You are on page 1of 4

I, Khái niệm về SXHH:

1, Khái niệm

Là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm
nhằm mục đích trao đổi, mua bán.

2, Các kiểu tổ chức SXHH

SXHH giản đơn và SXHH lớn.

3, Ưu thế và hạn chế của SXHH

3.1. Ưu thế:

Việc sản xuất hàng hóa ra đời là một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển
của xã hội loài người. Sản xuất hàng hóa ra đời đã xóa bỏ đi nền kinh tế tự nhiên.
Giúp cho việc phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao được hiệu
quả kinh tế xã hội. 

So với sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa mang lại nhiều ưu thế vượt
trội như:

 Quy mô của việc sản xuất được mở rộng tạo điều kiện cho việc đưa các ứng
dụng kỹ thuật vào sản xuất để thúc đẩy sản xuất phát triển.
 - Sản xuất hàng hóa ra đời dựa trên sự phân công lao động xã hội, chuyên
môn hóa sản xuất, giúp tạo điều kiện khai thác những lợi thế của thiên nhiên,
xã hội, kỹ thuật của từng cá nhân, từng địa phương, từng vùng và của từng
quốc gia.
- Thúc đẩy sự phát triển mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng mở
rộng. Phá vỡ tính tự cung tư cấp, bảo thủ lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa
phương làm tăng năng suất lao động và nhu cầu xã hội được đáp ứng đầy đủ
hơn. Khai thác được lợi thế của các quốc gia khác nhau.
 Quy mô sản xuất không bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính
khép kín của mỗi cá nhân, gia đình,… Mở rộng quy mô lớn dựa trên nhu cầu
và nguồn lực của xã hội phù hợp với xu thế thời đại. Tạo điều kiện ứng dụng
các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất và thúc đẩy sản xuất phát
triển.
 Sản xuất hàng hóa ra đời có tác động và sự ảnh hưởng lớn tới các quy luật
giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,… buộc cho những đơn vị,
người sản xuất phải nhanh nhạy hơn, luôn luôn phải cải tiến kỹ thuật để làm
sao có thể làm tăng được năng suất lao động, chất lượng và có thể đạt được
hiệu quả kinh tế nhất định.
 Sản xuất hàng hóa phát triển sẽ giúp cho đời sống vật chất, văn hóa và tinh
thần ngày một được nâng cao. Khi vật chất, văn hóa, tinh thần được nâng
cao thì tự ắt việc sản xuất hàng hóa sẽ càng phát triển.

=> Sản xuất hàng hóa làm cho Việt Nam từ một đất nước kém phát triển trở
thành một đất nước đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đời
sống vật chất càng ngày càng đầy đủ cũng như đời sống tinh thần được cải thiện và
ngày càng phong phú.

3.2. Hạn chế:

 Làm phân hóa đời sống dân cư, phân hóa giàu nghèo dẫn đến khủng hoảng
kinh tế, thất nghiệp, lạm phát.
 Xã hội phát sinh nhiều tiêu cực, tệ nạn xã hội gắn liền với hiện trạng kinh tế
sa sút, gây rối loạn xã hội.
 Vì chạy theo lợi nhuận tối đa dẫn đến sử dụng bừa bãi, tàn phá tài nguyên và
hủy diệt môi trường ,sinh thái (điển hình là các công ty xả thải bừa bãi ra
ngoài môi trường làm ô nhiễm môi trường).
 - Nguồn nhân lực của nước ta tuy dồi dào nhưng chất lượng thấp, chủ yếu là
lao động thủ công, tác phong công nghiệp còn hạn chế.
- Năm 2010, có đến 19,5 triệu lao động Việt Nam đang làm việc trong các
ngành nghề không đòi hỏi trình độ chuyên môn hoặc chuyên môn thấp. Phần
lớn các doanh nghiệp đều phải tự đào tạo nghề cho công nhân. Công nhân
không lành nghề dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, năng suất lao động
không cao, sản phẩm làm ra sẽ không nhiều trong cùng một đơn vị thời gian.
 - Tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và
chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt. Phần lớn các doanh nghiệp nước
ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với các nước trên thế giới từ 2-3 thế
hệ: 80-90% công nghệ nước ta đang sử dụng là công nghệ nhập khẩu, 76%
máy móc, dây chuyền công nghệ nhập khẩu thuộc thập niên 50-60, 50% là
đồ tân trang…
- Sự lạc hậu về công nghệ, kỹ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp,
không ổn định. Điều này sẽ gây cho hàng hóa của chúng ta rất nhiều hạn chế
trong cạnh tranh về giá.
 Sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam có đặc điểm là hàm lượng tri thức
và công nghệ trong sản phẩm không cao, điều đó làm giảm đi chất lượng của
sản phẩm.
 Chủ yếu các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản
xuất. Ngay cả các sản phẩm là thế mạnh của nước ta vẫn phải nhập nguyên
liệu như dệt may, da giày, thực phẩm,… Nhiều sản phẩm có giá thành không
ổn định cũng là do phụ thuộc vào tính chất bấp bênh của nguồn nguyên liệu.

You might also like