You are on page 1of 3

Lời cảm ơn

Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc với Ban giám hiệu trường ĐH Công
nghiệp TP.HCM, khoa May-Thời trang, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện cho chúng em được
học tập và nghiêm cứu.
Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt
và giúp đỡ chúng em với những chỉ dẫn đầy quý giá trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành tiểu luận. Nếu có chỗ nào sai sót rất mong thầy đóng góp để chúng em có thêm nhiều
kiến thức và kinh nghiệm trong cuộc sống sau này. Cuối lời, chúng em xin chúc thầy cũng
như mọi người có sức khỏe thật tốt và thành công trong sự nghiệp của mình.
Lời mở đầu

Ngành công nghiệp Dệt may là một ngành có truyền thống từ lâu ở Việt Nam. Đây là một
ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con
người, là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội và đặc biệt nó là ngành có thế
mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, góp phần cân bằng cán cân xuất
nhập khẩu của đất nước. Trong quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá hiện nay, ngành Dệt
may đang chứng tỏ là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế được thể hiện qua kim ngạch
xuất khẩu liên tục tăng trong mấy năm gần đây, các thị trường luôn được rộng mở,số lao
động trong ngành ngày càng nhiều và chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành công nghiệp, giá trị
đóng góp của ngành vào thu nhập quốc dân…
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ngành công nghiệp dệt may Việt
Nam cũng giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế trong nước. Trên cơ sở tiềm năng vốn
có và những chiến lược phát triển không ngừng, ngành công nghiệp dệt may ngày càng lớn
mạnh và là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn. Hiện nay chúng ta đã ra nhập tổ chức thương
mại thế giới WTO ngành may đang gặp nhiều thuận lợi nhưng cũng mang lại những thách
thức lớn.
Do đó, việc nghiên cứu và cải tiến sản xuất là việc rất quan trọng. Nó giảm thiểu thời gian
lãng phí, tăng tốc độ làm việc, nâng cao năng suất nhất quán về chất lượng sản phẩm và
hoạch định công việc, là mục tiêu hết sức quan trọng và cần thiết cho mỗi doanh nghiệp. Vì
vậy thông qua đề tài này chúng em sẽ học hỏi thêm nhiều kiến thức để khi ra trường em có
thể làm việc tốt hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu cũng như góp một phần sức lực của mình
vào sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam.
1.Khái niệm:
Thao tác là hành động của con người nói chung nó bao gồm các cử động của con
người tác động lên đối tượng nhằm làm thay đổi cấu trúc ban đầu của nó với mục đích
tạo ra giá trị cho đối tượng. Trong hoạt động sản xuất thì thao tác được định nghĩa là
tác động của người công nhân vào đối tượng để tạo thành một sản phẩm có giá trị sử
dụng được.

Thao tác chỉnh sửa chi tiết


Cải tiến thao tác( hợp lí hóa thao tác ) :
 Là nghiên cứu những chuyển động cơ bản của con người trong quá trình thực
hiện công việc nhằm loại bỏ những thao tác không hợp lí và sử dụng lao động
một cách hiệu quả nhất.
 Là các tác động cải tiến những thao tác bản năng của người công nhân lên đối
tượng sản xuất để cải thiện tình trạng hiện tại và đạt đến mục tiêu kỳ vọng của
tổ chức.
Cải tiến thao tác gồm 2 phương thức :
 Cải tiến thao tác
 Cải tiến wordlayout ( bố trí công việc ).
Vai trò của cải tiến thao tác :
 Sử dụng sức lao động một cách hợp lý, xây dựng được cơ chế quản lý và sử
dụng sao cho người lao động có động lực yên tâm công tác, phấn đấu vươn lên
hoàn thiện bản thân.
 Rút ngắn được thời gian sản xuất , tăng năng suất lao dộng cá nhân và năng
suất lao động từng doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội.
 Cải tiến thao tác làm cho thao tác trong sản xuất của công nhân may được
chuẩn hóa và làm loại bỏ những thao tác thừa , giảm chi phí sản xuất.
 Giảm tai nạn lao động ,thao tác không hợp lí còn dễ gây tai nạn, cải thiện môi
trường làm việc. Hạn chế những rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của
người lao động và tài sản của Công ty.
 Mang lại hiệu quả cho sản xuất , nâng cao hiệu quả của các hoạt động , tăng
thêm lợi ích cho doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp thông
qua hổ trợ của công nghệ.
Thao tác được phân chia thành những dạng sau:
 Thao tác chuẩn: Là thao tác trực tiếp hay gián tiếp tác động lên đối tượng, tạo
ra giá trị cho đối tượng trong một khoảng thời gian ngắn nhất nhưng mang lại
giá trị cao nhất.
 Thao tác trực tiếp: Là thao tác trong thời gian người công nhân làm việc trực
tiếp với các máy móc, thiết bị chuyên dùng. Ví dụ: Thao tác diễn ra lúc đang
may, đang ủi, đang ép.
 Thao tác gián tiếp như: Nhặt BTP lên, đặt BTP xuống, so mí, cắt chỉ, quăng
BTP sau khi may.
 Thao tác thừa: Là thao tác được công nhân sử dụng trong quá trình sản xuất
nhưng bản thân nó không mang lại giá trị cho sản phẩm, khi bỏ thao tác ấy đi
vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị sản phẩm.
Ngoài ra, thao tác còn có thể được phân loại như sau:
 Thao tác liên tục: Là những thao tác mà nội dung công việc và thời gian của
nó liên tục và thời gian thao tác thực tế chỉ có thể thay đổi do cách thức thực
hiện của người công nhân. Thao tác có thể thay đổi: Là thao tác mà thời gian cơ
bản bị thay đổi do một đặc thù của sản phẩm, thiết bị hay quá trình, những tính
chất như kích thước, cân nặng, yêu cầu chất lượng sản phẩm...
 Thao tác chân tay: Là thao tác được người công nhân thực hiện bằng tay
chân.
 Thao tác máy móc: Là thao tác được thực hiện bằng động cơ, các loại thiết bị
tự động như máy mổ túi tự động, máy đính nút...
 Thao tác song song: Là thao tác được người công nhân thực hiện ngay trong
lúc máy đang chạy thay vì phải chờ.
 Thao tác lặp lại: Là thao tác diễn ra ở mỗi chu kỳ công việc.
 Thao tác tình cờ ( thao tác gián đoạn): Là thao tác không diễn ra theo mỗi
chu kỳ công việc, mà diễn ra một cách bất chợt, lúc có lúc không.

You might also like