You are on page 1of 48

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


BÀI TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ HỌC

CHUYÊN ĐỀ: THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU MÔI


TRƯỜNG QUẢN TRỊ CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
MAY VIỆT TIẾN

NHÓM THỰC HIỆN: 06


1. Nguyễn Đặng Tiến Nguyên (Nhóm trưởng).
MSSV: 3119380201.
2. Huỳnh Thị Ngọc Anh (Thư ký). MSSV: 3119380003
3. Đặng Thị Diễm Ngọc. MSSV: 3119380183
4. Trương Như Anh Thi. MSSV: 3119380275
5. Nguyễn Thị Mỹ Tho. MSSV: 3119380283
6. Tống Thị Diễm Thuý. MSSV: 3119380289
7. Trần Thanh Thuý. MSSV: 3119380290
8. rần Thị Kim Tiến. MSSV: 3119380308

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 07 NĂM 2022


MỞ ĐẦU
Không thể phủ nhận rằng quản trị là hoạt động có tính chất quyết định đối với sự tồn
tại và phát triển thịnh vượng của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cạnh
tranh hiện nay. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy lý do tồn tại của hoạt động quản trị
là vì muốn có hiệu quả, và chỉ khi nào quan tâm đến hiệu quả thì người ta mới quan
tâm đến hoạt động quản trị. Hoạt động quản trị là quá trình cùng làm việc với nhau,
cùng hướng đến một mục tiêu, lợi ích chung, và các nhà quản trị làm việc đó dưới sự
chi phối của các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài của tổ chức. Các yếu tố bên trong lẫn
bên ngoài của bất kỳ tổ chức nào cũng chính là những yếu tố tạo nên và chi phối môi
trường quản trị của tổ chức đó. Môi trường quản trị là sự vận động tổng hợp, tương tác
lẫn nhau giữa các yếu tố và lực lượng bên ngoài hệ thống quản trị nhưng lại có ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động quản trị của một tổ chức. Trên thực tế,
nếu một nhà quản trị muốn thực hiện tốt vai trò của mình trong công ty thì bản thân họ
phải xem xét, cân nhắc và tính toán một cách thấu đáo về tất cả những yếu tố, những
ảnh hưởng ở môi trường bên trong cũng như bên ngoài công ty khi đưa ra quyết định
hoặc những hành động cụ thể trong hoạt động quản trị của mình. Điều này chứng
minh rằng môi trường quản trị có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động quản
trị. Chính vì thế, để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như hiệu suất của doanh
nghiệp, đồng thời nhận biết một cách nhạy bén, kịp thời và dự báo đúng đắn sự thay
đổi của môi trường kinh doanh, việc nghiên cứu môi trường quản trị là hết sức cần
thiết.

Đối với nền kinh tế Việt Nam, đã từ rất lâu, ngành may mặc được coi là một trong
những ngành mũi nhọn và có sứ mệnh rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của
đất nước. Mục tiêu chiến lược và nhiệm vụ của ngành là góp phần thực hiện thắng lợi
trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, đảm bảo nhu cầu toàn xã hội
tăng lên về mọi mặt. Con người chúng ta ai cũng có mưu cầu “được mặc”, và hơn hết,
khi nền kinh tế ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn thì nhu cầu của
chúng ta không chỉ là “được mặc” mà còn phải “ được mặc đẹp”. Điều này tạo tiền đề
cho sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Lợi nhuận
1
mà các doanh nghiệp nhận được sẽ rất đáng kể nhưng “ thuyền to thì sóng cũng sẽ
lớn”, có nghĩa là rủi ro, thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt cũng sẽ rất cao.
Nhất là trong thời đại nền kinh tế thị trường mở cửa và đợt khủng hoảng kinh tế vừa
qua. Các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần may Việt Tiến nói
riêng đã chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi những biến động của thị trường trong và ngoài
nước. Vậy các doanh nghiệp phải làm như thế nào để có thể phát triển, hoàn thiện sản
phẩm và cạnh tranh trên thị trường một cách hiệu quả. Chắc chắn rằng mỗi doanh
nghiệp phải có hoạt động quản trị sáng suốt, khéo léo để có thể đưa ra những kế
hoạch, những hoạch định đúng đắn, hợp lí và đặc biệt là kịp thời, thì mới có thể vận
hành tốt doanh nghiệp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển ngày một bền vững trên thị
trường.

Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng việc nghiên cứu môi trường quản trị là một
việc thật sự cần thiết trong công tác quản trị một doanh nghiệp. Các nhà quản trị của
doanh nghiệp luôn luôn nhận thức được rằng việc nghiên cứu và dự đoán những tác
động xung quanh doanh nghiệp có vai trò quyết định sự sống còn cũng như sự phát
triển về lâu về dài của doanh nghiệp, làm cơ sở để thực hiện những chức năng quản trị
cho doanh nghiệp.

Thị trường may mặc càng ngày càng phát triển với sự ra đời của nhiều công ty may
mặc khác nhau bởi vì nhu cầu “được mặc”và “mặc đẹp” của chúng ta. Một trong số
những doanh nghiệp thành công nhất, được người tiêu dùng tin tưởng và yêu thích
trên thị trường may mặc hiện nay đó là Công ty Cổ phần may Việt Tiến – một thương
hiệu nổi tiếng có tên tuổi in sâu trong tiềm thức của người tiêu dùng bao lâu nay. Có
được chổ đứng trên thị trường may mặc, có được sự tin tưởng của người tiêu dùng
ngày hôm nay, Công ty Cổ phần may Việt Tiến chắc hẳn đã có những hoạt động quản
trị đúng đắn và thông minh thông qua quá trình phân tích, nhìn nhận một cách chính
xác về các yếu tố trong và ngoài môi trường quản trị. Đó cũng chính là lí do lớn nhất
nhóm chúng em lựa chọn doanh nghiệp này để thực hành nghiên cứu môi trường quản
trị.

Chuyên đề thực hành nghiên cứu môi trường quản trị của Công ty Cổ phần may Việt
Tiến được thực hiện qua phương pháp chính đó là thu thập số liệu . Đối với phương

2
pháp thu thập số liệu, đây là một phương pháp thu thập thông tin qua việc sử dụng
những thông tin sẵn có từ các nguồn khác nhau có liên quan đến Công ty Cổ phần
may Việt Tiến. Thu thập thông tin để xác định kết cấu của môi trường, tính chất, mức
độ ảnh hưởng của môi trường đến công ty và hiện trạng các yếu tố của môi trường với
công ty. Tìm hiểu các thông tin về nguồn nhân lực, tình hình tài chính, chiến lược phát
triển, quá trình sản xuất,... của công ty qua các trang tìm kiếm. Tham khảo các lý
thuyết phục vụ cho chuyên đề nghiên cứu.

Bên cạnh đó, giới hạn của chuyên đề bao gồm giới hạn về không gian và thời gian. Về
không gian, quá trình thực hành nghiên cứu và phân tích chỉ được thực hiện trong
phạm vi nhỏ, đó là phân tích môi trường quản trị của Công ty Cổ phần may Việt Tiến
trong lĩnh vực may mặc. Đồng thời, việc thực hành nghiên cứu được thực hiện trong
giới hạn thời gian là từ ngày 11/7/2022 đến ngày 24/7/2022.

Chuyên đề được xây dựng với tên: “Thực hành nghiên cứu môi trường quản trị của
Công ty Cổ phần may Việt Tiến”. Nội dung của chuyên đề được thể hiện dựa trên 3
phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó, phần nội dung chính
gồm có 3 chương. Qua đó, ta có kết cấu chuyên đề như sau:

 Mở đầu:
 Nội dung:
 Chương 1: Tổng quan về tổ chức của Công ty Cổ phần may Việt Tiến.
 Chương 2: Thực trạng tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần may Việt
Tiến.
 Chương 3: Đề xuất các nhóm giải pháp.
 Kết luận:

3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC
1.1. Quá trình hình thành và phát triển qua các giai đoạn

Hình 1: Logo Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến.

Việt Tiến vốn nổi tiếng là thương hiệu lâu đời trong lĩnh vực thời trang cho nam giới
tại Việt Nam. Xuất phát điểm là công ty sản xuất quần áo xuất khẩu thành lập vào
năm 1976, công ty giới thiệu lô áo sơ mi đầu tiên vào đầu những năm 1990.

Nếu như trước đây Việt Tiến được biết đến với thương hiệu thời trang công sở cơ bản
cho quý ông trung niên thì giờ đây, những dòng sản phẩm đa dạng về kiểu dáng, chất
liệu, họa tiết, hướng đến đối tượng khách hàng khác nhau.

Không chỉ đa dạng về mẫu mã, các dòng sản phẩm của Viettien còn có nhiều phân
khúc khác nhau. Sanciaro là dòng thời trang nam dành cho người có thu nhập cao với
giá từ 1-2 triệu đồng một sản phẩm. Viettien, Viettien Smart Casual dành cho người
có thu nhập khá và Việt Long nhắm đến phân khúc thu nhập trung bình thấp. Ngoài
ra, công ty đang sở hữu kênh phân phối với gần 1.400 cửa hàng, đại lý ở tất cả các
tỉnh, thành phố lớn ở Việt Nam và tại Lào. Đến nay, doanh nghiệp vẫn đang trên đà
chuyển mình, xóa bỏ định kiến về một thương hiệu lâu năm có phần truyền thống và
đơn điệu. Hiện tại, công ty hướng tới hình ảnh thời trang mang phong cách lịch lãm
dẫn đầu, thấu hiểu và bắt kịp xu hướng mới.

Sau giải phóng miền Nam, Nhà nước tiếp quản và quốc hữu hoá rồi giao cho Bộ Công
nghiệp nhẹ quản lý (nay là Bộ Công nghiệp). Tháng 5/1977 được Bộ Công nghiệp
công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành xí nghiệp May Việt Tiến. Ngày
13/11/1979, xí nghiệp bị hoả hoạn, thiệt hại hoàn toàn. Tuy thế, được sự trợ giúp từ
những đơn vị bạn, cộng với lòng hăng say gắn bó với xí nghiệp, toàn thể công nhân và
lãnh đạo Việt Tiến đã đưa đơn vị đi vào hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị
trí mình trên thương trường. Nhờ vào nỗ lực đó mà xí nghiệp lại được bộ Công nghiệp
chấp nhận nâng lên thành Công ty May Việt Tiến, Sau đó, lại được bộ kinh tế đối

4
ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIET
TIEN GARMENT IMPORT-EXPORT COMPANY viết tắt là VTEC.

Vào ngày 24/3/1993, công ty được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép thành lập doanh
nghiệp số 214/CNN-TCLĐ. Sau đó, ngày 30/8/2007 Tổng công ty May Việt Tiến
thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tổng công ty May Việt Tiến hoạt động theo mô
hình công ty mẹ - công ty con nằm trong cơ cấu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Hiện nay công ty May Việt Tiến bao gồm 12 xí nghiệp, 17 công ty con và công ty liên
kết, với tổng số CBCNV là 21.600 người. Bên cạnh các lĩnh vực hoạt động đa dạng
khác như: Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa; Sản xuất và kinh
doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành
may công nghiệp; Đầu tư và kinh doanh tài chính,... Thì các sản phẩm may mặc mang
Thương hiệu Việt Tiến vẫn không ngừng phát triển, mở rộng sản phẩm để đáp ứng
nhu cầu ngày càng phong phú của người tiêu dùng.

Bảng 1: Tổng quát về Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến.

May Việt Tiến.


LOẠI HÌNH Công ty cổ phần.
THỂ LOẠI Thời trang.

THÀNH LẬP 23/10/1976 – Xí nghiệp May Việt Tiến.


11/01/2007 – Tổng công ty May Việt Tiến.
NGƯỜI SÁNG LẬP Ông Sâm Bào Tài.
TRỤ SỞ CHÍNH 7 Lê Minh Xuân, Phường 7, Quận tân Bình,
Thành phố Hồ Chí Minh.
KHU VỰC HOẠT ĐỘNG Việt Nam.

NGÀNH NGHỀ KINH DOANH Sản phẩm dệt may các loại.
Nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị, phụ
tùng, công cụ ngành dệt may và bao bì.
Dịch vụ giặt, in, thêu và đào tạo cắt may
công nghiệp.
Dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa,
dịch vụ xuất khẩu.
CÔNG TY CON Công ty TNHH May Thuận Tiến..
Công ty TNHH May Tiến Thuận.
Công ty TNHH Nam Thiên.

5
Công ty TNHH Việt Tiến Meko.
Công ty TNHH May xuất khẩu Việt Hồng.

WEBSITE https://www.viettien.com.vn/
CÁC THƯƠNG HIỆU CON Viettien
Việt Long
TT - up
San Sciaro
Manhattan
Smart - Casual
Vee Sandy

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Sài Gòn, vào thời điểm năm 1975, khi chiến tranh qua đi thì công cuộc xây dựng đất
nước là một việc cấp thiết thì chính vào năm này Bà Nguyễn Thị Hạnh được Nhà
nước giao nhiệm vụ tiếp quản Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty, vốn là một nhà máy
tư nhân của người Hoa trước đây. Cho đến một năm sau vào ngày 20/11 công ty được
đổi tên thành Xí nghiệp may Việt Tiến với ý nghĩa Việt Nam tiến lên. Đội ngũ công
nhân lúc bấy giờ chưa nhiều. Bà Hạnh, giám đốc đầu tiên của Việt Tiến, đã mạnh dạn
sử dụng lực lượng lao động là anh em bộ đội vừa trở về từ chiến trường, nay lại chiến
đấu trên mặt trận sản xuất. Quyết định ngày ấy đã có ý nghĩa quan trọng đối với
những bước đi của Việt Tiến sau này. Xí nghiệp may Việt Tiến với chức năng ban đầu
là sản xuất các mặt hàng bảo hộ cho thị trường nội địa. Các sản phẩm làm ra được
Cộng hòa Liên bang Xô viết đánh giá rất cao.

Tuy nhiên vào ngày 13/11/1979 một biến cố lớn đã xảy ra, vụ cháy đã thiêu rụi toàn
bộ thành quả của gần 5 năm gầy dựng của toàn bộ cán bộ, công nhân viên của Việt
Tiến. Sau hỏa hoạn, Xí nghiệp may Việt Tiến dường như không còn gì cả. Nhưng
bằng quyết tâm và nghị lực kiên cường của toàn thể CBCNV Việt Tiến và sự quan
tâm hỗ trợ của Liên hiệp các XN May … Việt Tiến đã được vực dậy và bước vào thời
kì tái xây dựng nhà máy những năm 1980 -1985.

Năm 1986, đất nước chuyển mình, đổi mới toàn diện. Đặc biệt về kinh tế : chuyển từ
mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung chỉ có hai thành phần kinh tế, nhà nước và tập
thể, sang mô hình kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; từ mô hình quản lý kinh tế theo
cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường.
Đổi mới đặt những người đứng đầu Việt Tiến trước hàng loạt những khó khăn thử
thách và cả cơ hội, đòi hỏi tầm nhìn chiến lược lâu dài. Việt Tiến đã tận dụng nguồn
lực sẵn có để làm bàn đạp, mở ra các liên doanh liên kết với địa phương nhằm mở
rộng quy mô và năng lực sản xuất.

6
1/8/1989: Xí nghiệp liên doanh May Tây Đô, ra đời tại Ninh Kiều, Thành phố Cần
Thơ, sau đổi tên là Công ty cổ phần may Tây Đô là công ty thành viên đầu tiên của
Việt Tiến, chuyên sản xuất áo sơ mi, quần tây các loại. Vào ngày 24/2/1990 Bộ Công
nghiệp đã ra quyết định nâng Việt Tiến từ Xí nghiệp lên thành Công ty May Việt
Tiến, đánh dấu một bước ngoặc quan trọng.

1993: Công ty Liên doanh sản xuất Nút Nhựa Việt Thuận được hình thành, chuyên
sản xuất các loại cúc áo nhựa polyester, khắc hoa văn bằng máy laser hiện đại. Công
ty Cổ Phần Sản xuất kinh doanh Tấm Bông Hà Nội EVC được thành lập Chi nhánh
Việt Tiến tại Hà Nội được hình thành, đánh dấu bước ngoặc quan trọng trong việc
chuẩn bị khai thác thị trường phía Bắc.

1994: XN M&S VTEC hình thành, chuyên cung cấp các dịch vụ khai báo các thủ tục
hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa trong và ngoài nước. Công ty cổ
phần may Tiền Tiến, ra đời tại Mỹ Tho, Tiền Giang là một dấu son mới trong sự phát
triển liên doanh liên kết của Việt Tiến, chuyên sản xuất Quần áo nữ thời trang các loại
Cửa hàng hợp tác kinh doanh Việt Tiến – Clipsal được thành lập.

1995: Công ty TNHH May xuất khẩu Việt Hồng ra đời tại Bến Tre chuyên Sản xuất
jacket và bộ quần áo thể thao các loại. Công ty TNHH Mex Việt Phát được hình thành
XN dệt len Visoni được hình thành. Việt Tiến cũng là 1 trong những doanh nghiệp
đầu tiên hợp tác với các khách hàng nước ngoài để làm hàng FOB nhằm tạo ra giá trị
gia tăng cao, mang lại doanh thu và lợi nhuận hơn hẳn so với những xí nghiệp may
mặc khác đang còn loay hoay với bài toán gia công. Nhờ sự đa dạng hóa sản phẩm,
Việt Tiến đã mở rộng thị trường xuất khẩu ra các nước Đức, Canada, Tiệp Khắc…
Những chiếc áo sơ mi mang thương hiệu Việt Tiến bắt đầu thâm nhập thị trường nội
địa. Đây là 1 cột mốc vàng son mở ra 1 bước ngoặc mới cho Việt Tiến. Sự khởi nguồn
của những chiếc áo sơ mi mang thương hiệu “Việt Tiến” ngày ấy cùng với quá trình
phát triển của nó đã tạo nên uy tín và danh tiếng cho Việt Tiến hôm nay.

Năm 2001, Công ty cổ phẩn Việt Hưng ra đời tại Quận 12, chuyên sản xuất áo sơ mi
nam nữ các loại. Đặc biệt, trong quá trình phát triển, May Việt Hưng kế thừa truyền
thống nhân văn của Việt Tiến, đã nhận đào tạo lao động khuyết tật, và tạo điều kiện
để họ làm việc trong xưởng, với phân công phù hợp, hỗ trợ họ tối đa trong lao động.

Năm 2005, Công ty Cổ phần may Việt Thịnh được thành lập tại quận Tân Phú,
chuyên sản xuất Jacket, bộ thể thao, quần âu, kaki, veston và thời trang nữ các loại và
cũng là một đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo tay nghề may cho công
nhân. Công ty cổ phần cơ khí Thủ Đức ra đời quận Thủ Đức, TPHCM, chuyên sản
xuất gia công các loại thiết bị, công cụ, phụ tùng … cho ngành dệt may.

7
2006: Công ty CP May Công Tiến ra đời ở Tiền Giang, chuyên may hàng thể thao các
loại. Cty TNHH Nam Thiên ra đời tại thành phố Hồ Chí Minh, chuyên may hàng thể
thao các loại. Công ty CP may Vĩnh Tiến tại Vĩnh Long hình thành, chuyên sản xuất
jacket và bộ thể thao các loại.

2007: Công ty Việt Tiến – Đông Á ra đời tại Nhơn Trạch- Đồng Nai, với lĩnh vực
kinh doanh bất động sản công nghiệp, xây dựng công nghiệp & dân dụng, đầu tư hạ
tầng khu công nghiệp.

Song song với liên kết hình thành hàng loạt công ty con, thì giai đoạn Hội nhập và
phát triển cũng là khởi đầu cho thời kì phát triển thương hiệu và kênh phân phối nội
địa. Tháng 4/ 2006: thương hiệu TT-up – dòng thời trang cao cấp dành cho nữ ra đời.
Và tiếp đó, năm 2008 là thương hiệu San Sciaro và Manhattan – dòng thời trang cao
cấp dành cho nam. Cái tên Việt Tiến lúc này không đơn thuần chỉ là thương hiệu mà
còn là niềm tin đối với người tiêu dùng Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung.
Giai đoạn từ năm 2008 đến nay là một sự phát triển toàn diện về cả cơ sở vật chất,
nhân lực… Tăng cường công tác quản trị, đầu tư mạnh vào cải thiện điều kiện làm
việc và môi trường làm việc: nhà xưởng, nhà ăn, thư viện, y tế, sinh hoạt cộng đồng.
Tái cấu trúc từ bộ máy phòng ban, xí nghiệp. Giai đoạn này cũng là giai đoạn Viettien
đầu tư mạnh mẽ vào việc sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng hiện đại và áp dụng
công nghệ tiên tiến đặc biệt là công nghệ LEAN. Đây là công nghệ tạo nên sự đột phá
về gia tăng năng suất lao động cho Viettien. Đến 2015, toàn bộ các đơn vị trong hệ
thống Viettien đã thực hiện theo công nghệ LEAN.

2008: công ty TNHH Nhãn thời gian ra đời tại KCN Dệt May Bình An, Huyện Dĩ An,
Bình Dương, chuyên sản xuất nhãn dệt các loại.

2010: CÔNG TY TNHH VIỆT TIẾN MEKO ra đời ở quận Ô Môn, Cần Thơ thành
lập, chuyên sản xuất kinh doanh chăn, ga, gối.

2013: trung tâm thiết kế thời trang chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động với
tổng diện tích trên 18.000m2, tại Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm thực hiện
chiến lược mở rộng thương hiệu, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm tại thị trường nội
địa và chuẩn bị cho việc làm hàng theo phương thức ODM . Việt Tiến giai đoạn này
tiếp tục cho ra đời hàng loạt thương hiệu uy tín: Năm 2009 là sự ra đời của thương
hiệu nhánh Viettien Smart Casual với dòng sản phẩm dành cho nam giới trong môi
trường thư giãn; thương hiệu nhánh Vietlong năm 2010, thương hiệu Camellia năm
2012. Với dòng sản phẩm chăn, ga, gối và thương hiệu Viettien kids – dòng sản phẩm
quần áo trẻ em các loại ra đời vào năm 2016.

8
2016 cho đến nay: Không ngừng cải tiến với mong muốn mang đến cho khách hàng
những trải nghiệm tốt nhất, từ tháng 1/2016, Việt Tiến giới thiệu một diện mạo mới
với hệ thống cửa hàng Viettien House tại thị trường Việt Nam. Toạ lạc tại trung tâm
của các tỉnh thành phố lớn, Viettien House được thiết kế với vẻ riêng biệt, độc đáo,
thân thiện và trẻ trung. Mặt tiền của cửa hàng được thể hiện bằng những ô cửa sổ lớn,
trong suốt, kết hợp với màu xanh của thương hiệu, thu hút sự chú ý của người qua lại.
Cửa hàng trưng bày những bộ sưu tập mới nhất của tất cả các dòng sản phẩm từ môi
trường công sở đến môi trường thư giãn, năng động. Không gian bên trong cửa hàng
được bài trí thoáng đãng và bắt mắt nêu bật sự tương tác trực tiếp với người mua.
Những khu vực trưng bày riêng biệt với các chi tiết trang trí, sắp đặt được tối giản hóa
làm nổi bật các bộ sưu tập thời trang, mang đến những trải nghiệm thú vị cho khách
hàng.

Tính đến thời điểm hiện tại, có thể nói Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến được
thành lập từ năm 1975 trải qua nhiều khó khăn và thách thức nhưng công ty vẫn
không ngừng nỗ lực phát triển qua từng năm để cho đến hiện tại thương hiệu Việt
Tiên đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng để khẳng định Việt Tiến hiện nay là
một trong những doanh nghiệp dần đầu ngành dệt may Việt Nam.

1.2. Mục tiêu hiện tại của tổ chức/ doanh nghiệp

Năm 2020 May Việt Tiến đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD với tỷ lệ
tăng trưởng bình quân 10%/năm. Để đạt được mục tiêu này, năm nay May Việt Tiến
đã đề ra các giải pháp như:

Khai thác sau đầu tư các dự án phải đạt hiệu quả với mức cao nhất. Đồng thời, tiếp tục
đầu tư mở rộng, dịch chuyển sản xuất theo xu hướng dự án xanh về các địa phương;
tập trung đầu tư chiều sâu, thay đổi áp dụng công nghệ sản xuất mới, đầu tư công nghệ
tự động hóa, đầu tư nâng cấp hệ thống quản trị thông tin vào tổ chức sản xuất, kế
hoạch, thiết kế mẫu, quản lý…

Đặc biệt, đơn vị cũng triển khai tổ chức sản xuất cho Công ty TNHH Việt Long Hưng
tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Đây là dự án có quy mô hơn 10.000 lao động và
là dự án điển hình cho sự phát triển bền vững, đạt tiêu chuẩn quốc tế cao nhất của Mỹ
về kiến trúc xanh - Leed Platinum. Dự án này và các dự án đầu tư khác trong toàn hệ
thống đã được áp dụng khoa học công nghệ 4.0 và điều hành hệ 2.0. Đồng thời, đào
tạo nguồn nhân lực bằng nhiều hình thức để cung cấp cho các dự án đầu tư mở rộng
sản xuất của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên. Bên cạnh đó, sắp xếp lại mô hình
quản lý tổ chức sản xuất và xây dựng phương pháp quản trị lao động tiên tiến nhất
ngành may trong toàn hệ thống.

9
Cùng với việc duy trì phương pháp phân phối tiền lương theo thời gian cho người lao
động, đon vị này tiếp tục chăm lo, nâng cao đời sống cho người lao động thông qua
việc cải tiến phân phối tiền lương, tiền thưởng lễ, tết, trợ cấp Tết cho công nhân
nghèo, gia đình cán bộ công nhân viên gặp hoàn cảnh khó khăn…

Song song với đó, phát động phong trào thi đua trong lao động sản xuất; đẩy mạnh
thực hành tiết kiệm, cải tiến hợp lý hóa sản xuất, áp dụng quy trình quản lý tiên tiến,
tăng cường giá trị gia tăng của sản phẩm, đẩy nhanh tăng năng suất lao động, cải thiện
thu nhập và điều kiện làm việc cho người lao động.

Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến cũng sẽ đầu tư nâng cấp thương hiệu thị trường,
phát triển hệ thống các kênh phân phối; xây dựng văn hóa truyền thống mang đậm nét
Việt Tiến với những giải pháp toàn diện…, phấn đấu xây dựng Việt Tiến trở thành
Tập đoàn kinh tế đa quốc gia.

1.3. Sơ đồ tổ chức

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIẾM SOÁT

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG PHÒNG ĐẦU TƯ PHÒNG SẢN XUẤT PHÒNG TỔ CHỨC CTY
KINH DOANH CBCNV CON, LK

P. KINH DOANH P. HÀNH CHÍNH P. KỸ THUẬT P. KẾ TOÁN


XUẤT KHẨU 1,2,3 QUẢN TRỊ

10
P. XUẤT P. KẾ HOẠCH P. ĐẢM BẢO P. NHÂN SỰ
NHẬP KHẨU ĐẦU TƯ THỊ TRƯỜNG CHẤT LƯỢNG

P. KHO VẬN P. BẢO VỆ


QUÂN SỰ

P. CƠ ĐIỆN TRẠM Y TẾ

P. QUẢN LÝ
THIẾT BỊ

Hình 2: Sơ đồ tổ chức của Công ty may Việt Tiến

Hệ thống cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần may Việt Tiến gồm các bộ phận chính
như sau:
 Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyền lực cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ:
Thông qua việc sửa đổi và bổ sung điều lệ, thông qua quyết toán hàng năm của
Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và kiểm toán viên. Quyết định số lượng thành
viên hội đồng quản trị. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản
trị, ban kiểm soát ủy quyền cho hội đồng quản trị bổ nhiệm tổng giám đốc.
 Hội đồng quản trị: bao gồm 5 thành viên. Hội đồng quản trị, đại diện cho các
cổ đông, nhân danh Công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan
đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền
của Đại hội đồng cổ đông.
 Ban kiếm soát: bao gồm 3 thành viên. Ban kiểm soát có trách nhiệm xác minh
tính hợp lý và đều đặn của hoạt động kinh doanh và tài khoản của Công ty. Ban
kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban quản lý. Ban kiểm
soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và trước pháp luật về việc
thực hiện đúng chức năng của Hội đồng quản trị.
 Tổng giám đốc: cơ quan điều hành và quyền lực quốc gia cao nhất về mọi vấn
đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Hội và chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

11
 Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu 1,2,3: Tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty
trong việc khai thác thị trường xuất khẩu. Tham gia tìm kiếm khách hàng, đàm
phán, lập hợp đồng FOB xuất khẩu thành phẩm. Lựa chọn nhà cung cấp, đàm
phán, ký kết hợp đồng và theo dõi việc mua nguyên vật liệu để sản xuất hàng
xuất khẩu.
 Phòng xuất nhập khẩu: Tổ chức thực hiện các thủ tục với các cơ quan chức
năng của Nhà nước về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Chuẩn bị một bộ
chứng từ giao hàng đúng thời hạn.
 Phòng Hành chính quản trị: Quản lý và xây dựng kế hoạch, phương án sử dụng
công cụ, thiết bị văn phòng và hệ thống thông tin liên lạc trong toàn Công ty.
Tiếp nhận, phân phối, quản lý và lưu trữ các văn bản hành chính. Quản lý và
điều động đội xe đi công tác và phục vụ bữa ăn giữa ca cho toàn thể nhân viên.
 Phòng kế hoạch đầu tư thị trường: Tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty về các
vấn đề quy hoạch, đầu tư và khai thác thị trường. Tham gia tìm kiếm khách
hàng, đàm phán, ký kết hợp đồng nhận và giao sản phẩm gia công lên vệ tinh.
Thống kê tổng hợp, bao gồm kiểm soát năng lực và hiệu quả sản xuất của các
đơn vị thành viên.
 Phòng kỹ thuật: Quản lý hệ thống kỹ thuật và công nghệ trong toàn Công ty.
Chuẩn bị sản xuất, may mẫu để cung cấp các đơn hàng thương mại, bao gồm cả
nội địa và xuất khẩu.
 Phòng đảm bảo chất lượng: Quản lý, kiểm soát và cải tiến hệ thống chất lượng
trong toàn Công ty. Thực hiện kiểm soát chất lượng nguyên liệu, sản phẩm và
các đơn đặt hàng thương mại.
 Phòng kho vận: Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập tồn kho hàng
hóa trong toàn Công ty. Phát hành hóa đơn bán hàng, hóa đơn xuất nhập khẩu.
 Phòng Cơ điện và Quản lý thiết bị: Tham mưu, cân đối sử dụng máy móc thiết
bị (MMTB) trong toàn hệ thống Tổng Công ty, tổng hợp đề xuất kế hoạch đầu
tư MMTB sản xuất trong toàn hệ thống Tổng Công ty. Quản lý, kiếm soát hệ
thống điện và thiết bị sản xuất và hệ thống điện.
 Phòng kế toán: Tư vấn và cân đối tài chính đảm bảo đủ nguồn vốn cho sản xuất
kinh doanh và đầu tư. Thu thập thông tin, phân tích và lập báo cáo tài chính.
Quản lý và kiểm soát hệ thống thống kê, kế toán trong toàn Công ty.
 Phòng nhân sự: Sắp xếp tổ chức bộ máy, quản lý nguồn nhân lực: tuyển dụng,
đào tạo, bổ nhiệm, điều động. Xây dựng quy chế tiền lương, quỹ lương thưởng
và các chế độ chính sách khác đối với người lao động phù hợp với quy định
của công ty và pháp luật.
 Trạm y tế: Trực tiếp khám sức khỏe tuyển dụng, chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho người lao động. Kiếm soát công tác bảo đảm vệ sinh lao động và an toàn
vệ sinh thực phẩm.

12
 Phòng bảo vệ quân sự: Quản lý hệ thống an ninh, phòng chống cháy nổ trong
toàn Công ty. Thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật tự, kiểm soát xuất nhập
hàng hóa, phương tiện ra vào cổng, phòng chống cháy nổ.

1.4. Rà soát các mục tiêu, nhiệm vụ, sứ mệnh, tầm nhìn hiện hữu của doanh
nghiệp đang thực đeo đuổi.

Tầm nhìn: Công ty Cổ phần May Việt Tiến được định hướng trở thành doanh
nghiệp dệt may nổi tiếng nhất trong ngành dệt may Việt Nam. Tạo dựng và phát
triển thương hiệu doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm, mở rộng kênh phân phối
trong nước và quốc tế. Xây dựng nền tảng tài chính vững chắc.

Sứ mệnh: Việt Tiến xác định nhiệm vụ chính là xây dựng doanh nghiệp vững
mạnh về mọi mặt, tạo nhiều việc làm cho người lao động, tích cực tham gia các
hoạt động xã hội, ... góp phần ổn định kinh doanh, tạo sự gần gũi với cộng đồng để
thương hiệu có sức ảnh hưởng. một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, chẳng hạn
bằng cách tạo ra niềm tin của người tiêu dùng. Sản xuất các loại quần áo dành cho
mọi lứa tuổi, từ giới trẻ công sở đến những người có thu nhập cao. Mở rộng thị
trường, khẳng định tên tuổi tại các thị trường Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Âu, Đông
Nam Á, Đông Á, Tây Âu. Với lợi thế cạnh tranh về công nghệ là mục tiêu chính
trong chiến lược kinh doanh của công ty, Việt Tiến sẽ luôn đưa ra những mẫu sản
phẩm tốt hơn, phong phú hơn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việt Tiến
không chỉ quan tâm đến tăng trưởng, lợi nhuận mà còn quan tâm đến nhân viên,
giúp nhân viên sáng tạo, tạo môi trường sáng tạo, giúp nhân viên năng động hơn.

Mục tiêu chiến lược: Công ty Cổ phần May Việt Tiến đã từng bước đi đến thành
công như ngày hôm nay, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong
ngành dệt may Việt Nam thông qua những chiến lược cụ thể, phù hợp với nguồn
lực, quan điểm của Công ty và nhờ tài năng của nhà quản trị chiến lược. của những
người quản lý:
 Bên cạnh việc chú trọng nguồn lực, Việt Tiến luôn đi đầu trong việc nghiên
cứu, mạnh dạn ứng dụng công nghệ mới của Tập đoàn South Island, Tập đoàn
Itochu, Mitsubishi, Sandra của Nhật Bản, nhờ đó năng suất, chất lượng sản
phẩm ngày càng nâng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và có cơ sở khách
hàng trung thành lớn.
 Việt Tiến đã nâng tầm thương hiệu cũ và tung ra thương hiệu mới để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Việt Tiến đã đăng ký bảo vệ thương hiệu tại các thị
trường tiềm năng như Hoa Kỳ, Canada thông qua công ty xúc tiến thương mại

13
Nhật Bản. Việt Tiến cũng đã xây dựng thương hiệu tại 6 nước ASEAN:
Singapore, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia và Brunei.
 Dù thâm nhập sâu hơn đến đối tượng khách hàng bình dân nhưng Việt Tiến vẫn
khẳng định chất lượng sản phẩm là tiêu chí cạnh tranh hàng đầu, nguồn nguyên
liệu đã qua kiểm định, không gây kích ứng da.
 Công ty cũng luôn chú ý đến các yếu tố như văn hóa vùng miền và thói quen
mặc quần áo để thiết kế quần áo phù hợp với kích cỡ và phong cách của người
mặc.
 Việt Tiến cũng luôn nhận thức về trách nhiệm xã hội, luôn tích cực thể hiện vai
trò qua các hoạt động cộng đồng: Phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, tặng
nhà tình nghĩa, hỗ trợ đồng bào lũ lụt, thiên tai trong nước và Nhật Bản. Những
điều này giúp Việt Tiến xây dựng được lòng tin vững chắc của người tiêu dùng
Việt.

1.5. Xem xét để điều chỉnh, bổ sung… xác định lại các mục tiêu, nhiệm vụ, sứ
mệnh, tầm nhìn trong phương hướng và tình hình mới.
Hiện nay, một trong những mục tiêu của ngành dệt may là nâng cao giá trị gia tăng
bằng cách nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại. Thực hiện
chính sách này, Việt Tiến hiện đẩy mạnh kinh doanh, sản xuất hàng may mặc trong và
ngoài nước, thay vì gia công như trước đây, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm
bằng cách cải tiến quy trình làm việc, kiểm soát hiệu quả chất lượng đầu vào, đạt mục
tiêu hướng tới top 3 về xuất khẩu mà chính phủ đã đề ra. Công ty luôn theo đuổi sứ
mệnh tạo ra một cộng đồng có ảnh hưởng lớn nhất tại Việt Nam, từ đó hướng tới tầm
nhìn lớn là thay đổi cách nghĩ của người tiêu dùng về ngành dệt may. Để tiếp tục củng
cố vị thế và thương hiệu của công ty, Việt Tiến nói chung và các công ty con nói riêng
cần luôn nỗ lực phát triển và kiểm soát chặt chẽ từ yếu tố bên trong đến yếu tố bên
ngoài nhằm đạt được các mục tiêu đề ra theo xu hướng thay đổi. của thị trường và
trong tình hình mới.
 Tiếp tục duy trì ổn định, kiện toàn tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ
– Công ty con có quy mô lớn, công nghệ sản xuất tiên tiến, thiết bị hiện đại.
 Trau dồi, đào tạo nhân viên với chuyên môn cao, luôn nỗ lực và có sự sáng tạo
đầu tư cho từng ngành may dệt.
 Xây dựng chiến lược kiện toàn, sắp xếp lại mô hình tổ chức của Tổng công ty,
mục tiêu là đưa các hoạt động của Tổng công ty năng động, sáng tạo, hiệu quả,
có thương hiệu mạnh, từng bước xuất khẩu sản phẩm mang thương hiệu của
Việt Tiến ra thị trường trong khu vực và quốc tế.
 Luôn khảo sát mức độ hài lòng của người dùng về các mẫu mã, chất liệu một
cách cụ thể và chi tiết, từ đó sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện sản phẩm và các
sản phẩm trong tương lai.

14
15
Chương 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH
HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Phân tích, tổng hợp và đánh giá các yếu tố bên ngoài tổ chức, doanh nghiệp
2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô
 Yếu tố kinh tế
Khi gia nhập WTO Việt Nam có điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thu
hút đầu tư nước ngoài. Nhưng đổi lại Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường, giảm
thuế và các hàng rào bảo hộ khác, minh bạch hoá chính sách. Và điều đó gây không ít
khó khăn cho các doanh nghiệp trong nghành may mặc. Khi Việt Nam mở cửa thị
trường bán lẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài thì sức ép cạnh tranh sẽngày càng lớn.
Đặc biệt là cơ chế giám sát hàng dệt may của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may của Việt
Nam và nguy cơ tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá. Chính vì thế ngành dệt may
Việt Nam ngày càng gặp khó khăn đối với thị trường nước ngoài.
Thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng cao, thu nhập bình quân đầu người cũng
gia tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Với gần 98 triệu dân (năm 2021), thị trường
nội địa là một thị trường có sức tiêu thụ hàng may mặc lớn, đầy tiềm năng mà các
doanh nghiệp Việt Nam do mải xuất khẩu đã lãng quên trong thời gian qua. Khi quyết
định đầu tư nước ngoài doanh nghiệp phải có quyết định đúng đắn nên đầu tư vào thị
trường nước nào.
Thị trường nào sẽ tạo cơ hội và thị trường nào sẽ gây khó khăn cho ta. Khi đầu tư
doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về việc nghiên cứu khách hàng, xác định các thị trường
tiềm năng, và rất khó để lấy được lòng tin của khách hàng.
Kinh tế nước ta phát triển không đồng đều do vậy thu nhập của người dân cũng khác
nhau dẫn đến sức mua sản phẩm của công ty cũng không cao với mọi khách hàng do
sản phẩm của Việt Tiến là sản phẩm có chất lượng cao. Lạm phát ảnh hưởng rất lớn
đến nền kinh tế do vậy nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp và Việt Tiến
cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của nó. Như chúng ta đã biết lạm phát tăng cao
sẽ đẩy giá mọi mặt hàng lên, khi đó mọi nguyên liệu đầu vào để sản xuất đều tăng dẫn
đến các sản phẩm của doanh nghiệp đều phải tăng theo, điều này sẽ khiến khách hàng
e ngại khi mua sản phẩm của công ty. Cơ sở hạ tầng nước ta còn yếu kém do vậy có
ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Việc vận chuyển hàng hoá đến khách hàng sẽ
không được thuận tiện, cũng như việc nhập hàng từ nhà cung ứng cũng vậy, hay là
việc vận chuyển hàng hoá giữa các chi nhánh với nhau cũng gặp khó khăn...do giao
thông không thuận tiện, đường xá kém chất lượng, tắc đường,..
Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách
thức. Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế,

16
các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra
các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng,
khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Khi phân tích, dự báo
sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần
dựa vào 1số căn cứ quan trọng như: các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến
thực tế của kì nghiên cứu, các dự báo của nhà kinh tế lớn.
 Yếu tố chính trị pháp luật
Kinh tế và chính trị có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một nước có nền kinhtế tốt,
phát triển mạnh thị chính trị cung sẽ mạnh. Mặt khác nếu chính trị có sự bất ổnthì sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của quốc gia đó. Đối với Việt Nam là một nước có
nền chính trị ổn định, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thể yên tâm
làm ăn với nhiều nước trên thế giới, thông qua việc gia nhập tổ chức WTO năm 2006.
Trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp trong nước có được sự ủng hộ rất lớn từ
Trung ương thông qua cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt. Thế nhưng
không riêng ngành may mặc mà nhiều ngành hàng khác cũng đang phải đối mặt với
sự xâm lấn của hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng từ trong nước và nước
ngoài. Các thương hiệu có uy tín, có tên tuổi thường bị làm giả, làm nhái nhiều. Để
thích ứng và tự vệ với những thực tế như vậy, Việt Tiến phải luôn đề cao việc hoàn
thiện chất lượng sản phẩm, có cam kết và minh bạch hơn chất lượng sản phẩm cho
người tiêu dùng được biết. Vì ngành dệt may là ngành mang lạinhiều việc làm, là
ngành mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, có nhiều tiềm năng xuất khẩu mang lại
ngoại tệ cho đất nước nên chính phủ có nhiều khuyến khích phát triển đối với ngành
này, hạn chế những rào cản. Đây cũng là tác động tích cực đối với côngty may Việt
Tiến. Khi Viêt Tiến muốn đầu tư vào thị trường nước ngoài thì phải xem xét về tình
hình chính trị của nước đó. Không thể đầu tư vào một nước có nền chính trị bất ổn
được. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp
dẫn của các nhà đầu tư. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và
kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan
hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lí trong quản trị doanh nghiệp, cần
phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển.
 Yếu tố văn hóa- xã hội
Việt Nam có gần 98 triệu dân (năm 2021), mỗi năm tăng lên khoảng 1 triệu dân, mật
độ dân số ngày càng cao, cơ cấu dân số trẻ, số lượng người trong độ tuổi lao động lớn.
Do đó Việt Nam là một thị trường có nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ và cũng là
thị trường tiêu thụ hàng hoá đầy hứa hẹn đối với hàng dệt may. Điều này đã làm Việt
Tiến chú trọng hơn đối với thị trường trong nước với hệ thống phân phối khá rộng có
mặt ở hầu hết khắp các địa phương. Tốc độ đô thị hoá cùng với sự phát triển hạ tầng
văn hoá xã hội, mở rộng mạng lưới thông tin đại chúng, tăng cường quan hệ làm ăn,
buôn bán giữa các vùng miền... đã làm cho diện mạo người dân và đời sống tinh thần
của họ ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Mức sống văn hoá, trình độ hưởng thụ và

17
tham gia sáng tạo văn hoá của người dân các vùng đô thị hoá, nhìn trên tổng thể, được
nâng lên. Điều đó sẽ khiến mọi người biết đến việc sử dụng những sản phẩm tốt, có
thương hiệu rõ ràng. Đó chính là điệu kiện thuận lợi cho Việt Tiến phát triển sản phẩm
của mình.
 Yếu tố tự nhiên
Mọi ngành sản xuất nói chung và ngành dệt may nói riêng đều chịu sự ảnh hưởng của
điều kiện tự nhiên. Khí hậu và đất đai thuận lợi sẽ tạo điều kiện phát triển các cây
công nghiệp như Bông, Đay, trồng dâu nuôi tằm...Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió
mùa rất phù hợp với phát triển cây công nghiệp là một yếu tố đầu vào của ngành dệt
may. Khi sợi, bông có năng suất, chất lượng cao thì sản phẩm dệt may sản xuất ra
cũng có chất lượng cao hơn cạnh tranh dễ dàng trên thị trường, nó là yếu tố nâng cao
chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó Việt Nam nằm trên tuyến giao thông quốc tế, nằm ở khu vực đang phát
triển sôi động nên rất thuận lợi cho việc trao đổi thương mại về sản phẩm, nguyên
liệu, máy móc, công nghệ khoa học kỹ thuật trong khu vực và trên thế giới. Nhân tố
này ảnh hưởng trực tiếp tới công ty.
Tuy nhiên với trình độ khoa học kỹ thuật như ngày nay thì yếu tố tự nhiên không còn
quá quan trọng. Dưới sự thống trị của khoa học kỹ thuật hiện đại đã nghiên cứu và sản
xuất ra các sản phẩm nhân tạo như các loại sợi tổng hợp, sợi tơ nhân tạo, sợi hoá học,
thì tài nguyên thiên nhiên không phải là nguyên liệu duy nhất quyết định cho sự phát
triển của ngành. Nhưng không được xem nhẹ yếu tố điều kiện tự nhiên sẽ không khai
thác được đầy đủ lợi thế để thúc đẩy phát triển ngành hoặc khai thác tự nhiên một
cách lãng phí, không hiệu quả.
 Yếu tố công nghệ
Trong những năm qua thị trường thiết bị và công nghệ Việt Nam phát triển khá mạnh.
Tuy nhiên doanh nghiệp ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào công nghệ may nên thị
trường cho ngành dệt còn tương đối nhỏ. Tuy vậy với chiến lược phát triển và chủ
động trong việc cung cấp nguyên phụ liệu, có thể trong vài năm tới thị trường công
nghệ và thiết bị ngành dệt sẽ thực sự bùng nổ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà
cung cấp nước ngoài tham gia vào hoạt động kinh doanh. Khi đó các doanh nghiệp
Việt Nam cũng có cơ hội để mua được loại thiết bị phục vụ cho quá trình đổi mới
công nghệ. Như vậy Việt Tiến sẽ phải chịu rất nhiều ảnh hưởng từ việc thay đổi của
công nghệ dệt may. Chuyển giao công nghệ ngày càng phát triển mạnh, điều này rất
thuận lợi cho các doanh nghiệp vì sẽ được sử dụng những công nghệ tiên tiến hiên đại
giúp giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đôi khi việc áp dụng các công nghệ
mới, tiên tiến, hiện đại lại gặp nhiều khó khăn do điều kiện nước ta có hạn, không cho
phép. Điều đó sẽ khiến doanh nghiệp không bắt kịp với các doanh nghiệp ngoài nước.
Các nhân tố trên đều ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Khi công nghệ
phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để

18
tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó
cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu
doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.
*Tác động của yếu tố vĩ mô đến doanh nghiêp ở hiện tại, tương lai
Hiện tại Tương lai
Yếu tố kinh tế vĩ Tác động trực tiếp đến lợi Giữ vai trò quan trọng tăng trưởng

ích của doanh nghiệp cũng kinh tế, lợi nhuận của doanh
như sự tăng trưởng, phát nghiệp nói riêng và khu vực nói
triển của ngành chung
Yếu tố chính trị Có vai trò quyết định sự Ảnh hưởng đến quyền lợi hợp tác,
pháp luật công bằng, quyền lợi của lợi nhuận của doanh nghiệp với
doanh nghiệp đối tác ngoại quốc
Yếu tố văn hóa- xã Ảnh hưởng trực tiếp đến sự Nắm vai trò chủ chốt trong
hội
phát triển , tồn vong của việc duy trì, phát triển của doanh
doanh nghiệp nghiệp
Yếu tố tự nhiên Giữ vai trò cần có nhưng Đóng vai trò thiết yếu nhưng chưa
không có sự tác động phải chủ chốt
nhiều đến doanh nghiệp
Yếu tố công nghệ Góp phần ảnh hưởng đến quá Giữ vai trò quan trọng, thu về
trình sản xuất nguồn lợi nhuận cho công ty, tác
động đến nguồn nhân lực

2.1.2. Phân tích môi trường vi mô


 Yếu tố khách hàng
Việt Tiến luôn đi đầu về chất lượng dịch vụ, sản phẩm có uy tín được hiệp hội - người
tiêu dùng bầu chọn. Các sản phẩm của việt tiến được người tiêu dùng trong nước đón
nhận và trở thành một trong những thương hiệu Việt hàng đầu.
* Đối với khách hàng quốc tế: Việt Tiến hiện đang giao dịch với trên 100 khách hàng
thuộc các nước trên thế giới như: Mỹ, Canada, Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha….),Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore,
Malaysia, Indonesia….), Châu Úc…. Nhật Bản (24,4%), EU (30,5%), Mỹ (25,5%),
Asean và các nước khác(19,6%).

19
* Đối với khách hàng nội địa Việt Tiến hiện có trên 1304 cửa hàng, đại lý phân bổ đều
khắp các tỉnh thành trong cả nước. Nhờ chất lượng và dịch vụ hậu mãi tốt nên Việt
Tiến đã tạo được ấn tượng đẹp trong lòng nhiều khách hàng thân thiết. Giá cả hợp lý
kết hợp với chất lượng tốt giúp cho vị thế cạnh tranh khách hàng của Việt Tiến được
nâng cao trong thị trường nội địa so với các công ty khác.
 Nhà cung ứng, cung cấp
Trong ngành may mặc, đầu vào luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp để
đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách liên tục, đảm bảo
chất lượng và năng suất của sản phẩm. Đầu vào chủ yếu của ngành may là các nguyên
vật liệu, phụ liệu đầu vào như: vải, khóa, chỉ màu, mếc,..với nhiều mẫu mã, số lượng,
chủng loại khác nhau tùy theo yêu cầu của sản phẩm. Như vậy, các doanh nghiệp may
phụ thuộc vào nhiều nhà cung ứng riêng lẻ khác nhau liên quan tới ngành may. Do
vậy, khi một nhà cung ứng gặp bất kì khó khăn hay có bất khì phản ứng nào cũng ảnh
hưởng trực tiếp tới hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Hầu hết các nguyên vật liệu được nhập đều tăng dần hằng năm cho thấy được sự phát
triển của ngành dệt may, bên cạnh đó là sự khan hiếm các nguồn nguyên liệu trong -
nội địa không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Các doanh nghiệp trong nước muốn sản
xuất cần phải mua ngoài nhiều bên mà chủ lại nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc… Đối
với Việt Tiến, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty chủ yếu được nhập từ
nước ngoài. Do đó, công ty có thể sẽ gặp phải rủi ro khi giá nguyên vật liệu trên thế
giới có những biến động bất thường, dẫn đến việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào.
 Đối thủ cạnh tranh
Một số đối thủ lớn của Việt Tiến
* Công ty Cổ phần may Nhà Bè
Công ty Cổ phần may Nhà Bè (NBC) là một tổng công ty gồm 34 đơn vị thành viên,
17.000 cán bộ công nhân viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực với địa bàn trải rộng khắp
cả nước. Ngoài thế mạnh truyền thống là sản xuất các sản phẩm may mặc, NBC còn
tham gia một số lĩnh vực khác trên cơ sở phát huy tối đa năng lực sẵn có của. Tổng
công ty và các đơn vị thành viên. Hoạt động của NBC gồm ba lĩnh vực/thị trường
chính:
 Sản xuất và bán lẻ hàng may mặc cho thị trường trong nước
 Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho thị trường quốc tế
 Các hoạt động đầu tư, thương mại và dịch vụ khác
 Đối với thị trường trong nước: Các sản phẩm của NBC như bộ veston,
sơmi, quần... với những nhãn hàng Novelty, Cavaldi, Style of Living...
từ lâu đã được khách hàng trong nước tín nhiệm.NBC có mạng lưới các
điểm bán hàng rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước và đội ngũ bán
hàng tận tâm. Liên tục 14 năm người tiêu dùng đã thể hiện niềm tin của

20
minh đối với NBC bằng cách bình chọn cho các sản phẩm của NBC là
"Hàng Việt Nam chất lượng cao".
 Đối với thị trường quốc tế: NBC là doanh nghiệp thuộc nhóm đầu của
Việt Nam về năng lực và kinh nghiệm sản xuất, gia công sản phẩm may
mặc xuất khẩu. Từ nhiều năm qua NBC đãtrực tiếp sản xuất sản phẩm
của các nhãn hàng nổi tiếng thế giới như JC Penney, Decathlon, Tommy
Hilfiger... và được các đối tác quốc tế đánh giá cao về chất lượng sản
phẩm, trình độ sản xuất và các yếu tố liên quan khác. NBC đã xây dựng
được hệ thống nhà xưởng hơn 50.000m2, trên 13.000 thiết bị chuyên
dụng và quan trọng nhất là đội ngũ công nhân lành nghề gần 17.000
người.
 Đối với lĩnh vực đầu tư, thương mại và dịch vụ NBC có các đơn vị
thành viên hoạt động trong các lĩnh vực như đầu tư tàichính, du lịch, vận
tải, xây dựng, công nghệ thông tin, bất động sản…
*Công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại Thành Công (TCG)
TCG là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam,
có lịch sử phát triển lâu đời. Các lĩnh vực kinh doanh chính là:
 Dệt may - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sợi, dệt, đan kim,
nhuộm và may mặc.
 Thời trang bán lẻ
 Bất động sản
TCG có nội lực hùng hậu trên cả hai lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thuộc 04 ngành
trực thuộc:
 Ngành Sợi: sản xuất sợi cotton, polyester, TC, CVC, với chỉ số Ne 20
đến Ne 60, năng suất đạt khoảng 20.000 tấn/năm.
 Ngành Dệt: Năng lực sản xuất tương đương 20 triệu mét vải mộc/năm,
gồm cácloại vải vân điểm, chéo, sọc, carô ….. từ sợi polyester, polyester
pha, sợi micro, sợi filament, sợi xơ ngắn, sợi màu, sử dụng để may quần,
áo, váy, jacket …
 Ngành Đan Nhuộm: Năng suất hàng năm khoảng 20 triệu mét vải
mộc/năm 5.000tấn các loại vải single jersey, piqué, interlock, rib, fleece,
trơn và sọc từ sợi cotton, PE TC, CVC, Viscose, melange, trên các máy
đan 18G, 20G, 24G, 28G cùng với cổ trơn ,cổ sọc và cổ Jacquard.
 Ngành May: Hàng năm sản xuất khoảng 15 triệu sản phẩm bao gồm T-
shirt, Polo-shirt, quần áo thể thao, sweatshirt trẻ em và người lớn.
Ngoài ra, Việt Tiến còn phải đối mặt với một số đối thủ khác như: Công ty cổ phần
may Hòa Thọ, Công ty cổ phần may Sông Hồng, Công ty cổ phần may Sài Gòn 3,
Công ty cổ phần may 10 tháng 5 (Công ty May 10),… Các công ty này có hệ thống
phân phối rộng lớn; thủ tục, dịch vụ mở đại lý nhanh gọn, đơn giản; chủng loại sản
phẩm phong phú đa dạng; màu sắc, kiểu dáng phong phú, đẹp mắt và hợp thời trang;

21
chất lượng sản phẩm tương đối đồng đều; giá cả trải rộng cho mọi phân khúc thị
trường; chiết khấu cho đại lý cao. Không những thế, ngày càng có nhiều doanh nghiệp
chú trọng đầu tư, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Sắp tới, Công ty Dệt kim Đông Phương sẽ giới thiệu mẫu vải làm từ sợi cây tre; Công
ty May Đồng Nai cũng chuẩn bị đưa ra dòng sản phẩm áo vô trùng làm từ sợi cácbon,
áp dụng công nghệ dệt không bám dính, không chứa bụi. Bên cạnh đó, Công ty May 2
cũng giới thiệu sản phẩm mới nhãn hiệu M2-double lucky thiết kế trên nền vải đã qua
công đoạn giặt loại bỏ hóa chất tồn tại trongquá trình hình thành sản phẩm... Ưu điểm
của các sản phẩm này là tạo sự an toàn cho người mặc và thân thiện với môi trường.
Dệt may là lĩnh vực kinh doanh khá hấp dẫn mà lại thu lợi nhuận cao, vì vậy sẽ có rất
nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, cùng với đó công ty sẽ phải đối
mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh từ các nước xuất khẩu mạnh như Trung Quốc,...
Bên cạnh đó còn phải kể đến hàng may mặc cao cấp ngoại nhập mang đậm dấu ấn của
thời trang thế giới với những phong cách thiết kế hết sức đa dạng, hiện đại chất liệu
phong phú. Có thể kể tên những nhãn hiệu nổi tiếng như: Alain Delon, Chagan,
GuylaRoche (Pháp), Gutman, Guess,...(Mỹ). Hầu hết các sản phẩm này đều có bao bì
đẹp, sang trọng, kỹ thuật may tốt với những phụ kiện đắt giá. Năm 2008, Trung Quốc
bỏ hạn ngạch dệt may, sản phẩm của “người khổng lồ” này đang tràn ngập thế giới và
cả thị trường Việt Nam. Đây là một thách thức mới đối với công ty may Việt Tiến.
 Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm của các ngành khác có thể thỏa mãn cùng một
nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Trong xã hội, nhu cầu mua
sắm của con người luôn tồn tại và phát triển. Đó lànhu cầu thiết yếu và quan trọng của
con người. Không như các ngành khác, nếu thiếu sản phẩm này thì có thể dùng sản
phẩm khác để thay thế mà không ảnh hưởng đến lợiích của người tiêu dùng. Ví dụ
như pepsi và coca là 2 sản phẩm thay thế của nhau, cùng thỏa mãn nhu cầu giải khát
của người dùng. Các sản phẩm thay thế luôn tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các
sản phẩm trong ngành. Riêng đối với ngành may mặc, hầu như không có sản phẩm
thay thế. Xã hội phát triển, nhu cầu mua sắm thay đổi, hình thức và chất lượng hàng
may mặc thay đổi nhưng chỉ là thay đổi về quy mô và cách thức hoạt động. Các sản
phẩm thay thế của Việt Tiến có thể là: Thay vì sử dụng váy của Việt Tiến, khách hàng
có thể sử dụng quần của các hãng may mặc khác; hoặc khách hàng có thể sử dụng áo
phông thay vì áo sơ mi của công ty. Do vậy, mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế
không cao. Từ đó, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành cũng giảm đi.
 Đối thủ tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là những doanh nghiệp hiện không cạnh tranh trong
ngành nhưng có khả năng gia nhập ngành. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, cần
mẫn, sáng tạo, phù hợp với ngành may mặc. Giá công nhân rẻ là nhân tố hấp dẫn để
thu hút những hợp đồng gia công may mặc. Mặt khác, ngành may mặc được đánh giá
có đặc điểm hàm lượng lao động lớn, yêu cầu công nghệ không quá hiện đại, phức

22
tạp, tỷ lệ hàng xuất khẩu lớn, được đánh giá là phù hợp với nền kinh tế thị trường, thu
hút nhiều thành phần kinh tế tham gia vào ngành.
Những doanh nghiệp mới tham gia vào ngành may mặc thường có quy mô vừa và nhỏ
nên khó tận dụng được lợi thế về tập trung quy mô lớn để tạo ra chi phí thấp và giá
thành cho riêng mình. Mặt khác, các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành gặp bất lợi
về công nghệ, kĩ thuật, ảnh hưởng đến sự đa dạng hóa và khác biệt hóa của sản phẩm.
Các doanh nghiệp mới có thị phần nhỏ lại chưa tạo lập được danh tiếng, thương hiệu
riêng nên khó thu hút khách hàng mới. Ngoài ra, việc cạnh tranh với hàng may mặc
nhập khẩu của Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu…cũng gây ra nhiều khó khăn cho các
doanh nghiệp này. Đó là những rào cản gia nhập ngành đối với những doanh nghiệp
mới.
 Các nhóm áp lực, chính quyền địa phương
Đối với các chính sách phát triển và bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương
đưa ra, Việt Tiến luôn tuân thủ và thực hiện sản xuất kinh doanh đúng với quy định
đưa ra, không làm ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường
xung quanh cũng như các khu vực hoạt động sản xuất kinh doanh khác, giai đoạn trải
qua đại dịch covid 19, Việt Tiến đã tuân thủ chấp hành nghiêm túc các quy định 5K
của chính phủ, hạn chế tụ tập để đảm bảo sức khỏe người lao động trong khu vực sản
xuất sản phẩm cũng như bảo vệ sức khỏe khách hàng khi mua sản phẩm của công ty.
* Tác động của yếu tố vi mô đến doanh nghiêp ở hiện tại, tương lai
Hiện tại Tương lai
Yếu tố khách hàng Yếu tố chủ chốt Vấn giữ vai trò quyết định,
quyết đinh sự sống còn của quan trọng bậc
doanh nghiệp nhất của doanh nghiệp

Nhà cung cấp Góp phần quan trọng vào sự Vai trò thiết yếu, cần thiết
thành công của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp

Đối thủ cạnh tranh,


Ảnh hưởng đến doanh thu, vị trí Trở ngại to lớn trong việc
cạnh tranh tiềm ẩn của doanh nghiệp trong ngành phát triển của doanh nghiệp
đồng thời là động lực để
doanh nghiệp không ngừng
sáng tạo, đổi mới
Tác động đến chuỗi hoạt động Hỗ trợ quá trình sản xuất sản
Các nhóm áp lực, sản xuất sản phẩm của doanh phẩm tiêu dùng và bảo đảm
chinh quyền địa nghiệp quyền lợi của doanh nghiệp
phương nói riêng và địa phương nói
chung

2.1.3 Tổng hợp, liệt kê các yếu tố cơ hội, nguy cơ bên ngoài doanh nghiệp

23
YẾU TỐ CƠ HỘI: 8 cơ hội
 Yếu tố kinh tế vĩ mô:
1. Gia nhập WTO Việt Nam có điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới
thu hút đầu tư nước ngoài.
 Yếu tố chính trị-pháp luật:
2. Ngành dệt may mang lại nhiều việc làm, giúp Việt Nam có lợi thế cạnh
tranh, nhiều tiềm năng xuất khẩu mang lại ngoại tệ cho đất nước nên chính phủ
có nhiều khuyến khích phát triển đối với ngành này.
 Yếu tố văn hóa, xã hội:
3. Tốc độ đô thị hoá, sự phát triển hạ tầng văn hoá xã hội, mức sống văn hoá,
trình độ hưởng thụ và tham gia sáng tạo văn hoá của người dân được nâng lên
khiến mọi người tin dùng sản phẩm tốt, có thương hiệu rõ ràng.
 Yếu tố tự nhiên:
4. Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa rất phù hợp với phát triển cây công
nghiệp là một yếu tố đầu vào của ngành dệt may,
 Yếu tố công nghệ:
5. Công nghệ tiên tiến giúp giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch
vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh.
 Yếu tố khách hàng
6. Nhờ chất lượng, giá cả hợp lý kết hợp dịch vụ hậu mãi tốt nên Việt Tiến đã
tạo được ấn tượng đẹp trong lòng nhiều khách hàng thân thiết.
 Nhà cung cấp
7. Yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu và phụ liệu) của ngành này tăng hằng năm
cho thấy ngành dệt may đang phát triển mạnh.
 Đối thủ cạnh tranh, cạnh tranh tiềm ẩn
8. Tạo động lực, thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển của doanh nghiệp khi đối
mặt với những đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn ngày càng nhiều trên thị
trường.
YẾU TỐ NGUY CƠ: 7 nguy cơ
 Yếu tố kinh tế:
1. Kinh tế nước ta phát triển không đều, thu nhập người dân khác nhau dẫn đến
sức mua không cao do sản phẩm của Việt Tiến là sản phẩm chất lượng cao.
2. Lạm phát tăng đẩy giá thành nguyên vật liệu đầu vào tăng dẫn đến giá thành
sản phẩm của doanh nghiệp tăng theo.
 Yếu tố công nghệ
3. Công nghệ phát triển cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm
năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.
 Nhà cung cấp
4. Nguyên vật liệu phục chủ yếu được nhập từ nước ngoài. Do đó, công ty có
thể sẽ gặp rủi ro khi giá nguyên vật liệu trên thế giới có những biến động bất
thường, dẫn đến việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào

24
 Đối thủ cạnh tranh, cạnh tranh tiềm ẩn
5. Sự xuất hiện những mặc hàng may mặc cao cấp ngoại nhập mang đậm dấu
ấn của thời trang thế giới với phong cách thiết kế đa dạng và ngày càng nhiều
đối thủ cạnh tranh trong nước và từ các nước xuất khẩu mạnh như Trung Quốc,

 Các nhóm áp lực, chính quyền địa phương
6. Tuân thủ các chính sách địa phương, ảnh hưởng của dịch covid nên quá trình
sản xuất và kinh doanh sản phẩm suy giảm dần.
7. Tình trạng lạm phát gia tăng dẫn đến những hành động trục lợi cá nhân trai
pháp luật của một số chính quyền.

2.2. Phân tích, tổng hợp và đánh giá các yếu tố của các nguồn lực bên trong của
doah nghiệp Việt Tiến
2.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực
Tổng Công ty Cổ phần may Việt Tiến hoạt động trong lĩnh vực may mặc nên nguồn
nhân lực tại công ty cũng có nhiều điểm khác biệt riêng và phân chia theo từng bộ
phận vị trí công việc, do đó ở đây hội tụ cả những người làm việc chuyên môn tại văn
phòng và cả lao động phổ thông làm việc chủ yếu ở bộ phận sản xuất ở nhà máy may.
 Khối nhân lực làm việc chuyên môn tại văn phòng: Là những người có
năng lực chuyên môn và chịu trách nhiệm về một mảng riêng biệt nào đó
(kế toán, quản lý kinh doanh, nhân viên thiết kế,...) Do đó, những người
này cần phải có bằng cấp theo ngành nghề cũng như có trình độ chuyên
môn thật tốt, đáp ứng được những yêu cầu công việc đặt ra, giúp mang lại
hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
 Lực lượng nhân viên lao động phổ thông làm việc tại các nhà máy sản xuất
của doanh nghiệp: Không yêu cầu quá cao về chuyên môn, tuy nhiên cũng
cần am hiểu về lĩnh vực, đặc biệt là thông thạo các kỹ năng quan trọng mà
công việc yêu cầu. Ví dụ nhân viên may thì cần biết về các kỹ năng may,
nhân viên cắt thì cần biết cách để phân chia tỷ lệ cắt các mẫu thật chuẩn
xác,...
Năm 2021 công ty có 5.553 lao động, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm 2020 (6.785 lo
động). Cơ cấu lao động gồm có:
 Lực lượng công nhân tại công ty được đào tạo lâu năm nên có tay nghề
cao, năng suất lao động cao so với mặt bằng chung của ngành.
 Đội ngũ cán bộ nhân viên có khả năng tiếp thị tốt trong thị trường phân
phối hàng hóa, phát triển mạnh thị trường nội địa, có tay nghề cao trong
các lĩnh vực, chuyển giao công nghệ, thiết kế thời trang chuyên nghiệp…
nâng cao thị phần này đạt doanh thu nội địa chiếm từ 15% tổng doanh thu.
 Nhân viên phòng Kinh Doanh có năng lực cao trong lĩnh vực đàm phán, ký
kết hợp đồng. Đẩy mạnh công tác thiết kế mẫu thời trang, kiểu dáng sản

25
phẩm may bằng cách thuê chuyên gia nước ngoài để phục vụ công ty về
lĩnh vực này.
Bên cạnh đó công ty cũng thường xuyên cử cán bộ, chuyên viên học tập, khảo sát tại
nước ngoài như ở Nhật, Anh, Mỹ, Malaysia… để nâng cao trình độ chuyên môn của
lao động.
NHẬN XÉT:
Theo đánh giá chung, hầu hết nguồn nhân lực tại Việt Tiến đều hầu hết là những
người còn khá trẻ, có nhiều sức khỏe, nhiều năng lượng làm việc cũng như đều có
trách nhiệm trong công việc tốt, hoàn thành nhiệm vụ được giao theo đúng yêu cầu
tiến độ. Đội ngũ lao động đông đảo, trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu công việc,
thường xuyên được chuyên viên học tập, khảo sát tại nước ngoài để nâng cao trình độ
chuyên môn, nhờ đó hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục duy trì ổn định và đảm
bảo các chỉ tiêu chủ yếu. Tuy nhiên đại dịch Covid-19 cũng làm cho số lượng lao
động của công ty bị suy giảm dẫn đến việc thiếu nguồn nhân lực cung cấp cho các dự
án sản xuất lớn.
2.2.2. Tình hình tài chính của doanh nghiệp năm 2020 và 2021:
 Tình hình tài chính giai đoạn 2020-2021:
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 % Tăng giảm
Tổng giá trị tài sản 4.314.662 3.955.143 -4,3%
Doanh thu thuần 7.118.579 6.006.520 -15,6%
Lợi nhuận từ hoạt 170.341 98.023 -42,4%
động kinh doanh
Lợi nhuận khác 312 2.329
Lợi nhuận trước 170.653 100.353 -41%
thuế
Lợi nhuận sau thuế 149.463 87.409 -41,5%
Tỉ lệ chi trả cổ 20% 12% -40%
tức/Vốn điều lệ
Bảng 2.1. So sánh về tình tài chính của công ty Việt Tiến năm 2020 và 2021.
Nguồn: VTEC

 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu:


Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Ghi chú
1. Chỉ tiêu về khả năng thanh 1.16 1.16
toán
- Hệ số thanh toán ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
0.86 0.90
- Hệ số thanh toán nhanh:

26
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn
kho
Nợ ngắn hạn
2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
- Hệ số nợ/Tổng tài sản 0.70 0.69
- Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu 2.38 2.24
3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
- Vòng quay hàng tồn kho: 6.8 7.02
Giá vốn hàng bán/Hàng tồn
kho bình quân
1.72 1.48
- Vòng quay tổng tài sản:
Doanh thu thuần/Tổng tài sản
bình quân
4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
- Hệ số Lợi nhuận sau 2.1% 1.5%
thuế/Doanh thu thuần
- Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Vốn 12.2% 7.1%
chủ sở hữu 3.6% 2.2%
- Hệ số Lợi nhuận sau
thuế/Tổng tài sản 2.4% 1.6%
- Hệ số lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh/Doanh thu thuần
Bảng 2.2. So sánh các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty Việt Tiến trong 2 năm
2020 và 2021. Nguồn: VTEC
 Tình hình tài sản
Tổng tài sản tính đến hết năm 2021 là 3.955 tỷ đồng giảm 4,3% so với năm 2020
(4.134 tỷ đồng). Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm 79,4% và tài sản dài hạn chiếm
20,6% trên tổng tài sản. Giá trị tài sản ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2021 đạt 3.142
tỷ đồng, giảm 6% so với thời điểm đầu năm trong khi tài sản dài hạn tăng nhẹ 3% , đạt
812,79 tỷ đồng.
Tổng công ty quản lý dòng tiền linh hoạt và an toàn, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu
vốn cho sản xuất kinh doanh. Tổng công ty đã và đang duy trì các chính sách về quản
lý công nợchặt chẽ, nợ phải thu giảm, giá trị hàng tồn kho giảm so với cùng kỳ.
 Tình hình nợ phải trả
Nợ ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2021 đạt 2.705 tỷ đồng, giảm 6% so với thời
điểm cuối năm 2020. Nợ dài hạn đạt 27 tỷ đồng, giảm 10,9% so với thời điểm cùng
kỳ. Tuy vậy, Tổng công ty đã duy trì chính sách thanh toán với nhà cung cấp hợp lý,
phù hợp với tình hình hoạt động của Tổng công ty.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện năng lực về tài chính có được để đáp
ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ. Hệ số thanh toán ngắn hạn trong hai năm 2020

27
và 2021 là 1,16 > 1 cho thấy khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp nằm ở mức
an toàn.
 Tình hình đầu tư:
Năm 2020, tổng giá trị đầu tư là 63,42 tỷ đồng, trong đó máy móc thiết bị chiếm 50,65
tỷ đồng; góp vốn thành lập doanh nghiệp 12,74 tỷ đồng; mua phương tiện vận tải,
dụng cụ quản lý, phần mềm quản lý,… là 8,45 tỷ đồng.
Năm 2021, tổng giá trị đầu tư là 54 tỷ đồng, trong đó mua sắm máy móc thiết bị là
34,98 tỷ đồng; góp vốn thành lập doanh nghiệp 4,32 tỷ đồng; mua phương tiện vận tải,
dụng cụ quản lý, phần mềm quản lý,… là 6,28 tỷ đồng.
 Tình hình doanh thu:
Năm 2020 doanh thu thuần đạt 7,118 tỷ đồng, đạt 13% so với kế hoạch, lợi nhuận
trước thuế đạt 170,65 tỷ đồng, đạt 13,8 % so với kế hoạch, lợi nhuận sau thuế đạt
149,46 tỷ đồng.
Năm 2021 doanh thu thuần đạt 6,006 tỷ đồng, đạt 74% so với kế hoạch, lợi nhuận
trước thuế đạt 100,3 tỷ đồng, đạt 56% so với kế hoạch, lợi nhuận sau thuế đạt 87,4 tỷ
đồng.
NHẬN XÉT:
Cơ cấu tài chính vững mạnh đến từ nguồn vốn của các nhà đầu tư. Tuy vậy đại dịch
Covid-19 khiến cho doanh thu và lợi nhuận của năm 2021 đều giảm so với năm 2020.
2.2.3. Marketing:
 Chiến lược về sản phẩm:
Doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu là các mặt hàng thời trang công sở với chất lượng
cao cấp như Viettien, Vee Sendy, TT-up, Sciaro, Manhattan…Việt Tiến liên tục tung
ra thị trường những mẫu mới kiểu dáng mới, phong cách mới hợp thời trang, theo
mùa, theo event…
 Khách hàng mục tiêu:
Nhờ sự am hiểu thị trường, nắm bắt tốt nhu cầu và đặc điểm tâm lý mua sắm cũng như
thu nhập của người tiêu dùng, Việt Tiến đã phân chia các đối tượng khách hàng thành
nhiều phân khúc, cụ thể gồm có:
 Phân khúc cao cấp: Phục vụ các doanh nhân và nhà lãnh đạo, cụ thể là
những người có thu nhập cao
 Phân khúc trung cấp: Được xác định là phân khúc trọng tâm với đối tượng
là các khách hàng công sở, lịch sự, nghiêm túc, chỉn chu, có độ tuổi từ 22-
25 tuổi.
 Phân khúc bình dân: Phục vụ người lao động thành thị và nông thôn.

28
Bên cạnh đó, công Ty đã xuất khẩu đi rất nhiều nước trên thế giới, tiêu
biểu có các khu vực Châu Âu (Anh, Pháp, Ý, Hà Lan, Thụy Sỹ,...), Mỹ,
Úc, Canada, Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore...).
 Chiến lược về giá:
Công ty đã luôn nỗ lực rất nhiều để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, những
đặc trưng riêng, phù hợp với phong cách thời trang hiện đại và sang trọng nhưng đáp
ứng được nhu cầu của người tiêu dùng với giá cả hợp lý và cạnh tranh đây cũng là
việc khá quan trọng trong chiến lược tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Vì Việt Tiến nhắm vào nhiều đối tượng khách hàng khác nhau nên giá cả của Việt
Tiến cũng phân khúc rõ rệt tùy theo chất lượng vải, đường chỉ sắc sảo và chủ yếu nhất
chính là cảm nhận người tiêu dùng. Do đó công ty chọn phát triển theo hướng đa giá
tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Các phân khúc về giá cả của Việt Tiến trải dài
từ cấp độ trung bình đến cấp cao như sau:
 Giá của dòng áo sơ mi dành cho người có thu nhập trung bình: Từ 80.000
đến 180.000 đồng cho mỗi sản phẩm.
 Giá của áo sơ mi dành cho người tiêu dùng có thu nhập khá: Từ 200.000
đến 450.000 đồng.
 Giá áo sơ mi dành cho những người thu nhập cao: Từ 500.000 đến
4.000.000 đồng.
Giá bán được in trên nhãn treo và thống nhất toàn quốc.
 Chiến lược chiêu thị:
Với tiêu chí đa dạng hóa người tiêu dùng, Việt Tiến không chỉ đa dạng hóa giá cả mà
còn mở rộng ra nhiều kênh chiêu thị và phân phối bằng cách áp dụng song song hai
hình thức: Kênh phân phối truyền thống thông qua các băng rôn, bảng quảng cáo trên
đường phố, kênh phân phối hiện đại thông qua các phương tiện thông tin đại cúng như
truyền thanh, truyền hình, mạng xã hội, trong các siêu thị và trung tâm thương mại.

Mỗi thương hiệu đều có một hệ thống kênh phân phối riêng, bản sắc riêng, tạo sự nhất
quán trong từng hệ thống kênh phân phối. Cụ thể, Việt Tiến đã lựa chọn một chuỗi các
cửa hàng phân phối, đó là các cửa hàng độc lập, hệ thống đại lý có cơ sở, đồng thời có
mặt tại các hệ thống siêu thị như Sài Gòn Co.op Mart, Vincom Hà Nội, Zen Plaza…
Từ đó giúp cho hệ thống chiêu thị và phân phối của Việt Tiến được lan rộng khắp cả
nước.
NHẬN XÉT:
Tuy có rất nhiều mẫu mã nhưng sản phẩm của công ty chưa đa dạng, tiêu chuẩn đánh
giá của khách hàng thường xuyên yêu cầu cao, công ty luôn luôn phải cải thiện và giá
cả của sản phẩm vẫn còn cao với đại đa số người tiêu dùng và còn gặp nhiều sự cạnh
tranh giá giữa các thương hiệu khác trong nước cũng như hàng dệt may nhập khẩu.

29
Bên cạnh đó số lượng các cửa hàng, đại lý tăng nhanh nhưng phân bổ không đều chủ
yếu tập trung ở các thành phố lớn, trong các siêu thị, trung tâm thương mại, chưa tiếp
cận sâu với khu vực thành thị nhỏ, nông thôn và người tiêu thụ bình dân. Công ty
không có mặt bằng ở các vị trí quan trọng trong các thành phố lớn để xây dựng trung
tâm phân phối, quảng bá thương hiệu. Ngoài ra tinh thần phục vụ, cung cấp thông tin
cho khách hàng, lấy thông tin từ khách hàng của nhân viên cửa hàng còn yếu. Các
hình thức khuyến mãi của công ty còn ít, chưa được áp dụng thường xuyên và chưa có
hình thức quảng cáo đặc sắc.
2.2.4. Sản xuất tác nghiệp:
 Nguyên vật liệu:
Nguyên liệu quan trọng nhất của ngành may mặc là vải. Hiện nay, các doanh nghiệp
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu vải từ nước ngoài, chủ yếu là của các nước Đông Nam
Á. Ngoài ra, các nguyên phụ liệu khác như cúc, chỉ, khóa,… cũng là những nguyên
liệu quan trọng nhưng trong nước ít có cơ sở sản xuất, và nếu có thì chất lượng cũng
không đảm bảo. Vì vậy mà các doanh nghiệp ngành may nói chung và may Việt Tiến
nói riêng vẫn phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu nước ngoài.
Nguyên vật liệu chính để sản xuất các sản phẩm của Công ty là các loại sợi cao cấp,
chủ yếu được cung cấp bởi các Công ty lớn, uy tín trong và ngoài nước. Nguyên liệu
vải các loại chủ yếu được nhập từ Singapore, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc…
Ngoài ra, Công ty còn sử dụng một số nguyên phụ liệu khác như khuy, nút, dây kéo,
dây thun…

 Hệ thống kiểm tra hàng tồn kho:


Hàng tồn kho luôn là một trong những tài sản lưu động vô cùng quan trọng đối với
doanh nghiệp. Để sản xuất ổn định và chi phí lưu kho là nhỏ nhất, hàng tồn kho phải ở
mức hợp lý. Hàng tồn kho của Việt Tiến bao gồm: nguyên liệu, phụ liệu, công cụ, bán
thành phẩm, thành phẩm và hàng hóa. Đối với Công ty cổ phần may Việt Tiến giá trị
hàng tồn kho chiếm 40% – 50% tổng giá trị tài sản của công ty. Vì vậy, việc kiểm soát
tốt hàng tồn kho luôn là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với công ty.
Là một doanh nghiệp lớn, Công ty cổ phần may Việt Tiến có nguồn nhân lực rất dồi
dào, kinh doanh trong phạm vi rộng khắp cả nước và trên thế giới. Với phạm vi kinh
doanh như vậy, để có thể đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục,
không bị gián đoạn và để đảm bảo đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn thì công ty
phải chú trọng tới công tác quản trị hàng tồn kho. Và trên thực tế Việt Tiến là một
trong những doanh nghiệp thực hiện thành công việc áp dụng hệ thống kiểm soát hàng
tồn kho liên tục,  hàng tồn kho được kiểm tra thường xuyên, khi tồn kho giảm xuống 1
mức nhất định gọi là mức tái đặt hàng thì người ta sẽ đặt hàng mới, lượng đặt hàng
luôn cố định. Áp dụng hệ thống này, mức tồn kho mỗi mặt hàng được theo dõi liên
tục, bất kỳ một hoạt động xuất nhập khẩu nào cũng được công ty ghi chép và cập nhật.

30
Chính vì vậy công ty dễ dàng kiểm soát số lượng hàng tồn kho trong các khâu từ đó
có hướng đi sao cho đúng đắn và phù hợp.
Bên cạnh đó, công tác quản trị hàng tồn kho của công ty cổ phần may Viêt Tiến còn
có tính thống nhất rất cao. Mọi loại tồn kho (nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành
phẩm) đều trải qua các khâu kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng , số lượng… Đồng thời
lượng hàng tồn kho của Việt Tiến được tính toán rất cẩn thẩn dựa trên nhu cầu thực tế
và dự báo nhu cầu tương lai của khách hàng giúp lượng hàng tồn kho hợp lý, theo sát
với tình hình sản xuất và nhu cầu thị trường.
 Bố trí nhà máy, phương tiện & công nghệ sản xuất và hiệu năng kỹ thuật:
Tổng diện tích nhà xưởng là: 55.709,32 m 2. với 5.668 bộ may thiết bị. Tổng diện tích
đất thuộc quyền quản lý của công ty (tại Tân Bình, Tp.HCM và Bình Dương) là
39.019 m2 và 16.592 m2 nhà xưởng thuê. Ngoài ra, công ty còn có 8.959 m 2 đất đang
sử dụng lại liên doanh và hợp tác kinh doanh. Hiện nay Doanh nghiệp có 21 đơn vị
sản xuất trực thuộc, nhiều nhà máy liên doanh trong nước. Việt Tiến cũng đã nâng cấp
các nhà xườn cũng như đầu tư hàng loạt hệ thống Hangar tự động điều chuyển, nhận
chuyển giao công nghệ của Hoa Kỳ, Nhật Bản,... trên các sản phẩm chính như veston
nam - nữ, quần kaki, quần âu, áo sơ mi.... Thông qua các phần mềm này, Công ty đã
quản lý được số liệu trên từng công đoạn, xây dựng hệ thống thời gian chuẩn cho từng
công việc, kiểm soát được chất lượng sản phẩm của từng công đoạn làm cơ sở quản lý
chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nên chất lượng sản phẩm ngày
càng được nâng cao.
 Mức độ hội nhập của công ty:
Các nhà đầu tư chiến lược của công ty gồm 2 đơn vị là Công ty South Island Garment
SDN.BHD (Malaysia) và công ty Tungshing Sewing Machine Co.Ltd (HongKong).
Trong đó công ty South Island Garment SDN.BHD là một trong những khách hàng
truyền thống đã có quá trình hợp tác với công ty may Việt Tiến nhiều năm qua và
đang là một khách hàng chủ lực của công ty chuyên đặt hàng sản xuất áo khoác, quần
áo thể thao.
NHẬN XÉT:
Hệ thống trang thiết bị nhà xưởng của công ty được nâng cấp với nhiều máy móc hiện
đại được đưa vào hoạt động phục vụ cho quá trình sản xuất, công ty cũng có nhiều
chính sách phát triển quan tâm đến chất lượng sản phẩm, cùng với đó là việc duy trì
được mối quan hệ hợp tác với các khách hàng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, những
nguyên liệu quan trọng của công ty ít có cơ sở sản xuất trong nước, và nếu có thì chất
lượng cũng không đảm bảo nên vẫn phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu nước
ngoài, dẫn đến việc dễ bị động trong sản xuất.
2.2.5. Nghiên cứu và phát triển:

31
Việt Tiến là một trong những Công ty lớn rất chú trọng đến khâu thiết kế mẫu mã sản
phẩm, Công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm phần mềm Vstitcher mô phỏng sản phẩm
trên người mẫu. Với phần mềm này, thời gian thiết kế sẽ được rút ngắn; hoa văn, chất
liệu và thông số được hòa phối với nhau tạo phong cách riêng, phù hợp với từng môi
trường và mục đích của người mặc. Công ty cũng đã ký kết hợp đồng với một nhà
thiết kế tạo mẫu thời trang người Pháp để có thể vừa nâng cao đẳng cấp của các sản
phẩm truyền thống như áo sơ mi, quần tây… vừa xây dựng được thương hiệu thời
trang mới chuyên dành cho giới trẻ. Tuy vậy, công tác nghiên cứu thị trường thời
trang chưa được thực hiện đúng mức, sức mua của người tiêu dùng kém.
Bên cạnh đó, Việt Tiến còn nâng cấp phòng thử nghiệm bằng một hệ thống máy đo
lực bám dính của keo, máy so màu và độ bền của màu, máy đo độ ma sát, độ co rút
của từng đường may. Qua thử nghiệm sẽ quyết định nguyên liệu đi với phụ liệu nào
để tạo cho sản phẩm có một nét độc đáo riêng, thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu
dùng. Trong 5 năm từ 2001–2005, Việt Tiến đã đầu tư 10 triệu USD để tái đầu tư
trang thiết bị chuyên dùng hiện đại như hệ thống thiết kế mẫu rập, hệ thống trải, cắt tự
động… và một số thiết bị khác như máy mổ túi tự động, máy lập trình tra túi, máy tra
passant, máy cuốn lưng… vào sản xuất.
Công ty cũng đã đầu tư hàng loạt hệ thống hangar tự động điều chuyền, nhận chuyển
giao công nghệ của Hoa Kỳ, Nhật Bản… trên các sản phẩm chính như veston nam –
nữ, quần kaki, quần tây, áo sơ mi… Thông qua các phần mềm này, Công ty đã quản lý
được số liệu trên từng công đoạn, xây dựng hệ thống thời gian chuẩn cho từng công
việc, dung lượng bán thành phẩm cân đối, nhịp nhàng và tính được lương giờ cho
công nhân, kiểm soát chất lượng sản phẩm của từng người làm cơ sở quản lý chất
lượng sản phẩm theo Tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. Việt Tiến đã có nhiều động thái tích
cực để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trong và ngoài nước.
2.2.6. Văn hoá tổ chức:
Hệ thống văn bản điều hành: Hầu hết các doanh nghiệp, bao gồm cả Việt Tiến đều áp
dụng hệ thống này vì hầu hết thông tin quan trọng được thể hiện trên giấy và những
giao dịch có thể không thành công nếu như văn bản bằng giấy bị thất lạc. Tuy nhiên
Việt Tiến cũng đã sử dụng phần mềm quản lý văn bản hiện đại, khoa học sẽ giúp các
doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đồng
thời, đảm bảo tính bảo mật của thông tin và chi phí đầu tư.
Hệ thống quy trình thực hiện các hoạt động: Doanh nghiệp tập hợp các công việc,
nhiệm vụ được thực hiện theo quy trình cụ thể, nhằm biến đổi các yếu tố đầu vào
thành các kết quả đầu ra mọt cách hiệu quả.
Giá trị của nguồn nhân lực: Đây là nguồn lực chính tạo nên sự phát triển của doanh
nghiệp và đem lại khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, nguồn nhân lực là vô tận
nếu doanh nghiệp biết khai thác nguồn lực này đúng mức sẽ đem lại hiệu quả cao cho
32
việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và đem lại sự hài lòng của khách hàng cho
doanh nghiệp. Vì lẽ đó công ty luôn điều kiện môi trường làm việc tốt và có các chính
sách chăm lo cho đời sống người lao động luôn được duy trì và nâng cao
Giá trị đem đến cho khách hàng: Việt Tiến đã đem đến cho khách hàng cá sản phẩm
thời trang đa dạng và có chất lượng tốt với những đặc trưng riêng nhằm phục vụ nhu
cầu của khách hàng. Mặc dù vậy tinh thần phục vụ, cung cấp thông tin cho khách
hàng, lấy thông tin từ khách hàng của nhân viên các cửa hàng còn có những hạn chế
nhất định.
Giá trị về mặt tài chính: Nhìn chung thì nguồn tài chính của doanh nghiệp rất cao, số
tiền bỏ ra để tạo ra các sản phẩm về may mặc rất nhiều nhưng doanh thu và lợi nhuận
kiếm được cũng không hề nhỏ nên Việt Tiến mới tồn tại suốt nhiều năm liền và là một
trong những doanh nghiệp mạnh về may mặc hiện nay.
NHẬN XÉT:
Nhìn chung, Việt Tiến là một doanh nghiệp linh động trong việc điều hành và thực
hiện các hoạt động cũng như khai thác đúng mức và có các chế độ đãi ngộ và môi
trường làm việc tốt đối với nguồn nhân lực và có nguồn tài chính cao. Nhưng đối với
khách hàng thì tinh thần phục vụ, cung cấp thông tin cho khách hàng, lấy thông tin từ
khách hàng của nhân viên các cửa hàng còn hạn chế.
2.2.7. Các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu bên trong DN
 Điểm mạnh
 Đội ngũ lao động đông đảo, trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu công việc,
thường xuyên được chuyên viên học tập, khảo sát tại nước ngoài để nâng
cao trình độ chuyên môn
 Điều kiện môi trường làm việc tốt, các chính sách chăm lo cho đời sống
người lao động luôn được duy trì và nâng cao
 Hệ thống trang thiết bị nhà xưởng được nâng cấp với nhiều máy móc hiện
đại được đưa vào hoạt động phục vụ cho quá trình sản xuất, công ty cũng
có nhiều chính sách phát triển quan tâm đến chất lượng sản phẩm
 Cơ cấu tài chính vững mạnh đến từ nguồn vốn của các nhầ đầu tư
 Phạm vi khách hàng rất rộng lớn cả khu vực trong và ngoài nước, duy trì
được mối quan hệ hợp tác với các khách hàng chiến lược
 Mạng lưới tiêu thụ của công ty ngày càng được mở rộng, tốc độ tăng
trưởng về số cửa hàng, đại lý cao
 Giá cả trải rộng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau
 Điểm yếu:

33
 Những nguyên liệu quan trọng ít có cơ sở sản xuất trong nước, và nếu có
thì chất lượng cũng không đảm bảo nên vẫn phụ thuộc vào nguồn cung
nguyên liệu nước ngoài, dẫn đến việc dễ bị động trong sản xuất
 Số lượng lao động của công ty bị suy giảm do đại dịch Covid-19, thiếu
nguồn nhân lực cung cấp cho các dự án sản xuất lớn
 Sản phẩm của công ty chưa đa dạng, tiêu chuẩn đánh giá của khách hàng
thường xuyên yêu cầu cao, công ty luôn luôn phải cải thiện
 Công tác nghiên cứu thị trường thời trang chưa được thực hiện đúng mức,
sức mua của người tiêu dùng kém
 Giá cả của sản phẩm vẫn còn cao với đại đa số người tiêu dùng và còn gặp
nhiều sự cạnh tranh giá giữa các thương hiệu khác trong nước cũng như
hàng dệt may nhập khẩu, đặc biệt là hàng Trung Quốc.
 Công tác quản lý thị trường còn lỏng lẻo, trên thị trường còn có nhiều sản
phẩm nhái mang tên công ty nhưng chất lượng không đảm bảo làm mất uy
tín của công ty.
 Tinh thần phục vụ, cung cấp thông tin cho khách hàng, lấy thông tin từ
khách hàng của nhân viên cửa hàng còn yếu.
 Các hình thức khuyến mãi của công ty còn ít, chưa được áp dụng thường
xuyên và chưa có hình thức quảng cáo đặc sắc.

34
Chương 3. ĐỀ XUẤT CÁC NHÓM
GIẢI PHÁP
3.1. Ma trận SWOT
SWOT Cơ hội (Opportunities) Nguy cơ
1. Gia nhập WTO Việt (Threats)
Nam có điều kiện hội
1. Kinh tế nước ta phát triển
nhập sâu vào nền kinh tế
không đều, thu nhập người
thế giới thu hút đầu tư
dân khác nhau dẫn đến sức
nước ngoài.
mua không cao do sản phẩm
2. Ngành dệt may mang của Việt Tiến là sản phẩm
lại nhiều việc làm, giúp chất lượng cao.
Việt Nam có lợi thế cạnh
2. Lạm phát tăng đẩy giá
tranh, nhiều tiềm năng
thành nguyên vật liệu đầu
xuất khẩu mang lại
vào tăng dẫn đến giá thành
ngoại tệ cho đất nước
sản phẩm của doanh nghiệp
nên chính phủ có nhiều
tăng theo.
khuyến khích phát triển
đối với ngành này. 3. Công nghệ phát triển
cũng mang lại cho doanh
3. Tốc độ đô thị hoá, sự
nghiệp nguy cơ tụt hậu,
phát triển hạ tầng văn
giảm năng lực cạnh tranh
hoá xã hội, mức sống
nếu doanh nghiệp không đổi
văn hoá, trình độ hưởng
mới công nghệ kịp thời.
thụ và tham gia sáng tạo
văn hoá của người dân 4. Nguyên vật liệu phục chủ
được nâng lên khiến mọi yếu được nhập từ nước
người tin dùng sản phẩm ngoài. Do đó, công ty có thể
tốt, có thương hiệu rõ sẽ gặp rủi ro khi giá nguyên
ràng. vật liệu trên thế giới có
những biến động bất
4. Việt Nam nằm ở vùng
thường, dẫn đến việc tăng
nhiệt đới gió mùa rất
giá nguyên vật liệu đầu vào.
phù hợp với phát triển
cây công nghiệp là một 5. Sự xuất hiện những mặc
yếu tố đầu vào của hàng may mặc cao cấp
ngành dệt may. ngoại nhập mang đậm dấu
ấn của thời trang thế giới
5. Nhờ chất lượng, giá

35
cả hợp lý kết hợp dịch với phong cách thiết kế đa
vụ hậu mãi tốt nên Việt dạng và ngày càng nhiều đối
Tiến đã tạo được ấn thủ cạnh tranh trong nước
tượng đẹp trong lòng và từ các nước xuất khẩu
nhiều khách hàng thân mạnh như Trung Quốc,…
thiết.
6. Tuân thủ các chính sách
6. Công nghệ tiên tiến địa phương, ảnh hưởng của
giúp giảm chi phí, nâng dịch covid nên quá trình sản
cao chất lượng sản xuất và kinh doanh sản
phẩm, dịch vụ có chất phẩm suy giảm dần.
lượng cao hơn nhằm
7. Tình trạng lạm phát gia
phát triển kinh doanh,
tăng dẫn đến những hành
nâng cao năng lực cạnh
động trục lợi cá nhân trái
tranh.
pháp luật của một số chính
7. Yếu tố đầu vào quyền.
(nguyên vật liệu và phụ
8. Nguồn lao động bị chia
liệu) của ngành này tăng
sẻ, và giá lao động tăng do
hằng năm cho thấy
sự cạnh tranh thu hút lao
ngành dệt may đang phát
động giữa các doanh nghiệp.
triển mạnh.
8. Tạo động lực, thúc
đẩy sự sáng tạo và phát
triển của doanh nghiệp
khi đối mặt với những
đối thủ cạnh tranh và đối
thủ tiềm ẩn ngày càng
nhiều trên thị trường.
Điểm mạnh (Strengths) SO ST
1. Đội ngũ lao động đông
đảo, trình độ cao, đáp ứng
(1) S3-O4,O6: Kết hợp (1) S1,S2-T6: Tạo môi
được yêu cầu công việc, ưu điểm về trang thiết trường làm việc linh hoạt và
thường xuyên được
bị, công nghệ và nguồn hiệu quả, để tăng năng suất
chuyên viên học tập, khảo
nguyên liệu đầu vào để lao động nhằm khắc phục
sát tại nước ngoài để nâng
phát triển sản xuất sản ảnh hưởng của dịch Covid-
cao trình độ chuyên môn.phẩm về mặt số lượng 19.
2. Điều kiện môi trường và chất lượng.
làm việc tốt, các chính
(2) S3-T3: Không ngừng đổi

36
sách chăm lo cho đời (2) S4-O2: Tận dụng các mới công nghệ bằng các
sống người lao động luôn nguồn vốn đầu tư để mở trang thiết bị sản xuất hiện
được duy trì và nâng cao. rộng quy mô sản xuất, đại.
đồng thời đáp ứng nhu
3. Hệ thống trang thiết bị
cầu xuất khẩu đang gia
nhà xưởng được nâng cấp (3) S7-T1: Tạo ra các mặt
tăng.
với nhiều máy móc hiện hàng đa dạng về giá cả và
đại được đưa vào hoạt chất lượng.
động phục vụ cho quá (3) S5-O3: Duy trì
trình sản xuất, công ty nguồn khách hàng có
cũng có nhiều chính sách sẵn, thu hút khách hàng
phát triển quan tâm đến mới và cả khách hàng
chất lượng sản phẩm. của đối thủ cạnh tranh.
4. Cơ cấu tài chính vững
mạnh đến từ nguồn vốn
(4) S6-O1,O7: Tận dụng
của các nhà đầu tư.
vị thế là thành viên của
5. Phạm vi khách hàng rất WTO để mở động hoạt
rộng lớn cả khu vực trong động kinh doanh sang
và ngoài nước, duy trì thị trường nước ngoài.
được mối quan hệ hợp tác
với các khách hàng chiến
lược.
6. Mạng lưới tiêu thụ của
công ty ngày càng được
mở rộng, tốc độ tăng
trưởng về số cửa hàng,
đại lý cao.
7. Giá cả trải rộng phù
hợp với nhiều đối tượng
khách hàng khác nhau.
Điểm yếu (Weaknesses) WO WT
1. Những nguyên liệu
quan trọng ít có cơ sở sản (1) W3-O8: Đẩy mạnh (1) W1-T4: Giảm phụ thuộc
xuất trong nước, và nếu hoạt động nghiên cứu, vào nguồn nguyên liệu nhập
có thì chất lượng cũng sáng tạo mẫu mã đa khẩu.
không đảm bảo nên vẫn dạng , đáp ứng xu hướng
phụ thuộc vào nguồn thị trường.
cung nguyên liệu nước (2) W2-T8: Tăng cường

37
ngoài, dẫn đến việc dễ bị tuyển dụng có chính sách tốt
động trong sản xuất. (2) W4,W7-O3: Chú nhất để chăm lo đời sống và
giữ người lao động. Tăng
2. Số lượng lao động của trọng nghiên cứu thị
lương để thu hút lao động.
công ty bị suy giảm do trường và tăng cường
đại dịch Covid-19, thiếu dịch vụ chăm sóc khách
nguồn nhân lực cung cấp hàng. (3) W5-T2,T5: Điều chỉnh
cho các dự án sản xuất giá cho phù hợp trong cuộc
lớn.
(3) W8-O5: Đẩy mạnh chạy đua với những mặt
3. Sản phẩm của công ty các chiến dịch quảng cáo hàng ngoại nhập.
chưa đa dạng, tiêu chuẩn và các chương trình
đánh giá của khách hàng khuyến mãi.
thường xuyên yêu cầu (4) W6-T7: Tăng cường
công tác quản lý và kiểm tra
cao, công ty luôn luôn
phải cải thiện. cả bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp.
4. Công tác nghiên cứu thị
trường thời trang chưa
được thực hiện đúng mức,
sức mua của người tiêu
dùng kém.
5. Giá cả của sản phẩm
vẫn còn cao với đại đa số
người tiêu dùng và còn
gặp nhiều sự cạnh tranh
giá giữa các thương hiệu
khác trong nước cũng như
hàng dệt may nhập khẩu,
đặc biệt là hàng Trung
Quốc.
6. Công tác quản lý thị
trường còn lỏng lẻo, trên
thị trường còn có nhiều
sản phẩm nhái mang tên
công ty nhưng chất lượng
không đảm bảo làm mất
uy tín của công ty.
7. Tinh thần phục vụ,
cung cấp thông tin cho

38
khách hàng, lấy thông tin
từ khách hàng của nhân
viên cửa hàng còn yếu.
8. Các hình thức khuyến
mãi của công ty còn ít,
chưa được áp dụng
thường xuyên và chưa có
hình thức quảng cáo đặc
sắc.

3.2. Bảng ma trận các giải pháp theo các chức năng
Bảng Ma trận các giải pháp theo chức năng
Chức NNL TC-KT MKT SX R&D VHDN
năng
Hoạch Tăng - Duy trì - Kết hợp - Tận
định cường nguồn ưu điểm dụng vị
tuyển khách về trang thế là
dụng có hàng có thiết bị, thành
chính sẵn, thu công viên của
sách tốt hút khách nghệ và WTO để
nhất để hàng mới nguồn mở động
chăm lo và cảnguyên hoạt động
đời sống khách liệu đầu kinh
và giữ hàng của vào để doanh
người lao đối thủphát triển sang thị
động. cạnh sản xuất trường
Tăng tranh. sản phẩm nước
lương để về mặt số ngoài.
- Đẩy
thu hút lượng và
mạnh các - Điều
lao động. chất
chiến chỉnh giá
lượng.
dịch cho phù
quảng cáo - Tạo ra hợp trong
và các các mặt cuộc chạy
chương hàng đa đua với
trình dạng về những
khuyến giá cả và mặt hàng
mãi. chất ngoại

39
lượng. nhập.
- Giảm
phụ thuộc
vào
nguồn
nguyên
liệu nhập
khẩu.
Tổ chức Tận dụng Đẩy Tạo môi
các nguồn mạnh trường
vốn đầu hoạt động làm việc
tư để mở nghiên linh hoạt
rộng quy cứu, sáng và việc
mô sản tạo mẫu hiệu quả,
xuất, mã đa để tăng
đồng thời dạng , năng suất
đáp ứng đáp ứng lao động
nhu cầu xu hướng nhằm
xuất khẩu thị khắc phục
đang gia trường. ảnh
tăng. hưởng
của dịch
Covid-19.
Lãnh đạo Không Chú trọng
ngừng đổi nghiên
mới công cứu thị
nghệ trường và
bằng các tăng
trang thiết cường
bị sản dịch vụ
xuất hiện chăm sóc
đại. khách
hàng.
Kiểm tra Tăng
cường
công tác
quản lý
và kiểm

40
tra cả bên
trong và
bên ngoài
doanh
nghiệp.

3.3. Các điều kiện, chính sách và các biện pháp kèm theo để thực hiện các giải
pháp trên.
* Điều kiện:
 Có nguồn vốn đầu tư, ngoại tệ lớn và luôn duy trì mối quan hệ lâu dài với các
nhà đầu tư, các công ty đối tác và khách hàng trung thành.
 Quy mô sản xuất lớn với máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến.
 Đội ngũ nhân viên có trình độ cao.
 Hệ thống phân phối mạnh.
 Sản phẩm có thương hiệu uy tín trên thị trường may mặc.
 Tuân thủ pháp luật và có đạo đức hành nghề (nói không với đạo nhái).
*Chính sách và biện pháp:
 Tìm kiếm và thu hút các nhà đầu tư, các công ty đối tác trong và ngoài nước
bằng những hợp đồng đôi bên cùng có lợi.
 Tận dụng nguồn vốn lớn mạnh và chính sách hỗ trợ từ nhà nước để sản xuất
nguồn nguyên liệu đầu vào ở nội địa nhằm hạn chế việc nhập khẩu nguyên liệu
từ nước ngoài.
 Tăng cường tuyền dụng, đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên với
trình độ kĩ thuật chuyên nghiệp.
 Luôn sáng tạo, đổi mới đa dạng mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm
bằng áp dụng công nghệ hiện đại cùng các trang thiết bị tiên tiến.
 Mở thêm chi nhánh để đánh mạnh vào thị trường và tiếp cận khách hàng ở
nhiều khu vực khác nhau từ thành phố lớn đến tỉnh lẻ.
 Xây dựng hệ thống kiểm tra định kì chặt chẽ để đảm bảo cơ cấu vận hành, tổ
chức của công ty.

41
KẾT LUẬN
Công ty cổ phần May Việt Tiến là một trong những doanh nghiệp có thị phần lớn nhất
ở Việt Nam, đồng thời với chính sách mở rộng thị trường Việt Tiến đã tạo lập được uy
tín trên trường quốc tế, cụ thể là các sản phẩm của doanh nghiệp đã có mặt ở thị
trường Châu Á (Nhật Bản, Singapore,…), Châu Âu (Anh, Pháp), Châu Mĩ (Hoa Kỳ,
Canada), Châu Đại dương (Úc, New Zealand). Mặc dù, trong thời gian đầu thành lập
doanh nghiệp, Việt Tiến chủ yếu tập trung vào mảng thời trang công sở, nhưng nhờ
lối tư duy linh hoạt cùng với mục tiêu làm hài lòng sự đa dạng về nhu cầu của khách
hàng, công ti đã có những thay đồi về thiết kế cũng như giá thành của sản phẩm, từng
bước thâm nhập vào thói quen ăn mặc của tầng lớp bình dân bằng các nhãn hàng như
Việt Long hay Smart Casual và đối tượng giới trẻ năng động với thương hiệu Vee
Sendy. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh như May 10, Nhà Bè,
An Phước, Thành Công,.. hay nhưng kiểu quần áo du nhập từ nước ngoài trong quá
trình hội nhập , nhưng với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành may mặc và sự thay
đổi, tiếp nhận xu hướng mới một cách linh hoạt, Việt Tiến vẫn giữ chân được khách
hàng của mình.
Thông tin được trình bài trong bài báo cáo về Chuyên đề Thực hành nghiên cứu môi
trường quản trị của Công ty cổ phần May Việt Tiến được nhóm thu thập và chọn lọc
từ các nguồn thông tin uy tín trên mạng Internet và ý kiến đóng góp của các thành
viên trong nhóm. Bước đầu tiên trước khi muốn đề ra các giải pháp cho công ty Việt
Tiến đó là thu thập thông tin tổng quan về công ty. Bước này giúp các thành viên có
cái nhìn toàn cảnh về phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp cũng như mục tiêu mà
doanh nghiệp hướng tới. Sau đó, các thành viên sẽ phối hợp để tìm hiểu về môi trường
bên ngoài và bên trong doanh nghiệm rồi chọn lọc thông tin và phân tích dữ liệu để
xác định được những điểm mạnh và điểm yếu cũng như là cơ hội và thách thức mà tổ
chức đang đối mặt. Tiếp theo sẽ là bước kết hợp điểm mạnh (Strengths) hoặc điểm
yếu (Weaknesses) với cơ hội (Opportunities) hoặc nguy cơ (Threats) để xây dựng ma
trận SWOT cho doanh nghiệp. Để có thề đề xuất được các nhóm giải pháp khác nhau,
các thành viên trong nhóm đã phối hợp với nhau đề tìm hiểu thông tin cụ thể về
phương châm, sứ mệnh, quá trình hình thành và phát triển (sự thay đổi về tên gọi và
quy mô tổ chức của doanh nghiệp), mục tiêu quan trọng qua từng thời kì, tầm nhìn của
tổ chức, cách tổ chức nhân sự, chiến lược kinh doanh, hợp tác, liên doanh với các
công ty nước ngoài để mở rộng thị trường. Đồng thời, dựa trên cơ sở là các thông tin
đã được thu thập cũng như những dự đoán của chuyên gia về các xu hướng thời trang,
thay đổi về địa chính trị, nhu cầu của người tiêu dùng, các thành viên trong nhóm đã
đề các giải pháp, những thay đổi khả thi để tồ chức có thể đón đầu xu hướng thời
trang trong tương lai, tăng nguồn doanh thu và mở rộng thị phần nội địa cũng như
quốc tế.

42
Qua bài báo cáo chuyên đề này, nhóm chúng em đã nhận biết được các yếu tố tác
động đến doanh nghiệp từ môi trường bên ngoài và bên trong tổ chức, bước đầu hiểu
được các các nhà quản trị đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động của doanh
nghiệp, hiệu suất lao động của công nhân, nâng cao giá trị của doanh nghiệp trong
lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bài báo cáo của nhóm chúng em
vẫn có điểm hạn chế đó là các giải pháp mang nặng tính chủ quan của các thành viên
trong nhóm và chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu do thực tiễn đặt ra. Các giải pháp
có thể chỉ phù hợp trong một thời gian ngắn hoặc có điểm còn chưa hợp lí. Nhóm
chúng em rất mong nhận được nhận xét của thầy để có thể thực hiện nhiệm vụ tốt hơn
trong tương lai.

43
PHỤ LỤC
HỆ THỐNG BẢNG

Bảng 1: Tổng quát về Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến 2


Bảng 2.1: So sánh về tình hình tài chính của công ty Việt Tiến năm 2020-2021 26

Bảng 2.2: So sánh các tiêu chí tài chính chủ yếu của công ty Việt Tiến trong 2 năm
2020 và 2021 26
Bảng 3: Bảng ma trận SWOT 35

Bảng 5: Bảng ma trận các giải pháp theo chức năng 39

HỆ THỐNG BIỂU ĐỒ
HỆ THỐNG SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Hình 1: Logo Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến 4

Hình 2: Sơ đồ tổ chức của Công ty may Việt Tiến 10

BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1:
TỒNG QUAN VỀ TỒ CHỨC
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức 4

1.2. Mục tiêu hiện tại của tổ chức/doanh nghiệp 9


1.3. Sơ đồ tổ chức 10

1.4. Rà soát các mục tiêu, nhiệm vụ, sứ mệnh, tầm nhìn hiện hữu của doanh nghiệp
đang thực theo đuổi 13
1.5. Xem xét để điều chỉnh, bổ sung,... xác định lại các mục tiêu, nhiệm vụ, sứ mệnh,
tầm nhìn trong phương hướng và tình hình mới 14

44
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Phân tích, tổng hợp và đánh giá các yếu tố bên ngoài tổ chức, doanh nghiệp 16

2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô 16


2.1.2. Phân tích môi trường vi mô 19
2.1.3. Tổng hợp, liệt kê các yếu tố cơ hội, nguy cơ bên ngoài doanh nghiệp 24
2.2. Phân tích, tổng hợp và đánh giá các yếu tố của các nguồn lực bên trong của doanh
nghiệp Việt Tiến 25
2.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực 25

2.2.2. Tài chính của doanh nghiệp năm 2020 và 2021 26


2.2.3. Marketing 28

2.2.4. Sản xuất tác nghiệp 30


2.2.5. Nghiên cứu, phát triển 31

2.2.6. Văn hóa tổ chức 32

2.2.7. Các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu bên trong DN 33

CHƯƠNG 3:
ĐỀ XUẤT CÁC NHÓM GIẢI PHÁP
3.1. Ma trận SWOT 35
3.2. Bảng ma trận các giải pháp theo chức năng 39
3.3. Các điều kiện, chính sách và các biện pháp kèm theo để thực hiện các giải pháp
41
KẾT LUẬN 42
PHỤ LỤC 44

MỤC LỤC 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

45
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phân tích ma trận SWOT của công ty cổ phần May Việt Tiến:
https://www.academia.edu/36839141/_123doc_phan_tich_ma_tran_swot_cua_cong_t
y_cp_may_viet_tien_doc
Quản trị học nâng cao về Việt Tiến:
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/quan-ly-hoc/quan-
tri-hoc-nang-cao-ve-viet-tien/20790463
Chiến lược Marketing của công ty May Việt Tiến ra thị trường nước ngoài:
https://text.123docz.net/document/1338697-chien-luoc-marketing-cua-cty-may-viet-
tien-ra-thi-truong-nuoc-ngoai.htm
Ma trận SWOT của công ty may Việt Tiến:
http://baosamacmt.blogspot.com/2010/10/ma-tran-swot-cua-cong-ty-may-viet.html?
m=1
Lý thuyết nghiên cứu công ty từ may mặc đến thời trang của Tổng công ty cổ phần
may Việt Tiến:
https://123docz.net/document/2618214-tieu-luan-ly-thuyet-nghien-cuu-cong-ty-tu-
may-mac-den-thoi-trang-cua-tong-cong-ty-cp-may-viet-tien.htm
Phân tích chương trình Marketing của công ty cổ phần may Việt Tiến:
https://123docz.net//document/2691723-phan-tich-chuong-trinh-marketing-cua-cong-
ty-may-viet-tien.htm
Tìm hiểu Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến:
https://text.123docz.net/document/4605161-bai-tap-nhom-tim-hieu-tong-cong-ty-co-
phan-may-viet-tien.htm
Thực trạng tuyển dụng nhân sự tại Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến:
https://text.123docz.net/document/3869290-thuc-trang-tuyen-dung-nhan-su-tai-tong-
cong-ty-co-phan-may-viet-tien.htm
Phân tích công ty Việt Tiến:
https://www.academia.edu/8213870/Phan_tich_cty_vi%E1%BB%87t_ti%E1%BA
%BFn

46
Logistic và hàng tồn kho của công ty Việt Tiến:
https://www.academia.edu/23542472/_logistics_t%E1%BB%93n_kho?
email_work_card=thumbnail
Báo cáo thường niên năm 2021 của Tổng công ty May Việt Tiến:
https://static2.vietstock.vn/data/HNX/2021/BCTN/VN/
VGG_Baocaothuongnien_2021.pdf
Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Dệt may Gia Định:
https://images.app.goo.gl/mSHkEnQJZcUeXv8u5
Phân tích tầm nhìn chiến lược của Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến:
https://123docz.net/document/2805761-mon-quan-tri-chien-luoc-phan-tich-chien-luoc-tong-
cong-ty-co-phan-may-viet-tien.htm

Giới thiệu về Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến:


https://www.dailyviettien.com.vn/blogs/dong-phuc/gioi-thieu-ve-viet-tien
Quá trình phát triển của Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến:
http://dmgroup4viettien.byethost24.com/wp/gioi-thieu/qua-trinh-phat-trien/
Bản công bố thông tin Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến:
http://images1.cafef.vn/download/070316/hnx-ban-cong-bo-thong-tin-tong-ctcp-may-
viet-tien_7.pdf
Việt Tiến sẽ đầu tư 700 tỷ đồng cho các dự án mở rộng sản xuất:
https://haiquanonline.com.vn/viet-tien-se-dau-tu-700-ty-dong-cho-cac-du-an-mo-
rong-san-xuat-64524.html

47

You might also like