You are on page 1of 12

Đề 2: Tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN ở Việt Nam hiện nay


A. MỞ ĐẦU

   Kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho tới năm 1986 đã chuyển sang kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao
vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xét về mặt kinh tế, Việt Nam là
quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền
tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn
Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN,... Kinh tế Việt Nam dưới sự
điều hành của chính phủ còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết, các vấn đề tồn tại
gắn liền với gốc rễ của bất ổn kinh tế vĩ mô đã ăn sâu, bám chặt vào cơ cấu nội tại
của nền kinh tế nước này, cộng với việc điều hành kém hiệu quả, liệu dẫn đến liên
tục gặp lạm phát cũng như nguy cơ đình đến nền kinh tế.

  Chúng ta đã biết được quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng
hóa, quy định bản chất của sản xuất hàng hóa. Ở đâu có sảnxuất và trao đổi hàng
hóa thì ở đó có sự xuất hiện của quy luật giá trị. Mọi hoạt động của chủ thể kinh tế
trong sản xuất và lưu thông hàng hóa đều chịu sự tác động của quy luật này. Chính
vì thế, chúng ta cần nghiên cứu về quy luật giá trị, tìm hiểu vai trò và tác động của
nó tới nền kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để có thể vận
dụng nó khắc phục những nhược điểm của nền kinh tế và phát triển đất nước. Vì
vậy em đã quyết định lựa chọn đề tài “Tác động của quy luật giá trị trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay”.

B. NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận
1- Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị
 Quan điểm của Mác về giá trị:    
    Sản xuất hàng hóa chịu sự tác động của nhiều quy luật kinh tế như: quy luật giá
trị, quy luật cung-cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, ... Nhưng vai trò cơ sở cho sự chi
phối nền sản xuất hàng hóa thuộc về quy luật giá trị.Quy luật giá trị là quy luật
kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi
hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị.

    Yêu cầu chung của quy luật giá trị là việc sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên
cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.

 Trong kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt
của mình, nhưng giá trị của hàng hóa không phải được quyết định bởi hao phí lao
động cá biệt của từng người sản xuất hàng hóa, mà bởi hao phí lao động xã hội cần
thiết. Vì vậy, muốn bán được hàng hóa, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản
xuất phải điều chỉnh làm sao cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với
mức chi phí mà xã hội chấp nhận được.

Trong lưu thông, hay trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động
xã hội cần thiết, có nghĩa trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá.

Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa.Vì giá
trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết
giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hóa nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và
ngược lại. Trên thị trường, ngoài giá trị giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác
như cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này
làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường tách rời với giá trị và lên xuống xoay
quanh trục giá trị của nó. Sự vận động giá cả thị trường của hàng hóa xoay quanh
trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận
động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng.

2- Tác động của quy luật giá trị

Các quy luật về giá trị sẽ có tác động lớn đến việc sản xuất và lưu thông sản phẩm
trên thị trường.Tác động của quy luật giá trị được thể hiện như sau:

- Tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

Điều tiết sản xuất là quá trình điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các
ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác động này thông qua sự biến động của giá
cả hàng hóa trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu. Khi cung nhỏ hơn
cầu, giá cả hàng hóa cao hơn giá trị, khi đó hàng hóa bán chạy, nhà sản xuất lãi
cao, họ sẽ mở rộng sản xuất, tăng cường tư liệu sản xuất và sức lao động vào
ngành này. Còn khi cung lớn hơn cầu, giá cả hàng hóa thấp hơn giá trị, hàng hóa
bán không chạy, thậm chí dẫn đến lỗ vốn, buộc nhà sản xuất phải thu hẹp quy mô
sản xuất hoặc chuyển sang đầu tư ở một lĩnh vực khác có giá cả hàng hóa cao hơn.

Điều tiết lưu thông cũng thông qua giá cả trên thị trường. Khi giá cả thị trường
biến động sẽ thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, từ đó làm
cho lưu thông hàng hóa thông suốt.Như vậy, sự biến động của giá cả thị trường
không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế mà còn có tác động điều tiết nền kinh
tế hàng hóa.

- Tác động kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng suất lao
động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển

Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa là một chủ thể kinh tế
độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên do điều
kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người khác nhau.
Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội
của hàng hóa sẽ ở thế có lợi, thu được lãi cao. Ngược lại người sản xuất nào có hao
phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ
vốn. Chính vì thế, để giành được lợi thế trong cạnh tranh và tránh nguy cơ vỡ nợ,
phá sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho phù hợp với
hao phí lao động xã hội cần thiết. Muốn vậy họ phải luôn tìm cách cải tiến kĩ thuật,
cải tiến tổ chức quản lí, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động. Sự
cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính
xã hội hơn. Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh
mẽ.

- Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người
giàu, người nghèo

Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo.
Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang thiết
bị tốt nên có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết,
nhờ đó họ giàu lên nhanh chóng. Từ đó, họ mua thêm tư liệu sản xuất, mở rộng
quy mô sản xuất kinh doanh. Còn ngược lại, những người không có điều kiện
thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến
phá sản trở thành nghèo khó.

Những tác động trên có ý nghĩa lí luận và thực tế vô cùng to lớn: một mặt, quy luật
giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố
tích cực phát triển; mặt khác, phân hóa xã hội thành kẻ giàu, người nghèo, tạo ra sự
bất bình đẳng trong xã hội. Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa
có tác động tiêu cực. Do đó, cùng với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển,
nhà nước ta cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực
để đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa.

II. Vận dụng


1. Khái niệm KTTT
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác
động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng
hoá, dịch vụ trên thị trường. Nói cách khác, kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở
đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng
vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định.
Sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường tạo ra môi trường cho các chủ
thể trong xã hội thỏa mãn đam mê, sáng tạo trong vấn đề kinh doanh, sản xuất,
đồng thời tạo điều kiện để tăng cường sự cạnh tranh của các thành phần trong nền
kinh tế, phát triển hoạt động trao đổi, mua bán trên thị trường.Có thể kể đến một số
mô hình kinh tế điển hình cụ thể như: kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường,
xã hội, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường xã hội
chủ nghĩa.

2. Sự cần thiết khách quan của việc phát triển KTTT

Trước sự suy thoái nghiêm trọng viện trợ nước ngoài lại giảm sút đã đặt nền kinh
tế nước ta tới sụ bức bách phải đổi mới. Tạiđại hội VI của Đảng đã chủ chương
phát triển kinh tế nhiều thành phần và thực hiện chuyển đổi cơ chế hạch toán kinh
doanh XHCN. Đến Đại hội VII Đảng ta xác định rõ việc đổi mới cơ chế kinh tế ở
nước ta là một tất yếu khách quan và trên thực tế đang diễn ra việc đó tức là
chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Đây là một sự thay đổi về nhận
thức có ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tế lãnh đạo của
Đảng trên mặt trận lầm kinh tế. Việc chuyển đổi trên hoàn toàn đúng đắn. Nó phù
hợp với thực tế của nước ta phù hợp với các qui luật kinh tế và xu thế của thời đại.

- Nếu không thay đổi cơ chế vẫn giữ cơ chế kinh tế cũ thì không thể nào có đủ sản
phẩm để tiêu dùng chứ chưa muốn nói đến tích luỹ vốn để mở rộng sản xuất. Thực
tế những năm cuối của thập kỷ 80 đã chỉ rõ thực hiện cơ chế kinh tế cho dù chúng
ta đã liên tục đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, nhưng hiệu quả của nền
sản xuất xã hội đạt mức rất thấp. Sản xuất không đáp ứng nổi nhu cầu tiêu dùng
của xã hội đạt mức rất thấp, tích luỹ hầu như không có đôi khi còn ăn lạm cả vào
vốn vay của nước ngoài.

- Do đặc trưng của nền kinh tế tập trung là rất cứng nhắc cái đó chỉ có tác dụng
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Và chỉ có tác dụng phát triển nền kinh tế theo chiều
rộng. Nền kinh tế chỉ huy ở nước ta tồn tại quá dài do đó nó không những không
còn tác dụng đáng kể trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển mà nó còn sinh ra
nhiều hiện tượng tiêu cực làm giảm năng xuất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.

- Xét về sự tồn tại thực tế ở nước ta những nhân tố của nền kinh tế thị trư ờng. Về
vấn đề này có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Nhiều nước cho rằng thị trường ở
nước ta là thị trường sơ khai. Thực tế kinh tế thị trường đã hình thành và phát triển
đạt được những mức phát triển khác nhau ở hầu hết các đô thị và vùng hẻo lánh và
đang được mở rộng với thị trường quốc tế. Nhưng thị trường ở nước ta phát triển
chưa đồng bộ còn thiếu hẳn thị trường các yếu tố sản xuất như thị trường lao động,
thị trường vốn và thị trường đất đai về cơ bản vẫn là thị trường tự do, mức độ ca
thiệp của nhà nước còn rất thấp.

- Xét về mối quan hệ kinh tế đối ngoại ta thấy nền kinh tế nước ta đang hoà nhập
với nền kinh tế thị trường thế giới, sự giao lưu về hàng hoá dịch vụ và đầu tư trực
tiếp của nước ngoài làm cho sự vận động của nền kinh tế nước ta gần gũi hơn với
nền kinh tế thị trường thế giới.

Tuy vậy, nền kinh tế thị trường hướng tới ở nước ta sẽ không phải lầ nền kinh tế
thị trường thuần tuý. Lý thuyết "để mặc" cho thị trường tự do cạnh tranh là không
tồn tại. Ngoài bàn tay "vô hình", vai trò của chính phủ để điều tiết, khắc phục
những khuyết tật của thị trường tạo cho nền kinh tế ổn định và phát triển. Đối với
nước ta vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường cũng sẽ rất quan trọng.

3. Thực trạng của việc vận dụng quy luật giá trị trong phát triển nền KTTT
định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay

Trong thời kỳ này chúng ta đã có cách hiểu không đúng về việc thực hiện mục tiêu
tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội,do do việc vận dụng
quy luật giá trị đã có những thiếu sót, sai lệch. Hậu quả là đã làm triệt tiêu những
nhân tố tích cực , năng động của xã hội. Nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ ,kém
phát triển.

  Không một nền kinh tế nào có thể coi là hoàn thiện, là phát triển tốt tuyệt đối cho
dù đó có là nền kinh tế của một quốc gia phát triển nhất thế giới đi nữa. Lúc nào nó
cũng chứa những mặt trái, những mặt còn chưa tốt, những hạn chế cần được tiếp
tục khắc phục. Việc áp dụng các quy luật kinh tế vào việc vận hành và quản lý nền
kinh tế của một quốc gia luôn luôn tiềm ẩn những nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế do
vận dụng không đúng cách, không đúng yêu cầu thực tế. Đó vẫn là một trong
những vấn đề nan giải của rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả nước
Việt Nam của chúng ta. Vậy hiện nay,chúng ta cần phải làm gì và làm như thế nào
để phát triển nền kinh tế yếu kém, lạc hậu đi lên một nền kinh tế mới phát triển
hơn, hoàn chỉnh hơn. Trước khi xét điều đó ta sẽ đi phân tích nền kinh tế nước ta
trong những năm gần đây để thấy được thực trạng nền kinh tế của đất nước.

Nền kinh tế của một quốc gia luôn luôn biến động cùng với nền kinh tế thế giới.
Để phát triển nền kinh tế thì vấn đề trước hết là ta phải biết bắt đầu từ đầu, đã có
những cái gì và chưa có được những gì, cái gì phải làm trước, cái gì nên làm sau
mới thực hiện. ở phần này chúng ta sẽ được rà soát một lượt những vấn đề tồn tại
trong nền kinh tế Việt Nam để có thể lưu tâm vạch ra kế hoạch cho sự khắc phục
và phát triển những yếu tố đó.

Thứ nhất, để phát triển nền kinh tế thì chúng ta cần phải có vốn, đó là vấn đề đáng
quan tâm hàng đầu của nước ta hiện nay. Vậy mà trên thực tế những năm gần đây
nước ta luôn trong tình trạng thiếu hụt nguồn vốn vì tổng thu ngân sách luôn nhỏ
hơn tổng chi ngân sách.

Thứ hai, là cơ sở vật chất của đất nước. Điều không thể không thừa nhận là nước ta
là cơ sở vật chất kém phát triển, chậm phát triển. Các khu công nghiệp ít, hệ thống
máy nước trang thiết bị lạc hậu. Cơ sở vật chất không đáp ứng đủ cho việc thu hút
vốn đầu tư của nước ngoài. Hệ thống giao thông không thuận lợi, kém phát triển,
lại thêm sự ảnh hưởng của thiên nhiên và môi trường càng làm cho hệ thống cơ sở
vật chất của nước ta ngày càng bị sa sút nghiêm trọng. Chính sách đầu tư cho phát
triển cơ sở hạ tầng còn chưa được quan tâm thích đáng. Các nguồn tài nguyên thiên
nhiên bị lãng phí hoặc bị bỏ quên còn nhiều. Những điều đó đã gây ảnh hưởng
không nhỏ tới nền kinh tế quốc dân.
Thứ ba, là con người. Trình độ văn hoá của con người thấp kém, khả năng ứng
dụng máy nước, trang thiết bị hiện đại trong phát triển sản xuất không đạt yêu cầu
thực tế. Hơn nữa những người có tay nghề, kỹ thuật cao chiếm số ít trong lực
lượng lao động của đất nước. Thái độ lao động của nhiều người còn không nghiêm
túc. Những người có trình độ, có tri thức vận dụng tài năng của mình để tham ô tài
sản nhà nước.

Thứ tư, là vấn đề kỹ thuật và công nghệ. Trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ
còn yếu. Không có thành tựu nào là đáng kể trong nghiên cứu khoa học mà chỉ
thừa hưởng những công nghệ đã lạc hậu ở nước tiên tiến trên thế giới chuyển giao
lạ. Điều đáng nói là ngay cả việc giám định các công nghệ chuyển giao cũng không
có. Nó đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước rất nhiều vì chúng ta phải nhận những
máy móc, công nghệ đã qua sử dụng với giá cả ngàng bằng giá của máy móc, công
nghệ mới. Nguyên nhân cơ bản là do Nhà nước không có chính sách đầu tư thích
đáng cho nghiên cứu, ứng dụng triển khai các thành tựu khoa học kỹ thuật mới.

Thứ năm, là cơ cấu kinh tế. Tuy nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị
trường nhưng cơ cấu kinh tế của nước ta vẫn chưa chặt chẽ, hợp lý, vẫn còn nhiều
kẽ hở lớn, cơ cấu ngành nghề còn nhiều điều bất cập. Các vùng kinh tế chưa được
chú ý phát triển đồng đều về các mặt. Do đó sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
vẫn vị kìm hãm.

Cuối cùng là thế chế chính trị và quản lý của Nhà nước. Đây cũng là nhân tố quan
trọng nhất có vai trò quyết định trong phát triển kinh tế của đất nước. Tuy rằng
nước ta có một thể chế chính trị ổn định và tiến bộ nhưng khả năng định hướng cho
sự phát triển kinh tế còn nhiều khuyết tật, mà lý do chính là sự điều tiết hướng phát
triển của nền kinh tế còn chưa phù hợp, gây ô nhiễm môi trường, làm phân hoá
giàu nghèo, nạn thất nghiệp ngày càng gia

tăng.

4. Những giải pháp để nâng cao vai trò của quy luật giá trị trong nền KTTT ở
Việt Nam
Đầu tư vào việc nghiên cứu ứng dụng và triển khai khoa học công nghệ.

  Trong tình trạng nước ta còn thiếu thốn trầm trọng khoa học kỹ thuật như hiện
nay,nước ta cần phải hỗ trợ nhiều hơn nữa kinh phí cho các viện nghiên cứu, các
đề tài nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản
xuất thực hiện cơ chế đặt hàng trực tiếp giữa nhà nước,doanh nghiệp và các cơ sở
nghiên cứu khoa học, tránh tình trạng bỏ phí vốn đầu tư do tách rời giữa sản phẩm
nghiên cứu và thực tiễn.Tăng kinh phí đào tạo, nhất là đào tạo mới và đào tạo bổ
sung đội ngũ lao động chất lượng cao.Đặc biệt chú trọng đội ngũ công nhân lành
nghề giỏi việc,làm chủ được những công nghệ mới.

 Tiếp theo phải nâng cao trình độ văn hóa cho nguồn nhân lực, phấn đấu phổ cập
phổ thông cơ sở và phổ thông trung học đối với những đối tượng và những vùng có
điều kiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu các kiến thức trong đào tạo
chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. Thực hiện chính sách phân luồng học
sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở để tạo ra cơ cấu đào tạo hợp lý.

  Đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động.Đặc biệt là
đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động để tăng tỷ lệ được đào tạo lên 30%
năm 2005.Cần được tiến hành thông qua biện pháp xã hội hoá đào tạo,đa dạng hóa
hình thức đào tạo, bồi dưỡng với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Trang bị các
kiến thức cần thiết khác để cung cấp nhân lực cho các khu công nghiệp mới các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như ngay tại địa phương.

  Nông thôn cần mở rộng hình thức đào tạo nghề gắn chặt với chuyển dao công
nghệ mới, chuyển giao các quy trình sản xuất, quy trình canh tác...để làm cơ sở cho
việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Đào tạo chủ nhiệm hợp tác xã, huy
động lực lượng tri thức trẻ về nông thôn vùng sâu vùng xa để tăng thêm chất lượng
nguồn nhân lực làm nòng cốt cho việc thay đổi cách làm ăn tạo thế và lực mới cho
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

  Tiếp tục đổi mới, điều chỉnh hệ thống chính sách và pháp luật về lao động và thị
trường lao động theo hướng tiếp cận gần với các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế tạo
sự bình đẳng trong pháp luật đối với mọi người lao động.

Lưu thông hàng hóa,tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá của Việt Nam.

   Một trong những yếu tố then chốt để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá
Việt Nam là cơ cấu lại và tăng cường năng lực cạnh tranh của khu vực doanh
nghiệp, trong đó có vai trò quan trọng của khu vực nhà nước và khu vực này nắm
giữ phần lớn tài sản quốc gia,nguồn lao động kỹ thuật, tài nguyên và giữ vai trò
chủ đạo trong các thành phần kinh tế. Khu vực doanh nghiệp cần xây dựng được
chương trình cắt giảm chi phí sản xuất trong từng công đoạn sản xuất với từng sản
phẩm. Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích nghiên cứu áp dụng đổi mới
công nghệ, đầu tư đổi mới thiết bị sản xuất.Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh,
xây dựng khuôn khổ chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành cơ cấu
lại sản xuất có hiệu quả,tăng khả năng cạnh tranh.Hướng dẫn thực hiện pháp lệnh
giá nhằm thực hiện kiểm soát chi phí,kiểm soát độc quyền. Hạn chế độc quyền của
các doanh nghiệp nhà nước chỉ thực hiện trợ giá những mặt hàng thiết yếu quan
trọng và một số mặt hàng nông sản xuất khẩu.

C.KẾT LUẬN
Quy luật giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế thị
trường , nó là quy luật kinh tế căn bản chi phối sự vận động của nền kinh tế thị
trường . Sự tác động của quy luật giá trị một mặt thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế, mặt khác gây ra các hệ quả tiêu cực ...Đối với nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta giai đoạn hiện nay, quy luật giá trị đóng một vai
trò cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên có phát huy được các mặt tích cực , đẩy lùi các
mặt tiêu cực còn là một vấn đề phụ thuộc nhiều vào vai trò quản lý vĩ mô của nhà
nước và nhận thức của mỗi công dân.
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giao Trình Kinh Tế Chính Trị
2.Văn kiện đại hội IX.
3. Nghiên cứu kinh tế số 254 - tháng 7/1999.
4. Tạp chí thương mại 17/2001

You might also like