You are on page 1of 2

18 - Nguyễn Hương Giang

2. Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất:
Bên cạnh điều kiện cần là sự phân công lao động xã hội, thì cần phải có điều kiện
đủ, đó là phải có sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.

Sự tách biệt về mặt kinh tế tức là những người sản xuất trở thành những chủ thể có
sự độc lập nhất định với nhau, có sự tách biệt về lợi ích. Do đó sản phẩm làm ra thuộc
quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế hoặc do họ chi phối, người này muốn tiêu dùng sản
phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hoá. C. Mác
viết: “chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau
mới đối diện với nhau như là những hàng hóa”.

Có 3 cơ sở của điều kiện này: Trong lịch sử, sự tách biệt này là do chế độ tư hữu
về tư liệu sản xuất quy định còn trong điều kiện của nền sản xuất hiện đại, sự tách biệt
này còn do các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sự tách rời giữa quyền
sở hữu và quyền sử dụng đối với tư liệu sản xuất quy định.

 Thứ nhất, trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu
của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ.
 Thứ hai, sản xuất hàng hoá ra đời trong chế độ chiếm hữu nô lệ. Sự tách biệt này
do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thủy là chế độ tư
hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở
hữu sản phẩm lao động. Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản
xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm
trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất
và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm cùa người
khác phải thông qua việc mua - bán hàng hóa, tức là phải trao đổi dưới những hình
thái hàng hóa.
 Thứ ba, đó là do sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng trực tiếp tư liệu
sản xuất quy định. Sự tách biệt về kinh tế không chỉ ở sự khác biệt về quyền sở
hữu mà còn khác biệt ở quyền sử dụng những khối lượng tư liệu sản xuất khác
nhau của cùng một chủ thể sở hữu. Khi sự tách biệt về kinh tế giữa những chủ thể
sản xuất tồn tại trong điều kiện có sự phân công lao động xã hội thì việc trao đổi
sản phẩm giữa những chủ thể khác nhau phải đảm bảo được lợi ích của họ. Điều
đó chỉ có thể có được khi trao đổi dựa trên nguyên tắc ngang giá, có đi có lại tức là
trao đổi hàng hóa, sản phẩm của lao động trở thành hàng hóa.
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho sản phẩm làm ra
thuộc quyền sở hữu hoặc chi phối của người sản xuất đó, do đó họ mới có quyền mang nó
đi bán. Thêm vào đó, sự tách biệt ấy còn làm cho quan hệ trao đổi của chủ thể đó tất yếu
mang hình thái trao đổi hàng hóa, vì sự tách biệt về mặt kinh tế làm cho những chủ thể
sản xuất ấy có lợi ích kinh tế độc lập với nhau. Chính vì vậy, sản phẩm làm ra phải mang
hình thức trao đổi theo nguyên tắc ngang giá mới công bằng, bình đẳng, đảm bảo lợi ích
của các chủ thể đó.

Như vậy, phân công lao động xã hội đã làm nảy sinh các quan hệ kinh tế giữa
những chủ thể sản xuất trong xã hội, làm cho họ có liên quan đến nhau, phải dựa vào
nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Còn sự tách biệt về kinh tế giữa các chủ thể sản xuất trong xã
hội khiến cho việc trao đổi sản phẩm giữa họ trở thành trao đổi hàng hóa và do đó sản
xuất sản phẩm giữa họ là sản xuất hàng hóa. Đây là hai điều kiện cần và đủ để sản xuất
hàng hóa ra đời, tồn tại và phát triển, nếu thiếu một trong hai điều kiện thì sản xuất hàng
hóa sẽ không tồn tại. Vì vậy, sản xuất hàng hóa là một phạm trù lịch sử tức là nó chỉ tồn
tại khi có cả hai điều kiện và mất đi khi một trong hai điều kiện đó mất đi.

You might also like