You are on page 1of 16

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

ThS. BS. Huỳnh Thị Ngọc Hai


Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM
‒ Đối tượng giảng dạy: Sinh viên 2016
‒ Thời gian giảng dạy: 02 tiết
‒ Phương pháp giảng dạy: thuyết trình

Mục tiêu bài giảng:


Sau khi học xong bài này, Sinh viên có khả năng trình bày được:
1. Định nghĩa môi trường không khí. Vai trò, thành phần của không khí.
2. Định nghĩa ô nhiễm không khí (ONKK). Nguồn gây ONKK. Các chất gây ONKK.
3. Quá trình sink, hiện tượng nghịch đảo nhiệt.
4. Quy định của Nhà nước về chất lượng không khí.
5. Tác động của ô nhiễm không khí tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.
6. Một số biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KHÔNG KHÍ


1. Định nghĩa môi trường không khí
Môi trường không khí hay khí quyển là một hỗn hợp các khí bao quanh bề mặt Trái
đất. Khối lượng tổng cộng của khí quyển ước khoảng 5,1 x 1018 kg, hay bằng khoảng 0,9 ppm
(parts per million) của khối lượng Trái đất.
Theo sự thay đổi chiều cao và chênh lệch nhiệt độ, khí quyển được phân thành 5 tầng:
- Tầng đối lưu
- Tầng bình lưu
- Tầng trung gian
- Tầng nhiệt
- Tầng ngoài.

2. Vai trò của không khí


Không khí có vai trò duy trì sự sống trên Trái đất:
+ Ngăn chặn tác hại của các tia vũ trụ và tia bức xạ mặt trời có bước sóng < 320 nm.
+ Duy trì cân bằng nhiệt của Trái đất.
+ Cung cấp Oxy cho quá trình hô hấp của sinh vật và khí CO2 cho quá trình quang hợp
của thực vật.
Các nhà khoa học đã tính toán rằng, con người cần thở 22 ngàn lần trong một ngày. Người
ta có thể nhịn ăn 1 tháng, nhịn uống 3 ngày, nhưng nhịn thở thì không quá 5 phút.
Một người bình thường mỗi ngày cần khoảng 14 kg không khí (tương đương 12 m3) để
thở, trong lúc đó cần khoảng 2 lít nước để uống và khoảng 1,4 kg thức ăn để ăn. Điều này
cũng có nghĩa là con người cần không khí biết chừng nào.
1
Động vật, thực vật cũng cần không khí để hô hấp, tổng hợp chất hữu cơ để sống.
Nói tóm lại không khí gắn liền với sự tồn tại và hoạt động phát triển của mọi thế giới động
vật, thực vật. Vì vậy khi không khí bị ô nhiễm rõ ràng sẽ là mối đe dọa cho cuộc sống con
người và động-thực vật.

2. Thành phần không khí ở tầng đối lưu


Thành phần của không khí bao gồm không khí khô, hơi nước và các phần tử rắn hoặc lỏng
như bụi, khói, sản phẩm ngưng kết của hơi nước,… tồn tại lơ lửng trong không khí gọi là sol
khí (aerosol).
2.1. Thành phần không khí khô
Không khí khô (không có hơi nước) là hỗn hợp của nhiều chất khí, trong đó nhiều hơn cả
là Nitơ (N2), Oxy (O2), Argon (Ar), Cacbonic (CO2) và nồng độ rất thấp các khí Neon (Ne),
Heli (He), Krypton (Kr), Xenon (Xe), Hydro (H2), Methane (CH4), Oxit Nitơ (NOx), Ozone
(O3),…
2.2. Hơi nước trong không khí
Do tính chất bão hòa của hơi nước mà không khí chỉ chứa một lượng hơi nước nhất định
khoảng 0,5 – 4% thể tích không khí tùy theo nhiệt độ, thông thường khoảng 1%. Khi đạt tới
trạng thái bão hòa, hơi nước thừa phải ngưng kết tạo thành giọt nước.
2.3. Sol khí trong không khí
Ngoài hơi nước ra trong không khí luôn luôn có mặt những sản phẩm ngưng kết của
hơi nước (như giọt nước, tinh thể băng), những hạt bụi, khói, những ion mang điện, phấn hoa,
bào tử, vi khuẩn,… Tập hợp tất cả những hạt nhỏ nói trên ở trạng thái rắn và lỏng, bay lơ lửng
trong khí quyển được gọi là sol khí (aerosol).
Ngoài sol khí, trong không khí còn có những hạt kích thước lớn nhưng chúng không
thể tồn tại lâu mà phải rơi xuống mặt đất như mưa, tuyết.

II. ĐỊNH NGHĨA, NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ


1. Định nghĩa ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là khi trong không khí có chất lạ hoặc có sự biến đổi quan trọng trong
thành phần không khí theo hướng không tiện nghi, bất lợi đối với con người và sinh vật.

2. Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí


Các tác nhân gây ô nhiễm không khí được sinh ra từ hai nguồn cơ bản: nguồn tự nhiên và
nguồn nhân tạo.
2.1. Nguồn tự nhiên (đóng vai trò thứ yếu)
Các hiện tượng của tự nhiên như: cháy rừng, phun trào núi lửa, bão cát, nước bẩn bốc hơi,
sóng biển tung bọt mang theo bụi muối biển vào không khí, sự phân hủy tự nhiên các chất

2
hữu cơ gây mùi hôi thối, bụi phấn hoa, khí Radon,VOCs,... Đối với loại này thì hiện nay khả
năng chế ngự của con người vẫn còn rất hạn chế.
- Khí Radon: là một khí không màu, không mùi, có trong tự nhiên, là khí phóng xạ hiếm
được hình thành từ sự phân rã phóng xạ tự nhiên của chất phóng xạ Uranium. Nó được coi là
một mối nguy hiểm sức khỏe. Khí Radon từ các nguồn tự nhiên có thể tích lũy trong các tòa
nhà, đặc biệt là trong khu vực kín như tầng hầm, nó là nguyên nhân đứng thứ hai gây ung thư
phổi, sau hút thuốc lá.
- Thực vật ở một số vùng phát ra một lượng đáng kể các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
(Volatile organic compounds - VOCs) vào môi trường trong những ngày ấm áp. Các hợp chất
VOCs, các hợp chất Hydrocarbon do con người tạo ra phản ứng với các chất ô nhiễm sơ cấp
như NOx thành những đám khói mù của các chất ô nhiễm thứ cấp. Cao su đen (black gum),
bạch dương, gỗ sồi và cây liễu là một số ví dụ về các loại thực vật có thể sản xuất nguồn
VOCs dồi dào, VOCs từ các loại này tạo ra hàm lượng Ozone cao gấp tám lần hơn so với các
loài cây khác.
Hydrocarbons + NOx → Khói quang hóa
VOCs + NOx → Ozone trên mặt đất

2.2. Nguồn nhân tạo (chủ yếu)


Chủ yếu do các hoạt động của con người gây ra như các quá trình sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, xây dựng và sinh hoạt của con người.

2.1. Từ công nghiệp


− Nguyên nhân: chủ yếu do đốt nhiên liệu hóa thạch để lấy năng lượng cho hoạt động
của máy móc và do sự bốc hơi, rò rỉ, thất thoát chất độc trên dây chuyền sản xuất.
− Đặc điểm: nồng độ chất độc hại rất cao và tập trung trong một khoảng không gian nhỏ.
− Địa điểm: nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, nhà máy luyện kim, nhà máy vật liệu
xây dựng. Các lò đốt chất thải xử lý chất thải đô thị bên cạnh ưu điểm của chúng cũng
cần phải nói rằng đây là nguồn ô nhiễm không khí đáng kể bởi tro, các chất khí như
SO2, NO2, CO, HCl, HF. Ngoài ra còn có các kim loại và các chất độc chứa trong khí
thải như Cu, Zn, Cr, As, Cd, Hg, Pb, Dioxin,… và ô nhiễm đáng kể về mùi.
2.2. Từ giao thông vận tải
− Nguồn ô nhiễm này sản sinh ra khoảng 2/3 khí CO và 1/2 khí Hydrocacbon và khí
NO. Giao thông hàng không nhất là các máy bay siêu âm ở độ cao lớn thải ra nhiều
khí NO có hại cho tầng Ozone.
− Ống xả từ các động cơ đốt xăng còn là những nguồn phát sinh chì (Pb) quan trọng.
− Ô nhiễm tiếng ồn dọc trục giao thông thường rất cao.
− Ngoài ra, còn phải kể đến bụi đất, đá cuốn theo chuyển động của các phương tiện
giao thông vận tải gây ra.
2.3. Từ hoạt động nông nghiệp
− Sản lượng mùa màng tăng đáng kể từ khi phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật
(thuốc trừ sâu) được sử dụng nhưng chúng cũng góp phần gây ra ô nhiễm không khí.

3
Khi bón đạm cho cây trồng sẽ có một lượng khí thải đưa vào không khí như NO2, N2O,
NH3.
− Việc phân hủy chất thải nông nghiệp trong chăn nuôi, đồng ruộng, ao hồ cũng tạo ra
các chất ô nhiễm như Methane (CH4), Hydrosulfua (H2S).
− Một trong các hoạt động nông nghiệp tạo ra các chất gây ô nhiễm không khí nhiều nhất
hiện nay là việc đốt rơm, rạ, đặc biệt là lúa tươi sau khi tuốt lấy thóc. Trước đây, việc
đốt thiêu hủy rơm rạ nhằm mục đích thay thế năng lượng đốt và phân bón, nhưng trong
hoàn cảnh hiện nay, khi công nghệ phát triển, xã hội hiện đại hóa, các sản phẩm thừa
này không được sử dụng rộng rãi, người dân thường đốt thiêu hủy rơm rạ ngay sau
công đoạn tuốt lấy thóc, việc đốt cây lúc tươi một cách ồ ạt, tập trung gây ảnh hưởng
đến không khí, các cây lúa tươi được đốt dưới nhiệt độ thấp gây phản ứng cháy không
hoàn toàn, tạo ra các chất ô nhiễm không khí độc hại như khói, bụi, CO, CO2.

2.4. Từ các hoạt động xây dựng


Các hoạt động xây dựng là nguồn tạo ra bụi và tiếng ồn. Bụi xây dựng thường là loại bụi
PM10, các nghiên cứu đã cho thấy bụi PM10 có thể thâm nhập sâu vào phổi và gây nên các
bệnh: Hen phế quản, viêm phế quản, bệnh bụi phổi,…
2.5. Từ sinh hoạt của con người _ Nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà
Chủ yếu nguồn này là do bếp đun và lò sưởi sử dụng nhiên liệu đốt như than, củi, rơm rạ,
mùn cưa, lá cây, vỏ trấu, cỏ khô, phân động vật, dầu hỏa và khí đốt. Nhìn chung, nguồn ô
nhiễm này là nhỏ nhưng rải rác ở các nơi, tác hại trực tiếp đến sức khỏe con người lớn và
nguy hiểm. Việc đốt cháy không hoàn toàn chất đốt từ nguyên liệu thô trên ngọn lửa trần hay
từ bếp truyền thống có thể sản sinh ra các hợp chất gây ô nhiễm nguy hiểm như CO, NO,
C6H6, Butadien, Formaldehyt, PAHs (Polycyclic Aromatic Hydrocarbons: Hydrocarbon thơm
đa vòng) là những chất gây ô nhiễm không khí. Người ta đã nghiên cứu và chứng minh được
nồng độ khí CO tại bếp đun thường là lớn và có thể gây tai họa đối với con người. Ngoài các
khí độc được thải ra, trong khói chất đốt từ nguyên liệu thô còn chứa các hạt vật chất có kích
cỡ hạt nhỏ ≤ 10 µm (PM10 - Particulate Matters).
Bên cạnh nguồn gây ô nhiễm không khí là đun nấu bằng chất đốt từ nguyên liệu thô, ô
nhiễm không khí trong sinh hoạt con người còn do:
− Hơi khói (fumes) từ thuốc lá, từ hương và trầm, sơn, keo xịt tóc, dầu bóng, thuốc xịt
diệt côn trùng, các chất tẩy rửa và các dung môi khác,… là những nguồn phát sinh các
hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs).
− Các tấm cách nhiệt, cách âm làm mái nhà, lót sàn khi bị hư hỏng, xuống cấp sẽ thải ra
những sợi Amiante vào không khí. Đó là Silicate magne ngậm nước còn được dùng
làm bố thắng, tấm lợp,… Nó gây tổn thương phổi không hồi phục. Nhiều nghiên cứu
đã chứng minh Amiante có mối liên quan chặt chẽ với bệnh ung thư phổi và bệnh bụi
phổi Asbestos.
− Các đồ nội thất được làm từ gỗ ép, keo dán gỗ chính là nguồn sinh ra Formaldehyd có
thể gây ung thư ở người.

4
− Các chất ô nhiễm sinh học như vi khuẩn, nấm mốc cũng có thể phát sinh từ các tháp
giải nhiệt, từ nước ngưng đọng trong các đường ống, hoặc từ thảm trải sàn, giấy dán
tường, vật liệu tiêu âm hoặc cách nhiệt ẩm ướt.

III. CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ


Chất gây ô nhiễm không khí: Chất lạ hay thành phần của bản thân không khí thay đổi nồng
độ bất thường có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
1. Dựa vào nguồn gốc phát sinh
Các chất ô nhiễm được phân làm hai loại là chất ô nhiễm sơ cấp và chất ô nhiễm thứ cấp:
 Chất ô nhiễm sơ cấp (Primary pollutants)
Là những chất trực tiếp thoát ra từ các nguồn tự nhiên và các hoạt động của con người,
tự chúng đã có đặc tính độc hại. Ví dụ như khí: SO2, H2S, NO, N2O, NH3, CO, CO2, CH4,
VOCs, HF, HCl, PM (Particulate Matter), bụi, khói, muội than,….

 Chất ô nhiễm thứ cấp (Secondary pollutants)


Không được thải ra trực tiếp, thay vào đó chúng hình thành trong không khí do các
chất ô nhiễm sơ cấp tương tác hóa học với nhau hoặc phản ứng với chất khác vốn là thành
phần của khí quyển. Ví dụ: SO3, H2SO4, NO2, HNO3,… O3 trên mặt đất là một ví dụ nổi bật
của một chất ô nhiễm thứ cấp.

2. Dựa vào cấu tạo và bản chất


Các chất gây ô nhiễm không khí chia ra ba nhóm tác nhân sau:
2.1. Các tác nhân hóa học gây ô nhiễm không khí
Đó là các loại khí độc sau:
- Các hợp chất của lưu huỳnh: SO2, SO3, H2SO4, H2S…
- Các hợp chất của Nitơ: NOx (NO, NO2), N2O, NH3,…
- Các hợp chất của Carbon: CO, CO2, Aldehyt, Aceton, Benzen, Formaldehyde,… các
khí có từ 1 đến 5 Carbon như Metan (CH4),…
- Các hợp chất của Halogen: HCl, HF, Cl2,…
- Các Hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs: Polycyclic Aromatic Hydrocarbons) như
Pyren, Benzopyren.
- Các hóa chất trừ sâu diệt cỏ: DDT, Phospho hữu cơ, Lân hữu cơ,…

2.2. Các tác nhân vật lý gây ô nhiễm không khí


- Đó là các loại bụi: bụi kim loại (Cadmi, thủy ngân, kẽm, đồng, chì,…), bụi khoáng sản
(than, đá, quặng,…), bụi gỗ, bụi bông, nhưng nguy hiểm nhất là bụi có chứa Silic, chứa
Amiante.
- Các chất phóng xạ: hạt α, β, notron, tia x, γ.
- Tia cực tím (tia tử ngoại): từ mặt trời, tăng lên do thủng tầng Ozone, tia laser.
- Điện từ trường: quanh các trạm phát sóng phát thanh, truyền hình, viễn thông, ra-đa,
các máy móc điện từ như ti-vi, điện thoại di động, các máy dùng điện, máy phát điện, đường
dẫn điện,…
5
- Rung, ánh sáng, tiếng ồn từ động cơ, nhà máy xí nghiệp gây bệnh Điếc nghề nghiệp.
- Các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt) của không khí quá cao
hoặc quá thấp.

2.3. Các tác nhân sinh học gây ô nhiễm không khí
- Các vi khuẩn như Phế cầu, Liên cầu khuẩn tan huyết, Tụ cầu vàng, trực khuẩn Dịch
hạch, trực khuẩn Bạch hầu, trực khuẩn Lao.
- Các virus như Rhino virus, Coxsackie virus, Adeno virus, vivus Cúm, vivus Sởi, vivus
Quai bị,…
- Các loại bào tử nấm: nấm Actinomyces minutissimus gây hăm bẹn, bìu…, nấm
Trichophyton gây bệnh ở tóc, da, nấm Candida gây bệnh ở niêm mạc, gây dị ứng.
- Các loại dị nguyên gây dị ứng: phấn hoa, lông súc vật,…

IV. SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT Ô NHIỄM TRONG KHÍ QUYỂN, NGHỊCH (ĐẢO) NHIỆT
1. Sink
Mặc dù các chất gây ô nhiễm thường xuyên được đưa vào khí quyển, nhưng cho đến nay
các chất ô nhiễm này vẫn chỉ tồn tại trong khí quyển dưới dạng vết. Sở dĩ như vậy là do có
nhiều quá trình vật lý hay hóa học xảy ra trong tự nhiên đã loại các chất gây ô nhiễm này ra
khỏi không khí, quá trình đó được gọi là sink.
Sink là những quá trình vật lý hay hóa học xảy ra trong tự nhiên nhằm loại các chất gây
ô nhiễm ra khỏi không khí.
Có 4 loại sink cơ bản trong khí quyển:
− Sự phân tán: Khí CO2 được hấp thụ bởi cây xanh trong quá trình quang hợp hoặc khí
CO2 cũng bị loại khỏi không khí qua quá trình hòa tan vào nước đại dương.
− Phản ứng hóa học: H2S bị oxy hóa trong không khí thành SO2. Các quá trình sink
không phải luôn loại các chất khí gây ô nhiễm ra khỏi không khí, trong nhiều trường
hợp nó chỉ chuyển từ chất khí gây ô nhiễm này thành một chất khí gây ô nhiễm khác.
− Quá trình lắng đọng khô (Dry deposition): Là quá trình vận chuyển các chất ô nhiễm
ở thể khí hay thể rắn (hạt) từ khí quyển đến bề mặt Trái đất trong điều kiện không có
mưa.
− Quá trình lắng đọng ướt (Wet deposition): Là quá trình thanh lọc các chất ô nhiễm
bằng nước trong khí quyển do sự kết hợp của chất ô nhiễm ở dạng khí hay hạt vào
trong hạt mưa, hạt sương mù, mây, tuyết và cuối cùng theo mưa rơi xuống mặt đất.

2. Hiện tượng nghịch (đảo) nhiệt:


- Nghịch (đảo) nhiệt là một hiện tượng biến đổi tính chất khí quyển theo độ cao bị thay đổi.
Thông thường nhiệt độ khí quyển tầng đối lưu giảm khi độ cao tăng. Trong nghịch nhiệt;
không khí nóng được giữ ở trên không khí lạnh: mối quan hệ bình thường giữa nhiệt độ và độ
cao bị đảo lộn.

6
- Nguyên nhân: ban ngày, mặt đất hấp thụ các bức xạ mặt trời và nóng lên. Ban đêm quá
trình diễn ra ngược lại; mặt đất và các vật chất bức xạ nhiệt trở lại nên lạnh dần nhất là vào
thời điểm gần sáng. Do đó vào mùa đông, lúc sáng lớp không khí gần mặt đất có nhiệt độ thấp
trong khi không khí ở phía trên có nhiệt độ cao do mặt trời mọc, dẫn đến hiện tượng nghịch
đảo nhiệt.
- Tác hại: Trong điều kiện bình thường có dòng khí đối lưu từ dưới lên trên làm phát tán chất
gây ô nhiễm. Nhưng nếu có hiện tượng nghịch đảo nhiệt thì sẽ không hình thành được đối
lưu, không khí sát mặt đất không di chuyển lên trên được dẫn đến các chất ô nhiễm không
phát tán được mà tích lũy ngày càng nhiều đến nồng độ gây độc.

V. QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Trong điều kiện và khả năng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện nay chưa thể loại trừ hoàn
toàn chất thải ô nhiễm trong quá trình sản xuất, cho nên trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về
vệ sinh y học các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia đã thiết lập các tiêu chuẩn bảo đảm cho
môi trường không khí tương đối trong sạch.
Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam, tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới
hạn cho phép, được quy định làm căn cứ để quản lý môi trường. Các tiêu chuẩn môi trường
được quy định trong các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) không có tính bắt buộc (tự nguyện)
trong thực hiện, còn các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), đây là các tiêu chuẩn bắt buộc
áp dụng.
Các tiêu chuẩn chất lượng về không khí có 2 dạng: tiêu chuẩn chất lượng không khí xung
quanh và tiêu chuẩn chất lượng không khí tại khu vực sản xuất.
 Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh: Chất lượng không khí xung quanh là
chất lượng chung của không khí ngoài trời tại một vùng nào đó. Tiêu chuẩn chất lượng
không khí xung quanh chỉ áp dụng với không khí xung quanh, không áp dụng để đánh
giá chất lượng không khí trong phạm vi cơ sở sản xuất hoặc không khí trong nhà.
 Tiêu chuẩn chất lượng không khí tại khu vực sản xuất hoặc nhà máy, xí nghiệp sinh
nguồn ô nhiễm: Thường xác định trong tường rào của nhà máy. Tuỳ theo đặc trưng
của công nghệ sản xuất và nguồn phát sinh chất ô nhiễm mà tiêu chuẩn được xây dựng
với nhiều loại chất ô nhiễm khác nhau, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí Việt Nam đã được Bộ Tài Nguyên và Môi
trường ban hành năm 2009. Trong đó có một số tiêu chuẩn về chất lượng không khí xung
quanh và nguồn thải. Ngoài các tiêu chuẩn môi trường qui định cho môi trường không khí
xung quanh và nguồn thải, trong quá trình nghiên cứu, đánh giá chất lượng không khí có ảnh
hưởng tới sức khỏe người lao động, nước ta còn sử dụng các tiêu chuẩn ngành như tiêu chuẩn
của Bộ Y tế, áp dụng cho môi trường làm việc:

STT Số hiệu tiêu chuẩn Tên tiêu chuẩn


1 QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh
2 QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất
độc hại trong không khí xung quanh

7
STT Số hiệu tiêu chuẩn Tên tiêu chuẩn
3 QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
4 QCVN 20:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với một số chất hữu cơ
5 QCVN 02/2019/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về bụi _ Giá trị
giới hạn tiếp xúc cho phép 5 yếu tố bụi tại nơi
làm việc
6 QCVN 26/2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu –
Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc
7 QCVN 03/2019/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia _ Giá trị giới hạn
tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi
làm việc
8 QCVN 24/2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn_ Mức
tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc

 Cách biểu thị nồng độ của chất ô nhiễm không khí


Mức độ trong sạch của không khí được đánh giá bằng nồng độ chất độc hại chứa trong
một đơn vị trọng lượng hay đơn vị thể tích không khí, đơn vị đo lường thường là trọng lượng
chất ô nhiễm chứa trong 1m3 không khí (mg/m3) hoặc tỷ lệ % theo thể tích hay trọng lượng.
Nồng độ của chất ô nhiễm không khí được biểu thị bằng các đơn vị: µg/m3; mg/m3;
g/m3; mg/l; ppm; ppb; % (V)
• Quan hệ giữa ppm và mg/m3
Ở 25 0 C và 1 atm (1,0133 bars):
mg/m3 = ppm x (M /24.45)
Ở 0 0 C và 1 atm (1,0133 bars):
mg/m3 = ppm x (M /22.4)
M là trọng lượng phân tử của chất khí.

 Chỉ số đánh giá vệ sinh không khí


a) Chỉ số vật lý
Nhiệt độ ( 0C), tiếng ồn (dB), nồng độ bụi (mg/m3, ppm...),...
b) Chỉ số về hóa học
Đo nồng độ các chất trong không khí: SO2, H2S, CO2, CO, CH4, NO, NO2, HC, CFC, HF,
Pb, O3,...
c) Chỉ số về sinh học
Dùng phương pháp vi sinh xác định các vi sinh vật tồn tại trong không khí.

VI. TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ


1. Tác động của ô nhiễm không khí lên sức khỏe con người
Tùy theo nồng độ chất gây ô nhiễm cũng như thời gian tiếp xúc mà con người có thể chịu
tác động cấp tính hay mạn tính.

8
1.1. Tác động cấp tính
Nếu tiếp xúc với một liều lượng chất gây ô nhiễm lớn hoặc ở nồng độ cao trong một thời
gian ngắn có thể bị nhiễm độc hoặc gây các dấu hiệu kích thích mắt, da, niêm mạc,… Nhiều
chất gây ô nhiễm có thể gây nhiễm độc cấp tính cho con người, đặc biệt là các khí CO, SO2
và các hóa chất bảo vệ thực vật có chứa Clo, thậm chí gây tử vong.
Lịch sử nhân loại đã chứng kiến vụ thảm họa ô nhiễm không khí do khói ở thành phố Luân
Đôn vào tháng 12/1952. Chỉ trong một vài ngày, một số lượng khói cực kỳ lớn từ các lò sưởi
và từ các ống khói của các nhà máy công nghiệp đốt bằng than đã tập trung với nồng độ rất
cao ở thành phố này và gây hậu quả làm chết 4.000 người, chủ yếu ở người lớn tuổi, đặc biệt
những người đã mắc bệnh phổi và tim mạn tính.

1.2. Tác động mạn tính


Nếu tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí trong một thời gian dài, chúng có thể
gây tác động mạn tính trên sức khỏe con người như:
1.2.1. Viêm nhiễm đường hô hấp trên
Tác hại phổ biến nhất của ô nhiễm không khí là gây ra những triệu chứng về đường hô
hấp trên, bao gồm ho (có thể có đờm), ngứa mũi và cổ họng. Những triệu chứng này thường
xảy ra cùng với triệu chứng ngứa mắt và mệt mỏi.
1.2.2. Bệnh phổi
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) bao gồm Viêm phế quản mạn tính và Khí phế
thũng. Nghiên cứu đã chứng minh tăng nguy cơ phát triển bệnh Hen suyễn và COPD liên
quan đến tăng tiếp xúc với ô nhiễm không khí giao thông. Ngoài ra, ô nhiễm không khí có
liên quan với sự gia tăng nhập viện và tử vong do Hen suyễn và COPD. Những bệnh nhân
Hen thường bị nặng hơn trong điều kiện ô nhiễm không khí.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa tần số và tính nghiêm
trọng của các cơn hen với nồng độ SO2 trong không khí.
Người ta cũng nhận ra hoạt động cường độ cao sẽ làm tăng lắng đọng các hạt aerosol
trong phổi và đề nghị tránh các hoạt động nặng tại các khu vực có không khí ô nhiễm.
1.2.3. Bệnh tim mạch
Những ảnh hưởng trực tiếp của ô nhiễm không khí lên tim mạch chủ yếu là liên quan với
CO, monoxide carbon làm giảm lượng Oxy trong máu và bị nghi ngờ là nguyên nhân làm
trầm trọng thêm chứng xơ vữa động mạch. Những ảnh hưởng này có thể xảy ra ở người bình
thường, nhưng thường đặc biệt nguy hiểm đối với những bệnh nhân bị bệnh tim. Những ảnh
hưởng mà ô nhiễm không khí gây ra cho đường hô hấp, đặc biệt ở những người bị bệnh viêm
phế quản mạn tính, có thể làm tăng áp lực đối với tim, có liên quan với gia tăng nguy cơ tử
vong đối với các bệnh tim phổi.
Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng ô nhiễm không khí cũng đang nổi lên như là
một yếu tố nguy cơ gây đột quỵ (Stroke), đặc biệt là ở các thành phố ở nước đang phát triển

9
nơi mà mức độ ô nhiễm cao nhất. Người ta cũng tìm thấy bằng chứng tiếp xúc với PM2.5 liên
quan đến tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch vành từ 12% đến 14%.
1.2.4. Ung thư
Tiếp xúc với PM2.5 cũng có liên quan với tăng nguy cơ tử vong do ung thư phổi từ 15%
đến 21% . Người ta cũng tìm thấy tiếp xúc với SO2 làm tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi.
Năm 2011, một nghiên cứu dịch tễ học lớn của Đan Mạch tìm thấy một gia tăng nguy cơ
ung thư phổi cho những người sống trong khu vực có nồng độ NOx cao. Một nghiên cứu của
Đan Mạch cho kết quả ghi nhận có liên hệ giữa ô nhiễm không khí và các hình thức khác của
bệnh ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung và ung thư não.
Một số trường hợp đặc biệt về ung thư liên quan với ô nhiễm không khí do sự phát thải
chất ô nhiễm tại một số lò nấu kim loại không đảm bảo chất lượng, giải phóng Arsen gây ung
thư phổi; đồng thời cũng có bằng chứng đáng tin cậy cho thấy Amiante, Radon, khói thuốc lá
có liên quan với ung thư phổi.
1.2.5. Ảnh hưởng thần kinh trung ương
Tích tụ chì trong cơ thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên hệ thần kinh trung ương. Năm 2014,
một nghiên cứu tại Đại học Trung tâm Y khoa Rochester, đăng công bố trên tạp chí
Environmental Health Perspectives, đã phát hiện ra rằng trẻ em tiếp xúc sớm với ô nhiễm
không khí gây ra những thay đổi có hại trong não như chứng tự kỷ và tâm thần phân liệt, và
cũng ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn, khả năng học tập và bốc đồng (impulsivity).
1.2.6. Bệnh về mắt
Ngứa mắt, cay mắt, chảy nước mắt hoặc viêm kết mạc là đặc trưng của ô nhiễm không
khí ở nồng độ cao là triệu chứng thường xảy ra với mức độ trầm trọng ở trong môi trường có
nồng độ các hạt ô nhiễm không khí cao hoặc nồng độ cao các chất khói quang hóa đặc biệt là
các Aldehyt.

2. Những tác động của ô nhiễm không khí đến môi trường
2.1. Mưa acid
Khi nước mưa có pH < 5,6 được gọi là mưa axít

2.1.1. Nguyên nhân gây mưa acid


Các chất SO2, NOx do con người thải ra là nguồn chủ yếu gây lắng đọng acid. Chúng có
thể kết với khí hay bụi tạo thành bụi acid lưu lại trong khí quyển. Chúng có thể nhận nguyên
tử Oxygen trong khí quyển và sau đó hòa tan vào nước mưa tạo Acid sulfuric H2SO4 và Acid
nitric HNO3 rơi xuống dưới dạng mưa, tuyết, mưa đá.
- Lưu huỳnh:
SO2 + OH· → HOSO2; HOSO2· + O2 → HO2· + SO3; SO3 + H2O → H2SO4
- Nitrogen:
N2 + O2 → 2NO; 2NO + O2 → 2NO2; 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO.

H2SO4 và HNO3 chính là thành phần của mưa acid.

10
2.1.2. Tác hại mưa acid
Mưa acid rất nguy hại đến môi trường sống, trong xây dựng, trong bảo tồn di tích lịch
sử,...
a) Nước bề mặt và động vật thủy sản: Mưa acid còn ảnh hưởng xấu tới ao, hồ. Nguyên
nhân do acid trong mưa làm độ pH ở đây bị giảm dưới 5 làm cho trứng của phần lớn
các loài cá sẽ không thể nở và ở pH thấp hơn nữa sẽ giết cả những con cá trưởng thành;
muối nhôm có rất nhiều trong đất nhưng chúng thường bị bất hoạt lại dưới dạng keo.
Các ion sulfat có thể giải phóng nhôm khỏi đất và chảy vào nước. Nhôm trong nước
sẽ tác động đến mang các loài cá, ngăn chặn cơ quan này trao đổi Oxy với nước, làm
cá không thể phát triển, hậu quả, hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết.
b) Đất: Các điện tích dương Hydro trong mưa axit cũng sẽ làm hoạt hóa những chất độc
trong đất như là nhôm, và làm rửa trôi những chất dinh dưỡng và khoáng chất quan
trọng như Calci (Ca), Magnesium (Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển.
Lá cây gặp mưa acid sẽ bị "cháy" lấm chấm, mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang
hợp của cây giảm, cho năng suất thấp.
c) Rừng và thảm thực vật khác: Rừng và các thảm thực vật bị tàn phá, Sở dĩ mưa acid
"giết hại" các khu rừng, vì chúng rửa trôi toàn bộ chất dinh dưỡng và những vi sinh
vật có lợi, làm yếu đi sức đề kháng của cây cối, khiến cây dễ bị mắc bệnh do nhiễm ký
sinh trùng. Lá cây gặp mưa acid bị "cháy" lấm chấm, mầm chết khô… Thông là loài
cây đặc biệt nhạy cảm với mưa acid.
d) Acid hóa đại dương (Ocean acidification) là sự sụt giảm liên tục trong độ pH của các
đại dương, còn gây ra bởi sự hấp thu Carbon dioxide (CO2) trong khí quyển.
e) Ảnh hưởng sức khỏe con người: Hầu hết tất cả mưa acid ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
con người. Nó có thể làm hại chúng ta thông qua nước và ô nhiễm đất. Mưa acid ngấm
vào nước và đất, làm hòa tan các kim loại nặng. Thực vật dinh dưỡng nguồn nước, đất
chứa nhiều các chất kim loại nặng này. Thực phẩm bị ô nhiễm này có thể gây tổn hại
hệ thần kinh ở trẻ em, hoặc dẫn đến tổn thương não nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Các nhà khoa học nghi ngờ rằng nhôm, một trong những kim loại bị ảnh hưởng bởi
mưa acid, có liên quan đến bệnh Alzheimer.
f) Các tác hại khác: Mưa acid có thể làm hỏng các tòa nhà, các di tích lịch sử, và những
bức tượng, đặc biệt là chúng làm bằng đá như đá vôi và đá cẩm thạch, có chứa một
lượng lớn Calcium carbonate.

2.2. Sự suy giảm Ozone


Lớp Ozone ở tầng bình lưu (16 – 35 km cách mặt đất) là tấm màn che bảo vệ sinh vật
khỏi bị gây hại bởi tia cực tím (UV, Utraviolet). Khi tia cực tím chạm các phân tử Ozone, nó
sẽ cắt các phân tử này, để tạo ra O và O2. Các chất này mau chóng kết hợp trở lại, tái tạo
Ozone và sinh nhiệt. Như vậy lớp Ozone là lớp có thể tái tạo, biến tia cực tím có hại trở thành
nhiệt (vô hại).
UV + O3  O + O2  O3 + nhiệt
Sự sống Trái đất tùy thuộc vào tác động bảo vệ này của lớp Ozone. Nếu không, sự sống
không thể tồn tại.
11
2.2.1. Lỗ thủng tầng Ozone
Do có sự xâm nhập của một số chất khí ô nhiễm lên tầng bình lưu và phá hủy tầng
Ozone làm cho tầng Ozone bị mỏng đi và tạo thành các lỗ thủng tầng Ozone. Theo định
nghĩa của Cục bảo vệ môi trường Mỹ (EPA): Lỗ thủng tầng Ozone là khu vực có hàm lượng
Ozone thấp hơn 220 đơn vị dobson (DU).
Theo số liệu năm 1996 thì diện tích lỗ thủng tầng Ozone lớn nhất là 26 triệu km2.

2.2.2. Nguyên nhân phá hủy tầng Ozone


Tác nhân chính gây phá hủy tầng Ozone là khí CFC (Khí freon – Chloro Fluoro Carbon),
ngoài ra còn có khí NO phát thải từ máy bay phản lực siêu thanh, nổ vũ khí hạt nhân và sử
dụng phân đạm.
a) Khí freon
Còn được biết với tên Chloro Fluoro Carbons (CFCs), dùng trong máy lạnh, tủ lạnh, máy
điều hòa không khí và các bình xịt (keo xịt tóc, khử mùi). Chúng tác dụng với Ozone ở tầng
bình lưu, làm mỏng lớp bảo vệ này.
CF2Cl2 + hν (λ < 250 nm) → CF2Cl + Cl (gốc Clo tự do)
Mỗi một nguyên tử Clo vừa được giải phóng lại phản ứng dây chuyền với hơn 100.000
phân tử Ozone chuyển hóa thành Oxy. Vì vaäy, Ozone trong taàng bình löu bò giaûm taïo ra caùc
loã thủng taàng Ozone, taïo ñieàu kieän cho aùnh saùng töû ngoaïi xaâm nhaäp xuoáng beà maët Traùi
ñaát, gaây beänh ung thö da, cuoái cuøng gaây cheát nhieàu sinh vaät keå caû con ngöôøi.
Cl + O3 → ClO + O2

ClO + O → Cl + O2

ClO + O3 → ClO2 + O2

b) Các máy bay phản lực siêu thanh


Bay ở tầng bình lưu cũng phá lớp Ozone vì động cơ phản lực thải ra Oxid nitric (NO). Khí
này phản ứng với Ozone để tạo ra Dioxid nitrogen (NO2) và Oxygen.

c) Sự nổ vũ khí hạt nhân: cũng tạo ra Oxid nitric, phá hủy lớp Ozone cũng giống
như phản ứng trên.
d) Phân đạm sử dụng trong nông nghiệp cũng có thể chuyển thành Oxid nitric thoát lên
tầng bình lưu để phản ứng với phân tử Ozone và tàn phá lớp Ozone này.
Lớp Ozone bị mỏng sẽ làm tia cực tím gia tăng ở mặt đất. Ở nồng độ hợp lý, tia UV làm
sậm da và kích thích sự tạo vitamin D ở da. Tuy nhiên, phơi dưới tia UV mạnh dễ gây phỏng
nặng và dẫn tới ung thư da. Các nhà nghiên cứu y khoa cho rằng lớp Ozone giảm đi 1% có
thể làm tăng 2% ung thư da (ung thư biểu mô tế bào gai, u hắc tố ác tính). Lớp Ozone mỏng
còn gây bệnh Đục thủy tinh thể.

12
Thực vật cũng chịu ảnh hưởng của tia UV, chúng thường bị chết ở liều cao, còn ở liều
thấp, thì lá cây bị hư hại, quang hợp bị ngăn trở, tăng trưởng chậm và đột biến.
Tóm lại, lớp Ozone đang bị phá hủy bởi hoạt động của con người, điều này đe doạ sự sống
của tất cả sinh vật trên hành tinh chúng ta.

2.3. Hiệu ứng nhà kính


Nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái đất được quyết định bởi sự cân bằng giữa năng
lượng mặt trời chiếu xuống Trái đất và năng lượng bức xạ nhiệt từ bề mặt Trái đất vào vũ trụ.
Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ sóng ngắn dễ dàng xuyên qua lớp khí nhà kính (CO2,
N2O, CH4, CFC, O3,...), còn bức xạ nhiệt từ Trái đất là bức xạ nhiệt sóng dài (hồng ngoại)
nên không thể xuyên qua lớp khí nhà kính này, do đó nó làm cho nhiệt độ khí quyển quanh
trái đất tăng lên và làm tăng nhiệt độ bề mặt trái đất. Lớp khí có tác dụng hoàn toàn giống với
lớp kính bao quanh các nhà kính trồng rau ở các xứ lạnh. Do đó hiện tượng này còn được gọi
là hiệu ứng nhà kính.
Hiện tượng hiệu ứng nhà kính đã có từ khi có bầu khí quyển của Trái đất, nhờ đó mà
giữ ấm cho mặt đất là +15oC thay vì -18oC (nếu không có hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ trung
bình của mặt đất sẽ vào khoảng -18oC).
Trên cơ sở các số liệu thống kê khoa học, nhiều chuyên gia và tổ chức có uy tín trên thế
giới đã ghi nhận nhiệt độ Trái đất đã nóng lên khoảng 0,5oC trong 100 năm qua và họ cho
rằng chiều hướng nhiệt độ sẽ tăng tiếp tục trong thế kỷ tới. Theo dự đoán của Ủy ban Thế giới
về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc, nhiệt độ của Trái đất trong thế kỷ tới sẽ tăng
từ 1,5 đến 4,5oC so với nhiệt độ hiện nay.
Có nhiều nguyên nhân làm cho Trái đất nóng lên, trong đó một phần là do hậu quả của
những hoạt động của con người; các nhiên liệu hóa thạch được khai thác và sử dụng rộng rãi,
cùng với đó là sự tàn phá nghiêm trọng các cánh rừng đã làm mất cân bằng CO2 khí quyển
một cách nghiêm trọng và làm xuất hiện nhiều khí nhà kính khác. Nồng độ các khí nhà kính
gia tăng cao đã gây ra sự gia tăng hiệu ứng nhà kính, làm nhiệt độ Trái đất tăng lên và dẫn
đến nhiều hệ quả nghiêm trọng. Các khí nhà kính như CO2, CH4, CFC, O3, N2O,... Tỷ lệ tác
động của chúng trong hiệu ứng nhà kính là: CO2: 50%, CFC: 20%, CH4: 16%, O3: 8%, N2O:
6%. Các bức xạ hồng ngoại từ Trái đất bị các khí nhà kính hấp thụ và tỏa ra nhiệt, ngăn không
cho năng lượng thoát ra ngoài không gian, Cho nên các khí này tạo nên hiệu ứng nhà kính
(green house effect) làm gia tăng nhiệt độ ở hạ tầng khí quyển. Hơi nước trong khí quyển
cũng có vai trò tương tự; hơi nước trong không khí hấp thụ bức xạ hồng ngoại nhiều hơn các
khí nhà kính khác, nhưng do nồng độ của hơi nước trong tầng đối lưu gần như không thay đổi
nên phần đóng góp của nó không được xem là yếu tố chính làm gia tăng hiệu ứng nhà kính.
Hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ Trái đất gia tăng là nguyên nhân của biến đổi khí
hậu toàn cầu, gây hiện tượng nóng lên toàn cầu (global warming). Băng ở 2 cực Trái đất tan,
nước biển dãn nở làm chìm ngập các vùng thấp và hải đảo. Ngoài ra, hạn hán, lũ lụt sẽ thường
xuyên hơn; mưa bão dữ dội hơn.

2.4. Sương khói (smog)


Smog = smoke + fog
13
Sương khói là sự kết hợp khói, sương và một số chất ô nhiễm khác.
Sương khói thường tạo ra nhiều chất gây ô nhiễm thứ cấp có hại cho con người, động -
thực vật và môi trường nói chung.
Có hai kiểu sương khói đã xảy ra:
- Sương khói kiểu London
- Sương khói kiểu Los Angeles

2.4.1. Sương khói kiểu London (London-type Smog) hay sương khói hiện đại

Bình thường vào đêm mùa Đông, nhiệt độ gần mặt đất thường xuống rất thấp, tạo ra một
khối không khí lạnh có mật độ cao nằm sát mặt đất và một khối không khí tương đối ấm hơn
ở bên trên, gọi là hiện tượng đảo nhiệt (temperature inversion). Hiện tượng này hạn chế đáng
kể sự di chuyển của lớp không khí gần mặt đất. Khi trời sáng, mặt trời sưởi ấm dần các lớp
không khí và phá vỡ hiện tượng nghịch nhiệt cũng như sương tạo thành trong lớp không khí
lạnh sát mặt đất. Các hiện tượng nói trên đều là các hiện tượng tự nhiên thường xảy ra, đặc
biệt với các vùng ở vĩ độ cao. Tuy nhiên, sự cố sương khói xảy ra ở London lại do một số
nguyên nhân bổ sung sau:
− Sương xuất hiện vào thời điểm này quá dày đặc nên khó tan đi.
− Một lượng lớn khói từ đốt than có hàm lượng sulfur cao bị giữ lại trong lớp khí lạnh
sát mặt đất (do hiện tượng nghịch nhiệt).
Quá trình phản ứng khá đơn giản giữa Carbon và lưu huỳnh: Carbon bị đốt cháy để trở
thành CO2 hoặc CO (tùy thuộc vào mức độ của quá trình đốt cháy). Một số Carbon vẫn
chưa cháy hết tạo thành bồ hóng (các hạt khoảng 0,1 µm đường kính). Lưu huỳnh trong
than cũng bị cháy:
S + O2 → SO2
SO2 + OH → HSO3
HSO3 + O2 → HO2 + SO3
SO3 + H2O → H2SO4
Axít sulfuric sẽ kết tủa như mưa acid, vì vậy, hiện tượng sương khói London còn
được xem là mưa acid. Sương khói kiểu London làm gia tăng các bệnh đường hô hấp, đặc
biệt là bệnh Hen phế quản bị nặng và tử vong nhiều hơn.
2.4.2. Sương khói kiểu Los Angeles hay sương khói quang hóa (Photochemical
Smog) hay sương khói cổ điển
Sương khói kiểu Los Angeles hay sương khói cổ điển hay sương khói quang hóa
được mô tả lần đầu tiên vào những năm 1950. Đó là phản ứng hóa học của ánh sáng mặt trời
giữa các NOx và VOCs trong không khí. Sương khói quang hóa được coi là một vấn đề của
công nghiệp hóa hiện đại. Nó hiện diện trong tất cả các thành phố hiện đại, nhưng nó là phổ
biến hơn ở các thành phố với nắng ấm khí hậu khô và một số lượng lớn các loại xe cơ giới.

14
Sương khói kiểu Los Angeles xảy ra vào ban ngày khi có nắng ấm với mật độ giao thông
cao. Xe cộ thải ra các chất ô nhiễm sơ cấp như NOx và các Hydrocacbon chưa bị đốt cháy
hết, sau đó dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, nhiều phản ứng quang hóa đã diễn ra tạo
thành nhiều chất ô nhiễm thứ cấp như O3, HNO3, Aldehyde, Peroxyaxyl nitrat (PANs),
Particulate nitrate và Sulfate,...
Hydrocacbon + NOx → Sương khói quang hóa
Sương khói quang hóa có chứa nhiều NO2, nên khói thường có màu nâu mờ, khác với
sương khói kiểu London có màu xám đen.
Đối với động vật và con người, sương khói quang hóa kích thích gây cay bỏng mắt, khí
quản, phổi và đường hô hấp nói chung. Đối với thực vật, sương khói quang hóa ngăn cản
quá trình quang hợp, làm giảm năng suất cây trồng. Sương khói quang hóa có thể gây ăn
mòn kim loại và nhiều loại vật liệu khác.

VII. CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ


1. Kiểm soát hành chính
Đây là biện pháp thanh tra có tính hành chính trên phạm vi quốc gia hoặc địa phương, do
các cơ quan chuyên trách về quản lý môi trường, các tổ chức thanh tra và kiểm soát bảo vệ
môi trường thực hiện xử phạt theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, thậm chí đình chỉ sản
xuất nếu các chất thải ô nhiễm phát sinh. Do đó, buộc các doanh nghiệp phải đăng ký các
nguồn ô nhiễm, các chất độc hại sử dụng và phát thải, phải tự áp dụng các biện pháp xử lý ô
nhiễm môi trường, giảm chất thải phát sinh.

2. Các biện pháp kỹ thuật


a) Hoàn thiện công nghệ sản xuất
Công nghệ sản xuất phải liên tục được hoàn thiện, được thực hiện qua việc thay thế
dần các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, dây chuyền khép kín trong các nhà máy, xí nghiệp,
cơ sở sản xuất.
b) Thay thế các chất độc hại có khả năng gây ô nhiễm bằng các chất ít ô nhiễm hơn
- Sử dụng năng lượng mặt trời, thủy điện; hạn chế sử dụng than đá, củi, dầu, hạn chế đốt
rơm rạ, không dùng xăng pha chì.
- Sử dụng điện năng cho các phương tiện giao thông.
c) Sử dụng thiết bị làm sạch không khí
- Thiết bị lọc bụi: Lắp đặt các thiết bị lọc bụi kiểu trọng lực, kiểu phin lọc, lọc cyclone,
lọc tĩnh điện.
- Thiết bị xử lý khí độc dựa trên 3 nguyên lý cơ bản là: Thiêu hủy, hấp thụ và hấp phụ.

3. Biện pháp quy hoạch


a) Bố trí khu công nghiệp xa khu dân cư, nằm cuối hướng gió, cuối dòng chảy so với
dân cư để chất ô nhiễm không gây ô nhiễm khu dân cư.
b) Trồng cây xanh, thảm cỏ để có khoảng cách với khu dân cư và để làm giảm ô nhiễm.
Tăng diện tích cây xanh > 50 m2/người.
15
4. Biện pháp y tế và giáo dục
a) Quan trắc môi trường:
- Các hệ thống quan trắc môi trường không khí thường được bố trí ở các vị trí có khả năng
xuất hiện các chất ô nhiễm không khí như: Khu vực quanh các trung tâm công nghiệp, gần
đường giao thông, khu đô thị.
- Quan trắc môi trường không khí cho phép xác định được mức độ ô nhiễm tăng, giảm hay
ổn định và kiểm soát được sự hoạt động của các chương trình kiểm soát ô nhiễm.
b) Tuyên truyền giáo dục:
Cần tăng cường mạnh mẽ công tác tuyên truyền giáo dục dưới mọi hình thức về vấn
đề phòng chống ô nhiễm không khí.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Mạnh Liên, Lê Văn Đông. Các yếu tố vật lý của không khí, câu trúc khí quyển-khí
hậu Việt nam. Thành phần hóa học của không khí – Ô nhiễm không khí, Y học Môi trường và
Lao động, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, 2010.
2. Trường Đại học Y tế công cộng (2016), Sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
3. Andersen, Z. J., Hvidberg, M., Jensen, S. S., Ketzel, M., Loft, S., Sorensen, M., Raaschou-
Nielsen, O. (2011). Chronic obstructive pulmonary disease and long-term exposure to traffic-
related air pollution: a cohort study.
4. "Indoor air pollution and household energy". WHO and UNEP. 2011.
5. Mateen, F. J.; Brook, R. D. (2011). "Air Pollution as an Emerging Global Risk Factor for
Stroke". JAMA 305 (12): 1240–1241. doi:10.1001/jama.2011.
6. Mark Z. Jacobson, Air Pollution and Global Warming: History, Science, and Solutions (2nd
Edition), Cambridge U Press, 2012.
7. World Health Organization 2010. WHO guidelines for indoor air quality: selected pollutants.
WHO Regional Office for Europe, 2010, Scherfigsvej 8, DK-2100 Copenhagen, Denmark.
(http://www.euro.who.int/pubrequest).

16

You might also like