You are on page 1of 4

Nội dung và tác động của quy luật giá trị

- Nội dung của quy luật giá trị : Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dự
trên cơ sở giá trị xã hội của nó tức là trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết
- Tác động của quy luật giá trị

Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa Điều tiết sản xuất : thông qua sự biến động của giá cả người
sản xuất sẽ biết được tình hình cung cầu về loại hàng hóa đó và quyết định phương án sản xuất : nếu giá
cả hàng hóa cao hơn giá trị hàng hóa,người sản xuất cần mở rộng để cung ứng loại hàng hóa đó nhiều hơn
vì nó đang khan hiến trong thị trường, tư liệu sản xuất và sức lao động sẽ được phát triển vào ngành này
nhiều hơn các ngành khác.Ngược lại nếu giá cả hàng hóa thấp hơn giá trị của hàng hóa nếu cung lớn hơn
cầu của xã hội thì phải thu hẹp quy mô sản xuất của ngành này để chuyển sang ngành khác, mặt hàng
khác. Trong trường hợp giá cả hàng hóa bằng giá trị thì việc sản xuất phù hợp với nhu cầu xã hội, hàng
hóa này nên được tiếp tục duy trì sản xuất.
Trong lưu thông: quy luật giá trị điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao,từ nơi cung
lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu từ đó cung cầu hàng hóa giữa các vùng được cân bằng, phân phối
lại thu nhập giữa các vùng miền địa phương, điều chỉnh sức mua của thị trường nếu giá cao thì mua ít,
nếu giá thấp thì mua nhiều
Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động Các hàng hóa được
sản xuất ra trong điều kiện khác nhau nên có gía trị cá biệt khác nhau nhưng trên thị trường đều phải trao
đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết, người sản xuất có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội khi
bán theo giá trị xã hội thì sẽ thu được lợi nhuận cao hơn ngược lại người sản xuất có gía trị cá biệt lớn
hơn giá trị xã hội sẽ gặp bất lợi trong cạnh tranh và dẫn tới thua lỗ thậm chí phá sản, để đứng vững trong
cạnh tranh và tránh không bị phá sản, người sản xuất phải luôn luôn năng động tìm các làm cho giá trị cá
biệt của mình nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội, muốn vậy họ phải cải tiến kỹ thuật, áp cụng công nghệ
mới đổi mới phương pháp quản lý thực hiện tiết kiệm kết quả làm cho lực lượng sản xuất xã hội phát triển
, năng suất lao động xã hội được cải thiện và nâng cao, chi phí sản xuất hàng hóa giảm xuống.

Phân hóa những sản xuất thành những người giàu người nghèo một cách tự nhiên Trong quá trình
sản xuất kinh doanh người sản xuất nào có điều kiện thuận lợi, năng động nhạy bén trong thị
trường cũng như kịp thời đổi mới công nghệ kĩ thuật và cách quản lý điều hành quá trình sản
xuất , có thể tạo ra sản phẩm với giá trị cá biệt thấp hơn thì sẽ có được lợi thế và trở nên giàu có.
Ngược lại, những người sản xuất không có điều kiện thuận lợi, sử dụng nguồn vốn, phân bổ
nguồn nhân lực chưa hợp lý cũng như không chịu đổi mới trong công nghệ kĩ thuật dẫn đến sự
tụt lùi trong quá trình kinh doanh , bị phá sản. Điều này sẽ phân hóa giàu nghèo, tạo cơ sở hình
thành quan hệ giữ người chủ và người thợ lao động và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Trong sản xuất hàng hoá những người có sản điều kiện sản xuất thuận lợi có trình độ công nghệ
kỹ thuât, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý và tổ chức sản xuất,… cao, tức có lượng lao
động hao phí cá biệt kết tinh trong hàng hoá thấp hơn so với lượng lao động cần thiết của xã hội,
thì họ sẽ giàu có, ngược lại những người không có điều kiện trên hoặc gặp rủi ro dẫn đến phá
sản,tác động này loại bỏ cái yếu kém, những mặt hạn chế kích thích quá trình phân hoá sản xuất
thành những ngưòi giàu và nghèo tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển nền sản xuất lớn hiện
đại.Thông qua quá trình trên, quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu,lỗi thời,kích thích sự
tiến bộ,làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ,vừa có tác dụng lựa chọn đánh giá người sản xuất,
đảm bảo sự bình đẳng đối với người sản xuất.
Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá, ưu thế của
sx hàng hoá
- Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó những người sản xuất ra sản phẩm
nhằm mục đích trao đổi mua bán
- Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa
+ Phân công lao động xã hội ( điều kiện cần )
Khái niệm: Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành các
lĩnh vực sản xuất khác nhau tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất thành những
ngành nghề khác nhau
Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa lao động tạo ra sự chuyên môn hóa sản xuất
Do phân công lao động mỗi người sản xuất sẽ làm một công việc cụ thể nên họ chỉ tạo ra một
hoặc một số sản phẩm nhất định nhưng yêu nhu cầu của họ lại yêu cầu nhiều loại sản phẩm khác
nhau đòi hòi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau đòi hỏi họ phải trao đổi mua bán hàng
hóa với nhau => đây là sơ sở của sản xuất hàng hóa
+Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho giữa những người sản xuất độc lập
với nhau có sự tách biệt về lợi ích Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu
sản xuất, mà khởi thủy là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu
sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động.Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu
sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ
thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều
kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm cùa người khác phải thông qua việc mua - bán hàng
hóa, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hóa. Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đồng
thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hóa và
sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa.
- Ưu thế của sản xuất hàng hóa
+ Khai thác hiệu quả các nguồn lực
+ Thúc đẩy ứng dụng KHCN
+ Thúc đẩy sự năng động của người sản xuất
+ Nâng cao mức sống
Hai thuộc tính của hàng hóa; lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố
ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Giá trị sử dụng: là công dụng của hàng hóa có thể thảo mãn nhu cầu nào đó của con người.
- Làm cho hàng hóa khác nhau về chất
- Do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định.
- Nguồn gốc hình thành từ các vật chất trong tự nhiên
- Là một phạm trù vĩnh viễn
- Chỉ có thể thực hiện thông qua tiêu dùng
- Là vật mang giá trị trao đổi
Giá trị: là hao phí lao động kết tinh trong hàng hóa - Giá trị trao đổi là quan hệ tỉ lệ về lượng
giữa 1 giá trị sử dụng này với 1 giá trị sử dụng khác
xA = yB
x,y: tỉ lệ về lượng A,B: giá trị sử dụng
Điều kiện trao đổi: A khác B (phản ánh mục đích của trao đổi)
Cơ sở trao đổi: A,B đều là sản phẩm của lao động, là kết quả của lao động, là kết tinh của quá
trình sản xuất
- Chỉ được thực hiện thông qua trao đổi
- Là một phạm trù lịch sử
- Là thuộc tính xã hội của hàng hóa
- Làm hàng hóa đồng chất
- Phản ánh mối quan hệ giữa những nhà sản xuất
Lượng giá trị hàng hóa: là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa.
- Thước đo lượng giá trị của hàng hóa: thời gian lao động xã hội cần thiết
- Thời gian lao động cá biệt: hao phí thời gian (lao động) cá biệt để sản xuất hàng hóa
- Thời gian lao động xã hội cần thiết: thời gian cần thiết ra để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
trong điều kiện xã hội trung bình
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
- Năng suất lao động: là sức sản xuất của lao động. Nó được đo bằng lượng sản phẩm sản xuất
ra trong một đơn vị thời gian.
- Cường độ lao động: là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian.
Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.
- Mức độ phức tạp của lao động: Lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là
lao động mà một người lao động bình thường không cần qua đào tạo cũng thực hiện được. Lao
động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo mới có thể tiến hành được. Lao động phức
tạp là lao động giản đơn được nhân lên và tạo nhiều giá trị hơn
-Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ cạnh tranh tự do sang chủ
nghĩa tư bản độc quyền.
 Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học
kĩ thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập chung sản xuất, hình thành
các xí nghiệp có quy mô lớn.

 Những thành tựu khoa học kĩ thuật một mặt làm xuất hiện những ngành
sản xuất mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn; mặt khác, nó dẫn đến
tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy tư bản, thúc đấy phát triển
sản xuất lớn.

 Sự tác động của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản ngày càng mạnh
mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập chung sản
xuất quy mô lớn

 Cạnh tranh khốc liệt khiến các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kĩ thuật,
tăng quy mô tích lũy. Đồng thời, cạnh tranh làm các nhà tư bản vừa và nhỏ
bị phá sản, còn các nhà tư bản lớn ngày càng giàu có với số tư bản tập
chung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn

 Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa thúc đẩy tập chung sản
xuất, nhất là hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của
các tổ chức độc quyền.

You might also like