You are on page 1of 4

5.

Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học


Sự mất mát đa dạng sinh học là do con người điều khiển và ảnh hưởng của hệ sinh
thái. Đa dạng sinh học được định nghĩa theo truyền thống là sự đa dạng của sự
sống trên Trái Đất ở tất cả các dạng và nó bao gồm số lượng loài, sự biến đổi di
truyền của chúng và sự tương tác giữa các dạng sống này. Tuy nhiên, từ vài năm
trở lại đây, sự mất đa dạng sinh học do con người gây ra đang gây ra những tác
động nghiêm trọng hơn và lâu dài hơn. Các nguyên nhân chính dẫn đến mất đa
dạng sinh học như sau:
 Sử dụng đất
Theo Báo cáo về Đa dạng sinh học Toàn cầu năm 2014 của Liên hợp quốc ước
tính rằng 70% dự báo mất đa dạng sinh học trên cạn là do sử dụng nông nghiệp (phá
rừng, thâm canh độc canh, đô thị hóa). Thêm nữa, hơn 1/3 bề mặt đất của hành tinh
được sử dụng để trồng trọt và chăn thả gia súc. Nông nghiệp phá hủy đa dạng sinh
học bằng cách chuyển đổi môi trường sống tự nhiên sang các hệ thống được quản lý
chặt chẽ và bằng cách thải ra các chất gây ô nhiễm, bao gồm cả khí nhà kính. Chuỗi
giá trị thực phẩm tiếp tục khuếch đại các tác động liên quan thông qua sử dụng năng
lượng, vận chuyển và chất thải. Tác động trực tiếp của phát triển đô thị đối với việc
mất môi trường sống đã được hiểu rõ: Việc xây dựng các công trình xây dựng thường
dẫn đến sự phá hủy và chia cắt môi trường sống. Sự gia tăng đô thị hóa làm giảm
đáng kể đa dạng sinh học khi các khu vực sinh cảnh tự nhiên rộng lớn bị chia cắt. Các
mảng sinh cảnh nhỏ không thể hỗ trợ mức độ đa dạng về gen hoặc phân loại như
trước đây trong khi một số loài nhạy cảm hơn có thể bị tuyệt chủng đồng loạt.
 Sự ô nhiễm
Ô nhiễm do đốt các nhiên liệu hóa thạch như dầu, than và khí đốt có thể tồn tại trong
không khí dưới dạng các chất ô nhiễm dạng hạt hoặc rơi xuống đất dưới dạng mưa
axit. Mưa axit, chủ yếu bao gồm axit sunfuric và axit nitric, gây ra axit hóa các hồ,
suối và đất rừng nhạy cảm, góp phần làm rừng tăng trưởng chậm hơn và cây cối bị
phá hủy ở mức độ cao lớn. Hơn nữa, carbon dioxide thải ra từ việc đốt nhiên liệu hóa
thạch và phân hủy xác, phá rừng và các hoạt động nông nghiệp góp phần tạo ra khí
nhà kính, ngăn nhiệt thoát khỏi bề mặt Trái Đất. Với sự gia tăng nhiệt độ dự kiến do
gia tăng khí nhà kính, mức độ ô nhiễm không khí sẽ cao hơn, có sự thay đổi lớn hơn
về thời tiết và thay đổi sự phân bố của thảm thực vật trong cảnh quan. Hai yếu tố này
đóng một vai trò rất lớn đối với sự mất mát đa dạng sinh học và hoàn toàn phụ thuộc
vào các yếu tố do con người điều khiển.

 Sự gia tăng dân số


Diễn ra không bình thường trên thể giới, đặc biệt ở châu Phi, châu á và châu Mỹ
Latin: Trong những thập kỉ gần đây, dân số thế giới tăng một cách nhanh chóng và
được cảnh báo như là mối đe doạ đối với sự phát triển của nhiều quốc gia. Dự đoán
trong ba thập kỉ tới sẽ có thêm một tỉ người nữa bổ sung cho dân số hiện có của trái
đất. Sự gia tăng dân số với nhu cầu tiêu thụ các hệ sinh vật ngày càng tăng. Các nguồn
thực vật, động vật có giới hạn sẽ không chịu được sức ép của gia tăng dân số. Gia
tăng dân số cũng đồng nghĩa với cả việc tăng chất thải, tăng nguy cơ ô nhiễm dẫn đến
sự suy giảm các giống loài. Cả hai hệ quả này của gia tăng dân số là được coi là thách
thức lớn đối với đa dạng sinh học

 Tác động của thương mại nông sản, lâm sản và hải sản:

Khi các cộng đồng không cách biệt, không giao lưu với nhau thì các sản phẩm nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp chỉ đóng khung trong cộng đồng. Vì vậy, nhu cầu
khai thác hàng loạt để buôn bán, xuất khẩu quy mô lớn không xảy ra. Tuy nhiên, khi
các quốc gia phát triển với với những lợi thế tương đối khác nhau, với sự phụ thuộc
lẫn nhau ngày càng tăng thì việc khai thác và mua bán các loại nông sản, lâm sản và
hải sản trở nên có quy mô lớn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc một số giống loài
có thể bị hi sinh để nhường chỗ cho một vài giống loài có thể phục vụ cho nhu cầu
phát triển thương mại của cộng đồng. Các cộng đồng có thể hi sinh những giống lúa
đặc hữu của mình để nhập và trồng những giống lúa lai tạo có năng suất cao hơn
phục vụ thương mại. Những cánh rừng đước ngập mặn và những loài mà cuộc sống
gắn liền với chúng có thể bị hi sinh để mang lại những sản lượng tôm lớn đủ cho
xuất khẩu thu ngoại tệ. Những tác động như thế này của thương mại nông sản, hải
sản, thuỷ sản tác động xấu đến đa dạng sinh học. VD: Việc xuất khẩu cà phê với lợi
nhuận cao đã khiến cho diện tích đất trồng cà phê của Đắc Lắc tăng từ 52.418 ha
năm 1993 lên 156.230 ha năm 1996. Phần lớn diện tích trồng cà phê là do phá rừng.

 Sự tuyệt chủng trong quá khứ

Tốc độ tuyệt chủng thay đổi nhiều theo lịch sử sự sống của trái đất. Các nhà cổ sinh
vật học phân biệt ra năm thời kỳ “tuyệt chủng hàng loạt”, các giai đoạn tương đối
ngắn (1 triệu đến 10 triệu năm), trong thời kỳ đó một phần lớn các loài của hàng loạt
các đơn vị phân loại bị tuyệt chủng. Sự tuyệt chủng hàng loạt quan trọng nhất ước
lượng khoảng 77 đến 96% số loài xảy ra vào giai đoạn cuối của kỷ Pecmi (250 triệu
năm trước đây).
Ngoài những tuyệt chủng hàng loạt này ra, tốc độ tuyệt chủng là không cố định. Ví
dụ, từ 250 triệu năm trước, tốc độ tuyệt chủng tương đối cao đã xảy ra 9 lần, giữa các
khoảng thời gian từ 26 đến 28 triệu năm. Hai trong số 9 thời kỳ này đã diễn ra sự
tuyệt chủng hàng loạt, một vào cuối kỷ Triat, 220 triệu năm trước, và một vào cuối kỷ
Creta, 65 triệu năm trước.

 Biến đổi khí hậu do nắng nóng căng thẳng và hạn hán

 Khai thác quá mức và sử dụng không bền vững (ví dụ như các phương pháp
đánh bắt không bền vững) chúng ta hiện đang sử dụng tài nguyên thiên nhiên
nhiều hơn 25% so với hành tinh
 Xung đột vũ trang, làm gián đoạn sinh hoạt và thể chế của con người, góp phần
làm mất môi trường sống và tăng cường khai thác quá mức các loài có giá trị
kinh tế, dẫn đến suy giảm số lượng và nguy cơ tuyệt chủng đồng loạt.
 Sự suy giảm đa dạng di truyền
Được xem là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh
học hiện nay trên thế giới, theo thống kế trên toàn thế giới hiện nay có khoảng
492 quần thể khác biệt và loài cây di truyền, sự suy giảm về đa dạng sinh truyền
này trên thế giới có thể đẩy đông nghiệp vào tình trạng nguy hiểm, trong đó ở
một số nước từ sự mất suy giảm đa dạng di truyền này cũng là nguyên nhân gây
nên sâu bệnh ở một số loại cây nông nghiệp và việc bùng nổ bệnh dịch thực vật
có thể xảy ra bất kì lúc nào với những loài thực vật có ích cho nông nghiệp.
 Cuộc chiến giữa các loài bản địa và nhập nội
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới đa dạng sinh bị suy giảm là
việc phổ cập toàn cầu các giống vật nuôi hay cây trồng gia tăng đã khiến cho các
dịch bệnh gia tăng và đồng thời làm suy giảm thực vật động vật trên các đảo và
thêm mối đe dọa với các loài trên lục địa, bên cạnh đó việc người Châu Âu đặt
trên đến các hòn đảo vô hình chung lảm ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của các
loài động thực vật với minh chứng là các loài chim hay loài bò sát đã biến mất
và sự hủy diệt của những loài chim hồng tước biết bay.

You might also like