You are on page 1of 9

Họ và tên : Đặng Minh Lân

MSSV: 21021332
Bài kiểm tra giữa kì môn : Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Lớp học phần: 2122II_POL1001_21

Bài làm
Câu hỏi 1: Anh/chị hãy phân tích thời kỳ 1911-1920 trong quá trình
hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Tại sao nói đây là
thời kỳ hình thành tư tưởng cứu nước và giải phóng dân tộc Việt
Nam theo con đường cách mạng vô sản?

Câu trả lời :

* Thời kì 1911-1920 trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh :

Ngày 3-6-1911, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba xin làm phụ bếp trên tàu
Đô đốc Latútsơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville), một tàu lớn vừa chở hàng vừa
chở khách của hãng Năm Sao đang chuẩn bị rời cảng Sài Gòn đi Mácxây (Marseille),
Pháp.

Ngày 5-6-1911, trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng,
thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc
ra đi tìm đường cứu nước.

Việc Hồ Chí Minh ra nước ngoài xuất phát tứ ý thức dân tộc, từ hoài bão cứu
nước. Qua cuộc hành trình đến nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc, tư bản, đế quốc.
Người đã xúc động trước cảnh khổ cực, bị áp bức của những người dân lao động.
Người nhận thấy ở đâu nhân dân cũng mong muốn thoát khỏi ách áp bức bóc lột.

Về mục đích ra đi của mình, năm 1923 Người đã trả lời một nhà báo Nga
rằng :

“Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng,
Bác ái… Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn
giấu đằng sau những chữ ấy”.

Một lần khác trả lời một nhà văn Mỹ, Người nói:

“Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi
nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là
Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem
xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.

Giai đoạn 1913-1917, trải qua những năm tháng lăn lộn trong quần chúng lao
động ở nhiều nước trên thế giới, Nguyễn Tất Thành đã thấy rõ cảnh bất công, tàn bạo
của xã hội tư bản. Người vô cùng xúc động trước cảnh sống cùng khổ của lớp người
lao động ở các nước và Người đã rút ra kết luận “Dù màu da có khác nhau trên đời
này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng
chỉ có một tình hữu ái mà thôi; tình hữu ái vô sản”. Trong quá trình lao động, học tập
và đấu tranh cách mạng, từ một thanh niên yêu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở
thành một công nhân và tình yêu Tổ quốc của Người càng sâu sắc. Đây có thể xem là
một bước chuyển lớn trong nhận thức của Người.

Ngày 03/12/1917 Hồ Chí Minh trở lại Pháp, Người tham gia phong trào công
nhân Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Trở lại Pháp, lúc đầu Người sống ở
phố Sarônnơ, sau đó đến ở ngôi nhà số 6 Vila đờ Gôbơlanh và nhà số 9 ngõ Công
Poanh, quận 17 Paris. Cuộc sống của Người gặp nhiều khó khăn, vừa hoạt động chính
trị, vừa phải làm thuê để kiếm sống, nhưng Người vẫn luôn lạc quan, hăng hái học
tập, hoạt động.
Tháng 11/1918, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Đầu năm 1919 các
nước đế quốc thắng trận họp hội nghị Véc Xây nhằm chia lại thị trường thế giới. Thay
mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp và lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, Người
gửi đến Hội nghị bản yêu sách nổi tiếng của nhân dân An Nam đòi chính phủ Pháp
thừa nhận quyền tự do dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Đây chính
là lời nói chính nghĩa của đại biểu đầu tiên cho phong trào giải phóng dân tộc Việt
Nam trên diễn đàn thế giới. Cùng năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội của giai
cấp công nhân Pháp (đây là chính Đảng lớn nhất lúc bấy giờ ở Pháp), bởi theo Người,
đây là tổ chức theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại Cách mạng Pháp: Tự do, bình
đẳng, bác ái. Cộng với việc lúc này cách mạng XHCN tháng Mười Nga thành công
làm chấn động cả thế giới. Như tiếng sấm mùa xuân, cách mạng tháng Mười đã thức
tỉnh giai cấp công nhân, nhân dân lao động các dân tộc bị áp bức trên thế giới vùng
dậy đấu tranh. Nó đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người. Cách mạng
tháng Mười Nga có ảnh hưởng quyết định đối với cuộc đời hoạt động cách mạng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Người quyết tâm đi theo con đường cách mạng của Lê Nin.

Giữa lúc ấy, Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa
của Lê Nin đến với Người. Được sự giúp đỡ của nhiều đồng chí cách mạng Pháp,
Người càng thấy rõ hơn Quốc tế thứ ba và luận cương của Lê Nin thật sự đáp ứng
nguyện vọng tha thiết nhất của Người là độc lập cho Tổ quốc - hạnh phúc cho nhân
dân. Từ Luận cương của Lê Nin, Người đã tìm thấy phương hướng, đường lối cơ bản
của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trong đó có cách mạng Việt Nam, Luận
cương đã làm cho Người vui mừng, sung sướng đến phát khóc. Từ đó Người hoàn
toàn tin tưởng theo Lê Nin và Quốc tế III.

Đại hội Đại biểu lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp họp từ ngày 25 đến
30/12/1920 tại Tour (Pháp) đã tranh luận gây gắt về việc gia nhập Quốc tế III hay ở
lại Quốc tế II. Là đại biểu chính thức và duy nhất ở các nước thuộc địa, cũng là người
Việt Nam đầu tiên tham dự Đại hội, Người đã trình bày bản tham luận tố cáo những
tội ác tày trời của thực dân Pháp ở Đông Dương, kêu gọi những người cách mạng
chân chính Pháp hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân
dân Việt Nam và các thuộc địa khác. Tại Đại hội lịch sử này, Nguyễn Ái Quốc đứng
hẳn về Quốc tế thứ III, bỏ phiếu gia nhập Quốc tế cộng sản và trở thành một trong
những người đầu tiên sáng lập Đảng cộng sản Pháp, đồng thời là người cộng sản Việt
Nam đầu tiên. Điều đó đánh dấu bước chuyển biến quyết định, bước nhảy vọt, thay
đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người. Từ đó Người
đã tìm được con đường cách mạng đúng đắn cho nhân dân Việt Nam “Con đường kết
hợp đấu tranh giai cấp với đấu tranh dân tộc; kết hợp độc lập dân tộc với CNXH; kết
hợp tinh thần yêu nước chân chính với Chủ nghĩa Quốc tế vô sản”.

*Nói đây là thời kỳ hình thành tư tưởng cứu nước và giải phóng dân tộc
Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản vì :

Trong quá trình đi tìm con đường cách mạng cho nhân dân Việt Nam, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã suy nghĩ, có khả năng điều tra, nghiên cứu sâu sắc và nhạy bén
trước thời cuộc. Người đã trải qua quá trình dày công học tập, rèn luyện, đấu tranh
trong phong trào công nhân Quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. Vừa học tập lý
luận, vừa làm công tác thực tế, từng bước Người rút ra những kết luận quan trọng, đề
lên thành nguyên tắc trong hoạt động. Đúng như sau này Người đã nói “từng bước
một, trong các cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lê Nin, vừa làm công tác
thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới
giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách
nô lệ”.

Câu 2: Anh/chịhãy phân tích nội dung khái niệm tư tưởng Hồ Chí
Minh

Câu trả lời:

         Đến nay chúng ta sử dụng khái niệm nay: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ
thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam; kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào
điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to
lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách
mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”.

Khái niệm trên nêu rõ cấu trúc, nguồn gốc, nội dung và giá trị của tư tưởng
Hồ Chí Minh đối với Đảng và dân tộc ta.

* Thứ nhất, về cấu trúc: Khái niệm nêu rõ “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một
hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản cách mạng Việt
Nam”. Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh tập trung bàn đến các vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam, bao gồm: xác định con đường của cách mạng Việt Nam; mục tiêu,
nhiệm vụ cách mạng; lực lượng tiến hành; phương pháp tiến hành và giai cấp lãnh
đạo cách mạng.
Nhận thức như vậy để khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cần tránh
những khuynh hướng sai lệch và xuyên tạc cho rằng:

Một là, không có tư tưởng Hồ Chí Minh: cho rằng không có hệ thống tư


tưởng Hồ Chí Minh mà chỉ một vài phát biểu ngắn gọn của Người.

Hai là, cái gì cũng quy về tư tưởng Hồ Chí Minh mà không hiểu tư tưởng
của Người chỉ gắn với những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, như vậy vô
tình hạ thấp chứ không phải đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh. Ví dụ: tư tưởng Hồ Chí
Minh về phòng cháy chữa cháy… 

Phải hiểu: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một khái niệm khoa học, vì thế hết sức
cô đọng, chặt chẽ, có nội hàm lý luận cao, có sức sống mãnh liệt và giá trị lý luận,
thực tiễn rất to lớn không những với cách mạng Việt Nam mà còn đối với sự nghiệp
cách mạng giải phóng giai cấp, giải phóng loài người trên phạm vi toàn thế giới.

* Thứ hai, về nguồn gốc: Đảng ta đã chỉ rõ ba nguồn gốc lý luận hình thành
nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Bao gồm: Chủ nghĩa Mác – Lênin, các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đặc biệt, chủ nghĩa Mác
- Lênin có vai trò quyết định nhất tới việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh bởi đã
trang bị cho Người thế giới quan và phương pháp luận Mác xít. Với thế giới quan và
phương pháp luận Mác xít, Hồ Chí Minh có sự chuyển biến về chất trong tư tưởng
cách mạng của mình để có thể hấp thụ và chuyển hóa được những giá trị tích cực và
tiến bộ trong truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại,
giúp Người nhận định, đánh giá, phân tích, tổng kết rất nhiều những học thuyết, quan
điểm khác nhau và đặc biệt là những kinh nghiệm hoạt động thực tiễn một cách khoa
học, để từ đó nâng trí tuệ của Người lên một tầm cao mới tìm ra con đường cứu nước
đúng đắn – con đường cách mạng vô sản.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết duy nhất từ trước tới nay đặt ra mục tiêu, chỉ
rõ con đường giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc
bị áp bức trên thế giới thoát khỏi tình trạng bị nô dịch và bóc lột, thoát khỏi đói nghèo
và tha hoá về nhiều mặt. Đồng thời, học thuyết đó chỉ ra lực lượng cách mạng thực
hiện sự nghiệp giải phóng và phát triển xã hội là giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, đem lại cho họ niềm tin vào khả năng và sức mạnh của chính mình.
           Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin còn thể hiện ở chỗ
đó là học thuyết mở, không cứng nhắc, bất biến mà nó đòi hỏi luôn được bổ sung, tự
đổi mới, tự phát triển trong dòng phát triển trí tuệ của nhân loại.
Mác-Ăngghen cũng như Lênin đã nhiều lần khẳng định học thuyết của các ông
không phải là cái đã xong xuôi, bất biến, không phải là giáo điều mà chỉ là kim chỉ
nam cho hành động. Nó gắn liền với sự phát triển của phong trào cách mạng, với thực
tiễn vận động của lịch sử, hay nói cách khác học thuyết đó chỉ đưa ra cơ sở và phương
pháp luận cho suy nghĩ và hành động. Điều đó hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa giáo điều
xơ cứng.
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá một cách khách quan, chính
xác, đầy đủ và sâu sắc vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá trình cách mạng
Việt Nam. Vào năm 1927, Hồ Chí Minh đã viết: “…Bây giờ học thuyết nhiều, chủ
nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ
nghĩa Lê- nin”[2]. Theo Người, chủ nghĩa Mác - Lênin không những là kim chỉ nam
mà còn là “mặt trời soi sáng” con đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đi tới
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Trả lời phỏng vấn nhà báo Pháp vào tháng 7-
1969, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng tôi giành được thắng lợi là do nhiều nhân tố,
nhưng cần phải nhấn mạnh rằng… chúng tôi giành được những thắng lợi đó trước hết
là nhờ cái vũ khí không gì thay thế được là chủ nghĩa Mác - Lênin”.

          Bác vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể
của nước ta. Hồ Chí Minh nhận thấy chủ nghĩa Mác - Lênin chủ yếu vẫn được hình
thành trên nền tảng triết lý phương Tây, mang dấu ấn đấu tranh giai cấp ở phương
Tây. Để hoàn thiện, Người đã bổ sung chủ nghĩa Mác - Lênin bằng dân tộc học
phương Đông, bởi phương Tây chưa phải là toàn thế giới. Ví như, Thứ nhất, xác định
mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội: Ở Phương Tây sau khi các cuộc cách mạng tư
sản thành công, các quốc gia tư bản được thành lập thì mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu
là giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản; còn ở Việt Nam lúc này là thuộc địa của
thực dân Pháp mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với bọn đế quốc xâm lược và phong
kiến tay sai là mâu thuẫn cơ bản nhất, chủ yếu nhất. Thứ hai, mục đích của cách
mạng: Trên cơ sở xác định mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội, quan điểm của chủ
nghĩa Mác cho rằng trước hết phải thực hiện nhiệm vụ giải phóng giai cấp, trong khi
đó ở một nước thuộc địa như Việt Nam theo Hồ Chí Minh trước hết cách mạng phải
nhằm giải phóng dân tộc, vấn đề này ở các nước tư bản châu Âu cơ bản đã được giai
cấp tư sản làm trong cuộc cách mạng tư sản. Thứ ba, quan điểm về Đảng và xây dựng
Đảng: Để thực hiện được mục đích của cuộc cách mạng, theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác phải có Đảng lãnh đạo, Đảng đó là đội tiên phong của giai cấp vô sản, nó
là sản phẩm của sự kết hợp giữa hai yếu tố: chủ nghĩa Mác cộng với phong trào công
nhân. Ở Việt Nam, để cách mạng thắng lợi, Bác khẳng định phải có Đảng chân chính
lãnh đạo, “Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác-Lê làm cốt” và ở Việt Nam, Đảng Cộng sản
Việt Nam phải có thêm yếu tố phong trào yêu nước và ngay từ đầu Đảng đã cắm rễ
sâu trong lòng dân tộc.

Nếu Hồ Chí Minh không vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta để xây dựng hệ thống lý luận cách mạng soi
đường cho cách mạng Việt Nam thì làm sao chúng ta có thể chớp thời cơ và giành
thắng lợi nhanh gọn trong thời gian chưa đầy hai tuần của tháng Tám năm 1945 và
tiếp theo là thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến thần thánh, quá độ lên chủ nghĩa xã
hội khi cả nước có chiến tranh với tư duy “chủ nghĩa xã hội thời chiến”.

Như vậy Bác đã tiếp thu có chọn lọc các yếu tố tích cực, biết kế thừa có phê
phán, chọn lọc mọi tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho tư tưởng của mình,
đúng như Bác đã nói “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức
cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu
điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là
chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật
Tiên chẳng phải đã có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho
loài người, mưu phúc lợi cho xã hội… Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị
ấy”[3].
* Thứ ba, về nội dung: Theo quan điểm của Đảng được trình bày tại Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX, tư tưởng Hồ Chí Minh gồm 9 nội dung cơ bản:

          Một là, tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Hai là, tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ba là, tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây
dựng nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. Bốn là, tư tưởng về đạo đức cách
mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Năm là, tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau. Sáu là, tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người. Bảy là, tư tưởng về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân. Tám là, tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chín là, tư tưởng về xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. (Những nội dung này sẽ được làm rõ
trong những bài tiếp theo)

* Thứ tư, về giá trị: Là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng
và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành
thắng lợi”. Tài sản tinh thần là khái niệm khó có thể nhận diện một cách cụ thể nhưng
nó lại có khả năng gắn kết cộng đồng, kết dính tâm thức dân tộc. Trong thực tế tài sản
vật chất có thể mất đi nhưng tài sản tinh thần thì luôn bền vững bởi nó góp phần tạo
dựng nên truyền thống văn hóa, tạo nên hệ thống giá trị chuẩn mực của xã hội đồng
thời định hướng giá trị cho tương lai.

Khi nói đến tài sản tinh thần là nói đến sức sống của một di sản trong cộng
đồng, trong lòng dân tộc. Nhân dân ta, Đảng ta đã thừa hưởng một tài sản tinh thần to
lớn là tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó chính là niềm tự hào lớn lao của dân tộc Việt Nam.
Xác định tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và của dân tộc ta
không chỉ thuần túy như một sự đề cập về vấn đề sở hữu mà còn xác định ý thức trách
nhiệm trong việc giữ gìn, làm giàu và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận và định hướng cho Đảng ta xây
dựng đường lối đúng đắn, tổ chức lực lượng cách mạng và dẫn dắt nhân dân đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác trong toàn bộ tiến trình của cách mạng nước ta: thắng
lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng lợi trong kháng chiến chống Mỹ,
thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng ta đã chỉ rõ:
Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và là
kim chỉ nam cho hành động của Đảng, đã đem lại thắng lợi cho công cuộc đổi mới ở
nước ta, sẽ tiếp tục dẫn dắt chúng ta trên con đường xây dựng nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” và trong giai đoạn hiện nay là soi
đường cho Đảng và nhân dân ta trên con đường thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

 Thông qua việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh để bồi dưỡng,
củng cố cho cán bộ, đảng viên lập trường, quan điểm cách mạng trên nền tảng chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội; tích cực đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo
vệ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Câu 3: Hãy chứng minh chủ nghĩa Mác –Lê là cơ sở lý luận quan
trọng trong việc hình thành tư tưởng HồChí Minh? (Câu này chỉ
dành cho sinh viên chưa làm bài tập tuần 1)

Câu trả lời:

Xét về tổng thể, chủ nghĩa Mác - Lênin là thành tựu tư tưởng vĩ đại của nhân loại
do C. Mác và Ph. Ăngghen đặt nền móng vào đầu thế kỷ XIX, được V.I. Lênin kế tục,
phát triển từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Chủ nghĩa Mác - Lênin phơi bày bản
chất sâu xa nhất, những mâu thuẫn cố hữu nhất tồn tại trong chế độ tư bản chủ nghĩa
và dự đoán chính xác xu hướng vận động của các hình thái kinh tế - xã hội để đi đến
khẳng định tương lai của nhân loại là chế độ cộng sản chủ nghĩa. Vì vậy, đây là học
thuyết khoa học, cách mạng và nhân văn duy nhất đề ra mục tiêu giải phóng giai cấp,
giải phóng xã hội, giải phóng con người và chỉ rõ lực lượng, con đường, phương thức
nhằm đạt được mục tiêu đó.
 
Nhờ có chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, C. Mác đã lý giải một
cách khoa học và khách quan các quy luật phát triển của xã hội loài người thông qua
sự vận động và phát triển của nền sản xuất xã hội; đồng thời, tìm ra quy luật giá trị
thặng dư, chỉ rõ bản chất, hình thức và cách thức mà nhà tư bản bóc lột người công
nhân và nhân dân lao động. Với chủ nghĩa xã hội khoa học, C. Mác khẳng định sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, đứng lên
giải phóng chính mình để xây dựng một chế độ xã hội không còn người bóc lột người,
biến chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học, như Lênin nhận định: “đem
khoa học thay thế cho mộng tưởng”. Học thuyết Mác đã trở thành một vũ khí lý luận,
tư tưởng sắc bén trong cuộc đấu tranh chống lại mọi áp bức, bóc lột và bất công trong
xã hội.
 
Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản trên thế giới chuyển sang giai đoạn đế quốc
chủ nghĩa, sự phát triển không đồng đều giữa các nước khiến mâu thuẫn gia tăng và
chiến tranh xảy ra là điều tất yếu, trong khi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy, Lênin đã vận
dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác để giải quyết những vấn đề phát sinh
trong thời đại của mình. Ông chỉ ra khả năng thắng lợi của cách mạng vô sản; làm rõ
mối quan hệ giữa cách mạng vô sản với cách mạng giải phóng dân tộc; sáng lập học
thuyết đảng kiểu mới của giai cấp công nhân và lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng
Tháng Mười Nga, đưa Đảng Cộng sản lần đầu tiên trở thành đảng cầm quyền tại nước
Nga Xôviết. Cũng chính Lênin là người kiến tạo mô hình phát triển mới của chủ
nghĩa xã hội với “Chính sách kinh tế mới” cùng nhiều biện pháp cụ thể để hiện thực
hóa xã hội xã hội chủ nghĩa từ thực tiễn của nước Nga. Sự phát triển sáng tạo học
thuyết Mác của Lênin đã làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành hệ thống lý luận
thống nhất của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
 
Kế thừa những thành tựu lý luận vĩ đại của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I.
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, trên cơ sở kế thừa và phát
huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
 
Ngay khi được tiếp cận Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “chủ nghĩa chân
chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”2, “muốn cứu nước và
giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”3. Hồ
Chí Minh đã sớm nhận ra, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để đi lên chủ nghĩa
xã hội và ngược lại, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể bảo vệ vững chắc độc lập dân
tộc. Nhờ giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh
đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa quốc gia và quốc tế,
kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để lãnh đạo Nhân dân ta giành được
những thắng lợi to lớn trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, đối ngoại,
đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành quốc gia độc lập, tự chủ,
hòa bình, thống nhất và phát triển.
 
Để thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ trên, Hồ Chí Minh đã sáng tạo
phương pháp cách mạng hết sức triệt để và khoa học, đó là phát huy sức mạnh tổng
hợp, kết hợp bạo lực chính trị với bạo lực vũ trang, giữa sức mạnh truyền thống và
hiện đại, dân tộc và quốc tế... Hệ thống quan điểm về lực lượng cách mạng và xây
dựng các tổ chức cách mạng được hình thành trong tư tưởng Hồ Chí Minh trên tinh
thần bao trùm là “nước lấy dân làm gốc”4, lịch sử do quần chúng nhân dân sáng tạo ra
và nhân dân là lực lượng quyết định mọi thắng lợi của cách mạng.
 
Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, từ sự phân tích kỹ lưỡng điều kiện cụ
thể của nước ta là một nước nghèo với nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, muốn bỏ
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa để đi lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh
khẳng định: “Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của chúng ta hiện nay là phát triển sản
xuất, để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. Muốn có chủ nghĩa xã
hội thì không có cách nào khác là phải dốc lực lượng của mọi người ra để sản xuất”5.
Người chỉ ra yêu cầu cấp bách phải xây dựng nền tảng vật chất - kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội với những con người mới xã hội chủ nghĩa. Từ đó, từng bước thực
hiện thắng lợi các nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc.
 
Cho đến nay, chủ nghĩa Mác - Lênin cùng những chỉ dẫn quý báu của Hồ Chí
Minh vẫn giữ vai trò quyết định tới quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ
nghĩa và công cuộc đổi mới tại Việt Nam bởi nó tiếp tục soi sáng những vấn đề lý
luận để giải quyết kịp thời các vấn đề thực tiễn đặt ra, đưa nước ta thực hiện thành
công công cuộc đổi mới, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

You might also like