You are on page 1of 4

2.1. Định nghĩa quy luật giá trị.

Nội dung, vai trò và tác động của quy luật giá trị.
2.1.1. Định nghĩa quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa. Ở đâu có sản xuất
và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá tri. Quy luật giá trị là quy
luật của nền sản xuất hàng hóa, biểu hiện nhu cầu khách quan của việc định hướng nền
sản xuất và trau dồi theo các quan hệ tỷ lệ phản ánh hao phí lao động xã hội cần thiết.
2.1.2. Nội dung, vai trò và tác động của quy luật giá trị
+Về nội dung:
Quy luật giá trị cho rằng sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở của hao
phí lao động xã hội cần thiết, giá trị của hàng hóa được quyết định bởi lao động hao phí
xã hội cần thiết trong nền sản xuất hàng hóa nhưng mỗi nhà kinh doanh, sản xuất sẽ có
hao phí lao động cá biệt khác nhau. Trong sản xuất hàng hóa, để có thể mang về lợi
nhuận hay đạt được lợi thế cạnh tranh thì người sản xuất phải có sự hao phí sức lao động
nhỏ hơn hoặc bằng hao phía sức lao động xã hội cần Vì vậy, người sản xuất cần điều
chỉnh cho hao phí lao động của mình phù hợp với mức hao phí lo động của xã hội thì mới
có thể kinh doanh, bán sản phẩm. Những lợi thế giúp cho người sản xuất có những ưu thế
vượt bậc hơn so với đối thủ được gọi là lợi thế trong cạnh tranh
Trong lưu thông, trao đổi phải tuân thủ nguyên tắc ngang giá, tức là chi phí của
người sản xuất phải đảm bảo được bù đắp và tái sản xuất có lãi để tái sản xuất mở rộng
(tất nhiên chi phí đó phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết chứ không
phải bất kỳ chi phí cá biệt nào)1. Tuy nhiên, ở thị trường còn chịu tác động của nhiều
nhân tố khác như cạnh tranh, tác động cung – cầu, sức mua của đồng tiền,…nên giá cả
hàng hóa tách rời giá trị, đồng thời tăng giảm xoay quanh trục giá trị của chính nó. Đó là
cách mà quy luật giá trị vận hành.
+Về vai trò:
Thứ nhất, quy luật giá trị có vai trò điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. Việc
phân phối tư liệu sản xuất cùng với sức lao động của các ngành sản xuất được quy luật
giá trị điều tiết thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa. Giá cả hàng hóa tăng giảm
xoay quanh giá trị của nó do tác động của cung – cầu. Khi một ngành sản xuất không đáp
ứng được nhu cầu giá cả tăng trên thị trường thì những nhà sản xuất sẽ tiến hành mở rộng
quy mô. Việc này làm cho sức lao động, tư liệu sản xuất, vốn được chuyển vào ngành
tăng lên, cung về loại hàng hóa trên thị trường sẽ tăng. Ngược lại, khi một ngành sản xuất
thu hút quá nhiều lao động, cung vượt cầu, giá cả bị hạ thấp thì nhà sản xuất sẽ tiến hành
1
Phạm Thị Ngọc Ánh, Quy luật giá trị là gì? Lấy ví dụ, ý nghĩa của quy luật giá trị?, cập nhật ngày 02/09/2023, truy
cập ngày 19/11/2023 tại: https://luatduonggia.vn/quy-luat-gia-tri-la-gi-lay-vi-du-va-y-nghia-cua-quy-luat-gia-tri/
thu hẹp quy mô, chuyển bớt tư liệu sản xuất và sức lao động ra khỏi ngành. Do đó, tư liệu
sản xuất và sức lao động một cách tự phát được phân phối lại. Quy luật giá trị điều tiết
lưu thông, điều tiết sự vận động, phân phối các nguồn hàng hóa một cách hợp lý.
Thứ hai, quy luật giá trị làm phân hóa giàu – nghèo trong xã hội. Sự điều tiết thời
gian động cá biệt phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết của chủ thể kinh tế ảnh
hưởng đến việc sinh lời làm giàu hay đình trệ phá sản của việc kinh doanh, sản xuất làm
phân hóa giàu – nghèo.
+Về tác động:
Thứ nhất, quy luật giá trị tác động thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên
thị trường qua biến động cung – cầu. Sự tác động trên của quy luật giá trị dẫn đến sự
phân bố tư liệu sản xuất và sức lao động giữa các ngành sản xuất khác nhau. Đồng thời
sự biến động của giá cả thị trường có tác dụng thu hút hàng hóa từ nơi giá cả thấp đến nơi
giá cả cao, làm thông suốt trong lưu thông hàng hóa.
Thứ hai, quy luật giá trị tác động đến sự phân hóa giàu nghèo, làm phát sinh và
phát triển quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trong sản xuất hàng hóa, thời gian lao động
cá biệt của mỗi chủ thể không đồng nhất với thời gian la động xã hội cần thiết. Những
nhà sản xuất giỏi, năng suất lao động cao sẽ tạo ra thời gian lao động cá biệt thấp hơn
hoặc bằng với thời gian lao động xã hội cần thiết, nhờ đó họ có lợi nhuận, sinh lời, làm
giàu. Ngược lại, những nhà sản xuất kém, năng suất lao động thấp sẽ tạo ra thời gian lao
động cá biệt lớn hơn nhiều so với thời gian lao động xã hội cần thiết, họ không tạo được
lợi nhuận, có thể đi đến phá sản. Điều đó phân hóa sự giàu nghèo trong xã hội. Quy luật
giá trị qua đó có ý nghĩa đánh giá người sản xuất, kích thích phát triển những yếu tố tích
cực và đào thải các yếu tố kém cỏi, bảo đảm sự bình đẳng trong sản xuất.
Thứ ba, quy luật giá trị có tác dụng kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao
động, hợp lý hóa sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển. Sự canh tranh
trong sản xuất làm cho nhà sản xuất, kinh doanh phải tìm cách giảm thời gian lao động cá
biệt thấp hơn thời gian lao động xã hội cần thiết để thu lại lợi nhuận. Điều đó kích thích
việc tăng năng suất lao động, cải tiến trình độ, kỹ thuật, đầu tư công nghệ trong kinh
doanh, sản xuất.

3.1. Ảnh hưởng của quy luật giá trị đến giá cả thị trường
Quy luật giá trị là một yếu tố có vai trò quan trọng trong việc xác định giá cả và
phân bố tư liệu sản xuất cũng như sức lao động trên thị trường. Trong nền kinh tế thị
trường, giá trị của sản phẩm phụ thuộc vào biến động cung – cầu, quyết định của người
tiêu dùng và sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất. Tuy nhiên, quy luật giá trị vẫn là một
nguyên tắc quan trọng trong việc hiểu và phân tích sự phát triển của kinh tế thị trường,
đặc biệt là liên quan đến giá cả qua sự điều tiết cung – cầu . Cụ thể:
+Khi cung < cầu: giá cả lớn hơn giá trị, sản xuất hàng hóa sinh lời. Việc sản xuất
hàng hóa được kích thích mở rộng, đẩy mạnh để tăng cung. Giá cả tăng làm cho cầu
giảm.
Ví dụ: Trong đại dịch Covid-19, nhu cầu sử dụng các mặt hàng như khẩu trang,
nước rửa tay, thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe,…tăng mạnh. Nhưng do tình trạng
bất ổn của đại dịch, các cơ sở sản xuất kinh doanh không đáp ứng đủ nhu cầu của người
tiêu dùng, điều đó làm cho giá cả các mặt hàng này trên thị trường tăng mạnh, đặc biệt là
khẩu trang y tế. Cụ thể trên địa bàn TP. Hà Nội, giá bán khẩu trang 4 lớp kháng khuẩn
tăng từng ngày. Chẳng hạn, ngày 26/07/2020 giá bán đang 1,7 triệu đồng/thùng 50 hộp
khẩu trang đã tăng lên 2,8 – 3 triệu đồng/thùng, thậm chí là 6,5 triệu đồng/thùng, khách
lấy số lượng lớn cũng không được giảm giá. Tại TP. Hồ Chí Minh, giá khẩu trang được
ra bán là 104 nghìn đồng/hộp đến ngày 27/07/2020 đã tăng gấp rưỡi 2. Điều đó làm các
nhà kinh doanh phải mở rộng sản xuất, kích cung trên thị trường. Nhu cầu của người dân
với các mặt hàng bảo vệ sức khỏe giảm do giá cả tăng mạnh

+Khi cung > cầu: giá cả thấp hơn giá trị, sản xuất hàng hóa không có lợi nhuận.
Việc sản xuất hàng hóa được thu hẹp hoặc ngừng sản xuất. Giá cả giảm kích thích tăng
cầu.
Ví dụ: Trong năm 2021, ta có thể thấy rất nhiều chiến dịch giải cứu hoa quả, rau
củ trên thị trường của những nhà nông chuyên canh xuất khẩu. Cũng là do ảnh hưởng của
đại dịch Covid-19 nên hàng hóa nông sản không thể xuất khẩu sang nước ngoài để tiêu
thụ3. Chính vị thế các mặt hàng nông sản phải trả về tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Trong tình hình dịch bệnh, các loại hoa quả, rau củ không được xem là mặt hàng cấp thiết
nên nhu cầu người tiêu dùng không cao. Do đó người bán phải tiến hành thu hẹp sản
xuất, giảm giá nông sản để kích cầu. Thời điểm đó, nhà nông hầu như không thu được lợi
nhuận thậm chí còn phải chịu lỗ.
+Khi cung = cầu: giá cả bằng với giá trị. Nền kinh tế được coi là bão hòa.
Ví dụ: Hiện nay, nhu cầu mua và bán các mặt hàng thực phẩm như gạo, đường;
các mặt hàng vật liệu xây dựng như thép có mức giá ổn định. Tính chung 9 tháng năm
2023, tình hình thị trường trong nước về cơ bản tương đối ổn định, nguồn cung các hàng

2
Báo Quốc tế, Dịch Covid-19: Giá khẩu trang y tế tăng ‘chóng mặt’, Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm, cập nhật ngày
29/07/2020, truy cập ngày 19/11/2023 tại: https://baoquocte.vn/dich-covid-19-gia-khau-trang-y-te-tang-chong-
mat-bo-y-te-yeu-cau-xu-ly-nghiem-120422.html

3
Vũ Thị Uyên, Ví dụ về cung cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường?, cập nhật ngày 12/11/2022, truy cập ngày
19/11/2023 tai: https://hoatieu.vn/hoc-tap/vi-du-ve-cung-cau-anh-huong-den-gia-ca-thi-truong-216903
hóa trong nước được bảo đảm. Sức mua trên thị trường đã có sự phục hồi tốt so với năm
trước và giai đoạn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-194.

4
Bộ Công thương Việt Nam, Thị trường trong nước cơ bản ổn định, sức mua phục hồi tốt, cập nhật ngày
05/10/2023, truy cập ngày 19/11/2023 tại: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-trong-nuoc/9-thang-nam-2023-
thi-truong-trong-nuoc-co-ban-on-dinh-suc-mua-phuc-hoi-tot.html

You might also like