You are on page 1of 5

Trần Ngọc Diệp-20D180007-K56H1

Câu 1: Hãy phân tích luận điểm sau đây của Mác – Ăngghen: “Hãy xóa bỏ tình
trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ
được xóa bỏ”.

Tư tưởng về giải phóng con người được xem như một trong những nội dung
cốt lõi trong học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen về xã hội, là điểm xuất phát
trong cách đặt vấn đề xây dựng một xã hội mới công bằng, bình đẳng, không có áp
bức bóc lột, mọi người đều có quyền tham gia lao động và hoạt động sản xuất.
Xã hội mới mà GCCN, nhân dân lao động cần phấn đấu đạt tới là một xã hội
trong đó "lao động tích luỹ chỉ là một phương tiện để mở rộng và làm phong phú,
làm đẹp thêm đời sống của người lao động", xã hội đó sẽ không còn sự khác biệt
giai cấp, không còn sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, giữa lao động trí óc
và lao động chân tay; xã hội đó là "một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của
mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người". Xã hội đó có cơ sở
hiện thực để cá nhân con người có điều kiện phát triển toàn diện, không còn bị lệ
thuộc vào thứ lao động khiến cho họ không có tự do thật sự, thứ lao động làm biến
dạng bản chất người trong con người. Cơ sở đó chính là chế độ công hữu về tư liệu
sản xuất chủ yếu, thứ sở hữu duy nhất tồn tại không dựa trên bóc lột lao động làm
thuê, không làm nảy sinh tình trạng tha hóa lao động, tha hóa con người, tình trạng
người bóc lột người. Xã hội ấy đặt lên hàng đầu lợi ích căn bản của cá nhân con
người, thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Chính những
nhu cầu, lợi ích của con người được đáp ứng đầy đủ sẽ tạo ra động lực tiếp tục thúc
đẩy xã hội phát triển theo hướng nhân đạo và vì sự phát triển tiến bộ, bền vững.
Tư tưởng nhân đạo Mác-Ăngghen còn biểu hiện ở chỗ cuộc đấu tranh của
GCCN nhằm xóa bỏ tình trạng áp bức giai cấp gắn bó hữu cơ với cuộc đấu tranh
xóa bỏ tình trạng nô dịch dân tộc và xóa bỏ chế độ người bóc lột người trên phạm
vi toàn thế giới. Lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích nhân loại gắn bó mật
thiết với nhau. Vì vậy, "hãy xóa bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc này
bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ". Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp
trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời
mất theo.
Tuyên ngôn cũng chỉ ra rằng, để thực hiện được sứ mệnh đó, trước hết
GCCN phải tổ chức ra chính đảng của mình. Đảng đó phải có đường lối chiến
lược, sách lược đúng đắn, tập hợp lực lượng quần chúng đấu tranh giành chính
quyền, tiến tới tổ chức xây dựng một xã hội mới thật sự nhân đạo và dân chủ. Xã
hội đó có cơ sở hiện thực để cá nhân con người có điều kiện phát triển toàn diện,
không còn bị lệ thuộc vào thứ lao động khiến cho họ không có tự do thật sự..

Câu 2: Phân tích những thách thức đối với giai cấp công nhân Việt Nam hiện
nay.

1. Lợi ích và vai trò của một bộ phận công nhân chưa được phát huy đầy đủ:

Lợi ích của một bộ phận công nhân được hưởng chưa tương xứng với những
thành tựu của công cuộc đổi mới và những đóng góp của chính mình; việc làm, đời
sống vật chất và tinh thần của công nhân đang có nhiều khó khăn, bức xúc, đặc biệt
là ở bộ phận công nhân lao động giản đơn tại các doanh nghiệp của tư nhân và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

GCCN là người làm chủ đất nước, thông qua ĐCS lãnh đạo xã hội. Nhưng
mặt trái của quá trình hội nhập quốc tế đang làm cho “địa vị chính trị của GCCN
chưa thể hiện đầy đủ”. Trong quan hệ kinh tế, nếu xét trong từng điều kiện và mối
quan hệ cụ thể thì một bộ phận công nhân hiện nay đang làm thuê với những mức
độ khác nhau, đặc biệt là đội ngũ công nhân trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài. Do đặc thù sở hữu trong nền kinh tế thị trường, nên phần lớn công
nhân trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đặc biệt là trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài không có tư liệu sản xuất, sở hữu tư liệu sản xuất thuộc về
giới chủ. Do đó, vai trò làm chủ sản xuất của bộ phận công nhân trong các loại
hình doanh nghiệp này chưa được phát huy, nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh trong
cuộc sống và trong quan hệ lao động.

Hội nhập quốc tế đã góp phần nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho
GCCN nói chung, nhưng một bộ phận công nhân, nhất là lao động giản đơn trong
các khu công nghiệp, khu chế xuất có thu nhập chưa tương xứng với kết quả lao
động, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu.

Trong quan hệ lao động đang nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, nhất là trong
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc các doanh nghiệp vi phạm các
cam kết trong hợp đồng lao động vẫn xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng rất lớn đến
đời sống người công nhân. Ngoài ra, quan hệ giữa người sử dụng lao động với
người lao động còn mang tính chủ - thợ, thậm chí không ít doanh nghiệp quy định
về giờ giấc làm việc vi phạm đến những quyền riêng tư thiết yếu của người công
nhân.

2. Sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo trong nội bộ ngày càng sâu
sắc,ảnh hưởng đến sự thống nhất, đoàn kết của GCCN:

Trong điều kiện hội nhập quốc tế, dưới tác động của kinh tế thị trường, đang có
sự chênh lệch cao và phân hóa về thu nhập giữa các bộ phận công nhân; số công
nhân lao động tay chân đơn giản có vị thế yếu trên thị trường lao động, có thu nhập
thấp và nhiều khó khăn trong đời sống, cần được quan tâm nhiều hơn.
Hiện nay, công nhân làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau thì thu
nhập của họ cũng khác nhau. (Ở Việt Nam: Theo kết quả thống kê về tiền lương
bình quân trên cả nước năm 2015 cho thấy: công nhân làm việc trong doanh nghiệp
nhà nước là 9.509 nghìn đồng/người/tháng; doanh nghiệp ngoài nhà nước là 6.225
nghìn đồng/người/tháng; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 7.502 nghìn
đồng/người/tháng).

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, việc ứng dụng
khoa học vào sản xuất ngày càng được đẩy mạnh, dẫn đến sự phân tầng giữa công
nhân có thu nhập cao ở các ngành độc quyền, những ngành nghề mới, lao động
phức tạp với công nhân có thu nhập thấp ở những ngành nghề truyền thống, lao
động giản đơn.

Ví dụ: Ở Việt Nam, số liệu thống kê năm 2016 cho thấy, thu nhập bình quân
của công nhân lao động trong các ngành: khai khoáng là 10.202 nghìn đồng/tháng;
lĩnh vực khai thác dầu thô và khi đốt tự nhiên là 41.010 nghìn đồng/tháng; dịch vụ
vận tải hàng không là 24.488 nghìn đồng/tháng; dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm là 15.990 nghìn đồng/tháng. Trong khi đó, trong lĩnh vực công nghiệp chế
biến, chế tạo thu nhập bình quân là 6.346 nghìn đồng/tháng; ngành xây dựng là
6.214 nghìn đồng/tháng; khai thác quặng kim loại thu nhập là 4.811 nghìn
đồng/tháng; chế biến và sản xuất các sản phẩm từ gỗ là 4.937 nghìn đồng/tháng...

3. Trong hội nhập quốc tế, lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị, lý tưởng cách
mạng của một bộ phận công nhân bị phai nhạt, ảnh hưởng đến vai trò tiên
phong của GCCN:

Hiện nay, mặt trái của hội nhập quốc tế đang làm cho công nhân không đồng
đều về nhận thức xã hội, giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, ý thức tổ chức và kỷ
luật lao động. Không ít công nhân còn chưa nhận thức đầy đủ về sứ mệnh lịch sử
của giai cấp mình; ý chí phấn đấu, ý thức tổ chức kỷ luật, tính tiên phong gương
mẫu của một bộ phận công nhân giảm sút. Chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, cơ hội có
điều kiện phát triển nhanh chóng. Một bộ phận công nhân trẻ còn bị ảnh hưởng bởi
các tệ nạn xã hội, sống buông thả, phai nhạt lý tưởng, suy thoái về đạo đức, lối
sống, xa rời bản chất tốt đẹp của GCCN, gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp và hình
ảnh người công nhân trong quá trình hội nhập quốc tế.

Nhiều công nhân coi công việc tại nhà máy, xí nghiệp như là một cách mưu
sinh, chưa coi đó là một nghề nghiệp, là sự nghiệp của bản thân. Không ít công
nhân quan niệm làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là đi
làm thuê nên chỉ chú trọng làm trọn phận sự, ít quan tâm đến các vấn đề chính trị,
xã hội. Dẫn đến một bộ phận công nhân chưa thiết tha phấn đấu vào Đảng và tham
gia hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội. Đây là một trong những nguyên
nhân chủ yếu làm cho tỷ lệ đảng viên và lãnh đạo xuất thân từ công nhân ngày
càng ít.

You might also like