You are on page 1of 7

Con người trực tiếp gây ra

Vứt rác và đốt rác bừa bãi


Đốt rác
Khi đốt thủ công ở nhiệt độ thấp, các vật liệu này cháy không
triệt để sẽ sinh ra các khí độc như: Oxit cácbon, hydrocacbon,
benzen, dioxin… là những chất rất độc hại. Đốt rác theo phương
pháp thủ công không có sự phân loại các chất độc hại phát sinh
sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người như gây khó thở,
viêm đường hô hấp,... Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến kết cấu các
công trình xây dựng do bị lượng nhiệt cao tác động nhiều ngày.
Vứt rác
việc này không chỉ làm mất mỹ quan mà còn gây ra nhiều tác
hại cho môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Khí thải
sinh ra từ các đống rác sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí,
gây mùi hôi; nước rỉ rác sinh ra sẽ chảy xuống ao hồ, làm ô
nhiễm nguồn nước. Hơn nữa, môi trường ô nhiễm sẽ tạo nơi trú
ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người
và gia súc
Phun thuốc trừ sâu
Đối với người, khi được sử dụng không đúng cách, thuốc bảo vệ
thực vật sẽ gây nhiễm độc cấp tính: Bỏng mắt cấp tính, hủy hoại
da, ảnh hưởng thần kinh, gan. Khi bị nhiễm độc mãn tính sẽ ảnh
hưởng đến tủy xương (thiếu máu bất sản và loạn tạo máu); ảnh
hưởng đến sinh sản (vô sinh ở nam, sảy thai, thai dị dạng...); gây
độc thần kinh; ảnh hưởng đến cơ chế miễn dịch... Cơ thể con
người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật biểu hiện ở nhiều mức
độ: giảm sút sức khỏe, gây rối loạn các hoạt động ở hệ thần
kinh, tim mạch, tiêu hóa hô hấp, bài tiết, gây các tổn thương
bệnh lý ở các cơ quan, hệ thống nói trên từ mức độ nhẹ tới nặng,
thậm chí tàn phế hoặc tử vong. Do đó theo dõi sức khỏe có hệ
thống khi tiếp xúc thường xuyên với thuốc bảo vệ thực vật là rất
cần thiết.
Đối với môi trường xung quanh, thuốc bảo vệ thực vật diệt cả
những côn trùng và động vật hữu ích cho con người, có thể làm
biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái gây ô nhiễm đất,
nước, không khí. Các thuốc trừ sâu tồn dư lâu, không bị phân
hủy ở trong đất và trong nước có thể làm cho động vật, cây
trồng sống ở đó bị nhiễm thuốc lâu dài, con người ăn các sản
phẩm trồng trọt và chăn nuôi bị nhiễm thuốc trừ sâu hằng ngày
một cách gián tiếp, lâu ngày sẽ có hại cho sức khỏe.
Đốt rơm rạ
Khi đốt rơm rạ sẽ sinh ra khí CO, CO2, NO2, SO2, H2O, và
hàng trăm hợp chất khác có hại cho sức khỏe con người...
Hơn nữa, khói rơm rạ thường có tính cay, làm chảy nước mắt,
gây kích thích phản ứng ở họng, làm người ta ho, hắt hơi, lợm
giọng, buồn nôn, thở khò khè, hoặc có cảm giác ngạt thở…
Trung bình một hecta lúa cho 10 - 12 tấn rơm rạ. Việc đốt lượng
phế thải nông nghiệp khổng lồ này sẽ tạo ra một lượng lớn các
khí CO, CO2, NO2, SO2, H2O, và hàng trăm hợp chất khác có
hại cho sức khỏe con người. Việc đốt một lượng lớn rơm rạ sẽ
làm tăng lượng khí thải vào bầu khí quyển, gây ảnh hưởng
không nhỏ đến lưới điện.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng đốt rơm rạ còn là việc tự gây ô
nhiễm bụi không khí và những hạt khói bụi nhỏ, bụi nano, từ
đốt rơm rạ này có khả năng chui sâu vào ảnh hưởng đến cả nhân
tế bào.
Trường hợp đốt rơm rạ ngay trên cánh đồng thành tro còn làm
cho chất hữu cơ trong rơm rạ do nhiệt độ cao đều biến
thành các chất vô cơ, làm cho đất ruộng bị chai cứng, mất đi
chất dinh dưỡng thành phần còn sót lại trong tro chỉ là phốt pho,
kali, canxi và silic...không giúp ích mấy cho cây trồng.

Hút thuốc lá
Hút thuốc là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm không khí
trong nhà, nơi làm việc, trường học, khu vực công cộng. WHO
khẳng định thuốc lá là mối hiểm họa với sức khỏe môi trường và
là một trong những tác nhân gây ô nhiễm lớn nhất. Khoảng
4.500 tỷ đầu mẩu thuốc lá (tương đương 766.571 tấn) bị thải ra
môi trường mỗi năm. Lượng rác thải này thường phơi nhiễm
trong môi trường, trên đường phố, lối đi bộ và các khu vực công
cộng, trôi ra cống và cuối cùng làm ô nhiễm sông hồ, bờ biển và
đại dương. Các sản phẩm như thuốc lá điếu, thuốc lá không khói
và thuốc lá điện tử có chứa vi nhựa cũng làm tăng ô nhiễm
nhựa.
Thuốc lá yêu cầu nhiều phân bón, thuốc trừ sâu và thuốc diệt
cỏ hơn các cây trồng khác. Những hóa chất này làm ô nhiễm
đất, không khí và nguồn nước của một vùng lớn khi mà
chúng bị rửa trôi theo nước mưa. Trong thuốc lá có 4.000
chất hóa học, phần lớn lá các chất độc hại, trong đó hơn 40
chất là tác nhân gây ung thư. Khi hút thuốc, các chất nguy
hại đó đều được thải vào không khí, gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra các chất độc này còn khuếch tán ra không khí, ngay
cả khi trồng trọt, chế biến thuốc lá.

Khí thải từ nhà máy


 Gây nên mưa axit: Khí thải nhà máy kết hợp với độ ẩm
có trong không khí tạo thành kết tủa axit. Mưa axit sẽ
khiến độ pH của hồ, ao và đất thay đổi và gây hại nghiêm
trọng cho hệ sinh thái.
 Gây ra hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon, biến đổi
khí hậu: Khí thải nhà máy là nguyên nhân chính khiến
lượng mưa, nhiệt độ thay đổi. Khi nhiệt độ trái đất tăng
lên thì hiện tượng băng tan ở 2 cực sẽ gây ra tác động
xấu với các loài sinh vật sống trong môi trường khí hậu
lạnh. Đồng thời đây cũng là hiểm họa tiềm tàng cho con
người và các loài sinh vật khác. Bởi nếu băng tan sẽ làm
nước biển dâng cao và nhấn chìm các vùng đất thấp.
Con người gián tiếp gây ra
Khói từ phương tiện giao thông
Trong quá trình hoạt động các phương tiện giao thông phát thải
vào không khí một khối lượng lớn các loại khói, khí độc như
CO, CO2, hydrocacbon, NO2, SO2, khói đen, chì và các dạng
hạt khác.
Tùy theo loại động cơ và loại nhiên liệu mà khối lượng các chất
thải độc hại chiếm tỷ lệ khác nhau trong khí xả.
Cacbon monoxit (CO): CO là sản phẩm cháy không hòan tòan
của nhiên liệu. Xe cộ là nguyên nhân chủ yếu gây ra độ tập
trung CO cao ở các khu vực đô thị. CO có ái lực đối với
hemoglobin cao gấp 200 lần so với O2. Vì vậy khi xâm nhập
vào cơ thể CO sẽ liên kết với hemoglobin trong máu, cản trở
việc tiếp nhận O2, gây nghẹt thở. Chính do tính chất này của CO
mà nó rất có hại đối với phụ nữ có thai và người mác bệnh tim
mạch. Trong nhiễm độc CO cấp tính nhẹ, có thể các triệu chứng:
nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, rối lọan thị giác. Trong nhiễm độc
cấp tính CO thể nặng, theo sự phát triển của tình trạng thiếu oxy
trong máu và mô, hệ thần kinh hệ tim mạch sẽ bị tổn thương, rối
lọan hô hấp, liệt hô hấp dẫn tới tử vong.
Ngoài ra, có một số hạt có khả năng gây ung thư. Chì xâm nhập
vào đường hô hấp, đường da.
Sự phân huỷ gia súc xác động vật
Sau khi chôn lấp, xác động vật sẽ được phân hủy tương tự quá
trình vô cơ hóa chất hữu cơ trong tự nhiên. Tốc độ và thời gian
phân hủy tùy thuộc vào các yếu tố môi trường như nhiệt độ, ẩm
độ, lượng oxy trong đất, pH và đặc biệt hệ thống sinh vật trong
môi trường. Hệ sinh vật tham gia vào quá trình phân hủy xác
động vật trong đất rất phong phú bao gồm vi sinh vật, nấm mốc,
nấm men, nguyên sinh động vật, côn trùng và các loại động vật
sống trong đất. Các chất sát trùng, axit, bazơ mạnh làm cản trở
quá trình phân hủy.

Quá trình phân hủy gồm hai giai đoạn:

Giai đoạn thối rữa: Tùy nhiệt độ môi trường mà sự thối rữa bắt
đầu xảy ra sau khi con vật chết từ 2 đến 8 giờ. Vi sinh vật yếm
khí trong ống tiêu hóa tăng số lượng để phân hủy chất hữu cơ
trong ruột già, dạ dày, ruột non. Sau đó, niêm mạc, cơ của ống
tiêu hóa bị chương phồng do áp lực của các chất khí tạo ra trong
quá trình phân hủy làm ống tiêu hóa bị vỡ, vi sinh vật từ đây sẽ
phát triển nhanh chóng ra khắp xoang bụng, xoang ngực và sau
đó tấn công vào cơ, tuỷ xương. Sản phẩm của giai đoạn này bao
gồm các diamin, các amin, các mảnh peptit, chất khoáng, các
chất tạo mùi như sunfuahydro, amonia, mercaptan, sunfit hữu cơ
và các vi sinh vật gây bệnh. Trong xác động vật các loại vi trùng
như E.coli, Salmonella có thể tồn tại trong thời gian khá dài, đặc
biệt những loài có nha bào như B.anthrasis, Clostridium tetani ...
có thể sống được nhiều năm trong xác chết và trong đất.

Giai đoạn khoáng hóa: Giai đoạn khoáng hóa xảy ra ngay sau
giai đoạn thối rữa. Hệ thống vi sinh vật tham gia vào quá trình
biến các chất hữu cơ thành vô cơ mà cây trồng có thể hấp thu
được. Sản phẩm có chứa nitơ được biến đổi thành amonia,
nitrite và nitrate. Các chất photpho hữu cơ trong tế bào động vật
thành các dạng muối sodiumphosphate hoặc potasium
phosphate. Các amin có chứa lưu hùynh như Methionin, Systein
sẽ trở thành các muối vô cơ sodiumsulphate, potasium sulphate.
Quá trình khoáng hóa xảy ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào
nhiệt độ, ẩm độ, pH và các yếu tố khác như hệ thống vi sinh vật,
thực vật trong đất.
Ô nhiễm không khí: sự ô nhiễm không khí hầu như chỉ xảy ra
trong giai đoạn đầu của quá trình chôn lấp - tức là sau khi chôn
10 ngày đến 1 tháng. Trong giai đoạn này, sự thối rữa xác chết
xảy ra trong điều kiện yếm khí hoặc vi hiếu khí tạo ra các sản
phẩm có độc tính cao. Khí độc dễ dàng khuyếch tán vào môi
trường không khi gây mùi hôi thối, ô nhiễm không khí.
Bụi phấn hoa
Về mặt kỹ thuật, phấn hoa là một loại vật chất dạng hạt nhưng vì
hầu hết các hạt phấn nguyên vẹn đều lớn hơn 10 um, nên chúng
không thuộc loại PM 10 và kích thước của chúng quá lớn để đi
vào phổi của con người.
Một vài trường hợp đặc biệt, các hạt phấn hoa có thể vỡ thành
các hạt nhỏ hơn. Những trường hợp này các hạt nhỏ này có thể
trở nên đủ nhỏ để phân loại là PM 10 hoặc PM 2.5 và có thể
xâm nhập qua đường hô hấp của chúng ta.
Như đã trình bày ở trên, phấn hoa có thể thuộc một trong các
loại ô nhiễm không khí nếu các hạt đủ nhỏ, vì vậy sự khác biệt
chính là kích thước. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là
không giống như ô nhiễm không khí có thể do con người tạo ra,
phấn hoa chỉ là một hiện tượng tự nhiên. Về cơ bản, nó là ‘tinh
trùng thực vật’ được chuyển động xung quanh nhờ gió, côn
trùng và nước.
Trong mùa phấn hoa, có rất nhiều hạt bay trong không khí, một
số hạt đủ nhỏ để đi vào cơ thể của chúng ta. Đối với các nhóm
nhạy cảm như những người bị hen suyễn dị ứng đây có thể là
nguyên nhân gây ra các hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là khi
các hạt kết hợp với ô nhiễm không khí.

You might also like