hình thái môi trường.
         + Cấu trúc của đất.

→Tích tụ chất ô nhiễm trong đất, làm ảnh hưởng đến việc sử dụng nước, ô nhiễm nước.

→ Những h.động này đang phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái gây ô nhiễm nặng nề đối với mỗi trường và
đời sống xã hội.

2.3. Các nguồn gây ô nhiễm đất.


2.3.1. Đất bị thoái hóa
- Phần lớp đất bị thay đổi:
+ Dễ bị các loại nấm gây hại và dễ bị xói mòn khi gặp mưa lớn.
+ Dư thừa muối, cạn kiệt các chất dinh dưỡng.
- Đất trở nên chai cứng, bị chua hoặc bị mặn, mất khả năng khai thác.
2.3.2. Nguồn nước ngầm
- Tác động xấu đến nguồn nước ngầm qua cơ chế thẩm thấu:
+ Các hóa chất độc hại có trong đất bị ô nhiễm có thể ngấm vào nước ngầm.
→Vô cùng nguy hại, nước ngầm có vai trò cung cấp cho nhu cầu ăn uống, sinh

hoạt, tưới tiêu hàng ngày của con người.


2.3.3. Ngành SXNN
- Ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất nông nghiệp:
+ Khiến mùa màng thất bát.
+ Cây trồng thiếu chất dinh dưỡng, chậm phát triển.
+ Chất lượng nông sản giảm sút nghiệm trọng.
2.3.4. Sức khỏe của con người
- Gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua:
+ Tiếp xúc trực tiếp với đất.
+ Qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất.
+ Qua đường ruột tiêu thụ thực phẩm được trồng lại khu vực ô nhiễm.
+ Sự xâm nhập của ô nhiễm đất vào tầng nước ngầm.
- Gây ra các bệnh về tim mạch, thần kinh, xương khớp, hô hấp, ung thư.
2.3.5. Tác động tới hệ sinh thái.
- Làm thay đổi quá trình chuyển hóa thực vật, giảm năng suất của các loại cây trồng.
- Làm mất cân bằng hệ sinh thái.
- Đe dọa sự sống còn của hệ sinh vật và loài người.
2.4. Biện pháp bảo vệ đất.
2.4.1. Quy hoạch sử dụng đất hợp lý
- Hạn chế sử dụng phân bón hóa học.
- Sử dụng tối thiểu các chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu hóa .
- Có biện pháp bù đắp chất dinh dưỡng cho đất một cách phù hợp thuận theo quy luật phát
triển tự nhiên.
- Trong sản xuất nông nghiệp cần phải có biện pháp tưới tiêu hợp lý, nhằm tránh tình trạng
hạn hán hay ngập.
2.4.2. Xử lý chất thải.
- Cần phải có biện pháp thu gom, vận hành chuyên nghiệp, tập trung và xử lý rác chế biến rác
và chất thải rắn.
- Cần phải tiêu diệt các vi trùng gây bệnh trong chất thải rắn.
- Chuyển hóa các chất hữu cơ phân hủy thành dạng không gây mùi.
- Cần có biện pháp bảo vệ biến chất rắn thành dạng phân bón cho NN hoặc nguyên liệu thứ
cấp cho CN.
- Các chất thải từ khói hoặc nước thải công nghiệp/sinh hoạt phải được xử lý đạt yêu cầu
trước khi xả ra môi trường.
2.4.3. Biện pháp phòng ngừa
- Cần tăng cường lớp thực vật che phủ và giảm độ dốc bề mặt đất canh:
VD: làm ruộng bậc thang, đào mương, đắp bờ, trồng các cây đề ngăn chiều dài đốc ra nhiều đoạn ngắn
hơn.
- Trồng cây phục hồi lại rừng: được tiến hành trên các vùng đồi, rừng bị phá do khai hoang, khai thác
gỗ và tại các vùng khai mỏ.
- Biện pháp lâm nghiệp che phủ kín mặt đất, cụ thể như: gieo trồng theo hướng ngang với sườn dốc;
làm luống ngang với sườn dốc, chú trọng giữ rừng ở đầu nguồn và ở chóm đổi; chọn cây trồng phủ
hợp với đất để nâng cao năng suất cây trồng.

3. Ô NHIỄM NHIỆT
3.1. Khái niệm
Ô nhiễm nhiệt là sự đưa vào môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp các loại nhiệt năng làm thay đổi
trạng thái nhiệt tự nhiên, phá vỡ sự cân bằng ổn định nhiệt truyền thống cảu các thành phần môi trường.

3.2. Các nguồn gây ô nhiễm nhiệt


3.2.1. Các quá trình tự nhiên.
Những nguồn sinh ra khối lượng nhiệt lớn hơn nhiều so với sự đốt nhiên liệu của con người,
nhưng các nguồn này tự cân bằng nhiệt cho môi trường:
+ Trái Đất nóng lên là do sự nung nóng của Mặt trời.
+ Núi lửa phun trào, cháy rừng tự nhiên sinh ra khối lượng nhiệt lớn.
3.2.2. Các hoạt động nhân tạo
a. Đốt nhiên liệu
Trong công nghiệp thì các nhà máy điện, nhà máy luyện kim là những nguồn ô nhiễm nhiệt
chính. Tại các nhà máy, tkhi các thiết làm việc đều có sự tỏa nhiệt và thường được thải qua nước
làm mát hoặc qua không khí.
Trong sinh hoạt, giao thông và nhiều hoạt động khác, con người đã sử dụng rất nhiều dạng
nhiên liệu khác nhau nhau, củi, xăng, dầu và khí đốt, trong quá trình đốt sẽ nung nóng trực tiếp bầu
khí quyển nơi con người đang sinh sống và làm việc,
Người ta ước tính rằng, nếu quy tất cả các loại nhiên liệu về than hì mỗi năm con người đốt
khoảng 10 tỷ tấn than, thải ra khoảng 4.1016 Kcalo nhiệt. Hầu như đều sinh ra CO và CO2.
b. Đô thị hóa
Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh ở mọi nơi trên thế giới, đồng thời với quá trình này
là sự giảm điện tích cây xanh và sông, hồ, thay vào đó là những tòa nhà cao tầng, mạng lưới giao
thông chẳng chịt, các khu công nghiệp với những ống khói chọc trời.
Tất cả các công trình đó là những bề mặt bê tông xi măng chịu bức xạ Mặt trời rất lớn, tạo
không khí rất oi bức cho những ngày hè, chất lượng môi trường bị suy giảm đáng kể.
c. Kiến trúc công trình
Do thiết kiến trúc chưa hợp lý, nhiều công trình không có khả năng thải nhiệt do quá trình sản
xuất ra ngoài môi trường làm tăng nhiệt độ trong phân xưởng sản xuất, gây ảnh hưởng rất lớn đến
các công nhân làm việc trong đó.
Các công trình nhà cửa chưa có biện pháp thông thoáng hợp lý, không hưởng được luồng gió
tốt cho công trình, trong sản xuất còn sử dụng nhiều công nghệ sinh nhiệt (lò nung, lò đúc, nhiệt
luyện, cán thép) nên lượng nhiệt thải ra trực tiếp ngay tại nơi con người sinh hoạt và làm việc, vượt
quá nhiều lần trạng thái cân bằng nhiệt của cơ thể với môi trường.
3.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm nhiệt.
- Làm giảm khả năng sinh trưởng và mất cân bằng nhiều hệ sinh thái trên Trái Đất.
- Băng ở các cực tan ra, khi đổ ra biển sẽ làm dàng cao mực nước biển, lấn chiếm các vùng đất liền
ven bờ, thu hẹp diện tích lục địa.
- Nhiệt độ tăng cao sẽ làm tăng chu trình hạn hán, lụt lội ở nhiều nơi với mức độ ngày càng khốc liệt
hơn. Có những quốc gia phải đương đầu với nạn thiếu nước trầm trọng.
- Ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm số lượng phê phẩm hóa tăng cao,
tuổi thọ của các công trình và sản phẩm giảm xuống.
- Ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Khi nóng quá, con người có cảm giác nóng ở da, khó thở,
đánh trống ngực, khát nước, khô cổ, nhức đầu và chóng mặt.
- Ảnh hưởng đáng kể đến sự sinh trưởng của gia súc, gia cần, gây ra nhiều loại bệnh.
3.4. Giải pháp khắc phục ô nhiễm nhiệt.
Để tránh sự nóng lên của Trái Đất cần phải tránh hiện tượng hiệu ứng nhà kính xảy ra, mà
biện pháp chủ yếu là giảm hiện tượng khí thải CO2 vào khí quyển:
- Tận dụng nhiệt phát sinh cho các mục đích đun nước nóng, sấy sản phẩm, sản xuất điện,..
- Công trình nhà ở và sản xuất cần phải có biện pháp thông thoáng hợp lý, hướng gió tốt hoặc
phải có biện pháp làm mát nhân tạo cho công trình.
- Trồng cây xanh và bảo vệ trường giúp điều hòa khí hậu cho Trái Đất.
- Tăng diện tích ao hồ, làm mát môi trường không khí.
- Sử dụng hiểu quả và tiết kiệm năng lượng.
- Đầu tư phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng sạch: gió, mặt trời, địa nhiệt,…
- Nghiên cứu và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật. Vd: công nghệ thu giữ khí CO2
4. Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
4.1. Khái niệm
Âm thanh: dao động cơ học (sóng âm đàn hồi, được thính giác tiếp nhận) tốt nhất từ 1000 - 5000
Hz.
Tiếng ồn:
- Là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự, gây
cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và nghỉ ngơi của con
người.
- Là những âm thanh phát ra không đúng thời điểm, không đúng nơi, âm thanh phát ra với
cường độ quá lớn, vượt quá mức chịu đựng của con người.
4.2. Các nguồn gây ô ồn
4.2.1. Giao thông
- Các phương tiện cơ giới: ống xả, động cơ, còi, các bộ phận lắp ráp không chặt chẽ, đóng mở cửa
xe, tiếng rít của phanh hãm => mật độ, chất lường phương tiện.
- Tiếng ồn do máy bay: chủ yếu lúc cất cánh và hạ cánh => ảnh hưởng khu dân cơ lân cận.
4.2.2. Công nghiệp
- Hoạt động các máy móc thiết bị => ồn đáng kể.
- Sự va chạm giữa các vật rắn với nhau hoặc sự chuyển động hỗn loạn giữa các dòng khí và hơi.
4.2.3. Xây dựng
Máy móc, phương tiện cơ giới sử dụng trong xây dựng gây nên (máy dầm, khoan bê tông, máy cắt,
búa hơi…)
4.2.4. Sinh hoạt
- Từ các thiết bị thu phát âm thanh: tivi, radio, cát-xét, karaoke,…
- Những nơi tập trung đông người (chợ, khu vực buông bán…)
- Các hoạt động sữa chữa nhà cửa.
=> Nguồn này chủ yếu phụ thuộc vào ý thức của con người.
4.3. Ảnh hưởng của tiếng ồn đến cuộc sống của con người
- Giấc ngủ: không thể ngủ ngon giấc trong môi trường có tiếng ồn quấy nhiễu thường xuyên, ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe, năng suất của ngày hôm sau.
- Sức khỏe: ảnh hưởng đến thính giác, giảm khả năng nghe, gây bệnh tim mạch, huyết áp, cấu kỉnh
bực bội, giảm sút trí nhớ.
- Năng suất công việc: gây mất tập trung của con người, làm độ sai sót trong công việc tăng cao,
hiệu quả công việc giảm đáng kể.
- Trao đổi thông tin: gây nhiễu thông tin, tiếp nhận thông tin khó khăn, thông tin nhận được có độ
chính xác không cao, không đáng tin cậy.
4.4. Biện pháp khắc phục tiếng ồn
- Giảm tiếng ồn và chấn động nay tại nguồn: khâu thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành sử dụng, bảo
dưỡng, chế tạo, lắp đặt, vận hành sử dụng, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị.
- Trồng cây xanh: dãi cây xanh dày đặc rộng 10-15m có thể giảm tiếng ồn 15-18dB.
- Phương tiện bảo hộ lao động: nút tai, mặt nạ kín.
- Nâng cao nhận thức: tuyên truyền cho cộng đồng biết tác hại của tiếng ồn và có trách nhiệm trong
vấn đề tiếng ồn do mình gây nên.

CHƯƠNG 5
MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

You might also like