You are on page 1of 8

Chương 3: Ô NHIỄM TRONG CÁC HỆ THỐNG MT- XÂY DỰNG

MÔ HÌNH SPRC PHỤC VỤ QUẢN LÝ MT ĐỊA PHƯƠNG


Hệ thống môi trường là một thành phần của hệ sinh thái. Tuy nhiên, thành phần môi trường
không tách rời các thành phần khác trong hệ sinh thái nên muốn giải quyết những vấn đề
của hệ thống môi trường như bảo vệ môi trường , ngăn ngừa ô nhiễm, sản xuất sạch
hơn…cần phải xem xét tổ thể hệ sinh thái. Mô hình SPRC là sơ đồ kết nối giửa hệ thống
môi trường và các thành phần khác trong hệ sinh thái.

1. TÓM TẮT CẤU TRÚC VÀ ĐỘNG THÁI CÁC HỆ SINH THÁI ĐÔ


THỊ
Có nhiều kiểu hệ sinh thái ở VN nhưng việc đô thị hóa đã là phổ biến và quy luật cấu trúc
của các hệ sinh thái tự nhiên không còn đúng ở đô thị.
Các vấn đề food web, mạng thức ăn giữa các loài động vật, cạnh tranh, cộng sinh, ký sinh
giữa các loài động thực vật không còn có ở các đô thị.
Ở một hệ sinh thái nói chung thường bao gồm các thành phần trong sơ đồ sau:

Hình 3.1. cấu trúc tổng quát của một hệ sinh thái nhân văn (đô thị nông thôn)
Trong đó, hệ thống môi trường thuộc hệ thông tự nhiên chỉ gồm các thánh phần phi sinh
vật (đất nước không khí) nhưng không độc lập mà tương tác với sinh vật, với hoạt động
kinh tế xã hội (của hệ thông xã hội) và cũng chịu tác động của môi trường bên ngoài (khí
hậu, thời tiết..).
Vì tính chất hệ thống quy luật đó, muốn giải quyết vấn đề bảo vệ ôi trường, phải hiểu hệ
thống môi trường với tầm nhìn tổng thể và toàn diện, xem xét sự kết nối giữa các thành
phần của hệ sinh thái.
Các phần sau đây sẽ giúp người học xem xét các thành phần và sự tương tác giữa các thành
phần.
Hình 3.2. Các hệ sinh thái đô thị gồm thành phân xây dựng (nhà ở), sản xuất công nghiệ
(khu CN) và thành phần thiên nhiên còn lại (tự nhiên và nhân tạo)

2. NHẬN DẠNG CÁC NGUỒN Ô NHIỄM TRONG CÁC HỆ THỐNG


MÔI TRƯỜNG
Để nhận dạng các các nguồn ô nhiễm trong các hệ thống môi trường, ta cần sử dụng
công cụ hệ thống AIA (sơ đồ khía cạnh hoạt động tác động)

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI –


SẢN XUẤT …

Tài nguyên:
Bụi, tiếng ốn, nhiệt, Khí Nước Chất thải
điện nước,
chói sáng , bức xạ, vi thải thải rắn
nguyên liệu
khuẩn..

Sức khỏe Con người, sông, hồ, nước dưới


đất, khí quyển

Hình 3.3: sơ đồ khía cạnh- hoạt động -tác động thể hiện nguồn phát sinh ô nhiễm môi
trường.
Như vậy , để xác định các nguồn phát sinh ô nhiễm, cần phải biết một địa phương có những
hoạt động gi:
• Sinh hoạt dân cư
• Nông nghiệp (lúa, cây ăn trái)
• Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
• Khai khoáng
• Chế biến thực phẩm, sản xuất công nghiệp khác (xi mạ, giấy, dệt nhuộm…)
• Chôn lấp rác
• Thương mại (nhà hang kha1h sạn, TT thương mại)
• Khai hoang, xây dựng
• ........
Thông tin về hoạt động của địa phương hay nhà máy có thể tìm như sau:
- Địa phương: sử dụng bản đồ trên wikimapia; cổng thông tin iportal và Bách khoa toàn
thư mở Wikipedia.
Ví dụ: Thành phố Biên Hòa

- Nhà máy: sử dụng sơ đồ công nghệ sản xuất của nhà máy: các hoạt động trênq uy trình
công nghệ sản xuất của nhà máy:

Ví dụ: sơ đồ công nghệ sản xuất nhà máy sữa tiệt trùng. (các phần hoạt động là các
giai đoạn của tiến trình công nghệ)
3. CÁC TÁC NHÂN Ô NHIỄM
Các yếu tố khía cạnh môi trường khác như nhiệt, tiếng ồn, bức xạ… thì dễ nhận biết. Tuy
nhiên, khí thải, nước thải và rác thải là khái niệm chung về ô nhiễm, trong từng loại chất
thải, có chứa nhiều thông số ô nhiễm có ảnh hưởng đến các chủ thể tiếp nhận.
Các thông số ô nhiễm chính là các tác nhân gây ô nhiễm trong hệ thống môi trường. Các
tác nhân này vô hại nếu chưa có nồng độ cao theo quy định trong các quy chuẩn môi trường.
Các quy chuẩn môi trường phổ biến trong công tác quản lý môi trường bao gồm:
Loại ô nhiễm Quy chuẩn quốc gia áp Các tác nhân chính Ghi chú
dụng trong quản lý
1. Không khí QCVN 05/2023-BTNMT Bụi PM10, PM2,5, Không khí
CO2, NO2, O3 xung quanh
1. Nước mặt QCVN 08/2023-BTNMT Hữu cơ, dinh dưỡng, Nước mặt
vi sinh, kim loại nặng
2. Nước dưới đất QCVN 09/2023-BTNMT Các kim loại nặng Cd, Còn quen gọi là
Ar, Chì, thủy ngân.. nước ngầm
3. Đất QCVN 03/2023-BTNMT Các kim loại nặng Cd, Chưa tính rác
Ar, Chì, thủy ngân.. và chất thải
nguy hại
Các quy chuẩn quốc gia về quản lý các loại ô nhiễm thường được Bộ TNMT cập nhật liên
tục và được công khai trên mạng, có thể tìm kiếm bang Google.
Có thể nói rằng mỗi loại nước thải, khí thải của các loại công nghiệp khác nhau sẽ có đặc
trưng ô nhiễ khác nhau nghĩa là tác nhân các nhau.
Các thông tin về đặc trưng ô nhiễm của các loại nước thải khác nhau có thể tìm thấy tre7n
Google bằng từ khóa thích hợp.

4. PHƠI NHIỄM VÀ TUYẾN TIẾP XÚC VÀ ĐƯỜNG DẪN MÔI


TRƯỜNG
5.1. Phơi nhiễm

Phơi nhiễm (Exposure) là thuật ngữ chuyên dùng trong bộ môn đánh giá rủi ro môi trường.
Phơi nhiễm là khái niệm chỉ sự tiếp xúc của con người haysinh vật khác với các môi trường
bị ô nhiễm.

5.2. Tuyến tiếp xúc


Không phải lượng chất ô nhiễm sẽ đi vào sinh vật hoàn toàn mà đi vào cơ thể sinh vật bằng
3 tuyến tiếp xúc:
1. Tuyến ăn uống (ô nhiễm nước)
2. Tuyến hít thở (ô nhiễm khí)
3. Tuyến tiếp xúc (ô nhiễm nước và đất)

Trong đánh giá rủi ro sức khỏe, người ta tính tổng lượng hấp thụ của từng tuyến tiếp xúc,
tổng hợp lại để tính lượng nhiễm vào cơ thể.
Phân biệt cơ chế phơi nhiễm và tuyến tiếp xúc là cơ sở để đánh giá rủi ro sức khỏe từ các
nguyên nhân là chất ô nhiễm từ môi trường.
Khi quá trình vận chuyển của chất ô nhiễm, nếu chất ô nhiễm đi vào cơ thể sinh vật bằng
ba tuyến tiếp xúc, khi đó ta gọi đó là sự phơ nhiễm (Exposure)

5.3. Đường dẫn môi trường (pathway)

Sự vận chuyển chất ô nhiễm không xem xét đến tuyến tiếp xúc thì gọi là đường dẫn môi
trường (Environmental Pathway)
Đường dẫn có rất nhiều dạng:
Những đường dẫn trực tiếp là các môi giới môi trường như:
- Lan truyền, khuếch tán trong không khí ví dụ khí rác từ bải chôn lấp
- Chảy theo dòng nước sông ví dụ như nước thải công nghiệp xa thải vào sống, suối, nước
thải sinh hoạt từ nước cống xả ra kinh rạch ở Tp Hồ Chí Minh.
- Dư lượng phân bón tồn dư trong đất.
Bênh cạnh các đường dẫn trực tiếp, trong các hệ sinh thái cũng hiện hữu nhiều đường dẫn
qua nhiều trung gian như:
+ Nước -> Cá, tôm -> người
+ Nước -> hồ, sông ở cảnh quan khác
+ Nước -> đất, nước ngầm -> sông ở cảnh quan khác
+ Nước -> đất -> cây trái -> người….

5. CÁC CHỦ THÊ TIẾP NHẬN Ô NHIỄM


Receptors hay các chủ thể tiếp nhận ô nhiễm là các đối tượng sẽ nhận các tác nhân ô nhiễm.
Việc xác định các chủ thể tiếp nhận có ý nghie4 quan trọng trong việc đưa ra các chính
sách bảo vệ môi trường phù hợp.
Các chủ thể tiếp nhận ô nhiễm có thể tóm tắt trong sơ đồ sau đây:
Hình Tổng hợp từ nguồn ô nhiễm, đường dẫn và hủ thể tiếp nhận trong hệ thống môi
trường

6. HẬU QUẢ CỦA CÁC LOẠI Ô NHIỄM


Đánh giá hậu quả của các loại ô nhiễm là nhiệm vụ của bộ môn đánh giá tác động môi
trường và đánh giá rủi ro môi trường.
Trong phạm vi của việc xây dựng mô hình SPRC, ta có thể nêu knhiễhái quát những hậu
quả trực tiếp hay gián tiếp của các tác nhân ô nhiễm, từ đó cân nhắc lợi ích và chi phí của
các hoạt động giảm thiểu hậu quả.
Một vài gợi ý về hậu quả của các cây trồng hoặcại ô nhiễm:
1. Ô nhiễm vi sinh: gây bệnh đường ruột, làm tang chi phí y tế của xã hội.
2. Ô nhiễm kim loại nặng sẽ gây ngộ độc cây trồng, gây ung thư cho người
3. Ô nhiễm dinh dưỡng gây ra tảo nở hoa,
4. Ô nhiệm hữu cơ gậy hại cho nuôi trồng thủy sản…
…………….
Các thông tin tin về hậu quả ô nhiệm có thể tìm thấy trên mạng internet bằng bộ tìm kiếm
Google.

7. TỔNG HỢP NGUỒN ĐƯỜNG DẪN CHỦ THỂ TIẾP NHẬN VÀ HẬU
QUẢ THÀNH SƠ ĐỒ SPRC
7.1. Ý nghĩa của sơ đồ SPRC

Ngăn ngừa những nguồn sinh ra chất ô nhễm hay lũ lụt trước khi nó di chuyển làm thay
đổi hệ thống MT
Đưa ra chính sách quản lý nhằm khuyến khích hay ngăn cấm các dòng vật chất bất lợi cho
phát triển MTHT. Ví dụ cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại.
Biết được các đối tượng nào tiếp nhận, đặc biệt là con người để cảnh báo, tránh các nguy
hại (trong kho học môi trường gọi là rủi ro MT).
Biết được hậu quả của dòng vật chất có hại mà cân nhắc lợi ích và chi phí đầu tư ngăn
chặn.

7.2. Các bước thực hiện sơ đồ SPRC

Bước 1: Dùng các công cụ hệ thống (mindmap hay sơ đồ hệ thống), sử dụng bản đồ số trên
GIS để suy diễn ra các nguồn, nơi sinh ra ô nhiễm, nước lũ ….
Cần chú ý đến địa hình (thượng nguồn) hay hướng gió thổi qua nguồn phát sinh để các
định đường dẫn cho chính xác.
Bước 2: Từ các nguồn, chỉ ra các đường đi có thể có của các chất ô nhiễm. Cần chú ý ngoài
3 đường đi chính là qua nước mặt, không khí, mặt đất, còn có các đường phức hợp như:
+ Nước -> Cá, tôm -> người
+ Nước -> hồ, sông ở cảnh quan khác
+ Nước -> đất, nước ngầm -> sông ở địa phương khác
+ Nước -> đất -> cây trái -> người….
Bước 3: Xác định tác nhân: Hữu cơ (BOD, COD), dinh dưỡng (N, P), vi sinh (Coliform),
kim loại nặng (Arsenic, Pb,…), ồn, nhiệt….
Bước 4: Xác định đối tượng tiếp nhận: MT nước, MT Đất, MT không khí, hau động thực
vật, hoặc con người.
Bước 5: Ước lượng các hậu quả khi các đối tượng tiếp nhận nguồn nguy hại từ dòng vật
chất.

You might also like