You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG TỰ LUẬN MÔN MÁC LENIN HP2 

Câu 1: Những điều kiện để ra đời sản xuất hàng hóa


Sự chuyển hóa của kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa gắn liền với hai điều kiện KT -
XH: phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người
sản xuất 
- Phân công lao động XH là sự chuyên môn hóa lao động trong phạm vi xã hội, kết quả
là hình thành những ngành, nghề khác nhau, sản xuất ra những sản phẩm khác nhau. Phân
công LĐXH vận động theo tính quy luật sau:
+ LĐ trong lĩnh vực sx vật chât giảm xuống cả về tuyệt đối và tương đối; tương
ứng với quá trình này LĐ trong lĩnh vực phi sx vật chất tăng lên 
+ LĐ trong NN giảm xuống và LĐ trong CN tăng lên 
+ LĐ giản đơn cơ bắp, thể lực, nặng nhọc giảm; LĐ được đào tạo, LĐ trí tuệ tăng
lên.
+ Phân công LĐ diễn ra tại chỗ, theo vùng,m theo lãnh thổ và phân công quốc tế
- Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất được quy định bởi sự
tồn tại các QH sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất mà cội nguồn của nó là chế độ tư hữu
về tư liệu sản xuất, Chính sự tồn tại các quan hệ sở hữu khác nhau về TLSX mà những
chủ thể kinh tế phải thực hiện mọi sự lựa chọn trong sx: sx cái gì, sx như thế nào, sx cho
ai; điều này làm cho LĐ của người sx mang tính tư nhân, sx và tái sx giữa học tách biệt
nhau về mặt kinh tế. Trong điều kiện này, các chủ thể kinh tế muốn tiêu dùng sản phẩm
của nhau phải thông qua trao đổi mua bán 
=> Đây là hai điều kiện KTXH cần và đủ để kinh tế hàng hóa ra đời và phát triển 
Câu 2: Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
a. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
- Thứ nhất, sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán, không phải để người
sản xuất ra nó tiêu dùng. 
- Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính chất tư nhân, vừa
mang tính xã hội. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm
mống của khủng hoảng trong kinh tế hàng hóa. 
- Thứ ba, mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải là
giá trị sử dụng.
b. Ưu thế của sản xuất hàng hóa
- Một là, sự phát triển sản xuất hàng hóa làm cho phân công lao động xã hội ngày
càng sâu sắc, chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành,
các vùng ngày càng chặt chẽ. Từ đó, nó xóa bó tính tự cấp, tự túc, bảo thủ, trì trệ của
nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất và lao động.
- Hai là, tính tách biệt về kinh tế đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải năng động
trong sản xuất - kinh doanh để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Muốn vậy, họ phải ra sức
cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao chất lượng, cải tiến quy trình, mẫu mã
hàng hóa, tổ chức tốt quá trình tiêu thụ... Từ đó làm tăng năng suất lao động xã hội,
thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
- Ba là, sản xuất hàng hóa quy mô lớn có ưu thế so với sản xuất tự cấp tự túc về
quy mô, trình độ kỹ thuật, Công nghệ, về khả năng thỏa mãn nhu cầu... Vì vậy, sản xuất
hàng hóa quy mô lớn là hình thức tổ chức kinh tế xã hội hiện đại phù hợp với xu thế
thời đại ngày nay.
- Bốn là, sản xuất hàng hóa là mô hình kinh tế mở, thúc đẩy giao lưu kinh tế,
giao lưu văn hóa, tạo điều kiện nâng cao, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của
xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực như đã nêu trên, sản xuất hàng hóa cũng có
những mặt trái của nó như phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa,
tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá hoại môi trường sinh thái,
v.v.. 
Câu 3: Quy luật giá trị
a. Nội dung: 
- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, ở đâu
có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy
luật giá trị 
- Yêu cầu chung của quy luật giá trị: Việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên
cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
b. Tác động 
Trong sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có ba tác động chủ yếu sau 
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa 
+ Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh
vực của nền kinh tế. Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả
hàng hoá trên thị trường dưới tác động của quy luật cung - cầu.
*     Nếu cung < cầu, thì giá cả > giá trị => hàng hóa sản xuất ra có lãi, bán chạy. Giá cả
cao hơn giá trị sẽ kích thích mở rộng và đẩy mạnh sản xuất để tăng cung, còn cầu giảm vì
giá tăng.
*     Nếu cung > cầu, giá cả < giá trị => hàng hóa khó bán, sản xuất không có lãi. Người
sản xuất ra quyết định ngừng hoặc giảm sản xuất; giá giảm sẽ kích thích tăng cầu, tự nó
là nhân tố làm cho cung tăng.
*    Cung cầu tạm thời cân bằng; giá cả trùng hợp với giá trị. Bề mặt nền kinh tế người ta
thường gọi là “bão hòa”.
Tuy nhiên nền kinh tế luôn luôn vận động, do đó quan hệ giá cả và cung cầu cũng thường
xuyên biến động liên tục.
Như vậy, sự tác động trên của quy luật giá trị đã dẫn đến sự di chuyển sức lao động và tư
liệu sản xuất giữa các ngành sản xuất khác nhau. Đây là vai trò điều tiết sản xuất của quy
luật giá trị.
+ Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua diễn biến giá cả trên thị trường.
Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp
đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hoá thông suốt.
Như vậy, sự biến động của giả cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến động về
kinh tế, mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hoá.
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động,
hạ giá thành sản phẩm.
Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá là một chủ thể kinh tế
độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng do điều kiện sản
xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người khác nhau, người sản xuất
nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hoá ở thế có lợi
sẽ thu được lãi cao. Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao
động xã hội cần thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn. Để giành lợi thế trong cạnh tranh, và tránh
nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho bằng
hao phí lao động xã hội cần thiết. Muốn vậy, họ phải luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải
tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh
quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội. Kết quả là
lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.
- Bình tuyển sự tiến bộ, đào thải sự lạc hậu, phân hóa người sản xuất 
Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có
điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao
phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên
nhanh chóng. Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại
những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh
doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.
Câu 4: Tác dụng và những biện pháp để nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản
a. Tác dụng của việc nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản:
-  Tiết kiệm được chi phí bảo quản, sửa chữa tài sản cố định, giảm được hao mòn hữu
hình và hao mòn vô hình, cho phép đổi mới nhanh máy móc, thiết bị; có thể sử dụng quỹ
khấu hao làm quỹ dự trữ sản xuất để mở rộng sản xuất mà không cần có tư bản phụ thêm.
+ Tiết kiệm tư bản ứng trước khi quy mô sản xuất như cũ hay có thể mở rộng sản xuất mà
không cần có tư bản phụ thêm.
+ Đốì với tư bản khả biến, việc nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản có ảnh hưởng trực tiếp
đến việc làm tăng thêm tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hằng năm.
b. Biện pháp nâng cao tốc độ chu chuyến tư bản:
Muốn nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản thì phải rút ngắn thời gian sản xuất và thời
gian lưu thông.
+ Thời gian sản xuất dài hay ngắn ngoài sự phụ thuộc vào đặc điểm của ngành sản xuất
khác nhau, còn phụ thuộc vào trình độ tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ và sự ứng
dụng vào quá trình sản xuất, phụ thuộc vào trình độ tổ chức phân công lao động và trình
độ dịch vụ các yếu tố gắn với đầu vào sản xuất. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ
thuật sẽ cho phép tổ chửc sản xuất và dịch vụ sản xuất một cách khoa học trên cơ sở đó
rút ngắn thời gian gián đoạn lao động, thời gian dự trữ sản xuất trên cơ sở đó nâng cao
hiệu quả hoạt động của tư bản.
+ Thời gian lưu thông phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình thị trường (cung - cầu và
giá cả...): khoảng cách từ sản xuất tới thị trường, trình độ phát triển giao thông vận tải...
Chỉ khi nào giải quyết dược các vấn đề trên thì sẽ góp phần rút ngắn được thời gian lưu
thông trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản.
Câu 5: Hiểu biết về công ty cổ phần và thị trường chứng khoáng
a. Công ty cổ phần
- Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành,
tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty cổ phần, số vốn
điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá
nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy
chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có công ty cổ phần mới được phát
hành cổ phiếu, còn công ty trách nhiệm hữu hạn thì không có điều này (Chỉ có công
ty cổ phần mới được giao dịch trên sàn chứng khoán, còn công ty trách nhiệm hữu
hạn thì không có điều này). Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận
quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và cổ đông là người có
cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Công ty cổ phần là một trong loại hình công ty căn
bản tồn tại trên thị trường và nhất là để niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- Công ty Cổ phần phải có Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng Quản trị và Ban Điều
hành. Đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở
hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban Kiểm soát.
* Ưu điểm
- Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty;
- Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy động
vốn cổ phần;
- Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh
vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ
phần;
- Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.
*Nhược điểm
- Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân
sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và
lãi cổ phần theo quy định của luật pháp;
- Chi phí cho việc thành lập doanh nghiệp khá tốn kém;
- Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và
báo cáo với các cổ đông;
- Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động kinh
doanh không linh hoạt do phải tuân thủ theo những quy định trong Điều lệ của công
ty, ví dụ có trường hợp phải do Đại hội đồng Cổ đông của Công ty Cổ phần quyết
định.
* Các loại cổ phần: 
- Theo điều 78 Luật Doanh nghiệp 2005 , các loại cổ phần bao gồm:
+ Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ
đông phổ thông.
+ Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ
đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
Cổ phần ưu đãi cổ tức;
Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
- Trong các loại cổ phần ưu đãi trên thì cổ phần ưu đãi biểu quyết chịu một số ràng
buộc như:
+ chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ
cổ phần ưu đãi biểu quyết.
+ Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày
công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu
đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
+ Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần
ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
+ Các cổ phần còn lại (ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại và ưu đãi khác) thường tuân
theo các quy tắc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
- Ngoài ra, cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi; trong khi
cổ phần ưu đãi có thể chuyển thàn h cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội
đồng cổ đông. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các
quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
b. Thị trường chứng khoáng
- Khái niệm: 
Thị trường chứng khoán (securities market) là nơi trao đổi các chứng khoán. Thị
trường chứng khoán giúp những người thiếu vốn huy động được vốn và người có vốn
chuyển vốn của mình thành vốn đầu tư. Vì thế, thị trường chứng khoán còn được gọi
là thị trường vốn.
Theo đối tượng trao đổi, thị trường chứng khoán có thể phân làm hai loại cơ bản, đó
là thị trường cổ phiếu (stock market) và thị trường trái phiếu (bond market). Về mặt
không gian, không có sự phân biệt hai thị trường này. Sở giao dịch chứng khoán và
các công ty chứng khoán đều tổ chức trao đổi cả cổ phiếu lẫn trái phiếu và các loại
chứng khoán khác.
Theo tính chất của chứng khoán, thị trường chứng khoán có thể phân làm loại thị
trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
- Đặc điểm

1. Được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và người cung cấp
vốn đều trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có trung gian tài chính;
2. Là thị trường gần với Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mọi người đều tự do tham
gia vào thị trường. Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán, mà giá
cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung – cầu;
3. Về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khoán được phát hành trên
thị trường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp.
Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán
của họ thành tiền mặt bất cứ lúc nào họ muốn.

- Chức năng 
1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế;
2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng;
3. Cung cấp khả năng thanh toán cho các chứng khoán;
4. Đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế;
5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô.
Câu 6: Nhà nước XHCN, Tại sao nói Nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, Nhà
nước không còn nguyên nghĩa.
 Nhà nước XHCN vừa mang bản chất của giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng
rãi và tính dân tộc sâu sắc. 
 Nhà nước XHCN không phải là công cụ để đàn áp giai cấp, nhà nước thực hiện chính
sách giai cấp vì lợi ích của tất cả người lao động. Tuy nhiên vai trò lãnh đạo của giai cấp
công nhân thông qua chính đảng của nó vẫn được duy trì
 Nhà nước XHCN cũng là công cụ của chuyên chính giai câp nhưng vì lợi ích của tất cả
những người lao động
=> Nhà nước nguyên nghĩa là nhà nước luôn tự bảo vệ cơ sở giai cấp của nó, bảo vệ quyền
lợi của giai cấp thống trị, duy trì tình trạng áp bức giai cấp trong khi nhà nước XHCN tồn tại
trên cơ sở các quan hệ giai cấp không đối kháng nhưng mặt khác còn có chức năng xóa bỏ
mâu thuẫn giai cấp, áp bức giai cấp trên cơ sở thực hiện sự bình đẳng về kinh tế. Sau khi
những cơ sở kinh tế XH cho sự tồn tại của nhà nước mất đi thì nhà nước cũng không còn,
nhà nước “tự tiêu vong”.
Câu 7: Văn hóa XHCN 
1. Khái niệm: 
-  Nền VH XHCN là nền VH được xây dựng và phát triển trên nền tảng hệ tư tưởng
của giai cấp công nhân, do chính đảng của nó lãnh đạo nhằm thỏa mãn nhu cầu
không ngừng tăng lên về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đưa nhân dân lao
động thực sự trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa.
2. Đặc trưng
- Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân giữ vai trò chủ đạo và là nền tảng tư tưởng,
quyết định phương hướng phát triển nội dung của nền văn hóa XHCN 
- Nền VH XHCN là nền văn hóa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. 
- Nền VH XHCN là nền văn hóa được hình thành và phát triển một cách tự giác, đặt
dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, có sự quản lý của nhà nước XHCN. 
3. Nội dung và phương thức xây dựng 
a. Nội dung xây dựng 
- Cần nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ tri thức của xã hội mới đặc
biệt là cần hình thành trong các thế hệ sinh viên một hệ thống tri thức hiện đại,
một tâm hồn thấm đượm giá trị văn hóa dân tộc
- Xây dựng con người mới phát triển toàn diện.
- Xây dựng lối sống mới XHCN 
b. Phương thức xây dựng
- Giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấp công nhân
trong đời sống tinh thần của xã hội.
-  Không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và vai trò quản lý
của nhà nước đối với hoạt động văn hóa
- Xây dựng nền văn hóa XHCN phải theo phương thức kết hợp việc kế thừa
những giá trị trong di sản văn hóa dân tộc với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa
của văn hóa nhân loại. 
- Tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động và sáng tạo văn
hóa.

Cấu trúc đề
2 câu trình bày (1 câu KTCT, 1 câu CNXH)
2 câu nhận định đúng sai (KTCT)
1 bài toán của KTCT

You might also like