You are on page 1of 10

Chương 1:

- Khái niệm môi trường?


- Các thành phần của môi trường
- Chức năng của môi trường
- Yếu tố sinh thái phụ thuộc vào mật độ và yếu tố sinh thái không phụ thuộc vào mật độ. Nhớ học
ví dụ
- Môi trường tự nhiên là Môi trường bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh
học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người.
Môi trường xã hội là Môi trường tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ,
thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các
nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ
chức đoàn thể,...
Tài nguyên bao gồm tất cả các yếu tố vật chất. có trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên
quan, mà con người có thể sử dụng để phục vụ cuộc sống và sự phát triển của con người
sức khỏe là gi?
các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
sức khỏe môi trường là gì?
các khía cạnh của sức khỏe môi trường
các đối tượng của sức khởe môi trường trường
các yếu tố ảnh hưởng của sức khỏe môi trường
Hệ sinh thái là gì
các thành phần của hệ sinh thái
Tập hợp tất cả hệ sinh thái trên bề mặt trái đất làm thành sinh quyển
chuỗi thức ăn
mạng lưới thức ăn
cần bằng của hệ sinh thái
cân bằng của hệ sinh thái phụ thuộc vào tính đa dạng sinh học
nhớ các ví dụ tính đa dạng sinh học ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái (cỏ, thỏ, cáo,..)
vi sinh vật (nấm và vi khuẩn) có vai trò quan trọng trong xử lý chất thải và khép kín vòng tuần
hoàn vật chất
Rừng nhiệt đới là khu vực có tính đa dạng sinh học cao
Khái niệm đa dạng sinh hoc?
Trong hệ sinh thái. loài côn trùng là loài có số lượng cá thể nhiều nhất

CHƯƠNG 2:

Khủng hOẢNGng môi trường Sự cố moi trường phân biệt giữa sự cố và khủg khoảng , cho ví dụ
Không khí là gì
Bầu khí quyển?
đặc điểm của các tầng của bầu khí
ô nhiễm không khí
các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí?
Phân biệt ô nhiễm sơ cấp và ô nhiễm thứ câp? Mối liên hệ giữa 2 loại ô nhiễm này
các tác nhân ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng của chúng đến con người
Hiệu ứng nhà kính
mưa axit
thửng tầng ozon
khói mù quang hóa
nhớ học về cơ chế và tác động của chúng đến môi trường tự nhiên và sức khỏe con người
các nguồn nước trong tự nhiên
nhớ tỷ lệ của nước ngọt trên bề mặt
đặc điểm của các nguồn nước sinh hoạt: nước mưa, nước giếng, sông hồ ao suối
các nguyên nhân gây ô nhiễm nước
các bệnh phát sinh do ô nhiễm nước
Đất là gì?
Ô nhiễm đất là ntn?
Các nguyên nhân gây ô nhiễm đất
Các bệnh gây ra do đất ô nhiễm
ô nhiễm trắng là do đồ nhựa và túi ni lon
ô nhiễm tiếng ồn nó gây suy giảm thính lực
Việt nam hứng chịu rất nhiều cơn bão do nằm trong vùng ảnh hưởng của Thái Bình Dương

CHƯƠNG 3,4,5:

những tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái và sức khỏe con người
chất lượng môi trường đô thiị
nhà là gì
hội chứng nhà kín
các nguyên nhân gây SBS
Bệnh truyền nhiễm bệnh mãn tính phân biệt bênh truyền nhiễm và mãn tính
các giai đoạn của bệnh truyền nhiễm
Bệnh nghề nghiệp
các nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp
tác hại của tai nạn lao động
an toàn lao động
đánh giá nguy cơLà một vấn đề khoa học, đó là việc thu thập dữ liệu trên cơ sở quan sát và các mô hình
thực nghiệm để xác định mối quan hệ giữa phản ứng và liều lượng.
đánh giá quản lý nguy cơ Là quá trình đưa ra quyết định phải làm gì, dùng những biện pháp nào để
phòng ngừa nguy cơ không thể chấp nhận được.
các phương diện của quản lý SKMT
ü Quản lý môi trường bằng các giải pháp kỹ thuật đối với môi trường đất, nước, không khí và thực phẩm
ü Quản lý môi trường bằng chính sách, chiến lược, các giải pháp hành chính và luật lệ
iso 22000 là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
iso 14000 hệ thống quản lý môi trường

 các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí trong nhà: Sự tăng trưởng của nấm mốc -
Nấu ăn, sưởi ấm ở trong nhà từ nguồn nhiên liệu hóa thạch - Thảm chùi chân, thảm trải sàn là
nơi trú ngụ của nhiều vi sinh vật - Sơn tường, vecni trên đồ gia dụng, nội thất - Khói thuốc lá -
Hóa chất tẩy rửa - Sử dụng hóa chất mỹ phẩm có chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC)
 các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của người việt NAm - Các yếu tố dân số - Toàn cầu hóa, công
nghiệp hóa, đô thị hóa, di cư và thay đổi lối sống - Biến đổi khí hậu - Sức khỏe môi trường - An
toàn vệ sinh thực phẩm - Lối sống
 3 tác động chính của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sk con người:
 Tạo điều kiện thuận lợi cho sự bùng nổ các bệnh dịch truyền nhiễm.
 Tăng khả năng lây truyền các các bệnh lan truyền từ động vật → người và người → người.
 Cản trở sự kiểm soát dịch bệnh trong tương lai.

 Thủng tầng ozone:


- Khái niệm:
 Tầng ozon là một lớp phủ sâu trong tầng bình lưu của Trái Đất, chứa một lượng lớn
ozon (O3, một dạng của oxi, có màu xanh nhạt, mùi khó chịu). Chúng có khả năng
hấp thụ 97-99% các tia cực tím xâm nhập vào vỏ Trái Đất từ ánh nắng Mặt Trời. Độ
dày của tầng ozone khoảng 3 đến 5mm, nhưng nó dao động khá nhiều tùy theo
mùa và địa lý.
 Tầng ozon được sinh ra từ chính những tác động của tia cực tím đến các phân tử oxy,
tạo ra các nguyên tử oxi sau đó kết hợp và tạo thành O3. Gồm có 2 dạng:
+ Ozon tốt được tạo ra từ tự nhiên, nằm ở tầng bình lưu phía trên, cách bề mặt Trái
Đất 6 – 30 dặm.
+ Ozon xấu còn được gọi là ozon tầng đối lưu hay ozon tầng mặt đất.
- Vai trò của tầng ozone:
 Tầng Ozone có vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Dù chỉ là một lớp
không khí không quá dày nhưng nó đóng vai trò bảo vệ Trái Đất khỏi các yếu tố gây hại từ
bên ngoài, đặc biệt là hấp thụ các tia độc hại chiếu xuống từ Mặt Trời.
 Trong ánh nắng từ Mặt Trời chiếu xuống chứa rất nhiều tia độc hại tới sức khỏe con người
như tia cực tím, tia hồng ngoại, tử ngoại, UV. Nếu tiếp xúc trực tiếp với chúng sẽ dẫn đến
cấu trúc tế bào da & mắt bị phá hỏng gây lên ung thư. Bởi vậy, nhờ vào sự cản trở của tầng
Ozone, một phần lớn các tia độc hại không thể ảnh hưởng tới trái đất, bảo vệ con người và
sinh vật tốt hơn.
- Nguyên nhân thủng tầng ozone:
 Nguyên nhân thủng tầng Ozone được bắt nguồn từ chính các hoạt động sản xuất, sinh hoạt
của con người.
 Cụ thể là sự giải phóng quá mức Clo và Brom từ các chất nhân tạo như CFC. CCI3.CH3,…các
chất này được gọi là ODS – chất làm suy giảm tầng Ozone chính. Clo và Brom được biết là hai
chất làm suy giảm và thủng tầng Ozone ở tốc độ siêu âm. Một nguyên tử Clo có khả năng
phá vỡ hàng ngàn phân tử Ozone nhưng một nguyên tử Brom lại tàn phá được gấp 40 lần
một nguyên tử Clo.
 Sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp kéo theo một lượng khổng lồ khí thải được xả
thẳng ra môi trường mỗi ngày. Các chất thải công nghiệp bao gồm các loại khí độc như: CO2,
Nito, Metan,… vẫn được đào thải ra mỗi trường hàng ngày với nồng độ vô cùng lớn. Đây đều
là những chất gây ra ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính và thủng tầng Ozone.
- Hậu quả:
 Đối với con người:
+ Thủng tầng ozon đồng nghĩa với việc các tia độc hại từ ánh nắng mặt trời sẽ chiếu trực tiếp
xuống Trái Đất, con người sẽ tiếp xúc với các tia này nhiều hơn. Điều này làm phá vỡ hệ miễn
dịch gây ra nhiều bệnh như ung thư da, đục thủy tinh thể, cháy nắng, làm suy yếu hệ thống
miễn dịch và lão hóa nhanh.
 Đối với động thực vật:
+ Sự suy giảm của tầng ozon khiến cho khả năng sinh sản và tăng trưởng của các loại sinh vật
biến bị suy giảm nặng nề. Đặc biệt là đối với các sinh vật biển sẽ bị giảm hệ miễn dịch một
cách nghiêm trọng. Các tia tử ngoại cũng khiến cho các sinh vật phù du bị tiêu diệt dần.
Trong chuỗi thức ăn thủy sản, sinh vật phù du xuất hiện ở trên cao. Nếu sinh vật phù du giảm
số lượng do phá hủy tầng ozon, chuỗi thức ăn biển sẽ bị phá vỡ theo nhiều cách.
+ Khi chịu sự tác động lớn từ tia cực tím, lá cây sẽ bị hư hại nhanh chóng, cản trở quá trình
quang hợp của cây cối. Cây chậm phát triển, giảm năng suất. Nhiều loài cây trồng dễ bị tổn
thương bởi ánh sáng tia cực tím mạnh và phơi sáng quá mức có thể dẫn đến tăng trưởng tối
thiểu, quang hợp và ra hoa. Không chỉ vậy, nhiều hệ thực vật cũng bị ảnh hưởng nghiêm
trọng bởi các tia UV và dẫn đến tuyệt chủng.
 Đối với không khí
+ Khi tầng ozon bị suy giảm sẽ làm tăng lượng bức xạ tử ngoại UV-B đến mặt đất, các phản
ứng hóa học tăng do các chất trong không khí hoạt động mạnh hơn, dẫn đến hiện tượng ô
nhiễm khí quyển. Một trong những hiện tượng minh chứng rõ ràng nhất đó chính là các trận
mưa axit diễn ra ngày càng nhiều hơn, để lại những hậu quả không lường trước được tính
nghiêm trọng.
+ Thủng tầng ozon cũng khiến hiện tượng nhà kính gia tăng, Trái Đất ngày càng nóng lên.
 Ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc
+ Các tia tử ngoại từ ánh nắng Mặt Trời có thể làm giảm tuổi thọ của các công trình xây
dựng. Các vật liệu xây dựng do chịu tác động mạnh từ các tia tử ngoại dẫn đến bị xuống cấp,
lão hoá nhanh hơn. Tuổi thọ của các công trình kiến trúc vì vậy mà giảm sút và đang là một
trong những vấn đề đang được quan tâm rất lớn.
- Biện pháp khắc phục:
 Hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân và các hoạt động sản xuất gây ra khí ODs
 Sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, năng lượng sạch như năng lượng Mặt Trời, năng
lượng gió, sóng biển...
 Cần có những biện pháp để xử lý tình trạng ô nhiễm cục bộ trong những khu công nghiệp,
nhà máy...để giảm thiểu các loại bụi và khí độc hại vào bầu khí quyển ; Xử lý các khu công
nghiệp, nhà máy thải khí độc trực tiếp ra ngoài môi trường
 Nâng cao và triển khai hoạt động giáo dục, tư vấn cũng như tuyên truyền ngăn chặn các việc
làm xấu có hại cho môi trường
 Hạn chế ô nhiễm môi trường bằng việc giảm phương tiện giao thông chạy bằng xăng/dầu, sử
dụng xe công cộng thay cho xe cá nhân không dùng chất hóa học để trừ sâu,…
 Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại bao bì bằng nhựa xốp, thay thế khi dùng các loại làm từ
gỗ, giấy, vải.
 Tự bảo vệ chính mình bằng việc hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng của mặt trời (che
chắn da, đeo kính râm, đội mũ nón,…)
 Hiệu ứng nhà kính
- Khái niệm:
 Là hiện tượng khiến cho không khí của trái đất nóng lên. Do bức xạ sóng của Mặt Trời xuyên
qua tầng khí quyển rồi xuống bề mặt trái đất, mặt đất hấp thụ lại hơi nóng rồi bức xạ sóng
dài vào khí quyển. Lúc này khí nhà kính đặc biệt là khí C02 hấp thụ bức xạ sóng dài đó và
phân tán nhiệt lên Trái Đất, khiến cho Trái Đất bị nóng lên. Điều này khiến cho toàn bộ không
gian bên trong Trái Đất nóng lên chứ không phải mỗi chỗ được chiếu sáng.
- Nguyên nhân:
 Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do các khí nhà kính gia tăng cao, trong đó khí C02 là
nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính, sau đó là các khí CFC, CH4 (khí metan), O3
(ozon), NO2...
 Ngày nay các hoạt động sinh hoạt, khai thác và phát triển của con người cùng với các hoạt
động chặt phá rừng bừa bãi khiến khí CO2 ngày càng tăng, hiện tượng hiệu ứng nhà kính
cũng tăng cao. Nhiệt độ không khí trên Trái Đất cũng theo đó mà tăng lên.
- Hậu quả:
 Biến đổi khí hậu Trái đất:
+ Tất cả những hoạt động tạo ra khí thải làm gia tăng các chất khí có trong khí quyển của Trái
đất là nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu. Hiện tượng biến đổi khí hậu tính tới thời
điểm hiện tại nó đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ sinh thái cũng
như đời sống của con người .
 Nước biển dâng:
+ Nước biển dâng lên là sự dâng lên của mực nước ở các đại dương trên toàn cầu nhưng
không phải do thủy triều hoặc bão gây ra,..Nước biển dâng lên bất thường ở một vị trí nào
đó có thể cao hoặc thấp hơn mực nước biển toàn cầu nhưng vẫn có khả năng làm cho các
thành phố ven biển ở khắp nơi trên thế giới chìm trong nước biển, trong đó có cả những
thành phố ven biển của Việt Nam.
 Nóng lên toàn cầu: Là thuật ngữ dùng để chỉ nhiệt độ của trái đất đang có sự thay đổi ở cấp
độ toàn cầu và đang tăng dần trong từng giai đoạn lịch sử do các chất khí nhà kính gây ra và
rồi nhiệt lượng đó dần được tích tụ trong khí quyển trái đất bởi các chất khí như C02.. làm
giảm lượng bức xạ cũng như nhiệt lượng của trái đất cần được giải phóng ra vũ trụ thay vì bị
hấp thụ và giữ lại.
 - Hiện tượng băng tan : Các nhà khoa học cho rằng đó là quá trình tích lũy các chất khí nhà
kính gây nên hiệu ứng nhà kính về lâu về dài sẽ làm trái đất nóng dần lên khiến thể tích nước
giãn nở, hậu quả tăng tỉ lệ băng tan ở hai cực. Bởi tác động của nhiệt độ toàn cầu đang dần
nóng lên từ nó lượng băng vĩnh cửu lúc này đang dần bị tan đi
 - Hiện tượng thời tiết cực đoan : là do tác động của các chất khí nhà kính làm hệ sinh thái
khắp thế giới đang dần biến đổi. Từ đó khiến cho các hiện tượng hạn hán kéo dài quanh năm
ở nhiều khu vực, ảnh hưởng tới canh tác hay sinh hoạt hay nói nghiêm trọng hơn là ảnh
hưởng tới sự sống của hệ sinh thái ở nơi đang chịu đựng, chống chọi lại mẹ thiên nhiên. Hay
những nơi gần sông hồ lại chịu lũ lụt trong thời gian dài do lượng mưa tăng đột ngột từ
những thời tiết mưa cực đoan.
- Giải pháp:
 Trồng nhiều cây xanh, không phá rừng bừa bãi
+ Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng là một yếu tố không thể thiếu
cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Được biết, nạn phá rừng vốn là nguyên nhân gây
ra 20% khí thải CO2 mỗi năm.
+ Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2 trong quá trình quang
hợp) nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển, từ đó làm giảm hiệu ứng nhà kính
khí quyển.

 Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng


+ Việc dùng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu, than củi,…)
cùng các tài nguyên (nước ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản…)
trong sản xuất và sinh hoạt sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính.
+ Cả nước hiện nay có khoảng hơn 10 triệu hộ dùng điện, chỉ cần mỗi hộ
thay một bóng đèn sợi đốt hoặc neon bằng đèn compact thì trung bình mỗi
hộ tiết kiệm được 9W, toàn quốc sẽ tiết kiệm được 90MW điện vào giờ cao
điểm.
 Tắt nguồn điện khi không sử dụng
+ Tiết kiệm điện và giảm sự nóng lên toàn cầu bằng cách tắt đèn khi ra khỏi
phòng. Và hãy nhớ tắt ti vi và máy tính của bạn khi bạn không sử dụng
chúng. Tắt nước khi bạn không sử dụng nó. Trong khi đánh răng hay rửa xe,
tắt nước cho đến khi bạn thực sự cần nó để rửa. Bạn sẽ làm giảm hóa đơn
tiền nước của bạn và giúp bảo tồn một nguồn tài nguyên quan trọng.
+ Một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch,
sinh ra một lượng khí CO2 lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng
đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.
 Sử dụng các nguồn năng lượng sạch
+ Hạn chế sử dụng nhiêu liệu hóa thạch và tìm kiếm các nguồn năng lượng
thay thế. Nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ…) là nguồn gây hiệu ứng
nhà kính rất lớn. Con người đã và đang tìm kiếm các nguồn năng lượng thay
thế thân thiện môi trường như năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, địa nhiệt…
 Nên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
+ Khi cần di chuyển những quãng đường gần, hãy đi bộ thay vì dùng xe máy.
Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi học bằng xe đạp, vừa bảo
vệ được túi tiền lại vừa bảo vệ môi trường. Ít xe cá nhân có nghĩa là lượng
khí thải ít hơn.Việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng cũng góp
phần đáng kể việc giảm thải các khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển.
+ Khi bạn lái xe, để đảm bảo xe của bạn chạy một cách hiệu quả. Hãy giữ lốp
xe luôn căng, như vậy có thể cải thiện hơn 3% lượng xăng của bạn, không
chỉ giúp bạn tiết kiệm ngân sách mà còn giúp giảm 20 kg CO2 trong khí
quyển.
 Tái sử dụng và tái chế
+ Góp phần giảm thiểu chất thải bằng cách chọn các sản phẩm tái sử dụng
thay vì dùng một lần. Mua sản phẩm với bao bì tối thiểu sẽ giúp giảm chất
thải. Bạn có thể tái chế giấy, nhựa, báo, thủy tinh và lon nhôm… bất cứ lúc
nào. Bằng cách tái chế một nửa số rác thải sinh hoạt của bạn, bạn có thể
giảm khoảng 1,2 tấn khí CO2 mỗi năm.

 Mưa axit
- Khái niệm:
 dùng để chỉ các chất ô nhiễm công nghiệp có trong nước mưa và nước có độ
pH dưới 5.6. Những hạt axit sẽ được lẫn vào trong nước mưa khiến cho độ
pH giảm xuống. Mưa axit còn hòa tan một số kim loại nguy hiểm trong không
khí khiến nước mưa thêm độc hơn.
- Nguyên nhân:
 Nguyên nhân dẫn đến mưa axit có rất nhiều, nhưng chung quy lại chủ yếu là
do con người và sự thay đổi của tự nhiên. Sự thay đổi của tự nhiên như sự
phun trào của núi lửa, đám cháy,... Trong bầu khí quyển, lượng oxit của lưu
huỳnh và nitơ tăng đáng kể làm hình thành mưa axit.
 Trong quá trình sống, con người phát triển kinh tế và công nghiệp sử dụng
nhiều than đá, dầu mỏ để làm chất đốt. Từ đó, sản sinh ra các khí độc như
SO2, NO2, H2SO4, HNO3,... bởi trong than đá, dầu mỏ thường chứa một
lượng lớn lưu huỳnh và không khí lại chứa rất nhiều khí nitơ.
 Bên cạnh đó, còn một số tác nhân khác như khí thải của các nhà máy công
nghiệp, nhiệt điện, luyện kim, lọc dầu,.... do con người sản xuất ra cũng là
nguyên nhân hình thành mưa axit.
- Quá trình hình thành mưa axit:

 Lưu huỳnh có lượng lớn trong than đá và dầu mỏ, nitơ thì có nhiều trong
không khí. Trong quá trình đốt đã sản xuất ra các khí độc như SO2 và NO2.
Khi đó, các khí sẽ được hòa tan trong không khí để hình thành H2SO4,
HNO3.

 Trời mưa, những hạt axit được hòa lẫn vào nước mưa, làm cho nước mưa
có độ pH giảm chỉ còn 5.6. Nước mưa còn có thể hòa tan với một số oxit gây
hại khác có trong không khí khiến nước mưa càng thêm độc hại, ảnh hưởng
không tốt đến sự sống của con người, động thực vật.

- Tác hại:

 Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người

+ Tác hại đầu tiên chúng ta cần quan tâm đó là mưa axit ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe con người. Nếu bạn sử dụng nước mưa để sinh hoạt như rửa mặt,
tắm, giặt giũ,... có chứa chất axit dễ gây các bệnh về da như nấm, mẩn ngứa,
nặng là viêm da.

+ Đặc biệt, khi bạn sử dụng mưa axit để chế biến món ăn thì rất dễ gây ảnh
hưởng đến đường ruột, hệ tiêu hóa. Trong mưa axit có nhiều chất gây hại
đến sức khỏe con người, chúng rất dễ thẩm thấu vào thức ăn hoặc nước
uống.

+ Theo đó, các thực phẩm bị ô nhiễm này có thể gây tổn hại các dây thần
kinh ở trẻ em. Nếu nặng hơn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ và
tử vong. Các chuyên gia khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng các
chất kim loại có trong mưa axit sẽ gây ra bệnh Alzheimer.

+ Bên cạnh đó, mưa axit còn làm ảnh hưởng đến sức đề kháng và đường hô
hấp của con người, vì trong nước mưa không chứa các chất khoáng thiết yếu
cho cơ thể.

 Ảnh hưởng đến khí quyển

+ Mưa axit không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng
đến bầu khí quyển, gây hậu quả không tốt lâu dài đến trái đất. Khi mưa axit
kéo dài sẽ làm hạn chế tầm nhìn do trong bầu khí quyển hình thành các hạt
sulfate, nitrate.

+ Bầu không khí sẽ hình thành các sương mù axit, ảnh hưởng đến khả năng
lan truyền ánh sáng của mặt trời. Đặc biệt là ở vùng Bắc Cực, hiện tường
này đã ảnh hưởng đến sự phát triển của địa y và quần thể tuần lộc, nai tuyết.

 Ảnh hưởng xấu đến các sinh vật dưới nước

+ Mưa axit làm giảm khả năng sống, phát triển của các sinh vật sống dưới
nước, vì mưa axit có độ pH thấp từ đó làm giảm độ pH có trong nước. Nếu
lượng mưa axit có nhiều trong ao hồ, khiến những loài sinh vật bị suy yếu và
chết dần.

+ Mưa axit còn ảnh hưởng đến nước biển và các loài sinh vật biển. Hiện
tượng này gây trở ngại cho các loài cá hấp thụ chất dinh dưỡng, muối và oxy.
Đặc biệt hơn, độ pH trong nước biển bị giảm gây ra dị mất cân bằng muối
trong các mô.

+ Đồng thời, mưa axit làm suy yếu khả năng duy trì nồng độ canxi của sinh
vật biển. Ảnh hưởng đến quá trình sinh sản, gây biến dạng xương và cột
sống cũng bị suy yếu.

 Ảnh hưởng lớn đến cây trồng

+ Mưa axit không chỉ gây hại cho động vật mà còn ảnh hướng lớn đến thực
vật, đặc biệt là các loại cây trồng. Khi xảy ra hiện tượng mưa axit, nước sẽ
thấm vào đất và hòa tan các chất độc hại có trong đất. Rễ cây sẽ hấp thụ và
ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

+ Đồng thời, nước mưa còn làm trôi đi các chất dinh dưỡng có trong đất, làm
cây không thể hấp thụ, sau đó suy yếu và chết. Mưa axit còn tạo ra không khí
lạnh và lấy đi lớp phủ bảo vệ sáp của lá, làm cho lá bị hư hỏng và cây không
còn khả năng phát triển tốt, dẫn đến chết cây.
 Làm xói mòn bề mặt các công trình kiến trúc

+ Thiệt hại vật chất lớn nhất từ mưa axit mang đến cho con người là làm xói
mòn bề mặt các công trình kiến trúc. Minh chứng cụ thể như mưa axit đã làm
hòa tan các loại đá như sa thạch, vôi, cẩm thạch.

+ Ngoài ra, hiện tượng này còn ăn mòn các đồ làm từ sứ hay dệt may, sơn
và kim loại. Các đồ dùng được làm từ da và cao su sẽ xấu đi và bị ăn mòn do
tiếp xúc trực tiếp với mưa axit.

- Giải pháp:

 Không nên sử dụng nước mưa để sinh hoạt.

 Nhà máy xí nghiệp cần xây ống khói thật cao nhằm tránh ô nhiễm cho môi
trường địa phương. Đồng thời, nhà máy nhiệt điện cần phải lắp đặt thiết bị
khử sunphua.

 Kiểm soát khí thải xe cộ làm giảm lượng khí thải của các oxit nitơ từ xe có
động cơ.

 Loại bỏ triệt để lưu huỳnh và nitơ có trong dầu mỏ và than đá trước khi sử
dụng.

 Sử dụng các loại năng lượng thân thiện với trường, bằng các nhiên liệu sạch
như hydro.

 Cải tiến các động cơ trong các phương tiện giao thông theo các tiêu chuẩn
EURO để đốt hoàn toàn nhiên liệu thải ra ngoài môi trường.

 Nhà nước luôn cần có chương trình giáo dục tuyên truyền người dân có ý
thức trong việc bảo vệ môi trường.

 Người dân cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về xử lý nước thải.

 Vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên

You might also like